BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN NI TRỒNG THỦY SẢN
NGƠ THỊ THU HIỀN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA
CÁ LƯỠI TRÂU Cynoglossus cynoglossus (Hamilton, 1822)
PHÂN BỐ Ở U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH: QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
Nha Trang, tháng 06 năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN NI TRỒNG THỦY SẢN
NGƠ THỊ THU HIỀN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA
CÁ LƯỠI TRÂU Cynoglossus cynoglossus (Hamilton, 1822)
PHÂN BỐ Ở U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH: QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. TRẦN VĂN PHƯỚC
Nha Trang, tháng 06 năm 2017
i
LỜI CẢM ƠN
Sau gần 4 tháng thực hiện đồ án tốt nghiệp từ ngày 13/02/2017 đến ngày
26/05/2017 áp dụng những kiến thức đã học được trên ghế nhà trường kết hợp với
những kinh nghiệm thực tế thu nhận được, nay em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện đồ án, em đã nhận được nhiều sự quan tâm, động viên giúp
đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu và quý thầy cô Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học
Nha Trang đã tạo điều kiện cho em được học tập tại trường, tận tình truyền đạt
những kiến thức bổ ích và cần thiết cho ngành nghề đang theo học.
Trung tâm Thí nghiệm – Thực hành, Trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện
cho em sử dụng phòng thí nghiệm để phân tích mẫu trong quá trình thực hiện đồ án.
Đặc biệt là thầy giáo Th.S Trần Văn Phước đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ
dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm thực tế cho em trong suốt quá trình làm đồ án.
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang đã hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài
"Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh học và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá lưỡi
trâu U Minh Thượng" cùng chủ nhiệm đề tài đã hỗ trợ em thực hiện và đồng ý cho
em sử dụng dữ liệu để viết đồ án tốt nghiệp này.
Ban lãnh đạo UBND huyện U Minh Thượng, chính quyền các xã, thôn và toàn
bộ bà con trong các thôn đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành đồ án.
Các bạn trong lớp 56NT Đại học Nha Trang, học tại Đại học Kiên Giang đã
nhiệt tình hỗ trợ trong quá trình thu mẫu cũng như thực hiện đồ án.
Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn đến tập thể lớp 55QLNL đặc biệt là các
bạn trong nhóm thực hiện đề tài tại Kiên Giang cùng gia đình đã luôn động viên,
giúp đỡ em trong suốt thời gian làm đồ án.
Trong quá trình thực hiện đồ án, em đã cố gắng hết sức để hoàn thành nhưng
thời gian thực hiện có hạn và nguồn kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế nên không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của
thầy cô và các bạn để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
MỤC LỤC ..............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG ..............................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................vi
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU......................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu đề tài.............................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................... 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu cá lưỡi trâu................................................. 3
2.1.1. Trên thế giới ........................................................................................ 3
2.1.2. Ở Việt Nam ......................................................................................... 4
2.2. Đặc điểm một số loài cá bơn thuộc bộ Pleuronectiformes trên thế giới ......... 5
2.3. Đặc điểm của một số loài cá lưỡi trâu giống Cynoglossus thuộc bộ
Pleuronectiformes phổ biến ................................................................................. 7
2.4. Các nghiên cứu xác định đặc điểm dinh dưỡng cá ........................................ 9
2.5. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh sản cá ..................................................... 11
2.6. Khái quát về địa điểm nghiên cứu............................................................... 14
2.6.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Kiên Giang.....................................................14
2.6.2. Vài nét về huyện U Minh Thượng.......................................................16
2.7. Một số chính sách liên quan đến vấn đề bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản17
2.7.1. Ở đồng bằng sông Cửu Long..............................................................17
2.7.2. Ở Kiên Giang .....................................................................................19
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 21
3.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu.............................................. 21
3.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 21
iii
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 22
3.3.1. Phương pháp thu và bảo quản mẫu......................................................22
3.3.2. Phương pháp phân tích mẫu................................................................23
3.3.2.1. Xác định các đặc điểm dinh dưỡng ........................................ 23
3.3.2.2. Xác định các đặc điểm sinh sản.............................................. 24
3.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.............................................. 25
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 26
4.1. Đặc điểm dinh dưỡng của cá lưỡi trâu ........................................................ 26
4.1.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo ống tiêu hóa ............................................ 26
4.1.2. Tương quan chiều dài ruột và chiều dài toàn thân (RLG) .................. 28
4.1.3. Thành phần thức ăn có trong ống tiêu hóa ......................................... 29
4.2. Đặc điểm sinh sản của cá lưỡi trâu.............................................................. 33
4.2.1. Tỷ lệ đực/cái ..................................................................................... 33
4.2.2. Sự thành thục sinh dục của cá lưỡi trâu ............................................. 34
4.2.2.1. Hệ số thành thục sinh dục của cá lưỡi trâu ............................. 34
4.2.2.2. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá lưỡi trâu......... 35
4.2.4. Sức sinh sản của cá lưỡi trâu ............................................................. 38
4.3. Đề xuất các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá lưỡi trâu tự nhiên ở
U Minh Thượng ................................................................................................ 39
