Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

quản lý tài sản cố định tại công ty tnhh phụ tùng ô tô thái hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.92 KB, 93 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ THU DUNG

QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TẠI CÔNG TY TNHH PHỤ TÙNG Ô TÔ THÁI HƯNG

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số

60.34.01.02

:

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Bằng Đoàn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được người khác công bố
trong bất kì công trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn



Phạm Thị Thu Dung

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc thầy PGS.TS Bùi Bằng Đoàn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kiểm toán, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên Công ty TNHH Phụ
tùng ô tô Thái Hưng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2016.
Học viên

Phạm Thị Thu Dung

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................ v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Trích yếu luận văn ...................................................................................................... vii
Thesis abstract ............................................................................................................. ix
Phần 1: Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2

1.2.1

Mục tiêu chung .............................................................................................. 2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2


1.3.1

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 2

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3

Phần 2 : Cơ sở lý luận và thực tiễn ............................................................................ 4
2.1

Cơ sở lý luận ................................................................................................. 4

2.1.1

Các vấn đề chung về quản lý ......................................................................... 4

2.1.2

Khái quát chung về tài sản cố định trong doanh nghiệp .................................. 9

2.1.3

Các nội dung quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp ............................. 14

2.1.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp ......... 24

2.2


Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................................. 26

Phân 3 :Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ......................................... 29
3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 29

3.1.1

Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty ........................................... 29

3.1.2

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty .............................................................. 30

3.1.3

Tình hình lao động của Công ty ................................................................ 31

3.1.4

Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty ..................................................... 32

3.1.5

Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty từ 2013 -2015 .......... 34

iii



3.2

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 35

3.2.1

Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 35

3.2.2

Phương pháp phân tích số liệu...................................................................... 36

3.2.3

Hệ thống chỉ tiêu quản lý TSCĐ .................................................................. 37

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 38
4.1

Thực trạng và đặc điểm tài sản cố định của công ty tnhh phụ tùng ô tô
thái hưng ...................................................................................................... 38

4.1.1

Đặc điểm và yêu cầu đối với tài sản cố định tại công ty ................................ 38

4.1.2

Thực trạng đặc điểm TSCĐ của công ty ....................................................... 39


4.2

Thực trạng quản lý tài sản cố định tại công ty .............................................. 41

4.2.1

Quản lý công tác mua sắm TSCĐ................................................................. 41

4.2.2

Quản lý quá trình phân bổ và sử dụng tài sản cố định ................................... 46

4.2.3

Quản lý khấu hao tài sản cố định .................................................................. 50

4.2.4

Quản lý sửa chữa tài sản cố định .................................................................. 52

4.2.5

Công tác kiểm tra, kiểm kê tài sản cố định ................................................... 55

4.2.6

Tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định tại công ty ................................... 56

4.2.7


Đánh giá tình hình quản lý tài sản cố định tại công ty................................... 58

4.3

Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản cố định
tại công ty tnhh phụ tùng ô tô thái hưng ....................................................... 63

4.3.1

Nhận xét công tác quản lý tài sản cố định tại Công Ty TNHH Phụ
Tùng Ô Tô Thái Hưng.................................................................................. 63

4.3.2

Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản cố định tại công
ty TNHH Phụ Tùng Ô Tô Thái Hưng. .......................................................... 64

Phân 5. Kêt luân và kiến nghị .................................................................................. 68
5.1

Kết luận ....................................................................................................... 68

5.2

Kiến nghị ..................................................................................................... 69

Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 71

iv



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

DN

Doanh nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định

TT – BTC

Thông tư – Bộ tài chính

SXKD

Sản xuất kinh doanh

GTCL

Giá trị còn lại

ĐVT

Đơn vị tính


NGTSCĐ

Nguyên giá tài sản cố định

PTVT

Phương tiện vận tải

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình lao động của công ty từ 2013 - 2015 .......................................... 31
Bảng 3.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty từ năm 2013-2015 ...................... 33
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2013 -2015 ............ 34
Bảng 4.1 Cơ cấu từng loại TSCĐ từ năm 2013 đến 2015 .......................................... 40
Bảng 4.2: Tình hình thực hiện kế hoạch mua sắm TSCĐ qua 3 năm 2013 đến
2015 .......................................................................................................... 42
Bảng 4.3. Chi phí sửa chữa bộ kim phun điên tử CB HuynDai ................................... 42
Bảng 4.4 Danh sách bàn giao các thiết bị, máy móc và phương tiện vận tải
cho các nhân viên ...................................................................................... 47
Bảng 4.5 Mức thưởng áp dụng cho đội lái xe, máy ................................................... 49
Bảng 4.6 Thực trạng sử dụng, bảo quản TSCĐ tại công ty qua ba năm 2013
đến 2015 .................................................................................................... 72
Bảng 4.7 Tình hình bố trí TSCĐ tại các cơ sở cuối năm 2015 ................................... 50
Bảng 4.8: Thời gian dự kiến sử dụng TSCĐ tại Công Ty TNHH Phụ Tùng
Ôtô Thái Hưng........................................................................................... 51
Bảng 4.9: Trích khấu hao TSCĐ Công Ty qua 3 năm ................................................ 52
Bảng 4.10: Tình hình chi phí sửa chữa TSCĐ qua 3 năm ............................................. 54

