BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
PHẠM THU HƯƠNG
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO DỊCH BỆNH TRONG
CHĂN NUÔI GÀ TẠI HUYỆN TÂN YÊN,
TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
PHẠM THU HƯƠNG
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO DỊCH BỆNH TRONG
CHĂN NUÔI GÀ TẠI HUYỆN TÂN YÊN,
TỈNH BẮC GIANG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60.34.04.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Hùng
HÀ NỘI, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng
bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn
Phạm Thu Hương
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo- Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, những người đã truyền cho tôi kiến thức trong suốt quá trình học tập tại
Học viện, đặc biệt các thầy cô Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn – những người đã trực tiếp truyền đạt cho tôi kiến thức và
dìu dắt tôi trong học tập.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Phạm Văn
Hùng người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Tân Yên, Phòng Nông nghiệp &
PTNT huyện Tân Yên, Trạm Thú y huyện Tân Yên và nhân dân 3 xã Cao
Thượng, Phúc Hòa, Tân Trung huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện
và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin được nói lời cảm ơn với gia đình, người thân, bạn bè,
đồng nghiệp những người đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, Ngày 30 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn
Phạm Thu Hương
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................v
Danh mục bảng..................................................................................................................... vi
Danh mục hình ảnh, biểu đồ, hộp ....................................................................................... vii
PHẦN I. MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................... 4
2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................. 4
2.1.1 Lý luận về rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà ....................................... 4
2.1.2 Quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà ........................................... 9
2.1.3 Nội dung nghiên cứu quản lý rủi ro dịch bệnh ...................................... 12
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro dịch bệnh .............................. 21
2.2 Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 23
2.2.1 Tình hình chăn nuôi gà trên thế giới ..................................................... 23
2.2.2 Tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam ...................................................... 25
2.2.3 Chính sách quản lý rủi ro trong chăn nuôi của các nước trên thế giới. ... 27
2.2.4 Một số chính sách quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà và gia
cầm ở Việt Nam ............................................................................................ 30
2.2.5 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................... 31
PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 33
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 33
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 33
iii
3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội ....................................................................... 37
3.1.3 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ................................................. 42
3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 43
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin ................................... 43
3.2.2 Phương pháp xử lý phân tích số liệu, thông tin ..................................... 45
3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 47
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................. 50
4.1 Khái quát về chăn nuôi gà huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang................................... 50
4.1.1 Tình hình phát triển chăn nuôi của huyện............................................................. 50
4.2.Thực trạng quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà trên địa bàn huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ............................................................................... 62
4.2.1 Quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà của hộ chăn nuôi............................ 62
4.2.2 Biện pháp phòng dịch bệnh của các tác nhân khác .............................................. 77
4.2.3 Quản lý dịch bệnh của cơ quan nhà nước đối với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi
gà. ............................................................................................................................... 77
4.2.4 Đánh giá chung về quản lý rủi ro dịch bệnh tại địa bàn nghiên cứu.................... 82
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà tại địa
bàn nghiên cứu .............................................................................................. 84
4.3.1 Các yếu tố từ phía các hộ chăn nuôi...................................................... 84
4.3.2 Năng lực quản lý dịch bệnh của cơ quan nhà nước ............................... 88
4.4 Giải pháp quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà huyện Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang ..................................................................................................... 90
4.4.1 Giải pháp đối với các hộ chăn nuôi....................................................................... 90
4.4.2 Giải pháp đối với các cơ quan quản lý.................................................................. 92
PHẦN V . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 94
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 94
5.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 97
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 106
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHNN : Bảo hiểm nông nghiệp
BQ
: Bình quân
ĐVT
: Đơn vị tính
HĐND : Hội đồng nhân dân
UBND : Ủy ban nhân dân
VS
: Vệ sinh
TT
: Thứ tự
GO
: Tổng giá trị sản xuất
IC
: Chi phí chăn nuôi
PRA : Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng