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT............................................................. 42
5.1. Kết luận...................................................................................................... 42
5.2. Đề xuất....................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 44
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Chỉ số Lt, Li, RLG của cá lưỡi trâu ....................................................... 29
Bảng 4.2: Thành phần các loại thức ăn có trong ruột cá lưỡi trâu .......................... 32
Bảng 4.3: GSI của cá lưỡi trâu cái qua các tháng khảo sát..................................... 34
Bảng 4. 4: Sức sinh sản của cá lưỡi trâu ................................................................ 38
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1: Cá bơn thông thường Solea solea (Linnaeus, 1758) ................................5
Hình 2. 2: Cá bơn Đại Tây Dương Scophthalmus maximus (Linnaeus, 1758) ..........6
Hình 2.3: Cá bơn dẹp Cynoglossus cynoglossus (Hamilton, 1822)...........................7
Hình 2.4: Cá bơn Cynoglossus arel (Bloch & Schneider, 1801).............................7
Hình 2.5: Cá lưỡi trâu Cynoglossus bilineatus (Lacepede, 1802) .............................7
Hình 2.6: Cá lưỡi trâu Cynoglossus lingua (Hamilton-Buchanan, 1822)..................8
Hình 2.7: Cá lưỡi trâu Cynoglossus puncticeps (Richardson, 1846) .........................8
Hình 2.8: Cá lưỡi trâu Cynoglossus microlepis (Bleeker, 1851)...............................8
Hình 2.9: Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang ....................................................... 15
Hình 2.10: Bản đồ vị trí địa lý huyện U Minh Thượng........................................... 16
Hình 3.1: Địa điểm thu mẫu................................................................................... 21
Hình 3.2: Mẫu cá lưỡi trâu U Minh Thượng .......................................................... 21
Hình 3. 3: Một số hình ảnh thu và xử lý mẫu ......................................................... 23
Hình 4.1: Hình dạng miệng cá lưỡi trâu................................................................. 26
Hình 4.2: Hình dạng lưỡi cá lưỡi trâu ................................................................... 27
Hình 4.3: Hình dạng lược mang cá lưỡi trâu .......................................................... 27
Hình 4.4: Các cơ quan tiêu hoá của cá lưỡi trâu..................................................... 28
Hình 4.5: Một số loài thức ăn thuộc nhóm thực vật phù du .................................... 30
Hình 4.6: Một số loài thức ăn thuộc nhóm động vật phù du ................................... 31
Hình 4.7: Một số loài thức ăn thuộc nhóm động vật khác ...................................... 32
Hình 4. 8: Tỉ lệ đực-cái của cá lưỡi trâu................................................................. 34
Hình 4.9: Hệ số thành thục sinh dục (GSI) của cá lưỡi trâu cái .............................. 35
Hình 4. 10: Hình thái các giai đoạn phát triển noãn sào cá lưỡi trâu....................... 36
Hình 4.11: Lát cắt buồng trứng giai đoạn III.......................................................... 37
Hình 4.12: Lát cắt buồng trứng giai đoạn IV.......................................................... 37
Hình 4.13: Kích thước mắt lưới khai thác cá trên sông Cái Lớn............................. 40
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL
: Đồng bằng sông Cửu Long
UBND
: Ủy ban nhân dân
GSI (Gonadosomatic Index)
: Hệ số thành thục sinh dục
RLG (Relative Length of Gut)
: Chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều
dài toàn thân
GW (Gonad Weight)
: Khối lượng tuyến sinh dục cá
BW (Body Weight)
: Khối lượng toàn thân cá
TSD
: Tuyến sinh dục
Lt
: Chiều dài toàn thân cá
Li
: Chiều dài ruột cá
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Sông Mê Kông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng và hình thành một vùng
đồng bằng trù phú ở miền Nam Việt Nam, đó là đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) với hệ thống sông ngòi dày đặc trên diện tích khoảng 39.000 km2 [32].
Vùng này có nhiều loại hình thủy vực khác nhau như sông, kênh rạch, vùng cửa
sông, rừng ngập mặn, bãi bồi ven biển... Vì vậy nơi đây được biết đến như là một
vùng rất phong phú về nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các loài cá.
Kiên Giang được biết đến là một tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL có diện tích
6.346,27 km2, một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên, phía Tây giáp vịnh
Thái Lan [33]. Nguồn lợi cá ở tỉnh Kiên Giang rất đa dạng, mang nét đặc trưng cho
thủy vực sông, nội đồng và vùng ngập lũ, nơi đây tập trung nhiều loài cá xuất xứ từ
các nước ở lưu vực sông Mê Kông đổ về và các loài cá sinh sản tại chổ. Nhiều loại
cá có kích cỡ lớn và có giá trị kinh tế được tìm thấy ở các chợ địa phương, bên cạnh
đó cũng có nhiều loại cá có kích cỡ nhỏ có giá trị kinh tế thấp nhưng lại chiếm một
tỷ lệ khá cao trong quần xã thủy sinh vật ngoài tự nhiên. Trong những loài thủy sản
phổ biến tại đây thì các loài thuộc họ cá lưỡi trâu không thể không được nhắc đến.
Cá lưỡi trâu Cynoglossus cynoglossus (Hamilton, 1822) thuộc họ Cynoglossidae, bộ
Pleuronectiformes (Cá bơn) là loài cá sống tầng đáy, sinh sống tự nhiên được cả
nước ngọt và nước lợ [9]. Trước đây, cá lưỡi trâu là loại cá ít có giá trị, do vậy
thường bị ngư dân bỏ đi khi vô tình đánh bắt được. Tuy nhiên, thời gian gần đây,
qua bàn tay chế biến khéo léo của người dân bản địa, cá lưỡi trâu được làm thành
món mắm và đã trở thành món đặc sản của vùng đất U Minh Thượng, Kiên Giang.
Hiện nay, cá lưỡi trâu chủ yếu được khai thác từ tự nhiên và chưa được quan tâm
nuôi nhiều. Mặc dù, đây là loài cá được nhiều người ưa chuộng và là đối tượng
đang được chú trọng ở Kiên Giang nói riêng và ở vùng ĐBSCL nói chung nhưng
cho đến nay chưa có nhiều thông tin về loài cá này, các công trình nghiên cứu về
đối tượng này cũng rất hạn chế, đặc biệt là các chỉ tiêu về sinh học dinh dưỡng và
sinh sản. Mặt khác, tuy cá lưỡi trâu là nhóm có thành phần loài lớn, nhưng trong vài
2
năm gần đây, việc đánh bắt quá mức đã làm nguồn lợi cá lưỡi trâu suy giảm nhanh
chóng và nhiều loài có nguy cơ cạn kiệt.
Xuất phát từ những nhận định nói trên “Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và
sinh sản của cá lưỡi trâu Cynoglossus cynoglossus (Hamilton, 1822) phân bố ở U
Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang” đã được thực hiện qua đó làm cơ sở để khai thác
hợp lý và bảo vệ nguồn lợi cá lưỡi trâu tự nhiên, đồng thời có thể phát triển cá lưỡi
trâu thành đối tượng nuôi trong tương lai.
