Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ôn thi lò hơi nhiệt điện lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.56 KB, 16 trang )

1.Phân tích tác hại khi nước không đảm bảo chất lượng.
Sự có mặt của các tạp chất trong nước cấp có thể dẫn đến tạo ra cáu cặn bám
trên bề mặt đốt của lò hơi và phá hủy chế độ làm việc bình thường của lò, làm xấu
chất lượng hơi và ăn mòn các chi tiết kim loại đường hơi và nước.
Hàm lượng các chất lơ lửng, chất khô, các vật chất hữu cơ, độ cứng và độ
kiềm tổng quát của nước càng cao thì nước càng bẩn, dễ hình thành các lớp cáu,
cặn đóng trong hệ thống đường ống và các thiết bị, gây tắc nghẽn hệ thống, giảm
lưu lượng hơi đi trong các ống,tăng trở lực đường ống, hơn nữa các lớp cáu bẩn này
có nhiệt trở khá lớn sẽ cản trở quá trình trao đổi nhiệt giữa nước và khói làm cho
các bề mặt kim loại tiếp xúc với khói làm việc ở nhiệt độ cao làm giảm nhanh tuổi
thọ của ống, trường hợp nguy hiểm hơn nếu áp suất hơi trong lò vượt quá ứng suất
mỏi cho phép của ống sẽ gây hiện tượng nổ ống..
Nống độ ion hiđro trong nước quá cao sẽ làm cho nước có tính axit, dễ gây ăn mòn
đường ống, làm giảm tuổi thọ của ống, dễ gây thủng ống dẫn đến rò rỉ nước, hơi,
làm giảm năng suất hơi của lò.
Các chất khí hòa tan trong nước như N2, O2, CO2 cũng có tác dụng ăn mòn
kim loại, đặc biệt sự xuất hiện của O2 sẽ đẩy nhanh quá trình oxi hóa kim loại
trong điều kiện làm việc ở nhiệt độ cao của lò.
2. Trình bày phương pháp xử lý nước cấp cho lò hơi bằng lắng cặn
Tùy theo hóa chất dùng mà có các phương pháp sau:
Vôi hóa: Dùng Ca(OH)2,
Vôi – Xô đa: Dùng Ca(OH)2 + Na2CO3
Xút: Dùng NaOH
Xút – Vôi: Dùng NaOH + Ca(OH)2
Xút – Xô đa: Dùng NaOH + Na2CO3
Làm mềm nước bằng phương pháp lắng cặn dựa trên cơ sở chuyển các muối
hòa tan trong nước thành những hợp chất ít hòa tan và lắng xuống. Mục đích chính


là loại bỏ các ion Mg2+; Ca2+; HCO-3 bằng cách đưa vào nước các ion OH - và CO32-.
Hóa chất dùng là NaOH, Ca(OH)2 ; Ba(OH)2 ; Na3(PO4); Na2CO3…


Dùng OH- phản ứng với HCO3-, với CO2 hòa tan trong nước để tạo CO32- .
Ngoài ra OH- còn làm kết tủa Mg2+.
HCO-3 + OH- → H2O + CO32CO2 + 2OH- → H2O + CO32Ion CO32- kết hợp với ion Ca2+ tạo ra CaCO3 ít hòa tan và lắng xuống.
Ca2+ +CO32- → CaCO3
Ion OH+ kết hợp với Mg2+ sẽ tạo ra magie hidroxit ít hòa tan.
Mg2+ + OH- → Mg(OH)2
Ngoài ra khi dùng Ca(OH)2 thì có thể làm lắng sắt, một phần axit silicic.
Khi lắng các muối của độ cứng cacbonat thì hàm lượng muối trong nước giảm
xuống
Để tăng cường quá trình thì đồng thời với việc làm mềm nước người ta cũng tiến
hành keo tụ nước bằng cách đốt nóng nước mềm và đưa vào một lượng dư chất
phản ứng.


