Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

GIAO TRINH TIEN CHI TIET CO GA LAP PHUC TAP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.2 KB, 25 trang )

BÀI 1: TIỆN TRỤ DÀI KÉM CỨNG VỮNG DÙNG GIÁ ĐỠ DI ĐỘNG
1. YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA TRỤC DÀI:
- Đảm bảo chính xác kích thước.
- Có đường sinh thẳng.
- Độ trụ (không có hình côn, hình tang trống, hình yên ngựa)
- Độ tròn: mọi mặt cắt vuông góc với đường tâm đều có độ tròn xoay
(không bị ôvan, góc cạnh)
- Độ đồng tâm: mọi mặt cắt vuông góc với đường tâm đều nằm trên một
đường thẳng.
- Độ nhám bề mặt
2. CÔNG DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG GIÁ ĐỠ DI ĐỘNG:
2.1. Công dụng:
Giá đỡ di động dùng khi tiện tinh và tiện ren trên phôi dạng trục kém cứng
vửng có tiết diện không đổi, có thể đạt cấp chính xác 8 ÷ 7 , độ nhám Ra = 2,5 ÷ 1,25µm
.
Nếu tỉ lệ

l
> 12 mà chúng ta chỉ gá trên hai mũi tâm gia công rất khó khăn
D

vì độ cứng vửng chịu lực theo phương ngang rất nhỏ, khi cắt gọt trục bị đẩy, kích
thước phần giữa trục lớn (dạng tang trống), nếu sử dụng tốc độ quay của phôi lớn sẽ
gây rung động (có tiếng kêu lách cách) thậm chí chi tiết có thể văng ra ngoài. Muốn
khắc phục các hiện tượng trên ta phải dùng giá đỡ kèm theo nhằm đảm bảo trục không
bị uốn cong trong quá trình gia công.
2.2. Cách sử dụng:

Hình 1-1. Giá đỡ di động
1-Phôi; 2-Thân giá đỡ; 3-Vấu đỡ; 4-Vít điều chỉnh giá đỡ
5-Vít hãm vấu đỡ; 6-Bulông bắt chặt giá đỡ và bàn xe dao; 7-Bàn xe dao



Giá đỡ di động(hình 1-1.) được lắp trên bàn xe dao và cùng dịch chuyển theo
đường dẫn hướng của băng máy dọc chi tiết gia công.
Giá đỡ di động có: Thân giá đỡ (2) được bắt chặt trên bàn xe dao (7) bằng
bulong (6) có hai hoặc ba vấu đỡ (3) để đỡ phôi (1)vít (4’) và (4”) dùng để điều chỉnh
các vấu đỡ (3)
Các vấu đỡ làm bằng vật liệu dễ mài mòn như đồng thau đảm bảo cho bề mặt
gia công không bị hư hỏng. mặt các vấu phải bôi dầu mỡ thường xuyên.
Khi cắt gọt với tốc độ cao bề mặt các vấu nhanh mài mòn và bị nóng lên. Nhiều
khi bị mắc kẹt vấu vào phôi. Để khắc phục tình trạng này người ta dùng giá đỡ có vấu
là ổ lăn.
1


Khi tiện trụ dài kém cứng vững dùng giá đỡ phải có tay nghề vững. Mỗi lần
điều chỉnh từng vấu không đều có thể làm uốn trục dẫn đến kích thước đường kính
trục không đều trên suốt chiều dài.
3. PHƯƠNG PHÁP TIỆN TRỤ DÀI DÙNG GIÁ ĐỠ DI ĐỘNG:
Khi tiện trục trơn kém cứng vững giá đỡ di động được lắp lên mặt trên cảu bàn
xe dao bằng bulong (6) hoặc ở một số máy lắp bên hông trái của bàn xe dao. Lùi các
vấu đỡ (3) ra khỏi tâm phôi bằng cách vặn các vít điều chỉnh (4’) và (4”). Phôi (1) sau
khi đã được thực hiện tiện mặt đầu, khoan lỗ tâm và tiện thô xong gá lên hai mũi tâm
(hoặc gá một đầu trên mâm cặp một đầu trên mũi tâm sau). Điều chỉnh các vít (4’) và
(4”) sao cho các vấu đỡ (3) được lắp trong thân giá đỡ (2) đỡ phôi đảm bảo quay nhẹ
mà không bị đẩy cong do tác động của lực cắt gọt. sau đó hãm các vấu đỡ (3) bằng các
vít hãm (5) (giá đỡ di động có thể có hai hoặc ba vấu đỡ (3)).

Để giảm lực hướng kính (lực này luôn có hướng đẩy cong phôi) nên dùng dao
tiện ngoài có góc nghiêng chính lớn ϕ1 = 600 ÷ 700 , tốt nhất dùng ϕ1 = 900 vì như vậy
lực hướng kính gần như bằng không. Khi tiện tinh nên gá dao phía sau giá đỡ (theo

hướng đi tới của giá đỡ), khi tiện thô nên gá dao phía trước giá đỡ để tránh các vấu đỡ
cọ xát hoặc va vấp trên bề mặt thô của phôi.
4. XÁC ĐỊNH CÁC DẠNG SAI HỎNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC
PHỤC:
Các dạng sai
hỏng
1. Kích thước
sai

Nguyên nhân

Cách khắc phục

- Đo sai khi cắt thử
- Sử dụng mặt số không chính xác
khi điều chỉnh kich thước.
- Giá cữ chặn không chắc chắn.