1.2. Mục tiêu đề tài
- Xác định được một số đặc điểm cơ bản về dinh dưỡng và sinh sản của loài cá
lưỡi trâu Cynoglossus cynoglossus (Hamilton, 1822) ở U Minh Thượng, tỉnh Kiên
Giang làm cơ sở khoa học cho việc sinh sản nhân tạo, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và
phát triển thành đối tượng nuôi trồng trong tương lai.
- Đề tài được thực hiện nhằm đóng góp thêm dẫn liệu khoa học về đặc điểm
dinh dưỡng của loài cá lưỡi trâu Cynoglossus cynoglossus (Hamilton, 1822) phục
vụ cho nhu cầu giảng dạy, bổ sung dữ liệu khoa học.
1.3. Ý nghĩa đề tài
Ý nghĩa khoa học
Xây dựng cơ sở khoa học cho việc sản xuất giống và bảo vệ nguồn lợi cá lưỡi trâu
Cynoglossus cynoglossus (Hamilton, 1822) ở U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho các cơ quan quản lý ở các địa
phương đưa ra những chính sách quản lý và khai thác nguồn lợi cá lưỡi trâu tự
nhiên một cách hợp lý, góp phần trong việc phát triển thêm đối tượng nuôi trồng.
3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu cá lưỡi trâu
2.1.1. Trên thế giới
Bộ Pleuronectiformes là bộ cá xương phần lớn sống ở biển, một số loài sống cả
ở nước lợ, nước ngọt. Đặc điểm chung là đầu không đối xứng, hai mắt nằm một bên,
thân hình bầu dục, dẹt bằng, vây bụng nằm ở ngực, vây lưng và vây hậu môn phát
triển, mặt trên màu xám đất, có ít nhiều đốm và vân màu, mặt dưới trắng. Thường
nằm ép sát mặt đáy, miệng rộng, răng nhỏ và sắc, ruột ngắn, cá lớn thường không có
bóng hơi. Ăn các loài động vật thân mềm, giáp xác, giun, cá đáy. Loài nhỏ nhất dài 6
- 7 cm, nặng vài gam, loài lớn nhất dài đến 4,7 m, nặng 337 kg (ở Đại Tây Dương).
Ví dụ như cá bơn ngựa (Hippoglossus) rất lớn, dài đến 5m và nặng 300kg [21].
Cá bơn nói chung và giống cá bơn lưỡi nói riêng có hình dạng cơ thể đặc biệt,
dẹp theo hướng lưng bụng, hai mắt ở cùng một bên (chúng dịch chuyển sang một bên
trong quá trình phát triển) và sống ở tầng sát đáy. Hiện nay có rất ít tài liệu nghiên
cứu về loài cá này. Mặc dù, ở Việt Nam chúng thường được xếp vào nhóm thương
phẩm có giá trị kinh tế thấp, nhưng giá trị sinh thái của chúng tương đối cao [26].
Bộ Pleuronectiformes theo Fishbase gồm 3 phân bộ và 11 họ: Phân bộ
Psettodoidei (Psettodoidae); Phân bộ Pleuronectoidei (Citharidae, Scophthalmidae,
Bothidae (cá bơn mắt trái), Pleuronectidae (cá bơn mắt phải), Paralichthyidae,
Achiropsettidae (cá bơn miền nam), Samaridae); Phân bộ Soleoidei (Soleidae (cá
bơn), Achiridae (cá bơn Mỹ), Cynoglossidae (cá hình lưỡi).
Cá lưỡi trâu thuộc họ cá Cynoglossidae (theo FishBase) họ này có 3 giống và
110 loài, cá trong họ này sống ở biển và các vùng cửa sông gồm: cơ thể hình lưỡi dài,
đuôi nhọn, mắt nằm ở bên trái thân. Khởi điểm vây lưng nằm trước mắt. Vây lưng,
vây hậu môn liền với vây đuôi. Có 1 vây ngực ở bên trái. Bên mắt có khoảng 3 đường
bên, bên mù có khoảng 2 đường bên. Mõm có dạng móc và không đối xứng mà chỉ
có răng nhỏ nằm ở phía bên mù. Xương trước mang ẩn dưới da và có phủ vảy. Vảy
trên thân thể có thể là vảy lược hay vảy tròn. Cá thường sống ở tầng đáy ở vùng biển
ven bờ và ở cửa sông nhưng đôi khi đi sâu vào trong nước ngọt [21].
4
2.1.2. Ở Việt Nam
Theo Fishbase ở nước ta cá bơn nước ngọt có 4 họ, 5 giống, 22 loài và loài
phụ. Các loài cá bơn: cá bơn chó (Psettoides), cá bơn cát ba sọc (Areliscus), cá bơn
vỉ (Pseudorhombus cinnamomeus), cá bơn lá mít (Synaptura).
Nguyễn Thế Nghiệp và cộng sự (2014) đã xác định được 5 loài cá lưỡi trâu
phân bố trên sông Hậu (qua các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng) như
Cynoglossus lingua (Hamilton, 1822), Cynoglossus puncticeps (Richardson, 1846),
Cynoglossus cynoglossa (Hamilton, 1822), Cynoglossus aubentoni (Cynoglossus
feldmanni (Bleeker, 1853) và Cynoglossus microlepis (Bleeker, 1851) [9].
