Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỂ LOẠI THƠ TRONG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.19 KB, 24 trang )

Teõn ủe taứi:
PHNG PHP DY HC TH LOI TH TRONG CHNG
TRèNH VN HC NC NGOI TRNG TRUNG HC C
S
I/ Lí DO CHN TI :
Trong xu th i mi phng phỏp dy hc nhng nm gn õy, vic
dy Vn hc nc ngoi (VHNN) trng trung hc c s (THCS) cng
bt u c quan tõm v cú mt v trớ xng ỏng trong chng trỡnh Vn
hc. Cựng vi Vn hc Vit Nam, VHNN ó gúp phn khụng nh trong
vic cung cp kin thc vn chng th gii, giỳp cho hc sinh c tip
xỳc vi vn hc ca nhng min t khỏc l v truyn thng, phong tc
tp quỏn, ng thi bi dng cho cỏc em nhng tỡnh cm, nhng rung
ng thm m cú tớnh cht vnh cu ca loi ngi.
Nu nh trc õy, vn phng phỏp ging dy VHNN dng nh
ch mang tớnh cht t phỏt, thỡ gi õy ó xut hin mt s bi vit, mt s
giỏo trỡnh cp vn phng phỏp trong ging dy VHNN.
Khi xem xột cỏc ti liu núi trờn, tụi nhn thy vn ging dy
VHNN mi c cp nh mt gii phỏp tỡnh th, xut phỏt t ni bc
xỳc v cht lng dy v hc, v cú l y mi ch l nhng tớn hiu ban
u khin nhng ai cú tõm huyt phi trn tr suy t.
Thc trng ging dy v hc tp phn VHNN, c bit l phn Th
nc ngoi trng THCS ó khin chỳng ta thc s lo lng bn khon.
Ngi dy ó gp nhiu khú khn khi tỡm kim ti liu tham kho, xỏc
nh thc cht ca phng phỏp dy th nc ngoi. Dy th nc ngoi
cú nhng im gỡ ging v khỏc dy th Vit Nam, ú l cõu hi m nhiu
giỏo viờn ang cn li gii ỏp. Nhng hin tng thc t y ó dn ti s
Trang 1
bấp bênh, không đồng đều về chất lượng day học VHNN trong mỗi bài,
mỗi cá nhân giáo viên, mỗi trường, mỗi lớp.
Xét góc độ khác, các tác phẩm VHNN được đưa vào chương trình
THCS phần lớn là những sáng tác của các bậc thầy văn chương, đỉnh cao


của kho tàng văn học nhân loại. VHNN tuy là phần khó dạy nhưng nếu
tìm ra cách dạy thích hợp lại dễ đạt hiệu quả cao. Sức hấp dẫn của cái mới
từ những miền đất xa xôi, nhiều bí ẩn của phương Đông, phương Tây luôn
luôn là mảnh đất màu mỡ chắp cánh cho trí tưởng tượng, sức khám phá
của thầy và trò khi được tiếp xúc với văn chương thế giới. Nếu không có
những phương pháp thích hợp để người giáo viên có thể dựa vào đó mà
vận dụng sáng tạo nhằm giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp, khám phá,
chiếm lĩnh tác phẩm … thì mọi kiến thức VHNN, những áng thơ bất hủ
của các thi nhân vĩ đại như Lí Bạch, Đỗ Phủ, Tagor … nhiều khi lại vô
tình trở thành gánh nặng hoặc sự thờ ơ lãnh đạm của giáo viên và học sinh
trong mỗi giờ lên lớp.
Cho nên cần phải đặt vấn đề giảng dạy VHNN trong một hệ thống lý
luận về phương pháp dạy học VHNN ở trường THCS một cách chính
thống và trong sự đổi mới về phương pháp dạy học Văn học hiện nay. Bởi
lẽ phương pháp dạy học VHNN tuy cùng nằm trong một hệ thống chung
về các phương pháp dạy học, nhưng do những nét riêng biệt của VHNN
nên bên cạnh những tương đồng, còn có những điểm khu biệt mang tính
chất đặc trưng. Chính vì thế, tìm ra một phương pháp hữu hiệu để nâng
cao chất lượng giảng dạy VHNN, đặc biệt là thơ nước ngoài là vấn đề cần
thiết tuy có nhiều khó khăn phức tạp. Thực hiện được mong muốn trên,
những người nghiên cứu không chỉ cần có năng lực tổng hợp ( như kiến
thức về VHNN, trình độ ngoại ngữ, văn hóa, triết học …) mà còn cần cả
thời gian tìm hiểu, thử nghiệm để rút ra những kết luận xác đáng, đủ độ tin
cậy.
Trang 2
Trong đề tài này, với trình độ còn hạn chế của mình, tôi mới chỉ bước
đầu tìm hiểu phương pháp giảng dạy thể loại Thơ trong chương trình
VHNN ở trường THCS, từ đó đề ra một số biện pháp có tính chất lí thuyết
nhằm góp phần mở ra một hướng dạy thể loại Thơ nước ngoài theo
phương pháp mới (trên cơ sở kế thừa và phát huy những phương pháp tốt

đã được sử dụng trước đây).
II/ THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
CỦA ĐỀ TÀI.
1. Thuận lợi
- Được sự động viên của BGH nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để giáo
viên phát huy sáng tạo trong giảng dạy.
- Được sự góp ý của đồng nghiệp.
- Tài liệu sách tham khảo hiện nay khá nhiều.
- Kinh nghiệm thực tế đúc kết trong những năm dạy học của bản thân.
2. Khó khăn
- Là trường Bán công nên đầu vào học sinh yếu, trung bình chiếm số
lượng khá lớn, học sinh khá giỏi ít.
- Một số học sinh ý thức học tập chưa cao, không thích học môn Ngữ Văn,
học tập còn mang tính đối phó.
- Sĩ số lớp đông, thời gian có hạn, giáo viên không thể kiểm tra vở soạn và
khả năng tiếp thu thường xuyên, liên tục được.
3. Số liệu thống kê
Năm học 2006 – 2007
Trang 3
Lớp
Tổng
số HS
Điểm trên trung bình Điểm dưới trung bình
8-10 6,5-7,9
5 -
6,4
(+) % 3 - 4,9
0 -
2,9
(+) %