v
DANH MỤC BẢNG
Số bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1 Bảng phân cấp các yếu tố rủi ro ....................................................................16
Bảng 2.2 Thang đo mức độ thiệt hại ............................................................................16
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai huyện Tân Yên 3 năm gần đây .............................36
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Tân Yên 2012 – 2014 .....................38
Bảng 3.3 Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Tân Yên giai đoạn 2012-2014 .... 42
Bảng 3.4 Mẫu điều tra .................................................................................................45
Bảng 4.1 Thực trạng phát triển chăn nuôi của huyện 2012 – 2014 ...............................50
Bảng 4.2 Số lượng gia súc gia cầm các xã điều tra từ 2012 – 2014 ..............................52
Bảng 4.3 Thông tin chung về hộ chăn nuôi gà theo quy mô .........................................53
Bảng 4.4 Kinh nghiệm nuôi gà theo quy mô chăn nuôi ................................................54
Bảng 4.5 Tổng quan đàn gà nuôi của huyện trong 3 năm (2012-2014) .........................55
Bảng 4.6 Tình hình chăn nuôi gà ở huyện Tân Yên theo quy mô .................................56
Bảng 4.7 Giống gà nuôi trên địa bàn nghiên cứu năm 2014 .........................................57
Bảng 4.8 Bảng chi phí chăn nuôi gà trung bình theo quy mô tại địa bàn điều tra ..........59
Bảng 4.9 Lợi nhuận trung bình từ chăn nuôi gà/năm theo quy mô................................61
Bảng 4.10 Các bệnh chính thường gặp ở gà nuôi trên từng nhóm hộ ............................63
Bảng 4.11 Tình hình gà nuôi mắc bệnh của các hộ điều tra ..........................................64
Bảng 4.12 Tình hình thiệt hại do chi phí phòng bệnh thêm và chi phí nuôi kéo dài ......65
Bảng 4.13 Các biện pháp phòng bệnh cho gà của người chăn nuôi...............................67
Bảng 4.14 Nguồn cung cấp giống gà của các hộ chăn nuôi ..........................................69
Bảng 4.15 Các loại thức ăn sử dụng trong chăn nuôi gà ...............................................70
Bảng 4.16 Lý do người dân tự chữa cho gà khi mắc bệnh ............................................72
Bảng 4.17 Tiếp cận dịch vụ thú y của hộ chăn nuôi .....................................................73
Bảng 4.18 Biện pháp ứng xử của hộ khi xảy ra dịch bệnh ............................................74
Bảng 4.19 Biện pháp xử lý của hộ chăn nuôi khi gà bị chết .........................................75
Bảng 4.20 Ứng xử của hộ chăn nuôi sau khi đàn gà hết bệnh .......................................76
Bảng 4.21 Biện pháp phòng dịch bệnh của các tác nhân ..............................................77
Bảng 4.22 Kết quả tập huấn các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gà nuôi
huyện Tân Yên năm 2012-2014 .................................................................80
Bảng 4.23 Tình hình triểu khai tiêm phòng vacxin cho gà nuôi ở các xã điều tra..........84
vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, HỘP
Ảnh 3.1 Bản đồ hành chính huyện Tân Yên .................................................................33
Biểu đồ 4.1 Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi gà của các hộ từ 2012-2014 .............62
Biểu đồ 4.2 Tình hình dịch bệnh ở gà nuôi tại các hộ theo mùa năm 2014 ...................66
Biểu đồ 4.3 Biện pháp xử lý của người chăn nuôi khi gà mắc bệnh theo quy mô..........71
Biểu đồ 4.4 Cách xử lý phân gà của chủ trang trại .......................................................86
Hộp 4.1 Nắng nóng kéo dài ảnh hưởng nhiều chiều đến quản lý rủi ro dịch bệnh ..................85
vii
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành nông nghiệp từ xa xưa vốn là ngành kinh tế quan trọng của Việt
Nam, nó như một nghề truyền thống của nông dân Việt Nam, là nguồn cung cấp
lương thực thực phẩm chủ yếu cho người dân. Đây cũng là ngành kinh tế giúp
cho nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người
lao động. Tuy nhiên nông nghiệp cũng là một trong những ngành chịu nhiều rủi
ro nhất. Một người nuôi gia cầm không biết nên bán hết đàn gà hay vẫn giữ
nuôi khi dịch bệnh lan đến nơi, không biết có nên tiếp tục đầu tư cho chăn nuôi
nữa hay không khi giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng mà giá đầu ra thì bấp
bênh, người dân gặp khó khăn khi phát hiện gà mắc bệnh mà không biết cách
chữa, hay muốn tăng quy mô nhưng lại thiếu vốn, lãi suất tăng. Với cơ chế thị
trường mà đa phần trong số họ thiếu thông tin thị trường và thiếu tổ chức liên
minh cần thiết để cùng nhau bảo vệ giá cả sản phẩm sản xuất ra. Thêm vào đó,
nước ta đang bước vào thời kỳ mà biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày
càng phức tạp. Người nông dân là đối tượng trực tiếp phải đối mặt với những
rủi ro trong nông nghiệp nói chung và trong chăn nuôi nói riêng. Vậy họ phải
có những chuẩn bị để đối phó, ứng xử với những rủi ro đó. Người nông dân đã
có những biện pháp để phòng tránh và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra theo
kinh nghiệm của riêng mình. Tuy nhiên, ngày càng có những tác động khách
quan mà trong thực tế kinh nghiệm cũng không lường trước được, năng suất và
thị trường giá cả bấp bênh, rủi ro luôn rình rập, người nông dân sẽ rơi vào bị
động, khả năng ứng xử còn hạn chế.
Trên thế giới hiện nay, nghiên cứu rủi ro trong nông nghiệp đã được các
nước phát triển quan tâm nhiều vào đầu thế kỷ XX, phát triển mạnh vào những
thập kỷ 70 và 80, đặc biệt là ở Mỹ, Australia, EU, Canada và một số nước khác.
Nghiên cứu rủi ro trong nông nghiệp đang chuyển dần sang các nước đang trên
đà phát triển mạnh như Ấn Độ, Trung Quốc …vào những năm cuối của thế kỷ
XX. Các nghiên cứu rủi ro của các nước tập trung vào các loại rủi ro như sự biến
1
động của thị trường, tác động qua lại và ảnh hưởng tổng hợp của các loại rủi ro,
các chiến lược giảm thiểu rủi ro và vai trò của chính phủ… Ở Việt Nam, có nhiều
nghiên cứu về quản lý rủi ro ở nhiều lĩnh vực như rủi ro tài chính doanh nghiệp,
rủi ro trong sản xuất nông nghiệp…tuy nhiên đi sâu nghiên cứu quản lý rủi ro
dịch bệnh trong chăn nuôi gà vẫn đang là vấn đề rất mới mẻ.