Nguyễn Thế Nghiệp và cộng sự (2014) đã nghiên cứu biến động quần thể
cá lưỡi trâu (Cynoglossus microlepis) trên sông Hậu từ tháng 6 năm 2012 đến
tháng 5 năm 2013 bằng lưới cào, có 12 đợt thu mẫu trên 3 vùng chính trên sông
Hậu là An Giang (thượng nguồn), Cần Thơ (giữa nguồn) và Sóc Trăng (hạ nguồn)
nhằm theo dõi các thông số về biến động quần thể của loài này. FISAT được dùng
dựa trên tần suất chiều dài để phân tích các tham số tăng trưởng và mức chết. Kết
quả cho thấy loài này xuất hiện quanh năm nhưng bị khai thác ở giai đoạn còn
nhỏ, cỡ cá chủ yếu từ 0,5 - 22,5 cm, chiều dài tối đa mà cá có thể đạt được là L∞ =
44,33 cm, hệ số tăng trưởng K = 1,02/năm, tuổi cá tại thời điểm chiều dài cá bằng
0 là t0= 0,01 năm. Cá kích cỡ lớn hơn 25 cm phân bố ở vùng cửa sông ven biển
trong khi cá có kích cỡ nhỏ hơn thì tập trung chủ yếu ở vùng thượng nguồn (An
Giang) và giữa nguồn (Cần Thơ), cá kích cỡ lớn hơn 24,5 cm chỉ chiếm 1%, trong
khi cá kích cỡ từ 0,5 - 12,5 cm chiếm 81% về số lượng, mỗi năm có 2 đợt bổ sung
quần đàn nhưng thời điểm bổ sung lại không giống nhau giữa các vùng ở lần bổ sung
thứ nhất, trong khi ở lần bổ sung thứ hai thì không có sự khác biệt giữa các vùng [9].
Trứng cá, cá con giống cá bơn lưỡi Cynoglossus phân bố rải rác khắp
vùng biển Việt Nam, bắt gặp nhiều ở vùng nước ven bờ, vùng cửa sông và
xung quanh các đảo lớn [10].
Vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới rất đa dạng về thành phần loài, nên mùa
sinh sản thường không rõ rệt, rải rác quanh năm. Tuy nhiên, từ số liệu về sự phân bố
5
số lượng trứng cá cá con thu được qua các chuyến điều tra diện rộng; các chuyến thu
mẫu nghề cá thương phẩm tại các bến cá và các chuyến giám sát hoạt động khai thác
trên tàu ngư dân, cũng có thể cho chúng ta thấy mùa sinh sản của một số loài hải sản
kinh tế bắt gặp ở vùng ven biển Đông Tây Nam Bộ, trong đó có giống cá bơn lưỡi [5].
Mùa sinh sản chính của giống cá bơn lưỡi chủ yếu vào các tháng 2-3 và 7-9, đây
là thời gian vào cuối mùa khô và giữa mùa mưa. Trong thời gian này cũng bắt gặp cá
con của các họ cá khác như cá khế, cá trích, cá trỏng, cá mối, cá đù... Bên cạnh đó, mùa
sinh sản phụ của chúng là tháng 5 và tháng 10, đây là thời gian chuyển tiếp giữa mùa
khô và mùa mưa [5].
2.2. Đặc điểm một số loài cá bơn thuộc bộ Pleuronectiformes trên thế giới
Cá bơn thông thường Solea solea (Linnaeus, 1758)
Hình 2. 1: Cá bơn thông thường Solea solea (Linnaeus, 1758)
Cá bơn thông thường, cá bơn Dover hay cá bơn đen (Solea solea) là
một loài cá bơn thuộc họ cùng tên thuộc bộ cá thân bẹt. Chúng sinh sống ở những
vùng nước nông với đáy nước bao phủ bởi cát hay bùn. Phân bố địa lý của loài này
ở vùng Đông Đại Tây Dương, hầu như ở khắp vùng Địa Trung Hải. Vào mùa Đông
chúng đến trú đông ở các vùng biển ấm hơn ở phía Nam của biển Bắc.
Giống như các loài cá bơn khác, Solea solea có cả hai mắt nằm trên mặt
quay hướng lên trên của cơ thể, ở đây là mặt phải (và mặt trái, nằm hướng xuống
dưới đất, thì không có mắt nào). Vị trí của mắt nằm khá sát nhau nhờ đó khiến cá
có thể đặt một phần lớn cơ thể chìm ngập trong cát bùn để săn mồi. Và cũng
tương tự như các loài cá bơn khác, Solea solea lúc mới sinh có hai mắt nằm trên
6
hai mặt của cơ thể như các loài cá thông thường và quá trình di chuyển vị trí của mắt chỉ
bắy đầu khi các con dài được 1 cm. Kích thước của Solea solea có thể đạt đến 70 cm.
Năm 2010, Greenpeace International đã bổ sung thêm cá bơn vào danh sách đỏ
của những loài cá được tiêu thụ rộng rãi do nhu cầu cao của người dân thế giới có thể dẫn
đến nạn đánh bắt cá quá mức gây suy giảm nghiêm trọng quần thể loài ngoài tự nhiên [37].
Cá bơn Đại Tây Dương Scophthalmus maximus (Linnaeus, 1758)
Hình 2. 2: Cá bơn Đại Tây Dương Scophthalmus maximus (Linnaeus, 1758)
Cá bơn Scophthalmus maximus (Linnaeus, 1758) là một loài thủy sản giá trị
cao được ưa chuộng ở nhiều phân khúc thị trường, nhất là chuỗi nhà hàng cao cấp.
Nguồn lợi tự nhiên của loài này tập trung ở vùng Đông Bắc Đại Tây Dương – từ các
bờ biển Châu Âu đến Bắc cực, xuyên suốt khu vực Địa Trung Hải và miền Tây biển
Ban Tích.
Cá bơn sống ở nhiều tầng nước khác nhau, từ tầng nước nông cho tới 100 mét
nước sâu, ở đáy biển nhiều cát và bùn. Từ nguồn khai thác và nuôi thương phẩm, cá
bơn được cung ứng ra thị trường dưới hai dạng sản phẩm tươi và đông lạnh [36].
7
2.3. Đặc điểm của một số loài cá lưỡi trâu giống Cynoglossus thuộc bộ Pleuronectiformes
phổ biến
Cá bơn dẹp Cynoglossus cynoglossus (Hamilton, 1822)
Hình 2.3: Cá bơn dẹp Cynoglossus cynoglossus (Hamilton, 1822)
Đặc điểm sinh học: Cá thường phân bố ở bùn đáy và cát, thường ở khu vực
nông, khu vực cửa sông và nước lợ, sông lớn nơi có dòng chảy. Nguồn dinh dưỡng
cung cấp là các động vật không xương sống sống ở tầng đáy. Đánh bắt chủ yếu
bằng lưới kéo đáy, vây bãi biển ở các cửa sông [31].