7
4
50 3 11 18 32 64 13 5 18 36
III/ NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận của đề tài :
Có giáo viên cho rằng : đối với Thơ nước ngoài, cách dạy hay nhất là
cho học sinh học thuộc lòng bài thơ và ghi chép những lời văn mà giáo
viên sẽ đọc cho các em trong quá trình diễn giảng và bình chú bài thơ. Đó
là một thực tế đáng buồn. Bình tâm suy nghĩ, tôi thấy một trong những
nguyên nhân quan trọng khiến giáo viên lúng túng khi dạy thơ nước ngoài
là họ chưa xác định được thực chất của phương pháp dạy học Thơ nước
ngoài : Phương pháp dạy học thơ nước ngoài có những đặc điểm gì, khác
với phương pháp dạy học thơ Việt Nam như thế nào ?
Thơ là tiếng nói cảm xúc mà Thượng đế đã ban tặng cho loài người từ
buổi sơ khai. Nhà thơ là một khái niệm không biên giới. Tác phẩm thơ của
các thi nhân Việt Nam hay Trung Hoa, Ấn Độ, Pháp, Tây Ban Nha … đều
có thể gặp nhau ở thể loại, cảm hứng, phương thức biểu thị cảm xúc, tâm
trạng … Nhưng thơ còn là khúc tâm trạng của mỗi cá nhân, là nỗi niềm
tâm sự của từng thi sĩ, là sự thể hiện cách cảm, cách nghĩ độc đáo của nhà
thơ, được nuôi dưỡng trong cái nôi văn hóa, lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi
quốc gia. Cho nên từ cái thế giới tưởng như rất riêng tư của nhà thơ, đặc
biệt là những nhà thơ lớn, chúng ta lại hiểu được tâm hồn của một dân tộc,
dấu ấn của một thời đại.
Mặt khác, nếu coi phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện
đạt tới một mục đích nhất định để giải quyết những nhiệm vụ nhất định thì
Trang 4
tính mục đích là dấu hiệu cơ bản của phương pháp. Mục đích nào phương
pháp ấy, phương pháp giúp con người thực hiện mục đích của mình. Vì
thế, quan niệm phương pháp dạy học Thơ nước ngoài cũng hoàn toàn
giống như phương pháp dạy thơ Việt Nam thì không hợp Lý, không giúp

đạt được mục đích của việc dạy thơ nước ngoài.
Mục đích của việc dạy VHNN, đặc biệt là Thơ nước ngoài là nhằm
bồi dưỡng tình cảm và nhận thức thẩm mĩ cho học sinh, giúp các em tiếp
nhận được những giá trị lung linh mới lạ của những tác phẩm vô giá trong
kho tàng văn chương nhân loại. Qua những tác phẩm ấy, các em không chỉ
được mở rộng tầm hiểu biết về văn chương nghệ thuật mà còn được bồi
dưỡng những tình cảm cao thượng, tình yêu đất nước, con người, bồi
dưỡng ý chí, nghị lực, niềm tin, nhân cách … Được thực hiện bằng những
phương pháp tốt, việc phân tích, tìm hiểu những bài Thơ nước ngoài giúp
cho học sinh không chỉ biết yêu cái đẹp của nghệ thuật văn chương mà
còn “chạm” được vào thế giới tâm hồn, tình cảm của một dân tộc khác.
Từ những suy nghĩ ấy, tôi xin đề xuất một số biện pháp giảng dạy thơ
nước ngoài sau đây.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Dạy và học Thơ nước ngoài ở trường THCS hiện nay là dạy và học
qua các bản dịch. Chúng ta đều biết rằng ngôn ngữ mỗi dân tộc có những
đặc điểm riêng biệt tạo nên mối quan hệ phong phú giữa lớp vỏ ngôn từ
với nội dung biểu đạt. Mối quan hệ ấy lại gắn liền với đặc trưng của thi ca
và không dễ chuyển dịch sang một ngôn ngữ khác. Bản dịch văn xuôi
hoàn hảo đã khó, bản dịch thơ hoàn hảo lại càng khó hơn. Bởi lẽ thơ là sự
dồn nén của cảm xúc, ngôn ngữ thơ chứa nhiều tầng ý nghĩa và thường “ý
tại ngôn ngoại” nên sẽ rất khó tìm được sự tương đồng với một ngôn ngữ
khác.
Trang 5
Nhưng khó dịch thơ không đồng nghĩa với không thể dịch được thơ.
Giống như một họa sĩ vẽ chân dung, dịch giả thơ có thể làm cho bản sao
xấu hơn hay đẹp hơn, nhưng vẫn giữ được những nét giống nguyên mẫu
và bằng tài năng của mình, có thể lột tả được cái thần của nguyên mẫu.
Dịch không chỉ cần truyền đạt đúng và chính xác nội dung tác phẩm mà
còn phải truyền đạt sao cho dễ hiểu đối với người đọc. Nghĩa là văn bản

dịch phải đạt mức độ chuẩn xác và trong sáng về ngôn ngữ.
Dạy Thơ nước ngoài trong nhà trường là dạy những tác phẩm nghệ
thuật mà nội dung tác phẩm và tâm hồn thi sĩ được biểu hiện một cách đa
dạng qua những hệ thống ngôn từ không phải bản ngữ. Vì thế, việc xem
xét, nghiên cứu văn bản dịch sẽ là yếu tố đầu tiên cần được coi trọng và
đưa vào hệ thống những phương pháp giảng dạy Thơ nước ngoài.
a. Việc xem xét văn bản dịch
Nói chung, các bản dịch Thơ nước ngoài được tuyển chọn trong SGK
là những bản dịch có chất lượng khá tốt. Nhưng việc dịch thơ, nhất là thơ
cổ điển, thì vì nhiều lí do không mấy dịch giả thực sự thành công. Cho nên
cần phải thận trọng khi sử dụng những thành quả dịch thuật của họ. Theo
tôi, trong trường hợp này, giáo viên cần nghiên cứu bản dịch ở hai mức độ
:
- Mức độ thứ nhất : Nghiên cứu kỹ bản dịch và nếu có điều kiện thì so
sánh với nguyên bản để hiểu được tác phẩm một cách đầy đủ hơn. Từ đó,
xác định xem người dịch đã có những đóng góp gì trong việc thể hiện cái
hay, cái đẹp của bài thơ và những tình điệu đặc sắc của tâm hồn thi sĩ. Mặt
khác, giáo viên xem xét bản dịch kĩ lưỡng sẽ phát hiện được những lời thơ
dịch nào làm cho ý thơ không sát với nguyên bản, từ đó có định hướng
đúng đắn để phân tích và bình giá một cách chính xác những “nhãn tự”,
những “cảnh cú” trong tác phẩm thơ.
Trang 6
- Mức độ thứ hai : Nghiên cứu để tìm ra cách thức sử dụng bản dịch
trong giờ dạy như thế nào để học sinh vừa có thể hiểu bài thơ, vừa được
bồi dưỡng thêm về kiến thức văn chương và năng lực cảm thụ tác phẩm.
Trong những thao tác trên, người giáo viên có những khó khăn về
hàng rào ngôn ngữ, vì thế thường chỉ có thể thực hiện được với những bản
dịch thơ Đường có in kèm cả bản phiên âm Hán Việt và bản dịch nghĩa.
Mặt khác, chỉ nên xem xét ở những câu chữ đắt nhất, có ảnh hưởng trực
tiếp đến nội dung, ý nghĩa của bài thơ. Nếu không, sẽ dễ rơi vào tình trạng

