Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Quản lý rủi ro trong bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.98 KB, 30 trang )

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG BỆNH VIỆN.
TRẦN TẤN ĐẠT
MSSV: 125272017

Tp. HCM, 08/2017.


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô giảng dạy trong Module
Quản lý bệnh viện và Module Kinh tế y tế Khoa Y – ĐHQG TpHCM. Mỗi thầy cô đều là
những chuyên gia trong lĩnh vực của mình, mặc dù lịch làm việc bận rộn nhưng vẫn cố
gắng dành thời gian đến lớp giảng dạy, trao đổi với sinh viên những kiến thức mới, những
vấn đề cố hữu, nan giải của hệ thống y tế cũng như những sự kiện y tế gần đây được dư
luận quan tâm. Sự nhiệt huyết, tận tâm và hết lòng vì sinh viên, vì tương lai của ngành y
tế của các thầy các cô đã giúp không chỉ riêng tôi và bất kỳ một sinh viên Y5 Khoa Y –
ĐHQG niên khóa 2012-2018 nào cũng có một cái nhìn rộng hơn, sâu sắc hơn về hê thống
y tế, về nghề nghiệp của chúng tôi sau này.
Y khoa là một ngành cao quý, luôn được xã hội tôn trọng, “bác sĩ trị bệnh cứu
người”. Tuy nhiên thực tế hành nghề lại có rất nhiều vấn đề mà bất kỳ một bác sĩ nào,


rộng hơn là bệnh viện nào cũng phải vấp phải và cần vượt qua. Đến đây tôi xin gởi lời tri
ân sâu sắc đến luật sư Lê Trúc Phương, phòng quản lý chất lượng bệnh viện Nguyễn Tri
Phương đã giúp tôi sáng tỏ rất nhiều các khó khăn đó và cách thức xử lý, giải quyết
những tình huống như vậy. Những giờ học, những lần trao đổi với thầy đã cho tôi rất
nhiều bài học, những kinh nghiệm quý báu mà không một sách vỡ nào chỉ dạy được, đây
là hành trang sẽ đi theo tôi suốt cuộc đời hành nghề y sau này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã tạo
điều kiện, hỗ trợ cho chúng tôi nơi học tập khang trang, thoải mái để thầy trò chúng tôi có
những buổi học, buổi thảo luận chất lượng.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa Y - Đại học quốc gia
TP.Hồ Chí Minh và Ban điều phối module đã thiết kế chương trình, môn học này. Trong
hệ thống giáo dục y khoa Việt Nam hiện nay, Khoa Y – ĐHQG là nơi duy nhất giảng dạy
hai Module này cho sinh viên Y đa khoa, thiết nghĩ đây là một nét riêng đôc đáo, một
thành công của Khoa –ĐHQG.
Với điều kiện thời gian cũng như kiến thức, nhận thức còn hạn chế của sinh viên,
bài thu hoạch này không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đươc sự
thông cảm và chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi hoàn chỉnh hơn trong cách
tư duy và trên thực tế hành nghề về sau.
Trân trọng.
Khánh Hòa, ngày 2 tháng 8 năm 2017.
2


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
TRẦN TẤN ĐẠT

TÓM TẮT
Nghề y là một nghề đặc biệt, đối tượng cung cấp và sử dụng dịch vụ đều là con
người, những rủi ro trong quá trình khám chữa bệnh luôn có khả năng xảy ra vì vốn dĩ

con người thì “ nhân vô thập toàn”. Việc nhận diện và hiểu rõ những rủi ro mà bệnh viện
sẽ phải đối mặt và quản lý một cách hợp lý sẽ giúp bệnh viên có những giải pháp tốt nhât,
đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, nhân viên y tế và tăng cười đem lại dịch vụ tốt nhất cũng
như thương hiệu cho bệnh viện. Tuy nhiên, khi nhắc đến hệ thống quản lý rủi ro, mỗi
bệnh viện lại có cách hiểu khác nhau, tổ chức khác nhau, cho nên việc chúng ta cần biết
rõ các phương pháp cơ bản hạn chế nguy cơ trong bệnh viện. Đây mảng kiến thức mà tôi
tâm đắc, dày công tìm hiểm và nghiên cứu nhất trong quá trình học hai Module Quản lý
bệnh viện và Kinh tế y tế.
Vì vậy, nội dung bài thu hoach tôi sẽ tập trung trình bày chủ đề: “ Quản lý rủi ro
trong bệnh viện” với mục tieu làm rõ 3 vấn đề sau:
- An toàn người bệnh.
- Các nguy cơ rủi ro trong dịch vụ y tế.
- Các biện pháp cơ bản hạn chế nguy cơ.

3


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

Trang

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Tên bảng

Trang


4


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

DANH SÁCH HÌNH VẼ

Tên hình

Trang

5


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

DANH SÁCH SƠ ĐỒ

Tên sơ đồ

Trang

6


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế


DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
WHO:

World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới.