Cá bơn Cynoglossus arel (Bloch & Schneider, 1801)
Hình 2.4: Cá bơn Cynoglossus arel (Bloch & Schneider, 1801)
Đặc điểm sinh học: Tập tính sống ở đáy bùn và cát của thềm lục địa đến 125
m. Vào cửa sông và các con sông có thủy triều. Nguồn dinh dưỡng cung cấp chủ
yếu là các động vật không xương sống tầng đáy [31].
Cynoglossus bilineatus (Lacepede, 1802)
Hình 2.5: Cá lưỡi trâu Cynoglossus bilineatus (Lacepede, 1802)
8
Đặc điểm sinh học: Tập tính sống ở đáy bùn và cát trên thềm lục địa bên
trong khoảng 80 m. Nguồn dinh dưỡng chủ yếu là các động vật không xương sống
sống đáy. Đánh bắt chủ yếu bằng lưới kéo [31].
Cynoglossus lingua (Hamilton-Buchanan, 1822)
Hình 2.6: Cá lưỡi trâu Cynoglossus lingua (Hamilton-Buchanan, 1822)
Đặc điểm sinh học: Sống chủ yếu là vùng nông cạn, đáy bùn và cát trên thềm
lục địa bên trong, thường vào cửa sông. Nguồn dinh dưỡng chủ yếu là các động vật
không xương sống, sinh vật đáy. Đánh bắt chủ yếu bằng lưới kéo đáy [31].
Cynoglossus puncticeps (Richardson, 1846)
Hình 2.7: Cá lưỡi trâu Cynoglossus puncticeps (Richardson, 1846)
Đặc điểm sinh học: Sống ở đáy bùn và cát ở cửa sông và trên thềm lục địa
khoảng 140 m. Nguồn dinh dưỡng chủ yếu là trên các động vật không xương sống,
sinh vật sống đáy. Đánh bắt chủ yếu bằng lưới kéo đáy và bằng lưới vây bãi biển [31].
Cynoglossus microlepis (Bleeker, 1851)
Hình 2.8: Cá lưỡi trâu Cynoglossus microlepis (Bleeker, 1851)
9
Đặc điểm sinh học: Một loài nước ngọt được tìm thấy trong các con sông
lớn. Tìm thấy dọc theo phía dưới nơi mà nó ăn sinh vật đáy không xương sống [31].
2.4. Các nghiên cứu xác định đặc điểm dinh dưỡng cá
Một chỉ tiêu thường được sử dụng để xác định tính ăn của cá là chỉ số tương
quan giữa chiều dài ruột và chiều dài chuẩn RLG chỉ số này không chỉ thay đổi giữa
các loài khác nhau mà còn thay đổi trong từng cá thể theo từng giai đoạn phát triển
khác nhau [15].
Theo nhận định của Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004):
- Khi chỉ số RLG nhỏ hơn 1, cá thuộc nhóm ăn động vật.
- Khi chỉ số RLG lớn hơn 1, cá thiên về ăn thực vật.
- Nếu chỉ số RLG dao động quanh giá trị trung bình (bằng 1) thì cá thuộc
nhóm ăn tạp [7].
Ngoài ra theo nhận định của Nikolxky (1963): thì Li/Lt ≤ 1: cá ăn động vật;
Li/Lt = 1- 3: cá ăn tạp; và Li/Lt ≥ 3 thì cá thiên về ăn thực vật [22].
Phương pháp phân tích thức ăn trong ruột cá.
Thức ăn và tập tính ăn của cá là một trong những thông tin quan trọng trong
nuôi trồng thủy sản. Các nghiên cứu về vấn đề này khá phức tạp và đòi hỏi nhiều
công đoạn phân tích và tốn nhiều thời gian trong phòng thí nghiệm. Do không thể
quan sát được tính ăn của cá trong môi trường tự nhiên nên khó có thể xác định tập
tính dinh dưỡng của cá, cách tốt nhất là phân tích thành phần thức ăn có trong ruột
cá. Theo Trần Đắc Định và Phạm Thanh Liêm có nhiều phương pháp phân tích thức
ăn trong ruột cá. Các phương pháp này có thể chia ra làm 3 phương pháp chính [7].
(1) Phương pháp số lượng: phương pháp này thực hiện bằng cách đếm các loại
thức ăn có trong ruột cá, phương pháp này có thể tính được bằng 4 cách.
- Phương pháp tần số xuất hiện.
10
Phân tích mẫu theo tần số xuất hiện: trong phương pháp này số lượng dạ dày
(ruột) cá hiện diện từng loài thức ăn riêng biệt được quy đổi ra phần trăm trên tổng
số dạ dày (ruột) cá được quan sát phương pháp này được tiến hành theo hai bước [19].
+ Bước 1: tất cả các loại thức hiện diện trong mẫu quan sát sẽ được liệt kê ra
thành một danh sách, sau đó sự hiện diện hay không có mặt của mỗi loại thức ăn
trong từng dạ dày được ghi nhận.
+ Bước 2: Số lượng dạ dày (ruột) trong đó có sự hiện diện của mỗi loại thức
ăn sẽ được cộng lại và cách tính tương tự cho tất cả các loại thức ăn còn lại, sau đó
được tính ra phần trăm trên tổng số mẫu quan sát.
Công thức tính tần số xuất hiện như sau:
Trong đó: Pi là tần số xuất hiện của loài i trong ống tiêu hóa.
Ni: số lượng mẫu chứa loài i trong ống tiêu hóa.
N: tổng số lượng mẫu.
- Phương pháp số lượng
Phương pháp này được thực hiện bằng cách đếm các loại thức ăn trong ống
tiêu hóa và được tính theo 4 cách.
- Phương pháp tính nhóm thức ăn ưu thế.
Phương pháp này giống với phương pháp tần số xuất hiện sự khác biệt ở đây
thay vì ghi nhận lại tất cả các loại thức ăn có trong ống tiêu hóa thì chỉ có loại hay
nhóm thức ăn chiếm ưu thế được ghi nhận. Sau đó số lượng ống tiêu hóa có sự hiện
diện của loại thức ăn hay nhóm thức ăn ưu thế sẽ được tính thành phần trăm trên
tổng số lượng mẫu quan sát.
- Phương pháp đếm điểm.
