Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Bác sỹ giỏi cần là luật sư cho chính mình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.92 KB, 69 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

BÁC SĨ GIỎI CẦN LÀ
LUẬT SƯ CHO CHÍNH MÌNH

TRẦN THANH MINH
MSSV: 125272063

Tp. HCM, 08/2017


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên em xin được nhấn mạnh rằng đây là hai trong những Module bản thân
em và nhiều sinh viên khác của lớp cảm thấy thú vị và để lại nhiều bài học sâu sắc nhất.
Do đó để mở đầu cho bài thu hoạch này, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến
các thầy cô trong bộ môn Quản lý bệnh viện và bộ môn Kinh tế y tế của Khoa Y - Đại học
quốc gia TP.Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn chúng em trong môn
học.
Đây là những module cuối năm thứ năm của chúng em, trước vào năm cuối nhiều
thử thách chờ đợi phía trước, không chỉ về việc trang bị đủ kiến thức về chuyên môn mà
cần thiết không kém đó là kỹ năng sống và làm việc trong môi trường nghề y sau này.
Việc được học những bài học bổ ích trong module đã làm chúng em mở rộng tầm nhìn
cho bản thân, để từ đó biết ước mơ và biến chúng trở thành hiện thực. Ngày nhận được
thời khóa biểu của liên module, chúng em biết được tên các bài học, có lẽ không chỉ bản
thân em mà nhiều bạn khác đều tự hỏi rằng chúng em có thể lĩnh hội được những kiến


thức có vẻ hàn lâm và xa lạ như thế không – những kiến thức về lĩnh vực quản trị, kinh tế
- tài chính, bảo hiểm,... và tất nhiên cả luật nữa. Nhưng xóa đi những ngờ vực và tự ti ban
đầu, qua sự hướng dẫn tận tình và tâm huyết của các thầy, các cô, chúng em đã dần làm
quen, học hỏi thêm để hiểu sâu hơn về các lĩnh vực này. Bài thu hoạch này không những
để đánh giá kiến thức sau ba tuần học tập mà đối với em, nó còn là cơ hội để nói lên suy
nghĩ, tâm tư, cách nhìn nhận của mình đối với cái nghề đang theo đuổi ở góc nhìn khác
mới hơn, khác với những kiến thức lý thuyết về y học hay thực tập lâm sàng mà em đã
từng trải qua trước đó.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Thế Dũng – người Thầy đã trực tiếp xây
dựng một cách tâm huyết khi đã thiết kế nội dung chương trình giảng dạy một cách tốt
nhất cho chúng em, mời những thầy cô có chuyên môn kiến thức sâu trong các bài học và
thầy cũng là người bỏ ra nhiều thời gian, công sức để trực tiếp giảng dạy và truyền đạt
những kinh nghiệm, những câu chuyện thú vị nhưng cũng đầy bổ ích trong cuộc ời làm
nghề y của mình. Xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Thầy Nguyễn Tuấn Kiệt, người
giảng viên, cũng là người luôn theo sát chúng em trong từng bài giảng và cùng toàn thể
cán bộ giảng của module, Ban giám đốc và phòng quản trị thiết bị Bệnh viện Bệnh nhiệt
đới.
Vì kiến thức còn hạn hẹp, trong quá trình làm bài sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót, em mong nhận được những góp ý từ thầy để không những rút kinh nghiệm cho bài
thu hoạch này mà còn để tích lũy thêm kiến thức trên con đường hành nghề y của mình.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khoẻ,
thành đạt trong sự nghiệp và cuộc sống.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 8 năm 2017
Sinh viên

2


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Trần Thanh Minh

3


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
TÓM TẮT
Lớp Y 2012 chúng em vừa được học hai module rất lí thú và bổ ích đó là module
Quản lý bệnh viện và module Kinh tế y tế. Qua đó chúng em nhận thấy có rất nhiều vấn
đề được đặt ra, hầu hết đều là những vấn đề nổi bật, trọng yếu trong ngành y tế. Tuy nhiên
với những hiểu biết hạn chế và sự thích thú ở bài giảng về những bọ luật liên quan đến
ngành y, trong bài thu hoạch cuối module em xin được trình bày về vấn đề Luật trong
ngành y với chủ đề “Bác sĩ giỏi cần la luật sư cho chính mình”. Một vấn đề em khá tâm
đắc và quan tâm chú ý, bởi lẽ dường như đang bị lãng quên và xao nhãng, người trong
nghề y không nhận thức được pháp luật quan trọng đến thế nào.
Trong giới hạn của bài viết em sẽ cố gắng nêu bật lên những vấn đề nổi cộm trong
nội dung khái quát về Luật, mối quan hệ của Luật đối với ngành y tế, những câu chuyện
lịch sử của những người thầy thuốc tài ba, đã thấy được người thầy thuốc cần có luật
trong hành nghề. Tiếp theo với thực trạng Luật pháp còn chưa được đưa vào ngành y tế,
dẫn đến nhiều hạu quả đáng tiếc, người nhân viên y tế chưa được luật pháp bảo vệ. Sau đó
với sự vào cuộc của các lãnh đạo ngành y tế và cơ quan lập pháp – Quốc hội, Luật để bảo
vệ y bác sĩ là cần thiết. Cuối cung em cũng xin có một số giải pháp để y bác sĩ có cơ hội
học tập Luật ột cách bài bản, có được hành lang pháp lý để hành nghề thật đúng và bảo vệ
được bản thân.

