Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu chiết rút fucoidan từ rong mơ sargassum olygocystum thu mẫu tại ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

VÕ THỊ NGỌC
NGHIÊN CỨU CHIẾT RÚT FUCOIDAN TỪ RONG MƠ
SARGASSUM OLYGOCYSTUM THU MẪU TẠI NINH THUẬN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
(Ngành: Công nghệ thực phẩm)

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
1). PGS.TS. Vũ Ngọc Bội
2). TS. Đặng Xuân Cường

Nha Trang – Năm: 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu. Các tài liệu trích dẫn
theo các nguồn công bố. Kết quả nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ ĐỒ ÁN
Võ Thị Ngọc


ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin kính gửi lời chúc sức khỏe đến Ban giám hiệu nhà trường,
quý thầy cô thuộc Khoa Công nghệ thực phẩm của Trường Đại Học Nha Trang.
Để hoàn thành đồ án này em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy
PGS.TS. Vũ Ngọc Bội, trưởng Khoa Công Nghệ Thực phẩm, Cô Th.S Nguyễn Thị
Mỹ Trang giảng viên bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm trường Đại Học Nha Trang và
TS. Đặng Xuân Cường, Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang đã tận
tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô thuộc Khoa
Công Nghệ Thực Phẩm đã tận tâm giảng dạy trong suốt thời gian được học tập tại
trường và đặc biệt là các thầy cô thuộc trung tâm thí nghiệm đã tạo điều kiện thuận
lợi để em thực hiện đồ án này.
Xin cám ơn các thầy cô phản biện đã cho em những lời khuyên quý báu để đề
tài nghiên cứu hoàn thành có chất lượng.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn
bè đã quan tâm sâu sắc, chia sẻ khó khăn và động viên em trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Ngọc


iii

PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Võ Thị Ngọc

Lớp: 55TP-2

Ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Tên đề tài: “Nghiên cứu chiết rút fucoidan từ rong mơ Sargassum olygocystum

thu mẫu tại Ninh Thuận”
Số trang: 94

Số chương: 03

Số tài liệu tham khảo: 54

Hiện vật: Quyển đề tài tốt nghiệp; đĩa CD.
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Kết luận:……...............................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Nha Trang, ngày ….. tháng…… năm 2017
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)


iv

MỤC LỤC

Trang bìa phụ ...................................................................................................... Trang
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ............................................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................x
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
Chương I: TỔNG QUAN ............................................................................................3
1.1.

TỔNG QUAN VỀ RONG BIỂN ..................................................................3

1.1.1.

Phân loại rong biển .................................................................................3

1.1.2.

Sản lượng rong biển trên thế giới ...........................................................5

1.1.3.

Ứng dụng của rong biển..........................................................................5

1.2.

TỔNG QUAN VỀ RONG MƠ .....................................................................7


1.2.1.

Sự phân bố của rong mơ .........................................................................7

1.2.2.

Thành phần hóa học của rong mơ .........................................................10

1.2.3.

Điều kiện sinh trưởng và phát triển của rong mơ .................................11

1.2.4.

Giới thiệu Rong mơ Sargassum olygocystum .......................................12

1.3.

FUCOIDAN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG .............................................12

1.3.1.

Khái niệm về fucoidan ..........................................................................12

1.3.2.

Cấu trúc của fucoidan ...........................................................................13

1.3.3.


Thành phần của fucoidan trong rong mơ ..............................................16


v

1.3.4.

Hoạt tính sinh học của fucoidan ...........................................................18

1.3.5.

Một số ứng dụng của fucoidan .............................................................24

1.4.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU FUCOIDAN TRÊN THẾ GIỚI ...................25

1.5.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU FUCOIDAN TRONG NƯỚC .....................26

1.6.

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHIẾT FUCOIDAN...........................28

1.7.

KHÁI NIỆM VỀ KỸ THUẬT KHUẾCH TÁN LÀM GIÀU ....................31

CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................32

2.1.

NGUYÊN LIỆU ..........................................................................................32

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................32
2.2.1. Phương pháp phân tích ................................................................................32
2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ....................................................................33
2.3. HÓA CHẤT VÀ CÁC THIẾT BỊ CHỦ YẾU ĐÃ SỬ DỤNG .........................51
2.3.1. Hóa chất ....................................................................................................51
2.3.2. Thiết bị chủ yếu đã sử dụng .....................................................................51
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ..................................................................51
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................52
3.1. NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP CHIẾT RÚT FUCOIDAN TỪ
RONG MƠ S. OLIGOCYSTUM THU MẪU TẠI NINH THUẬN.......................52
3.2. XÁC ĐỊNH CÁC ĐIỀU KIỆN THÍCH HỢP CHO QUÁ TRÌNH CHIẾT RÚT
FUCOIDAN TỪ RONG MƠ S. OLIGOCYSTUM THU MẪU TẠI NINH THUẬN......... 56
3.2.1. Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng chiết rút fucoidan từ rong mơ S. oligocystum ........... 56
3.2.2. Ảnh hưởng của số lần chiết đến khả năng chiết rút fucoidan từ rong mơ S. oligocystum ....... 60
3.2.3. Ảnh hưởng của pH dung môi đến khả năng chiết rút fucoidan từ rong mơ S.olygocystum..... 63
3.2.4. Ảnh hưởng của tỉ lệ DM/NL đến khả năng chiết rút fucoidan từ rong mơ S.olygocystum ...... 67


vi

3.2.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng chiết rút fucoidan từ rong mơ S.olygocystum ............. 71
3.2.6. Ảnh hưởng của mẫu rong đến khả năng chiết rút fucoidan từ rong mơ S.olygocystum ........... 75
3.3. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CHIẾT RÚT FUCOIDAN TỪ RONG MƠ
S.OLYGOCYSTUM THU MẪU TẠI NINH THUẬN VÀ THỬ NGHIỆM SẢN
XUẤT NƯỚC UỐNG FUCOIDAN HƯƠNG NHO ............................................79
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN .......................................................................85

