Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Các tội phạm tin học theo luật hình sự Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.68 KB, 11 trang )

BÀI THẢO LUẬN

Chủ đề 3:
Các tội phạm tin học theo luật
hình sự Việt Nam.


I, Khái niệm tội phạm tin học.
1, Khái niệm
Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa đi tới được một khái niệm
hoàn chỉnh về tội phạm tin học được mọi người cùng nhất trí. Việc
định nghĩa tội phạm này được chia ra thành hai dạng tội phạm
theo hai hướng tiếp cận:
Tiếp cận trên phạm vi rộng, tội phạm tin học là các hành vi
phạm tội sử dụng máy tính hoặc các phương pháp khác có liên
quan đến máy tính, mạng máy tính, bao gồm các loại tội phạm
như chiếm giữ bất hợp pháp và đe doạ hoặc làm sai lệnh thông tin
bằng phương pháp sử dụng mạng máy tính. Loại tội phạm theo
định nghĩa này là rất rộng, bao gồm nhiều loại hành vi của tội
phạm truyền thống được thực hiện với sự trợ giúp của công cụ
máy tính mà phổ biến hiện nay như các hành vi lừa đảo, trốn lậu
cước viễn thông, mạo danh... Theo quan điểm hiểu tội phạm tin
học theo phạm vi rộng đã vấp phải một vấn đề khó khăn đó là cụ
thể hoá các hành vi phạm tội cụ thể từ đó xác định tội danh cụ
thể cho các hành vi này. Đây là công việc không dễ dàng vì khi
định tội danh xét về bản chất nhiều tội danh lại trùng với các tội
danh truyền thống như tội lừa đảo, đánh bạc..., có khác chăng ở
đây là việc sử dụng công cụ là mạng máy tính mà thôi.
Tiếp cận trên phạm vi hẹp, tội phạm tin học là các hành vi
phạm tội sử dụng máy tính và mạng máy tính với mục đích xâm
phạm đến an toàn của hệ thống máy tính và quy trình lưu trữ dữ


liệu của hệ thống đó. Loại tội phạm theo định nghĩa này có thể
được hiểu là loại tội phạm mới có quan hệ trực tiếp đến máy tính,
mạng máy tính, làm ảnh hưởng và gây thiệt hại cho người sử
dụng.
Bộ luật hình sự nước ta đã tiếp cận theo quan điểm này. Tuy
nhiên, Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi , bổ sung năm 2009) mới chỉ
đề cập đến 5 tội danh có liên quan đến máy tính, đó là các tội: tội
tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình vi-rút tin học, tội vi
phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy
tính điện tử, tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong


máy tính, tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng
viễn thong, mạng Internet và tội sử dụng mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản.
2, Các tội phạm cụ thể
Các tội phạm tin học được quy định tại Chương XIX: Các tội
xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng của Bộ luật Hình
sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Bao gồm:
+ Điều 224: Tội phát tán vi rút , chương trình tin học có tính
năng gây hại cho hoạt động của mạng máy tính , mạng viễn
thông , mạng Internet , thiệt bị số.
+ Điều 225: Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của
mạng máy tính, mạng viễn thông , mạng Internet, thiết bị số.
+ Điều 226: Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên
mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet.
+ Điều 226a: Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính,
mạng viễn thong, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác.
+ Điều 226b: Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,

mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài
sản.
II, Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản.
Về khách thể, chủ thể và mặt chủ quan của các tội phạm tin
học đều có nét tương đồng nhau. Cụ thể:
+ Khách thể của tội phạm: Tội phạm trong lĩnh vực công
nghệ thông tin và viễn thông được xếp vào chương các tội phạm
xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Do đó, nhóm tội
phạm này xâm phạm đến các quan hệ xã hội trong lĩnh vực an
toàn trật tự xã hội. Nói một cách cụ thể, tội phạm loại này xâm
hại đến an toàn trong hoạt động tin học và viễn thông, gây ra
những những ách tắc, rối loạn và thiệt hại về nhiều mặt cho đời
sống xã hội.