4


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM

Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Lời cảm ơn

i

Tóm tắt

ii

Mục lục

iii

Danh sách hình vẽ

v

Danh sách các thuật ngữ viết tắt

vi

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2

2.1. Đại cương về luật

2

2.1.1. Khái niệm cơ bản về luật

2

2.1.2. Lịch sử của luật

3

2.1.3. Bản chất và thuộc tính của luật

4

2.1.4. Các hệ thống pháp luật

4

2.1.5. Các bộ phận của luật

5

2.2. Nghề y từ xưa đã gắn bó với luật


7

2.2.1. Lời thề Hippocrates

7

2.2.2. Lê Hữu Trác - “Tám tội cần tránh”

7

2.3. Luật khám bệnh, chữa bệnh

8

2.3.1. Bố cục và nội dung cơ bản

8

2.3.2. Sự cần thiết phải ban hành luật

10

2.3.3. Quan điểm chỉ đạo việc xây dựng luật

10

2.3.4. Nội dung cụ thể của Luật

11


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG

12

3.1. Nghề y cần luật hơn bao giờ hết

12

3.2. Lãnh đạo ngành y tế và cơ quan lập pháp nghĩ gì ?

14

5


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

17

4.1. Kết luận

17

4.2. Kiến nghị

17


Tài liệu tham khảo

19

Phụ lục A : Lời thề Hippocrates

20

Phụ lục B : Luật khám bệnh, chữa bệnh

21

Phụ lục C : Quy định về Y đức

58

Phụ lục D : Đạo đức ngành Dược

60

6


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH HÌNH
Tên hình

Trang


7


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
ANTT

An ninh trật tự

BYT

Bộ Y tế

BV

Bệnh viện

CBYT

Cán bộ y tế

8


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

9



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU
Người thầy thuốc trong con mắt của mọi người từ trước tới nay luôn ở một vị thế
cao trong xã hội. Sở dĩ như thế vì khác với mọi ngành nghề khác, công việc của người
thầy thuốc làm mỗi ngày là tiếp xúc với bệnh nhân, đối mặt với nguyện vọng được chữa
bệnh và chịu trách nhiệm trước sức khỏe và sinh mệnh của họ. Mọi người luôn tâm niệm
rằng người thầy thuốc là những người uyên bác nhất, về chuyên môn của họ. Các thế hệ
học sinh và sinh viên sau này, khi lựa chọn ngành y, đều đưa chuyên môn làm hàng đầu
trong những điều cần học ở trường y, một phần lớn trong đó ngay lập tức gạt bỏ ra trong
suy nghĩ của họ những lĩnh vực khác để học tập như kinh tế - tài chính, quản trị, ngoại
giao, truyền thông, luật, … đâu biết được rằng những lĩnh vực tưởng chừng như không
liên quan đó lại là những yếu tố quan trọng đến tương lai và sự nghiệp của họ. Họ sau khi
ra trường khi công tác bộc lộ những điểm yếu khi gặp phải các vấn đề mà để giải quyết
chúng cần những kiến thức ở các lĩnh vực xa lạ kia.
Những sự việc xảy ra liên quan đến các nhân viên y tế trong thời gian gần đây có
thể gán cho nhiều nguyên nhân khách quan ở người bệnh, người thân hay những người
hiếu kỳ bên cạnh nhưng không thể bỏ qua nguyên nhân chủ quan ở bản thân người cán
bộ, nhân viên y tế không được trang bị cách giải quyết vấn đề một cách hợp lý mà cội
nguồn do thiếu hiểu biết về những lĩnh vực nói trên. Ở đây em xin muốn nhấn mạnh đến
vấn đề sử dụng luật trong lĩnh vực y tế, lĩnh vực có vẻ khô khan và xa vời nhất đối với các
thầy thuốc. Qua sự hiểu biết ban đầu của bản thân và hướng dẫn của các thầy trong
module này, đặc biệt là Thầy Lê Trúc Phương, em nhận thấy luật pháp là vấn đề mà mỗi
người bác sĩ cần học tập một cách nghiêm túc, học để hiểu biết, học để vận dụng, biến
luật pháp trở thành phương tiện đơn giản trong thực hành hằng ngày cũng như là lá chắn
bảo vệ bản thân và danh dự của chính mình. Do đó em xin trình bày những ý tưởng trên
trong bài thu hoạch cuối module này, với chủ đề : Bác sĩ giỏi cần là một luật sư cho chính
mình.
Trong giới hạn của bai thu hoạch này, em xin tập trung đến văn bản pháp luật liên

quan đến ngành y tế nhiều nhất và thường được nhắc đến nhất trong những năm gần đây
đó là luật khám bệnh, chữa bệnh.

10


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Để hiểu hơn về luật pháp nói chung và luật khám bệnh, chữa bệnh nói riêng, chúng
ta sẽ cùng tìm hiểu những khái niệm về luật, được thấy mối liên quan mật thiết giữa hai
lĩnh vực mà chúng ra những tưởng xa lạ đó là luật và nghề y, được kiểm chứng bởi những
câu chuyện có thật trong lịch sử của nghề y Việt Nam và thế giới. Qua đó thấy được sự ra
đời của Luật khám bệnh, chữa bệnh là một tiến trình tất yếu, cần thiết để học tập và thực
hành trong sự nghiệp hành nghề thầy thuốc của mình.
2.1. Đại cương về Luật
2.1.1. Khái niệm cơ bản về Luật
Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Luật pháp dưới góc độ luật học được hiểu
như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa
nhận, thể hiện ý chí chung của một quốc gia, khu vực, được Nhà nước đảm bảo thực hiện
bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.
Luật pháp thông thường được thực thi thông qua một hệ thống các cơ quan thực
thi, bao gồm các cơ quan như công an (cảnh sát), tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành
án... Trong đó quan tòa sẽ nghe tranh tụng từ các bên và áp dụng các quy định để đưa ra
phán quyết công bằng và hợp lý. Cách thức mà luật pháp được thực thi được biết đến như
là hệ thống pháp lý, thông thường phát triển trên cơ sở tập quán tại mỗi quốc gia. Tuy
nhiên, cũng cần hiểu rằng, chỉ những hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu cho xã
hội và đến một mức độ cần thiết mới có thể bị đưa ra toà án. Hiện nay, hầu hết các nước
trên thế giới đều có hai "nhánh" là thực thi luật pháp theo con đường hành chính và thực
thi theo con đường hình sự. Hành chính và hình sự là hai cấp độ khác nhau và không thể