3. Trình bày các phương pháp xử lý nước bằng trao đổi ion
Có 2 phương pháp xử lý nước bằng phương pháp trao đổi ion là xử lý bằng
phương pháp trao đổi cation và anion.
+ Xử lý bằng phương pháp trao đổi cation:
Các cation thường dùng là NaR, HR, NH 4R, trong đó R là gốc cationit. Vật
liệu cationit cần có đủ độ bền cơ học, độ bền hóa học và có khả năng trao đổi ion
lớn.
- Khi dùng cationit natri NaR thì xảy ra sự trao đổi ion theo các phản ứng:
Ca2+ + 2Na+R- → Ca2+R2- + 2Na+
Mg2+ + 2Na+R- → Mg2+R2- + 2Na+
Hoặc:
Ca(HCO3)2 + 2NaR → CaR2 + 2NaHCO3
Mg(HCO3)2 + 2NaR → MgR2 + 2NaHCO3
CaCl2 + 2NaR → CaR2 + 2NaCl
MgCl2 + 2NaR → MgR2 + 2NaCl
CaSO4 + 2NaR → CaR2 + Na2SO4

MgSO4 + 2NaR → MgR2 + Na2SO4
Nhược điểm cơ bản của phương pháp này là đưa ion Na + vào sẽ kết hợp với HCO 3rồi phản ứng tiếp với nước tạo thành NaOH, làm tăng độ kiềm natri của nước lò.
Ca(HCO3)2 + 2Na+R- → Ca2+R2 + 2NaHCO3
2NaHCO3 → Na2CO3+ CO2 + H2O
Na2CO3 + H2O → 2NaOH + O2
Để hoàn nguyên NaR dùng NaCl có nồng độ (6-8)%
CaR + 2NaCl → 2NaR + CaCl2
MgR + 2NaCl → 2NaR + MgCl 2
- Khi dùng cationit hydro HR ta có các phản ứng sau:
Ca2+ + 2H+R- → Ca2+R2- + 2H+
Mg2+ + 2H+R- → Mg2+R-2 + 2H+


2HR + Ca(HCO3)2 → CaR2 + H2O + CO2
2HR + Mg(HCO3)2 → MgR2 + 2H2O + CO2
2HR + CaSO4 → CaR2 + H2SO4
2HR + MgCl2 → MgR2 + 2HCl
2HR + CaCl2 → CaR2 + 2HCl
Nhược điểm của phương pháp này là trong quá trình trao đổi HR, mọi cation trong
nước sẽ được thay thế bằng H+ nên các sunfat clorua và natri canxi có trong dung
dịch sẽ biến thành các axit khoáng tự do làm tăng độ axit trong nước lò. Vì vậy
người ta thường phối hợp 2 phương pháp trên để thu được nước trung hòa.
Để hoàn nguyên HR người ta dùng axit sunfuric có nồng độ (1 – 1,5)% hay axit
clohidric.
CaR2 + H2SO4 → 2HR + CaSO4
MgR2 + H2SO4 → 2HR + MgSO4.
- Khi dùng cationit amon NH4R độ cứng của nước cũng giảm đến còn rất nhỏ
nhưng sẽ để lại trong nước lò ion NH 4+. Ion này kết hợp với các anion khác trong
nước lò tạo thành các muối dễ bị phân hủy nhiệt và sản phẩm cuối cùng sẽ sinh ra
NH3 và các axit gây ăn mòn.

NH4Cl → NH3 + HCl
(NH4)2SO4 → NH3 + H2SO4
Sự có mặt của NH3 va oxy trong nước sẽ gây ăn mòn các hợp kim đồng. Thường
sử dụng phương phương pháp này với phương pháp trao đổi NaR.
CaR2 + 2NH4Cl → 2NH4R + CaCl2
+ Xử lý bằng pp trao đổi anion:
Mục đích chính của phương pháp này là khử các axit có trong nước. Các anion
thường dùng là RaOH, Ra2CO3, RaHCO3, trong đó Ra là gốc anionit. Các anion của
muối và axit trong nước sẽ trao đổi với anion trong hợp chất của anionit
RaOH + H2SO4 → RaSO4 + H2O
RaOH + HCl