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................89
PHỤ LỤC ..................................................................................................................95


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DM : dung môi
NL : nguyên liệu
TA : hoạt tính chống oxy hóa tổng
RP : hoạt tính khử sắt
DW : khối lượng rong khô
C2 : Vị trí cacbon số 2.
FDA: Food and Drug Administration
HIV: Human Immunodeficiency Virus
HGF: Hepatocyte Growth Factor
DNA: Acid Deoxyribo Nucleic


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1 Các giống loài rong mơ tìm thấy và phân bố .............................................8
Bảng 1. 2 Thành phần hóa học của một số Fucoidan ...............................................17
Bảng 4. 1 Kết quả xác định hoạt tính oxy hóa của dịch chiết rong mơ Sargassum
oligocystum ở hai phương pháp chiết khác nhau ......................................................96
Bảng 4. 2 Kết quả xác định hoạt tính khử sắt của dịch chiết rong mơ Sargassum
oligocystum ở hai phương pháp chiết khác nhau ......................................................97
Bảng 4. 3 Kết quả xác định hàm lượng Fucoidan của dịch chiết rong mơ Sargassum
oligocystum ở hai phương pháp chiết khác nhau ......................................................97

Bảng 5. 1 Kết quả xác định hoạt tính oxy hóa của dịch chiết rong mơ Sargassum
oligocystum ở các thời gian chiết khác nhau .............................................................97
Bảng 5. 2 Kết quả xác định hoạt tính khử sắt của dịch chiết rong mơ Sargassum
oligocystum ở các thời gian chiết khác nhau .............................................................98
Bảng 5. 3 Kết quả xác định hàm lượng Fucoidan của dịch chiết rong mơ Sargassum
oligocystum ở các thời gian chiết khác nhau .............................................................98
Bảng 6. 1 Kết quả xác định hoạt tính oxy hóa của dịch chiết rong mơ Sargassum
oligocystum ở số lần chiết khác nhau ........................................................................99
Bảng 6. 2 Kết quả xác định hoạt tính khử sắt của dịch chiết rong mơ Sargassum
oligocystum ở số lần chiết khác nhau ........................................................................99
Bảng 6. 3 Kết quả xác định hàm lượng Fucoidan của dịch chiết rong mơ Sargassum
oligocystum nâu ở số lần chiết khác nhau ...............................................................100
Bảng 7. 1 Kết quả xác định hoạt tính oxy hóa của dịch chiết rong mơ Sargassum
oligocystum ở pH dung môi chiết khác nhau ..........................................................100
Bảng 7. 2 Kết quả xác định hoạt tính khử sắt của dịch chiết rong mơ Sargassum
oligocystum ở pH dung môi chiết khác nhau ..........................................................101
Bảng 7. 3 Kết quả xác định hàm lượng fucoidan của dịch chiết rong mơ Sargassum
oligocystum ở pH dung môi chiết khác nhau ..........................................................101
Bảng 8. 1 Kết quả xác định hoạt tính oxy hóa của dịch chiết rong mơ Sargassum
oligocystum ở các tỉ lệ DM/NL khác nhau ..............................................................102


ix

Bảng 8. 2 Kết quả xác định hoạt tính khử sắt của dịch chiết rong mơ Sargassum
oligocystum ở các tỉ lệ DM/NL khác nhau ..............................................................102
Bảng 8. 3 Kết quả xác định hàm lượng fucoidan của dịch chiết rong mơ Sargassum
oligocystum ở các tỉ lệ DM/NL khác nhau ..............................................................103
Bảng 9. 1 Kết quả xác định hoạt tính oxy hóa của dịch chiết rong mơ Sargassum
oligocystum ở các nhiệt độ chiết khác nhau. ...........................................................103

Bảng 9. 2 Kết quả xác định hoạt tính khử sắt của dịch chiết rong mơ Sargassum
oligocystum ở các nhiệt độ chiết khác nhau. ...........................................................104
Bảng 9. 3 Kết quả xác định hàm lượng Fucoidan của dịch chiết rong mơ Sargassum
oligocystum ở các nhiệt độ chiết khác nhau. ...........................................................104
Bảng 10. 1 Kết quả xác định hoạt tính oxy hóa của dịch chiết rong mơ Sargassum
oligocystum ở hai mẫu rong khác nhau. ..................................................................105
Bảng 10. 2 Kết quả xác định hoạt tính khử sắt của dịch chiết rong mơ Sargassum
oligocystum ở hai mẫu rong khác nhau. ..................................................................105
Bảng 10. 3 Kết quả xác định hàm lượng fucoidan của dịch chiết rong mơ Sargassum
oligocystum ở hai mẫu rong khác nhau. ..................................................................105


x

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1 Cấu trúc fucoidan từ Fucus vesiculosus mô tả vào năm 1950 [33] ..........15
Hình 1. 2 Cấu trúc từ Fucus anescens [13] .............................................................15
Hình 1. 3 Cấu trúc fucoidan từ Fucus distichus L [14] ............................................15
Hình 1. 4 Cấu trúc fucoidan từ Fucus serratus [13] ...............................................16
Hình 1. 5 Cấu trúc fucoidan từ Ascophyllum nodosum [30] .....................................16
Hình 2.1 Hình ảnh rong mơ S. oligocystum Ninh Thuận ..........................................32
Hình 2.2 Hình ảnh rong mơ S.olygocystum sấy khô .................................................32
Hình 2. 3 Sơ đồ tách chiết fucoidan từ rong mơ Sargassum thu mẫu tại Ninh Thuận
...................................................................................................................................34
Hình 2. 4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định phương pháp chiết ................................38
Hình 2. 5 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian chiết .......................................40
Hình 2. 6 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định số lần chiết ............................................42
Hình 2. 7 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định pH cho dung môi ..................................44
Hình 2. 8 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỉ lệ DM/NL ..........................................46
Hình 2.9 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nhiệt độ chiết .........................................48