NKBV:

Nhiễm khuẩn bệnh viên.

BV:

Bệnh viện

NVYT:

Nhân viên y tế.

NKVM : Nhiễm khuẩn vết mổ.

7


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU.
Nguyên tắc hàng đầu trong thực hành y khoa là: “ Điều đầu tiên không tổn hại cho
người bệnh – First Do No Harm to patient” đang trở thành điều trăn trối đối với người
hành nghề khám chữa bệnh vì những nghiên cứu đa quốc gia đã khẳng định người bệnh

đang phải gánh chịu nhiều thiệt hại do sai sót chuyên môn và sự cố y khoa. Mặc dù
những sai sót và sự cố này không ai muốn và không ai chấp nhận nhưng nó vẫn xảy ra
hằng ngày. Cam kết đảm bảo an toàn bệnh nhân trên thế giới đã trở nên mạnh mẽ hơn từ
cuối thập niên 1990. Điều này bắt nguồn từ hai bản báo cáo có ảnh hưởng lớn: Nhân vô
thập toàn, do viện y khoa Mỹ (1999) và Một tổ chức có trí nhớ, do Cố vấn y tế chính của
chính phủ Anh (2000). Từ khi hai bản báo cáo đầy ảnh hưởng đó được công bố, công
cuộc tìm kiếm các phương pháp hạn chế nguy cơ, quản lý rủi ro bệnh viện để cải thiện
mức độ an toàn trong chăm sóc người bệnh đã trở thành một phong trào toàn cầu. Phong
trào đó đã dẫn đến sự thay đổi đáng kể: giảm thiểu sự cố y khoa trong thực hành lâm
sàng, nhiều tiêu chuẩn quản lý rủi ro bệnh viện ra đời, an toàn người bệnh trở thành ưu
tiên quan trọng của phần lớn các hệ thống y tế.
Tuy đạt được những thành tựu đáng khích lệ trên nhưng tình hình quản lý rủi ro
bệnh viên, an toàn bệnh nhân hiện nay vẫn còn là một vấn đề gây quan ngại sâu sắc, thực
tế cho thấy là chăm sóc sức khỏe không an toàn là một đặc điểm của hầu như mọi khía
cạnh của hoạt động chăm sóc sức khỏe. Chính vì lẽ đó chủ đề “Quản lý rủi ro trong bệnh
viện” là một bài toán khó, một vấn đề cấp thiết của hệ thống y tế, của mỗi tổ chức y tế,
của mỗi cá nhân người thầy thuốc. Sau đây để hiểu rõ về chủ đề trên tôi xin lần lượt trình
bày ba vấn đề sau.
Thứ nhất, an toàn người bệnh: là không có những thiệt hại vế sức khỏe, tài sản của
người bệnh do những sai lỗi trong hoạt động vận hành của cơ sở y tế. Hay theo WHOICPS 2009 : Patient safety: the reduction of risk of unnecessary harm associated
with health care to an acceptable minimum (sự giảm thiểu nguy cơ những tổn hại
không cần thiết liên quan đến chăm sóc sức khỏe đến mức thấp nhất chấp nhận được).
Thứ hai, dịch vụ y tế - lĩnh vực nhiều rủi ro. Theo các nhà khoa học Mỹ, y khoa là
lĩnh vực nhiều rủi ro nhất đối với khách hàng. Tùy theo mục đích sử dụng mà có các cách
phân loại sự cố y khoa khác nhau. Hậu quả các sự cố y khoa làm tăng gánh nặng bệnh tật,
tăng chí phí điều trị, giảm chất lượng chăm sóc y tế, ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin đối
với cán bộ y tế và cơ sở cung cấp dịch vụ.

8



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Thứ ba, những biện pháp cơ bản trong quản lý rủi ro bệnh viện. Với thực tế hiện
nay, sự cố ý khoa có qui mô rộng, mang tính phổ biến và hậu quả nghiêm trọng, thì các
mô hình quản lý rủi ro đã ra đời nhằm hỗ trợ người hành nghề, người quản lý cơ sở y tế,
người sử dụng dịch vụ y tế đưa ra các giải pháp hiệu quả để hạn chế sự cố y khoa đến
mức thấp nhất. Tuy nhiên, việc thiết kế và thực hiện các khuôn khổ và kế hoạch quản lý
rủi ro cần phải tính đến nhu cầu khác nhau của một tổ chức cụ thể, mục tiêu cụ thể, bối
cảnh, cơ cấu, hoạt động, quá trình, chức năng, sản phẩm, dịch vụ hoặc tài sản và các công
việc cụ thể được triển khai. Trong bài viết này, tôi chỉ tập trung nêu lên những nét cơ bản
trong bộ khung xây dựng mô hình quản lý rủi ro mà hầu hết các mô hình hiện nay tại các
tổ chức y tế đều dựa vào để triển khai.

