Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu công thức son lỳ hệ nhũ tương nước trong dầu từ màu thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
----o0o----

HỒ THỊ THÚY VY

NGHIÊN CỨU CÔNG THỨC SON LỲ HỆ NHŨ TƯƠNG
NƯỚC TRONG DẦU TỪ MÀU THỰC PHẨM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH : CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC

Nha Trang, tháng 07 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
----o0o----

HỒ THỊ THÚY VY

NGHIÊN CỨU CÔNG THỨC SON LỲ HỆ NHŨ TƯƠNG
NƯỚC TRONG DẦU TỪ MÀU THỰC PHẨM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH : CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC

GVHD: TS. HÀ THỊ HẢI YẾN


Nha Trang, tháng 07 năm 2017


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: Hồ Thị Thúy Vy
Lớp: 55CNHH
Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật hóa học
Đề tài: “Nghiên cứu công thức son lỳ hệ nhũ tương nước trong dầu từ màu thực
phẩm”
Số trang:

Số chương:

Tài liệu tham khảo:

Hiện vật:
NHẬN XÉT
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Kết luận .........................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Nha Trang, ngày…..tháng…..năm 2017
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)



PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỀ TÀI
Họ và tên sinh viên: Hồ Thị Thúy Vy
Lớp: 55CNHH
Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật hóa học
Đề tài: “Nghiên cứu công thức son lỳ hệ nhũ tương nước trong dầu từ màu thực
phẩm”
Số chương:

Số trang:

Tài liệu tham khảo:

Hiện vật:
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Kết luận .........................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Điểm phản biện
Bằng số

Bằng chữ

Nha Trang, ngày…..tháng…..năm 2017
CÁN BỘ PHẢN BIỆN
(Ký và ghi rõ họ tên)


___________________________________________________________________
Điểm phản biện
Bằng số

Bằng chữ

Nha Trang, ngày…..tháng…..năm 2017
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ tên)


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy cô, gia đình và bạn bè. Để
hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hà Thị Hải Yến, đã
tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực nghiệm và viết Báo cáo Tốt nghiệp. Em
chân thành cảm ơn quý thầy cô trong bộ môn Công nghệ kỹ thuật Hóa Học, Trường
Đại học Nha Trang đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với
vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình
nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững
chắc và tự tin.
Cuối cùng, em xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ em rất
nhiều trong thời gian vừa qua, kính chúc quý Thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý. Em rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét, góp ý của
thầy cô để bài báo cáo cũng như kiến thức của bản thân được hoàn thiện hơn. Một lần
nữa em xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 1 tháng 5 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Hồ Thị Thúy Vy


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
MỤC LỤC..................................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... vii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 1
3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 1
4. Tính khoa học và tính thực tiễn của đề tài ........................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................ 3
1.1.

Lịch sử hình thành son môi .............................................................................. 3

1.2.

Nghiên cứu đã tiến hành về hệ nhũ tương W/O ............................................... 4

1.3.

Son môi hệ dầu ................................................................................................ 5


1.4.

Son môi hệ nhũ tương nước trong dầu (W/O) .................................................. 7

1.4.1. Hệ nhũ tương W/O....................................................................................... 7
1.4.2. Chỉ số HLB .................................................................................................. 8
1.5.

Yêu cầu của sản phẩm...................................................................................... 9

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 10
2.1.

Đối tượng nghiêm cứu .................................................................................. 10

2.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 21

2.2.1. Khảo sát hệ nhũ tương W/O....................................................................... 21
2.2.2. Khảo sát tỉ lệ các loại sáp và dầu ............................................................... 22
2.2.3. Khảo sát chất lỳ trong son môi................................................................... 25
2.3.

Các chỉ tiêu đánh giá tính chất của son .......................................................... 28

2.3.1. Nhiệt độ nóng chảy (t0nc)............................................................................ 28
2.3.2. Đo lực cắt................................................................................................... 28
2.3.3. Đo pH ........................................................................................................ 29



iii

2.3.4. Độ kích ứng da........................................................................................... 30
2.3.6. Hương thơm ............................................................................................... 30
2.3.7. Độ bền của son........................................................................................... 31
2.3.8. Đánh giá cảm quan .................................................................................... 31
2.3.9. Đánh giá cảm quan của người tiêu dùng .................................................... 31
2.3.10.Đo vi sinh................................................................................................... 31
2.4.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 32

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 33
3.1.