Tân Yên là một huyện đang trên đà phát triển của công nghiệp và dịch vụ
thương mại. Đây cũng là địa bàn mà diện tích đất canh tác đang có nguy cơ thu
hẹp dần để chuyển thành đất ở và đất xây dựng các khu công nghiệp. Tuy nhiên,
sản xuất nông nghiệp vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng, đặc biệt là chăn nuôi
gà chiếm tỷ lệ lớn trong các hộ chăn nuôi. Là địa bàn có số hộ chăn nuôi gà lớn,
số lượng gà nuôi đứng thứ hai trong tỉnh Bắc Giang sau Yên Thế, các hộ nông
dân tại địa bàn huyện Tân Yên nói chung còn thiếu chiến lược cụ thể và chưa hiệu
quả trước những rủi ro do bệnh, dịch bệnh khiến bệnh, dịch bệnh đã liên tiếp xảy
ra và gây ra thiệt hại to lớn để lại hậu quả không nhỏ cho người nông dân như dịch
cúm gia cầm năm 2003-2004, Newcastle, tụ huyết trùng… là các bệnh thường
xuyên bùng phát theo mùa… Hơn nữa nhằm đánh giá quản lý rủi ro dịch bệnh và
đưa ra giải pháp nhằm tăng cường khả năng quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn
nuôi gà, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Giải pháp quản lý rủi ro dịch bệnh trong
chăn nuôi gà tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro do dịch bệnh trong chăn nuôi gà tại huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm đối phó và hạn
chế đến mức thấp nhất rủi ro về dịch bệnh trong chăn nuôi gà tại địa bàn nghiên cứu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro dịch
bệnh trong chăn nuôi gà hiện nay;
- Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà trên địa
bàn huyện Tân Yên;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn
nuôi gà tại huyện Tân Yên;
2
- Đề xuất định hướng và hệ thống các giải pháp nhằm đối phó phòng ngừa
và giảm thiểu thiệt hại do rủi ro về dịch bệnh trong chăn nuôi gà trên địa bàn
nghiên cứu trong thời gian tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Rủi ro và quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà là gì?
- Thực trạng quản lý rủi ro do dịch bệnh trong chăn nuôi gà ở huyện Tân
Yên trong mấy năm qua thế nào?
- Yếu tố nào ảnh hưởng tới quản lý rủi ro do dịch bệnh trong chăn nuôi gà?
- Giải pháp nào cần đề xuất nhằm tăng cường quản lý rủi ro dịch bệnh, để
đối phó phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại do rủi ro về dịch bệnh trong chăn
nuôi gà trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Chủ thể nghiên cứu: Rủi ro do dịch bệnh trong chăn nuôi gà tại địa bàn
nghiên cứu.
- Khách thể nghiên cứu: Các tác nhân tác động tới quản lý rủi ro trong
chăn nuôi gà: Hộ chăn nuôi, người thu gom, tiêu thụ, đại lý thuốc thú y, cán bộ
phòng Nông nghiệp, trạm thú y và cán bộ thú y địa phương …
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro về
dịch bệnh từ phía chủ thể trực tiếp chăn nuôi gà và từ phía cơ quan chức năng
quản lý nhà nước, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro dịch bệnh
trong chăn nuôi gà. Từ đó đưa ra giải pháp quản lý rủi ro dịch bệnh nhằm đối
phó, phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại do bệnh, dịch bệnh gây ra.
+ Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện, được khảo sát tại 3 xã
Cao Thượng, Phúc Hòa, Tân Trung trên địa bàn huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang.
+ Phạm vi thời gian: Nguồn số liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm gần đây từ
2012 – 2014, số liệu sơ cấp được thu thập theo phiếu điều tra năm 2014 và 2015
Đề tài được thực hiện từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 8 năm 2015.
3
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà
2.1.1.1 Chăn nuôi gà
* Các loại hình chăn nuôi gà ở nước ta.
Loại hình chăn nuôi là thuật ngữ dùng để chỉ các nhóm tổ chức chăn nuôi
có những đặc trưng khác nhau.
Hiện nay, ở nước ta có thể chia các tổ chức chăn nuôi gà thành 3 loại hình
chăn nuôi tương ứng với 3 phương thức chăn nuôi:
• Chăn nuôi hộ gia đình quy mô nhỏ (chăn nuôi truyền thống)
• Chăn nuôi nông hộ, gia trại, nông trại quy mô vừa (chăn nuôi bán công
nghiệp)
• Chăn nuôi trang trại quy mô lớn (chăn nuôi công nghiệp) (Nguyễn Văn
Thiện, 2010).
+ Chăn nuôi hộ gia đình quy mô nhỏ (chăn nuôi truyền thống)
Đây là phương thức chăn nuôi có từ lâu đời và vẫn tồn tại phát triển ở hầu
khắp vùng thôn quê Việt Nam. Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là số
lượng nuôi dưới 500 con, đầu tư vốn ban đầu ít, đàn gà được thả rông, có thể tự
tìm kiếm thức ăn và cũng tự ấp và nuôi con; chuồng trại đơn giản, thời gian nuôi
kéo dài (đối với gà thịt thường nuôi tới 4-5 tháng mới đạt khối lượng để giết thịt).
Do chăn thả tự do, môi trường chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh dịch tễ khiến
đàn gà dễ mắc bệnh, dễ chết nóng, chết rét, tỷ lệ nuôi sống thấp, hiệu quả kinh
tế không cao. Tuy vậy, phương thức chăn nuôi này có những ưu điểm nhất
định phù hợp với các giống gà địa phương, chất lượng thịt gà thơm ngon, vốn
đầu tư không đòi hỏi lớn (chủ yếu là tiền mua giống ban đầu). Chính vì thế mà
đối với các nông hộ nghèo phương thức chăn nuôi này dễ áp dụng và hộ nào
cũng có thể nuôi vài ba chục con gà. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế đạt được từ
phương thức này chưa cao (Trịnh Văn Thịnh, 2000).