Chúng ta có thể chia khách thể của tội phạm này thành 2
loại:
Thứ nhất, tội phạm công nghệ thông tin xâm phạm, làm ảnh
hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống máy tính, mạng
máy tính và thiết bị liên quan.
Thứ hai, tội phạm công nghệ thông tin sử dụng máy tính và
mạng máy tính như là công cụ để xâm phạm đến lợi ích chính
đáng của cá nhân, pháp nhân, tổ chức, ảnh hưởng đến trật tự
công cộng.
+ Chủ thể của tội phạm: Chủ thể thực hiện tội phạm là chủ
thể thường, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (từ đủ 16 tuổi trở
lên chịu trách nhiệm về mọi hành vi phạm tội, từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm
trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng) và có năng
lực trách nhiệm hình sự. Người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu

trách nhiệm về mọi hành vi phạm tội của Điều 224 BLHS, người từ
đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành
vi phạm tội nếu thuộc khoản 3 Điều 224 BLHS.
+ Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện dưới
hình thức lỗi cố ý.
Vì vậy, các tội phạm tin học được nhận biết với nhau qua các
dấu hiệu đặc trưng cơ bản trong mặt khách quan của tội phạm.
a. Tội phát tán vi rút , chương trình tin học có tính năng gây
hại cho hoạt động của mạng máy tính , mạng viễn thông , mạng
Internet , thiệt bị số (Điều 224).
- Tội phạm thể hiện ở hành vi cố ý phát tán vi rút, chương
trình tin học có tính năng gây hại cho mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng Internet, thiết bị số được hiểu là hành vi cố ý lan
truyền chương trình vi rút, chương trình tin học nhằm gây rối loạn
hoạt động, phong tỏa, sao chép, làm biến dạng, hủy hoại các dữ
liệu của máy tính, thiết bị viễn thông, thiết bị số.
- Bao gồm các hành vi:
+ Hành vi phát tán vi rút qua mạng máy tính.


+ Hành vi phát tán các chương trình vi rút tin học hoặc các
chương trình vi rút có sẵn để lan truyền, phát tán hoặc gắn các
chương trình vi rút này với một chương trình hấp dẫn khác. Hành
vi phạm tội cũng có thể được thực hiện như đem cho hoặc cố ý
sao chép các chương trình đã nhiễm vi rút vào các máy khác.
+ Hành vi phạm tội cũng có thể được thực hiện bằng các
phương thức khác gây rối loạn hoạt động, phong tỏa làm biến
dạng, làm hủy hoại các dữ liệu của máy tính.
- Hậu quả pháp lý bắt buộc là phải gây thiệt hại nghiêm
trọng.

b. Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy
tính, mạng viễn thông , mạng Internet, thiết bị số( Điều 225).
- Tội phạm thể hiện ở hành vi gây rối loạn hoạt động, phong
tỏa hoặc làm biến dạng, làm hủy hoại các dữ liệu của mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số.
- Bao gồm các hành vi cụ thể:
+ Tự ý xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu
thiết bị số được hiểu là hành vi cố ý xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi
phần mềm dữ liệu thiết bị số mà không được sự đồng ý của chủ
thể quản lý phần mềm, dữ liệu kỹ thuật số đó.
+ Ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số được hiểu là
hành vi trái pháp luật cố ý làm cho việc truyền tải dữ liệu của
mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số bị
gián đoạn hoặc không thực hiện được.
+ Hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của
mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số được
hiểu là hành vi cố ý của người không có quyền quản lý, vận hành,
khai thác mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet,thiết bị
số làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số bằng việc đưa vào,
truyền tải làm hư hỏng, xóa, làm suy giảm, thay thế hoặc nén dữ
liệu máy tính, thiết bị viễn thông hoặc thiết bị số.


