Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

kênh nhiêu lộc thị nghè( quan ly)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.94 KB, 21 trang )

Trường Đại học Tài Nguyên & Môi Trường TPHCM
Khoa Môi Trường
Môn: Quản Lý Môi Trường

Quản Lý Môi Trường tại Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè



TỔNG QUAN VỀ KÊNH NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ




Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là một con kênh lớn nằm trong khu vực nội thành, TP Hồ Chí Minh.
Toàn tuyến kênh chính có chiều dài 9.470m, bắt đầu từ quận Tân Bình chảy qua địa bàn các quận Phú Nhuận, quận 3, quận 1 và
quận Bình Thạnh, kết thúc vào nhánh sông Sài Gòn (cạnh xưởng sửa chữa tàu Ba Son).



Lưu vực kênh chiếm diện tích 3.935 ha với dân số hiện hữu là 1.217.258 người.

Bản đồ 1 phần kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè





Trước tình trạng kênh ô nhiễm trầm trọng, từ năm 2003 TP.HCM đã bắt tay cải tạo, chỉnh trang bằng các hạng mục
xây dựng tuyến cống bao chạy dọc kênh, lắp đặt trạm bơm có thiết bị lược rác, cải tạo các cống thoát nước mưa trên
lưu vực và nạo vét, xây kè dọc kênh.


Dự án vệ sinh môi trường TP HCM (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè) có tổng mức đầu tư ban đầu
là 199,96 triệu USD và giai đoạn hai là 249,69 triệu USD.



Từ sau khi dự án đi vào hoạt động, nước kênh đã phần nào giảm nhiều ô nhiễm và dần cải thiện nhưng bên cạnh đó
nước kênh vẫn luôn bị tác động bởi các nguồn thải và hoạt động của con người.



Vì thế, nguồn nước kênh NL-TN tuy trong xanh mỗi khi triều lên nhưng tình trạng ô nhiễm hữu cơ và vi sinh vẫn rất
lớn.


HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG Ở KÊNH
1. Môi trường nước

Kết quả khảo sát tại cầu Điện Biên Phủ (năm 2008)



Dựa vào cột B2 (Giao thông đường thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp) QCVN 08/2008-BTNMT ta có:



Diễn biến COD:

Theo QCVN 08/2008-BTNMT COD cho phép là 50mg/l. Từ năm 2010-2012, thì COD triều lớn (120-140mg/l) và COD triều ròng (60-115mg/l)
luôn vượt tiêu chuẩn cho phép. Từ năm 2013 đến 7 tháng đầu năm 2015 khi tiến hành triển khai dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc giai đoạn 2 thì
COD triều lớn và COD triều ròng đã giảm xuống mức thấp so với mức tiêu chuẩn -> đạt tiêu chuẩn .




Diễn biến BOD5:

Theo QCVN 08/2008-BTNMT BOD5 cho phép là 25mg/l. Từ năm 2010-2012, khi triều lớn thì BOD5 luôn vượt mức cho phép (50-85mg/l), khi
triều ròng thì BOD năm 2010 có vượt tiêu chuẩn (30mg/l) nhưng năm 2011-2012 thì nằm trong tiêu chuẩn cho phép (25mg/l). Từ năm 2013 đến
7 tháng đầu năm 2015 khi tiến hành triển khai dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc giai đoạn 2 thì BOD5 ở cả khi triều lớn và triều ròng đã đạt tiêu
chuẩn .
 Qua đó cho thấy, “sức khỏe” kênh đã khá hơn nhiều. Tuy nhiên, nước kênh vẫn chưa thật sự sạch vẫn ở mức phú dưỡng trung bình cần được
cải thiện hơn nữa.


Kết quả phân tích mẫu bùn đáy lưu vực kênh

Dựa vào kết quả phân tích mẫu bùn của Hội khoa học cho thấy khu vực kênh NL-TN bị ô nhiễm hữu cơ nặng
trong thời gian dài do nước thải sinh hoạt và chất thải rắn của người dân ven kênh xả xuống. Lớp bùn này
luôn ở tình trạng ngập nước yếm khí, quá trình phân huỷ lớp bùn này tạo ra các sản phẩm khí có mùi hôi.


2. Rác thải



Ông Huỳnh Minh Nhựt, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Môi
trường Đô Thị TPHCM cho biết cuối năm 2016 trung bình mỗi
ngày thành phố phát sinh khoảng gần 7.000 tấn rác thải đô thị.
Chưa kể, khoảng 8 tấn rác thải bị người dân xả bừa bãi ra đường
phố và hệ thống kênh rạch.