biến giờ phân tích tìm hiểu bài thơ thành giờ đánh giá cách dịch thơ.
VD : Khi hướng dẫn học sinh phân tích bài Tĩnh dạ tứ (cảm nghĩ trong
đêm thanh tĩnh) của Lí Bạch, giáo viên nên cho học sinh đối chiếu
với nguyên văn và bản dịch nghĩa để thấy nếu chỉ phân tích ở bản
dịch thơ thì ý nghĩa của câu (1) và (2) sẽ không đúng với cảm xúc,
tâm trạng của chủ đề trữ tình.
Nguyên văn : Sáng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương.
Dịch nghĩa : Ánh trăng sáng đầu giường
Ngỡ là sương mặt đất
Dịch thơ : Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Trong bản dịch, người dịch đã thêm hai động từ rọi và phủ làm biến
thái nội dung câu thơ. Bài thơ Tĩnh dạ tứ được viết trong hoàn cảnh Lí
Bạch đang sống xa quê hương. Trăng trong cảnh sống của nhà thơ khi ấy
không bao giờ chỉ thuần là cảnh. Từ trăng sang sương đã thể hiện một
khoảnh khắc suy tư của thi sĩ. Sự quan sát bằng thị giác đã chuyển thành
sự cảm nhận mang màu sắc tâm trạng : trăng sáng đẹp nhưng sao như lạnh
Trang 7
lẽo cái lạnh của kẻ cô đơn xa nhà. Do đó, thêm bất cứ động từ nào cho
trăng và đất đều là thừa và làm giảm mất ý vị trữ tình của bài thơ. Từ sự
tìm hiểu này, chúng ta nhắc học sinh không nên lưu ý các từ rọi và phủ
trong bản dịch thơ và hướng các em phân tích câu (1) và (2) từ bản dịch
nghĩa.
Cách xem xét văn bản dịch kiểu như trên có thể thực hiện ngay từ lúc
bắt đầu thao tác phân tích bài thơ hoặc khi hướng dẫn học sinh phân tích
những câu thơ có những từ ngữ cần xem xét.
Trong việc xem xét bản dịch của các bài thơ Đường, chúng ta cần so
sánh các bản dịch khác nhau của cùng một bài thơ. Mục đích so sánh
không phải để xem xét khâu dịch mà để giúp học sinh hiểu và cảm thụ bài

thơ một cách thấu đáo hơn.
b. Liên hệ, so sánh với các tác phẩm khác
Các tác giả, tác phẩm VHNN thường khá xa lạ với học sinh phổ thông.
Lứa tuổi THCS không dễ dàng cảm nhận được bức tranh đời sống, bức
tranh tâm trạng trong các tác phẩm VHNN. Vì thế, cho các em tiếp cận tác
phẩm ở nhiều hướng khác nhau là một cách làm cần thiết. Một trong
những hướng ấy là cho học sinh liên hệ, so sánh đối chiếu tác phẩm đang
học với các tác phẩm khác cùng hoặc khác tác giả.
Khi tiếp xúc với các tác phẩm Thơ nước ngoài, biện pháp so sánh này
sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về tác giả, tác phẩm.
VD : Khi dạy bài Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch, ta nên cho các em so sánh
với bài dân ca Nam triều sau đây :
Gió thu luồn qua cửa
Tấm màn lụa bay tung.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Trang 8
Gửi tình theo ánh trăng.
Có thể nói dân ca Nam triều (đầu TK V – cuối TK VI) đã ảnh hưởng
rất sâu đến Lí Bạch. Nhiều bài thơ rất hay của Lí Bạch, trong đó có Tĩnh
dạ tứ đã chịu ảnh hưởng của dân ca Nam triều. thực hiện thao tác so sánh,
các em sẽ thấy cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch đã có cách bộc
lộ tâm sự khá độc đáo. Có thể tìm thấy nét độc đáo này trong câu thứ 3 và
câu kết :
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
Từ vọng mang sắc thái biểu cảm rõ hơn từ khán của dân ca Nam triều
(ss: Ngưỡng đầu khán minh nguyệt). Hình ảnh cúi đầu nhớ cố hương trong
thơ Lí Bạch cũng thể hiện một mối tình quê trĩu nặng hơn. Đó là một cách
bộc lộ nỗi nhớ quê hương đến khắc khoải đau đớn chứ không nhẹ nhàng
mông lung như trong câu kết của dân ca Nam triều (ss : Kí tình thiên lí