Bảng 4.11 Danh sách nhân viên vi phạm trong việc sử dụng TSCĐ năm 2013
đến 2015 .................................................................................................... 55
Bảng 4.12: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình trang bị TSCĐ tại công ty từ năm
2013 đến 2015 ........................................................................................... 59
Bảng 4.13: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng, quản lý TSCĐ ............................. 61
Bảng 4.14 Sự thay đổi mức khấu hao khi áp dụng các phương pháp tính khấu
hao khác nhau ............................................................................................ 65

vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tóm tắt
- Tên tác giả: Phạm Thị Thu Dung
- Tên luận văn: Quản lý tài sản cố định tại công ty TNHH phụ tùng ô tô Thái
Hưng
- Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
- Mã số: 60.34.01.02
- Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2. Nội dung bản trích yếu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và
thực tiễn về quản lý, tài sản cố định, quản lý tài sản cố định. Phân tích, đánh giá
thực trạng tình hình quản lý tài sản cố định tại công ty TNHH phụ tùng ô tô Thái
Hưng những năm qua và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài
sản cố định tại công ty.
- Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
+ Phương pháp thu thập dữ liệu:
Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo sản xuất kinh, sổ sách theo dõi
TSCĐ doanh của công ty TNHH Phụ tùng Ô tô Thái Hưng, các tài liệu khác như hồ sơ
dự án đầu tư nâng cao năng lực thiết bị sửa chữa, biên bản định giá tài sản, thiết bị của

công ty. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng số liệu thu thập từ các sách báo, nguồn tin internet.
Số liệu trong đề tài gồm các số liệu về nguồn lực của công ty như cơ sở vật chất, lao
động, các số liệu về tình hình tăng giảm tài sản cố định, mức trích khấu hao hàng năm,
các số liệu về nguồn vốn đầu tư cho mua sắm, sửa chữa TSCĐ.
Số liệu sơ cấp trong để tài được thu thập thông qua quá trình quan sát, phỏng
vấn, trao đổi với 15 nhân viên công ty.
+ Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân
tổng hợp và phân tích, phương pháp so sánh.
- Các kết quả nghiên cứu đã đạt được:
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý, tài sản cố định, quản lý tài sản cố định
thông qua các khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung của quản lý, tài sản cố định, quản
lý tài sản cố định và các yếu ảnh hưởng đến quản lý tài sản cố định.

vii


+ Thực trạng quản lý tài sản cố định tại công ty TNHH phụ tùng ô tô Thái
Hưng, đánh giá tình hình quản lý, những kết quả đạt được và hạn chế trong quản lý tài
sản cố định tại công ty và đề xuất các giải pháp giải quyết.
Công tác quản lý TSCĐ tại Công Ty TNHH Phụ Tùng Ô Tô Thái Hưng thời gian
qua đã có một số ưu điểm như sau:
- Trong quản lý mua sắm TSCĐ, công ty đã có kế hoạch chi tiết, cụ thể về số
lượng, chất lượng, chủng loại TSCĐ trong kỳ kế hoạch.
- Trong công tác khấu hao Công ty đã trích đủ khấu hao theo kế hoạch đều đặn
hàng năm bổ sung vào quỹ khấu hao đảm bảo tái sản xuất và tài sản cố định.
-Trong quản lý và sử dụng TSCĐ, Công ty đã đề ra nội quy, chế độ thưởng phạt
nhằm khuyến khích và nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được như đã trình bày ở trên thì trong công
tác quản lý và sử dụng TSCĐ tại công ty trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều sai sót,
nhược điểm nhất định đó là:

- Tỷ lệ khấu hao theo quy định còn quá thấp, gây khó khăn cho công ty trong
việc huy động và đổi mới tài sản cố định để đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
- Chưa đầu tư đủ máy móc, thiết bị cho dịch vụ san lấp mặt bằng.
- Trong công tác sửa chữa TSCĐ, công ty còn chưa thực hiện việc xác định hiệu
quả của công tác sửa chữa đối với từng tài sản cụ thể.
- Vẫn còn tình trạng người lao động chưa có ý thức giữ gìn TSCĐ
- Hiệu quả sử dụng TSCĐ chưa cao.
Để hoàn thiện công tác quản lý tài sản cố định trong các năm tiếp theo công ty
nên áp dụng các giải pháp sau: Thay đổi phương pháp trích khấu hao, đầu tư thêm tài
sản cố định cho lĩnh vực san lấp mặt bằng, xác định hiệu quả của công tác sửa chữa đối
với từng tài sản cụ thể, thực hiện cơ chế khoán lương sản phẩm gắn liền với cơ chế
khoán trong quản lý sử dụng máy móc thiết bị hiện có,
Tuy nhiên, để thực hiện tốt các giải pháp trên đây cần phải có sự chung tay góp
sức của tất các phòng ban, đặc biệt là các nhân viên được giao nhiệm vụ trực tiếp quản
lý tài sản cố định phải quan tâm hơn nữa và quản lý chặt chẽ trong tất cả các khâu mua
sắm, sử dung, sửa chữa tài sản.