Hình 2. 10 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định mẫu rong chiết ....................................50

Hình 3. 1 Ảnh hưởng của phương pháp chiết đến hoạt tính oxy hóa tổng của dịch
chiết fucoidan thu nhận từ rong mơ S. oligocystum ..................................................52
Hình 3.2 Ảnh hưởng của phương pháp chiết đến hoạt tính khử sắt của dịch chiết
fucoidan thu nhận từ rong mơ S. oligocystum ...........................................................53
Hình 3.3 Ảnh hưởng của phương pháp chiết đến hàm lượng fucoidan thu nhận từ rong
mơ S.olygocystum ......................................................................................................53
Hình 3.4 Sự tương quan giữa hàm lượng fucoidan và hoạt tính oxy hóa tổng .........54
Hình 3. 5 Sự tương quan giữa hàm lượng fucoidan và hoạt tính khử sắt .................55
Hình 3. 6 Ảnh hưởng của thời gian chiết đến hoạt tính oxy hóa tổng của dịch chiết
fucoidan thu nhận từ rong mơ S. oligocystum ...........................................................56


xi

Hình 3. 7 Ảnh hưởng của thời gian chiết đến hoạt tính khử sắt của dịch chiết fucoidan
thu nhận từ rong mơ S. oligocystum ..........................................................................57
Hình 3. 8 Ảnh hưởng của thời gian chiết đến hàm lượng fucoidan thu nhận từ rong
mơ S. oligocystum .....................................................................................................57
Hình 3. 9 Sự tương quan giữa hàm lượng fucoidan và hoạt tính oxy hóa tổng ........58
Hình 3. 10 Sự tương quan giữa hàm lượng fucoidan và hoạt tính khử sắt ...............59
Hình 3. 11 Ảnh hưởng của số lần chiết đến hoạt tính oxy hóa tổng của dịch chiết
fucoidan thu nhận từ rong mơ S.olygocystum ...........................................................60
Hình 3. 12 Ảnh hưởng của số lần chiết đến hoạt tính khử sắt của dịch chiết fucoidan
thu nhận từ rong mơ S.olygocystum ..........................................................................61
Hình 3. 13 Ảnh hưởng của số lần chiết đến hàm lượng fucoidan thu nhận từ rong mơ
S.olygocystum ............................................................................................................61
Hình 3. 14 Sự tương quan giữa hàm lượng fucoidan và hoạt tính oxy hóa tổng. .....62
Hình 3. 15 Sự tương quan giữa hàm lượng fucoidan và hoạt tính khử sắt ...............63

Hình 3. 16 Ảnh hưởng của pH dung môi đến hoạt tính oxy hóa tổng của dịch chiết
fucoidan thu nhận từ rong mơ S.olygocystum ...........................................................64
Hình 3. 17 Ảnh hưởng của pH dung môi đến hoạt tính khử sắt của dịch chiết fucoidan
thu nhận từ rong mơ S.olygocystum ..........................................................................64
Hình 3. 18 Ảnh hưởng của pH dung môi đến hàm lượng fucoidan thu nhận từ rong
mơ S.olygocystum ......................................................................................................65
Hình 3. 19 Sự tương quan giữa hàm lượng fucoidan và hoạt tính oxy hóa ..............66
Hình 3. 20 Sự tương quan giữa hàm lượng fucoidan và hoạt tính khử sắt. ..............66
Hình 3. 21 Ảnh hưởng của tỉ lệ DM/NL đến hoạt tính oxy hóa tổng của dịch chiết
fucoidan thu nhận từ rong mơ S.olygocystum ...........................................................68
Hình 3. 22 Ảnh hưởng của tỉ lệ DM/NL đến hoạt tính khử sắt của dịch chiết fucoidan
thu nhận từ rong mơ S.olygocystum ..........................................................................68
Hình 3. 23 Ảnh hưởng của tỉ lệ DM/NL đến hàm lượng fucoidan thu nhận từ rong
mơ S.olygocystum ......................................................................................................69
Hình 3. 24 Sự tương quan giữa hàm lượng Fucoidan và hoạt tính oxy hóa .............70


xii

Hình 3. 25 Sự tương quan giữa hàm lượng fucoidan và hoạt tính khử sắt ...............71
Hình 3. 26 Ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến hoạt tính oxy hóa tổng của dịch chiết
fucoidan thu nhận từ rong mơ S.olygocystum ...........................................................72
Hình 3. 27 Ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến hoạt tính khử sắt của dịch chiết fucoidan
thu nhận từ rong mơ S.olygocystum ..........................................................................72
Hình 3. 28 Ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến hàm lượng fucoidan thu nhận từ rong
mơ S.olygocystum ......................................................................................................73
Hình 3. 29 Sự tương quan giữa hàm lượng fucoidan và hoạt tính oxy hóa tổng ......74
Hình 3. 30 Sự tương quan giữa hàm lượng fucoidan và hoạt tính khử sắt ...............74
Hình 3. 31 Ảnh hưởng của mẫu rong đến hoạt tính oxy hóa tổng của dịch chiết
fucoidan thu nhận từ rong mơ S.olygocystum ...........................................................75