quang).
Biện pháp so sánh trong tiếp nhận tri thức bao giờ cũng góp phần làm
nảy sinh những khám phá mới, từ đó giúp cho giáo viên có thể khắc sâu
nhận thức cho học sinh một cách khá dễ dàng.
VD : Khi dạy Xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch, giáo viên cho các em
so sánh với bài Thác nước Lư Sơn của Từ Ngưng – một nhà thơ
khác ở đời Đường.
Bài thơ của Từ Ngưng cũng rất hay, hình ảnh thác nước Lư Sơn cũng
rất độc đáo nhưng so với hình ảnh thác nước trong thơ Lí Bạch thì không
lung linh lì ảo bằng. Trong Xa ngắm thác núi Lư, Lí Bạch đã kết hợp được
một cách tài tình cái ảo và cái chân, cái hình và cái thần, tạo nên được
cảm giác diệu kì từ hình ảnh thác nước. Còn hình ảnh thơ của Từ Ngưng
thì dường như chỉ có cái hình mà thiếu mất cái thần, chỉ có cái chân mà
Trang 9
chưa có sự lung linh của cái ảo … cách so sánh này vừa giúp học sinh
khám phá thêm về bài thơ, vừa làm cho các em hiểu thêm về tác giả.
Trong khi dùng biện pháp so sánh, giáo viên có thể cho các em so
sánh các bài thơ của cùng một tác giả.
VD : Khi dạy bài thơ Mây và sóng, chúng ta có thể so sánh với bài
Buổi sơ khai trong tập thơ Trăng non, cũng của R. Tagor.
Nếu như Mây và sóng thể hiện sâu sắc tình cảm hồn nhiên trong sáng
của em bé với người mẹ thương yêu thì Buổi sơ khai lại là tiếng nói tâm
tình của bà mẹ với đứa con yêu quý của mình.
Mẹ ơi, con đến từ đâu vậy ?
Mẹ đã nhặt được con ở tận nơi nào ?
Đó chính là câu hỏi trẻ thơ muôn thuở mà Tagor đã lấy làm thi tứ.
Người mẹ trong bài thơ đã nói cho bé biết em được sinh ra từ chính những
nỗi niềm sâu kín, những thèm khát, những ước mơ của mẹ. Trong trái tim
thương yêu của mẹ, con là hình ảnh của Chúa Đời, là bản thân cuộc sống,
là niềm hạnh phúc, là sự kì diệu mà mẹ khó lí giải hết bằng lời. Bởi lẽ :

Không biết sự kì diệu nào
Đã chiếm lĩnh kho tàng trên cõi thế
Và đặt vào đôi tay mảnh khảnh của mẹ đây.
Những câu kết ấy của bài thơ Buổi sơ khai như cứ ngân vang mãi …
Mây và sóng và Buổi sơ khai, hai bài thơ, hai cách thể hiện độc đáo, khi
được đặt trong mối quan hệ mang dụng ý so sánh, sẽ giúp học sinh có
thêm điều kiện để rèn luyện năng lực cảm thụ văn chương.
Ở một trường hợp khác, khi dạy bài thơ Mây và sóng của R. Tagor,
giáo viên có thể cho các em so sánh với bài thơ Em bé và mặt trăng của
Trang 10
nhà thơ Huy Cận. Đây là một bài thơ không có trong chương trình Văn
học THCS nên ta có thể trích đoạn :
Mẹ là trăng, con bá cổ hôn,
Con là trăng nở, mẹ ôm vào lòng.
Mẹ đùa con dưới trang trong,
Trăng cao con với mẹ bồng lên cao.
Bé đã hái được trăng nào,
Mà nghe lòng mẹ rào rào cánh trăng.
Chỉ cần tiếp cận với những vần thơ như thế học sinh cũng dễ có sự
liên hệ so sánh để thấy được sự độc đáo của mỗi nhà thơ. Xét về nhịp và
tiết tấu, thể thơ lục bát với giai điệu mượt mà trong Em bé và mặt trăng
thật khác với thể thơ văn xuôi giàu chất suy tư của Mây và sóng. Nhưng
xét ở góc độ đề tài và chủ đề, hai bài thơ lại có sự tương đồng khi thể hiện
chân lí vĩnh hằng về tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp.
Nói tóm lại, có thể tiến hành biện pháp so sánh đối chiếu này ở hầu hết
các bài dạy về Thơ nước ngoài trong chương trình THCS. Người dạy có
thể thực hiện biện pháp này ở phần đầu, sau khi đã cho các em đọc tác
phẩm hoặc trong quá trình hướng dẫn phân tích từng ý, từng câu của bài
thơ.
c. Tiếp cận bài thơ từ đặc trưng thể loại

Nói đến tìm hiểu tác phẩm là nói đến vấn đề thể loại. Thể loại văn học
thuộc về phương thức, về cách thể hiện cuộc sống trong văn học, cũng như
cách cấu tạo và biểu hiện nội dung trong tác phẩm văn học cụ thể. Không
có tác phẩm nào tồn tại ngoài hình thức quen thuộc của thể loại. Phân tích
một tác phẩm văn học không thể xem nhẹ đặc trưng thể loại. Trong dạy
Trang 11
học văn học, coi trọng đặc trưng thể loại còn là một nguyên tắc dạy học
quan trọng.
Là một thể loại văn học nằm trong phương thức trữ tình, nhưng bản
chất của thơ lại rất đa dạng với nhiều biến thái và màu sắc phong phú, dễ
tác động đến người đọc. Dạy thơ Việt Nam hay thơ nước ngoài, người dạy
cũng cần chú ý đến đặc trưng của thơ, nhất là chú ý đến cái Tôi trong cảm
xúc và suy nghĩ. Cốt lõi của thơ là trữ tình. Mọi biểu hiện cuộc sống được
nói đến trong thơ đều gắn với tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người,
đều thông qua cảm nhận chủ quan của nhà thơ, bộc lộ khá đậm nét cái Tôi
của người cầm bút.
Đối với thơ Việt Nam, tìm hiểu thế giới tâm hồn của nhà thơ đã là một
công việc khó khăn bởi thơ là chiều sâu, là sự chắt lọc, kết tinh những gì
tinh tế nhất của tình cảm con người. Đối với Thơ nước ngoài, học sinh
càng không dễ dàng cảm nhận được chiều sâu tâm trạng, nỗi niềm, suy
nghĩ của tác giả. Bên cạnh trở ngại về ngôn ngữ, học sinh còn gặp phải
những khác biệt về cách cảm, cách nghĩ, lối sống, truyền thống và hàng
loạt những yếu tố khác trong tình cảm, tư tưởng …
Do vậy, có thể :
(1) Lưu ý học sinh đến đặc điểm thời đại, hoàn cảnh sống, tính cách,
nỗi niềm tâm sự của nhà thơ ở ngoài đời để từ đó giúp các em tìm hiểu
tâm trạng của họ trong thơ.
Tuy điều này cũng là cần thiết với việc dạy thơ ca nói chung, nhưng
riêng đối với thơ nước ngoài, việc tìm hiểu này cần đậm hơn, sâu hơn và
công phu hơn.