Khảo sát hệ nhũ tương W/O ........................................................................... 33

3.2.

Khảo sát tỉ lệ các loại sáp và các loại dầu ...................................................... 37

3.3.

Khảo sát các chỉ tiêu cho son lỳ trên thị trường ............................................ 39

3.4.

Khảo sát chất lỳ trong son môi hệ nhũ tương W/O ....................................... 39


3.4.1. Khảo sát riêng mỗi chất ............................................................................. 39
3.4.2. Khảo sát kết hợp hai chất lỳ ....................................................................... 46
3.5.

Đánh giá của người tiêu dùng ....................................................................... 52

3.6.

Đo vi sinh ...................................................................................................... 53

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 56
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 60


iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Hệ nhũ tương ............................................................................................... 8
Hình 2.1. Sáp ong ........................................................................................................ 10
Hình 2.2. Sáp carnauba................................................................................................ 11
Hình 2.3. Sáp candellila .............................................................................................. 12
Hình 2.4. Dầu olive ..................................................................................................... 13
Hình 2.5. Dầu dừa ....................................................................................................... 14
Hình 2.6. Dầu thầu dầu ................................................................................................ 14
Hình 2.7. Bơ xoài ........................................................................................................ 15
Hình 2.8. Màu thực phẩm ............................................................................................ 16
Hình 2.9. Cấu trúc phân tử Span 80............................................................................. 18
Hình 2.10. Cấu trúc phân tử Tween 80 ........................................................................ 18

Hình 2.11. Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát hệ nhũ tương W/O Máy đồng hóa .......... 21
Hình 2.12. Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát tỉ lệ các loại sáp dầu ............................... 23
Hình 2.13. Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát riêng mỗi chất lỳ .................................... 25
Hình 2.14. Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát kết hợp hai chất lỳ .................................. 27
Hình 2.15. Máy đo lưu biến......................................................................................... 28
Hình 2.16. Máy đo pH ................................................................................................. 29
Hình 3.1. Mẫu 1 đến mẫu 48 ....................................................................................... 36
Hình 3.2. Mẫu son khảo sát tỉ lệ các loại sáp và dầu (mẫu 1 đến 4 lần lượt từ trên
xuống) ......................................................................................................................... 38


v

Hình 3.3. Khảo sát riêng mỗi chất lỳ ........................................................................... 41
Hình 3.4. Nhiệt độ nóng chảy khảo sát riêng mỗi chất lỳ và son lỳ thị trường ............ 42
Hình 3.5. Lực cắt khảo sát riêng mỗi chất lỳ và son lỳ thị trường ............................... 43
Hình 3.6. Giá trị pH khảo sát riêng mỗi chất lỳ và son lỳ thị trường ........................... 44
Hình 3.7. Khảo sát kết hợp hai chất lỳ......................................................................... 47
Hình 3.8. Nhiệt độ nóng chảy khảo sát kết hợp hai chất lỳ và son lỳ thị trường.......... 48
Hình 3.9. Lực cắt khảo sát kết hợp hai chất lỳ và son lỳ thị trường ............................. 49
Hình 3.10. Giá trị pH khảo sát kết hợp hai chất lỳ và son lỳ thị trường ....................... 49
Hình 3.11. Kaolin clay 5% .......................................................................................... 51
Hình 3.12. CaCO3 1% và Kaolin clay 4% ................................................................... 51


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Kết quả nghiên cứu hệ nhũ tương nước trong dầu của Mark Stewart Taylor
.................................................................................................................................... 4