9


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
2.1/

An toàn người bệnh

2.1.1/

An toàn người bệnh là gì?

Có nhiều định nghĩa về an toàn người bệnh, tuy nhiên vẫn chưa có một định nghĩa

chuẩn về an toàn bệnh nhân trong danh mục chăm sóc sức khỏe, đã khiến khái niệm này
được hiểu với nhiều cách khác nhau. Các định nghĩa được chấp nhận rộng rãi hiện nay là:
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa an toàn bệnh nhân là sự giảm thiểu nguy
cơ những tổn hại không cần thiết liên quan đến chăm sóc sức khỏe đến mức thấp nhất
chấp nhận được (WHO-ICPS 2009).
Năm 2003, Viện an toàn bệnh nhân Canada định nghĩa an toàn bệnh nhân là giảm
và giảm nhẹ những hoạt động không an toàn trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, cũng như
thông qua việc sử dụng các phương pháp tốt nhất để có được kết quả điều trị bệnh nhân
tối ưu nhất (Davies, Hébert, and Hoffman, 2003, p.11)
An toàn bệnh nhân còn là một kỷ luật và một quá trình. An toàn bệnh nhân, một kỷ
luật tương đối mới, cho phép các ngành chăm sóc sức khỏe áp dụng các phương pháp
khoa học an toàn hướng tới mục tiêu đạt được một hệ thống chăm sóc y tế đáng tin cậy
trong tất các các lĩnh vực y tế. An toàn bệnh nhân còn là một thuộc tính của hệ thống
chăm sóc sức khỏe, nó giảm thiểu sự xuất hiện và các tác động bất lợi của sự cố y khoa,
và tối ưu hóa sự phục hồi từ những sự cố y khoa. (Emanuel, Taylor, Hain, Combes,
Hatlie, Karsh, Lau, Shalowitz, Shaw, và Walton, 2011, trang 12).
Ngày nay, cán bộ y tế ngày càng bị đòi hỏi phải lồng ghép các nguyên tắc và khái
niệm an toàn bệnh nhân vào thực hành hàng ngày. Năm 2002, các quốc gia thành viên
của WHO đã nhất trí thông qua một Nghị quyết của Hội đồng Y tế thế giới về an toàn
người bệnh, công nhận sự cần thiết phải giảm thiểu tổn hại và đau đớn cho bệnh nhân,
cũng như những bằng chứng thuyết phục về các lợi ích kinh tế có được nhờ cải thiện an
toàn bệnh nhân.
2.1.2/

Các khái niệm

An toàn người bệnh là chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh. An toàn người bệnh là
đầu ra ra của một tổ chức. Để hiểu rõ hơn cần phải biết các khái niệm sau:
- Lỗi – Error: thực hiện công việc không đúng quy định hoặc áp dụng các quy


định không phù hợp, là nguyên nhân làm xuất hiện rủi ro.
10


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
- Clinical risk - Rủi ro điều trị: điều không mong muốn xảy ra trong quá trình
-

-

2.2/

điều trị của cơ sở y tế.
Sự cố - Event: điều bất trắc xảy ra với người bệnh hoặc liên quan đến người
bệnh.
Tác hại – Harm: suy giảm cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể hoặc ảnh hưởng
có hại phát sinh từ sự cố xảy ra. Tác hại bao gồm: bệnh, chấn thương, đau dớn,
tàn tật, chết người.
Near miss: sự cố không mong muốn đã xảy ra nhưng không gây tác hại đến
người bệnh.
Sự cố không mong muốn – Adverse Event (AE): y văn của các nước sử dụng
thuật ngữ: “ sự cố không mong muốn” ngày càng nhiều vì các thuật ngữ: “sai
sót chuyên môn, sai lầm y khoa” dễ hiểu sai lệch về trách nhiệm của cán bộ y
tế và trong thực tế không phải bất cứ sự cố nào xảy ra cũng do cán bộ y tế.
Theo WHO: sự cố không mong muốn là tác hại liên quan đến quản lý y tế
(khác với biến chứng do bệnh) bao gồm các lĩnh vực chẩn đoán, điều trị, chăm
sóc, sử dụng trang thiết bị y tế để cung cấp dịch vụ y tế. Sự cố y khoa có thể
phòng ngừa và không thể phòng ngừa.