→ RaCl + H2O


Dùng các anionit khác nhau như : Ra2CO3, RaHCO3
Trao đổi anion sẽ khử được triệt để các axit trong nước vì thế người ta đặt bình
HR trước bình trao đổi ion.
4. Phân tích các ảnh hưởng khi hơi không đảm bảo chất lượng và nguyên nhân
làm bẩn hơi bão hòa.
+ Các yêu cầu về độ sạch của hơi:
Chất lượng hơi do lò sản xuất ra gồm các thông số (áp suất, nhiệt độ) và độ
sạch của hơi tức là số lượng và thành phần của các tạp chất như các muối và khí
chứa trong hơi.
Mức độ làm việc kinh tế của tuốc bin hơi phụ thuộc vào thông số và độ sạch của
hơi. Các tạp chất chứa trong hơi đặc biệt là các muối sẽ bám vào các ống của bộ
quá nhiệt và vào phần truyền hơi của tuabin
Khi muối bám vào tua bin sẽ gây những hậu quả có hại:
- Làm giảm độ kinh tế của tuabin vì độ nhám của cánh quạt tăng lên và biên dạng
của các rãnh bị sai đi, sẽ làm tăng tổn thất thủy lực.

- Làm tăng giáng áp giữa các tầng tuốc bin làm tang ứng suất trong các cánh quạt,
giảm lượng hơi qua tua bin, giảm công suất qua tuabin.
Thông số hơi càng cao thì yêu cầu về độ sạch của hơi cũng tăng lên
Phải dùng các biện pháp khác nhau để thu đk hơi sạch tức là hơi có chứa ít tạp chất
(bay hơi và ko bay hơi)
Tạp chất bay hơi gồm: N2, NH3, CO2 và H2
Tạp chất ko bay hơi: chất rắn hòa tan hay lơ lửng trong nước lò
Duy trì các tạp chất ko bay hơi trong hơi ở mức độ dảm bảo sự làm việc của tuốc
bin trong t/gian dài mà ko có sự giảm rõ rệt về kinh tế và ko hạn chế công suất.
+ Nguyên nhân cơ bản làm bẩn hơi bão hòa:


Thứ nhất là các giọt nước lò bị cuốn theo hơi. Trong các giọt ẩm do hơi cuốn
theo có chứa các muối hào tan hay muối lơ lửng và các hạt bùn mịn.
Nguyên nhân thứ hai là có các muối như: muối silic, sắt, đồng … hòa tan
trong hơi bão hòa cao áp.

5. Các phương pháp và thiết bị để thu được hơi sạch.
Để thu được hơi sạch phải giảm số lượng các giọt nước lò trong hơi và giảm
hàm lượng các vật chất hòa tan trong hơi.
Giảm độ ẩm của hơi bão hòa bằng cách phân ly ẩm ra khỏi hơi, giảm hàm lượng
các chất hòa tan trong hơi bằng cách giảm nồng độ các tạp chất trong nước lò và
rửa hơi qua lớp nước sạch thường là nước cấp. Giảm hàm lượng muối của nước lò
bằng cách nâng cao độ sạch của nước cấp hay tăng cường xả lò, tiến hành bốc hơi
theo cấp.
+ Phân ly ẩm ra khỏi hơi:
Thiết bị phân ly ẩm phải thỏa mãn những yêu cầu:
- Giảm được động năng của dòng hỗn hợp hơi và tách được một khối lượng tối đa
các giọt nước ra khỏi hơi
- Phân bố đồng đều hơi trong khoang hơi của bao hơi nhằm giảm tốc độ của hơi.

- Phân ly cơ học trong thiết bị do sinh ra các lực ly tâm khi dòng hơi chuyển động
cong
Ở các lò hơi có bao hơi dung các thiết bị phân ly như:
Tấm chắn: đặt nghiêng 45o so với hướng dòng hơi để dòng hh hơi và nước đập
vào. Do va đập các giọt lỏng bị mất động năng sẽ tách ra và rơi xuống.