- Đo thật chính xác khi cắt thử
- Khử hết độ rơ khi sử dụng
mặt số.
- Cố định giá cữ chặn chắc
chắn.
- Dùng cữ chặn lắp trong lỗ côn
trục chính
- Kiểm tra phôi
- Khoan lỗ tâm chính xác
- Rà gá đảm bảo độ đảo nhỏ
nhất
- Mũi tâm sau bị lệch theo

hướng ngang, các mặt côn lắp
ghép bị bẩn hoặc bị vết va đập
- Mài lại dao
- Điều chỉnh lại bàn trượt
ngang

- Phôi bị xê dịch.
2. Trên bề mặt
chi tiết có phần
chưa cắt gọt

- Lượng dư thiếu
- Khoan lỗ tâm bị lệch
- Gá phôi bị đảo

3. Chi tiết bị
côn

- Hai mũi tâm bị lệch
- Dao bị mòn
- Bàn trượt ngang bị rơ
2


4. Đường sinh
không thẳng

5. Độ nhám
không đạt


- Dao gá không chắc
- gá dao thấp hơn tâm vật gia công
- Mũi tâm trước bị lệch do lau
không sạch
- Trục chính bị đảo do ổ đỡ bị
mòn hoặc đai ốc điều chỉnh bị
long
- Dao bị hút vào vật gia công do
góc thoát lớn quá
- Gá dao không chắc
- Dao mòn
- Bước tiến dao, chiều sâu cắt lớn
- Điều chỉnh giá đỡ không đúng

- Gá dao chắc chắn
- Gá dao đúng tâm
- Lau sạch mũi tâm và lỗ côn
trục chính.
- Điều chỉnh ổ đỡ trục chính
- Mài sửa lại dao
- Xiết vít bắt dao – chắc chắn
- Mài sử lại dao
- Giảm bước tiến dao, chiều sâu
cắt.
- Điều chỉnh giá đỡ chắc chắn,
các vấu đỡ ôm phôi không quá
chặt hoặc quá lỏng.

5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Nội dung

1) Đọc bản vẽ
2) Tiện mặt đầu, khoan tâm

Hướng dẫn
- Gá phôi trên mâm cặp ba vấu tự định
tâm
- Gá dao đầu cong, mũi khoan tâm φ 3
mm.
- Tiện mặt đầu đạt chiều dài chi tiết và
khoan lỗ tâm hai đầu trục
- Lắp hai mũi tâm lên máy
- Kiểm tra độ đồng tâm và điều chỉnh nếu
cần.
- Giá đỡ di động được lắp lên mặt trên của
bàn xe dao bằng bu lông 6.
- Gá dao tiện ngoài góc nghiêng chính
ϕ = 70 0 ÷ 90 0 đúng tâm.
- Điều chỉnh
ntrục chính = 300 ÷ 350vòng/phút
- Tiện trụ ngoài một đoạn khoảng 60 mm
- Gá phôi trở đầu
- Tiện trụ ngoài một đoạn khoảng 40mm.
Lùi dao ngang và di chuyển xe dao đưa
vấu đỡ tiếp xúc với mặt trụ vừa tiện.
Điều chỉnh các vít 4’ và 4’’ sao cho
các vấu đỡ tiếp xúc với đầu phôi sao cho
các vấu đỡ 3 tiếp xúc với mặt trụ đảm bảo
phôi quay nhẹ mà không bị đẩy cong.
Khởi động trục chính quay, tiện tiếp
đoạn còn lại đến lúc đạt yêu cầu.

- Chú ý:
Quay nhẹ phôi bằng tay sau khi điều
chỉnh vấu đỡ để kiểm tra độ tiếp xúc của
vấu đỡ với mặt phôi, cảm nhận không bị
bó chặt mới khởi động trục chính.

3) Kiểm tra sự trùng tâm giữa mũi
tâm ụ trước và mũi tâm ụ sau
4) Lắp giá đỡ di động lên bàn xe dao,
gá phôi, gá dao

5) Tiện tục đầu thứ nhất
6) Tiện trục

3


Nghe tiếng kêu lách cách do phôi va
đập vào mặt vấu đỡ phải dừng máy giảm
ngay tốc độ trục chính và điều chỉnh lại
máy cho sít nhẹ mặt phôi.
- Dùng đồng hồ so kiểm tra và điều chỉnh
độ không trụ
- Dùng thước cặp hoặc panme kiểm tra
đường kính.
- Làm vệ sinh công nghiệp.

7) Kiểm tra

6. KIỂM TRA:

- Dùng đồng hồ so kiểm tra và điều chỉnh độ không trụ.
- Dùng thước cặp hoặc pan me kiểm tra đường kính.
7. VỆ SINH CÔNG NGHIỆP:

CÂU HỎI BÀI 1
CÂU 1: Xem hình và điền nội dung vào các ô trống trong bảng 1 cho phù hợp
Hình vẽ

Loại giá
đỡ

Số lượng
vấu đỡ

Loại vấu
đỡ

CÂU 2: Giá đỡ được sử dụng kèm theo khi gá phôi:
a.
b.
c.
d.