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát hệ nhũ tương từ mẫu 1 đến mẫu 48 .................................. 33
Bảng 3.2. Khảo sát tỉ lệ các loại sáp và dầu................................................................. 37
Bảng 3.3. Kết quả tỉ lệ các loại sáp và dầu .................................................................. 38
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát chỉ tiêu của son lỳ trên thị trường .................................... 39
Bảng 3.5. Khảo sát riêng các chất lỳ ........................................................................... 40
Bảng 3.6. Các chỉ tiêu đánh giá riêng mỗi chất lỳ ....................................................... 44
Bảng 3.7. Khảo sát kết hợp hai chất lỳ ........................................................................ 46
Bảng 3.8. Các chỉ tiêu đánh giá kết hợp hai chất lỳ ..................................................... 50
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát đánh giá của người tiêu dùng ........................................... 52
Bảng 3.10. Đo vi sinh sau 3 ngày ................................................................................ 53
Bảng 3.11. Đo vi sinh sau 15 ngày .............................................................................. 53


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- W/O: water – in – oil (nước trong dầu)
- PGPR: Polyglycerol polyricinoleate
- HLB: Hydrophilie – Lipophilie – Balance
- FDA: Food and Drug Administration
- SCCP: Scientific Committee on Consumer Products
- w/w: weight/weight
- CFU: Colony Forming Units (khuẩn lạc)
- t0nc: nhiệt độ nóng chảy
- Ca-1: CaCO3 1%
- Ca-3: CaCO3 3%
- Ca-5: CaCO3 5%
- Zn-1: ZnO 1%
- Zn-3: ZnO 3%
- Zn-5: ZnO 5%

- Ka-1: Kaolin Clay 1%
- Ka-3: Kaolin Clay 3%
- Ka-5: Kaolin Clay 5%
- Ti-1: TiO2 1%
- Ti-3: TiO2 3%
- Ti-5: TiO2 5%
- Ca1-Zn4: CaCO3 1% + ZnO 4%
- Ca2,5-Zn2,5: CaCO3 2,5% + ZnO 2,5%
- Ca4-Zn1: CaCO3 4% + ZnO 1%
- Ca1-Ka4: CaCO3 1% + Kaolin Clay 4%
- Ca2,5-Ka2,5: CaCO3 2,5% + Kaolin Clay 2,5%
- Ca4-Ka1: CaCO3 4% + Kaolin Clay 1%


viii

- Ca1-Ti4: CaCO3 1% + TiO2 4%
- Ca2,5-Ti2,5: CaCO3 2,5% và TiO2 2,5%
- Ca4-Ti1: CaCO3 4% và TiO2 1%
- Zn1-Ka4: ZnO 1% và Kaolin clay 4%
- Zn2,5-Ka2,5: ZnO 2,5% và Kaolin clay 2,5%
- Zn4-Ka1: ZnO 4% và Kaolin clay 1%
- Zn1-Ti4: ZnO 1% và TiO2 4%
- Zn2,5-Ti2,5: ZnO 2,5% và TiO2 2,5%
- Zn4-Ti1: ZnO 4% và TiO2 1%
- Ka1-Ti4: Kaolin clay 1% và TiO2 4%
- Ka2,5-Ti2,5: Kaolin clay 2,5% và TiO2 2,5%
- Ka4-Ti1: Kaolin clay 4% và TiO2 1%



1

MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề

1.

Ngày nay, xu hướng son lỳ đã áp đảo hoàn toàn xu hướng son môi bóng. Với chất
son sánh mịn nhưng khi thoa lên môi nhanh chóng tạo nên một lớp son lỳ với độ bám
cao mà khó thỏi son truyền thống nào có thể làm được, vì vậy mà son lỳ dễ dàng chinh
phục các tín đồ làm đẹp, tạo nên sức hút khó cưỡng đối với những cô gái nào chưa
từng thử qua. Điểm mấu chốt để tạo nên một cây son đánh bật mọi định kiến trước giờ
về son lỳ là gây khô môi, thành phần làm lỳ son và các kim loại nặng có trong son gây
thâm môi, gây hại cho môi và sức khỏe. Vì thế vấn đề đặt ra là:
 Làm thế nào để tăng độ ẩm cho son lỳ ?
 Thành phần làm lỳ son nào an toàn hơn cho người sử dụng ?
 Dùng loại màu nào thay thế cho màu hóa học còn lẫn các kim loại nặng ?
Việc bổ sung nước vào các sản phẩm son thông thường dưới dạng nhũ tương nước
trong dầu sẽ cung cấp thêm độ ẩm giảm thiểu sự xuất hiện của môi khô nứt nẻ.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu của em là “Nghiên cứu công thức son lỳ hệ nhũ tương
nước trong dầu từ màu thực phẩm”, khảo sát hệ nhũ tương nước trong dầu sử dụng
màu thực phẩm và các thành phần lỳ son như canxi cacbonat, kẽm oxit, kaolin.clay,
titanium dioxit nhằm nghiên cứu ra công thức son lỳ có độ dưỡng môi cao mà an toàn
cho sức khỏe của con người.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu công thức son lỳ hệ nhũ tương nước trong dầu (W/O) từ màu thực