Cửa chớp: nhờ lực ly tâm khi dòng hơi ẩm đi ngoặt trong cửa chớp mà ẩm được
phân ly ra.
Tấm có khoan lỗ: đảm bảo cấp đồng đều hỗn hợp hơi nước vào bao hơi và lấy
hơi ra khỏi bao hơi người ta còn đặt các tấm khoan lỗ chìm dưới mặt nước và ở chỗ
hơi đi vào ống quá nhiệt, các lỗ khan có đường kính (5 – 10)mm
Thiết bị phân ly kiểu xyclon: dòng hơi ẩm đi xoáy trong xyclon sẽ làm các giọt
ẩm va đập vào thành xyclon, mất động năng và rơi xuống, dòng hơi khô được tách
ra và đi ra ngoài qua ống lồng trong xyclon. Cho phép thu được hơi rất sạch ngay
cả khi nước lò có độ muối cao.
+ Rửa hơi: làm giảm hàm lượng muối tổng và đặc biệt là giảm SiO 2 trong hơi bằng
cách cho hơi cần làm sạch tiếp xúc với lớp nước sạch.
Có nhiều pp cho hơi tiếp xúc nước sạch như:
- Phun nước cấp vào khoang hơi của bao hơi
- Cho các dòng hơi nhỏ đi qua trên bề mặt đk rửa bằng nước cấp
- Cho hơi khuếch tán qua lớp nước cấp
Hơi đk rửa thì các giọt nước có nồng độ muối cao nằm trong hơi sẽ pha trộn với
nước sạch, các chất hòa tan trong hơi cũng chuyển sang cho nước. Hơi rửa xong đk
sấy và sau đó đi vào các ống của bộ quá nhiệt.
Việc rửa hơi đk thực hiện trong khoang hơi của bao hơi. Đường kính bao hơi ko đk
nhỏ hơn 1400 – 1800mm để có đủ ko gian lắp đặt thiết bị.
Kết quả là hàm lượng chất rắn hòa tan sau khi rửa giảm đi hang chục lần
+ Bốc hơi theo cấp: Thực chất là tạo ra trong lò 2, 3 hay nhiều vòng tuần hoàn độc
lập có nồng độ nước lò khác nhau. Muốn vậy người ta đặt trong bao hơi các vách

ngăn để chia khoang nước thành 2, 3 khoang. Nước cấp được đưa vào khoang sạch
có kích thước thước lớn nhất và gọi là cấp bốc hơi thứ nhất. Nước ở khoang sạch
được tháo sang khoang muối ( cấp bốc hơi thứ 2),…


Dùng bốc hơi theo cấp có thể tăng đáng kể nồng độ nước xả mà chất lượng hơi
không bị xấu đi. Do đó dùng bốc hơi theo cấp để giảm lượng nước xả hoặc để có
thể dùng nước cấp có hàm lượng muối cao hơn.
Hàm lượng muối của hơi khi dùng bốc hơi bốc hơi theo cấp được xác định theo
các công thưc sau:
Khi có hai cấp bốc hơi:
Ch = [(100 – n11)/100].C1h + (n11/100).C11h , mg/kg
Khi có ba cấp bốc hơi:
Ch =

100 − n11 − n111 1
Ch
100

+

n11 11
Ch
100

+

n111 111
Ch
100


Trong đó n11 và n111 là sản lượng hơi của cấp bốc hơi thứ hai và thứ 3, %
Hàm lượng muối thứ trong hơi của từng cấp bốc hơi được xác định như sau:
Ch1 = (kt/100).Cnl1, mg/kg
Ch11 = (k2/100).Cnl11, mg/kg
Ch11 = (k3/100).Cnl111, mg/kg
Trong đó: k1, k2, k3 là hệ số bay các chất theo hơi từ cấp bốc hơi thứ 1, thứ 2, thứ 3,
%
Cnl1, Cnl11, Cnl111 là hàm lượng muối của nước lò trong cấp bốc hơi thứ 1, thứ 2, thứ
3, mg/kg.
+ Chế độ xả lò:
Tùy thuộc các yêu cầu về độ sạch của hơi mà nồng độ muối trong nước lò phải
không được lớn hơn một giá trị xác định. Muốn vậy phải tiến hành xả liên tục ra
khỏi lò hơi một lượng nước lò có nồng độ muối cao nhất.
Cùng với xả lien tục cúng cần phải xả định kỳ lò hơi, việc xả định kỳ được thực
hiện ở các ống góp dưới của dàn ống sinh hơi hay bao nước của lò có hai bao hơi
và ở chỗ thấp nhất của các lò hơi nhỏ
Độ xả lò hơi p được tính bằng phần tram của sản lượng lò hơi, tức là:


P=(Dx/D).100%
Dx là lượng nước xả, kg/s
D là sản lượng hơi định mức của lò hơi, kg/s
Lượng nước cấp vào lò hơi Dnc bằng: Dnc = D + Dx , kg/s