4
+ Chăn nuôi nông hộ, nông trại quy mô vừa (chăn nuôi bán công nghiệp)
Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp khá nhuần nhuyễn những
kinh nghiệm nuôi gia cầm truyền thống và kỹ thuật nuôi dưỡng tiên tiến. Điều đó
có nghĩa là chế độ dinh dưỡng và quá trình phòng bệnh cho đàn gà đã được coi
trọng hơn. Mục tiêu của chăn nuôi mang đậm tính sản xuất hàng hóa, chứ không
thuần túy là sản xuất tự cung tự cấp, số lượng nuôi từ 500-1000 con (Nguyễn
Tường Hải, 2013). Để áp dụng phương thức chăn nuôi này, ngoài yêu cầu phải
có vườn rộng được bao bọc bởi hàng rào để thả gà thì cần phải đầu tư xây dựng
và mua sắm chuồng trại, các dụng cụ máng ăn, máng uống và hệ thống sưởi ấm
cho đàn gà con mới nở. Ngoài lượng thức ăn mà đàn gà tự kiếm ăn được trong tự
nhiên như giun, dế, sâu bọ, rau, cỏ, thì lượng thức ăn do người chăn nuôi cung
cấp là rất quan trọng, như vậy sẽ rút ngắn được thời gian nuôi mỗi lứa và tăng
năng suất của đàn gà. So với phương thức chăn nuôi gà truyền thống thì phương
thức chăn nuôi bán công nghiệp đàn gà tăng trọng nhanh hơn, tỷ lệ nuôi sống cao
hơn, khống chế được bệnh tật tốt hơn, thời gian nuôi mỗi lứa ngắn hơn và đạt
hiệu quả kinh tế cao hơn (Lương Xuân Lâm và Nguyễn Hữu Hoàng, 2010).
+ Chăn nuôi trang trại, doanh nghiệp (chăn nuôi công nghiệp)
Là hình thức chăn nuôi nhốt hoàn toàn và sử dụng thức ăn công nghiệp,
số lượng nuôi trên 1000 con. Với cách nuôi này có thể rút ngắn thời gian nuôi.
Mỗi lứa có thể nuôi từ 200-500 con từ lúc 1 ngày tuổi đến lúc xuất chuồng.
Phương thức nuôi này thường được áp dụng tại một số địa phương ven đô thị,
nơi đất chật, không có vườn, đồi để thả gà. Khi áp dụng phương thức nuôi
nhốt hoàn toàn đòi hỏi phải đầu tư xây chuồng trại (thường gà được nuôi trên
nền chuồng rải dăm bào hoặc vỏ trấu). Gà được nuôi nhốt hoàn toàn tuy mau
lớn hơn, thịt mềm hơn, song chất lượng thịt không chắc đậm, không thơm
ngon bằng gia cầm nuôi thả, giá bán thấp hơn so với gà được nuôi tự do
(Nguyễn Trọng Quang, 2013).
2.1.1.2 Dịch bệnh trong chăn nuôi gà
Dịch bệnh là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số lượng đối tượng mắc
bệnh vượt quá số đối tượng mắc bệnh dự tính.
5
Vùng có dịch: Là khu vực có nhiều ổ dịch được cơ quan chuyên ngành
thú y có thẩm quyền xác định( Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2014).
Cách ly ổ dịch: Là việc tách riêng vật nuôi mắc bệnh truyền nhiễm, vật
nuôi bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, vật nuôi mang mầm bệnh truyền nhiễm
hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây
truyền bệnh (Nguyễn Xuân Bính, 2005).
2.1.1.3 Khái niệm rủi ro dịch bệnh
Rủi ro là tình trạng không chắc chắn, trong đó xác suất có thể xảy ra các
sự kiện làm ảnh hưởng đến kết quả của một quá trình ra quyết định. Vậy, chúng
ta có thể hiểu rủi ro là những tổn thất, những bất trắc, khả năng không đạt được
kết quả mong muốn và có thể đo lường được (Bùi Thị Gia, 2005).
Việc ra quyết định trong các hoạt động kinh tế đều gặp phải rủi ro bởi vì
ra quyết định được tiến hành trước khi biết được kết quả của quyết định đó. Mức
độ rủi ro phụ thuộc vào sự tác động của các yếu tố và khả năng kiểm soát các yếu
tố trong giai đoạn quyết định đến kết quả. Trong khi đó từ quyết định đến kết quả
là một quá trình bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có rất nhiều yếu tố nằm
ngoài dự đoán và khả năng kiểm soát của người ra quyết định nên mức độ rủi ro
là rất lớn.
Như vậy Rủi ro là gì?
Cho đến nay thì vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về rủi ro, những
trường phái khác nhau, tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa khác nhau về
rủi ro. Những định nghĩa này được đưa ra rất đa dạng, phong phú, nhưng tóm lại
có thể chia ra làm 2 trường phái lớn đó là trường phái truyền thống và trường
phái trung hoà. Theo Bùi Thị Gia và Trần Hữu Cường (2005) cho rằng:
“ Theo trường phái truyền thống
- Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy ra
- Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm, hoặc bị đau đớn, thiệt hại.
- Rủi ro là sự bất trắc, gây ra mất mát, hư hại hoặc rủi ro là yếu tố liên
quan đến nguy hiểm, sự khó khăn hoặc điều không chắc chắn”.
Như vậy theo trường phái truyền thống rủi ro là những thiệt hại, mất mát,
6
nguy hiểm ngoài tầm kiểm soát của con người.
Còn theo phái Trung Hòa, Bùi Thị Gia và Trần Hữu Cường (2005) cho rằng:
‘‘- Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.
- Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện
trong hầu hết mọi hoạt động của con người. Khi có rủi ro, người ta không thể dự
đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất ổn định.
Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được
hoặc mất không thể đoán trước được’’.
Như vậy rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.
Rủi ro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Tuy nhiên rủi ro
thường mang đến những tổn thất, mất mát nguy hiểm… hơn là những mặt tích
cực hay cơ hội cho con người, Nếu quản lý tốt rủi ro thì người ta có thể tìm ra
những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội
mang lại kết quả tốt đẹp trong cuộc sống của con người.
* Khái niệm rủi ro và không chắc chắn trong nông nghiệp
Frank Knight là người đầu tiên phân biệt giữa rủi ro và không chắc chắn:
Trong môi trường rủi ro, ta có thể đoán biết trước điều gì sẽ xảy ra, kết quả và
hậu quả và xác xuất xảy ra của nó như thế nào. Trong điều kiện môi trường
không chắc chắn, chúng ta không biết được điều gì sẽ xảy ra, kết quả và hậu quả
của nó và xác xuất xảy ra các sự việc như thế nào (Callkins và Dennis,1983).