phẩm.

3.

Nội dung nghiên cứu


2

- Nghiên cứu hệ nhũ tương W/O dùng màu thực phẩm.
- Nghiên cứu các chất lỳ trong son môi.
- Bước đầu khảo sát bảo quản son lỳ hệ nhũ tương W/O từ màu thực phẩm.
4.

Tính khoa học và tính thực tiễn của đề tài
 Tính khoa học
- Phương pháp nghiên cứu công thức son lỳ hệ nhũ tương W/O.
- Đề xuất màu thực phẩm thay thế màu hóa học, các chất lỳ an toàn khi sử dụng

trong son môi.
 Tính thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu giúp tạo ra một loại son lỳ hệ nhũ tương W/O từ màu thực
phẩm vừa đẹp vừa an toàn cho sức khỏe của con người khi nhu cầu sử dụng son môi
ngày càng cao.
- Kết quả nghiên cứu sẽ mang lại ý nghĩa cho công nghệ nghiên cứu son môi.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.


Lịch sử hình thành son môi
Ngay từ năm 3500 trước Công Nguyên, son môi là một phát minh mới được tạo ra

nhờ sự kết hợp giữa chì trắng và đá đỏ được nghiền vụn. Chúng được sử dụng và phổ
biến bởi nữ hoàng Sumer Schub-ad. Dù lúc ấy son môi khá độc hại nhưng nó không
thể cản được những người phụ nữ muốn sử dụng và trải nghiệm loại sản phẩm này
[27].
Ở đế chế Hy Lạp, vào năm thứ 1000 trước Công Nguyên, gái mại dâm dùng son
môi để phân biệt họ với những người đàn bà quyền quý. Tuy nhiên cho đến năm 700
trước Công Nguyên, phụ nữ Hy Lạp đã sử dụng son môi mà không cần quan tâm đến
địa vị xã hội. Họ tạo ra màu son bằng những nguyên liệu kì lạ như rong biển, hoa, quả
berry nghiền, đất hoàng thổ đỏ, phân cá sấu và các loại nhựa thông khác.
Trong triều đại của nữ hoàng Victoria (1837-1901), chính bà đã chống lại việc
trang điểm và phụ nữ phải trông chờ vào mỹ phẩm buôn lậu từ Pháp, trong khi một số
khác lại phải đến những nơi xa xôi để có thể tô son bằng cách sử dụng giấy kếp ẩm, ruy
băng, cắn môi hay thấm môi bằng rượu vang đỏ. Vào năm 1884, son môi hiện đại đầu
tiên trong lịch sử được giới thiệu bởi những nhà sản xuất nước hoa ở Paris. Chúng
được bọc trong giấy lụa và được làm từ mỡ hươu, dầu thầu dầu và sáp ong. Đến cuối
năm 1890, trang điểm được tuyên bố là hợp pháp và những quảng cáo son môi đều
được xuất bản. Son môi trở nên phổ biến và có thể thấy chúng ở khắp mọi nơi [27].
Những năm 1920, son môi trở thành 1 sản phẩm trang điểm thông dụng hơn và
được tạo ra rất dễ dàng cho việc sử dụng. Sự ra đời của son môi đã giúp cho phụ nữ có
một cách mới để thể hiện bản thân mình. Thời trang son môi tiếp tục thay đổi trong hầu
hết mọi thập kỷ [27].
Sang những năm 1940, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn khốc
liệt, son môi trở thành hàng hiếm. Chiến tranh kết thúc, các công ty lớn như


