Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phương pháp dạy kiểu bài đọc hiểu trong chương trình tiếng anh 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.71 KB, 12 trang )

------

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS

HỌ VÀ TÊN :

Năm Học : 2015 – 2016
PHƯƠNG PHÁP DẠY KIỂU BÀI ĐỌC HIỂU
1


-----TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH 6
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu của việc dạy và học ngoại ngữ nói chung cũng như dạy và học Tiếng
Anh ở nước ta hiện nay là trang bị cho người học một phương tiện giao tiếp để sử
dụng trong công việc và cuộc sống. Vì thế cái đích cuối cùng của quá trình dạy và
học phải là năng lực giao tiếp chứ không chỉ là năng lực ngôn ngữ. Nói một cách
khác, người học Tiếng Anh phải sử dụng được vốn kiến thức đã học vào một mục
đích cụ thể: Đọc sách, trao đổi…
Muốn đạt được mục đích đó, việc dạy Tiếng Anh không chỉ là trang bị cho
người học vốn ngữ pháp và từ vựng mà còn phải dạy các kỹ năng ngôn ngữ: Nghe,
nói, đọc, viết. Trong đó nghe và nói là hai kỹ năng vô cùng quan trọng để người học
có thể sử dụng ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp của mình. Kỹ năng đọc cùng với viết
giúp người học có thể sử dụng ngôn ngữ làm công cụ hành văn. Vậy khi học xong
chương trình THCS học sinh có khả năng đọc một văn bản viết.
- Đọc lấy thông tin chính.
- Đọc lấy thông tin chi tiết.
- Đọc hiểu.
- Đọc và làm bài tập như: Điền từ, trả lời câu hỏi, tóm tắt nội dung, bày tỏ ý
kiến về một câu chuyện hay một lá thư…


Để đạt đượcyêu cầu trên, người dạy phải thiết kế giờ dạy, rèn kỹ năng và phải
có phương pháp phù hợp.
Trên thực tế, ở nước ta hiện nay sách giáo khoa hiện hành thường các kỹ năng
được dạy lồng ghép; từ khâu giới thiệu ngữ liệu đến các hoạt động thực hành, trong
mỗi bài học và trong cả chương trình. Nhưng trong các bài thi, đặc biệt là thi học sinh
giỏi các cấp, kể cả thi tốt nghiệp THCS đều có các bài thi đọc hiểu ở các cấp độ khác
nhau. Điều đó bắt buộc giáo viên phải có tài liệu để luyên cho học sinh kỹ năng đọc.
Do vậy chất lượng của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào năng lực riêng của người
thầy trong phương pháp dạy học.
Một tồn tại đối với học sinh bậc THCS khi làm bài tập đọc hiểu là kỹ năng vận
dụng chưa tốt, ít hiệu quả, mặc dù các em có thể nắm rất rõ ngữ pháp, biết nhiều vốn
câu và vốn từ vựng khá rộng. Nguyên nhân một phần là do tư duy chưa tốt, một phần
cũng do chưa được dạy theo đúng phương pháp một cách bài bản ngay từ khi bắt đầu
học Tiếng Anh.
Trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh 6 mỗi bài đọc được phát triển
theo trình tự các bước: Giới thiệu bài, giới thiệu ngữ liệu hay nội dung chủ điểm mới,
luyện tập, vận dụng và củng cố. Phần giói thiệu ngữ liệu hoạc nội dung chủ điểm mới
thường được thông qua các hoạt động: Nghe nhắc lại (Listen and repeat); nghe đọc
(Listen and read) hoặc đọc (Read) dưới hình thức một bài hội thoại, một bài đọc hay
một tình huống có sự trợ giúp của tranh minh hoạ…Vấn đề đặt ra là phải dạy kiểu bài
đọc hiểu sao cho có hiệu quả.
Từ những lí do trên, tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp dạy kiểu
bài đọc hiểu trong chương trình Tiếng Anh 6” Với mục đích là thống nhất trong
2


-----phạm vi trường, đồng thời là tài liệu tham khảo cho các đồng chí dạy môn Anh văn
lớp 6 ở các trường bạn trong huyện.