Dạy bài thơ Mây và sóng, giáo viên cần hiểu được những nét cơ bản
về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. R. Tagor – nhà văn hóa lỗi lạc của
Ấn Độ và thế giới đã để lại một gia tài văn học phong phú : 52 tập thơ, 42
Trang 12
vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, bút kí, luận văn, diễn
văn, thư tín cùng hàng ngàn ca khúc và tranh ảnh nghệ thuật. Đặc biệt tập
Thơ Dâng (Gitanjali) của ông đã được tặng Giải thưởng Nobel văn học
năm 1913. Từ đó, thế giới hướng về Ấn Độ, ngưỡng mộ và tôn kính
Tagor, xem ông là một trong những thiên tài của thế kỉ XX.
Tác phẩm của Tagor thấm nhuần tư tưởng nhân đạo cao quý. G.
Nehru, nhà cách mạng lỗi lạc của Ấn Độ, đã từng coi Tagor là nhà nhân
đạo vĩ đại. Ở Tagor, lòng tin yêu Con Người đã trở thành một Đức Tin.
Ông từng nói : “Tôi có một lòng tin mạnh mẽ vào Con Người. Lòng tin đó
cũng như Mặt trời, chỉ có thể bị mây che chứ không bao giờ tắt”. Con
Người luôn luôn là đề tài, là nguồn cảm hứng tuôn trào trong những tác
phẩm bất hủ của Tagor. Hơn nữa, giáo viên còn cần hiểu được hoàn cảnh
ra đời đặc biệt của tập thơ Trăng non (The crescent moon, 1915). Lúc đầu,
tập thơ có tên Sisu (Trẻ thơ), được viết bằng tiếng Belgan, ra đời khoảng
năm 1909, đến năm 1915 được dịch ra tiếng Anh, đổi tên là Trăng Non.
Tập thơ được sáng tác sau những nỗi đau lớn của nhà thơ : vợ mất ( 1905),
đứa con trai đầu lòng cũng rời bỏ ông mãi mãi (1907) …
Tất cả những hiểu biết đó sẽ giúp người giáo viên dễ tìm ra tiếng nói
tri âm với tác giả và thêm tự tin khi lí giải cho học sinh rõ vì sao bài thơ
Mây và sóng lại có giọng điệu ngây thơ hồn nhiên và trí tưởng tượng diệu
kì đến thế. Vì sao em bé trong bài thơ lại có thể từ chối những trò chơi mà
hầu hết trẻ em mới nghe đã đều mơ ước ? Và vì sao một người cha vừa
chịu một nỗi đau đớn khôn cùng lại đã hào hứng làm thơ cho con trẻ ? Có
phải đó là vì ở thiên tài Tagor, tình yêu thương con người đã giúp ông
vượt qua mọi bất hạnh ? Nỗi đau riêng của người cha hòa với tình yêu con
trẻ nói chung đã giúp Tagor khao khát sáng tác và trở thành nhà thơ của

trẻ thơ …
Trang 13
(2) Lưu ý đến những nét đặc sắc nhất, tiêu biểu nhất trong tâm trạng
nhân vật trữ tình của bài thơ.
Trong bài Mây và sóng, đó là niềm khao khát của em bé về tình mẫu
tử. Đối với em, mẹ là người đáng yêu nhất. Chỉ có ở bên mẹ, được chơi
với mẹ và được mẹ yêu thương, em mới cảm thấy hạnh phúc.
Trong thơ Lí Bạch, cả hai bài Xa ngắm thác núi Lư và Cảm nghĩ trong
đêm thanh tĩnh đều ẩn chứa những rung động của nhà thơ trước vẻ đẹp của
cảnh sắc. Nhưng nếu Xa ngắm thác núi Lư, ta cảm nhận được tâm trạng
phấn chấn hào hứng của nhà thơ trước cái kỳ vỹ mỹ lệ của thác Núi Lư thì
trong Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, tâm trạng nhà thơ lại đi vào chiều
sâu của thế giới nội tâm đầy suy tư trăn trở.
Từ những điều nêu trên, ta nhận thấy việc tiếp cận bài thơ từ đặc trưng
thể loại rất cần thiết. Người giáo viên cần đặc biệt quan tâm và có ý thức
thực hiện thường xuyên khi giảng dạy các bài thơ nước ngoài.
d. Liên hệ giữa tác phẩm với bút pháp nhà thơ
Phần thơ nước ngoài chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong chương trình
VHNN. Thế nhưng những tác phẩm được tuyển chọn lại là tinh hoa của
thi ca nhân loại. Cho nên sẽ là thiếu sót nếu người dạy không làm cho các
em thích thú say mê với tác phẩm, không nắm được hết cái hay, cái đẹp
của tác phẩm và tài năng của nhà thơ. Phải cho các em có ấn tượng về nhà
thơ, phải hiểu được một số nét đặc sắc trong bút pháp tác giả thì việc tìm
hiểu bài thơ mới dễ dàng.
Mặt khác, chúng ta đều biết những bài thơ được chọn trong chương
trình đều thể hiện đậm đặc bút pháp của nhà thơ. Trong quá trình hướng
dẫn phân tích, giáo viên cho HS liên hệ với bút pháp của nhà thơ thì các
em sẽ hiểu sâu, nắm vững tác phẩm hơn. Bút pháp vốn là thuật ngữ của
thư pháp – nghệ thuật viết chữ Hán, chỉ cách cầm bút, cách đưa đẩy nét
Trang 14