- Hậu quả pháp lý bắt buộc là phải gây thiệt hại nghiêm
trọng.
c. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng Internet (Điều226).
- Tội phạm thể hiện ở hành vi sử dụng trái phép thong tin

trên mạng và trong máy tính cũng như đưa vào mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng Internet những thông tin trái với quy định
của pháp luật.
- Bao gồm các hành vi cụ thể:
+ Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet
thông tin trái với quy định của pháp luật nếu không thuộc quy
định tại Điều 88 và Điều 253 của Bộ luật Hình sự, thông tin trái với
quy định của pháp luật ở đây được hiểu là những thông tin vi
phạm các điều cấm của pháp luật (như thông tin bôi xấu danh dự,
nhân phẩm của người khác, các thông tin phản khoa học gây
hoang mang và bức xúc trong dư luận…), hoặc vi phạm các chuẩn
mực đạo đức và thuần phong mĩ tục của dân tộc.
+ Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công
khai hóa những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân khác trên mạng mà không được phép của chủ sở hữu thông
tin đó.
+ Các hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng.
Đây là một quy định mở để truy cứu trách nhiệm hình sự những
trường hợp người không có thẩm quyền quản lý, sử dụng, khai
thác thông tin trên mạng nhưng vẫn sử dụng những thông tin đó.
- Hậu quả pháp lý bắt buộc là phải gây thiệt hại nghiêm
trọng.
d. Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác (Điều 226a).
- Tội phạm thể hiện ở hành vi truy cập bất hợp pháp vào
mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số của
người khác.
- Hành vi khách quan của tội phạm thể hiện ở các dạng sau:



+ Cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng
quyền quản trị của người khác.
+ Truy nhập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng
internet, mạng viễn thông hoặc thiết bị số của người khác để
chiếm quyền điều khiển. Thủ đoạn là vượt qua cảnh báo, mã truy
cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc
phương thức khác. Lợi dụng quyền quản trị mạng của người khác
được hiểu là sử dụng trái phép quyền quản lý, vận hành, khai thác
và duy trì hoạt động ổn định của hệ thống mạng và thiết bị số để
thực hiện hành vi phạm tội.
+ Can thiệp vào chức năng hoạt động của thiết bị số.
+ Lấy cắp, thay đổi hoặc hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử
dụng trái phép dịch vụ.
e. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài
sản(Điều 226b).
- Mục đích của người phạm tội là nhằm chiếm đoạt tài sản,
sử dụng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet và thiết bị số
như là công cụ phạm tội.
- Hành vi khách quan của tội phạm thể hiện ở một trong
những dạng sau:
+ Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ
quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt hoặc làm giả thẻ ngân hàng
nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hoá,
dịch vụ. Làm giả thẻ ngân hàng là việc cá nhân không có
thẩmquyền sản xuất, phát hành thẻ ngân hàng nhưng sản xuất
thẻ giống như thẻ ngân hàng (trong đó có chứa đựng thông tin, dữ
liệu như thẻ của ngân hàng phát hành).
+ Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ
chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản, tức là việc cố ý vượt qua

cảnh báo, mã truy cập, tường lửa hoặc sử dụng mã truy cập của
người khác mà không được sự cho phép của người đó để truy cập
vào tài khoản không phải của mình để chiếm đoạt tài sản.


+ Lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy
động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng
nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hiểu
là sử dụng thủ đoạn gian dối, đưa ra những thông tin sai sự thật
về một sản phẩm, một vấn đề, lĩnh vực trong thương mại điện tử,
kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh
toán cổ phiếu trên mạng nhằm tạo niềm tin cho người chủ tài sản,
người quảnlý tài sản, làm cho họ tưởng là thật và mua, bán hoặc
đầu tư vào lĩnh vực đó.
+ Hành vi khác nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ
chức, cá nhân. Hành vi khác ở đây có thể là gửi tin nhắn lừa trúng
thưởng nhưng thực tế không có giải thưởng để chiếm đoạt phí
dịch vụ tin nhắn; quảng cáo bán hàng trên mạng Internet, mạng
viễn thông nhưng không giao hàng hoặc giao không đúng số
lượng, chủng loại, chất lượng thấp hơn hàng quảng cáo và các
hành vi tương tự.
III. Thực tiễn áp dụng pháp luật về tội phạm tin học, những
bất cập, vướng mắc và đề xuất hướng hoàn thiện.
1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về tội phạm tin học, những
bất cập, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về tội phạm tin
học.
Sự phát triển của ngành tin học đã đem đến những đổi thay
kỳ điệu trong đời sống xã hội. Việt Nam là một trong những quốc
gia có tốc độ phát triển cao nhất thế giới trong lĩnh vực này với
hàng chục triệu người sử dụng máy tính thường xuyên. Tuy nhiên,