Ngoài ra rủi ro và không chắc chắn có thể định nghĩa theo nhiều cách khác
nhau, song cách phân biệt thông thường đó là: Rủi ro là sự biết không hoàn hảo
về kết quả có khả năng xảy ra và xác suất của nó, còn không chắc chắn là kết quả
có khả năng xảy ra và xác suất của nó là không biết trước (Hardacer, 1997).
Rủi ro đề cập đến nhiều kết quả có thể xảy ra với các khả năng khác nhau.
Khả năng của một kết quả nào đó hiểu theo nghĩa tần suất trung bình xảy ra kết quả
đó. Trong khi đó không chắc chắn đề cập đến tình trạng có nhiều kết quả có thể xảy
ra trong một quyết định nhưng chưa biết khả năng xảy ra của từng kết quả. Như vậy,
rủi ro và không chắc chắn chỉ khác nhau ở việc đánh giá được hay không.
Khi quyết định đầu tư vào sản xuất thì người ta cần phải cân nhắc đến sự
7
không chắc chắn vì nó sẽ có những cách khác nhau quan trọng giữa hậu quả tốt
và xấu. Do đó, đối với những quyết định như vậy thì rủi ro có thể được đánh giá
là có ý nghĩa quan trọng. Trong chăn nuôi gà, nhiều quyết định không cần tính
đến rủi ro nhưng có nhiều quyết định cũng nên chú ý khi lựa chọn các khả năng
sẵn có.
* Rủi ro dịch bệnh
Rủi ro do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng dù là nguyên nhân gì thì khi
xảy ra rủi ro thường gây cho con người những khó khăn trong cuộc sống như mất
hoặc giảm thu nhập, phá hoại nhiều tài sản, làm ngừng trệ sản xuất và ảnh hưởng
đến đời sống kinh tế xã hội nói chung (Ngô Quang Huân, 2008). Trong nghiên
cứu của chúng tôi chủ yếu là nhìn nhận rủi ro dịch bệnh theo trường phái truyền
thống, bởi vì với nông hộ thì họ quan niệm rủi ro dịch bệnh tức là sự không may,
ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của họ.
Như vậy theo trường phái truyền thống: “Rủi ro dịch bệnh là những thiệt hại,
mất mát, nguy hiểm do dịch bệnh gây ra ngoài tầm kiểm soát của con người”.
2.1.1.4 Các loại rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà
Rủi ro do dịch bệnh là một trong những rủi ro có ảnh hưởng tồi tệ nhất
đến hoạt động chăn nuôi gia cầm, mà ảnh hưởng lớn nhất là đối với chăn nuôi gà;
nó cũng là một loại rủi ro có xác suất xảy ra rất lớn, từ những người chăn nuôi
nhỏ đến những trang trại quy mô lớn. Khi dịch bệnh bùng phát trong đàn gà sẽ
gây ra thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi, thậm chí gây ra mất trắng,
đưa người chăn nuôi đến tình trạng phá sản.
Đầu tiên rủi ro do dịch bệnh ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của đàn gà, kéo
dài thời gian chăn nuôi dẫn đến làm tăng chi phí về nguồn thức ăn. Thứ hai nó khiến
cho người chăn nuôi mất thêm một khoản chi phí không nhỏ để mua thuốc chữa trị
cho đàn gà. Thứ ba nếu dịch bệnh bùng phát sẽ gây ra tâm lý lo ngại cho người tiêu
dùng, lượng tiêu thụ các sản phẩm từ gà nuôi sẽ ít đi dẫn đến việc giá giảm và bán
các sản phẩm từ gà nuôi cũng khó khăn hơn. Hậu quả nặng nề nhất chính là việc đàn
gà bị chết do dịch bệnh hay phải tiêu huỷ để khống chế dịch bệnh bùng phát. Điều
này sẽ làm cho những người chăn nuôi rơi vào tình trạng mất trắng và bị phá sản.
8
Rủi ro dịch bệnh ở gà được chia thành hai loại khác nhau là rủi ro liên quan tới đại
dịch cúm gia cầm và rủi ro về các bệnh thông thường theo mùa.
Dịch cúm gà hay dịch cúm gia cầm bắt đầu xuất hiện từ năm 2003 - 2004
và bùng phát trên diện rộng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có cả nước ta.
Đại dịch này đã gây ra tổn thất cực kỳ lớn cho ngành chăn nuôi gà của hầu hết
các nước và khiến cho nhiều người chăn nuôi gà rơi vào tình trạng trắng tay.
Dịch cúm gà không chỉ gây bệnh cho đàn gà nuôi mà còn có khả năng lây bệnh
sang người và có thể gây ra tử vong. Sự nguy hiểm của nó dẫn đến tâm lý hoang
mang cho cả người tiêu dùng dẫn đến không dám sử dụng các thực phẩm từ gà
nuôi nhiều như trước đó (Bùi Quý Huy, 2007).
Trong những năm gần đây dịch cúm gà vẫn thường xuyên bùng phát
tuy với quy mô nhỏ hơn nhưng vẫn gây ra thiệt hại lớn cho những người chăn
nuôi. Sự hỗ trợ của nhà nước cũng chỉ mang tính chất động viên khôi phục sản
xuất cho các nông hộ chứ không có nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế. Chính vì vậy
nhiều hộ đã thu hẹp quy mô chăn nuôi gà so với quy mô chăn nuôi trước đây.
Một rủi ro dịch bệnh khác chính là rủi ro về các bệnh thông thường mang
tính chất theo mùa đối với các loại gà. Tuy không gây ra hậu quả nghiêm trọng
như đại địch cúm gia cầm nhưng cũng có thể dẫn đến thua lỗ cho những người
chăn nuôi (Nguyễn Trọng Quang, 2013). Về mùa nóng thường có các bệnh liên
quan đến tiêu hoá của gà như phân xanh, phân trắng và các bệnh như tụ huyết
trùng... Mùa lạnh là các bệnh liên quan tới đường hô hấp như cúm, khẹc, hen...