Chỉ tính riêng tại khu vực hệ thống kênh NL-TN, trung bình mỗi
ngày công ty vớt khoảng 5–6 tấn rác thải/ngày.



Theo Sở TN-MT, bình quân mỗi năm TPHCM chi khoảng 2.200 –
2.400 tỷ đồng để thu gom và xử lý rác, trong đó khoảng 90% kinh
phí là từ ngân sách thành phố. Chi tiêu khổng lồ như vậy nhưng
thành phố nhìn đâu cũng thấy rác.


3. Khả năng tự làm sạch của kênh
Kênh rạch có khả năng tự làm sạch bằng cách pha loãng chất ô nhiễm nhờ vào nước

Kênh NL-TN chủ yếu bị ô nhiễm bởi các CHC từ

triều các chất thải hữu cơ dễ phân huỷ.

sinh hoạt của người dân.

Khả năng tự làm sạch của kênh phụ thuộc rất lớn vào cấu tạo địa hình

Kênh NL-TN có dòng chảy ngoằn nghèo, kênh rạch sâu nên khả

của kênh.

năng tự làm sạch kém.


Yếu tố mưa và thuỷ triều cũng ảnh hưởng không nhỏ

Kênh NL-TN tuân theo quy luật bán nhật triều.

đến khả năng tư làm sạch của kênh.

Khi nước triều dâng lượng nước thải tuy được pha loãng nhưng 1 phần do dòng
chảy sẽ bị giữ lại kênh tích tụ gây ô nhiễm.


BIỆN PHÁP



Công cụ Luật Pháp – Chính Sách


Công cụ Luật Pháp – Chính Sách


Công cụ kinh tế
1.
•.

Thu phí phát thải ô nhiễm
3
Cơ sở tính phí BVMT đối với nước thải công nghiệp (đồng/ m / nước cấp) trên nguyên tắc phí BVMT đặt ra phải dựa vào những thiệt hại cho xã hội do các
chất ô nhiễm gây ra. Một số cách để xác định tác hại của môi trường là dựa vào tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải của các cơ sở.

•.


Phương pháp này được sử dụng để tính phí BVMT đối với nước thải công nghiệp theo nghị định số 4/2007/NĐ-CP. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm được quy định như sau:


Công cụ kinh tế


Công cụ phụ trợ
1. Áp dụng mô hình hóa quản lý chất lượng nước trong từng chi lưu thuộc lưu vực

Hiện nay, trên thế giới có 6 nhóm mô hình được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả.



Các mô hình chảy tràn trong khu vực



Các mô hình bồi lắng phù sa



Các mô hình vận chuyển dòng chất rắn



Các mô hình dòng chảy áp lực




Các mô hình quá trình thống kê



Các mô hình quản lý chất lượng nước, mô hình lan truyền chất ô nhiễm, thay đổi
DO, BOD, COD, nhiệt độ, dinh dưỡng, độ mặn…

Các mô hình này cũng cần được áp dụng cho quản lý môi trường cho
các chi lưu thuộc lưu vực kênh NL-TN.

Ưu điểm



Dự báo được định lượng các tác động đến môi trường
do các phương án phát triển, đặc biệt là tác động đến
chất lượng môi trường nước.



Đánh giá hiệu quả việc BVMT của các phương pháp kỹ
thuật giảm thiểu tác động.


Công cụ phụ trợ
2. Giáo dục cộng đồng

Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để gia tăng hiệu quả của công tác giáo dục tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia BVMT.
Từng bước giải quyết các vấn đề ô nhiễm đang tồn tại. Kiên quyết ngăn chặn những nguồn ô nhiễm mới phát sinh.



KẾT LUẬN


Kênh Nhiêu Lộc được xem là bộ mặt của Thành phố nên việc giải quyết vấn đề ô nhiễm của nó luôn được quan
tâm hàng đầu, để làm được điều đó thì cần một quá trình lâu dài và đầy những khó khăn, cần có sự chung tay góp
sức của cả thành phố.



Nâng cao dân trí cũng như là đề cao tầm quan trọng của kênh Nhiêu Lộc đối với cuộc sống của người dân đồng
thời là nâng cao công tác quản lý môi trường của các đơn vị để tránh tái ô nhiễm sau khi cải tạo.



Chúng ta phải biết học tập các nước để xây dựng cải tạo con kênh thành điểm đặc trưng của TP, xây dựng đô thị
xanh sạch đẹp.




×