viii


THESIS ABSTRACT
1. Summary
- Author Name: Pham Thi Thu Dung
- Thesis title: Management of fixed assets in the auto parts Ltd. Taxing
- Major: business administration
- Code: 60.34.01.02
- Training Facility Name: Viet Nam National University Of Agriculture
2. Contents of the compendium
- Research purpose of the thesis: In order to systematize the rationale and practice of
management, fixed assets, fixed asset management. Analyze, evaluate the current status

of the fixed asset management in company automotive parts, Ltd the years and propose
solutions in order to improve the management of fixed assets in the company.
- The research methods were used:
+ Methods of data collection:
The secondary data was collected from the production reporting, tracking book sales
of fixed assets of the Automotive Parts Co., Ltd. Taxing, other documents such as
records investment project capacity building and equipment repair, asset valuation
report, the company's equipment. Additionally, subjects also uses data collected from
books, internet sources.Data in the thesis include on the company's resources such as
infrastructure, labor, the figures on the increase and decrease of fixed assets, the annual
rate of depreciation, the data on capital procurement investment, repair fixed assets
The primary data was collected in order to finance through observation, interviews,
discussions with 15 employees.
+ Methodology Data processing: Statistical methods described, methods for analyzing
synthesis and analysis, comparative method.
- The research results were achieved:
+ Rationale and practice of management, fixed assets, fixed asset management through
the concept, characteristics, roles, content management, fixed assets, asset management
fixed and weakness affecting fixed asset management.
+ Status of fixed asset management company in automotive parts, Ltd. Taxing,
evaluating the management, the achievements and limitations in the management of
fixed assets in the company and propose solution.

ix


The management of fixed assets at the Company Limited Car Parts Taxing last time
there were some advantages such as:
- In the management of procurement of fixed assets, the company has detailed plans, in
particular the quantity, quality, types of fixed assets in the plan period.

- In the Company amortized depreciation deductions have planned every year added to
the depreciation fund and ensure reproducible fixed assets.
-In The management and use of fixed assets, the company has set out the rules and
payoffs regime to encourage and enhance the sense of responsibility of the employee.
Besides these achievements are as described above, in the management and use of
fixed assets in the company in recent years also shows many errors, it's certain
disadvantages:
- The depreciation rate is too low according to the provisions, making it difficult for
company in the mobilization and renewal of fixed assets in order to meet production
and business tasks.
- Not investing enough machine and equipment for leveling services.
- In the repair of fixed assets, the company has not done to determine the effectiveness
of the repair work for each specific property.
- Still the state employees no sense of preserving and amortization
- Effective use of fixed assets is not high.
To perfect the management of fixed assets in the next year,company should adopt the
following solutions: change the method of depreciation, additional investment of fixed
assets for leveling the field, determined the effectiveness of the repair work for each
specific property, implementation of salary exchange mechanism attached to the
securities in the management mechanism using existing machinery,
However, to implement the above solutions require the contributing of all
departments, especially the staff is tasked with directly managing fixed assets to pay
more attention and strict management in all stages of procurement, using, repairing
properties.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh
tế thị trường thì các doanh nghiệp được coi là những đơn vị kinh tế tự chủ từ
khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp phải tự đối mặt với
những biến động khó lường của thị trường, cũng như đối với sự cạnh tranh gay
gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ba vấn đề chính : sản xuất cải gì?
sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? hiện đang được các doanh nghiệp hết sức
quan tâm để đạt được thành công lớn nhất cho mình. Có nhiều yếu tố tạo nên sự
thành công của doanh nghiệp và tài sản cố định là một trong những yếu tố đó.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có
các yếu tố: sức lao động, các tư liệu lao động và đối tượng lao động. Khác
với đối tượng lao động, các tư liệu lao động là những phương tiện vật chất
mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng, biến đổi nó theo mục đích
của mình.
Bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động sử dụng trong quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tài sản cố định. Đó là những tư liệu lao
động chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản
xuất kinh doanh như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các công trình kiến
trúc. TSCĐ là điều kiện cần thiết để giảm cường độ lao động và tăng năng suất
lao động. Nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế
mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Trong nền
kinh tế thị trường hiện nay nhất là khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho
các doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp buôn bán và sửa chữa phụ tùng ô tô, tài sản cố định
chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ tài sản của Doanh nghiệp, chất lượng giá trị của
tài sản cố định ảnh hưởng quyết định đến chất lượng đầu ra của doanh nghiệp.
Nhất là trong giai đoạn phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật ngày nay, giá trị
của tài sản cố định ngày càng lớn, yêu cầu quản lý sử dụng tài sản ngày càng đòi
hỏi chặt chẽ, khoa học và hiệu quả hơn.


1


Quản lý tốt và sử dụng tốt tài sản cố định trong doanh nghiệp là một vấn
đề cơ bản có ý nghĩa rất lớn, quản lý và sử dụng tốt tài sản cố định không chỉ có
tác dụng tăng số lượng sản phẩm sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm vốn
đầu tư xây dựng cơ bản.... mà còn là một biện pháp quan trọng khắc phục những
tổn thất do hao mòn tài sản cố định gây ra. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố
định và tổ chức quản lý tốt tài sản cố định trong doanh nghiệp là thước đo trình
độ quản lý kinh tế của doanh nghiệp.
Công ty TNHH Phụ tùng ô tô Thái Hưng là một đơn vị hoạt động trong
lĩnh vực buôn bán, sửa chữa phụ tùng ô tô và cung cấp dịch vụ san lấp mặt bằng
nên tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản nhưng
trong công tác quản lý chưa có sự phân công rõ rệt về phòng ban phụ trách, chưa
tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ trong sản xuất kinh doanh nên chưa
có nhiều đổi mới trong công tác quản lý TSCĐ tại công ty.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, qua quá trình làm việc tại công ty em
tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản lý tài sản cố định tại Công ty TNHH Phụ
tùng ô tô Thái Hưng”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài sản cố định
tại Công ty TNHH phụ tùng ô tô Thái Hưng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản lý TSCĐ tại Công ty trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về tài sản cố định và quản lý
TSCĐ trong Doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý TSCĐ tại Công ty TNHH
Phụ tùng ô tô Thái Hưng trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao

hiệu quả sử dụng TSCĐ cho công ty trong những năm tới.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là TSCĐ và quản lý TSCĐ trong doanh
nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu tại Công Ty TNHH Phụ tùng ô tô Thái Hưng sẽ
đề xuất các giải pháp hoàn thiện nội dung này tại Công ty.

2


1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện tại Công Ty TNHH Phụ tùng ô tô
Thái Hưng.
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý tài sản cố định trong
lĩnh vực sửa chữa ô tô và cung cấp dịch vụ san lấp mặt bằng từ đó đề xuất các
giải pháp hoàn thiện nội dung này tại đơn vị nghiên cứu.
- Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng nghiên cứu trong 3 năm từ 2013 đến
2015; Thời gian thực hiện đề tài từ 2015 đến 2016.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các vấn đề chung về quản lý
2.1.1.1 Khái niệm về quản lý
Quản lý là một trong những hoạt động vừa khó khăn, phức tạp; vừa là một
nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển xã hội, suy thoái
hay thịnh vượng của một tổ chức, một quốc gia, thậm chí là toàn cầu. Sự phát
triển xã hội dựa vào nhiều yếu tố: sức lao động, tri thức, nguồn vốn, tài nguyên,

năng lực quản lý. Trong đó năng lực quản lý được xếp hàng đầu. Năng lực quản
lý là sự tổ chức, điều hành, kết hợp tri thức với việc sử dụng sức lao động, nguồn
vốn và tài nguyên để phát triển xã hội.
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong
và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý và có thể nói là
chưa có một định nghĩa nào được tất cả mọi người chấp nhận hoàn toàn. Đặc biệt
là kể từ thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Các trường phái
quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau: (Nguyễn Văn Duy
2011).
- Frederich Winslow Taylor "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người
khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm ".
- Henry Fayol "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh
nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy ".
- Hard Koont "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con
người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định".
- Peter F Druker "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó
không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic
mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích".
- Peter. F. Dalark "Định nghĩa quản lý phải được giới hạn bởi môi trường
bên ngoài nó. Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lý doanh
nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công".

4


Chủ trương của Peter. F. Dalark là giới hạn doanh nghiệp từ góc độ xã
hội, lấy quản lý làm chức năng chính của doanh nghiệp. Vì thế, quản lý trở thành
chức năng và vai trò của tổ chức xã hội, nó cũng sẽ thông qua các doanh nghiệp

góp phần xây dụng chế độ xã hội mới để đạt được mục tiêu lý tưởng là "một xã
hội tự do và phát triển". Nếu không có quản lý hiệu quả thì doanh nghiệp không
thể tồn tại và từ đó không thể xây dựng một xã hội tự do và phát triển. Từ đó có
thể thấy, cơ sở chính trong giải quyết độ khó của vấn đề là "quan điểm về hệ
thống", cơ sở chính trong giải quyết độ khó về thời gian là "quan điểm về sự
chuyển động”. Như vậy, đặc điểm lớn nhất trong lý luận của Peter F. Dalark là
cách nhìn hệ thống mở và chuyển động". Đây cũng là quan niệm cốt lõi trong tư
tưởng triết học về quản lý của ông.
- Mary Parker Follet "Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được
thực hiện thông qua người khác".
- Robert Albanese "Quản lý là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử
dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay đổi
để đạt được mục tiêu của tổ chức".
- Harolk Kootz & Cyryl O'Donell "Quản lý là việc thiết lập và duy trì môi
trường nơi mà cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu
hiệu và có kết quả, nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm"
- Robert Kreitner "Quản lý là tiến trình làm việc với và thông qua người
khác để đạt các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường thay đổi. Trong tâm
của tiến trình này là kết quả và hiệu quả của việc của việc sử dụng các nguồn lực
giới hạn".
Từ những quan niệm này cho thấy, quản lý là một hoạt động liên tục và
cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức. Đó là quá trình tạo nên
sức mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ chức
nhằm đạt được mục tiêu chung. Quản lý bao gồm các yếu tố sau:
- Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và đối tượng bị quản lý
tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý và các khách thể khác chịu
các tác động gián tiếp từ chủ thể quản lý. Tác động có thể liên tục nhiều lần.
- Muốn quản lý thành công, trước tiên cần phải xác định rõ chủ thể, đối
tượng và khách thể quản lý. Điều này đòi hỏi phải biết định hướng đúng.