Dịch vụ y tế - lĩnh vực nhiều rủi ro

Rủi ro là khả năng (xác suất) xảy ra sự kiện không mong muốn.Theo ISO
9001:2015 rủi ro là ảnh hưởng của sự không chắc chắn đến các kết quả đầu ra. Các
chuyên gia y tế Mỹ nhận định: chăm sóc y tế tại Mỹ không an toàn như người dân mong
đợi và như hệ thống y tế có thể, ít nhất 44000 – 98000 người tử vong trong các bệnh viện
của Mỹ hằng năm do các sự cố y khoa. Số người chết vì sự cố y khoa tại các bệnh viện
của Mỹ cao hơn tử vong do tai nạn giai thông, ung thư vú, HIV/AIDS là ba vấn đề sức
khỏe mà người dân Mỹ quan tâm hiện nay.
2.2.1/

Các yếu tố liên quan tới sự cố y khoa

Theo các nhà nghiên cứu, các yếu tố liên quan đến sự cô y khoa bao gồm: yếu tố
người hành nghề y, yếu tố chuyên môn, yếu tố môi trường công việc, yếu tố liên quan tới
quản lý và điều ành cơ sở y tế.

11


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Sơ đồ mô tả các yếu tố liên quan tới sự cố y khoa:
YẾU TỐ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH
Chính sách, cơ chế vận hành, tổ chức cung cấp dịch vụ, bố trí nguồn
lực, đào tạo nhân viên và kiểm tra, giám sát.
YẾU TỐ CHUYÊN MÔN
Bệnh
định,

xác suất,
dùng
thuốc,
YẾU
TỐbất
MÔI
TRƯỜNG
NƠI
LÀM
VIỆCphẫu thuật,
thủ thuật, dễ gây phản ững.
Môi trường vật lý, quá tải cồn việc, áp lực tâm lý.

YẾU TỐ NGƯỜI HÀNH NGHỀ.
Kiến thức, kinh nghiệm, đạo đức nghề
nghiệp, sức khỏe, tâm lý,…

SỰ CỐ XẢY RA
Sơ đồ 1: Các yếu tố liên quan sự cố y khoa.

12


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

- Yếu tố con người:
+ Sai sót không chủ định như: thiếu tập trung thực hiện các công việc thường

quy (bác sĩ ghi hồ sơ bệnh án, điều dưỡng tiêm thuốc và phát thuốc cho

bệnh nhân) các sai lầm này thường liên quan tới các thói quen công việc; do
quên (bác sĩ quên không cho các xét nghiệm cấp để chẩn đoán, điều dưỡng
quên không bàn giao thuốc, quên không lấy bệnh phẩm xét nghiệm); do
tình cảnh của người hành nghề(mệt mỏi, đau ốm, tâm lý, …); do kiến thức
kinh nghiệm nghề nghiệp còn hạn chế, áp dụng các quy định chuyên môn
không phù hợp,
+ Sai sót chuyên môn: cắt xén hoặc làm tắc trách các quy trình chuyên môn,
vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
- Đặc điểm chuyên môn y tế bất đinh:
+ Bệnh tật của người bệnh diễn biến, thay đổi.
+ Y khoa là khoa học chẩn đoán luôn kèm theo xác suất.
+ Can thiệp nhiều phẫu thuật, thủ thuật trên bệnh nhân dẫn đến rủi ro và biến

chứng bất khả kháng.
+ Sử dụng thuốc, hóa chất đưa vào cơ thể dế gay sốc phản vệ, phản ứng phản
vệ,….
- Môi trường làm việc nhiều áp lực:
+ Môi trường vật lý (tiếng ồn, nhiệt độ, diện tích,…).
+ Môi trường côn việc (quá tải, thiếu nhân lực, thiếu phương tiên,..).
+ Môi trường tâm lý (tiếp xúc với người ốm, tâm lý luôn căng thẳng,..).
- Quản lý và điều hành dây chuyền khám chữa bệnh:
+ Một số chính sách, cơ chế vận hành bệnh viện đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ

+
+

+
+

có thể làm gia tăng sự cố y khoa liên quan tới BHYT, tự chủ, khoán quản

làm tăng lạm dụng dịch vụ y tế,
Tổ chức cung cấp dịch vụ: Dây chuyền khám chữa bệnh khá phức tạp, ngắt
quãng, nhiều đầu mối, nhiều cá nhân tham gia trong khi hợp tác chưa tốt.
Thiếu nhân lưc nên bố trí nhân lực không đủ để đảm bảo chăm sóc người
bệnh 24 giờ/ 24 giờ/ ngày và 7 ngày/tuần. Các ngày cuối tuần, ngày lễ việc
chăm sóc, theo dõi người bệnh chưa bảo đảm liên tục.
Đào tạo liên tục chưa tiến hành thường xuyên.
Kiểm tra giám sát chưa hiệu quả, thiếu khách quan.

13


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
2.2.2/
-

Phân tích nguyên nhân gốc

Lỗi hệ thống (Latent conditions)

Mô hình phân tích nguyên nhân sự cố theo Reason J, Cathey.