Đây là sự kết hợp giữa số lượng và kích thước để đánh giá về mặt khối lượng của
thức ăn. Dựa vào kích thước và số lần bắt gặp của mỗi loại thức ăn có trong ống tiêu hóa
của mỗi mẫu quan sát để tính ra số điểm. Số điểm này được quy ra phần trăm trên tổng
số điểm của tất cả các loại thức ăn hiện diện trong ống tiêu hóa của những mẫu quan sát.
11
Điểm số của mỗi loại thức ăn phụ thuộc vào tần số xuất hiện nếu thức ăn thường xuất
hiện sẽ có điểm số cao nhất, thức ăn ít xuất hiện sẽ có điểm số thấp hơn.
Kích cỡ thức ăn: thức ăn có kích cỡ lớn sẽ có điểm số cao hơn thức ăn có kích
thước nhỏ.
(2) Phương pháp thể tích: phương pháp này thường được xem là thỏa mãn và
chính xác hơn trong việc phân tích dạ dày (ruột). Trong thực tế có 3 cách phân tích.
- Phương pháp ước lượng bằng mắt.
- Phương pháp tính điểm.
- Phương pháp thay thế.
(3) Phương pháp trọng lượng: phương pháp này cũng tương tự phương pháp
thể tích, tuy nhiên thay cho việc xác định thể tích thức ăn, trọng lượng mẫu khô của
mẫu và của mỗi loại thức ăn sẽ được xác định, sau đó tính ra tỉ lệ phần trăm trên
tổng trọng lượng mẫu quan sát.
2.5. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh sản cá
Theo Nikolsky sinh sản của cá thường mang tính chu kỳ, thông tin về chu kỳ
thành thục và thoái hóa của tuyến sinh dục sẽ giúp hiểu biết hơn và có thể dự đoán
trước được những thay đổi và phát triển của một quần thể cá trong tự nhiên. Để xác
định mùa vụ sinh sản của các loài cá người ta thường dựa vào sự thành thục của
tuyến sinh dục và hệ số thành thục của chúng. Phương pháp thông thường để đánh
giá giai đọan thành thục của cá là xác định giai đoạn thành thục của từng cá thể theo
bậc thang thành thục, trong đó các đặc điểm khác biệt có thể nhận biết bằng mắt
thường [22]. Hiện có nhiều phương pháp xác định mức độ chín muồi sinh dục của
cá như bậc thang thành thục sinh dục của Kesteven (1960) có 7 giai đoạn áp dụng
cho các loài cá đẻ trứng một lần trong năm [20], bậc thang thành thục sinh dục của
Qasim and Quayyum (1957) và Crossland (1977) có 5 giai đoạn áp dụng cho các
loài cá đẻ trứng nhiều đợt trong năm [17] [24], tuy nhiên bậc thang thành thục do
Nikolsky (1963) và Vesey and Langfore (1985) đề nghị có thể sử dụng rộng rãi
ngoài hiện trường với 6 giai đoạn [22] [25].
12
Mặt khác, để xác định mức độ thành thục sinh dục của cá người ta thường áp
dụng phương pháp xác định theo các bậc thang thành thục sinh dục, trong đó các
đặc điểm khác biệt có thể nhận biết được bằng mắt thường. Bậc thang thành thục
cho phép đánh giá nhanh mức độ thành thục và khả năng sinh sản của cá.
Tuy nhiên, để xác định chính xác giai đoạn thành thục tuyến sinh dục thì các kết
quả khảo sát về hình thái phải được kết hợp với kết quả khảo sát về tổ chức mô trong
từng thời điểm. Một số các bậc thang thành thục thường được sử dụng như sau:
+ Theo Nikolsky (1963) chia thành 6 giai đoạn thành thục sinh dục như sau [22]:
i) Giai đoạn I và II: Tuyến sinh dục của cá có kích thước rất nhỏ, mắt thường
không nhìn thấy được hạt trứng.
ii) Giai đoạn III: Giai đoạn thành thục, bằng mắt thường nhìn thấy những hạt
trứng, khối lượng tuyến sinh dục tăng lên rất nhanh, sẹ có màu trắng trong và
chuyển sang màu hồng nhạt.
iii) Giai đoạn IV: Giai đoạn chín muồi, trứng và sẹ đang chín, tuyến sinh dục
có khối lượng lớn nhất, khi ấn nhẹ các sản phẩm sinh dục còn chưa chảy ra.
iv) Giai đoạn V: Giai đoạn đẻ trứng, các sản phẩm sinh dục chảy ra khi ấn nhẹ vào
bụng cá, khối lượng tuyến sinh dục từ đầu đến cuối giai đoạn đẻ trứng giảm đi rất nhanh.
v) Giai đoạn VI: Giai đoạn hoàn thành đẻ trứng, các sản phẩm sinh dục không
còn, lỗ sinh dục phồng lên, tuyến sinh dục trong dạng túi mềm nhão, cá cái thường
có những trứng nhỏ sót lại và ở con đực thường sót lại một ít tinh trùng.
Theo Holden và Raitt (1974), quá trình thành thục của cá thành 7 giai đọan và
được mô tả như sau [18]:
i) Giai đoạn I: Tuyến sinh dục rất nhỏ, mảnh, trong suốt, rất khó phân biệt
được tinh sào hay noãn sào bằng mắt thường.
ii) Giai đoạn II: Có thể phân biệt được tuyến sinh dục đực và cái bằng mắt
thường. Tuyến sinh dục có kích thước rất nhỏ, màu hơi hồng trong suốt. Màng
tuyến sinh dục mỏng, hầu như không có mạch máu phân bố trên tuyến sinh dục, rất
khó thấy hạt trứng bằng mắt thường.
