Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ Nguyễn Duy (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐÀO THU THỦY

ẢNH HƯỞNG CỦA THƠ CA DÂN GIAN TRONG
THƠ NGUYỄN DUY

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Thái Nguyên – 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐÀO THU THỦY

ẢNH HƯỞNG CỦA THƠ CA DÂN GIAN TRONG
THƠ NGUYỄN DUY

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LƯU KHÁNH THƠ

Thái Nguyên – 2017



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận
văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm
ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn – Xã hội, Trường Đại học
Khoa học – Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng
dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên
hướng dẫn – PGS.TS Lưu Khánh Thơ đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã
giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn

Đào Thu Thủy


iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC ...................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 2
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ................................................................ 7
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 8
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 9
6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 9
7. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 10
Chương 1. ẢNH HƯỞNG CỦA THƠ CA DÂN GIAN TRONG THƠ
VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA
NHÀ THƠ NGUYỄN DUY .......................................................................... 11
1.1. Ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ ca hiện đại Việt Nam............. 11
1.1.1 Ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong Thơ Mới: ................................... 12
1.1.2. Ảnh hưởng của thơ ca dân gian tới thơ ca thời kỳ kháng chiến chống
Pháp ................................................................................................................. 15
1.1.3. Ảnh hưởng của thơ ca dân gian tới thơ ca thời kỳ kháng chiến chống
Mỹ ................................................................................................................... 21
1.2. Hành trình sáng tạo và quan niệm sáng tác của nhà thơ Nguyễn Duy ... 25
1.2.1. Vài nét về tiểu sử của nhà thơ Nguyễn Duy ......................................... 25
1.2.2. Con đường sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Duy ..................................... 27
1.2.3. Quan niệm sáng tác của nhà thơ Nguyễn Duy ...................................... 33
Chương 2. ẢNH HƯỞNG THƠ CA DÂN GIAN TRONG CẢM HỨNG
THƠ NGUYỄN DUY .................................................................................... 37


iv

2.1. Cảm hứng thơ bắt nguồn từ tình yêu thiên nhiên đất nước, yêu làng quê
thân thuộc ........................................................................................................ 37
2.1.1. Làng quê thân thuộc thấp thoáng bóng ca dao...................................... 37
2.1.2. Cảm hứng đến từ tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp của mọi miền đất
nước ................................................................................................................. 44
2.2. Cảm hứng thơ bắt nguồn từ vẻ đẹp của nghĩa tình thủy chung ............... 50
Chương 3. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA THƠ CA DÂN GIAN TRONG
NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN DUY ........................................................ 63
3.1. Hình ảnh, biểu tượng thơ gần gũi với ca dao ........................................... 63
3.1.1. Biểu tượng con cò ................................................................................. 63
3.1.2. Biểu tượng trăng.................................................................................... 66
3.1.3. Biểu tượng cây tre ................................................................................. 69
3.1.4. Biểu tượng cỏ dại .................................................................................. 70
3.1.5. Biểu tượng gió ....................................................................................... 72
3.1.6. Biểu tượng bàn tay ................................................................................ 74
3.1.7. Biểu tượng chiếc áo.............................................................................. 75
3.1.8. Hình tượng con người trong thơ Nguyễn Duy ...................................... 79
3.2. Thể thơ lục bát.......................................................................................... 84
3.3. Ngôn ngữ thơ............................................................................................ 87
3.3.1. Ngôn ngữ thơ đậm chất ca dao ............................................................. 88
3.3.2 Lớp từ ..................................................................................................... 90
3.4. Giọng điệu ................................................................................................ 97
3.4.1. Giọng điệu thiết tha sâu lắng................................................................. 99
3.4.2. Giọng điệu lời ru ................................................................................. 102
3.4.3. Giọng điệu hài hước, trào lộng............................................................ 104
KẾT LUẬN .................................................................................................. 109
TÀI LIỆU THAM KHẢ ............................................................................. 111