Lỗĩ hoạt động (active errors)

(Nguồn: Reason J. Carthey, Diagnosing
vulnerable system sysdrome)

Trong y tế, lỗi hoạt động (active errors)
liên quan trực tiếp tới người hành nghề vì họ

ở lớp hàng rào phòng ngự cuối cùng trực
tiếp với người bệnh. Khi sự cố xảy ra người
làm công tác khám chữa bệnh trực tiếp (bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh,…) dễ bị gán tội. Tuy
nhiên các yếu tố hệ thống (latent factors) có vai trò rất quan trọng liên quan tới các sự cố
đó là công tác quản lý, tổ chức lao động, môi trường làm việc, và thường ít được chú ý
xem xét về sự liên quan. Các nhà nghiên cứu nhận định cứ có một lỗi hoạt động thường
Hình 1: Mô hình các lớp hàng rào bảo vệ của hệ thống phòng ngừa sự cố y khoa
có 3-4 yếu tố liên quan tới lỗi hệ thống.
- Lợi ích của việc phân tích nguyên nhân gốc.

Việc phân tích xác định nguyên nhân gốc không chỉ đơn giản là tìm kiếm lỗi cá
nhân mang tính triệu chứng mà phải loại bỏ các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gián tiếp thúc đẩy
sự cố xảy ra. Việc phân tích nguyên nhân gốc và thực hiện các hành động khắc phục được
coi là quá trình cải tiến liên tục của cơ sở y tế.
Những yếu kém trong việc tìm hiểu nguyên nhân gốc của các sự cố y khoa dẫn đến
việc mặc dù sự cố y khoa đã tồn tại từ lâu nhưng hệ thống y tế chưa có được bức tranh
dịch tể về sự cố y khoa để có phương sách đối phó hiệu quả. Các nhà nghiên cứu đã đưa
ra Hội chứng hệ thống suy yếu của tổ chức (Vulnerable System Syndrome). Hội chứng
này có ba nhóm triệu chứng chính là: (1) Đỗ lỗi cho cá nhân trực tiếp (bác sĩ, điều dưỡng,
hộ sinh,…); (2) Phủ nhận sự tồn tại các điểm yếu của lỗi hệ thống; (3) Theo đuổi mù
quáng các chỉ số tài chính, lạm dụng các chỉ định chuyên môn.
2.2.3/

Phân loại sự cố y khoa

Tùy theo mục đích sử dụng mà có các phân loại sự cố y khoa khác nhau. Các phân
loại hiện tại bao gồm : phân loại theo nguy cơ đối với người bệnh, phân loại theo báo cáo
bắt buộc, phân loại theo đặc điểm chuyên môn.
- Phân loại theo sự cố y khoa theo mức độ nguy hạ đối với người bệnh.
14



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Bảng 1: Phân loại theo sự cố y khoa theo mức độ nguy hạ đối với người bệnh.
Mức độ

Mô tả

A

Sự cố xảy ra có thể tạo ra lỗi/ sai sót

B

Sự cố đã xảy ra nhưng chưa thực hiện trên người bệnh

C

Sự cố đã xảy ra trên người bệnh nhưng không gây hại

D

Sư cố đã xảy ra trên người bệnh đòi hỏi phải theo dõi.

E

Sự cố xảy ra trên bệnh nhân gây tổn hại sức khỏe tạm
thời đòi hỏi can thiệp chuyên môn .


F

Sự cố xảy ra trên bệnh nhân ảnh hưởng tới sức khỏe
Nguy hại
hoặc kéo dài ngày nằm viện.
người bệnh.
Sự cố xảy ra trên bệnh nhân dẫn đến tàn tật vĩnh viễn.

G

Mức độ nguy hại

H

Sự cố xảy ra trên bệnh nhân dẫn phải can thiệp để cứu
sống người bệnh.

I

Sự cố xảy ra trên bệnh nhân dẫn gây tử vong.

Không nguy hại
cho người bệnh.

Nguồn: NCC MERP Index, Medication Errors Council Revises and Expended
forcategorizing Errors, June 12,2001.
-

Phân loại sự cố y khoa theo đặc điểm chuyên môn:


1. Nhầm tên người bệnh.
2. Thông tin bàn giao không đầy đủ.
3. Nhầm lẫn liên quan tới phẫu thuật.
4. Nhầm lẫn có liên quan tới các thuốc có nguy cơ cao.
5. Nhiễm trùng bệnh viện.
6. Người bệnh ngã.
-

Danh mục các sự cố y khoa cơ sở y tê phải báo cáo.

Bảng 2: Danh mục các sự cố y khoa nghiêm trọng phải báo cáo.
1) Sự cố do phẫu thuật, thủ thuật :
-

Phẫu thuật nhằm trên vị trí người bệnh.
Phẫu thuật nhằm người bệnh.
Phẫu thuật sai phương pháp trên người bệnh.
15

cho

Index


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

2)

Sót gạc dụng cụ.