4


Maybeline, Revlon, CoverGirl thực hiện các chiến dịch quảng cáo son môi rầm rộ, đối
tượng là nữ giới tuổi từ 16. Đến cuối thập niên 1940, 90% phụ nữ Mỹ dùng son
môi. Sang thập niên 1950 cho đến nay, son môi càng được yêu thích và sử dụng rộng
rãi [27].
1.2.

Nghiên cứu đã tiến hành về hệ nhũ tương W/O
Mark Stewart Taylor đã nghiên cứu và công bố rằng các sản phẩm nhũ tương cuối

cùng có chứa 40% nước mềm hơn so với một sản phẩm son môi thông thường, do đó
để sản xuất một sản phẩm cứng hơn đã được bổ sung thêm sáp parafin rắn như trong
Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Kết quả nghiên cứu hệ nhũ tương nước trong dầu của Mark Stewart
Taylor

Sáp paraffin rắn được sử dụng với hàm lượng nước 40% tăng thêm độ cứng, có độ
kết tinh cao hơn (195,19 J / g), tuy nhiên điểm nóng chảy không cao. Đường kính cỡ


5

giọt D3.3 khi sử dụng PGPR (Polyglycerol polyricinoleate) nhỏ hơn so với pha trộn
của Span 80 với Tween 80 và Span 80. Không chỉ có PGPR có sự ổn định lớn hơn với
kích thước giọt nhỏ, mà phạm vi phân bố vẫn còn nhỏ so với pha trộn của Span 80 với
Tween 80 và Span 80. Sự kết hợp Span 80 với Tween 80 cho kết quả tốt hơn khi chỉ
dùng Span 80.
Dựa trên kết quả, sử dụng chất nhũ hóa PGPR sẽ ổn định nhũ tương nước trong
dầu tốt nhất.
Son môi hệ dầu


1.3.

 Son môi thường chứa ba thành phần cơ bản [12]:
+ Dầu (30-80%).
+ Sáp (5-25%).
+ Màu, sắc tố & thuốc nhuộm (1-10%).
- Dầu là một trong những thành phần chính được sử dụng khi tạo son môi, pha
trộn với các chất sáp, hoạt động như một chất phân tán cho các chất màu không hòa tan
và các chất hòa tan khác. Các loại dầu phổ biến nhất được sử dụng trong sản xuất son
môi là castor, mineral, lanolin, jojoba và dầu thực vật. Đặc tính bao gồm độ nhớt cao,
ngay cả khi ấm, làm chậm sự lắng đọng của sắc tố, dầu giúp tạo độ bóng và sự mềm
dẻo của son môi [12]. Ngoài ra còn có các loại dầu từ dầu mỏ được sử dụng trong son
môi.
- Sáp được sử dụng để cung cấp và tạo độ bóng và độ cứng cho son môi, để ổn
định và cho phép được đúc thành hình dạng [12], [26]. Sáp trong son môi là các loại
sáp từ thiên nhiên như sáp động vật (sáp ong), sáp thực vật (sáp candellila, sáp
carnauba, sáp đậu nành,...), và các loại sáp từ dầu mỏ như sáp parafin, sáp
microcrystalline,...