5


- Chủ thể quản lý phải thực hành việc tác động và phải biết tác động. Vì
thế chủ thể phải hiểu đối tượng và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả.
- Chủ thể có thể là một người, một nhóm người; còn đối tượng có thể là
con người (một hoặc nhiều người), giới vô sinh hoặc giới sinh vật.
Tóm lại: Quản lý là một quá trình tổng thể về bố trí, sắp xếp nhân lực và
tài nguyên hiệu quả hướng đến mục tiêu của một tổ chức.
2.1.1.2 Chức năng của quản lý
Quản lý là một trong các nhân tố cơ bản quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của các tổ chức. Mọi tổ chức chỉ có thể tồn tại và phát triển khi nó
được tiến hành các hoạt động của mình phù hợp với các yêu cầu của các quy luật
có liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của mọi tổ chức, điều này là biểu hiện
của sự quản lý thành công. Quản lý đúng đắn sẽ giúp hạn chế được những nhược
điểm cũng như phát huy được các thế mạnh để đưa các tổ chức ngày càng phát
triển hơn. Chức năng quản lý là hình thức biểu hiện có sự tác động của chủ thể
quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý. Là tập hợp các nhiệm vụ khác nhau
mà chủ thể quản lý phải tiến hành trong quá trình quản lý. Quản lý có các chức
năng : Hoạch định, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và kiểm tra.
Hoạch định hay còn gọi lập kế hoạch là việc quyết định trước việc gì phải
thực hiện, phải thực hiện như thế nào, thực hiện khi nào và nên giao cho ai thực
hiện. Việc này vạch ra con đường để tổ chức đạt đến mục đích của mình. Chức
năng hoạch định bao gồm việc lập ra những mục tiêu và sắp xếp chúng theo thứ
tự logic để thực hiện. Hoạch định liên quan đến dự báo và tiên liệu tương lai,
những mục tiêu cần đạt được và những phương thức để đạt được mục tiêu đó.
Nếu không lập kế hoạch thận trọng và đúng đắn thì dễ dẫn đến thất bại trong
quản lý. Có nhiều công ty không hoạt động được hay chỉ hoạt động với một phần
công suất do không có hoạch định hoặc hoạch định kém. Đây là chức năng thiết
kế cơ cấu, tổ chức công việc và tổ chức nhân sự cho một tổ chức. Chức năng lập

kế hoạch được coi là chức năng cơ bản nhất trong tất cả các chức năng quản lý
bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn chương trình hành động trong tương lai.
Không những thế chức năng hoạch định còn là chỗ dựa của các chức năng khác.
Nhờ công tác lập kê hoạch mà các nhà quản lý của các hệ thống sẽ tổ chức điều
khiển và kiểm tra nhằm đảm bảo được tất cả các mục tiêu thông qua kế hoạch đã
có để đạt được mục tiêu đó.

6


Tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện là khâu quan trọng của quá trình
quản lý, nó quyết định việc hoàn thành kế hoạch và mục tiêu đã đề ra.Tổ chức
thực hiện là quá trình hoạt động và thi hành các công việc theo kế hoạch để đạt
được mục tiêu.Chức năng tổ chức thực hiện trả lời các câu hỏi liên quan đến lựa
chọn công việc phải làm như: Những người nào làm công việc đó? Những công
việc đó được phối hợp như thế nào? Ai phải báo cáo cho ai? Và những quyết
định được làm ở đâu. Chức năng tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt, tổ chức là
nhân tố sinh thành ra hệ toàn vẹn, tạo ra cái gọi là "hiệu ứng tổ chức" như Lênin
nói: "Tổ chức sẽ nhân sức mạnh lên gấp mười lần". Nhờ tổ chức có hiệu quả mà
người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn lực. Dù kế hoạch
được lập tốt nhưng việc thực hiện không tốt thì rất khó để đạt được mục tiêu đề
ra, chính vì vậy việc tổ chức thực hiện luôn được các nhà quản lý đặc biệt quan
tâm trong quá trình quản lý.
Lãnh đạo, ra quyết định: Là tiến trình điều khiển, tác động đến người
khác để họ góp phần làm tốt các công việc, hướng đến hoàn thành các mục tiêu
đã định của tổ chức. Trong quá trình quản lý người lãnh đạo luôn phải tìm cách
điều hành và đưa ra các quyết định thật hợp lý để thực hiện được các mục tiêu đã
đề ra khi lập kế hoạch. Muốn thực hiện tốt chức năng này, người quản lý phải
hiểu rõ con người trong tổ chức. Đây là nội dung đầu tiên hết sức quan trọng mà
người quản lý phải nắm vững để có thể đưa ra các quyết định và lựa chon đúng

các phương pháp quản lý.
Trong quản lý ra quyết định là một trong những chức năng quan trọng
nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu quản lý một cách hiệu quả nhất. Các quyết
định của nhà quản lý thể hiện qua nhiều nội dung, tùy thuộc vào chức năng,
quyền hạn và các nội dung quản lý liên quan. Các quyết định có thể là ngắn hạn,
dài hạn theo phạm vi, trong không gian và thời gian khác nhau.
Tổ chức kiểm tra, giám sát: Là chức năng để đánh giá chất lượng trong
tiến trình thực hiện và chỉ ra sự chệch hướng có khả năng diễn ra hoặc đã diễn ra
từ kế hoạch của tổ chức. Công tác kiểm tra bao gồm việc xác định thành quả, so
sánh thành quả thực tế với thành quả đã được xác định và tiến hành các biện
pháp sửa chữa nếu có sai lệch, nhằm bảo đảm cho tổ chức đi đúng hướng để hoàn
thành mục tiêu. Mục đích của chức năng này là để đảm bảo tất cả các hoạt động
phải thực hiện một cách có hiệu quả theo mục tiêu chung, đồng thời đảm bảo giữ
vững kỷ cương, quy định trong quá trình hoạt động của từng bộ phận, cá nhân..