Trên mâm cặp
Trên mâm cặp và mũi tâm sau
Trên hai mũi tâm có cặp tốc
Cả B và C
4

Vị trí lắp

trên máy

Công
dụng


CÂU 3: Giá đỡ di động được dùng khi:
a. Tiện trục bậc kém cứng vửng
b. Tiện trục kém cứng vững có tiết diện không thay đổi
c. Tiện thô trục kém cứng vửng
d. Tất cả A, B, C
CÂU 4: Giá đỡ di động được lắp trên:
a. Băng máy
b. Bàn xe dao
c. Bàn trượt ngang
d. Cả A,B và C
Câu 5: Vị trí của dao trong quá trình tiện dọc có kèm giá đỡ di động:
A. Đi trước vấu đỡ phôi
B. Đi sau vấu đỡ phôi
C. Tùy theo yêu cầu cắt gọt mà dao có thể đi trước hoặc sau vấu đỡ sau
vấu
đỡ
D. Tất cả A, B, C
Câu 6. Mặt tiếp xúc của vấu đỡ và mặt vật gia công phải thường xuyên:
A. Có dầu mỡ bôi trơn
B. Không cần có dầu mỡ bôi trơn thường xuyên
C. Không cần dầu mỡ bôi trơn
D. Tất A, B, C
Câu 7. Bài tập thực hành : Tiện trục theo bản vẽ phác dưới đây
1. Vẽ bản vẽ chi tiết gia công

2. Xác định kích thước phôi theo kinh nghiệm và vẽ bản vẽ phôi cho chi
tiết trên.
3. Lập bảng quy trình công nghệ chi tiết trên.
4. Phát biểu các quy tắc kỹ thuật an toàn khi trục dài kém cứng vững khi
gá phôi trên hai mũi tâm cặp tốc dùng giá đỡ di động

BÀI 2: TIỆN TRỤC KÉM CỨNG VỮNG DÙNG GIÁ ĐỠ CỐ ĐỊNH
5


1. CÔNG DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG GIÁ ĐỠ CỐ ĐỊNH:
Giá đỡ cố định dùng để đỡ trục dài, kém cứng vửng, gia công ống hoặc gia
công mặt đầu (hình 2-1.b), khoan tâm, …

Hình 2-1. Gia công trục kém cứng vửng có dùng giá đỡ cố định
a-Phôi gá trên hai mũi tâm và giá đỡ cố định để gia công mặt ngoài
b-Phôi gá trên mâm cặp và giá đỡ cố định để tiện mặt đầu

Giá đỡ cố định. Gồm thân giá đỡ (2) được kẹp chặt cố định trên băng máy (10)
bằng tấm kẹp (6) và bu lông (7) , ba vít (4’),(4’’),(4’’’) điều chỉnh ba vấu đỡ (3); vít (8)
hãm chặt nắp giá đỡ (9) với thân giá đỡ (2)

Hình 2-2. Giá đỡ cố định
1-Phôi; 2-Thân giá đỡ 2; 3-Vấu đỡ; 4-Vít điều chỉnh vấu đỡ
5-Vít hãm vấu đỡ; 6-Tấm kẹp; 7-Bulông kẹp chặt giá đỡ với băng máy;
8-Vít hãm nắp trên của giá đỡ; 9-Nắp trên của giá đỡ; 10-Thân máy

Các vấu thường có dạng côn bằng lắp với đầu vít điều chỉnh (4). Vật liệu làm
vấu đỡ thường làm bằng đồng hoặc thép. Khi cắt gọt với tốc độ cao bề mặt các vấu
nhanh mài mòn và bị nóng lên, nhiều khi bị mắc kẹt vấu và phôi. Để khắc phục tình

trạng này người ta dùng giá đỡ có vấu là ổ lăn.
6


Hình 2-3. Giá đỡ lắp vấu đỡ bằng ổ lăn
2. PHƯƠNG PHÁP TIỆN TRỤC KÉM CỨNG VỮNG DÙNG GIÁ ĐỠ CỐ
ĐỊNH:
Khi tiện trục kém cứng vững gá trục trên hai mũi tâm cặp tốc, tiện tròn đều
một rãnh dài hơn chiều dày vấu đỡ (chừa lượng dư để tiện tinh) ở vị trí cần đỡ đảm
bảo trưn nhẵn để đặt vấu đỡ. Lắp giá đỡ cố định lên băng máy và điều chỉnh các vấu tì
sát mặt đáy rãnh, hãm các vấu đỡ lại (không xiết quá chặt hoặc quá lỏng). Sau đó tiện
đoạn từ ụ sau đến sát giá đỡ và gá phôi trở đầu tiện đoạn thứ hai.

Hình 2-4. trình tự các bước tiện trục dài có dùng giá đỡ cố định

* Chú ý:
− Xiết chặt vít (8) để kẹp chặt nắp trên (9) và thân giá đỡ (2) trước khi điều
chỉnh các vấu đỡ (4).
− Nên điều chỉnh hai vấu đỡ dưới (4’’), (4’’’) tì vào trước dùng đồng hồ so
kiểm tra và điều chỉnh độ đảo xong mới chỉnh tiếp vấu đỡ (4’) tì tiếp vào phôi. Kiểm
tra lại độ tròn bằng đồng hồ so và hãn cố định các vấu đỡ bằng các vít hãm (5).
7


− Luôn đảm bảo mặt vấu đỡ có dầu mỡ bôi trơn
− Có những trường hợp cần thiết có thể sử dụng nhiều giá đỡ cố định hoặc giá
đỡ cố định kèm giá đỡ di động.
3. CÁC DẠNG SAI HỎNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Hãy điền vào các ô trống trong bảng dưới đây các nguyên nhân dẫn đến các
dạng sai hỏng khi tiện trục kém cứng vững dùng giá đỡ cố định.

