Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài 4. Sử dụng biến trong chương trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.04 KB, 7 trang )

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Tên bài học

: Bài 4: SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH (T1)

Thí sinh lên lớp : Lê Thị Mỹ Do

Lớp

: 8A9

Tiết PPCT

: 12

Ngày dạy : 04/10/2016

Bộ môn

: Tin học

Địa điểm thi: Trường THCS Phan Bội Châu

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Về kiến thức:
− Biết được: biến là công cụ trong lập trình.
− Biết được cách khai báo biến trong Pascal.

2. Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng khai báo biến trong chương trình.
3. Về thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:




Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thao
diễn minh họa.



Phương tiện:
o Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu, bảng đen.
o Học sinh: SGK, vở ghi chép.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1’)


Ổn định lớp.



Lớp trưởng báo cáo sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV đặt câu hỏi, gọi học sinh trả lời:
Câu hỏi: Hãy cho biết các thành phần chính trong cấu trúc của chương trình?
Đáp án: Cấu trúc chung của chương trình gồm:
* Phần khai báo: khai báo biến, khai báo các thư viện và một số khai báo khác.
* Phần thân: gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện.
- GV nhận xét, bổ sung (nếu có) và cho điểm.
1



Đặt vấn đề: Ở phần khai báo trong cấu trúc chung của chương trình, ta thấy có
phần khai báo biến. Vậy biến là gì và cách khai báo nó như thế nào để sử dụng
trong chương trình, ở bài này chúng ta sẽ được tìm hiểu rõ hơn.
3. Nội dung bài mới: (35’)
Thời
gian
7’

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (15’)Tìm hiểu biến là công cụ trong lập trình
- Chiếu ví dụ 1 lên bảng:
*Em hãy viết chương trình
Pascal để tính chu vi hình
vuông với cạnh bằng 5. Kết
quả tính được in ra màn hình.
+ Công thức tính chu vi hình
vuông: Cạnh x 4 = 5*4

- Quan sát ví dụ, suy nghĩ và lên
bảng viết chương trình:

- Gọi 1 học sinh lên bảng viết *Chương trình 1:
chương trình


Program Chu_vi_hvuong;

- Gọi 1 học sinh khác nhận Uses crt;
xét, bổ sung.

Begin
Clrscr;
Writeln(‘Chu vi la:’,5*4);
Readln;
End.

- GV nhận xét, chỉnh sửa và - Quan sát, lắng nghe và hoàn
bổ sung (nếu có).

chỉnh chương trình.

- Chiếu chương trình nhập độ
dài bất kỳ của cạnh hình - Quan sát
vuông lên bảng:
*Chương trình 2:

2


Program Chu_vi_hvuong2;
Uses crt;
Var a:integer;
Begin
Write(‘Nhap do dai canh:’);
Readln(a);

Writeln(‘Chu vi la:’,a*4);
Readln;
End.
- Em có nhận xét gì về điểm - Suy nghĩ và trả lời:
giống và khác nhau giữa 2 * Giống nhau: đều tính chu vi
chương trình trên?

hình vuông khi biết độ dài cạnh
của nó.
* Khác nhau: Ở chương trình 2,
độ dài cạnh hình vuông được

- Với cách viết như chương nhập bất kỳ từ bàn phím.
trình 1 nếu muốn tính chu vi
của một hình vuông khác thì
lại phải vào chương trình để
sửa lại nên sẽ mất rất nhiều - Lắng nghe
thời gian, đó là chưa kể người
sử dụng phải biết lập trình,
hiểu chương trình thì mới sửa
được. Để khắc phục nhược
điểm đó nên ở chương trình 2,
ta sử dụng thêm biến a. Vậy
biến là gì và có vai trò ra sao?
3’

- Trong lập trình, biến là gì?

- Suy nghĩ, trả lời và ghi chép
3


1. Biến là công cụ trong lập


- Biến được dùng để làm gì
và giá trị của nó có thay đổi - Suy nghĩ, trả lời và ghi chép
trong quá trình thực hiện
chương trình không?
- Dữ liệu được biến lưu trữ
gọi là gì?
3’

- Suy nghĩ, trả lời và ghi chép

- Chiếu ví dụ 2 lên bảng:
*Viết chương trình in ra màn
hình kết quả của phép cộng - Viết lại chương trình:
15+5?