bút để tạo dáng chữ đẹp. Nhưng khi sử dụng trong văn học, bút pháp được
hiểu là cách thức hành văn, dùng chữ, bố cục, cách sử dụng các phương
tiện biểu hiện để tạo thành một hình thức nghệ thuật nào đó. Ở đây, bút
pháp cũng tức là cách viết, lối viết. Khái niệm bút pháp, do trực tiếp gắn
với cách viết, lối viết nên có phần tương đồng với khái niệm phong cách,
văn phong.
Nội dung phong cách nay đã được hiểu một cách rộng hơn, có tính hệ
thống hơn. Khái niệm bút pháp mà tôi sử dụng trong đề tài này là một yếu
tố đặc sắc về cách viết, cách sử dụng các phương tiện biểu hiện mà tác giả
đã tạo nên trong tác phẩm thơ nước ngoài.
Xét ở góc độ khác, khi học tập các bài thơ trong chương trình Văn
Học Việt Nam, HS có điều kiện tiếp xúc với tác giả, tác phẩm qua sách
báo, tài liệu, truyền hình và có thể còn được trực tiếp gặp gỡ các nhà thơ.
Trong việc học VHNN thì tất cả các sự tiếp xúc nói trên đều vô cùng khó
khăn. Các em chủ yếu tiếp cận với tác phẩm qua việc học tập trên lớp với
một bản dịch. Vì thế, trong quá trình tìm hiểu bài thơ, cho các em liên hệ
bút pháp nhà thơ sẽ giúp các em có ấn tượng sâu sắc về tác phẩm.
Dạy bài Mây và Sóng của Tagor, người dạy cho HS biết đặc điểm bút
pháp thơ của Tagor khi viết cho thiếu nhi là trí tưởng tượng dồi dào bay
bổng. Nét bút pháp đặc sắc ấy rất phù hợp với đầu óc mộng mơ khoáng
đạt ngộ nghĩnh của tuổi thơ, với một thế giới bao la vừa quen vừa lạ, vừa
thực vừa ảo, lung linh hình ảnh và màu sắc. Nhưng dù viết cho thiếu nhi
hay người lớn thì các bài của Tagor cũng thường chứa đựng một nội dung
tình cảm nồng ấm mang tính nhân đạo sâu sắc. Thơ ông là tiếng hát, tiếng
ru ngọt ngào, mê say của một trái tim yêu thương đối với con người và
cuộc sống.
Trang 15
Bài thơ Mây và Sóng đã thể hiện khá rõ đặc điểm bút pháp trên của
ông qua câu chuyện giữa em bé với Mây và Sóng. Một sự tưởng tượng
vừa bay bổng, vừa hợp lý mà lại rất ngộ nghĩnh. Bài thơ vẽ ra hai cảnh :

Cảnh đầu là cuộc trò chuyện của em bé với Mây, cảnh sau là với Sóng.
Những trò chơi mà Mây và Sóng gợi ra để rủ rê em bé thật là kỳ thú khiến
cho em dường như không thể cưỡng lại được. Điều này đòi hỏi nhà thơ
phải có óc tưởng tượng phong phú và nắm vững tâm lý tuổi thơ. Sự tưởng
tượng càng phong phú bao nhiêu thì sức quyến rũ của trò chơi càng mạnh
bấy nhiêu và việc em bé từ chối càng chứng tỏ sức mạnh tình yêu của em
bé đối với mẹ lớn đến thế nào. Trí tưởng tượng của nhà thơ còn đặc sắc ở
chỗ hai cảnh có vẻ như lặp lại, nhưng thực ra là có chỗ khác nhau. Mây ở
trên cao, Sóng ở dưới thấp, bầu trời tác động chủ yếu vào thị giác tạo nên
sự hấp dẫn mang màu sắc tiên cảnh, còn biển cả thì kích thích vào thính
giác làm nên nét hấp dẫn ở giai điệu du dương và dường như gần gũi với
hạ giới hơn. Chỗ khác nhau ấy bổ sung cho nhau càng làm tăng sức cuốn
hút của trò chơi.
Sức tưởng tượng của tác giả không chỉ biểu hiện ở những trò chơi do
Mây và Sóng gợi ra mà còn ở trò chơi của em bé với mẹ. Sự tưởng tượng
này hấp dẫn ở chỗ nó thật bất ngờ : bất ngờ ở sự thông minh chủ động của
em bé, bất ngờ ở việc em bé cũng chơi trò chơi Mây và Sóng nhưng lại
chơi ngay trong mái ấm gia đình, bên cạnh người mẹ thân yêu.
Thêm một sự tưởng tượng nữa là Tagor đã kết thúc bài thơ bằng một
hình ảnh thật đẹp :
Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
Tiếng cười xóa mờ tất cả, bao trùm lên tất cả trong một niềm hạnh
phúc khôn cùng. Mẹ và con đang ở đâu, trên trời cùng mây, dưới biển
Trang 16
cùng sóng, hay ở khắp mọi nơi mà không ai biết… rõ ràng tình yêu mẹ đã
chắp cánh cho trí tưởng tượng của em bé và trò chơi của em hay hơn của
Mây và Sóng rất nhiều. Bút pháp Tagor đã thực sự tạo cho bài thơ một vẻ
đẹp thật kỳ diệu.
e. Vấn đề dạy và học tác phẩm trên cơ sở thi pháp.

Hiện nay qua tài liệu một số vấn đề về thi pháp học hiện đại, khái
niệm thi pháp và thi pháp học đã không còn xa lạ với giáo viên Văn ở
trường trung học cơ sở và đã giúp họ có cơ sở bước đầu để tiếp cận với
hướng dạy học tác phẩm từ góc độ thi pháp.
Tuy nhiên, đối với việc dạy VHNN nói chung và dạy thơ nước ngoài
nói riêng thì vấn đề này lại xuất hiện nhiều bất cập. Nguyên nhân chủ yếu
có lẽ do giáo viên chưa có đủ lực cần thiết để làm chủ được những kiến
thức về thi pháp mà họ tiếp nhận.
Thi pháp có dung lượng kiến thức phong phú và khá phức tạp. Chỉ
riêng những yếu tố cơ bản, những kiến thức cần thiết về thi pháp tác phẩm
mà giáo viên cần nắm vững để giảng dạy cũng đòi hỏi ở họ nhiều tâm
huyết và thời gian. Đó là chưa kể những khó khăn thiếu thốn trong việc
tiếp cận tác giả tác phẩm và các tài liệu tham khảo thơ nước ngoài… Tình
hình này đã dẫn đến thực trạng ở các trường THCS, hướng phân tích tác
phẩm thơ nước ngoài từ góc độ thi pháp hầu như đang được bỏ ngỏ.
Một tình hình bất cập như trên đòi hỏi chúng ta phải đưa việc dạy và
học VHNN đặc biệt là thơ nước ngoài trên cơ sở thi pháp vào nhà trường
THCS. Nhưng vì đây là vấn đề khó nên cần nghiên cứu đầy đủ và thực
Trang 17
hiện ứng dụng ở từng cấp độ. Ở phần này, tôi chỉ xin đề cập việc dạy và
học các bài thơ Đường trên cơ sở thi pháp và bước đầu đề xuất một số ý
kiến sau.
Trước hết, để có thêm tư liệu cho giảng dạy, giáo viên nên tìm đọc
một số những tài liệu như :
- Văn học Trung Quốc ( 2 tập ) của GS Trương Chính, GS Nguyễn
Khắc Phi.
- Thơ Đường của Nam Trân.
- Văn học Trung Quốc trong trường phổ thông.
- Thi pháp thơ Đường.
- Chữ Tâm trong thơ Đường. Ba tác phẩm trên của Nguyễn Thị