7


Kiểm tra bao gồm quản lý thông tin, xác định hiệu quả của thành tích và đưa ra
những hành động tương ứng để xử lý kịp thời.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch do có nhiều thay đổi nên công tác
kiểm tra giám sát sẽ giúp cho nhà quản lý có những quyết định điều chỉnh kịp
thời, nhằm hướng việc thực hiện cho phù hợp với những điều kiện thay đổi trong
thực tế.
Thực hiện kiểm tra, giám sát cũng là hành động nhằm tăng cường ý thức
của các bộ phận, thành viên trong việc thực hiện nghiêm túc các quy định của
đơn vị để hướng tới thực hiện các mục tiêu chung.
2.1.1.3 Các nội dung quản lý trong doanh nghiêp

Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì cần có sự quản

lý chặt chẽ về mọi mặt. Quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều nội dung trong đó
có các nội dung chính như: Quản lý nhân sự, quản lý vốn, tài sản, quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh... trong đó quản lý vốn nói chung, quản lý TSCĐ nói
riêng giữ một vị trí đặc biệt quan trọng.
Quản lý nhân sự: Quản lý nhân sự gắn liền với mọi tổ chức, bất kỳ một
cơ quan tổ chức nào cũng cần phải có bộ phận nhân sự. Quản lý nhân sự là một
thành tố quan trọng của chức năng quản lý. Quản lý nhân sự hiện diện ở khắp các
phòng ban, bất cứ cấp quản lý nào cũng có nhân viên dưới quyền vì thế đều phải
có quản lý nhân sự. Hay nói cách khách quản lý nahan sự là một hoạt động của
quản lý doanh nghiệp, là quá trình tổ chức nguồn lao động cho doanh nghiệp, là
phân bố sử dụng nguồn lao động một cách khoa học và có hiệu quả trên cơ sở
phân tích công việc, bố trí lao động hợp lý, trên cơ sở xác định nhu cầu lao động
để tiến hành tuyển dụng nhân sự, đào tạo và phát triển nhân sự, đánh giá nhân sự
thông qua việc thực hiện. Cung cách quản lý nhân sự tạo ra bầu không khí văn
hoá cho một doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định đến
sự thành bại của một doanh nghiệp. Quản lý nhân sự có vai trò to lớn đối với
hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, nó là hoạt động bề sâu chìm bên
trong doanh nghiệp nhưng lại quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Chính vì vậy muốn quản lý tốt nhân sự yêu cầu phải có sự nhạy
bén và khéo léo của nhà quản lý.
Quản lý vốn, tài sản: Vốn nói chung, tài sản nói riêng là một trong những
nguồn lực quan trọng nhất trong các doanh nghiệp, bởi lẽ nó góp phần quan trọng

8


vào việc mở rộng hay thu hẹp sản xuất. Chính vì vậy quản lý vốn, tài sản luôn
được các nhà quản lý đặt lên hàng đầu trong việc quản lý doanh nghiệp. Quản lý
vốn, tài sản của của doanh nhiệp bao gồm quản lý nguồn hình thành nên vốn, tài
sản cũng như quản lý cách sử dụng và phân bổ vốn, tài sản cố định. Do vốn bao

gồm cả vốn cố đinh và vốn lưu động mà biểu hiện dưới hai hình thái tài sản cố
định và tài sản lưu động nên cách quản lý các loại vốn cũng như quản lý các loại
tài sản sẽ khác nhau. Tùy thuộc vào đặc điểm, hình thái biểu hiện của các loại
vốn, tài sản mà các nhà quản lý sẽ có cách quản lý thật phù hợp để mang lại hiệu
quả sử dụng cao nhất.
Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp: Là việc quản lý
đầu vào, đầu ra, cũng như quá trình diễn ra các hoạt động sản xuất kinh. Những
chức năng của hoạt động quản lý kinh doanh được định nghĩa bao gồm: quản lý
bán hàng, quản lý nghiên cứu sản phẩm, quản lý sản xuất, quản lý tài vụ, quản lý
nhân sự, quản lý mua bán và quản lý thông tin, quản lý bán hàng, quản lý nghiên
cứu sản phẩm, quản lý sản xuất, quản lý tài vụ, quản lý nhân sự, quản lý mua bán
và quản lý thông tin. Muốn doanh nghiệp có sức cạnh tranh cũng như có thể tồn
tại và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần quản lý chặt
chẽ từng lĩnh vực kinh doanh, từng bộ phận cũng như từng khâu một trong quá
trình sản xuất kinh doanh.
2.1.2 Khái quát chung về tài sản cố định trong doanh nghiệp
2.1.2.1 Khái niệm về tài sản cố định trong doanh nghiệp
Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế đều được tiền
tệ hóa. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải
có một lượng tài sản nhất định. Tài sản gồm có hai loại là tài sản cố đinh và tài
sản lưu động, mỗi loại tài sản đều có đặc điểm và cách quản lý riêng. Tùy thuộc
vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà vai trò cũng
như tỷ trọng của tài sản cố định và tài sản lưu động trong tổng tài sản là khác
nhau. Tuy nhiên, dù chiếm tỷ trọng nhiều hay ít thì việc nâng cao hiệu quả của
từng bộ phận tài sản cũng đều rất quan trọng bởi nó góp phần nâng cao hiệu quả
kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
Tài sản cố định là một trong hai thành phần của tài sản. Trong quá trình
sản xuất kinh doanh nó tham gia vào hầu hết các giai đoạn và giữ một vị trí quan
trọng. Tài sản cố định thường chiếm một tỷ lệ vốn khá lớn trong doanh nghiệp.