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

3


-----1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:

1.1. Cơ sở lý luận:
Khi nghiên cứu về nội dung sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã dựa vào những cơ
sở lý luận sau:
- Cơ sở về ngôn ngữ học để nghiên cứu về các bước dạy kiểu bài đọc hiểu
trong chương trình Tiếng Anh .
- Cơ sở phương pháp luận dạy ngoại ngữ để nghiên cứu về phương pháp và các
thủ thuật sạy bài đọc hiểu.
- Cơ sở tâm lý giáo dục học để nghiên cứu việc tổ chức các hoạt động trong
một giờ học ngoại ngữ.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Trong chương trình và sách giáo khoa Tiếng Anh 6, các bài đọc hiểu đều được
phối hợp với việc dạy từ vừng và ngữ pháp.Tuy nhiên mục đích cuối cùng là giáo
viên cần phát triển kỹ năng đọc hiểu, đọc lấy thông tin, qua các bài tập và câu hỏi đọc
hiểu.
Từ khi thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa mới, các tiết dạy bài
đọc hiểu chỉ mới có hướng dẫn chung mà chưa có kiểu bài dạy cụ thể, phần lớn giáo
viên tự thiết kế bài giảng hoặc tham khảo đồng nghiệp.
2. GIẢ THUYẾT:

Nếu sáng kiến này được thực hiện theo đúng quy trình đồng bộ các bước về
kiểu dạy bài đọc hiểu mà tôi sẽ trình bày dưới đây thì chất lượng giảng dạy sẽ được
nâng cao rõ rệt. Nó sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Học sinh được rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống, bảo đảm đúng
định hướng đổi mới phương pháp dạy học. Giờ học sẽ trở nên thoải mái, nhẹ nhàng,
thông qua giao tiếp, trò chuyện giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh.

Qua đó giúp các em hiểu sâu kiến thức, nâng cao chất lượng giờ học và nâng cao chất
lượng bộ môn.
3. QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM GIẢI PHÁP MỚI:

3.1. Quy trình dạy một bài đọc hiểu:
Bài dạy kỹ năng đọc hiểu thường được tiến hành theo 3 bước:
- Trước khi vào bài:
Pre - reading
- Trong khi thực hiện bài:
While - reading
- Sau khi thực hiện xong bài:
Post - reading
Những yêu cầu hoạt động được thiết kế theo các bước này sẽ giúp học sinh
hiểu bài và thực hành được các kỹ năng lời nói một cách thấu đáo và có suy nghĩ hơn,
trên cơ sở đó sẽ khác sâu bài lâu hơn.
Các hoạt động trước khi vào bài (Pre - reading) giúp học sinh hình dung trước
nội dung chủ điểm hay nội dung tình huống của bài các em sẽ đọc. Giáo viên có thể
sử dụng các thủ thuật vào bài sao cho phù hợp với từng chủ điểm.
Các hoạt động trong khi thực hiện bài (While-reading) gồm các yêu cầu bài tập
giúp học sinh hình thành kỹ năng đọc.
Các hoạt động sau khi thực hiện bài (Post-reading) thường gồm những bài tập ứng
dụng mở rộng dựa trên bài vừa học và thông qua các kỹ năng nói hoặc viết.
1) Pre-reading:
1.1. Introduction: Các hoạt động mở bài cần đặt các mục đích sau:
4


------ Gây hứng thú.
- Giới thiệu ngữ cảnh,chủ đề.
- Tạo nhu cầu,mục đích đọc.

- Đoán trước nội dung bài đọc.
Nêu những điều muốn biết về nội dung sắp đọc.
Giáo viên có thể sử dụng các hạt động và thủ thuật sau để giới thiệu bài (mở bài)
+ Pictures: Giáo viên có thể dùng tranh, ảnh để giới thiệu chủ đề hay nội dung
của bài.
Ví dụ: Unit 7: Lesson 3(B1)
Giáo viên có thể dùng tranh,ảnh để giới thiệu về can hộ của Ba:
Ba lives in…..
+ Questions:
Giáo viên có thể dùng kỹ thuật này để giới thiệu bài học mới.
Ví dụ: Unit 14: Lesson4 (B5)
Minh and his friends are going to have a picnic.
1.What are they going to ?
2.What three things are they going to bring?
3.What are they going to do there?
+ Brain storm/Net work:Giáo viên có thể sử dụng kỹ thuật này để giới thiệu bài
hay chủ điểm sẽ học.
Ví dụ: Unit 12: Lesson 5(C5-6)
Play Games

Have a picnic
Pastimes
in the
country

Go camping

+ Discussing: Học sinh thảo luận về một số vấn đề xuất hiện trong bài.
Ví dụ: Unit 14: Lesson4 (B5-6)
Students discuss about “What they are going to do tonight/on Sunday/…..”