6. Vai trò, phân loại bộ quá nhiệt.
+ Vai trò BQN:
Bộ quá nhiệt là bộ phân để sấy khô hơi, gia nhiệt cho hơi, biến hơi bão hòa
thành hơi


quá nhiệt. Bởi vậy, khi công suất máy giống nhau nếu dung hơi quá

nhiệt thì kích thước máy sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với máy dung hơi bão hòa.
Để nhận đk hơi quá nhiệt có nhiệt độ cao thì phải đặt bộ quá nhiệt ở vùng
khói có nhiệt độ cao ( trên 700 C)
Đối với lò có nhiệt độ hơi quá nhiệt <= 510 C thì bộ quá nhiệt thường đk dặt
ở vùng khói có nhiệt độ <1050 C
+ Phân loại:


Bộ quá nhiệt bức xạ: nhận nhiệt bức xạ từ khói là chủ yếu, t h > 560oC. Phải
đặt một phần của bộ quá nhiệt ở trên trần buồng lửa hay đặt xen kẽ với các ống sinh
hơi trên tường buồng lửa.
Bộ quá nhiệt nửa bức xạ: vừa nhận nhiệt đối lưu vừa nhận nhiệt bức xạ từ
dòng khói, th > 510oC. Dùng cho lò có nhiệt độ hơi quá nhiệt cao hơn 510 C
Bộ quá nhiệt đối lưu: nhận nhiệt đối lưu từ khói là chủ yếu, th < 510oC
Bộ quá nhiệt tổ hợp: một phần đối lưu , một phần nửa bức xạ và một phần
bức xạ.
7. Sơ đồ cấu tạo bộ quá nhiệt đối lưu.
Bộ quá nhiệt đối lưu: gồm những ống xoắn, hai đầu được nối vào 2 ống góp.
Ống xoắn là những ống thép chịu nhiệt, uốn gấp khúc nhiều lần đảm bảo cho
đường khói cắt đường hơi nhiều. Mỗi ống xoắn được uốn gấp khúc trong một mặt
phẳng, nhiều ống xoắn cùng nối vào một ống góp tạo thành cụm ống. Ống có
đường kính từ 28-42 mm, chiều dày từ 3-7mm. Có 2 loại:
+ Bộ quá nhiệt ống xoắn đặt nằm ngang: Dùng cho các lò hơi nhỏ, nhất là lò có
ống nước nghiêng để tận dụng hết các khoảng ko gian trong đường khói của lò.
Ưu điểm: có thể xả hết nước đọng do hơi ngưng tụ khi ngừng lò nên tránh được
hiện tượng ăn mòn ống xắn khi lò nghỉ.
Nhược: hệ thống treo đỡ phức tạp là các đai thép dài bằng chiều sâu của ống ko đk
làm mát nên có nhiệt độ rất cao làm việc trong điều kiện rất nặng nề, chóng hỏng.

+ Bộ quá nhiệt ống xoắn đặt thẳng đứng: Ở các lò hơi hiện đại, ống nước đứng
thường bố trí BQN ống xoắn đặt đứng, có ống góp hơi đặt song song với bao hơi.
Ưu điểm: hệ thống treo đỡ đơn giản, làm việc nhẹ nhàng hơn so với ống xoắn nằm
ngang.
Nhược: khi lò nghỉ nước đọng trong các ống xoắn do hơi ngưng tụ sẽ gây ăn mòn
các ống xoắn, đồng thời nó không cho hơi thoát qua bộ quá nhiệt lúc khởi động lò
và tạo thành các túi hơi trong các ống xoắn làm ống bị đốt nóng quá mức