Tử vong trong hoặc ngay sau khi phẫu thuật thường quy.

Sự cố môi trường.
-

Bị shock do điện giật.
Bị bỏng trong khi điều trị tại bệnh viện.
Cháy nổ oxy, bình ga, hóa chất độc hại.

3) Sự cố liên quan tới chăm sóc.
-

Dùng nhằm thuốc (sự cố liên quan 5 đúng)
Nhầm nhóm máu hoặc sản phẩm của máu.
Sản phụ chuyển dạ hoặc chấn thương đối với sản phụ nguy cơ thấp.
Bệnh nhân bị ngã trong thời gian nằm viện.
Loét do tỳ đè giai đoạn 3-4 và xuất hiện trong khi nằm viện.
Thụ tinh nhân tạo nhằm tinh trùng hoặc nhằm trứng.
Không chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh dẫn đến xử lý
không kịp thời.
Hạ đường huyết.
Vàng da ở trẻ em trong 28 ngày đầu.
Tai biến do tiêm/ chọc dò tủy sống.

4) Sự cố liên quan tới quản lý người bệnh:
-

Giao nhằm trẻ sơ sinh lúc xuất viện
Người bệnh gặp sự cố y khoa ở ngoài cơ sở y tế
Người bệnh chết do tự tử, tự sát hoặc tự gây hại.


5) Sự cố liên quan tới thuốc và thiết bị
-

Sử dụng thuốc bị nhiễm khuẩn, thiết bị và chất sinh học
Sử dụng các thiết bị hỏng/ thiếu chính xác trong điều trị và chăm sóc
Đặt thiết bị gây tắc mạch do không khí

6) Sự cố liên quan tới tội phạm
-

Do thầy thuốc, NVYT chủ định gây sai phạm
Bắt cóc người bệnh
Lạm dung tình dục đối với người bệnh trong cơ sở y tế.

Nguồn: NQF, Serious Reportable Event in Health Care 2006 update.
2.3/

Các biện pháp cơ bản hạn chế nguy cơ, rủi ro
Những biện pháp được áp dụng hiện nay tại các quốc gia bao gồm:
- Thành lập Uỷ ban quốc gia về chất lượng chăm sóc y tế và an toàn người bệnh.
16


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
- Thiết lập hệ thống báo cáo sự cố y khoa bắt buộc và báo cáo tự nguyện.
- Cải thiện môi trường làm việc của cán bộ y tế.
- Xây dựng văn hóa an toàn người bệnh – tập trung giải quyết lỗi hệ thống.
- Triển khai bảo hiểm nghề nghiệp theo Luật khám bệnh, chữa bệnh.

- Triển khai thực hiện các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn người bệnh.

17


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG.
3.1/ Tình hình sự cố y khoa trên thế giới
Bảng 3: sự cố y khoa tại Mỹ và các nước phát triển.
Nghiên cứu

Năm

Số
NB Số sự cố
nghiên
cứu

Tỷ
(%)

1.Mỹ (Harvard Medical Pratice Study)

1989

30195

1133


3,8

2.Mỹ (Utah – Colorado Study)

1992

14565

475

3,2

3.Anh

2000

1014

119

11,7

4.Úc(Quaility in Australia Health Case 1992
Study)

14179

2353


16,6

6.Đan Mạch

1097

176

9,0.

1998

lệ

3.2/ Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại Việt Nam
Bảng 4: Nhiễm khuẩn tại một số nơi ở Việt Nam.
Năm

Các nghiên cứu

Tỷ lệ NKBV (%)

2000

Sở Y tế TpCHM giám sát NKBV tại 4 BV

8,1

2001


Bộ Y tế, NKBV tại 11 BV trực thuộc bô Y tế

6,8

2005

Bộ Y tế, NKBV tại 19 BV trực thuộc bô Y tế

5,8

(n= 11000 BN)
2005

Nguyễn Thanh Hà. NKBV tại 6 BV phía nam (n= 2671)

5,6

2005

Nguyễn Việt Hùng, tình hình NKBV tại 36 BV phía bắc

7,8

(2 trung ương, 17 tỉnh, 17 huyện), n= 7541
2011

BV đa khoa Hòa Bình. NKBV trên bênh nhân sơ sinh

6,5


N=322
2012

BV đa khoa Bình Định. Điều tra NKBV (n=763)

5,9

2012

BV đa khoa Bình Định. Điều tra NKBV (n=353)

4,2

2013

BV Xanh Pôn Hà Nội. Thực trạng NKBV tại các khoa 8,4
lâm sàng 2013 n=414.
18


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Bảng 5: Tỷ lệ nhiễm khuẩn vế mổ (NKVM)
Năm

Nghiên cứu

Tỷ lệ NKVM (%)


2002

BV Thanh Nhàn. Giám sát NKVM (n=626)

4.0

2004

BV Việt Đức. NKVM chung (n= 807)

3,2

2008

BV trung ương Huế giám sát NKVM n= 1000.