1.2. Giới thiệu từ vựng cấu trúc mới: (teaching vocabulary and structures)
Để giới thiệu từ vựng một cách có hiệu quả,giáo viên có thể sử dụng những thủ thuật
sau: (Techniques for communicating the meaning of words)
+ Paraphrase or difine:
Ví dụ:”to walk” means “to go on foot”
+Drawing: Giáo viên vẽ hình lên bảng, học sinh đoán từ.
Ví dụ: a round/an oval face
+ Realia or objects: Giáo viên mang đến lớp những vật thật để dạy từ mới.
Ví dụ: a box, an orange, a hat…

+ Flash cards or charts:
Ví dụ:
- A chart with body parts.
5


------ Cards with food and drink.
+ Mime: Giáo viên biểu diễn hành động, học sinh đoán nghĩa của từ.
Ví dụ:
- Home activitives: eating, sleeping.
- Sports: Volleyball; tennis
+ Synonym/Antonym: Từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Ví dụ: intellgent = clever; thin><fat; tall >+ Semantic field: Giới thiệu từ bằng ngữ nghĩa.
Ví dụ: School: classroom; blackboard; teachers…
Animals: dogs, cats, sheep…
Guessing from the context:Đoán nghĩa của từ qua ngữ cảnh.
Ví dụ: It’s “noisy” in a big city.
+ Guessing from stems and affixes:Đoán nghĩa của từ dựa vào từ gốc hoặc phụ tố.
Ví dụ:

- Un-happy
- Not-happy
+ Visuals: dùng vật thật trong lớp để giới thiệu từ.
Ví dụ:
chairs, tools, tables….
+ Translation: dịch nghĩa của từ đối với từ khó.
Ví dụ:
Careful: cẩn thận
+Example: Giáo viên cho ví dụ. Học sinh đoán nghĩa của từ.
Ví dụ: I’m thirty. I’d like some water.
* Techniques for checking vocabulary.
- Rub out and remember
- Noughts and crosses
- Slap the board
- Jumbled words
- What and where
- Net works
- Matching
- Wordsquare
- Guess the picture
- Brainstorm
- Ordering
*Giới thiệu cấu trúc mới: Giáo viên có thể dạy cấu trúc mới theo tiến trình sau:
- Giới thiệu ngữ nghĩa qua tình huống(through situation);ngữ cảnh,mẩu hội
thoại,tranh ảnh…
- Nêu bật cấu trúc bằng cách đọc to cho học sinh nghe,nhắc lại hoặc bằng các
thủ thuật khác nhằm hướng sự chú ý của học sinh vào những mục đích đó.
- Viết các cấu trúc đó lên bảng,làm rõ hình thái cấu trúc,giải thích nếu cần.
- Làm rõ thêm nghĩa và cách sử dụng bằng cách tiếp tục đưa thêm các tình
huống hoặc các ví dụ khác.

- Kiểm tra mức độ đọc hiểu của học sinh.
1.3. Để cho hoạt động được phương pháp, tạo điều kiện cho học sinh luyện tập chúng
ta cần đưa ra một số hoạt động trước khi đọc:
- Ordering statement.
 Giáo viên cần viết lên bảng 6 hoặc 8 câu nói về nội dung chính của bài
đọc nhưng không theo mạch của câu chuyện.
 Học sinh làm việc theo cặp (Pair work) hoặc theo nhóm (Group work)
để đoán thứ tự của các câu.
 Giáo viên viết lên bảng dự đoán của các nhóm.
6


----- Học sinh mở sách ra đọc bài khoá để kiểm tra lại dự đoán của mình và
sắp xếp lại trật tự đúng của các câu.
Ví dụ: Unit 8: Lesson 4: B1
Giáo viên có thể đưa ra các câu sau đây về nôi dung của bài khoá.Học sinh làm việc
theo nhóm 4 em (Group of four)
1) Mr Quang is going to Ha Noi.
2)……..meeting the farmers.
3)……..having breakfast.