8. Sơ đồ cấu tạo bộ quá nhiệt nửa bức xạ và bức xạ.
+ Bộ quá nhiệt nửa bức xạ: là những chùm ống xoắn chữ U hoặc L, được chế tạo
dạng dàn phẳng, được bố trí ở phần trên buồng lửa hay ở cửa ra buồng lửa Các dàn
cách nhau 0,7-0,9 m để khói dễ dàng lưu thông, đồng thời tránh khả năng tạo cầu xỉ
giữa các ống. Các dàn có thể đặt đứng hay đặt nằm ngang.
Để giữ khoảng cách giữa các ống người ta dùng các ống giữ chữ V, các ống này
được nối với nhau bằng nẹp giữ.
+ Bộ quá nhiệt bức xạ: là những dàn ống đặt trên trần buống lửa hoặc các ống nằm
xen kẽ với các ống sinh hơi trên tường buồng lửa. Các ống nhận nhiệt bằng bức xạ
nên cường độ trao đổi nhiệt lớn, phụ tải nhiệt của bộ quá nhiệt bức xạ thường lớn
hơn bộ quá nhiệt đối lưu từ 3-5 lần nên nhiệt đọ vách ống cũng cao hơn nhiệt độ
hơi từ (100-140)C nên yêu cầu rất cao về kim loại chế tạo và chế độ vận hành. Tuy
nhiên do có phụ tải nhiệt lớn nên khi bố trí BQN bức xạ sẽ giảm đáng kể kích
thước BQN đối lưu của lò.
9. Bố trí BQN hoàn toàn đối lưu
+ Bố trí kiểu thuận chiều cho hơi quá nhiệt đi thuận với chiều dòng khói


Ống kim loại làm việc trong điều kiện nhẹ nhàng nhưng độ chênh lệch nhiệt
độ trung bình giữa khói và hơi sẽ thấp, diện tích bề mặt TĐN tang lên. Thực tế ko
bố trí kiểu này.

+ Bố trí kiểu ngược chiều cho hơi quá nhiệt đi ngược chiều dòng khói
Độ chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa khói và hơi sẽ cao hơn kiểu thuận
chiều, diện tích bề mặt TĐN giảm. Nhưng khi đó phía hơi ra vừa có nhiệt độ cao
hơn, vừa có nhiệt độ khói cao. Kim loại chế tạo đắt tiền và làm việc nặng nề. Trong
thực tế chỉ dung cho lò có nhiệt độ HQN <= 450 C
+ Bố trí kiểu hỗn hợp:
Khi nhiệt độ HQN > 450 C. Thực tế thường bố trí hơi đi ngược chiều với
khói trong BQN cấp 1 đặt ở vùng khói có nhiệt độ thấp hơn và đi thuận chiều trong
BQN cấp 2 đặt ở ngay sau pheston có nhiệt độ khói cao hơn.
10. Bố trí BQN tổ hợp
+ BQN tổ hợp gồm 2 phần: Đối lưu, nữa bức xạ hoặc 3 phần: đối lưu, nữa bx và bx
+ Có thể bố trí theo nhiều cách:
Đối lưu – nữa bx
Bức xạ - đối lưu
Đối lưu – bx
Bx – đối lưu – bx
+ Khi bố trí BQN đối lưu – nữa bx hơi sẽ đk gia nhiệt trong phần đối lưu trước sau
đó mới qua phần bx, như vậy phần đối lưu nhiệt độ ko cao nên cho phép chọn KL
chất lg ko cần cao, nhưng phần bx thì KL phải rất tốt do nhiệt độ khói và hơi đều
cao.
+ Bố trí BQN đối lưu – bx thì hơi trong phần đối lưu có nhiệt độ cao hơn nên độ
chênh nhiệt độ giữa khói và hơi giảm làm tăng diện tích bề mặt phần quá nhiệt đối
lưu
+ Bố trí bx – đối lưu cũng có đặc điểm tương tự bố trí đối lưu – bx


+ Bố trí bx – đối lưu – bx phần hơi ra của BQN có nhiệt độ cao, phần bx đk bố trí
trong vùng khói có nhiệt độ cao làm KL phải làm việc nặng nề.