Hình 3. 32 Ảnh hưởng của mẫu rong đến hoạt tính khử sắt của dịch chiết fucoidan
thu nhận từ rong mơ S.olygocystum ..........................................................................76
Hình 3. 33 Ảnh hưởng của mẫu rong đến hàm lượng fucoidan thu nhận từ rong mơ
S.olygocystum ............................................................................................................76
Hình 3. 34 Sự tương quan giữa hàm lượng fucoidan và hoạt tính oxy hóa tổng ......77
Hình 3. 35 Sự tương quan giữa hàm lượng fucoidan và hoạt tính khử sắt ...............78
Hình 3. 36 Sơ đồ tách chiết fucoidan từ rong mơ S.olygocystum thu mẫu tại ..........79
Hình 3. 37: Sơ đồ thử nghiệm sản xuất nước uống fucoidan hương nho .................83
Hình 3. 38 Bột fucoidan sấy khô (mẫu rong sau chiết phlorotanin) .........................87
Hình 3. 39 Bột fucoidan sấy khô (mẫu rong sấy khô ban đầu) .................................87
Hình 3. 40 Fucoidan trước khi sấy ............................................................................87
Hình 3. 41 Rong sấy khô nghiền nhỏ ........................................................................88
Hình 3. 42 Kết tủa fucoidan ......................................................................................88
Hình 3. 43 Sản phẩm nước fucoidan hương nho ......................................................88


1

LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với hơn 3.200 km bờ biển trải dài từ
Bắc xuống Nam và diện tích mặt nước rộng hơn 1.000.000 km2 là điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển khai thác chế biến thủy sản, trong đó có rong biển. Biển Việt Nam
có nguồn tài nguyên rong biển, trong đó có rong nâu rất đa dạng và phong phú. Theo
số liệu điều tra chưa đầy đủ, hiện biển nước ta có khoảng 147 loài rong nâu. Rong
nâu được coi là loại rong có giá trị cao bởi chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học
quý giá đối với sức khỏe con người và có khả năng ứng dụng trong sản xuất thực
phẩm chức năng, chẳng hạn như alginate, laminaran, phlorotanin, fucoidan,…. Trong
số chất kể trên thì fucoidan được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhiều nhất
do có nhiều hoạt tính sinh học tốt cho sức khỏe con người.
Fucoidan với hoạt tính chống huyết khối, kháng khuẩn, kháng virus (kể cả HIV),

chống nghẽn tĩnh mạch, chống ung thư, chống viêm khớp, chống viêm nhiễm, giảm
mỡ máu, hạ cholesterol, ức chế miễn dịch có thể sử dụng cho ghép phủ tạng…
Fucoidan không gây độc cho người, đã được FDA cho phép sử dụng làm thực phẩm
chức năng vào năm 2001.
Hiện trong nước đã có một số nghiên cứu về rong nâu và fucoidan. Tuy nhiên
các nghiên cứu tách chiết fucoidan từ rong nâu chủ yếu được thực hiện ở rong nâu
thu mẫu ở Nha Trang. Hiện hầu như chưa có công trình nào công bố nghiên cứu về
rong nâu thu mẫu tại Ninh Thuận. Để đánh giá giá trị của rong mơ Ninh Thuận, làm
cơ sở cho việc sử dụng rong mơ Ninh Thuận, em được giao thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu chiết rút fucoidan từ rong mơ S. oligocystum thu mẫu tại Ninh Thuận”.
Mục tiêu của đề tài:
Thu nhận được fucoidan từ rong mơ Sargassum oligocystum thu mẫu tại Ninh
Thuận.
Nội dung nghiên cứu:
1) Nghiên cứu lựa chọn phương pháp chiết rút fucoidan từ rong mơ S.
oligocystum thu mẫu tại Ninh Thuận


2

2) Nghiên cứu xác định các điều kiện thích hợp cho quá trình chiết rút fucoidan
từ rong mơ S. oligocystum thu mẫu tại Ninh Thuận
3) Đề xuất quy trình tách chiết fucoidan từ rong mơ S. oligocystum thu mẫu tại
Ninh Thuận.
Do bước đầu tiếp cận với nghiên cứu khoa học và kiến thức của bản thân còn
rất hạn chế, nên báo cáo này chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được các góp ý của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để báo cáo thêm hoàn
chỉnh. Em xin chân thành cám ơn các ý kiến góp ý cho đề tài.



3

Chương I: TỔNG QUAN
1.1.

TỔNG QUAN VỀ RONG BIỂN

Rong biển tên khoa học là marine-alage, marine plant hay seaweed. Rong biển
là thực vật thủy sinh có đời sống gắn liền với nước. Chúng có thể đơn bào, đa bào
sống thành quần thể, có kích thước hiển vi hoặc có thể dài hàng chục mét. Hình dạng
có thể là hình cầu, hình sợi, hình phiến lá hay hình thù rất đặc biệt.
Rong biển là loại thực vật biển quý giá được dùng làm nguyên liệu chế biến
thành các sản phẩm có giá trị trong công nghiệp và thực phẩm. Từ lâu rong biển được
đã được coi là đối tượng nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta trữ lượng
rong biển rất lớn, là nguồn tài nguyên biển vô cùng phong phú, rong biển chiếm vị trí
quan trọng trong lĩnh vực kinh tế biển Việt Nam.
Rong biển đã được sử dụng từ rất sớm, khoảng 2700 năm trước công nguyên ở
Trung Quốc, 600 năm trước công nguyên, rong biển đã được chế biến thành một món
ăn quý chủ yếu được sử dụng trong triều đình và chỉ hoàng tộc, khách của hoàng thân
mới được thưởng thức. Ngoài ra, rong biển cũng đã được sử dụng để điều chế các
chất như Iod, xà phòng, KCl, than hoạt tính, Agar, Alginate, Carageenan…[5]
Rong biển đúng là một thực phẩm giá trị dinh dưỡng cao. Người ta có thể dùng
rong biển như là thực phẩm chức năng, giúp chữa bệnh: người bị bướu giáp đơn thuần
do rong biển có nhiều i-ốt, người béo phì, đái tháo đường vì thành phần alga alkane
mannitol cho rất ít calo năng lượng, làm thực phẩm cho người tăng huyết áp, xơ vữa
động mạch do rong biển có tác dụng chống vón tiểu cầu, cho trẻ còi xương nhờ rong
chứa nhiều can-xi và gần đây nhiều nhà khoa học Nhật Bản cho rằng rong biển có
khả năng thải độc và chống nhiễm phóng xạ. Rong biển còn được sử dụng chữa trị
ung thư theo các bài thuốc gia truyền kết hợp với các thuốc khác và polyphenol trong
rong nâu cũng được dùng làm trà chống lão hóa.