đồng thời áp dụng lên một hành vi vi phạm.
Về cơ bản, luật pháp được thực thi thông qua các biện pháp hành chính là nhiều
hơn cả, ví dụ như: cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm, thanh tra xây dựng thanh
tra và xử phạt vi phạm ...
Trong xã hội dân sự, mặc dù toà án vừa đóng vai trò là cơ quan thực thi nhưng
cũng vừa là một người trọng tài để đưa ra các phán xét của mình về tính hợp pháp của
hành vi. Tuy vậy, ở Việt Nam và đại đa số các nước châu Á nói chung, việc đưa vụ việc
đến toà án chưa trở thành một thói quen và văn hoá pháp luật.
Phần lớn các quốc gia dựa vào cảnh sát pháp lý để thi hành luật pháp. Cảnh sát
pháp lý nói chung phải được đào tạo chuyên nghiệp về các kiến thức, kỹ năng thực thi
luật pháp trước khi được cho phép có các hành vi nhân danh pháp luật, chẳng hạn như
đưa ra các cảnh báo và trát đòi hầu tòa, thực thi việc tìm kiếm hay ra các lệnh khác cũng
như thực hiện việc tạm giam, tạm giữ. Những người hành nghề pháp lý nói chung phải
11


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
được đào tạo chuyên nghiệp về các kiến thức pháp lý trước khi được phép biện hộ cho các
bên tại tòa án, dự thảo các văn bản pháp lý hay đưa ra các tư vấn pháp lý.
Cùng phân biệt rõ hơn một số khái niệm Pháp Luật, Pháp chế, Luật và Bộ luật.
* PHÁP LUẬT : Là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ
xã hội do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được thực hiện
bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Pháp luật hoàn toàn không phải là sản phẩm
thuần túy của lý tính hay bản tính tự nhiên phi giai cấp của con người như học thuyết
pháp luật tự nhiên quan niệm. Pháp luật cũng mang tính xã hội, bởi vì ở mức độ nhất
định, nó phải thể hiện và bảo đảm những yêu cầu chung của xã hội về văn hóa, phúc lợi,
môi trường sống… Nếu pháp luật phản ánh đúng đắn các quy luật vận động và phát triển
của xã hội, nhất là các quy luật kinh tế thì pháp luật sẽ có tác động tích cực đối với phát
triển kinh tế - xã hội. Ngược lại, pháp luật sẽ kìm hãm sự phát triển đó. Những thuộc tính

cơ bản của pháp luật là tính quy phạm, tính cưỡng chế, tính khách quan, tính Nhà nước,
tính hệ thống và tương đối ổn định.
* PHÁP CHẾ : Là một chế độ và trật tự pháp luật trong đó tất cả các cơ quan Nhà
nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một
cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Pháp chế và pháp luật có quan hệ mật thiết với
nhau, nhưng không đồng nhất. Các tổ chức, chính trị, xã hội cũng có nghĩa vụ tuân thủ
pháp luật của Nhà nước. Thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế là cơ sở bảo đảm cho bộ máy
Nhà nước hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ, phát huy đầy đủ hiệu lực của mình và bảo đảm
công bằng xã hội. Điều 12 Hiến pháp 1992 của nước ta quy định “Nhà nước quản lý xã
hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Tính thống
nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi bộ máy Nhà nước, các địa phương và mọi
công dân trong cả nước phải nhận thức và thực hiện giống nhau đối với toàn bộ hệ thống
pháp luật đã ban hành. Nó không cho phép mỗi nơi có luật lệ riêng, duy trì tình trạng
“phép vua thua lệ làng”, thực hiện pháp luật của nhà nước theo cách “vận dụng” riêng của
mình. Nó chống lại thói cục bộ, địa phương. Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế là
điều kiện không thể thiếu để thực hiện dân chủ đối với mọi công dân và quyền lực của
nhà nước.
* BỘ LUẬT và LUẬT : Đều là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành
để cụ thể hóa Hiến pháp nhằm điều chỉnh các loại quan hệ xã hội trong các lĩnh vực hoạt
động của xã hội. Các Bộ luật và luật này có giá trị pháp lý cao (chỉ sau Hiến pháp) và có
phạm vi tác động rộng lớn đến đông đảo các tầng lớp nhân dân. Các Bộ luật và luật
thường được ban hành theo một trình tự hết sức chặt chẽ, gồm 4 giai đoạn : soạn thảo dự
án luật, thảo luận dự án luật, thông qua luật, và công bố luật. Tuy nhiên cần phân biệt giữa
Bộ luật và luật. Bộ luật là một văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành nhằm
điều chỉnh và tác động rộng rãi đến các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực hoạt động nào
đó của xã hội (ví dụ : Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật lao động, Bộ luật
dân sự…). Còn luật cũng là một văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, trình
12