Các dạng sai
hỏng
1. Kích thước
sai

Nguyên nhân

Cách khắc phục
- Đo thật chính xác khi cắt thử
- Khử hết độ rơ khi sử dụng
mặt số.
- Gá cữ chặn chắc chắn.
- Dùng cữ chặn lắp trong lỗ côn
trục chính.
- Kiểm tra phôi
- Khoan lỗ tâm chính xác
- Rà gá đảm bảo độ đảo nhỏ
nhất
- Mũi tâm sau bị lệch theo
hướng ngang, các mặt côn lắp
ghép bị bẩn hoặc bị vết va đập
- Điều chỉnh lại bàn trượt
ngang
- Gá dao chắc chắn
- Gá dao đúng tâm
- Lau sạch mũi tâm và lỗ côn
trục chính.
- Điều chỉnh ổ đỡ trục chính
- Mài sửa lại dao, xiết vít bắt
dao – chắc chắn.

- Mài sửa lại dao
- Giảm bước tiến dao, chiều sâu
cắt

2. Trên bề mặt
chi tiết có phần
chưa cắt gọt
3. Chi tiết bị
côn

4. Bị ôvan
5. Bị hình yên
ngựa
6. Độ nhám
không đạt
4. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1) Đọc bản vẽ

- Xác định được các yêu cầu kỹ thuật của
chi tiết.
- Chuyển hoá các kí hiệu thành các kích
thước gia công tương ứng.

2) Chuẩn bị máy, vật tư, dụng cụ, thiết
bị

- Sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, ngăn
nắp và thuận tiện.
- Phôi đủ lượng dư gia công
- Đủ các loại dao cần thiết, dụng cụ cầm

tay: thước cặp, pan me, đồng hồ so; com
pa đo ngoài; đồ gá; trang bị bảo hộ lao
động.
8


- Dầu bôi trơn ngang mức qui định
- Tình trạng thiết bị làm việc tốt, an toàn.
3) Gá phôi lên hai mũi tâm

- Xác định vị trí đường tâm phôi trùng với
đường tâm máy

4) Gá dao tiện ngoài

- Gá dao ngang tâm máy
- Đầu dao nhô ra khỏi giá dao một khoả
bằng 1,5 chiều cao của thân dao.

5) Tiện rãnh

- Điều chỉnh n trục chính
- Vị trí của rãnh để đặt vấu giá đỡ cách
mặt đầu ở ½ hoặc 1/3 chiều dài trục phía ụ
động.
-Dùng dao sắc, chiều sâu cắt mỏng để
phòng ngừa cong và hỏng phôi.
- Mặt rãnh hình trụ tròn đều khi tiện lớp
kim loại nhỏ nhất, độ nhám cấp 6, bề rộng
rãnh > vấu tỳ 6 – 8 mm

- Độ không trụ <0,05 mm

6) Lắp giá đỡ, gá phôi

- Đặt giá đỡ cố định trên băng máy theo vị
trí rãnh cắt, lùi ba vấu đỡ 5 bằng các vít
chỉnh 4’, 4’’, 4’’’ ra xa phôi.

hinh

- Kẹp chặt giá đỡ cố định với băng máy
- Lắp đặt đồng hồ so để rà độ đảo theo
hướng kính trong quá trình điều chỉnh vị
trí các vấu đỡ.
- Tay trái quay nhẹ phôi, tay phải điều
chỉnh dần các vấu đỡ.
- Cho hai vấu đỡ dưới 4’’, 4’’’ chạm phôi
trước. Kẹp chặt nắp giá đỡ 9 với thân giá
đỡ 2 bằng vít xiết 8 và điều chỉnh vấu 5
trên bằng vít 4’ sao cho khi phôi quay ba
vấu đỡ của giá đỡ tiếp xúc sít nhẹ đều với
mặt đáy rãnh (chặt mag cũng không lỏng
quá, kiểm tra độ đảo của phôi lại lần nữa.
7) Tiện thô mặt trụ ngoài
- Điều chỉnh ntrục chính hợp lý, S = 0,1 ÷
0,15mm/vòng.

7.1. Tiện thô mặt tru ngoài đầu thứ
nhất


- Lượng dư theo đường kính 1mm
- Vô dầu mỡ lên mặt chịu ma sát của vấu
đỡ.
Chú ý: theo dõi những biến động bất
thường như: tiếng kêu lách cách – do vấu
9


mòn phôi bị uốn cong gây rung động,
phôi va đập vào mặt vấu. Lúc này phải
giảm tốc độ quay của phôi , điều chỉnh
vấu, vô dầu mỡ, mài lại dao (nên dùng
dao có góc nghiêng chính ϕ = 90 0 )
7.2. Gá phôi trở đầu trên 2 mũi tâm

Xác định vị trí của vấu đỡ trên bề mặt đã
tiện

7.3. tiện thô mặt trụ ngoài đầu thứ hai - Tiện trụ ngoài để lượng dư 1 mm tiện
tinh
- Dung sai độ trụ 0,1 mm
- An toàn tuyệt đối.
8) Tiện tinh

- Chọn chế độ cắt phù hợp.
- Kích thước đường kính với dung sai 0,1
mm.
- Dung sai độ trụ 0,1 mm.
- Vát cạnh


9) Kiểm tra hoàn thiện

- Đo kích thước thẳng bằng thước cặp
- Kiểm tra độ đảo bằng đồng hồ so, kiểm
tra độ trụ bằng com pa đo ngoài có vít
điều chỉnh.
- Đánh giá chất lượng và phân loại sản
phẩm.
- Định hướng khắc phục.
- Sắp xếp nơi làm việc.
- Lau và bảo dưỡng máy và dụng cụ đo.
CÂU HỎI BÀI 2

CÂU 1: Xem hình và điền nội dung vào các ô trống trong bảng 1 cho phù hợp
Hình vẽ