4)………going to a farm.
5)……….loading vegetables in the truck.
6)……….unloading the truck.

- Ordering pictures: (Những bài có tranh)
 Giáo viên có thể dùng nhiều tranh về nội dung chính của bài nhưng sắp xếp không
theo mạch.
 Học sinh làm việc theo nhóm hoặc theo cặp để sắp xếp lại trật tự các bức tranh.
 Giáo viên ghi lại kết quả của từng nhóm lên bảng.

 Học sinh đọc bài sau đó kiểm tra lại dự đoán và sắp xếp lại cho đúng.
Ví dụ: Unit 14:
leson2 A4
Giáo viên chuẩn bị các bức vẽ về: Hạ Long Bay; Nha Trang Beach; Huê citadel;
HCM city; Ngọc Sơn temple.
Học sinh sắp xếp theo thứ tự mà Mai và Phương sẽ đến thăm.
- Picture dictation/Listen and draw:
Giáo viên đọc chậm một bài khoá ngắn và đơn giản
Học sinhvẽ tranh theo lời giáo viên mô tả
- True or false statement prediction:
Giáo viên viết từ 5-10 câu nói về ý chính của bài đọc lên bảng, trong đó có một nửa
số câu là đúng và một nửa số câu là sai.
- Học sinh làm việc theo cặp dự đoán xem câu nào đúng, câu nào sai.
- Giáo viên viết lên bảng dự đoán của học sinh.
- Học sinh đọc bài khóa và kiểm tra.
- Open prediction:
- Giáo viên thiết lập tình huống và giới thiệu chủ điểm của bài đọc.
- Học sinh đoán những thông tin mà cac em sẽ đọc ( có thể làm việc theo cặp hoặc
theo nhóm).
- Giáo viên ghi lên bảng dự định của học sinh.
- Học sinh đọc bài và kiểm tra lại.
- Gap _ Fill Prediction:
- Giáo viên có thể kết hợp một open dialogue/ Text dựa vào nội dung bài đọc.
- Học sinh điền những từ bị thiếu để hoàn thành bài đọc (làm việc theo cặp/nhóm).
- Giáo viên viết lên bảng những từ học sinh điền.
- Học sinh đọc và kiểm tra lại.
- Học sinh quan sát tranh và hoàn thành bài đọc trước khi đọc bài.
2) While reading:
Các hoạt động luyện tập tập trung khi đọc nhằm giúp học sinh hiểu bài đọc.
7



-----Tùy theo mục đích và nội dung của từng bài đọc sẽ có những dạng câu hỏi và bài tập
khác nhau.
Sau đây là những dạng bài tập phổ biến:
* Check / tick the correct answers.
* Complete the sentences / Gap fill.
Ví dụ: Unit 12 : Lesson 6 (C2).
Read the text then complete the following passage.
I live walking. On the weekend. I often go ___ in the mountains, I usually go
with…
* True / False statements.
Ví dụ: Unit 16 : Lesson 1 (A2).
The sentences is correct write T (True), the sentence is incorrect wiite F (False)
a. Mr Hai is a farmer.
b. He has some paddy friends and produces a lot of tress.
c. He has a few fruit trees.
d. Mr Hai doesn,t have animals.
e. He has some chickens, dogs and two cats.
* Grids or forms
Ví dụ: Unit 14 : (A5).
Students reads the text (A4) then makes a table of notes about 5 different
places Phuong and Mai are going to visit in their vasation.
Places to visit
Where to stay
How long
First
Ha Long
Then
Next

After that
* Matching:
Ví dụ: Unit 10 : Lesson 3 (A3).
Sts read the dialogue and match the key words to the people:
Hot
Lan
Nam
Ba
Tired
Tired
.
.
Thirsty
Thirst
.
.
Full
.
.
.
Hungry
.
.
.
Noodles
.
.
.
A drink
.