Bích Hải.
Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy, người dạy cần trang bị cho HS
một số kiến thức chủ yếu vận dụng để tiếp cận tác phẩm.
Trong thi pháp thơ Đường, nổi bật là quan niệm về con người. Con
người trong thơ Đường trước hết là con người vũ trụ : con người là một
tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ. Quan niệm như thế nên tiếng nói của nhà thơ
là tiếng nói “Tiểu thiên địa” giữa lòng thiên địa mênh mông. Nhà thơ bao
giờ cũng thấy vũ trụ thật lớn lao, mênh mông, vô hạn, còn con người thì
bé nhỏ, cô đơn và hữu hạn. Hiểu được quan niệm về con người như thế, sẽ
giúp HS hiểu được điểm nhìn của Lí Bạch, tiếng nói tri âm của ông trước
thiên nhiên, sự khát khao thoát khỏi cõi đời tầm thường và cả tâm sự u
hoài, cô đơn của ông trong hai bài thơ Xa ngắm thác núi Lư, Cảm nghĩ
trong đêm thanh tĩnh.
Dạy thơ Đường, cần cho các em hiểu được không gian và thời gian
nghệ thuật của bài thơ. Trong thơ Đường, không gian nghệ thuật là không
Trang 18
gian vũ trụ, một không gian mang tính chất đối xứng và con người là tâm
đồi xứng trong không gian ấy. Con người trong không gian vũ trụ thường
cảm thấy cô độc và luôn luôn có khát vọng chiếm lĩnh, vượt không gian,
muốn có mặt khắp nơi trong thiên hạ. Vì thế trong thơ Đường, cảnh
thường cao và xa, kích thước cảnh thường lớn. Đặc điểm này có thể cho
HS thấy rõ khi dạy bài Xa ngắm thác Núi Lư. Ngược lại với không gian
rộng lớn, cao và xa của vũ trụ là không gian đời thường bé nhỏ, chật hẹp,
tối tăm.
Ở thơ Đường, thời gian nghệ thuật không đứng yên mà luôn luôn có
xu hướng vận hành luân chuyển. Có khi là thời gian ngược về quá khứ (
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh), có lúc hướng về tương lai, nhưng thường
ngược về quá khứ nhiều hơn, bởi trong tâm niệm của thi nhân, cái gì thuộc
về quá khứ cũng đẹp, cũng tốt lành. Thời gian đời thường trong thơ
Đường là thời gian hiện tại, cụ thể, là thời gian của sự kiện, thời gian của

sinh hoạt, thời gian trần thuật. Thời gian đời thường thường gấp gáp, tất
bật, khẩn trương.
Về mặt ngôn ngữ, cấu trúc ngữ pháp trong thơ Đường thường là loại
câu chỉ quan hệ nhân quả, điều kiện, nhượng bộ, tăng tiến; vế câu phụ
đứng trước, vế câu chính đứng sau; kiểu câu cầu khiến xuất hiện khá
nhiều. Riêng về từ vựng, loại thơ thể hiện con người vũ trụ dùng danh từ
nhiều; loại thơ thể hiện con người đời thường thì dùng động từ nhiều. Đại
từ nhân xưng thường sử dụng ít trong loại thơ thể hiện con người vũ trụ,
nhưng lại dùng nhiều trong loại thơ thể hiện con người đời thường.
Trong những bài thơ trữ tình, hình ảnh, ngôn từ thường có tính chất
ước lệ, ngôn ngữ hàm xúc, nhiều sức gợi. Còn trong những bài thơ hiện
thực, hình ảnh, ngôn từ thường cụ thể, sinh động…
Trang 19
Những bài thơ Đường trong chương trình VHNN ở THCS đã thể hiện
tương đối những đặc điểm thi pháp đã nêu ở trên. Phân tích thơ Đường
phải đứng ở góc độ thi pháp thì mới giúp HS cảm nhận được hết vẻ đẹp
của bài thơ.
Trong số các bài thơ của Lí Bạch được chọn dạy, bài Xa ngắm thác
Núi Lư tiêu biểu hơn cả cho hồn thơ Lí Bạch. Hướng dẫn phân tích bài thơ
này, trước hết cần cho HS thấy rõ bài thơ đã tuân thủ một cách nghiêm
túc, chuẩn mực những luật lệ, quy tắc của thơ Đường, cho thấy sự đa dạng
trong mối quan hệ giữa bốn câu thơ và do đó HS có thể khám phá ra vẻ
đẹp của từng câu.
Ở câu đầu, cảnh được nhìn từ xa nhưng chưa phải là bản thân thác
nước. Thác nước chỉ hiện lên vẻ đẹp của nó khi được xuất hiện trên cái
nền là ngọn núi Hương Lô. Cái mới mà Lí Bạch mang đến ở đây là miêu
tả nó dưới ánh mặt trời, làm cho mỗi vật xung quanh trở nên sống động.
Ở câu (2), giáo viên gợi ý để học sinh thấy được ấn tượng ban đầu của
nhà thơ đối với thác nước. Nên cho các em đối chiếu với nguyên bản in
trong SGK để thấy chữ quải (treo) đã biến động thành tĩnh, biểu hiện một