Số
lượng
vấu đỡ
Di động 2
Loại
giá đỡ

10

Loại vấu
đỡ
Thường

Vị trí

Công
lắp trên
dụng
máy
Trên
Tiện
mặt bàn trục dài
xe dao kém
cứng
vửng


CÂU 2: Giá đỡ cố định được lắp trên:
a. Trên băng máy
b. Trên bàn xe dao
c. Trên bàn trượt ngang
d. Cả a, b và c
CÂU 3: Nên điều chỉnh độ tiếp xúc giữa các bề mặt vấu đỡ và phôi
a. Trên băng máy
b. Trên bàn xe dao
c. Trên bàn trượt ngang
d. Cả a, b và c
11


CÂU 4: Điền tên của từng chi tiết cấu thành giá đỡ cố định theo hình dưới đây:

CÂU 5: Những biểu hiện khi tiện như: rung động, kêu lách cách, mặt trụ gia cơng
bị gằn do những ngun nhân dẫn đến:
a.

b.
c.
d.

Mặt gia cơng bị gằn
Bị tang trống
Gía đỡ bị nới lỏng
Cả a, b và c

BÀI 3: TIỆN CHI TIẾT GÁ TRÊN KE
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHI TIẾT GÁ TRÊN KE
Phôi có hình dạng phức tạp, cần độ chính xác cao,
khi gia công trên máy tiện được gá trên mâm phẳng kết
hợp với ke gá hoặc gá trên ke gá. Vì vậy khi tiện chi tiết
gá trên ke gá cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:
+ Đúng kích thước đường kính và chiều dài bản vẽ
+ Đảm bảo đúng hình dạng hình học của chi tiết bao
gồm độ không trụ, độ không tròn, …

12


+ Đúng vò trí tương quan giữa các bề mặt bao gồm
độ đồng tâm, độ song song, độ vuông góc, độ
đối xứng, …
+ Đạt độ nhẵn bóng theo yêu cầu.
2. PHƯƠNG PHÁP TIỆN CHI TIẾT GÁ TRÊN KE
2.1. Phạm vi ứng dụng
− Các dạng chi tiết có hình dáng phức tạp được gá
trực tiếp trên mâm phẳng của mâm cặp bốn vấu hoặc

mâm chuyên dùng có các rãnh chữ T bố trí trí theo phương
hướng kính.
− Trên mâm phẳng có thể gia công chi tiết có hình
dạng không tròn, hình dạng không đối xứng.
− Những chi tiết có hình dáng như gối đỡ trục, giá
đỡ, ống nối và các chi tiết đồng dạng khác được gá trên
ke gá và mâm phẳng để gia công.
2.2. Phương pháp gá ke trên mâm phẳng

Hình 2-1. Gá phôi trên mâm phẳng
a-dùng tấm kẹp hình móc, b-Dùng tấm kẹp phẳng;
c-Dùng thanh kẹp vắt qua phôi
1-đai ốc; 2-Vòng đệm; 3-Mâm phẳng; 4-Tấm kẹp;
5-Chốt tỳ; 6-Tấm kẹp; 7-Bulông; 8-Thanh kẹp; 9-Cữ

− Kết cấu của mâm phẳng có dạng tấm phẳng,
một mặt được đònh vò và kẹp chặt với trục chính của máy,
mặt kia được gia công phẳng để gá chi tiết như hình …, trên
mặt phẳng này có các rãnh chữ T theo hướng kính.
− Nếu mặt đầu mâm phẳng sau khi gá lên máy bò
đảo, ta có thể tiện khỏa lại để đảm bảo mặt đầu của
mâm phẳng vuông góc với tâm trục chính
− Phương pháp gá phôi trên mâm phẳng được thực
hiện bằng cách:
+ Gá trực tiếp bằng bulông luồn qua rãnh của
mâm phẳng nếu phôi có lỗ sẵn.
13


+ Gá bằng tấm kẹp hình móc, tấm kẹp này được

chế tạo từ rèn mà không dùng tấm kẹp chế tạo từ hàn
hoặc thép uốn cong, phôi được kẹp chặt bằng đai ốc số 1
phía sau mâm phẳng như hình 2-1.a
+ Gá bằng tấm kẹp có chốt tỳ: như hình 2-1.b,
một đầu tấm kẹp 6 tựa vào đầu bu lông cố đònh 5, còn
đầu kia ép vào vật gia công nhờ có đai ốc 1 và bulông 7.
Tấm kẹp này làm việc theo nguyên tắc đòn bẩy,
tức là bulông kẹp càng gần vào vật gia công thì lực kẹp
càng lớn
Gá bằng thanh kẹp vắt qua phôi và kẹp chặt
bằng hai bulông như hình …. Khi kẹp chặt bằng thanh kẹp cần
chú ý: Lúc đầu phôi được kẹp sơ bộ bằng cách xiết đai
ốc theo tuần tự I – III – II – IV, sau đó xiết chặt lại lần cuối.
 Sau khi kẹp chặt và gia công xong chi tiết đầu
tiên trên mâm phẳng, ta phỉa lắp cữ tỳ 9 tiếp xúc với
một số điểm trên bề mặt chi tiết. Dựa vào cữ này ta
xác đònh được vò trí đònh vò của các chi tiết gia công tiếp
theo như vậy sẽ giảm được thời gian gá lắp và điều
chỉnh.
 Điều kiện để gá phôi trên mâm phẳng là
phải cân bằng trọng lượng bằng quả đối trọng để đảm
bảo cho phôi quay cân bằng. Qủa đối trọng được chọn từ
các đóa bằng gang có cùng đường kính nhưng trọng lượng
khác nhau.
 Các quả đối trọng được lắp trên các rãnh
của mâm phẳng ở phía đối diện với chi tiết gia công và
được kẹp chặt bằng bu lông – đai ốc.
 Chọn trọng lượng của đối trọng và cân bằng
trực tiếp trên máy theo phương pháp sau: sau khi kẹp chặt
vật gia công và đối trọng trên mâm phẳng, tách truyền