6

Nghiên cứu này không sử dụng các loại sáp và dầu từ dầu mỏ, chỉ sử dụng sáp và
dầu từ thiên nhiên tốt cho môi, vì thế mặc dù là son lỳ nhưng có độ dưỡng cao nên sẽ
không lo ngại về vấn đề son lỳ sẽ gây khô môi.
- Màu thường được sử dụng trong son môi là màu hóa học tổng hợp kết hợp sắc
tố và thuốc nhuộm. Thuốc nhuộm dưới dạng các acid bromo - các dẫn xuất bromo của
chất huỳnh quang. Eosin là thuốc nhuộm huỳnh quang được sản xuất bằng cách phản
ứng brom với fluorescein.
+ Có hai loại được sử dụng như:

 Eosin Y là một tetrabromo derivate của fluorescein tạo ra một vết màu tím.
 Eosin B là một dibromo dinitro derivate tạo ra vết màu vàng - đỏ.
Hai loại này thường được sử dụng kết hợp với nhau. Eosin tạo thành sắc tố đỏ trong
sản phẩm son môi, cường độ của nó tăng lên khi nó phản ứng với các nhóm NH2 trong
các protein trên bề mặt của da [29]. Màu hóa học có hiện diện của các kim loại nặng rất
có hại cho môi và sức khỏe [4], vì thế cần thay thế bằng màu khác vẫn tạo ra màu sắc
đẹp cho son mà an toàn cho con người đó là màu thực phẩm được chứng nhận cho
phép dùng trong thực phẩm nên sử dụng trong son sẽ không gây hại cho môi và sức
khỏe của người tiêu dùng.
- Trong những năm gần đây, các thành phần như dầu hướng dương, dầu hoa cúc,
bơ shea, bơ xoài, vitamin E, aloe vera, collagen, axit amin,... đã được thêm vào son
môi. Những thành phần này được sử dụng để giữ cho môi mềm, ẩm ướt, trị khô môi và
để bảo vệ môi khỏi ánh nắng mặt trời [29].
- Ngoài ra để son có độ bám cao, chất lỳ là thành phần không thể thiếu trong son
môi. Chất lỳ được sử dụng phổ biến trong son chính là chì (Pb) giúp son có độ bám rất
cao nếu dùng với hàm lượng lớn. Chì là một nguyên tố tự nhiên xuất hiện trong lớp vỏ
Trái Đất, được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm, là một kim loại nặng nếu tích tụ


7

trong cơ thể với hàm lượng cao sẽ ảnh hưởng và gây ra các bệnh nguy hiểm vì thế chỉ
nên sử dụng chì ở hàm lượng cho phép [4]. Ngoài chì còn có các chất lỳ khác như kẽm
oxit, kaolin clay, canxi cacbonat, titanium dioxit, octyldodecanol,... tuy độ bám không
cao nhưng với mong muốn không độc hại cho môi và sức khỏe thì những chất lỳ này
luôn là sự lựa chọn của người tiêu dùng.
Son môi hệ nhũ tương nước trong dầu (W/O)

1.4.


1.4.1. Hệ nhũ tương W/O
- Nhũ tương là hệ có pha phân tán và môi trường phân tán đều ở dạng lỏng, các
giọt của chất lỏng này phân tán sang chất lỏng khác mà hai chất lỏng không hòa tan với
nhau. Để tạo nhũ tương, có một pha lỏng phân cực (pha nước) và một pha lỏng không
phân cực (pha dầu) [29]. Tuy nhiên, nhũ tương là một hệ không ổn định, dễ phân tách
pha, cần các chất nhũ hóa hoạt động làm giảm sức căng bề mặt để ổn định hệ nhũ
tương.
- Chất nhũ hóa là chất có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của dung môi chứa
nó. Các chất này có khả năng hấp phụ lên lớp bề mặt, có thể di chuyển và tồn tại trong
bề mặt giữa hai pha dầu và nước, điều này chỉ có được khi chất đó có một phần thể
hiện ái lực với nước và phần còn lại sẽ thể hiện ái lực với dầu. Những chất này có độ
tan tương đối nhỏ, nếu không chúng sẽ có xu hướng rời khỏi bề mặt vào trong lòng
chất lỏng [29]. Một phân tử chất nhũ hóa gồm hai phần:
+

Phần phân cực (ưa nước): thường chứa các nhóm carboxylate, sulfonate,

sulfate, amine bậc bốn,...Nhóm này làm cho chất nhũ hóa có ái lực lớn đối với nước
nên bị kéo vào pha nước.
+

Phần không phân cực (ưa dầu): là các gốc hydrocarbon không phân cực kỵ

nước nên được đẩy đến pha không phân cực (pha dầu).
Chất nhũ hóa được phân loại theo điện tích gồm có bốn loại:
+ Anion


8


+ Cation
+ Nonion
+ Lưỡng tính
Nhũ tương là một dạng phổ biến trong thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm,...,
trong son môi nhũ tương giúp cung cấp, tăng cường độ ẩm cho đôi môi.