.
.
To sit down
.
.
.
* Comprehension Questions:
Những câu hỏi này thường có sau mỗi bài đọc:
Học sinh thực hành theo cặp sau khi nghe đọc bài.
* Guessing from context:
Ví dụ: Unit 15 : Lesson 4 (B4).
Học sinh đọc bài , quan sát tranh và đoán nghĩa của:
abuilding
meters
a structure
8

kilometers


-----3) Post – reading:
Các hoạt động và bài tập sau khi đọc cần đến sự hiểu biết tổng quát toàn bài
đọc, liên hệ thực tế chuyển hóa nội dung thông tin và kiến thức có được từ bài đọc,
qua đó thực hành luyện tập sử dụng ngôn ngữ đã học.
Các dạng bài tập có thể là:
• Summarise the text.
• Artange the event in order.
• Rewrite the stories from cues.
• Develop an otther story basing on the text.
• Role play.

• Personalized tasks / write it up.
4. KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Năm học 2015-2016 tôi được nhà trường phân công dạy môn Anh văn lớp
6 theo chương trình sách giáo khoa mới, tôi đã tham khảo ý kiến của các đồng chí
trong tổ chuyên môn, áp dụng nội dung nghiên cứu vào quá trình thực nghiệm giảng
dạy với đối tượng là học sinh của trường THCS ...........
Quá trình vận dụng giảng dạy đến nay đã trải qua 4 năm học, bắt đầu bước
vào năm thứ 5, nội dung nghiên cứu của tôi đã được bổ sung, điều chỉnh. Kết quả đặt
được đáng kể, như sau:
Bài kiểm tra số 1(P19)Học kỳ I
Bài kiểm tra số 3 (P72)Học kỳ II
G
K
TB
Y
G
K
TB
Y
- Học sinh có thể đọc hiểu nội dung chính của bài hội thoại hoặc một đoạn văn ngắn,
đơn giản về các chủ điểm đã học trong chương trình Tiếng Anh 6.
- Đọc hiểu nội dung thông tin trên cơ sở ngữ liệu đã học có kết hợp với suy đoán.
- Học sinh có nhu cầu tiếp thu kiến thức,kỹ năng và vận dụng để giao tiếp,hứng thú là
việc với các loại bài tập được giao.
- Học sinh tự giác học tập,chủ động huy động vốn kiến thức để làm các bài tập đọc
hiểu như:
+ Trả lời câu hỏi
+ Đóng vai
+ Tái hiện lại bài
Và đặc biệt các em đã biết phối hợp với các kỹ năng khác để ứng sử sáng tạo trong

các tình huống giao tiếp, biết bộc lộ nhận thức và sự hiểu biết của mình ra bên ngoài
bằng lời nói, bài viết.
- Học sinh biết cách làm việc theo cặp, theo nhóm. Trong quá trình luyện tập ngôn
ngữ theo yêu cầu và nhiệm vụ giáo viên giao cho,giáo viên chỉ là người hướng dẫn.
- Qua việc áp dụng nội dung nghiên cứu vào những giờ dạy,tôi thấy nội dung đó đã
góp phần hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh trong những
năm đầu học ngoại ngữ.
PHẦN III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
9


-----1. Kinh nghiệm cụ thể:
Qua 4 năm vận dụng nôi dung nghiên cứu vào những giờ dạy, kiểu bài đọc
hiểu ở chương trình Tiếng Anh 6 tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau:
- Để có giờ dạy thành công, giáo viên phải thiết kế nội dung bài dạy một cách chính
xác, khoa học, phù hợp với đối tượng học sinh.
- Sử dụng phong phú,phù hợp các thủ thuật ở trong các bước của một giờ dạy nhằm
thay đổi các hình thức hoạt động,tạo cho giờ học sinh động,lôi cuốn học sinh học tập.
Tổ chức nhiều hoạt động học tập theo cặp hoặc theo nhóm trong môt giờ dạy nhằm
tạo môi trường giao tiếp cho học sinh, giúp các em cảm thấy tự tin và khuyến khích
các em tham gia vào các hoạt động phát triển kỹ năng ngôn ngữ.
- Giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng, thiết bị dạy họcvà sử dụng một cách hiệu quả
trong mỗi giờ dạy, giúp cho học sinh nhanh hiểu bài.
- Giáo viên phải có lòng say mê nghề nghiệp,không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức
và đổi mới phương pháp dạy học.
2. Cách sử dụng sáng kinh nghiệm:
Qua quá trình thử nghiệm nội dung nghiên cứu tại Trường THCS......., qua
thực nghiệm của tổ chuyên môn và các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường, chúng
tôi nhận thấy nội dung sáng kiến này nên được phổ biến và áp dụng cho các giờ dạy
kiểu bài đọc hiểu không những ở chương trình Tiếng Anh lớp 6 mà còn có thể áp