9


Việc quản lý và sử dụng tài sản cố định như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy tài sản cố định là gì? Có
nhiều khái niệm về tài sản cố định nhưng khái niệm chung nhất về tài sản cố định
được hiểu như sau “Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tài sản chủ yếu có
giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị của nó được
dịch chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong các kỳ sản xuất”.(Lê Đình
Phong 2010).
Những tư liệu lao động được coi là TSCĐ phải đồng thời thỏa mãn những điều
kiện sau: ( Bộ Tài chính .2013.Thông tư hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích
khấu hao tài sản cố định số 45/2013/TT-BTC)
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy.
- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
- Có giá trị từ 30.00của tài sản 30.000 đồng trở lên.
2.1.2.2 Đặc điểm, vai trò cố định trong doanh nghiệp.
TSCĐ có nhiều loại tồn tại dưới các hình thức khác nhau, tuy nhiên chúng
đều có chung các đặc điểm sau:
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà vẫn giữ nguyên
được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi nó bị hư hỏng phải loại bỏ. Để
TSCĐ được bền lâu, các tổ chức cần có chính sách bảo dưỡng, bảo trì và sửa
chữa thường xuyên theo định kỳ và theo yêu cầu của sản xuất.
- Giá trị của TSCĐ bị giảm dần và chuyển dịch từng phần vào chi phí sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua khấu hao TSCĐ. Chính vì vậy để
mở rộng SXKD cần thu hồi vốn thông qua việc trích khấu hao đúng và đầy đủ.
- Đối với TSCĐ khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh cũng bị
hao mòn vô hình do các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy trong các tổ
chức phải sử dụng phương pháp khấu hao cho thật phù hợp với từng loại TSCĐ.

Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia vào quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó gắn liền với doanh nghiệp trong suốt
quá trình tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp có tài sản cố định có thể không lớn
về mặt giá trị nhưng tầm quan trọng của nó thì không nhỏ. Vai trò của TSCĐ
trong doanh nghiệp được thể hiện qua các nội dung dưới đây.

10


Trước hết, tài sản cố định phản ánh mặt bằng cơ sở hạ tầng của doanh
nghiệp, phản ánh quy mô của doanh nghiệp có tương xứng hay không với đặc
điểm loại hình kinh doanh mà nó tiến hành.
Thứ hai, tài sản cố định luôn mang tính quyết định đối với quá trình sản
xuất hàng hoá của doanh nghiệp. Do đặc điểm luân chuyển của mình qua mỗi
chu kỳ sản xuất, tài sản cố định tồn tại trong một thời gian dài và nó tạo ra tính
ổn định trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp cả về sản lượng và chất
lượng.
Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường, khi mà nhu cầu tiêu dùng được nâng
cao thì quá cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải
làm sao để tăng năng suất lao động, tạo ra được những sản phẩm có chất lượng
cao, giá thành hạ, nhằm chiếm lĩnh thị trường. Sự đầu tư không đúng mức đối với
tài sản cố định cũng như việc đánh giá thấp tầm quan trọng của tài sản cố định dễ
đem lại những khó khăn cho doanh nghiệp.
Thứ tư, tài sản cố định còn là một công cụ huy động vốn khá hữu hiệu.
Đối với vốn vay Ngân hàng thì tài sản cố định được coi là điều kiện khá
quan trọng bởi nó đóng vai trò là vật thế chấp cho món tiền vay. Trên cơ sở trị
giá của tài sản thế chấp Ngân hàng mới có quyết định cho vay hay không và cho
vay với số lượng là bao nhiêu.
2.1.2.3 Phân loại tài sản cố định trong doanh nghiệp
TSCĐ có nhiều loại thể hiện ở nhiều dạng khác nhau nên để quản lý tốt

được cần có phân loại TSCĐ. Thông thường có những cách phân loại chủ yếu
sau đây :
- Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện
Theo phương pháp này TSCĐ của DN được chia thành hai loại : TSCĐ có
hình thái vật chất (TSCĐ hữu hình) và TSCĐ không có hình thái vật chất (TSCĐ
vô hình).
+ TSCĐ hữu hình : là những tư liệu lao động chủ yếu được biểu hiện bằng
các hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,
các vật kiến trúc.... Những TSCĐ này có thể là từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập
hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một
hay một số chức năng nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh.