cách sát hợp cảm nhận từ xa về dòng thác, một dòng thác treo cao như dải
lụa trên cái nền của đỉnh núi có khói tỏa mịt mờ và chân núi có dòng sông
tuôn chảy. Quả là một bức tranh họa tráng lệ, kì vĩ.
Ở câu thứ (3), giáo viên lại gợi ý để các em thấy cảnh tĩnh chuyển
sang động với động từ kèm theo trạng từ để chỉ thế nước chảy. Ở câu cuối
cùng, nhà thơ đã kết hợp khá tài tình giữa cái ảo và cái chân, giữa cái hình
và cái thần để tả được cảm giác kì diệu do hình ảnh thác nước gợi lên
trong tâm khảm nhà thơ. Giáo viên đặc biệt cho học sinh phân tích hai chữ
nghi thị (ngỡ là). “Ngỡ là” tức là biết sự thực không phải như vậy :
Nghi thị Ngân hà lạc cửu thiên
Trang 20
(Tưởng dãi Ngân hà tuột khỏi mây)
Biết sự thực không phải vậy mà vẫn tả như vậy. Phải chăng đó là nét
độc đáo của vị thi tiên ? Bài thơ không có một lời ngợi ca trực tiếp, song
qua những hình ảnh tráng lệ kì vĩ, với một không gian vũ trụ đầy biến ảo,
ta có thể thấy sức hấp dẫn của nghệ thuật thi ca mãnh liệt biết nhường nào.
Vẻ đẹp của thác núi Lư và tâm hồn yêu thiên nhiên đất nước cùng tài năng
của Lí Bạch sẽ còn mãi với thời gian.
IV/ KẾT QUẢ
- Từ những năm được trường phân công chuyên môn dạy Ngữ Văn
đến nay tôi đã, đang áp dụng các phương pháp trên vào việc dạy thơ nước
ngoài và tôi nhận thấy rằng : Trước đây khi chưa thực hiện các phương
pháp trên thì việc dạy và học một tiết thơ nước ngoài quả là nặng nề đối
với cả học sinh và giáo viên. Nhưng từ khi áp dụng các phương pháp trên
học sinh đã bắt đầu thích học thơ nước ngoài và kết quả các em tiếp thu
bài tốt hơn, học tập cũng khả quan hơn.
Tôi đã tiến hành ra đề kiểm tra đối với học sinh của lớp 7
1
, 7
3

trường
THCS Bán công Nguyễn Công Trứ và kết quả như sau :
Lớp
Tổng
số HS
Điểm trên trung bình Điểm dưới trung bình
8-10 6,5-7,9
5 -
6,4
(+) % 3 - 4,9
0 -
2,9
(+) %
7
1
46 6 13 20 39 85 5 2 7 15
7
3
44 4 11 21 36 82 7 1 8 18
Trang 21
Với các phương pháp trên đã phần nào hạn chế được điểm dưới trung
bình và làm tăng số điểm khá giỏi.
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Trong quá trình giảng dạy không có phương pháp học mào là tối ưu.
Muốn đạt kết quả tốt trong giảng dạy cần kết hợp sáng tạo các phương
pháp với sự chỉ đạo của GV và sự chủ động của HS.
* Đối với GV :
- Chú trọng đầu tư giáo án, nghiên cứu kĩ SGK, SGV, sách tham khảo.
- Sử dụng triệt để ĐDDH có sẵn hoặc làm thêm để tạo hứng thú cho HS.
- Xác định đúng nội dung bài học và đối tượng HS cho phù hợp.

* Đối với HS :
- Chuẩn bị bài ở nhà thật kĩ.
- Tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
VI/ KẾT LUẬN
Quá trình tìm hiểu thực trạng dạy học Thơ nước ngoài ở trường THCS
đã giúp tôi tin rằng : Cần có một định hướng đúng đắn để xác lập phương
hướng dạy học thơ nước ngoài trong hệ thống lí luận về phương pháp dạy
VHNN. Những biện pháp như : Tìm hiểu văn bản dịch, liên hệ so sánh tác
phẩm thơ nước ngoài với những tác phẩm khác, dạy thơ theo đặc trưng
thể loại … Những ý kiến của tôi chỉ nhằm khắc phục những mặt hạn chế
Trang 22
trong việc giảng dạy thơ nước ngoài chứ không nhằm mục đích nêu lên
những kiến nghị toàn diện về vấn đề này.
Muốn có một phương pháp thực sự mang đặc trưng của việc dạy học
thơ nước ngoài, chúng ta cần có thêm điều kiện để nghiên cứu các yếu tố
khác như: tâm lí tiếp nhận của học sinh, đặc trưng thi pháp của mỗi tác
giả, tác phẩm thơ nước ngoài, hệ thống câu hỏi, cách soạn giáo án … Mặt
khác, còn cần so sánh một cách đầy đủ hơn việc dạy thơ nước ngoài và thơ
Việt Nam, đặc biệt còn cần tiến hành các tiết dạy thử và các buổi hội thảo
ở phạm vi rộng hơn … Đó là những công trình nghiên cứu về phương
pháp mang tính chất sâu sắc và toàn diện với sự tham gia của các chuyên
gia VHNN, sự cộng tác của các cấp chuyên môn, sự cộng tác của nhiều
thầy cô giáo có kinh nghiệm ở các trường THCS. Thiết nghĩ chỉ có như
vậy chúng ta mới có thể tìm ra những giải pháp tối ưu cho phương pháp
dạy học VHNN nói chung và thơ nước ngoài nói riêng.
VII/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Văn học Trung Quốc ( 2 tập ) của GS Trương Chính, GS Nguyễn Khắc
Phi.
- Thơ Đường của Nam Trân.
- Văn học Trung Quốc trong trường phổ thông của Nguyễn Thị Bích Hải.

- Thi pháp thơ Đường của Nguyễn Thị Bích Hải.
- Chữ Tâm trong thơ Đường của Nguyễn Thị Bích Hải.
- SGK Ngữ văn 7 – Nguyễn Khắc Phi ( tổng chủ biên ) – Nhà XBGD –
2003
- SGV Ngữ văn 7 – Nguyễn Khắc Phi ( tổng chủ biên ) – Nhà XBGD –
2003
Trang 23
- SGK Ngữ văn 9 - Nguyễn Khắc Phi ( tổng chủ biên ) - Nhà XBGD
- SGV Ngữ văn 9 - Nguyễn Khắc Phi ( tổng chủ biên ) - Nhà XBGD
Trang 24

×