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
tự ban hành và hiệu lực giống Bộ luật, song phạm vi các quan hệ xã hội cần điều chỉnh
hẹp hơn, chỉ trong một lĩnh vực hoạt động, một ngành hoặc một giới (ví dụ: Luật công ty,
Luật đất đai, Luật thuế, Luật đầu tư nước ngoài, Luật xây dựng, Luật nhà ở…).
2.1.2. Lịch sử của Luật
Pháp luật ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nước, đó là một điều tất yếu khách
quan. Xét về phương diện chủ quan, pháp luật do nhà nước đề ra và đảm bảo thực hiện
bằng sức mạnh của mình, trở thành một công cụ có hiệu quả nhất để bảo vệ lợi ích của
giai cấp thống trị trong xã hội, nó quản lý xã hội theo mục đích của nhà nước cũng tức là
mục đích của giai cấp thống trị.
Pháp luật được hình thành bằng nhiều cách với những hình thức khác nhau.
- Con đường thứ nhất là “luật pháp hoá”, “nhà nước hoá”. Nhà nước thừa nhận và
nâng lên những tập quán có lợi cho mình. Đó là “tập quán pháp”. Có tập quán được nhà
nước chính thức thừa nhận và đưa vào bộ luật, nhưng cũng cõ những tập quán được nhà
nước mặc niên thừa nhận. Như vậy có tập quán pháp thành văn và tập quán pháp không
thành văn. Điển hình là ở các nước phương Đông như ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam...
- Con đường thứ hai là do nhà nước ban hành mới. Do nhu cầu điều chỉnh những
quan hệ ngày càng phức tạp, phong phú, sâu và rộng mà tập quán pháp không thể điều
chỉnh được hết. Pháp luật được tồn tại dưới dạng thành văn và bất thành văn. Pháp luật
thành văn ra đời ngay từ khi xuất hiện chữ viết.VD như luật 12 bảng của La Mã cổ đại,
bột luật Hammurabi của Lưỡng Hà cổ đại....
2.1.3. Bản chất và thuộc tính của Luật
Bản chất của luật pháp phản ánh bản chất của Nhà nước đặt ra nó. Nhà nước kiểu
nào thì pháp luật kiểu đó. Chính vì vậy, luật pháp có tính chất giai cấp. Luật pháp còn có
tính xã hội vì nó chứa đựng những chuẩn mực chung được số đông trong xã hội ủng hộ.
Nếu không luật pháp sẽ bi chống đối. Luật pháp có tính dân tộc, nghĩa là phù hợp với
truyền thống, tập quán, giá trị đạo đức của các dân tộc trong đất nước. Bản chất này cho
phép luật pháp gần gũi với dân chúng, được dân chúng ủng hộ, do đó mà có hiệu quả điều
chỉnh lên các quan hệ xã hội. Luật pháp có tính thời đại, nghĩa là phù hợp với trình

độ phát triển kinh tế của đất nước, có khả năng hội nhập với luật pháp quốc tế.
Về mặt nội dung, luật pháp có tính quy phạm phổ biến. Luật pháp là do Nhà nước
đặt ra, nên đối tượng điều chỉnh của nó phổ biến hơn các quy phạm xã hội khác.
Về mặt hình thức, luật pháp có tính chặt chẽ. Để dân chúng biết được và phải biết
ý chí của Nhà nước, thì ý chí này phải được thể hiện dưới các hình thức chặt chẽ. Có 3
hình thức luật pháp cơ bản, đó là tập quán pháp, tiền lệ pháp, và văn bản quy phạm pháp
13


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
luật. Luật pháp được đảm bảo bằng Nhà nước. Sau khi đặt ra luật pháp, Nhà nước đưa
luật pháp vào đời sống thông qua các cơ quan Nhà nước, các thiết chế chính trị, các cán
bộ, nguồn lực tài chính, các phương pháp quản lý đặc biệt là phương pháp cưỡng chế.
2.1.4. Các hệ thống pháp luật
Nói chung có 4 hệ thống pháp luật đang được thực thi ngày nay trên thế giới.
a) Dân luật/Luật châu Âu lục địa

Hệ thống luật châu Âu lục địa hay dân luật là sự pháp điển hóa đặt thành một hệ
thống bao hàm toàn diện các quy tắc được áp dụng và làm sáng tỏ bởi các quan tòa. Đây
là hệ thống luật được thực thi lớn nhất trên thế giới, với khoảng 60% dân số thế giới sống
tại các quốc gia được điều hành bởi hệ thống luật này. Hệ thống luật châu Âu lục địa có
nguồn gốc từ Luật La Mã, đã được các học giả và các tòa án kế tục và sử dụng từ
cuối thời kỳ Trung cổ trở đi. Phần lớn các hệ thống pháp lý ngày nay có nguồn gốc từ xu
hướng pháp điển hóa trong thế kỷ 19. Luật dân sự của nhiều quốc gia, cụ thể là tại các
thuộc địa cũ của Pháp và Tây Ban Nha có các vết tích từ bộ luật Napoleon trong nhiều
khía cạnh.
b) Thông luật/luật Anh-Mỹ :

Thông luật hay luật Anh-Mỹ là một

hệ thống pháp luật với hình thức
pháp lý đặc thù là tiền lệ pháp. Đó là
pháp luật dựa trên các phán quyết tạo
ra tiền lệ (stare decisis) từ các vụ án
trước đó. Hệ thống thông luật hiện
nay được áp dụng tại Ireland, Anh,
Úc, New Zealand, Nam Phi, Canada
(ngoại trừ Québec) và Hoa Kỳ (bang
Louisiana sử dụng cả thông luật và
dân luật Napoleon). Ngoài ra, một số
quốc gia khác cũng áp dụng thông
luật trong một hệ thống hỗn hợp,
như Pakistan, Ấn Độ và Nigeria chủ
yếu áp dụng hệ thống thông luật,
nhưng kết hợp cả luật tôn giáo và tập
Hình 2. 1 : Hình trên bia mộ vua Hammurabi mô quán pháp.
tả thần Shamash đang tiết lộ luật cho vua. Hiện
vật bảo tàng Louvre.
c) Luật tôn giáo :