Hình 1.1. Hệ nhũ tương
1.4.2. Chỉ số HLB
- Chỉ số HLB (Hydrophilie – Lipophilie – Balance) là chỉ số đặc trưng cho tính
tan của chất nhũ hóa. Chỉ số HLB rất cần thiết cho việc lựa chọn phụ gia ổn định nhũ
tương.
- Cách tính HLB:
HLB = 7 + S (số nhóm ưa nước) – S (số nhóm ưa dầu)
HLB cho phép chỉ định một số chất nhũ hoá cho hệ nhũ tương. Một chất nhũ hoá
có tính chất ưa nước và hòa tan trong nước được chỉ định với chỉ số HLB cao (trên
11,0). Một chất nhũ hóa ưa dầu và tan trong dầu được chỉ định với chỉ số HLB thấp


9

(dưới 9,0). Nhưng hai hoặc nhiều chất nhũ hoá cũng có thể được pha trộn để đạt được
một HLB lý tưởng, những hỗn hợp này thường hoạt động tốt trong việc đạt được hệ
nhũ tương ổn định [13]. Vì thế, nghiên cứu này sử dụng kết hợp pha trộn hai chất nhũ
hóa để đạt HLB lý tưởng và tạo hệ nhũ tương ổn định.
Hai chất nhũ hóa an toàn được lựa chọn để nghiên cứu là: Polyoxyethylene
sorbitan monooleate - Tween 80, (HLB = 15) pha trộn với Sorbitan monooleate - Span
80, (HLB = 4,3).
Son môi hệ nhũ tương nước trong dầu cung cấp khả năng tăng cường độ ẩm cho
môi nhưng cũng vì thế mà nước là môi trường tạo điều kiện cho nấm mốc, nấm men
phát triển, vi khuẩn tấn công dễ dàng nên việc bảo quản son môi trở nên khó khăn hơn.

1.5.

Yêu cầu của sản phẩm

 Khi sử dụng
- Độ bám màu tốt, không nhanh trôi, không bị bám dễ dàng vào các vật dụng khi
chạm vào môi.
- Son mịn, đều, không bị nhòe khi thoa.
- Thỏi son có độ dẻo để không bị gãy khi sử dụng.
- Không độc hại, an toàn sức khỏe.
- Mùi vị phù hợp với người sử dụng.
 Khi tồn trữ
- Ổn định trong một thời gian dài ở nhiều điều kiện khí hậu khác nhau.
- Không bị hiện tượng tạo “hoa”, “đổ mồ hôi” trên bề mặt thỏi son.
- Không bị nấm mốc và vi khuẩn xâm nhập


10

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng nghiêm cứu

 Pha sáp
 Sáp ong
Sáp ong là sáp động vật với đặc tính sinh học độc đáo, là một trong những thành phần
lâu đời nhất của tự nhiên. Nó có thể được sử dụng như một chất làm đặc, chất làm mềm
và chất làm ướt. Tính khử trùng vết thương làm cho nó trở thành một thành phần lý

tưởng để sử dụng trong son môi. Nó được tiết ra bởi các loài ong mật để xây dựng các
bức tường của tổ ong. Khi tiết ra nó ban đầu là một chất lỏng không màu trong suốt,
biến thành một chất bán rắn khi tiếp xúc với bầu khí quyển [3], [22]. Sáp ong có nhiệt
độ nóng chảy 62 – 650C, các hợp chất trong sáp ong là alkanes, alkenes, axit béo tự do,
monoesters, diesters và hydroxymonoesters, thành phần nhỏ hydroxydiesters [9]. Được
bảo quản nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ cao.