Hầu hết các bệnh này quen thuộc với những người chăn nuôi và cũng không khó
điều trị nếu phát hiện kịp thời, nhưng nếu phát hiện muộn việc điều trị sẽ trở nên
khó khăn và thiệt hại về kinh tế không nhỏ. Điều khó khăn trong việc đối phó với loại
rủi ro này là nó diễn ra thường xuyên và liên tục, chỉ cần những thay đổi nhỏ về thời
tiết, nguồn thức ăn hay vệ sinh cho đàn gà cũng dẫn đến đàn gà bị nhiễm bệnh.
2.1.2 Quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà
2.1.2.1 Khái niệm quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà
Quản lý rủi ro là áp dụng một cách hệ thống các chính sách, các phương
9
pháp và các hành động nhằm xác định, phân tích, đánh giá, xử lý và theo dõi
kiểm tra rủi ro. Đối với bất kỳ một tổ chức nào, dù là một công ty lớn, một cơ
quan nhà nước hay một nông trại gia đình thì quản lý rủi ro là một yêu cầu không
thể thiếu, đó là một cách để một tổ chức tránh những thiệt hại và tối đa hoá
những cơ hội của một tổ chức. Quản lý rủi ro dịch bệnh chỉ là một hoạt động
quản lý ở quy mô nhỏ. Còn quản lý rủi ro là khái niệm bao quát và rộng mở hơn,
nó có thể bao gồm rất nhiều lĩnh vực: Quản lý rủi ro trong tài chính, quản lý rủi
ro trong dự án, quản lý rủi ro trong chính sách, quản lý rủi ro trong nông
nghiệp…(Bùi Thị Gia và Trần Hữu Cường, 2005).
Trong chăn nuôi, rủi ro phát sinh do những tác động xấu từ dịch bệnh là
không thể lường trước được. Người chăn nuôi chỉ biết phòng chống và hạn chế
dịch bệnh bùng phát. Do đó, để nhận biết rủi ro dịch bệnh và có thể giảm thiểu
các tác động tiêu cực của rủi ro đến từng hoạt động của tổ chức nói riêng, và toàn
thể tổ chức nói chung, ta phải thực hiện quản lý rủi ro. Thêm vào đó, việc xác
định và đưa ra các biện pháp xử lý rủi ro do dịch bệnh có vai trò tâm điểm của
hoạt động quản lý rủi ro. Thực hiện quản lý rủi ro do dịch bệnh sẽ giúp tổ chức
đánh giá được khả năng tác động của nó đến hoạt động của tổ chức (Nguyễn Văn
Huyên, 2014).
Như vậy có thể nói: Quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà là một
quá trình gồm nhận diện rủi ro, hoạch định ra những kế hoạch, những phương
pháp và các hành động nhằm phân tích, đánh giá, xử lý và theo dõi kiểm tra rủi
ro do dịch bệnh gây ra với mục tiêu cuối cùng là giảm rủi ro dịch bệnh, đạt được
hiệu quả chăn nuôi như mong muốn (Ngô Quang Huân, 2008) .
Quản lý dịch bệnh có thể theo hai cách khác nhau là theo lứa tuổi gà và
quản lý dịch bệnh theo mùa vì ở mỗi lứa tuổi của gà thường mắc các loại bệnh
khác nhau, cũng như các loại bệnh thường xuất hiện vào các thời điểm, các mùa
khác nhau trong năm.
* Quản lý bệnh theo lứa tuổi gà:
• Gà từ 0-1 tháng tuổi: thường mắc các loại bệnh như:
+ Bệnh nấm phổi ở gà: Còn gọi là bệnh nấm cúc khuẩn do nấm
10
Aspergillus fumigatus và A. Flavus gây ra, đặc biệt nguy hiểm ở gà con 3 - 12
ngày tuổi.
+ Bệnh E.coli: Bệnh thường xảy ra ở gà 0-2 tháng tuổi, đặc biệt ở gà con
1 - 10 ngày và 4 - 5 tuần tuổi khi vận chuyển đi xa và bị lạnh.
+ Bệnh bạch lỵ và thương hàn ở gà: Do vi khuẩn Salmonella pullorum gây
bệnh bạch lỵ ở gà con 1-21 ngày tuổi.
+ Bệnh cầu trùng: Bệnh chủ yếu do các loại cầu trùng như: Eimeria tenella
(ký sinh ở manh tràng), Eimeria necatnix (ký sinh trùng ở ruột non),
E.acervulina, E.maxima, E.brunetti. Bệnh thường tập trung và gây thiệt hại nhiều
ở gà con từ 20 – 30 ngày tuổi ( Nguyễn Xuân Bính, 2005).
• Gà từ 1- 3 tháng tuổi: thường mắc các loại bệnh như:
+Bệnh Gumboro: Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng
Birnavirus gây ra ở gà 3 - 6 tuần tuổi và gây nhiều thiệt hại kinh tế cho ngành
chăn nuôi gà.
+Bệnh sốt từng cơn gia cầm (Bệnh sốt rét- avian malaria hay còn gọi là
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà). Đây là bệnh do ký sinh trùng Plasmodium
gallinaceum sống ở trong hồng cầu gà gây ra, ổ dịch thường xảy ra trong mùa
mưa và ở vùng nhiều muỗi. Bệnh không phải là mới nhưng ít gặp nên chưa có
nhiều công trình nghiên cứu về bệnh này. Bệnh thường xảy ra ở gà thịt trên 35
ngày tuổi
+Bệnh hô hấp mãn tính: Đây là bệnh truyền nhiễm, còn gọi là bệnh CRD,
bệnh hen gà, do Mycoplasma gallicepticum gây ra ở gà thuộc mọi lứa tuổi, nhiều
nhất ở gà thịt 4 - 8 tuần tuổi (Lương Xuân Lâm và Nguyễn Hữu Hoàng, 2010).