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Có thể nói, ở bất cứ dân tộc nào thì văn học dân gian là bộ phận
chính của nền văn học và văn hoá của dân tộc đó trong thời kì chưa có văn
học viết. Đến khi văn học viết xuất hiện thì văn học dân gian cũng không phải
vì thế mà bị triệt tiêu. Hai dòng văn học này vẫn tồn tại và phát triển song
hành, có sự tác động tương hỗ lẫn nhau.
Từ vốn văn học dân gian, chúng ta hiểu được truyền thống sáng tạo
thẩm mỹ của các cộng đồng người trên lãnh thổ Việt Nam qua các thế hệ.
Cũng từ mạch nguồn văn học dân gian nói chung và thơ ca dân gian nói riêng,
chúng ta có thể chắt lọc những chất liệu quý để phục vụ cho quá trình sáng
tạo mới.
Trong văn học nói chung và đặc biệt trong thơ ca, có thể nói, không
một người sáng tác nào lại không tiếp thu những dưỡng chất ngọt ngào từ suối
nguồn thơ ca dân gian. Thành tựu của thơ ca dân gian ảnh hưởng rất lớn đến
các sáng tác văn học viết, mà tiêu biểu là sáng tác của các nhà thơ như:
Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn
Công Trứ, Hồ Xuân Hương, Tố Hữu, Nguyễn Bính, Nguyễn Duy... Với
Nguyễn Duy, ảnh hưởng thơ ca dân gian được xem là một đặc điểm nổi bật
làm nên một phong cách thơ độc đáo. Tìm hiểu ảnh hưởng văn thơ ca gian
trong thơ Nguyễn Duy, vì vậy là một hướng đi có ý nghĩa để khám phá một
phong cách thơ.
1.2. Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ,
Ngay từ những năm 70 của thế kỉ trước, Tên tuổi Nguyễn Duy đã được biết
đến một cách ấn tượng với chùm thơ đạt giải và lời giới thiệu của nhà phê
bình văn học Hoài Thanh. Sau đó là một sự nghiệp sáng tác không mệt mỏi,
một quá trình tìm tòi đầy ý thức và trách nhiệm của người nghệ sĩ. Trong quá



2

trình ấy, Nguyễn Duy đã chọn cho mình con đường thơ riêng. Thơ ông có thiên
hướng viết về những cái đời thường, bình dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống
làng quê, đậm hồn cốt dân gian. Đặc biệt, Nguyễn Duy dành phần lớn các sáng
tác thơ cho thể thơ thuần dân tộc, thể thơ lục bát. Trong xu thế quốc tế hóa
ngày nay, những thành công của thơ Nguyễn Duy gợi mở nhiều vấn đề có ý
nghĩa lý luận trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.
1.3. Đã có nhiều công trình khoa học đề cập đến thơ Nguyễn Duy song
còn thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về ảnh hưởng cụ thể của thơ ca dân
gian đến sáng tác của “thi sĩ thảo dân” này. Ta có thể thấy được sự ảnh hưởng
của những yếu tố thơ ca dân gian đã chiếm một vị trí đặc biệt trong sự nghiệp
sáng tác của Nguyễn Duy. Điều đó đã làm nên một phần phong cách sáng tác
của nhà thơ, đồng thời góp dự một phần ấn tượng vào đời sống văn học nước
nhà.
1.4. Thơ Nguyễn Duy, trong nhiều năm đã được chọn lựa và giới thiệu
trong sách giáo khoa với những tác phẩm quen thuộc như: Tre Việt Nam – SGK
Tiếng Việt lớp 4; Ánh Trăng - SGK Ngữ văn lớp 9, Đò Lèn – SGK Ngữ văn
lớp 12. Tuy nhiên cả người dạy và người học đang gặp khó khăn trong việc
nắm bắt đặc trưng của thơ Nguyễn Duy. Tìm hiểu ảnh hưởng thơ ca gian
trong thơ Nguyễn Duy, do đó không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa
thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy thơ Nguyễn Duy trong trường
phổ thông.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Sớm nổi tiếng từ những thập niên cuối thế kỉ 20, lại là người có bút lực
dồi dào, đến nay, khối lượng sáng tác của Nguyễn Duy đã đạt đến con số gần
300 bài thơ, trong đó có nhiều bài thơ hay, không ít bài thu hút được sự chú ý
của các nhà nghiên cứu phê bình. Dựa vào nguồn tư liệu bao quát được và
phạm vi quan tâm của đề tài, chúng tôi điểm lại một số vấn đề nổi bật, làm cơ