động từ động cơ lên trục chính để trục chính quay tự do,
dùng tay quay nhẹ mâm phẳng vài dòng rồi dừng lại. nếu
mâm phẳng dừng lại mà vật gia công nằm ở phía dưới
thì ta phải tăng thêm trọng.
 Muốn tăng hay giảm trọng lượng của đối
trọng, ta chỉ cần thay đổi vò trí của đối trọng bằng cách
xê dòch đối trọng ra xa hay gần so với tâm của mâm
phẳng.
 Việc cân bằng trọng lượng đạt yêu cầu khi
mâm phẳng có thể dừng lại ở vò trí bất kì mà không
phụ thuộc vào vò trí của vật gia công hay đối trọng.
 Chú ý phải đảm bảo an toàn tuyệt đối,
tránh xảy ra tai nạn lao động.
2.3. Gá phôi trên ke gá:
- Ke gá được chế tạo theo phương pháp đúc hoặc
hàn, có các mặt làm việc vuông góc với nhau
- Ke gá được gá trên mâm phẳng bằng bu lông mũ
ốc, còn phôi gá trên ke bằng các tấm kẹp, bu lông luồn
qua lỗ có sẵn trên phôi như hình 2-2.
14


- Khi gá phôi trên ke và mâm phẳng cần phải cân
bằng trọng lượng nhờ đối trọng để đảm bảo chuyển động
quay của đồ gá được cân bằng.
- Vò trí của chi tiết so với tâm máy được điều chỉnh
bằng các vít ngang 1 và vít đứng 2 như hình … được gà rá
bằng bộ vạch dấu.
- Để đònh tâm chính xác các chi tiết dạng hộp hoặc
hai nửa ghép lại như gối đỡ, bạc lót hai nữa … trên máy

tiện ta dùng phương pháp rà gá bổ đôi hoặc bổ tư.

Hình 2-2. Gá phôi trên ke gá
1-Mâm phẳng; 2-đối trọng; 3-Tấm kẹp; 4-Ke

Hình 2-3. Ke điều chỉnh

2.3.1. Phương pháp rà bổ đôi
Rà bổ đôi là phương pháp rà dựa trên cơ sở một
đường tâm vật gia công, một vòng tròn và một mặt cần
tiện phẳng, lỗ tiện được đạt yêu cầu nửa lỗ ở phần
trên và nửa lỗ nằm ở phần dưới.
Ví dụ: cần gia công một gối đỡ như hình 2-4. cần gia
công lỗ với yêu cầu là sau khi tiện một nửa lỗ nằm ở
phần Q và một nửa lỗ nằm ở phần E, tâm lỗ cách đều
mặt 1 và mặt 2.
15


Chi tiết gối đỡ được gá trên mâm phẳng và ke gá
để gia công. Cách thực hiện như sau:

Hình 2-4.

Bước 1: Vạch dấu đường tâm ABCD song song với
mặt đáy có chứa đường tâm vòng tròn M, vạch dấu
vòng tròn M.
Bước 2: Gá phôi trên mâm phẳng và ke gá, dùng
bộ vạch dấu rà vòng tròn M và mặt phẳng T. Để bàn
vạch dấu lên băng máy tiện đồng thời điều chỉnh mũi

vạch cao ngang tâm máy, rồi di chuyển ngang mũi vạch từ A
sang B, tay quay mâm cặp qua lại, quan sát mũi vạch và
điều chỉnh phôi cho đến khi mũi vạch di chuyển đều trên
đường thẳng AB. Như vậy đường tâm AB đã song song với
băng máy. Giả sử lúc này phần E ở phía dưới.
Bước 3: Xiết chặt các các bu lông mũ ốc kẹp chặt
chi tiết, rồi kiểm tra lại việc đònh vò .
Bước 4: Tiện mặt đầu T và tiện lỗ M đúng kích
thước.
2.3.2. Phương pháp rà bổ tư:
Rà bổ tư là phương pháp rà để sau khi tiện có một
nửa lỗ nằm trên ABCD, một nửa lỗ nằm dưới ABCD, một
nửa lỗ nằm trên LNGV, một nửa lỗ nằm dưới LNGV, tức
là phần lỗ tiện ra được chia làm 4 phần bằng nhau, có thể
áp dụng cho gối đỡ hình 2-4.
Ví dụ: Cần gia công lỗ vuông góc có hai tâm
xuyên qua nhau, đồng thời phải song song, vuông góc và
cách đều mặt ngoài như hình 2-5. phương pháp rà như sau:

16


Hình 2-5. Rà bổ tư
Bước 1: Gia công lỗ M như hình 2-5.
Bước 2: Gia công lỗ X
* Những điều cần chú ý khi gá vật gia công bằng
ke gá:
− Mặt của mâm cặp hoặc mâm phẳng phải thẳng
góc với ke và tâm của trục chính.
− Mặt làm việc của ke gá phải đủ diện tích để lắp

sít vào mâm phẳng cho chắc chắn.
− Các bu lông phải đủ bền để xiết thật chặt.
− Sau khi rà gá xong, cần phải quay mâm cặp vài
vòng bằng tay để kiểm tra xem khi mâm cặp quay các bu
lông, bích, ke gá và vật gia công có chạm vào máy hoặc
bàn dao không, kiểm tra xem việc cân bằng của hệ thống
sau khi gá lắp.
− Vật gia công gá trên ke gá thường nặng, nên khi
gia công không cho máy chạy với tốc độ quá nhanh mà
phải chọn tốc độ quay thấp để đảm bảo độ vửng chắc,
độ chính xác gia công và đảm bảo an toàn lao động.
− Vì chi tiết không cân xứng nên cần phải lắp thêm
đối trọng cân bằng.
3. CÁC DẠNG SAI HỎNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH
KHẮC PHỤC
Các dạng
sai hỏng
1. Trên bề
mặt chi
tiết có
phần chưa
cắt gọt