11. Các nguyên nhân làm thay đổi nhiệt độ hơi quá nhiệt.

+ Do thay đổi phụ tải lò, phụ tải tăng thì nhiệt độ HQN giảm và ngược lại.
+ Do dao động áp suất trong đường hơi chung, áp suất trong đường hơi chung giảm
thì lượng hơi ra khỏi lò đi vào ống góp chung tăng lên.
+ Do thay đổi nhiệt độ của nước cấp, nhiệt độ nước cấp tăng lên thì độ gia nhiệt
nước trong các ống sinh hơi giảm, làm cho nhiệt độ khói tăng, nhiệt độ HQN tăng
theo.
+ Do thay đổi chất lượng nhiên liệu, chất lượng nhiên liệu tăng thì nhiệt độ HQN
tăng
+ Do thay đổi hệ số không khí thừa, hệ số kk thừa tăng thì nhiệt độ HQN tăng
+ Do đóng xỉ ở dàn ống sinh hơi, cụm pheston làm nhiệt độ HQN tăng
+ Do bám bẩn trên các bề mặt đốt của lò, do ảnh hg của việc thổi tro bám
+ Do có hiện tượng cháy lại trong vùng đặt bộ quá nhiệt, nhiệt độ HQN tăng
+ Do thay đổi vị trí trung tâm ngọn lửa hoặc do máy cấp than bột làm việc không
đều.
13. Tại sao lại phải bảo đảm ổn định nhiệt độ hơi quá nhiệt.
Nhiệt độ hơi quá nhiệt thay đổi sẽ dẫn đến một loạt thay đổi khác gây ảnh
hưởng xấu đến chế độ làm việc của lò và tuabin.
Khi nhiệt độ hơi thay đổi thì nhiệt dáng dòng hơi thay đổi làm thay đổi công
suất tuabin do đó làm thay đổi tốc độ quay của tổ tuabin-máy phát, dẫn đến làm
giảm chất lượng dòng điện.


Nếu nhiệt độ hơi quá nhiệt giảm xuống sẽ làm giảm hiệu suất của chu trình
đồng thời làm giảm công suất tuabin, mặt khác độ ẩm hơi ở các tầng cuối tuabin
tăng lên làm giảm hiệu suất tuabin và tăng tốc độ ăn mòn cánh tuabin.
Nếu nhiệt độ hơi quá nhiệt tăng lên quá trị số qui định, các chi tiết của bộ quá
nhiệt cũng như tuabin phải làm việc trong điều kiện nặng nề hơn, làm cho độ bền
của kim loại giảm xuống, có thể gây nổ các ống của bộ quá nhiệt hoặc làm cong
vênh các cánh của tuabin gây nên cọ xát giữa phần đứng yên và phần quay của
tuabin, gây sự cố.

Bởi vậy cần phải tìm các biện pháp điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt nhằm
đảm bảo ổn định nhiệt độ hơi quá nhiệt ở giá trị qui định.
14. Trình bày phương pháp điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt về phía hơi.
Điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt về phía hơi tức là tác động trực tiếp vào
phía hơi quá nhiệt để làm thay đổi lượng nhiệt nó nhận được do đó thay đổi nhiệt
độ của hơi.
Đặt vào ống góp hơi của bộ quá nhiệt một thiết bị gọi là bộ giảm ôn. Cho
nước đi qua bộ giảm ôn, vì nước có nhiệt độ thấp hơn hơi nên sẽ nhận nhiệt của hơi
làm cho nhiệt độ hơi quá nhiệt giảm xuống. Khi thay đổi lưu lượng nước qua bộ
giảm ôn thì sẽ làm thay đổi nhiệt độ hơi quá nhiệt.
Có 2 loại bộ giảm ôn là: kiểu bề mặt và kiểu hỗn hợp.
+ Bộ giảm ôn kiểu bề mặt là một thiết bị trao đổi nhiệt kiểu bề mặt, gồm cụm ống
đồng được uốn chữ U đặt trong góp hơi, hơi đi phía ngoài các ống đồng sẽ nhả
nhiệt cho nước giảm ôn đi trong. Nước đi vào bộ giảm ôn sẽ nhận nhiệt của hơi qua
bề mặt các ống đồng làm cho nhiệt độ hơi quá nhiệt giảm xuống.
Khoảng điều chỉnh nhiệt độ hơi là 40-50▫C tương ứng lượng nước qua bộ
giảm ôn bằng (40-60)% lượng nước cấp, do đó lượng nước sau khi qua giảm ôn cần
được đưa về trước bộ hâm nước.


