Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nghị luận về tai nạn giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.24 KB, 2 trang )

Suy nghĩ của người trẻ về vấn đề Tai nạn giao thông
Đã từ lâu, tai nạn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm
gần đây, số tai nạn giao thông xả ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao
thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động. Vậy chúng ta, nhất là những người
trẻ cần có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?
Mỗi ngày các phương tiên tt đại chúng đều có bản tin về slg các vụ tai nạn giao thông
trên các địa bàn trên cả nước. Đáng báo động, t/c các vụ tai nạn ngày càng nghiêm trọng , thể
hiện qua số ng` chết tăng mạnh. Hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm,
ngc lại còn tăng lên rất nhiều. cứ mỗi năm, VN có tới gần 1000 vụ tai nạn giao thông, n` nhất
là xe máy. Mỗi ngày qua đi có tới hơn 30 người chết và bị thương do TNGT gây ra. Từng
ngày, từng giờ có hàng trăm vụ tai nạn, theo đó là hàng chục thiệt hại,…Và đáng buồn thay,
trong số những vụ tai nạn ấy, có nhiều vụ là hậu quả của những học sinh, sinh viên gây ra.
Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan niệm
răng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. Họ
không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Thứ hai là có hiểu
biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá
nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo
hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm
đau đầu các nhà quản lí. Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi
phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét về
nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng do sự tắc
trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu….đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm
trọng cho người tham gia giao thông.
Chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm họa không
kém đau thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ giặc mà chúng ta phải
luôn luôn đối mặt. TNGT gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Các gia đình mất đi những
người thân, xã hội mất đi những thành viên, những bàn tay lao động. Mất đi vì bệnh tật, vì
tuổi già đã đành một lẽ, nhưng mất đi vì TNGT - thì thật đau xót. May mắn hơn có người chỉ
bị thương. Nhưng trong số ấy cũng có người phải mang bất hạnh suốt đời : bị mất một phần
thân thể, bị liệt, phải sống đời sống thực vật,…Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau
thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đinh mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh


thần cho cả xã hội. Bên cạnh đó, tình trạng mất an toàn giao thông nghiêm trọng đã ảnh
hưởng không tốt tới sự nhìn nhận, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn
trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta. Nhiều du khách khi được hỏi về
những điều chưa được ở Việt Nam thì họ đều trả lời giống nhau ở chỗ điều đáng ngại nhất là
an toàn giao thông quá kém. Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì xe cộ chạy ào ào, bất
chấp đèn đỏ. Theo con số thống kê của ngành du lịch thì hơn 70% du khách không muốn trở
lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là tình trạng giao thông không bảo đảm
an toàn. Rõ ràng, mất an toàn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nhất là
đối với ngành du lịch.
Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao
thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi
người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông , đi đúng tốc độ ,đúng phần đường ,không
điều khiển xe khi đã uống rượu bia ,đi trên đường không nên ganh đua với người khác. Đặt
biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở
khu vực có đông trẻ em. Phía nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học
sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông.
Tích cực phát huy tính kỷ luật nghiêm khắc của một nơi gọi là môi trường giáo dục học sinh,
có như thế thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông của học sinh.
Trước thực tế đáng buồn ấy, tuổi trẻ học đường có thể làm gì để góp phần giảm thiểu
TNGT? Trước hết, công việc vô cùng cần thiết là tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở
trường, lớp và có sự tìm hiểu đầy đủ hơn về vấn đề này. Chúng ta là thế hệ tương lai của đất


nước, nên hơn ai hết chúng ta cần có sự hiểu biết về giao thông để có thể làm chủ vấn đề
ATGT, không để tai nạn xảy ra ngoài ý muốn. ngay bây giờ,khi còn ngồi trên ghế nhà trường,
hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn trường tổ chức để tuyên truyền luật
giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ khi đi xe
gắn máy. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của
bản thân mình. Thực tế cho thấy, nhiều đội thanh niên tình nguyện đã góp phần rất lớn vào
việc giảm thiểu những vụ tắt đường, việc xử lì vi phạm giao thông,.. Hiệu quả của tuổi trẻ khi

tham gia vào công việc này đã khẳng định thế hệ chúng ta đang phát huy vai trò xung kích
của mình trong cuộc sống.
Bản thân tôi cũng sẽ có gắng chấp hành luật giao thông thất tốt, góp một phần nhỏ nào
đó làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và những người
xung quanh.
TNGT là mối họa vô hình khó đoán định của số phận con người. Vậy nên ATGT là
hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ
nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri
thức,.. cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để
góp phần giảm thiểu TNGT.



×