Nguyên nhân
- Lượng dư không đủ
- Vạch dấu không chính
xác không rõ
- Gá phôi bi đảo
17


Cách khắc phục
- Kiểm tra và chọn lại
kích thước phôi
- Mài nhọn compa và
mũi vạch dấu
- Rà tròn phôi bằng


2. Kích
thước sai

- Đo sai khi cắt thử
- Điều chỉnh du xích
bàn trượt ngang không
chính xác

3. Độ song - Rà gá các đường
song,
tâm không chính xác
vuông góc
giữa các
bề mặt
không đạt - Dao bò mòn, gá dao
không đủ chặt, bàn
dao bò rơ
4. Độ
nhám bề
mặt
không đạt


- Dao bò mòn
- Chế độ cắt không
hợp lý
- Gá dao sai

phương pháp rà bổ
đôi, bổ tư
- Đo thật chính xác khi
cắt thử
- Khử hết độ rơ khi
sử dụng vòng du xích,
xác đònh đúng các
vạch cần dòch chuyển
- Dùng đồng hồ so
hoặc cây rà điều
chỉnh thật chính xác,
kiểm tra cẩn thận
trước khi tiện.
- Mài lại dao, gá dao
đủ chặt khử hết độ
rơ bàn dao trước khi
tiện.
- Mài và kiểm tra
chất lượng lưỡi cắt
- Giảm chiều sâu
cắt, lượng tiến khi
tiện tinh
- Gá dao đúng tâm
máy


4. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
4.1. Chuẩn bò máy, vật tư, dụng cụ, thiết bò
4.2. Vạch dấu
4.3. Lắp đồ gá lên máy:
4.4. Gá phôi
4.5. Gá dao:
4.6. Chọn chế độ cắt (v, t, s)
4.7. Tiện thô
4.8. Tiện tinh
4.9. Kiểm tra
BÀI TẬP THỰC HÀNH

18


Nội dung các bước
1. Đọc bản vẽ

Chỉ dẫn thực hiện
- Xác đònh các yêu cầu
kỹ thuật
- Phôi đúc bằng gang xám
- Mâm phẳng, ke gá
- Dao tiện lỗ suốt.

2. Chuẩn bò vật tư, dụng cụ
thiết bò

3. Vạch dấu


4. Lắp mâm phẳng và ke gá
lên máy

5. Gá phôi
6. Gá dao tiện lỗ suốt
7. Tiện lỗ suốt Þ40-0,05

19


8. Kiểm tra
9. Sắp xếp dụng cụ thiết bò,
vệï sinh công nghiệp.

20


BÀI 4: TIỆN CHI TIẾT GÁ TRÊN BÀN XA DAO MÁY
TIỆN
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHI TIẾT GÁ TRÊN BÀN XA DAO MÁY
TIỆN
Khi gia công các chi tiết nặng cồng kềnh có hình
dáng phức tạp mà các phương pháp gá lắp khác không
thực hiện được người ta dùng phương pháp gá lắp vật gia
công trên bàn dao. Nên phải đạt được các yêu cầu kỹ
thuật sau:
− Đúng kích thước theo bản vẽ
− Đảm bảo đúng hình học của chi tiết bao gồm độ
không trụ, độ không tròn, độ không côn, …
− Đảm vò trí tương quan giữa các bề mặt bao gồm

độ đồng tâm, độ song song, độ vuông góc, độ đối xứng,

− Đạt độ nhẵn bóng theo yêu cầu.
2. PHƯƠNG PHÁP TIỆN CHI TIẾT GÁ TRÊN BÀN XE DAO
2.1. Phạm vi ứng dụng
− Phương pháp gá lắp này chỉ dùng khi gia công các
vật nặng, có kích thước lớn dạng hình hộp, hình dáng phức
tạp, cầu kỳ mà các phương pháp gá lắp khác không thực
hiện được.
− Chi tiết gá lắp trên bàn dao thực hiện chuyển
động tònh tiến, còn dao được lắp trên trục dao và gá trên
hai mũi tâm thực hiện chuyển động quay để cắt gọt.
2.2. Phương pháp gá phôi
− Nguyên tắc chung gá phôi trực tiếp trên bàn xe
dao.