Nước giảm ôn không pha trộn với hơi nên yêu cầu chất lượng nước giảm ôn không
cao lắm. Có thể dùng nước cấp hoặc nước lò. Nhược điểm là quá tính nhiệt lớn.
+ Bộ giảm ôn kiểu hỗn hợp: Nước giảm ôn sẽ được phun qua các ống phun thành
các hạt rất nhỏ đi vào pha trộn với hơi quá nhiệt và lấy nhiệt của hơi để bốc hơi do
đó làm cho nhiệt độ của hơi quá nhiệt giảm xuống
Ưu điểm là quán tính nhiệt bé, điều chỉnh nhanh, cấu tạo đơn giản.
Nhược là không dùng cho bộ quá nhiệt trung gian. Vì phun trực tiếp nước giảm ôn
vào hơi quá nhiệt như vậy sẽ làm tăng lượng hơi qua phần trung và hạ áp có nghĩa
là giảm lượng hơi qua phần cao áp, làm giảm độ kinh tế của chu trình tuốc bin.
+ Cách cố trí bộ giảm ôn: Bộ giảm ôn có thể đk bố trí ở đầu vào, đầu ra hoặc giữa

các cấp BQN. Cách tốt nhất là bố trí giữa 2 cấp BQN.
15. Trình bày phương pháp điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt về phía khói.
Có thể điều chỉnh lưu lượng hơi quá nhiệt bằng cách thay đổi nhiệt độ, lưu
lượng khói đi qua bộ quá nhiệt hoặc thay đổi đồng thời cả nhiệt độ và lưu lượng
khói.
+ Điều chỉnh lưu lượng khói đi qua bộ quá nhiệt: là làm giảm hay tăng lượng
khói đi qua bộ quá nhiệt bằng cách cho một phần khói đi tắt qua đường khói không
đặt bộ quá nhiệt nhằm giảm lượng nhiệt mà bộ quá nhiệt nhận được, do đó làm
giảm nhiệt độ hơi quá nhiệt.
+ Điều chỉnh nhiệt độ khói: thay đổi góc quay của vòi phun, cho vòi phun hướng
lên trên hoặc xuống dưới sẽ làm thay đổi vị trí trung tâm ngọn lửa, do đó làm thay
đổi nhiệt độ khói ra khỏi buồng lửa, tức là thay đổi nhiệt độ khói qua bộ quá nhiệt,
làm thay đổi nhiệt độ hơi quá nhiệt.
Vòi phun hướng lên trên sẽ làm vị trí trung tâm của ngọn lửa dịch lên phía
trên, nhiệt độ khói ra khỏi buồng lửa tăng lên tức là nhiệt độ khói đi qua bộ qua bộ
quá nhiệt tăng lên, làm tăng nhiệt độ hơi quá nhiệt.


Nhưng gỉam thời gian lưu lại của nhiên liệu trong buồng lửa nên tổn thất
cháy không hoàn toàn về mặt cơ học q4 sẽ tăng lên. Vì vậy biện pháp này chỉ dùng
khi đốt nhiên liệu dễ cháy.
+ Kết hợp vừa điều chỉnh nhiệt độ vừa điều chỉnh lưu lượng khói: trích một phần
khói ở phía sau bộ hâm nước đưa vào buồng lửa (tái tuần hoàn khói). Khi trích một
phần khói ở phía sau bộ hâm nước đưa vào buồng lửa, nhiệt độ trung bình trong
buồng lửa sẽ giảm xuống làm cho lượng nhiệt hấp thu bằng bức xạ của dàn ống
sinh hơi giảm xuống, nghĩa là nhiệt độ khói ra khỏi buồng lửa tăng lên, đồng thời
lưu lượng khói đi qua bộ quá nhiệt tăng lên làm cho lượng nhiệt hấp thu của bộ quá
nhiệt đối lưu tăng lên, dẫn đến nhiệt độ hơi quá nhiệt cũng tăng lên.
Với bộ quá nhiệt tổ hợp thì tái tuần hoàn khói thì không có tác dụng điều
chỉnh nhiệt độ hơi vì khi đó tuy nhiệt độ hơi trong phần quá nhiệt đối lưu tăng lên

nhưng nhiệt trung bình trong buồng lửa giảm sẽ làm cho nhiệt lượng hấp thụ của
phần quá nhiệt bức xạ và nửa bức xạ giảm do đó nhiệt độ hơi ra khỏi bộ quá nhiệt
có thể sẽ không thay đổi.
Tái tuần hoàn khói vào buồng lửa thì lưu lượng khói thải không tăng do đó
tổn thất nhiệt do khói thải q2 gần như không đổi.



×