• Gà từ 3 tháng tuổi trở lên: Thường mắc các loại bệnh như:
+ Bệnh tụ huyết trùng : Đây là bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra
ở gà thịt và gà trưởng thành. Bệnh hay xảy ra vào mùa hè, đặc biệt sau đợt mưa rào
trời trở nên nắng gắt. Gà bệnh sốt cao, thở nhanh, bỏ ăn, ủ rũ, miệng chảy nhiều
nước nhờn, tiêu chảy lúc đầu phân lỏng trắng, sau chuyển qua màu xanh lá cây.
Những cá thể béo và gà mái dễ bị chết. Bệnh tích chủ yếu: bao tim tích đầy dịch
vàng, xuất huyết mỡ vành tim; phổi viêm; gan, mào và tích sưng; thịt thâm.
11
+ Bệnh sưng phù đầu gà: Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn
Gr(-) Haemophillus paragallinarum gây ra ở gà thuộc mọi lứa tuổi.
+ Bệnh Newcastle: Bệnh phát ra quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa
khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà, bệnh phát
nhanh, lây lan rộng, tỷ lệ chết cao, điều trị tốn kém, không hiệu quả (Nguyễn Xuân
Bính, 2005).
* Quản lý dịch bệnh theo mùa:
- Mùa đông: Gà thường mắc các loại bệnh như: Newcastle, Gumboro, Đầu
đen, Hen suyễn…
- Mùa hè: Gà thường mắc các loại bệnh như phân xanh, phân trắng và các
bệnh như tụ huyết trùng, tiêu chảy, cầu trùng, ecoli…(Nguyễn Tường Hải, 2013).
2.1.2.2 Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà
* Quản lý quá trình sản xuất:
+ Chủ thể quản lý: Hộ nông dân
+ Đối tượng quản lý: Các bệnh có thể xảy ra trên đàn gà nuôi tại gia đình,
gia trại, trang trại…
Hộ nông dân đóng vai trò chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt
động chăn nuôi gà và phòng tránh giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh gây ra (Lương
Xuân Lâm và Nguyễn Hữu Hoàng, 2010).
* Quản lý xã hội :
+ Chủ thể quản lý: Chính quyền Ủy ban nhân dân, phòng Nông nghiệp,
trạm thú y huyện.
+ Đối tượng quản lý: Các chủ thể có liên quan đến việc chăn nuôi, thu gom,
buôn bán, giết mổ gà, nơi trực tiếp liên quan tới khả năng phát sinh và lây lan dịch
bệnh như hộ nông dân, cơ sở thu gom, lò mổ, chợ, đại lý thuốc thú y... (Lương
Xuân Lâm và Nguyễn Hữu Hoàng, 2010).
2.1.3 Nội dung nghiên cứu quản lý rủi ro dịch bệnh
2.1.3.1 Quy trình quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà
Quản lý rủi ro dịch bệnh có thể chia thành nhiều bước, thông thường được
chia thành các bước sau:
Bước 1: Xác định bối cảnh và phạm vi quản lý rủi ro:
Đây là bước xác định bối cảnh và miền rủi ro cần phải quản lý (Bùi Thị
12
Gia và Trần Hữu Cường, 2005).
Bước 2: Xác định rủi ro:
Là phải tiếp cận một cách có hệ thống để không bỏ sót một loại rủi ro nào.
Vì vậy cần liệt kê tất cả các rủi ro có thể ảnh hưởng đến tổ chức, cụ thể cân nhắc
loại rủi ro dịch bệnh nào có thể xảy ra, tại sao, như thế nào, nó có ảnh hưởng thế
nào đến kinh tế hộ gia đình (Bùi Thị Gia và Trần Hữu Cường, 2005).
Bước 3: Phân tích rủi ro:
Phân tích rủi ro đã xác định và xử lý sơ bộ (mức độ thiệt hại, xác suất xảy
ra; khả năng phòng ngừa hoặc giảm nhẹ) (Ngô Quang Huân, 2008).
Bước 4: Đánh giá rủi ro:
Đánh giá rủi ro có liên quan chặt chẽ với phân tích rủi ro, nó liên quan tới
vấn đề xác định các rủi ro hoạt động quản lý rủi ro hiện tại không còn phù hợp và
cần phải điều chỉnh trong tương lai (Ngô Quang Huân, 2008).
Bước 5: Theo dõi, giám sát:
Mặc dù kế hoạch quản lý rủi ro đã được xây dựng, duy trì và thực hiện
nhưng những phương án có thể tỏ ra không thỏa mãn, không hoàn hảo, để đảm
bảo cho kế hoạch chắc chắn được thực hiện thì theo dõi giám sát là rất cần thiết
(Bùi Thị Gia và Trần Hữu Cường, 2005).
2.1.3.2. Quản lý rủi ro dịch bệnh của hộ chăn nuôi
Mô tả
Tương tác
Tác động
Quyết
định
Sơ đồ 2.1 Quy trình quản lý rủi ro dịch bệnh
Nguồn: Ngô Quang Huân, 2008
13
Trước hết, phải nhận ra rủi ro dịch bệnh ảnh hưởng đến chăn nuôi gà. Sau
đó, phải hiểu được bản chất của chúng, chúng xuất hiện như thế nào, và chúng
tác động qua lại với nhau như thế nào để dẫn đến tổn thất. Những cảm nhận về
rủi ro cũng như bất trắc, cũng được phân tích vì chúng có một tầm quan trọng to
lớn. Việc phân tích có liên quan đến hoạt động đánh giá, đó là đo lường rủi ro.