đây cũng là lĩnh vực mà những kẻ xấu có thể phá hoại, lừa đảo với
nhiều hình thức tinh vi. Bộ luật hình sự mới đây đã bổ sung một số
điều luật mới qui định về tội phạm trong lĩnh vực này.
Mặc dù BLHS năm 1999 đã quy định về các tội phạm trong
lĩnh vực công nghệ thông tin và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của BLHS năm 2009 đã tội phạm hóa một số hành vi thành các tội
độc lập, quy định tại Điều 226a và 226b, song thực tiễn các vụ án
trong lĩnh vực công nghệ thông tin được đưa ra xét xử rất ít. Như
năm 2009 trở về trước, theo thống kê các vụ án hình sự xét xử
trên phạm vi cả nước thì tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông


tin không có vụ án nào, năm 2010 có 1 vụ với 1 bị cáo, năm 2011
có 4 vụ với 12 bị cáo.
Số lượng các vụ án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin không
được đưa ra xét xử nhiều là do nhiều nguyên nhân cả nguyên
nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan như:
- Công nghệ phát triển kèm theo sự gia tăng của tội phạm,
phạm vi hoạt động lớn và có tính chất toàn cầu, liên kết toàn cầu,
thủ phạm của loại tội phạm này hầu hết là người trẻ, có trình độ
hoạt động với thủ đoạn tinh vi, ít để lại dấu vết nên khó phát hiện,
gây khó khăn cho công tác điều tra.
- Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này hiện vẫn đang
khó khăn, lỏng lẻo, chưa theo kịp tình hình phát triển của công
nghệ.
- Trong các vụ án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin thì các
dấu vết được thu thập thường thể hiện là các chứng cứ điện tử. Do
đó việc thu thập, bảo quản và xử lý các chứng cứ này để chứng
minh tội phạm đòi hỏi phải tuân theo chu trình nghiêm ngặt, nếu
không rất dễ làm mất các dấu vết không khôi phục được. Lý do là

loại chứng cứ điện tử nếu không được lưu giữ giám sát theo quy
trình được pháp luật quy định thì sẽ không bảo toàn được tính
chính xác toàn vẹn so với nguyên gốc vì đặc điểm của loại tài liệu
này rất dễ có thể bị sửa chữa, xóa bớt hay chèn thêm thông
tin. Trong thực tiễn, những dữ liệu máy tính thể hiện phương thức,
thủ đoạn phạm tội của tội phạm công nghệ cao cho đến nay chưa
được coi là chứng cứ nếu không xử lý tốt bằng các biện pháp tố
tụng, chuyển hóa. Ngoài ra, giữa các cơ quan tố tụng còn có
những nhận thức chưa thống nhất về thủ đoạn phạm tội cũng như
cách thức vận dụng pháp luật để giải quyết án. Chính vì vậy, việc
đánh giá chứng cứ để chứng minh tội phạm là hết sức khó khăn.
- Đây là một loại tội phạm mới xuất hiện ở Việt Nam, là lĩnh
vực rất phức tạp, các hoạt động phạm tội trong lĩnh vực này
thường rất khó phát hiện, để đấu tranh với loại tội phạm này đòi
hỏi cần phải có đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán
chuyên nghiệp có kiến thức chuyên ngành về công nghệ thông
tin. Song thực tế hiện nay, lực lượng Điều tra viên, Kiểm sát viên,
Thẩm phán thực thi nhiệm vụ trong lĩnh vực này còn mỏng, trang