Program vidu2;

- Gọi 1 học sinh lên bảng viết Uses crt;
lại chương trình.

Begin

- GV nhận xét, chỉnh sửa và

Clrscr;


bổ sung (nếu có)

Writeln(15+5);
Readln

- Nếu hai số 15 và 5 được End.
nhập vào từ bàn phím thì sau
khi nhận được các số 15 và 5
chương trình lưu trữ các số
này ở những vị trí nào đó
trong bộ nhớ. Còn nếu, chúng
ta không biết giá trị của các - Quan sát, lắng nghe và ghi
số được nhập từ trước thì chép
không thể sử dụng lệnh in ra
màn hình như trên. Vì thế ta
sử dụng 2 biến X và Y để lưu
4

trình
- Trong lập trình, biến là một
công cụ dùng để đặt tên cho
một vùng của bộ nhớ máy
tính.
- Biến được dùng để lưu trữ
dữ liệu và dữ liệu được biến
lưu trữ có thể thay đổi trong
quá trình thực hiện chương
trình.
- Dữ liệu do biến lưu trữ gọi
là giá trị của biến.



giá trị của các số được nhập
vào.
- Chiếu mô phỏng bằng hình - Quan sát
minh họa.
- Chiếu chương trình của ví
dụ 2 có sử dụng 2 biến X và
Y.
Program vidu22;
Uses crt;
Var X,Y:integer;

- Quan sát, lắng nghe và ghi

Begin

chép

Clrscr;
Write(‘Nhap gia tri X=’);
Readln(X);
Write(‘Nhap gia tri Y=’);
Readln(Y);
Writeln(X+Y);
Readln
End.
- Chạy thử chương trình trên - Quan sát
máy.
2’


- Chiếu ví dụ 3:
*Tính giá trị của biểu thức:
100 + 50 100 + 50
;
3
5

- Em có nhận xét gì về 2 biểu - Suy nghĩ và trả lời: chúng có tử
thức trên?
số giống nhau
- Vì tử số giống nhau nên ta
có thể tính giá trị của tử số và

5


lưu tạm thời trong một biến
trung gian X, sau đó thực hiện
các phép chia. Có thể thực
hiện như sau:
X = 100 + 50
Y = X/3
Z = X/5
 Qua ví dụ 3, ta thấy biến - Lắng nghe
không chỉ lưu trữ giá trị nhập
vào mà biến còn có thể lưu
trữ các giá trị tính toán trung
gian cho các hoạt động xử lý
dữ liệu về sau.

Hoạt động 2:(20’) Tìm hiểu cách khai báo biến
2. Khai báo biến
5’

- Tất cả các biến dùng trong

- Khai báo biến gồm:

chương trình cần phải được

+ Khai báo tên biến

khai báo ngay trong phần - Lắng nghe và ghi chép

+ Khai báo kiểu dữ liệu của

khai báo của chương trình.

biến
*Lưu ý: Tên biến phải tuân
theo quy tắc đặt tên của ngôn
ngữ lập trình.

5’

- Chiếu các ví dụ về khai báo

- Cú pháp khai báo biến

biến và nêu rõ các thành phần - Quan sát, lắng nghe và ghi trong Pascal:

trong cú pháp khai báo biến chép

Var <tên biến>:<kiểu dữ liệu>;

của Pascal.
Ví dụ 1: Var X, Y: integer;
Ví dụ 2:
Var m, n : integer;

6


thong_bao : string;
- Trong đó:
 Var là từ khóa dùng để
khai báo.
 X, Y, m, n là các biến
kiểu nguyên
 thong_bao là biến kiểu
xâu
10’

- Chiếu bài tập 6 (SGK–T33)
và yêu cầu học sinh lên bảng - Suy nghĩ và trả lời
làm bài.
- Nhận xét, chỉnh sửa và bổ
sung (nếu có).
4. Củng cố: (2’)



Nắm được biến là đại lượng để lưu trữ dữ
liệu, có thể thay đổi giá trị biến khi cần và cách khai báo biến.



Chiếu một số câu hỏi trắc nghiệm để củng cố.

5. Dặn dò: (1’)


Về nhà xem lại bài.



Xem trước các phần còn lại để tiết sau học
tiếp.

7



×