13
iii) Giai đoạn III: Kích thước tuyến sinh dục gia tăng, noãn sào có màu vàng
nhạt, trên noãn sào đã có mạch máu phân bố. Có thể thấy các hạt trứng trong noãn
sào bằng mắt thường. Chúng rất nhỏ và khó tách rời khỏi các trứng.
iv) Giai đoạn IV: Tuyến sinh dục có kích thước khá lớn. Noãn sào có màu
vàng tươi, hơi đậm so với noãn sào ở giai đoạn III. Mạch máu phân bố nhiều, các
hạt trứng to và đồng đều, số trứng nhỏ rất ít, lực liên kết giữa các tế bào trứng và
các tấm trứng giảm nhiều so với giai đoạn III.
v) Giai đoạn V: Tuyến sinh dục màu vàng, hơi nâu đỏ, kích thước rất lớn.
vi) Giai đoạn VI: Hình dạng bên ngoài của cá có nét chung của những cá
thành thục tốt là bụng cá tròn, to, chứa đầy trứng, lỗ sinh dục nở to và rất đỏ, ép nhẹ
vào bụng cá hoặc nhấc nhẹ cá lên thì trứng chảy thành dòng.
vii) Giai đoạn VII: Sau khi đẻ xong, tuyến sinh dục teo lại, mềm nhão, màng
tuyến sinh dục nhăn nheo, trong tuyến sinh dục có chứa chất dịch màu đỏ.
Hệ số thành thục sinh dục (gonadosomatic index - GSI) dùng để dự đoán mùa
vụ sinh sản của cá. Sự thay đổi theo mùa của khối lượng tuyến sinh dục có thể thấy
rõ ràng ở trên cá cái do tăng trọng nhanh khối lượng sinh dục trong mùa sinh sản.
Khối lượng tuyến sinh dục là chỉ tiêu về số lượng để đánh giá tình trạng thành thục
của cá [22]. Theo Pravdin (1963), khối lượng tuyến sinh dục của cá là một trong
những điều kiện để lý giải mức độ chín muồi của sản phẩm sinh dục và hệ số thành
thục (GSI) ngày càng được sử dụng nhiều trong nghiên cứu về sinh học cá [11].
Theo Pravdin (1963), khối lượng tuyến sinh dục là một trong những điều kiện
giải thích mức độ chín muồi của các sản phẩm sinh dục và hệ số thành thục ngày
càng được sử dụng nhiều trong các công trình nghiên cứu hiện nay. Chỉ số này là tỉ
lệ phần trăm (%) của khối lượng tuyến sinh dục trên khối lượng thân của cá, tuy
nhiên hệ số thành thục sinh dục không phản ánh được đầy đủ trạng thái thực của sản
phẩm sinh dục và hệ số thành thục cũng là một phần bổ sung quan trọng cho sơ đồ
phân chia bậc thang thành thục sinh dục [11]. Theo Nikolsky (1963), chỉ số thành
thục sinh dục (gonadosomatic index - GSI) là một hệ số để dự đoán mùa vụ sinh sản
cá. Xác định chỉ số thành thục chủ yếu dựa vào tuyến sinh dục. Khối lượng tuyến
14
sinh dục là một chỉ tiêu về số lượng để đánh giá tình trạng thành thục của cá. Sự thay
đổi theo mùa của khối lượng tuyến sinh dục có thể thấy rõ ràng ở trên cá cái do gia tăng
nhanh khối lượng sản phẩm sinh dục. Hệ số thành thục sinh dục của cá phải được tính
toán cho từng tháng với thời gian ít nhất là một năm và phải tính toán riêng biệt theo giới
tính của cá [22].
Ngoài ra, khi quan sát mức độ thành thục các sản phẩm sinh dục ở cá đẻ trứng
một năm nên xác định hệ số chín muồi sinh dục ít nhất mỗi tháng một lần đối với
những cá thể ở tuổi thành thục và riêng đối với những cá thể chưa thành thục [11].
Thêm vào đó cần phải tính riêng chỉ số thành thục tối đa của buồng trứng trước lúc
cá bắt đầu sinh sản, chỉ số tiếp ngay sau khi cá đẻ, chỉ số tối thiểu trước lúc bắt đầu
giai đoạn thành thục mới, khi giai đoạn IV vừa kết thúc. Cần phải xác định những
chỉ số này hàng tháng ở những cá đẻ trứng nhiều đợt và cần phải đảm bảo việc xác
định hệ số thành thục trước lần đẻ thứ nhất, thứ hai, thứ ba, đồng thời ngay sau khi
cá đẻ trứng của mỗi một đợt riêng, chỉ số thành thục tối đa có ý nghĩa đặc biệt, hệ số
này nói lên đặc tính giai đoạn phát triển mạnh nhất của tuyến sinh dục, giai đoạn
này ở những cá đẻ trứng một đợt gần với trước lúc đẻ trứng (một hoặc hai tuần), ở
những cá đẻ trứng nhiều đợt thì trước khi chuyển sang đợt đẻ thứ nhất. Mặc dù đại
lượng của hệ số này là đại lượng biến thiên theo cá thể nhưng dù sao nó cũng có thể
là đại lượng đặc trưng cho quá trình phát triển của các sản phẩm sinh dục mà quá
trình này là thuộc tính của từng loài cá riêng biệt. Sức sinh sản của các loài cá phụ
thuộc vào chiều dài và khối lượng của chúng. Sức sinh sản của cá biến đổi từ loài này
sang loài khác và phụ thuộc vào tuổi của cá, kích thước cơ thể và điều kiện môi trường
sống của cá [22].
2.6. Khái quát về địa điểm nghiên cứu
2.6.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Kiên Giang
Vị trí địa lý: Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, có tọa độ địa lý: từ 103030' (tính từ
đảo Thổ Chu) đến 105032' kinh độ Đông và từ 9023' đến 100 32' vĩ độ Bắc [28].
15
Hình 2.9: Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang [28]
Phía Đông Bắc giáp các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang. Phía Nam giáp
các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu. Phía Tây Nam là biển với hơn 137 hòn đảo lớn nhỏ và
bờ biển dài hơn 200 km; giáp với vùng biển của các nước Campuchia, Thái Lan và
Malaysia. Phía Bắc giáp Campuchia, với đường biên giới trên đất liền dài 56,8 km.
Đơn vị hành chính của tỉnh bao gồm: Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và 13
huyện: Kiên Lương, Giang Thành, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng,
Gò Quao, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Hải và Phú
Quốc. Thành phố Rạch Giá là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh [28].