11


+ TSCĐ vô hình : Là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể, thể
hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ
kinh doanh của DN như chi phí thành lập DN, chi phí về đất sử dụng, chi phí
mua sắm bằng sáng chế, phát minh hay nhãn hiệu thương mại, giá trị lợi thế
thương mại....
Cách phân loại này giúp cho DN thấy được cơ cấu đầu tư vào TSCĐ hữu
hình và vô hình. Từ đó lựa chọn các quyết định đầu tư hoặc điều chỉnh các cơ
cấu đầu tư sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất.
- Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng
Theo tiêu thức này toàn bộ TSCĐ của DN được chia thành 3 loại :
+ TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh: là những TSCĐ dùng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ của
doanh nghiệp.
+ TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng. Đó
là những TSCĐ do DN quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp

(như các công trình phúc lợi)
+ Các TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước.
Đó là những TSCĐ DN bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cho
Nhà nước theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cách phân loại này giúp cho DN thấy được cơ cấu TSCĐ của mình theo
mục đích sử dụng của nó. Từ đó có biện pháp quản lý TSCĐ theo mục đích sử
dụng sao cho có hiệu quả nhất.
- Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế
Căn cứ vào công dụng kinh tế của TSCĐ, toàn bộ TSCĐ của DN có thể
chia thành các loại sau :
+ Nhà cửa, vật kiến trúc : là những TSCĐ của DN được hình thành sau
quá trình thi công xây dựng như nhà xưởng, trụ sở làm việc nhà kho, tháp nước,
hàng rào, sân bay, đường xá, cầu cảng.....
+ Máy móc thiết bị : là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh (SXKD) của DN như máy móc thiết bị động lực, máy
móc công tác, thiết bị chuyên dùng....

12


+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải
như phương tiện đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, hệ thống thông
tin, đường ống dẫn nước....
+ Thiết bị dụng cụ quản lý : là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh như máy vi tính, thiết bị điện tử, thiết bị
khác, dụng cụ đo lường máy hút bụi, hút ẩm....
+ Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm : là các loại
vườn cây lâu năm như vườn chè, vườn cà phê, vườn cây cao su, vườn cây ăn quả,
súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn bò, đàn ngựa....
+ Các loại TSCĐ khác : là toàn bộ các loại TSCĐ khác chưa liệt kê vào 5

loại trên như tác phẩm nghệ thuật, tranh thảm....
Cách phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại TSCĐ trong
DN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sử dụng TSCĐ và tính toán khấu
hao TSCĐ chính xác.
- Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng :
Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ người ta chia TSCĐ của DN thành
các loại :
+ TSCĐ đang sử dụng: Đó là những TSCĐ của DN đang sử dụng cho các
hoạt động SXKD hoặc các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp hay an ninh, quốc
phòng của DN.
+ TSCĐ chưa cần dùng: Là những TSCĐ cần thiết cho hoạt động SXKD
hay các hoạt động khác của DN, song hiện tại chưa cần dùng, đang được dự trữ
để sử dụng sau này.
+ TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý: là những TSCĐ không cần thiết
hay không phù hợp với nhiệm vụ SXKD của DN, cần được thanh lý, nhượng bán
để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu.
Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu quả các TSCĐ của
DN như thế nào, từ đó, có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng chúng.
- Phân loại TSCĐ căn cứ vào quyền sở hữu được chia thành 3 loại :

13


+TSCĐ tự có: là những TSCĐ được mua sắm, đầu tư bằng nguồn vốn tự
có (ngân sách cấp, coi nhu ngân sách cấp và trích quỹ đầu tư phát triển của doanh
nghiệp) để phục vụ cho mục đích SXkD của DN.
+ TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ DN thuê của công ty cho thuê tài
chính.
+ TSCĐ thuê sử dụng: là những TSCĐ DN thuê của DN khác để sử dụng
trong một thời gian có tính chất thời vụ để phục vụ nhiệm vụ SXKD của DN.

Mỗi cách phân loại trên đây cho phép đánh giá , xem xét kết cấu TSCĐ
của DN theo các tiêu thức khác nhau. Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng giữa nguyên giá
của 1 loại TSCĐ nào đó so với tổng nguyên giá các loại TSCĐ của DN tại 1 thời
điểm nhất định.
2.1.3 Các nội dung quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
2.1.3.1 Mục tiêu của quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
Xuất phát từ đặc điểm vai trò quan trọng của mình, TSCĐ đòi hỏi phải
được quản lý chặt chẽ về mặt hiện vật và giá trị.
Về mặt hiện vật: TSCĐ phải được quản lý trong suốt thời gian sử dụng từ
khâu đầu tư mua sắm, xây dựng hoàn thành bàn giao cũng như trong suốt quá
trình sử dụng tài sản ở doanh nghiệp. Tài sản cũng được quản lý cho đến khi
không còn khả năng sử dụng, khi tài sản bị hư hỏng cần được thanh lý hay
nhượng bán để thu hồi vốn. Tài sản trong doanh nghiệp cũng được quản lý theo
bộ phận, địa điểm sử dụng, theo người chịu trách nhiệm vật chất cụ thể.
Về mặt giá trị: Phải quản lý chặt chẽ tình hình nguyên giá tài sản và tình
hình hao mòn của tài sản. Cần thực hiện trích và phân bổ khấu hao tài sản một
cách hợp lý để thu hồi vốn đầu tư phục vụ cho việc tái đầu tư TSCĐ và tính đúng
chi phí cho các đối tượng sử dụng tài sản. Đồng thời cần xác định giá trị còn lại
của TSCĐ để có phương hướng đầu tư đổi mới TSCĐ.
Mục tiêu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp là:
- Đảm bảo cho TSCĐ của công ty được toàn vẹn và không ngừng nâng
cao hiệu quả sử dụng của nó.
- Tính toán chính xác, đầy đủ số trích khấu hao đồng thời phân phối và sử
dụng quỹ đó để bù đắp giá trị hao mòn, thực hiện tái sản xuất.

14


×