14


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Nhiều quốc gia xây dựng hệ thống pháp luật của mình trên cơ sở các nguyên lý tôn
giáo. Hệ thống có ảnh hưởng lớn nhất trong dạng này là Sharia, hay luật Hồi giáo. Luật
Do Thái (Halakha), được tuân thủ bởi những người Do Thái Chính thống và Bảo
thủ (trong các dạng khác nhau đáng kể) đề cập cả các quan hệ có tính chất tôn giáo cũng
như dân luật. Tuy nhiên, không giống như Sharia, hiện nay không có quốc gia nào có luật

pháp tuân theo Halakha một cách đầy đủ. Luật giáo hội Kitô ngày nay gần như chỉ để
phân xử các quan hệ tôn giáo chứ không giống như Sharia, trong đó nó liên quan tới cả
dân luật (như các quyền về tài sản, hợp đồng, công ty, hiệp hội và đền bù tổn thất) cũng
như luật hành chính.
2.1.5. Các bộ phận của Luật
Trong nghĩa rộng, các bộ phận của luật pháp có thể phân chia trên cơ sở bên nào là
bên có tố quyền. Một điều rất phổ biến là các lĩnh vực thực tế của áp dụng luật pháp có
thể bao trùm nhiều bộ phận của luật pháp.
a) Luật tư

Lĩnh vực của luật tư (luật dân sự) là hệ thống pháp lý liên quan đến các bộ luật điều
chỉnh các quan hệ giữa các cá nhân hay pháp nhân (không nhà nước). Luật tư có thể coi
như là luật dân sự mở rộng, nó không chỉ là hệ thống dân luật thịnh hành ở nhiều quốc gia
mà còn bao gồm cả những gì có trong dời sống pháp luật của một cá nhân mà không có sự
chi phối mạnh mẽ của Nhà nước như hôn nhân gia đình, thừa kế, thương mại (nói chung
là các lĩnh vực mà các bên liên quan thiết lập theo thỏa thuận là chính).
b) Luật công

Trong nghĩa chung nhất thì lĩnh vực của luật công là các sắc luật trong hệ thống luật
pháp đang đề cập tới nhằm điều chỉnh các quan hệ giữa các tổ chức nhà nước ở các cấp
độ khác nhau, cũng như điều chỉnh các tranh chấp giữa tổ chức nhà nước với các cá nhân,
pháp nhân khác (phi-nhà nước) trong phạm vi quốc gia đó. Các tổ chức nhà nước sử dụng
tố quyền để khởi kiện các cá nhân vì các vi phạm hình sự cũng như các cá nhân/pháp
nhân vì các vi phạm luật pháp khác. Luật công có thể chia thành 3 tiểu thể loại: hiến pháp,
luật hành chính và luật hình sự.
c) Luật tố tụng

Luật tố tụng là lĩnh vực của luật pháp điều chỉnh quy trình tiến hành vụ việc pháp lý.
Nó bao gồm các quy trình như ai có thể có quyền đệ đơn tới tòa, đệ đơn ra tòa như thế
nào, cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tranh tụng. Luật tố tụng thường

được coi như là luật "bổ trợ" do nó là các bộ luật liên quan đến việc các bộ luật khác được
áp dụng như thế nào.
15


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
d) Luật hình sự

Khái niệm luật hình sự nói về những luật có chung tính chất là đề ra những hình phạt
riêng biệt và nặng nề hơn bình thường nếu phạm vào. Tùy theo loại tội và thẩm quyền, sự
trừng phạt (về mặt) hình sự bao gồm tử hình, giam giữ, bị quản thúc hoặc bị phạt vạ.
Những tội cổ xưa như sát nhân (giết người), phản quốc.v.v. luật hình sự nơi nào cũng có.
Nhưng cũng có nhiều tội ở nước này đưa vào luật hình sự mà nước khác thì không. Ngay
cả trong các bộ luật đôi khi cũng không rõ ràng về ranh giới giữa dân sự và hình sự. Luật
hình sự thường được tiến hành khởi tố bởi chính quyền, không giống như luật dân sự
thường được tiến hành khởi tố bởi người dân hay các pháp nhân khác.
e) Luật quốc tế:

Luật này điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia, các thực thể quốc tế chưa đầy đủ,
lãnh thổ hoặc vùng lãnh thổ. Hay giữa các công dân của các quốc gia khác nhau cũng như
giữa các tổ chức quốc tế. Hai nguồn cơ bản của luật là các luật tập quán và các điều ước
quốc tế.
2.2. Nghề y từ xưa đã gắn liền với Luật
2.2.1. Lời thề Hippocrates
Hippocrates (460-370 TCN) là thầy thuốc
Hi Lạp, được xem là ông tổ của ngành y,
và tất nhiên để minh họa cho sự gắn kết
với luật của ngành y từ thuở ban đầu.
Khác với y học xưa với tri thức dựa vào

kinh nghiệm quan sát, trường phái
Hippocrates, hay trường phái Cos hình
thành xung quanh ông đã đóng vai trò
cực kỳ quan trọng trong việc tách y học
ra khỏi những suy luận mê tín và triết
học, đưa y học thành phạm trù khoa học
chính xác dựa trên quan sát khách quan
và lập luận suy diễn chặt chẽ. Có lẽ cũng
bởi vì tính khoa học, lập luận chặt chẽ đó mà
ổng đã để lại cho hậu thế Lời thề Hippocrates Hình 2. 2 : Một bản của Lời thề Hippocrates
nổi tiếng, đây được xem như “tập quán pháp”
trong pháp luật, kim chỉ nam cho mọi hành động của người thầy thuốc sau này. Vẫn chi
phối việc thực hành y đức của các bác sỹ ngày nay, lời thề Hippocrates thường vang lên
tại lễ tốt nghiệp của các trường y. Lời thề qui định chi tiết quyền được giữ bí mật của bệnh
nhân, yêu cầu người thầy thuốc phải có cuộc sống riêng tư và nghề nghiệp đáng kính
trọng, và đòi hỏi họ điều trị chỉ với mục đích chữa khỏi bệnh.
16