Hình 2.1. Sáp ong trắng


11

 Sáp carnauba
Thu được từ lá của cây cọ Brazil, do khí hậu xích đạo khu vực, cây cọ tiết ra sáp
qua các cuống lá để bảo vệ việc mất nước. Là một trong những loại sáp xảy ra tự nhiên
khó nhất, nó được sử dụng trong son môi để ngăn tách dầu và làm thỏi son chắc hơn,
có khả năng làm cứng tốt tăng độ bóng cho bề mặt thỏi son. Là một chất có nguồn gốc
thực vật và an toàn cho người tiêu dùng [15], [18], [19]. Sáp carnauba là một phức hợp
của một số hợp chất hóa học chủ yếu là esters như esters aliphatic, alpha-hydroxy
esters, cinnamic aliphatic diesters, các axit tự do, rượu, hydrocacbon, và nhựa cây.
Nhiệt độ nóng chảy 80 – 860C [25].

Hình 2.2. Sáp carnauba


Sáp candellila

Thu được bằng cách đun sôi thân khô của cây kẹo (Euphorbia antisyphilitica) trong
nước acid với acid sulfuric để giải phóng sáp. Sáp nóng chảy sau đó được tách ra và
tinh chế bằng acid sulfuric rồi lọc ép. Sáp candelilla chủ yếu gồm alkanes (C29 đến

C33), cùng với este của axit và rượu với cacbon chuỗi (C28 đến C34), axit tự do, rượu tự
do, sterol, nhựa trung hòa, và khoáng chất. Nhiệt độ nóng chảy 68,5 – 72,5oC [10]. Sáp


12

có độ cứng tốt hơn sáp ong và mềm hơn carnauba nên có độ linh động tốt hơn, được sử
dụng để làm chắc son và tạo độ bóng mượt cho son.
Các loại sáp sử dụng trong nghiên cứu được mua từ Công ty mỹ phẩm Athena,
Việt Nam.

Hình 2.3. Sáp candellila
 Pha dầu và bơ
Bên cạnh sáp, dầu và bơ cũng là thành phần chính trong nền son: dầu olive, dầu
dừa, dầu castor (dầu thầu dầu), bơ xoài... Có khả năng dưỡng môi cao, giữ ẩm cho môi,
trị nứt nẻ, khô môi, giúp môi mịn màng, mềm mại. Dầu còn giúp phân tán các chất
trong son môi.
 Dầu Olive
Được chiết xuất từ hạt của cây olive, trong dầu olive rất giàu chất béo và chất
chống oxi hóa, dầu olive là một thành phần dưỡng môi rất tốt, còn có thể thay thế cho
dầu ăn rất tốt cho sức khỏe.


13

Thành phần quan trọng nhất trong dầu olive là các axit béo. Axit béo là những cấu
trúc đơn giản được tạo thành từ các chuỗi dài với nhiều nguyên tử cacbon. Chỉ có một
vài loại axit béo trong dầu ôliu, nhưng tỷ lệ ảnh hưởng mạnh đến các đặc tính và giá trị
dinh dưỡng của dầu. Các thành phần khác như triacylglycerol, phenolics, sterols và các
thành phần nhỏ hydrocacbon, tocopherol, rượu béo [17].

Dầu olive sử dụng trong nghiên cứu có suất xứ Italia, nhập khẩu từ Công ty cổ
phần Eufood, Việt Nam.

Hình 2.4. Dầu olive
 Dầu dừa
Dầu dừa được chiết xuất từ quả dừa, là thành phần dưỡng tự nhiên rất tốt không
những cho môi mà còn phục vụ các nhu cầu làm đẹp khác như da, tóc,...còn là thực
phẩm rất tốt cho sức khỏe, tốt cho tim mạch, giảm stress,...Thành phần chính trong dầu
dừa là các acid béo chiếm 90% như acid lauric được hấp thụ bởi các tế bào ruột và có
thể ngăn sự lắng đọng chất béo trong các mạch máu., acid myristic, palmitic,...và các
thành phần khác như flavonoid, polyphenol, cholesterol,... [8].
Dầu dừa sử dụng trong nghiên cứu là dầu nguyên chất được làm thủ công.


×