1.1.1. Phân loại rong biển
Nước ta có trữ lượng rong biển lớn và phong phú, trong đó rong Đỏ và rong
Nâu là hai đối tượng được nghiên cứu với sản lượng lớn và được ứng dụng nhiều
trong các ngành công nghiệp và đời sống.


4

Tùy thuộc vào thành phần cấu tạo, thành phần sắc tố, đặc điểm hình thái, đặc
điểm sinh sản mà rong biển được chia thành 9 ngành sau:
1, Ngành rong Lục (Chlorophyta)
2, Ngành rong Trần (Englenophyta)
3, Ngành rong Giáp (Pyrophyta)
4, Ngành rong Khuê (Bacillareonphyta)
5, Ngành rong Kim (Chrysophyta)
6, Ngành rong Vàng (Xantophyta)
7, Ngành rong Nâu (Phaecophyta)
8, Ngành rong Đỏ (Rhodophyta)
9, Ngành rong Lam (Cyanophyta)
Trong đó, ba ngành có giá trị kinh tế cao là rong Lục, rong Nâu, rong Đỏ.
Ngành rong Lục (Chlorophyta) : có trên dưới 360 chi và hơn 5700 loài, phần
lớn sống trong nước ngọt, nét đặc trưng của loài rong này là có màu lục. Rong Lục
trên thế giới chủ yếu phân bố tập trung tại Philippin, tiếp theo là Hàn Quốc, kế tiếp là
Indonesia, Nhật Bản và ít hơn là ở Việt Nam với các loài Caulerpa racemosa, Ulva
reticulata, Ulva lactuca.
Ngành rong Nâu (Phaecophyta): có trên 190 chi, hơn 900 loài, phần lớn sống ở
biển, số chi, loài tìm thấy trong nước ngọt không nhiều lắm. Rong Nâu phân bố nhiều
nhất ở Nhật Bản, tiếp theo là Canada, Việt Nam, Hàn Quốc, Alaska, Ireland, Mỹ,
Pháp, ấn Độ, kế tiếp là Chile, Achentina, Brazil, Hawaii, Malaysia, Mexico,
Myanmar, Bồ Đào Nha. Trong đó bộ Fucales, đối tượng phổ biến và kinh tế nhất của

rong Nâu đại diện là họ Sargassaceae với hai giống Sargassum và Turbinaria phân
bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới.
Ngành rong Đỏ: rong Đỏ là những loại rong biển khi tươi có màu hồng lục,
hồng tím, hồng nâu. Khi khô tùy theo phương pháp chế biến chuyển sang màu nâu
hay nâu vàng đến vàng. Rong Đỏ có 2500 loài, gồm 400 chi, thuộc nhiều họ, phần
lớn sống ở biển[5]. Rong Đỏ phân bố nhiều ở Việt Nam. Sau đó cùng với số lượng
loài tương đương nhau ở Nhật Bản, Chile, Indonesia, Philippin, Canada, Hàn Quốc


5

tiếp theo sau là Thái Lan, Brazil, Pháp, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Hawaii, Myanmar,
Nam Phi, ít hơn nữa là Anh, Bangladesh, Caribbe, Ireland, Peru, Tây Ban Nha,
Achentina, Ấn Độ, Italy, Malaysia, Mexico, New Zealand, Mỹ sau hết là rải rác có
mặt ở Iceland, Alaska, Kenya, Madagascar, Kiribati, Ai Cập, Israel, Ma rốc, Namibia,
Tanzania.
1.1.2.

Sản lượng rong biển trên thế giới

Rong Lục chủ yếu là của Nhật Bản khoảng 4.000 tấn khô với các chi như
Enteromorpha, Monostroma, Ulva, trong đó nuôi trồng khoảng 2.500 tấn, kế tiếp là
Hàn Quốc khoảng 1.000 tấn chi Enteromorpha, Philippines khoảng 800 tấn chi
Caulerpa, gần như toàn bộ do nuôi trồng.
Rong Đỏ chủ yếu là ở Pháp khoảng 600.000 tấn, chi Maerl, tiếp theo là Anh
khoảng 200.000 tấn, chi Maerl, ít hơn là Chile khoảng 75.000 tấn gồm các chi
Gracilaria, Gigatina, Gelidium. Nhật Bản khoảng 65.000 tấn, trong đó khoảng 60.000
tấn là do nuôi trồng, gồm các chi Porphyra và Gelidium. Philippines khoảng 40.000
tấn do nuôi trồng bao gồm chi Euchuema và Kapaphycus. Hàn Quốc cũng có sản
lượng tương đương với chi Porphyra, tiếp đến là Trung Quốc với khoảng 31.000 tấn

chủ yếu là Porphyra, Indonesia khoảng 26.000 tấn chi Euchuema và Gracilaria…Việt
Nam khoảng 2.000 tấn chi Gracilaria.
Sản lượng rong Nâu lớn nhất thế giới tập trung tại Trung Quốc với trên 667.000
tấn khô, tập trung vào 3 chi Laminaria, Udaria, Ascophyllum . Hàn Quốc khoảng
96.000 tấn với 3 chi Udaria, Hizakia, Laminaria. Nhật Bản khoảng 1.000 tấn
Laminaria, Udaria, Cladosiphon, Na Uy khoảng 40.000 tấn, Chile khoảng 27.000
tấn…
1.1.3.