Địa hình: Tỉnh Kiên Giang có địa hình đa dạng, bờ biển dài (hơn 200km), với
hơn 100 đảo lớn nhỏ, nhiều song núi, kênh rạch và hải đảo, phần đất liền tương đối
bằng phẳng, có hướng thấp dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam [28].
Khí hậu: Tỉnh Kiên Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng
ẩm quanh năm, nhiệt độ trung bình từ 27,5 - 27,7 0C, số giờ nắng trong năm là
2.563 giờ, độ ẩm trung bình 81 - 82%. Khí hậu chia làm 02 mùa rõ rệt mùa mưa và
mùa khô; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau. Khí hậu, thời tiết khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp [28].
Thủy văn: Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, phân bố khắp địa bàn tỉnh,
với tổng chiều dài 2.054,93 km. Toàn tỉnh có 3 con sông lớn chảy qua: sông Cái
Lớn, sông Cái Bé và sông Giang Thành. Hệ thống kênh đào gồm kênh tiêu lũ và
16
kênh cung cấp nước ngọt; trong đó kênh tiêu lũ gồm: kênh Vĩnh Tế; kênh T3; kênh Tri
Tôn; kênh Ba Thê; kênh cung cấp nước ngọt gồm: kênh Cái Sắn; kênh Thốt Nốt; kênh
Thị Đội [28].
2.6.2. Vài nét về huyện U Minh Thượng
Huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang (trước đó là tỉnh Rạch Giá) được
thành lập ngày 10 tháng 5 năm 2007, theo Nghị định 58/2007/NĐ-CP của Thủ
tướng Chính phủ. Huyện U Minh Thượng có 43.270,30 ha diện tích tự nhiên và
68.076 người, có 6 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: An Minh Bắc, Hòa
Chánh, Minh Thuận, Thạnh Yên, Thạnh Yên A, Vĩnh Hòa [34].
Hình 2.10: Bản đồ vị trí địa lý huyện U Minh Thượng [30] [35]
Huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Kiên Giang; Bắc giáp huyện Gò Quao,
ranh giới là sông Cái Lớn; Nam giáp huyện Thới Bình của tỉnh Cà Mau; Tây
giáp huyện An Biên và huyện An Minh; Đông giáp huyện Vĩnh Thuận [34].
Sông Cái Lớn là một con sông quan trọng chảy qua địa phận tỉnh Kiên Giang.
Sông được bắt nguồn từ rạch Cái Lớn, tỉnh Hậu Giang, dòng chảy rộng dần vào tỉnh
Kiên Giang. Từ đây, sông chảy theo hướng Tây - Bắc đổ ra vịnh Rạch Giá tại thành
phố Rạch Giá. Sông có vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa, trao
đổi với một số tỉnh thành trong khu vực ĐBSCL. Sông có chiều dài hơn 60km nên
về đa dạng sinh học nói chung và đa dạng về thành phần loài cá nói riêng là khá
17
phong phú, từ những loài cá sống ở biển đến những loài cá nước ngọt. Sông bị ảnh
hưởng mạnh mẽ bởi các thủy triều và sự pha trộn giữa nước mặn và nước ngọt [2].
2.7. Một số chính sách liên quan đến vấn đề bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản
2.7.1. Ở đồng bằng sông Cửu Long
Ở ĐBSCL, các địa phương ngoài việc thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh
vực Bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và nguồn lợi thủy sản nói riêng, còn có các
hoạt động tái tạo nguồn lợi, cùng với việc thiết lập các khu Bảo vệ, khu Bảo tồn
nhằm đảm bảo cho các loài động, thực vật có điều kiện trú ẩn, phát triển và phục
hồi quần thể. Đến nay, hầu như đa số các địa phương ở ĐBSCL đều có khu Bảo vệ,
khu Bảo tồn: khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen (Long An), khu Bảo tồn Đất
ngập nước Thạnh Phú (Bến Tre), khu Bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Cần
Thơ), khu Bảo vệ Cảnh quan Rừng tràm Trà Sư và khu Bảo tồn Thiên nhiên Núi
Cấm (An Giang), Vườn Quốc Gia U Minh Thượng (Kiên Giang) và Vườn Quốc
Gia Đất Mũi (Cà Mau), v.v. [3]. Tuy nhiên, hiện nay nguồn tài nguyên đa dạng sinh
học nói chung và nguồn lợi cá nói riêng đang bị khai thác quá mức dẫn đến nguồn
lợi cá đang ngày càng cạn kiệt. Hoạt động nghề cá ở ĐBSCL diễn ra quanh năm,
không có thời gian nghỉ, trừ những ngày lễ, tết âm lịch, ngư dân ốm hoặc do thời
tiết cực đoan. Đánh bắt ở mọi loại hình thủy vực: sông, kênh, rạch, hồ, đầm, vùng
ngập lũ, đồng ruộng, từ thượng nguồn (nước ngọt) đến vùng hạ lưu cửa sông ven
biển (nước mặn, lợ). Ngư cụ khai thác đa dạng với nhiều chủng loại, phương thức
khai thác tận thu, lạm sát. Vũ Vi An và cs (2011) đã đưa ra nhận xét: (1) Cộng đồng
người dân sống đông đúc và phân bố dọc theo ranh giới của khu Bảo tồn, Vườn
Quốc Gia (Tràm Chim có khoảng 11.800 hộ thuộc 5 xã sống xung quanh), Vườn
quốc gia U Minh Thượng có 17.637 hộ thuộc 5 xã, v.v.; (2) Điều kiện kinh tế khó
khăn của nông hộ, đã ảnh hưởng lớn đến việc Bảo tồn Đa dạng sinh học cho các
khu Bảo tồn, như tình trạng xâm nhập khai thác diễn ra khá thường xuyên và phức
tạp; (3) Đô thị hóa và nông nghiệp hóa đã dẫn đến sự thu hẹp nơi cư trú động vật
thủy sản. Điều này cũng góp phần ảnh hưởng đến tính Đa dạng động vật thủy sản
[1]. Bùi Lai và cs (2012) cũng chỉ ra vấn đề bảo tồn và thích ứng của khu Bảo tồn
hệ sinh thái rừng U Minh trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Mặc