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
2.2.2. Lê Hữu Trác - “Tám tội cần tránh”
Lê Hữu Trác (1720 - 1791) hiệu là Hải Thượng Lãng Ông, quê ở làng Liêu Xá,
huyện Đường Hào (nay là huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng ). Cái qúy nhất trong việc đào
tạo lớp lương y mới, Lãn Ông chú trọng xây dựng y
đức người thày thuốc, ông thường nói "Đạo làm thuốc
là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người,
phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy
việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình
không nên cầu lợi kể công". Dưới đây là tám tội người

thầy thuốc cần tránh:
- Có bệnh xem xét đã rồi mới cho thuốc, vì ngại đêm
mưa vất vả không chịu thăm mà đã cho phương, đó là
lội lười.
- Có bệnh cần dùng thứ thuốc nào đó mới cứu được
nhưng sợ con bệnh nghèo túng không trả được vốn nên
chỉ cho thuốc rẻ tiền, đó là tội bủn xỉn.

Hình 2. 3 : Hải Thượng Lãn Ông
(1720-1791)

- Khi thấy bệnh chết đã rõ, không bảo thực lại nói lơ
mơ để làm tiền, đó là tội tham lam.
- Thấy bệnh dễ chữa nói dối là khó chữa, dọa người ta sợ để lấy nhiều tiền, là lội lừa dối.
- Thấy bệnh khó đáng lẽ nói thực rồi hết lòng cứu chữa nhưng lại sợ mang tiếng không
biết thuốc, vả lại chưa chắc chắn đã thành công, không được hậu lời nên không chịu chữa
đến nỗi người ta bó tay chịu chết, đó là tội bất nhân.
- Có trường hợp người bệnh ngày thường có bất bình với mình khi mắc bệnh phải nhờ
đến mình liền nghĩ ra ý nghĩ oán thù không chịu chữa hết lòng, đó là tội hẹp hòi.
- Thấy kẻ mồ côi goá bụa, người hiền, con hiếm mà nghèo đói ốm đau cho là chữa mất
công vô ích không chịu hết lòng, đó là tội thất đức.
- Lại như xét bệnh còn lơ mơ, sức học còn non đã cho thuốc chữa bệnh, đó là tội dốt nát.
2.3. Luật khám bệnh, chữa bệnh
Ngày 23 tháng 11 năm 2009, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 đã chính thức thông qua Luật khám bệnh, chữa bệnh và ngày
04 tháng 12 năm 2009, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố Luật này số 17/2009/L-CTN.
Đây là đạo luật đầu tiên về khám bệnh, chữa bệnh - một vấn đề then chốt trong hoạt động
y tế.
2.3.1.Bố cục và nội dung cơ bản
Luật gồm 9 chương với 91 điều, bao gồm các nội dung cơ bản sau:

17


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
1. Chương I - Những quy định chung gồm 6 điều (từ Điều 1 đến Điều 6) quy định
về phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa
bệnh; chính sách của nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh; trách nhiệm quản lý nhà nước
về khám bệnh, chữa bệnh và những hành vi bị nghiêm cấm.
2. Chương II - Quyền và nghĩa vụ của người bệnh gồm 10 điều (từ Điều 7 đến
Điều 16) được chia thành 2 mục:
a) Mục 1. Quyền của người bệnh (từ Điều 7 đến Điều 13) bao gồm các quy
định về quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế;
quyền được tôn trọng bí mật riêng tư; quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe
trong khám bệnh, chữa bệnh,…
b) Mục 2. Nghĩa vụ của người bệnh (từ Điều 14 đến Điều 16) bao gồm các quy
định về nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề; nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám
bệnh, chữa bệnh và nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
3. Chương III - Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh gồm 24 điều (từ Điều
17 đến Điều 40) được chia thành 4 mục:
a) Mục 1. Điều kiện đối với người hành nghề (từ Điều 17 đến Điều 25) quy định về
người xin cấp chứng chỉ hành nghề; điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người
Việt Nam,..
b) Mục 2. Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề
(từ Điều 26 đến Điều 30) quy định về thẩm quyền cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành
nghề; hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề; thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề,…
c) Mục 3. Quyền của người hành nghề (từ Điều 31 đến Điều 35) quy định về quyền
được hành nghề; quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh; quyền được nâng cao năng lực
chuyên môn; quyền được bảo vệ khi xảy ra tai biến đối với người bệnh và quyền được
bảo đảm an toàn khi hành nghề.