Ứng dụng của rong biển

Rong biển ngày càng được sử dụng nhiều trên thế giới và được ứng dụng vào
nhiều lĩnh vực khác nhau.
 Trong thực phẩm:
Đối với ngành công nghiệp thực phẩm thì rong biển được sử dụng rất nhiều như
dùng để sản xuất agar, carageenan, alginate… [3] các chất này được dùng để tạo ra


6

sản phẩm trực tiếp hoặc dùng làm các chất phụ gia không thể thiếu trong ngành công
nghiệp thực phẩm. Rong biển còn được chế biến thành các sản phẩm rong đông lạnh,
rong khô để xuất khẩu hay đồ hộp rong biển, mứt rong, nước giải khát rong biển, trà
hòa tan và trà túi lọc rong biển...
Công trình nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí “Công nghệ thời đại và khoa
học thực phẩm đổi mới". Việc sử dụng rong biển và dịch chiết rong biển trong thực
phẩm sẽ hạn chế được chất bảo quản trong thực phẩm, đồng thời đáp ứng được nhu
cầu của ngành thực phẩm và người tiêu dùng về các sản phẩm “xanh” (sản phẩm
không sử dụng hóa chất độc hại). Một lĩnh vực tiềm năng khác có thể sử dụng rong
biển là bảo quản thực phẩm. Nguồn iôt và chất xơ phong phú trong rong biển có thể

giúp cải thiện chất lượng thực phẩm [48] .
Ngoài ra rong biển còn được sử dụng trực tiếp trong các bữa ăn hàng ngày,
chúng được chế biến thành các món ăn ngon phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng của
con người như: chè rong biển, canh rong biển, gỏi rong biển …
 Trong công nghiệp:
Rong biển có rất nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp như công nghiệp
dệt, công nghiệp giấy, công nghệ mỹ phẩm...
Hợp chất alginate trong rong biển được ứng dụng trong công nghiệp dệt vì
chúng có độ nhớt cao, có tính đàn hồi tốt, bóng nên khi người ta dùng hồ vải cho sợi
bền, giảm bớt tỉ lệ đứt, nâng cao hiệu suất dệt. Alginate hồ lên giấy cho giấy bong,
không gãy, khô nhanh…Hợp chất carageenan trong rong biển là môi trường cố định
enzyme, là chất xúc tác trong công nghệ tổng hợp và chuyển hóa các chất khác. Hợp
chất này được bổ sung vào dung dịch sơn nước để tạo độ đồng nhất, khả năng nhũ
hóa tốt hơn cho sơn; bổ sung vào kem đánh răng để chống lại sự tách lỏng, tạo các
đặc tính tốt cho sản phẩm. Ngoài ra chúng còn được ứng dụng trong công nghiệp sợi
nhân tạo, phim ảnh, sản xuất giấy[5].
Tại Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang đã chứng minh rong
biển cũng là một nguyên liệu dùng để sản xuất cồn. Từ rong biển người ta có thể sản


7

xuất ra 19.000 lít cồn, tức là gấp 5 lần năng xuất sản xuất cồn từ ngô, và gấp 2 lần
năng xuất sản xuất cồn từ mía đường. Trong khi ngô hay mía đường đều đòi hỏi
những diện tích canh tác và lượng nước ngọt lớn, cạnh tranh với các nguồn lực trong
công nghiệp. Riêng rong biển lại có thể sinh trưởng trong nước mặn, có hàm lượng
đường cao, chỉ cần sử dụng một ít diện tích mặt nước ở các vùng ven biển là có thể
nuôi trồng được rong để sản xuất cồn [50].
 Trong y học:
Rong biển có nhiều chủng loại và là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, có thể dự

trữ được trong nhiều năm. Rong biển đã dần trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới.
Trong y học, alginate trong rong biển được dùng làm chất trị bệnh nhiễm phóng
xạ. Trong công nghệ bào chế thuốc thì alginate natri được sử dụng làm chất ổn định,
làm vỏ bọc thuốc, làm chất phụ gia chế tạo các loại thức ăn kiêng. Trong nha khoa
thì dùng acid alginic thay thạch cao để làm khuôn răng, nó giúp giữ hình răng chính
xác. Dựa vào tính chất là carrageenan mang điện tích âm nên được ứng dụng trong
việc điều chế thuốc loét dạ dày và đường ruột.
Hiện nay với hoạt chất đang được nghiên cứu chiết xuất tại Việt Nam có tác
dụng rất lớn trong y học là fucoidan. Fucoidan là một hợp chất có nhiều trong rong
Nâu. Các nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng fucoidan có trong rong Nâu chính là chìa
khóa lý giải bí mật về sự khỏe mạnh và trường thọ. Từ lâu cộng đồng dân cư các vùng
biển đảo khắp nơi trên thế giới đã được thụ hưởng khi sử dụng rong biển trong ẩm
thực truyền thống và chăm sóc sức khỏe. Fucoidan đã được giới y học chú ý và trở
thành hợp chất được xem là giá trị nhất của đại dương bởi các tác dụng thần kỳ của
nó. Theo các sản phẩm trên thị trường thế giới thì fucoidan có thể hỗ trợ điều trị được
rất nhiều chứng bệnh như chống ung thư, kháng khuẩn và kháng virut, giảm
cholesterol và trị huyết áp, ổn định đường huyết và điều trị viêm loét dạ dày…
1.2.

TỔNG QUAN VỀ RONG MƠ

1.2.1.