4,3

2010

BV Xanh Pôn. Tình hình NKVM tại khoa phẫu 5,8
thuật tạo hình (n= 241)

2010

BV tim Hà Nội. Thực trạng NKVM trên bệnh nhân 12,6
phẫu thuật tim n= 1289

2011


BV đa khoa Bình Định. Đánh giá NKVM (n=2250)

5,2

2012

BV đa khoa Bình Định. Đánh giá NKVM (n=622)

8,4

3.3/ Một vài ví dụ về sự cố y khoa làm dư luận quan tâm thời gian gần đây
1. Trường hợp bé Trần Anh Đ., 21 tháng tuổi bị cắt nhầm vào bàng quang khi phẫu
thuật thoát vị bẹn năm 2012 tại BV thành phố Cam Ranh.
2. Trường hợp mổ nhầm chân tại BV Việt Đức 2016.

Trao đổi
Theo dõi và
Trường
hợp mổ nhằm tay tại BV 115 Nghệ An 2016.
thôgn3.tin

xem xét.
tham
vấn.
4. Hỏng một quả thận, bác sĩ BV đa khoa Cần Thơ “ lỡ tay” cắt cả hai ngày

6/12/2011.
5. Bệnh nhân Ma Văn N. (Bắc Cạn) bị BV đa khoa Bắc Cạn để quên 1 chiếc banh
trong bụng từ năm 1998 đến tháng 12/2016 mới phát hiện.
6. Vụ chạy thận nhân tạo làm tử vong 8 bệnh nhân tại BV đa khoa Hòa Bình tháng

6/2017.
3.4/ Các mô hình quản lý rủi ro tại một số bệnh viện hiện nay
1. Mô hình quản lý rủi ro tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương:

Thiết lập bối cảnh

19


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Đánh giá rủi ro

Nhận diện rủi ro

Phân tích rủi ro

Xác định mức độ rủi ro

Xủ lý rủi ro

Sơ đồ 2: Quá trình quản lý rủi ro.

20


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế


2. Mô hình quản lý rủi ro tại bệnh viện Thống Nhất .
HỌC TỪ SAI LẦM ĐỂ NGĂN NGỪA XẢY RA SAI LẦM.

Sơ đồ 3: Quy trình tiếp nhận, xử lý sai sót, sự cố.

21


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

NVYT

3. Mô hình quản lý sự cố tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ.

Phát hiện sự cố

Phân loại sự cố

Tiếp cận bệnh nhân

Không tiếp cận bệnh
nhân

Xử trí cấp cứu tại chỗ

Báo cáo trưởng khoa

BGĐ


QLCH KHTH,

TRƯỞNG KHOA

Báo cáo trưởng khoa

Xử trí cấp cứu

Xử trí, điều chỉnh

Báo BGĐ, KHTH, QLCL

Báo cáo BGĐ,KHTH,QLCL

Xin ý kiến chỉ đạo

Xác minh sự cố. Đưa ra hướng chỉ
đạo mới (nếu có). Phân tích nguyên
nhân gốc. Tổ chức hợp rút kinh
nghiệm. Ghi nhận vào sổ: “ phân
loại và đánh giá sự cố chuyên môn”.

Lưu biên
bản cuộc
hợp

Xác minh, ghi nhận.
Phân tíchg nuyên nhân
gốc. Tổ chức hợp rút
kinh nghiệm.


Xét duyệt và triển khai phương án. Chủ trì
cuộc hợp rút kinh nghiệm.

Sơ đồ 4: Mô hình quản lý sự cố tại tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ.

22


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
4.1/

Kết luận

Bệnh viện không phải là nơi an toàn cho người bệnh như mong muốn và mâu thuẩn
với chính sứ mệnh của nó là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của con người. Thực tế nghịch
lý này đã làm nổi bậc lên thách thức hàng đầu trong lĩnh vực y tế hiện nay là đảm bảo
cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe an toàn trong môi trường y tế quá nhiều áp lực,
nhiều dây chuyền khám chữa bệnh như hiện nay. Trong thời gian gần đây, các sự cố y
khoa xảy ra là một mối bận tâm, theo dõi của toàn xã hội đối với ngành y tế. Khi sự cố
xảy ra, người bệnh và gia đình người bệnh trở thành nạn nhân, phải gánh chịu hậu quả
tổn hại sức khỏe, tính mạng, tài chính, tai nạn chồng lên tai nạn. Và cán bộ y tế liên quan
trực tiếp tới sự cố y khoa cũng là nạn nhân trước những áp lực của xã hội và cũng cần
được hỗ trợ về tâm lý khi rủi ro nghề nghiệp xảy ra.
Chúng ta cần nhìn nhận một thực tế rằng trong lĩnh vực y tế: “ văn hóa đổ lỗi, văn
hóa trừng phạt ” còn rất nặng nề. Chính việc chỉ tập trung tìm kiếm lỗi cá nhân mà quên
đi sự yếu kém trong hệ thống quản lý rủi ro mà nhiều năm qua, ngành y tế hầu như bất