thiết bị còn nhiều hạn chế, nên kinh nghiệm điều tra, truy tố cũng
chưa nhiều.
- Các hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, ý thức trong
việc bảo mật của tổ chức, cá nhân sử dụng vẫn chưa cao. Các quy
định trong Bộ luật hình sự về loại tội phạm này ban hành từ năm
1999 cho đến năm 2009 có bổ sung thêm một số tội danh mới,
nhưng đến mới đây năm 2012 mới có văn bản hướng dẫn thi
hành. Như vậy, ngoài yếu tố nhận thức và hiểu biết về kiến thức
chuyên ngành công nghệ thông tin của các cán bộ tiến hành tố
tụng còn hạn chế, thì một trong những khó khăn trong việc ứng

phó với loại tội phạm này là các quy định của Bộ luật hình sự còn
quá chung chung, mang tính nguyên tắc, sau khoảng thời gian dài
kể từ khi ban hành đến nay mới có văn bản hướng dẫn, nên có thể
dẫn tới việc hiểu điều luật chưa thống nhất và bỏ lọt tội phạm.
2. Đề xuất hướng hoàn thiện.
Trước hết là phải tuyên truyền, giáo dục ý thức của mỗi
người để có thể ngăn chặn sự phát triển của tội phạm tin học.
+ Tình hình diễn biến phức tạp, đặc biệt là qua di động, bản
thân mỗi cá nhân phải hết sức cảnh giác khi nhận các tin nhắn
cũng như cuộc gọi của các số điện thoại lạ bởi chúng đang dùng
đủ mọi cách để chiểm đoạt tiền của các chủ thuê bao.
+ Khuyến cáo người dân trong vấn đề thực hiện các giao
dịch qua tài khoản thẻ ngân hàng, cẩn trọng trong bảo mật. Cảnh
giác với các hoạt động lừa đảo trúng thưởng, khuyến mại qua các
trang mạng xã hội.
Bên cạnh đó cần hoàn thiện về trình độ của đội ngũ điều tra
viên, kiểm sát viên, thẩm phán và trang thiết bị của các cơ quan
pháp luật.
+ Theo dự báo thì tình hình tội phạm trong lĩnh vực công
nghệ thông tin và viễn thông sẽ có chiều hướng gia tăng với tốc
độ nhanh, và ngày càng tinh vi phức tạp liên ngành Trung ương
cần có các hội nghị tập huấn và các văn bản hướng dẫn cụ thể và
thường xuyên để việc xử lý và áp dụng pháp luật được thống nhất
và hiệu quả hơn.


+ Đối với loại tội phạm sử dụng công nghệ cao, cần trao
quyền cho cơ quan điều tra được sử dụng các kỹ thuật điều tra
đặc biệt để thu thập chứng cứ ví dụ sử dụng kỹ thuật công nghệ
máy tính để phục hồi lại các dữ liệu đã bị xóa... cũng như quyền

hạn ở phạm vi rộng hơn liên quan đến hoạt động thu thập các
chứng cứ ở dạng dữ liệu điện tử (như quyền yêu cầu các nhà cung
cấp dịch vụ mạng cung cấp thông tin, quyền truy cập máy tính và
lấy dữ liệu), cần coi những hành vi cố tình truy cập trái phép
vào hệ thống mạng các lĩnh vực quan trọng mang tính bí mật của
nhà nước như của Chính phủ, Quân đội, Công an là hành vi phạm
tội, không cần phải chứng minh rõ về mục đích hay động cơ phạm
tội. Có thực hiện được những điều này thì chúng ta mới có thể xử
lý một cách có hiệu quả đối với loại hình tội phạm mới này.
+ Những khó khăn đó, đòi hỏi cán bộ chiến sỹ là công an
phải có bản lĩnh, nghiệp vụ vững vàng, đặc biệt là phải có trình độ
cao, phải có kiến thức về công nghệ thông tin cũng như được
trang bị các phương tiện kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu đấu tranh.
+ Đồng thời, thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm cũng
đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các lực lượng, các cơ quan quản lý,
các nhà mạng, nhà cung cấp dịch vụ.



×