Sự phân bố của rong mơ


8

Các loài rong mơ tìm thấy ở vùng biển của một số địa phương miền Trung Việt

Nam cho thấy trên các bảng sau:
Bảng 1. 1 Các giống loài rong mơ tìm thấy và phân bố [5]
Địa phương
STT

Loài rong

1

Sargassum mcclurei

-

2

Sargassum graminifolium

-

3

Sargassum phamhoangii (một loài
rong mới tìm thấy ở VN)

Q. Nam

Bình

Khánh


Ninh

Đà Nẵng

Định

Hòa

Thuận

-

-

-

-

4

Sargassum siliquosum

-

5

Padina australis

-


6

Sargassum crassifolium

-

Sargassum patensvar Vietnamese
7

Dai

8

Sargassum quinhonense Dai

9

Sargassum polycystum

-

-

10 Sargassum kjellmanianum

-

-

12 Sargassum congkinhii


-

-

13 Tubinaria ornate

-

-

11 Sargassum microcystum

14 Padina tetrastromatica

-

-

-

Theo số liệu nghiên cứu nguồn lợi rong mơ có giá trị ở vùng biển Quảng Nam,
Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Định cho thấy khu vực miền Trung và Nam


9

Trung Bộ trữ lượng rong lớn nhất và cho chất lượng cao. Rong mơ phân bố ở vùng
biển Quảng Nam - Đà Nẵng không nhiều so với vùng biển Khánh Hòa và Ninh Thuận.
Diện tích rong Nâu tại vùng biển Quảng Nam- Đà Nẵng khoảng 190000m2. Trữ lượng

rong mọc tại chỗ có thể thu được vào tháng 4 khoảng hơn 800 tấn rong tươi.
Vùng biển Khánh Hòa là vùng có diện tích rong mơ mọc cao nhất trong các tỉnh
điều tra, tổng diện tích rong lên tới 2.000.000 m2, trữ lượng khai thác được hàng năm
có thể ước tính hơn 11.000 tấn rong tươi.
Theo kết quả điều tra trước đây của Viện Hải Dương học Nha Trang về nguồn
lợi thủy sản thì vùng biển Ninh Thuận có 188 loài rong biển. Trong đó rong mơ
Sargassum khoảng 18 loài, có trữ lượng lớn nhất. Các loài phổ biến ở Ninh Thuận
như S. oligocystum, S. polycystum, S. mcclurei, S. crassifolium, S. microcystum…
Mùa vụ khai thác tự nhiên từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm, trữ lượng ước tính hơn
6000 tấn rong tươi.
Sản lượng rong mọc tại chỗ đo được đều có xu hướng giảm dần từ tháng 3 đến
tháng 5. Nhưng về độ trưởng thành thì ngược lại. Vào tháng 3 rong còn non, thể hiện
ở kích thước còn bé, chưa phóng thích các bào tử, thành phần các chất tích lũy còn
thấp. Đa phần các loài rong trưởng thành vào tháng 4 đầu tháng 5, do vậy tốt nhất là
thu hoạch rong vào tháng 4 và những tháng sau đó để rong đã trưởng thành, phóng
thích các giao tử để duy trì và bảo vệ nguồn lợi rong cho những năm sau. Sở dĩ có
tình trạng vào tháng 3 rong chưa trưởng thành nhưng có sản lượng mọc tại chỗ cao
nhất vì vào tháng 4 trở đi cây rong trưởng thành, kích thước khá lớn, có nhiều phao
mọc trên mình, rong bị sóng gió nhổ đứt trôi dạt vào bờ, làm trữ lượng rong mọc tại
chỗ giảm đáng kể.[5]
Nói thêm về rong mơ Việt Nam, năm 1790 Loureiro là tác giả đầu tiên để ý đến
một số loài rong mơ nhưng chỉ mô tả sơ lược, không hình vẽ trong thực vật chí Đông
Dương “Flora Cochinchinensis”. Năm 1837 cuộc thám hiểm bờ biển Việt Nam được
thực hiện trên tàu “La Bonite”, Gaudichaud đã thu được một loài Turbinaria và 4 loài
Sargassum, sau đó Busseuil thu thêm 4 loài nữa. Mãi đến năm 1954 Dawson đến làm
việc tại Viện Hải Dương Học Nha Trang có mô tả thêm 2 loài. Toàn bộ các mẫu vật


10


đó hiện nay đều không còn lưu giữ tại Việt Nam. Giáo sư Phạm Hoàng Hộ năm 1961
trong luận án đã mô tả 15 loài, đến năm 1967 mô tả được 41 loài. Ở miền bắc, Nguyễn
Hữu Dinh trong luận án năm 1972 mô tả được 22 loài, nếu so với rong miền Nam đã
bổ sung được 9 loài cho hệ rong mơ Việt Nam. Năm 1992 Nguyễn Hữu Đại trong
luận án đã mô tả 52 loài và trong “Rong mơ Việt Nam nguồn lợi và sử dụng” 1997
đã mô tả 68 loài. [3]
1.2.2. Thành phần hóa học của rong mơ
a.

Sắc tố

Sắc tố trong rong nâu là diệp lục tố (chlorophyl), sắc tố màu nâu (fucoxanthin),
sắc tố đỏ (caroten). Tùy theo tỉ lệ các loại sắc tố mà rong có màu từ nâu – vàng nâu –
nâu đậm – vàng lục, nhìn chung sắc tố của rong nâu khá bền. [5]
b.

Gluxit

-

Monosaccharide

Monosaccharide quan trọng của rong nâu là đường mannitol được Stenhouds
phát hiện ra năm 1884 sau đó được Kylin chứng minh thêm (1913) [28].
Monosaccharide tan được trong alcol, dễ tan trong nước có vị ngọt, hàm lượng từ 14
đến 25% trọng lượng rong khô tùy thuộc vào hoàn cảnh địa lý nơi sinh sống.
-

Polysaccharide


Bao gồm các hợp chất sau đây:


Alginic: là một polysaccharide tập trung ở giữa vách tế bào, là thành phần

chủ yếu tạo nên tầng phía ngoài của màng tế bào rong nâu. Hàm lượng alginic trong
các loại rong nâu khoảng 2 – 4% so với rong tươi và 13 – 15% so với rong khô. Hàm
lượng này tùy thuộc vào từng loài rong và vị trí địa lý môi trường mà rong sinh sống,
trong đó hàm lượng này của các loài rong ở vùng biển miền Trung Việt Nam là cao
hơn cả, dao động từ 12,3 – 35,9%. [3]


Fucoidan: là sulfate polysaccharide dị hợp. Hàm lượng khoảng 8-10%

rong khô tuyệt đối. Fucoidan có tính chất gần giống với acid alginic, nhưng hàm
lượng thấp hơn.