21


Hình 3-1.
− Trước khi gá phôi lên bàn dao, các mặt phẳng
chuẩn được gia công chính xác bằng phương pháp phay, bào
hoặc mài đúng kích thước theo bản vẽ.
− Đường kính lỗ cần gia công phải được vạch dấu
trước.
− Ren bu lông – đai ốc phải đảm bảo tốt, đủ lực kẹp
chặt, đầu bu lông được lắp vào các rãnh chũ T trên bàn
dao hoặc thân máy tiện.
− Chú ý: Trước khi lắp vật gia công phải điều chỉnh
độ đồng tâm giữa hai mũi tâm thật chính xác để đảm

bảo độ đồng tâm giữa hai lỗ (tâm của 2 lỗ cùng nằm
trên một đường thẳng)
2.3. Dao tiện và cách gá dao
− Vì dao tiện thực hiện chuyển động quay để cắt gọt
nên cán dao được chế tạo là một trục dao bằng thép có
độ cứng vửng tốt.
− Đường kính của trục dao phụ thuộc vào đường kính
lỗ cần gia công, nhưng phải tận dụng đủ lớn để tránh
rung động trong quá trình cắt.
− Trục dao được gia công chính xác, đảm bảo độ
thẳng, độ đồng tâm giữa hai lỗ tâm, kích thước lỗ tâm
theo tiêu chuẩn.
− Trên trục dao được lắp 2 mũi dao, vò trí lắp hai mũi
dao này phải phù hợp với khoảng cách giữa hai lỗ cần gia
công như hình ….. mũi dao được giữ chặt bằng vít hãm.

Hình 3-2. Cấu tạo của trục dao

22


Ví dụ: cần gá lắp và gia công 2 lỗ lắp ổ đỡ trục
chính trên vỏ hộp tốc độ máy tiện như hình 3-3. Trình tự
thực hiện như sau:

Hình 3-3. Gá lắp chi tiết hộp trên bàn dao máy tiện
− Trước hết hộp tốc độ được gia công mặt phẳng
đáy A và 2 mặt đầu B, C bằng phương pháp phay hoặc bào
đúng kích thước theo bản vẽ.
− Vạch dấu đường kính lỗ cần tiện bằng com pa

− Kiểm tra và điều chỉnh độ đồng tâm giữa hai mũi
tam của máy tiện cùng nằm trên một đường thẳng song
song với tâm máy
− Tháo bỏ bàn trượt ngang, bàn trượt dọc trên ra khỏi
máy
− Chọn vò trí thích hợp để dùng bích – bulông lắp chặt
chi tiết xuống bàn dao
− Lắp trục dao lên hai mũi tâm máy tiện sao cho trục
dao xuyên qua 2 lỗ của hộp, dùng mũi vạch uốn vuông
góc bắt chặt vào lỗ lắp mũi dao tiện như hình …, để đònh
tâm 2 lỗ của hộp theo đường vạch dấu sẵn, bằng cách:
+ Quay trục dao bằng tay và quan sát mũi vạch
phải chỉ đúng đường tròn đã vạch dấu sẵn trên lỗ thứ
nhất của hộp mới đạt yêu cầu.
+ Tiếp tục rà tròn lại cả 2 lỗ lần cuối, nếu mũi
vạch chỉ đúng đường vạch dấu thì tâm lỗ đã được đònh vò
chính xác trên máy
+ Trong quá trình rà chỉnh ta có thể xê dòch hộp
theo chiều ngang hoặc dùng thêm các tấm căn đệm để
điều chỉnh độ cao theo phương thẳng đứng.
+ Sau khi kiểm tra lại lần cuối, xiết chặt các đai
ốc cố đònh hộp trên bàn dao thật chắc chắn.

23


Hình 3-4. Rà chỉnh theo đường vạch dấu
− Tháo mũi vạch ra, lắp 2 mũi dao tiện vào trục dao
bằng vít hãm. Trước khi tháo mũi dao cần xác đònh rõ số
lát cắt và chiều sâu cắt cho mỗi lần chạy dao, xác đònh

chiều sâu lát cắt đầu tiên rồi xiết chặt vít giữ mũi dao
như hình 3-3.
− Cặp tốc vào trục dao
− Chọn chế độ cắt.
− Tiện lỗ: đưa mũi dao ra khỏi cách mặt đầu khoảng
5mm, cho trục dao quay tròn, di chuyển dọc bàn dao để tiện
lỗ. Sau mỗi lát cắt, cần mở rộng kích thước đường kính lỗ
ta phải điều chỉnh lại khoảng cách từ mũi dao đến tâm
trục dao đúng bằng bán kính cần gia công. Kiểm tra hoàn
chỉnh.
− Sắp xếp dụng cụ thiết bò đúng nơi qui đònh, vệ sinh
công nghiệp.
3. CÁC DẠNG SAI HỎNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC
PHỤC
Các dạng
Nguyên nhân
Cách khắc phục
sai hỏng
1. Trên bề - Lượng dư không đủ
- Kiểm tra và chọn lại
mặt chi
kích thước phôi
tiết có
- Vạch dấu không chính
- Mài nhọn com pa và
phần chưa xác, không rõ.
mũi vạch dấu.
cắt gọt
- Gá phôi bò đảo
- Rà tròn phôi bằng

phương pháp bổ đôi,
bổ tư.
2. Kích
- Đo sai khi cắt thử
- đo thật chính xác khi
thước sai
cắt thử
- điều chỉnh khoảng
- Kiểm tra và thử
thừa ra của dao sau
thật kỹ trước khi
mỗi lát cắt không
xiết chặt mũi dao và
chính xác
trục dao.
3. Độ
- Rà gá các vạch dấu
- Dùng đồng hồ so
đồng tâm không chính xác
hoặc mũi vạch rà
giữa các
và điều chỉnh thật
bề mặt
chính xác, kiểm tra
24


lỗ không
đạt
4. Độ

nhám bề
mặt
không đạt

- Dao bò mòn, gá dao
không chặt
- Dao bò mòn
- Chế độ cắt không
hợp lý
- Gá dao sai

25

cẩn thận trước khi
tiện
- Mài lại dao, gá dao
đủ chặt
- Mài và kiểm tra
chất lượng lưỡi cắt.
- Giảm chiều sâu
cắt, lượng tiến khi
tiện tinh
- Gá dao đúng tâm
máy


×