dụng đối với chương trình Tiếng Anh lớp 7; lớp 8; lớp 9.
Việc áp dụng kiểu bài này nhằm rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh sao cho phù hợp
thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải tìm hiểu nội dung, kiến thức của từng bài, thiết kế bài
dạy, lựa chọn những thủ thuật phù hợp và tổ chức tốt các hoạt động học tập để giờ
dạy đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Đề suất.
Qua hơn 4 năm thực hiên nôi dung nghiên cứu, có sửa đổi và bổ sung. Tôi
nhận thấy kết quả đạt được là đáng kể như đã đề cập ở phần “Bài học kinh
nghiệm”.Vậy người viết rất mong muốn nội dung này được thống nhất trong phạm vi
cấp trường và qua các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường thì nôi dung nghiên cứu
sẽ được thống nhất trong phạm vi toàn huyện.
4. Kết luận chung và kiến nghị:
4.1. Kết luận chung:
Tiếng Anh 6 là cuốn sách giáo khoa đầu tiên trong bộ sách Tiếng Anh gồm 4 cuốn
được biên soạn theo chương trình đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học ở
bậc THCS của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
- Sách được biên soạn theo quan điểm chủ điểm, bao gồm các nội dung giao tiếp gần
gũi, sác thực với mục đích, nhu cầu và sở thích của học sinh. Ngữ điệu được giới
thiệu và luyện tập thông qua các tình huống , chủ đề và các bài tập sinh động, phát
huy được vai trò tích cực của học sinh trong quá trình học tập, giúp các em phát triển
các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Qua đó nâng cao năng lực giao tiếp, trách nhiệm của
mỗi thầy cô giáo là rất to lớn, và thiêng liêng bởi chính các thầy cô là người truyền tải
kiến thức trong sách giáo khoa tới học sinh, giúp các em biến những kiến thức đó
thành phương tiện giao tiếp để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
10


------ Với niềm mong mỏi đó, người viết đã cố gắng suy nghĩ, tìm tòi với tất cả sự nghiêm
túc khi tìm hiểu tài liệu. Với kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều của bản thân và sự
trợ giúp của đồng nghiệp,tôi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy,

sự kiểm nghiệm qua thực tế đã chứng tỏ sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả bước đầu
trong việc định hướng cho giáo viên phương pháp giảng dạy kiểu bài đọc hiểu trong
chương trình Tiếng Anh 6.
Dù có rất nhiều cố gắng song những sai sót, những tồn tại là không tránh
khỏi, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp và hội
đồng khoa học các cấp năm học 2015-2016 để từ đó tôi xem xét, sửa đổi nhằm nâng
cao tính thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm này. Xin cám ơn các đồng chí giáo viên
cốt cán bộ môn Anh văn của huyện, các đồng chí trong ban giám hiệu các đồng chí
trong tổ chuyên môn trường THCS
và các đồng nghiệp… những người đã tạo
điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này.
4.2. Kiến nghị:
* Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Tăng cường hơn nữa việc tổ chức cho giáo viên Tiếng Anh trong tỉnh tham
gia các lớp chuyên đề về Đổi mới PPDH.
- Tạo điều kiện để có sự trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa các Phòng GD &
ĐT trong tỉnh để có phương pháp dạy hay, phù hợp và thống nhất.
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Duy trì thường xuyên và tăng cường hơn nữa việc tổ chức sinh hoạt chuyên
môn liên trường về Đổi mới PPDH để các giáo viên tiếng Anh trong huyện có cơ hội
trao đổi, học hỏi lẫn nhau.
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để giáo viên tiếng Anh được áp dụng công
nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
............., ngày

tháng

năm 2016.


Người thực hiện

Tạ Thị Thu Hằng

11


------

MỤC LỤC:

Nội dung

Trang

Phần I: Đặt vấn đề

1

Phần II: Giải quyết vấn đề

2-7

Phần III: Bài học kinh nghiệm

8-9

12




×