Laminaran: là tinh bột của rong nâu. Laminaran thường ở dạng bột không


11

màu, không mùi và có hai loại là loại hòa tan trong nước và loại không hòa tan trong
nước. Laminaran có hàm lượng từ 10 – 15% trọng lượng rong khô tùy thuộc vào loại
rong, vị trí địa lý và môi trường sinh sống của rong nâu. Thường thì vào mùa hè hàm
lượng laminaran giảm do phải tiêu hao cho quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây rong.



Cellulose: là thành phần tạo nên vỏ cây rong. Hàm lượng này của rong

nâu nhiều hơn so với rong đỏ.
c.

Protein

Protein của rong nâu không cao lắm nhưng khá hoàn hảo, do vậy rong nâu có
thể sử dụng làm thực phẩm, hàm lượng protein chiếm từ 8,05 đến 21,11% so với
trọng lượng rong khô.
d.

Chất khoáng

Tổng lượng khoáng thay đổi rất lớn tùy theo loài. Hàm lượng khoáng dao động
từ 15,51 đến 46,30% phụ thuộc vào mùa vụ và thời kỳ sinh trưởng. [3]
1.2.3. Điều kiện sinh trưởng và phát triển của rong mơ
Rong mơ là một trong các loài rong biển sinh sống ở biển là chủ yếu. Rong mơ
có nhiều loài, có độ đậm nhạt của màu nâu khác nhau do sự khác nhau về các thành
phần sắc tố trong cấu tạo. Cây rong tùy vào từng loại mà có độ dài khác nhau nhưng
đều là loài rong to, mọc thành bụi, có nhánh mang phiến có dạng lá, phiến có răng
mịn. Hầu như các loài rong mơ đều có phao, tuy nhiên số lượng và kích thước của
các phao khác nhau. Phao có dạng hình cầu hay trái xoan, đường kính của phao nhỏ
khoảng 0,5-0,8 mm, phao lớn khoảng 5-10 mm. [3]
Rong mơ là loài mọc ở những vùng biển ấm nóng, trên nền đá vôi, san hô chết,
nơi sóng mạnh và nước trong, nhất là các ven đảo. Chúng mọc trên tất cả các loài vật
bám cứng, trên vách đá dốc cứng, trên các bãi đá tảng. Trên các bờ dốc đứng, chúng
phân bố thành các đai hẹp ở các mức thủy triều thấp đến sâu khoảng 0,5 m. Đa số
chúng thích mọc ở những nơi sóng mạnh, ở các đảo, bờ phía đông chúng mọc dày
hơn bờ phía tây. Ở các bãi đá hướng ra biển khơi chúng phát triển mạnh và sinh lượng

nhiều hơn. Chúng sinh trưởng mạnh vào các tháng 2 - 3, đa số các loài có kích thước


12

tối đa vào tháng 3 đến tháng 4 và hình thành cơ quan sinh sản, sau đó bị sóng biển
nhổ, đánh tấp vào bờ và tàn lụi. Đến tháng 7 các bãi rong đều trơ.
1.2.4. Giới thiệu Rong mơ Sargassum olygocystum
Rong mơ Sargassum oligocystum được phân loại như sau:
Ngành: Ochrophyta
Lớp: Phaeophyceae
Bộ: Fucales
Họ: Sargassaceae
Chi: Sargassum
Loài: Sargassum oligocystum.
Rong mơ Sargassum oligocystum dài 40-60 cm. Đĩa bám rộng khoảng 1 cm,
thường mọc liên kết 2-3 đĩa bám chung. Đĩa bám có xẻ thùy nhưng không sâu. Trục
chính hình trụ ngắn khoảng 0,2-0,5 cm. Nhánh chính hình trụ không có gai, to khoảng
0,3-0,7 cm, các nhánh bên mọc cách nhau 1-3 cm, dài 5-10 cm, lá hơi dài và dai chắc
có hình bầu dục kéo dài, dài 3-5.5 cm, mép lá có răng cưa nhọn. Gân giữa không rõ,
cuống lá ngắn. Phao nhiều, hình elip, to 0,3-0,4 cm thường nằm trong 1 lá hình dạng
rất biến thiên. Khi rong còn non hay ở phần gốc, phao có cánh bao quanh, hình dạng
giống như lá. S.oligcystum thích nghi rộng với các dạng vật bám và điều kiện môi
trường khác nhau. Chúng có thể mọc trên vách đá dốc đứng hay bãi san hô bằng
phẳng. Chu kỳ sống của rong mơ S.oligocystum là một năm kể từ khi bắt đầu mọc S.
oligocystum có xu hướng tăng trưởng rất chậm về chiều dài, giai đoạn này tương ứng
với việc rong hoàn thành giai đoạn phát triển trục chính. Từ tháng 1 trở đi, các nhánh
chính của rong phát triển nhanh về chiều dài và đạt kích thước tối đa vào tháng 4, giai
đoạn này tương ứng với thời kỳ rong phát triển nhanh chóng các nhánh thứ cấp. Sau
khi đạt kích thước tối đa, rong sẽ dần tàn lụi vào tháng sau đó.

1.3.

FUCOIDAN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG

1.3.1. Khái niệm về fucoidan
Fucoidan là thành phần tự nhiên được chiết xuất từ chất nhờn của rong nâu,
fucoidan có màu nâu đậm, chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá, nhiều nguyên tố vi


×