lực trước sự giảm thiểu sự cố y khoa, loay hoay tìm giải pháp để giải bài toán an toàn
bệnh nhân. Sắp tới đây, khi các bệnh viện tiến tơi tự chủ tài chính, đưa kinh tế thị trường
vào ngành y tế, giá dịch vụ y tế tăng cao thì đồng nghĩa với việc người nhân sẽ đòi hỏi
chất lượng tốt hơn, và hơn hết kinh phí đền bù cho những sự cố y khoa sẽ tăng chóng
mặt. Nếu quản lý rủi ro không tốt thì không khóe bệnh viện không đủ tiền bồi thường ! Vì
vậy quản lý rủi ro bệnh viện thật sự cấp thiết hơn bao giờ hết.
Hiện nay, có rất nhiều hội thảo trong và ngoài nước về vấn đề quản lý rủi ro bệnh
viện, các tiêu chuẩn quản lý được đưa ra để tạo thước đo đánh giá an toàn người bệnh,
các mô hình được xây dựng, mỗi bênh viện áp dụng tùy theo thực tế của mỗi cơ sở. Lý
thuyết là vậy, tuy nhiên trên thực tế, ai cũng nói “ phòng bệnh hơn chửa bệnh” nhưng
phần đại đa số “ mất bò mới lo làm chuồng”, để cải tạo được cả một hệ thống như vậy đòi
hỏi nhiều giải pháp đồng bộ.
4.2/

Kiến nghị

Trước những thách thức trên, đứng từ góc nhìn hệ thống, từ quan điểm của người bệnh,
của cán bộ y tế, tôi xin đưa ra một vài kiến nghị sau:
1. Hạn chế sai lỗi từ phương tiện cá nhân:
-

Đừng dựa vào trí nhớ.
23


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
-

Làm cho mọi việc rõ ràng.


-

Thường xuyên rà soát và đơn giản hóa quy trình.

-

Tiêu chuẩn hóa các quy trình và thủ tục phổ biến

-

Thường xuyên sử dụng checklists

-

Giảm thiểu yếu tố cảnh giác, thận trọng trong công việc.

2. Phòng ngừa rủi ro trong xác định người bệnh:
-

Phải có hai mẫu thông tin để nhận dạng bệnh nhân (ví dụ: tên và ngày sinh của
bệnh nhân). Có thể sử dụng băng cổ tay có ghi tên và một con số riêng biệt của
bệnh nhân để nhận dạng chính xác bệnh nhân (tên và con số riêng biệt là hai
mẫu thông tin).

-

Hai công cụ nhận dạng cụ thể này phải được gắn kết trực tiếp với thuốc men,
các sản phẩm về máu, các ống chứa mẫu vật lưu (chẳng hạn trên nhãn được
gắn vào).


-

Khi kiểm tra bệnh nhân, nhân viên y tế không bao giờ nên đọc tên và yêu cầu
bệnh nhân xác nhận nó.

-

Trường hợp bệnh nhân hôn mê, thân nhân người bệnh phải xác định nhân thân
họ.

3. Phòng ngừa rủi ro trong sử dụng thuốc:
-

Không cho thuốc mà không rõ thuốc là gì, được dùng như thế nào?

-

Tăng cường giao tiếp giữa bác sĩ và điều dưỡng.

-

Thực hiện 5 đúng: đúng thuốc, đúng đường dùng, đúng thời điểm, đúng lượng,
đúng người bệnh.

-

Đảm bảo tên thuốc, nhãn thuốc và dạng đóng gói rõ ràng, đúng quy cách.

-


Bảo quản, tồn trữ thuốc đạt tiêu chuẩn GSP: dễ thấy, dễ lấy, dễ tìm, tránh nhầm
lẫn, hư hỏng.

4. Phòng ngừa rủi ro trong chuyển giao sai thông tin:
-

Không khuyến khích lệnh miệng.

-

Tránh dùng từ viết tắt hoặc viết hoa chữ viết tắt

-

Cơ sở y tế cần phải rà soát toàn diện danh mục từ rút gọn sử dụng tại cơ sở.
24


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
-

Cung cấp cho nhân viên các thẻ bỏ túi có in danh mục.

-

Xóa những chữ viết tắt bị cấm trong tờ y lệnh in sẵn và trong các mẫu đơn
khác.


Hình 2: Quá trình giao tiếp

5. Phòng ngừa rủi ro trong phẫu thuật:

Sử dụng bảng kiểm an toàn phẫu thuật của tổ chức Y tế thế giới

25


×