Việc đo lường rủi ro đánh giá khả năng và giá trị tổn thất hay may mắn theo tần
số và mức tổn thất. Quá trình đo lường có thể mang hình thức đánh giá chất
lượng, tổn thất này rất có thể xảy ra theo một hình thức đánh giá số lượng (Ngô
Quang Huân, 2008).
Bước1: Nhận dạng hay xác định rủi ro dịch bệnh
Nhận dạng rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà là quá trình xác định liên
tục và có hệ thống rủi ro do các loại dịch bệnh có thể xảy ra trong quá trình chăn
nuôi gà của hộ nông dân, tức là xác định một danh sách các rủi ro mà hộ chăn
nuôi phải gánh chịu, gồm cả các rủi ro, các sự cố cũng như các rủi ro gắn với quá
trình ra quyết định.
Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu
môi trường hoạt động và toàn bộ hoạt động nhằm thống kê được tất cả các rủi ro,
không chỉ những rủi ro đã và đang xảy ra mà còn dự báo được những dạng rủi ro
mới có thể xuất hiện, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi
ro thích hợp (Bùi Thị Gia và Trần Hữu Cường, 2005).
Cách nhận dạng rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà:
Phương pháp thanh tra hiện trường/nghiên cứu tại chỗ:
Bằng cách quan sát và nhận xét thực tế về tổng thể bố trí mặt bằng, về các
hoạt động trong chăn nuôi dẫn tới những rủi ro hiện hữu có thể nhận dạng được
những nguy cơ rủi ro trong chăn nuôi gà.
Các nghiên cứu cần thực hiện khi sử dụng phương pháp thanh tra hiện
trường gồm:
+Vị trí địa lí (thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa…)
+Khí hậu thời tiết tại địa bàn chăn nuôi
+Khả năng đảm bảo vệ sinh, phòng dịch tại cơ sở chăn nuôi, đơn vị giết
14
mổ, chợ buôn bán, cơ quan thú y.
+Môi trường xung quanh
+Biểu hiện ở đàn gà nuôi.
Tất cả vấn đề nghiên cứu trên đều có những ảnh hưởng nhất định, cấu
thành những nguyên nhân rủi ro dịch bệnh tiềm năng trong chăn nuôi gà của hộ
nông dân (Ngô Quang Huân, 2008).
Bước 2: Phân tích rủi ro dịch bệnh
Xác định được nguyên nhân gây ra rủi ro dịch bệnh, đo lường mức độ thiệt
hại, cân nhắc khả năng xảy ra và đánh giá hậu quả của nó trên cơ sở đó mới có
thể tìm ra các biện pháp phòng ngừa (Bùi Thị Gia và Trần Hữu Cường, 2005).
Khi hoàn thành việc phân tích rủi ro phải thực hiện đánh giá rủi ro. Đánh
giá rủi ro là việc thực hiện so sánh các rủi ro đã dự đoán với các yêu cầu pháp lý,
các yếu tố xã hội... Kết quả đánh giá rủi ro sẽ được sử dụng để đưa ra các giải
pháp xử lý rủi ro.
• Đo lường rủi ro
Các thông tin cần cho sự đo lường là: các ước lượng hậu quả về tài chính
có thể có và khả năng xảy ra các hậu quả này. Sự đo lường là quan trọng vì nó
ảnh hưởng tới sự phân bổ nguồn lực và kiểm soát rủi ro. Để đo lường rủi ro ta
cần phải:
+ Xây dựng thước đo mức độ của rủi ro
+ Áp dụng thước đo này vào các rủi ro đã được xác định
- Mục tiêu của đo lường rủi ro
Hiểu biết về rủi ro như: Nguồn gốc của rủi ro, vùng hoạt động của rủi ro
và hậu quả của nó.
Tính chi phí rủi ro: Xác định được phương pháp xử lý rủi ro tiết kiệm nhất
và định giá chi phí rủi ro.
Kiểm soát rủi ro: Chọn phương pháp có chi phí rủi ro thấp nhất (Bùi Thị
Gia và Trần Hữu Cường, 2005).
- Phân cấp các yếu tố theo bảng 2.1
15
Bảng 2.1 Bảng phân cấp các yếu tố rủi ro
Tần suất
Thấp
Cao
Thấp
1
2
Cao
3
4
Nguồn: Ngô Quang Huân, 2008
Ô số 1 diễn tả các rủi ro có tần số và độ nghiêm trọng thấp, những rủi ro
này ít khi gây ra tổn thất, và nếu tổn thất có xảy ra cũng tương đối thấp
Ô số 2 diễn tả các rủi ro có tần số thấp và độ nghiêm trọng cao, tổn thất ít
khi xảy ra nhưng nếu xảy ra thì nghiêm trọng
Ô số 3 diễn tả các rủi ro có tần số cao và độ nghiêm trọng thấp, tổn thất
thường xảy ra nhưng tổn thất tương đối thấp
Ô số 4 diễn tả các rủi ro có tần số và độ nghiêm trọng đều cao, tổn thất
xảy ra thường xuyên và mỗi lần đều nghiêm trọng (Ngô Quang Huân, 2008).
-Thang đo mức độ thiệt hại
Bảng 2.2 Thang đo mức độ thiệt hại
Đánh giá
Hầu như chắc chắn
Xác suất
Mức độ
Có thể xảy ra nhiều lần trong một năm
9, 10
Dễ xảy ra
Có thể xảy ra một lần/ năm
7, 8
Có thể xảy ra
Có thể xảy ra trong thời gian 5 năm
5, 6
Khó xảy ra
Có thể xảy ra trong thời gian 5 - 10 năm
3, 4
Hiếm khi xảy ra
Có thể xảy ra sau 10 năm
1, 2
xảy ra
Nguồn: Ngô Quang Huân, 2008
* Bước 3: Kiểm soát rủi ro dịch bệnh
Công việc trọng tâm của quản lý rủi ro là kiểm soát rủi ro. Kiểm soát rủi
ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình,
16