d) Mục 4. Nghĩa vụ của người hành nghề (từ Điều 36 đến Điều 40) quy định về
nghĩa vụ đối với người bệnh; nghĩa vụ đối với nghề nghiệp; nghĩa vụ đối với đồng nghiệp
và nghĩa vụ đối với xã hội và nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp.
4. Chương IV - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm 13 điều (từ Điều 41 đến Điều
53) được chia thành 4 mục:
a) Mục 1. Hình thức tổ chức và điều kiện hoạt động của các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh (từ Điều 41 đến Điều 44) quy định về các hình thức tổ chức của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh; điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện để cấp
giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; giấy phép hoạt động đối với cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh.
b) Mục 2. Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép
hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (từ Điều 45 đến Điều 49) quy định về
18


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Mục 3. Chứng nhận nâng cao chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh (Điều 50 và Điều 51) quy định về chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh; các tổ chức chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
d) Mục 4. Quyền và trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Điều 52 và
Điều 53) quy định về quyền, trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Chương V - Các quy định về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa
bệnh gồm 15 điều (từ Điều 54 đến Điều 68) bao gồm các quy định về cấp cứu; chẩn đoán
bệnh, chỉ định phương pháp điều trị và kê đơn thuốc; hội chẩn; điều trị ngoại trú; điều trị
nội trú; hồ sơ bệnh án,…
6. Chương VI - Áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa
bệnhgồm 4 Điều (từ Điều 69 đến Điều 72) quy định về kỹ thuật, phương pháp mới

trong khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám
bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam; thẩm quyền cho phép áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới và
hồ sơ, thủ tục cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới
trong khám bệnh, chữa bệnh.
7. Chương VII - Sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh gồm 8 Điều (từ Điều 73 đến Điều 80) được
chia thành 2 mục:
a) Mục 1. Sai sót chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh (từ Điều 73
đếnĐiều 78) quy định về xác định người hành nghề có sai sót hoặc không có sai sót
chuyên môn kỹ thuật
b) Mục 2. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp về khám bệnh, chữa
bệnh (Điều 79 và Điều 80) quy định về khiếu nại, tố cáo về khám bệnh, chữa bệnh và
tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh.
8. Chương VIII- Các điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh gồm
9 điều (từ Điều 81 đến Điều 89) quy định về hệ thống tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh; quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; đào tạo, bồi dưỡng người hành
nghề
9. Chương IX - Điều khoản thi hành gồm 2 Điều (Điều 90 và Điều 91) quy định
về hiệu lực thi hành và quy định chi tiết thi hành. Theo đó, Luật khám bệnh, chữa bệnh có
hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011; Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân
năm 2003 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
2.3.2. Sự cần thiết phải ban hành luật
 Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh.
 Đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác khám bệnh, chữa bệnh hiện nay.

19


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

 Đáp ứng yêu cầu phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật về khám bệnh, chữa

bệnh.
 Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
2.3.3. Quan điểm chỉ đạo việc xây dựng luật
1. Thể chế hoá quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển sự nghiệp
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung và trong lĩnh vực khám bệnh,
chữa bệnh nói riêng.
2. Tổng kết kinh nghiệm, kế thừa có chọn lọc các quy định của pháp luật về khám
bệnh, chữa bệnh trong thời gian qua.
3. Chứng chỉ hành nghề sẽ được cấp cho mọi người hành nghề khám bệnh, chữa
bệnh, giấy phép hoạt động sẽ được cấp cho mọi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, kể cả trong
khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân, bảo đảm các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh này
đều hoạt động trong một mặt bằng pháp luật bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử giữa
hai khu vực Nhà nước và tư nhân.
4. Xã hội hóa hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thông qua việc đa dạng hóa các
loại hình dịch vụ y tế.
5. Quản lý các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở tăng cường vai trò quản
lý của Nhà nước và có sự tham gia tích cực của các hội nghề nghiệp, của người hành
nghề, của người bệnh... để phù hợp với chuẩn mực của pháp luật quốc tế về khám bệnh,
chữa bệnh và đáp ứng với yêu cầu hội nhập.
6. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, tính khả thi trong
thực tế, bảo đảm yếu tố về bình đẳng giới.
2.3.4. Nội dung cụ thể của Luật
Hiện nội dung cụ thể của Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 gồm 91 điều được
đăng tải tại trang web :
/>
20



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG

Trên thế giới, việc luật hóa hoạt động khám và điều trị bệnh là rất cần thiết. Hầu
hết ở các nước tiên tiến trên thế giới, việc ban hành luật về hoạt động của ngành y đã có
từ lâu. Trong đó, luật quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của người thầy thuốc. Những
ràng buộc về mặt đạo đức trong khi hành nghề. Ngược lại, luật cũng tạo ra một hành lang
pháp lý an toàn nhằm bảo vệ cho người thầy thuốc tránh được những áp lực của xã hội và
những hành vi quá khích của bệnh nhân hay thân nhân bệnh nhân. Chúng ta hãy nhìn lại
thực trạng những bất cập đang diễn ra ở các cơ quan y tế để thấy được ngành y đang cần
pháp luật hơn bao giờ hết. Từ đó biết được quyền, nghĩa vụ của nhân viên ý tế cũng như
cách học tập luật hiệu quả để áp dụng vào công việc hàng ngày.
3.1. Ngành y đang cần pháp luật hơn bào giờ hết
Nhắc đến bệnh viện thường người ta nghĩ đến là những nơi yên bình nhất, dễ chịu
nhất vì đây là nơi chăm sóc và điều trị bệnh nhân, sụ thoải mái và yên tĩnh cho bệnh nhân
phải được đặt lên hàng đầu. Bệnh viện là nơi các bác sĩ được tôn trọng, vì thực hiện công
việc luôn được đánh giá cao là chăm sóc sức khỏe và tính mạng cho người bệnh. Những
thực trạng ngày nay đã làm nhiều người phải suy nghĩ lại quan niệm cổ điển đó. Những
vụ việc dưới đây là minh chứng:

Hình 3. 1 : Một vụ hành hung bác sỹ tại Bệnh viện Việt - Tiệp (Hải Phòng).
21


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Hình 3. 2 : Số lượng vụ việc bác sĩ bị đánh “lại” tăng và phức tạp hơn
Theo thống kê, tính từ năm 2016 đến nay, tại bệnh viện Bạch Mai đã có 23

vụ phạm pháp, bắt quả tang. Bệnh viện Thanh Nhàn, trong năm 2016 có 8 nhân viên y tế
bị hành hung, ngoài ra còn một số vụ hành hung nhân viên y tế ở Bệnh viện Hữu nghị
Việt - Tiệp, Hải Phòng…Những con số đấy thực ra rất nhỏ so với thực tế, hiện nay có rất
nhiều nhân viên y tế bị hành hung gây thương tích và không được báo cáo thống kê. Đã
có nhân viên y tế bị hành hung, gây thương tích nghiêm trọng, có những côn đồ manh
động vào tận bệnh viện truy sát, cắt cổ, giết người…
Người bị tấn công chiếm 70% là bác sĩ và 15% là điều dưỡng. Đặc biệt, tới 60% vụ
việc xảy ra trong khi thầy thuốc đang cấp cứu người bệnh.
Trong khi đó nhận thức của người dân về thực hiện nghĩa vụ trong khám chữa
bệnh (KCB) chưa đầy đủ. Một số đối tượng lợi dụng các sự cố để đe dọa, tống tiền nhằm
trục lợi. Công tác KCB có tính rủi ro cao mà nhiều BV lại quá tải, nhân viên y tế làm việc
quá sức nên chưa đáp ứng nhu cầu, làm người nhà bệnh nhân dễ xung đột với nhân viên y
tế.

22


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Hình 3. 3 : Bác sĩ ở BVĐK Thạch Thất – Hà Nội bị đánh
chấn thương sọ não

3.2. Lãnh đạo ngành y tế và cơ quan lập pháp nghĩ gì ?
Không thể nghĩ rằng cơ quan y tế không có lỗi trong mọi sự việc, mà một phần
những nguyên nhân cũng suất phát từ một bộ phận không lớn, không nhỏ nhân viên y tế,
nhiều bệnh viện chưa chủ động phối hợp với các lực lượng Công an để thực hiện tốt các
phương án phòng chống khủng bố, phòng chống trộm cắp trong bệnh viện, .lãnh đạo
nhiều BV chưa coi trọng vấn đề an ninh nên việc vào ra phòng cấp cứu còn khá dễ dàng,
lợi dụng điều đó, đối tượng vào khu vực nhân viên y tế đang chăm sóc người bệnh để

hành hung họ. Thái độ ứng xử với bệnh nhân, người nhà của một số bác sĩ chưa chuẩn
mực, nhũng nhiễu, gây bức xúc cho người nhà bệnh nhân.
Sự thiếu hiểu biết về tâm lý người nhà bệnh nhân của các bác sĩ trong giai đoạn
nguy hiểm đến tính mạng người bệnh cũng khiến họ phẫn nộ, dẫn đến các hành vi quá
khích, thậm chí hành hung y bác sĩ… Đứng trước một số nguyên nhân trên, bộ y tế nói
chung và từng bệnh viện nói riêng đã có những cố gắng khắc phục, để củng cố an ninh
trong bệnh viện. Ví dụ như cắt cử các chiến sỹ công an, tức trực 24/24h giờ. Bệnh viện
lớn nhanh chóng truy bắt các đối tượng manh động, tập huấn các bộ phận chức năng trong
việc phòng, chống, bạo hành y tế. Tuy nhiên, tính chất răn đe luật pháp còn chưa cao dẫn
đến bạo hành nhân viên y tế ngày càng gia tăng.
Đại diện Bộ Y tế cho rằng, nguyên nhân cơ bản của mất ANTT BV là do chưa có
quy định bảo vệ trực tiếp quyền lợi của nhân viên y tế. Ở các nước phát triển, các hành vi
xâm phạm nhân viên y tế, dù chỉ là lời nói, đều bị trừng phạt nặng. Các BV ở Anh đều ghi
rõ “Các hành vi xâm phạm nhân viên y tế bằng vũ lực hay lời nói sẽ bị pháp luật xử lý”.
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê cho biết, giải pháp của ngành y tế thời gian tới là chỉ đạo các
23


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
cơ sở KCB và nhân viên y tế tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng sự hài lòng
của người bệnh, như nâng cao trình độ chuyên môn, giảm quá tải BV.
Yêu cầu thầy thuốc phải có kiến thức, kỹ năng xã hội, hiểu biết tâm lý người bệnh,
gia đình người bệnh để ứng xử phù hợp; có kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn, xung đột.
Bổ sung Luật nghiêm cấm hành vi xâm phạm, đe dọa thầy thuốc khi thi hành nhiệm vụ.

Hình 3. 4 : Lãnh dạo Bộ Y tế trong Hội nghị ANTT BV bảo vệ NVYT.

24



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Hình 3. 5 : Cảnh sát Trung Quốc có thể sử dụng biện pháp mạnh để bảo vê bác sĩ.
Chia sẻ của một bác sĩ trẻ tại khoa cấp cứu – BV Bạch Mai : “Làm nhân viên y tế,
mình không cần có chế độ đãi ngộ đặc biệt, chỉ cần công bằng. Nếu anh làm sai anh hãy
chịu trách nhiệm trược pháp luật, và nhân viên y tế cần phải có môi trường làm việc an
25


×