3

sở cho việc khảo sát, phân tích ảnh hưởng thơ ca dân gian trong thơ Nguyễn
Duy. Để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi xin phép lược khảo các bài viết,
các công trình nghiên cứu về tác giả Nguyễn Duy theo phạm vi đối tượng
được thẩm bình.
2.1. Những bài viết, các công trình nghiên cứu về đời thơ Nguyễn Duy
Nghiên cứu thơ Nguyễn Duy, Phạm Thu Yến đã đi sâu khai thác vấn đề
Nguyễn Duy đã tiếp thu âm hưởng ca dao vào các sáng tác ở thể lục bát.
Bàn về hình thức nghệ thuật thơ Nguyễn Duy trong cuốn Thơ lục bát
Nguyễn Duy dưới góc độ ngôn ngữ, Hồ Văn Hải đã cũng dành nhiều dung
lượng để viết vvề việc thơ lục bát Nguyễn Duy sử dụng nhiều chất liệu ngôn
ngữ gần với “ngôn ngữ ca dao” và “ngôn ngữ đời thường” [27, 38]. (khẩu
ngữ, thành ngữ, từ láy) và hình thức thơ lục bát. Tuy nhiên, do nhìn từ góc độ
ngôn ngữ học, Hồ Hải mới chỉ tập trung khai thác về mặt thể loại chứ chưa
khám phá về mặt nội dung tư tưởng.
Nguyễn Quang Sáng trong bài viết Đi tìm tiềm lực trong thơ Nguyễn
Duy, ông viết: “Thơ lục bát Nguyễn Duy không rơi vào tình trạng quen tay,
nó có sự chuyển động biến đổi trên từng câu chữ”… nhà thơ rất khéo tay
điều khiển từ [40, 30]. Và theo ông,“Thơ Nguyễn Duy đượm tính dân tộc và
nhuần nhuyễn ngôn ngữ dân gian. Lời thơ đơn sơ, gần với khẩu ngữ, tư duy
thơ thì hiện đại, hình thức thơ thì phảng phất phong vị cổ điển phương
Đông” [42, 30]
Với bài viết: Nguyễn Duy – thi sĩ thảo dân, [42] Tác giả Chu văn Sơn
cũng đã đi tìm đặc trưng phong cách nghệ thuật Nguyễn Duy một cách công
phu và bài bản, toàn diện. Trong đó, Chu Văn Sơn đặc biệt chú ý đến chất quê
mộc mạc từ con người, đời sống đến thơ Nguyễn Duy
Cũng viết về hành trình sáng tác của Nguyễn Duy, Đỗ Ngọc
Thạch, trong bài Nguyễn Duy, hành trình từ truyền thống đến hiện đại



4

[44] đã dành nhiều đoạn nói riêng về thơ lục bát Nguyễn Duy và hồn quê trĩu
nặng trong đó: “Những câu thơ nặng trĩu hồn quê, lay động tận trong sâu
thẳm tâm linh và như từ lúc nào đưa người đọc trở về với bản ngã, với những
gì con người nhất.” và “…Có thể nói, Nguyễn Duy đã khai thác được rất
nhiều điều bí ẩn của thơ lục bát dân gian và đã một lần nữa khẳng định sức
sống muôn đời của thể thơ lục bát !”
Còn theo Vũ Văn Sỹ, trong bài Nguyễn Duy - người “thương mến đến
tận cùng chân thật”, : “Trong những năm gần đây, khi mở rộng phạm vi
giao tiếp của cái tôi trữ tình theo hướng hiện đại hóa không ít nhà thơ đi vào
con đường hình thức, vô tình đẩy thơ vào tình trạng khó hiểu, bế tắc, Nguyễn
Duy vẫn kiên trì lục bát một cách có hiệu quả, khai thác nguồn mạch dân
gian, tập ca dao, lẩy ca dao để mở rộng tứ thơ hoặc thiết lập tứ Thơ Mới để
dung nạp và đồng hóa chất liệu đa dạng tinh tế của đời sống” [43, 35]
Trần Đăng Khoa trong Chân dung và đối thoại trên web site
(annonnymous. Online) cho rằng “Sau kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào
Nguyễn Du, những tưởng lục bát đã khép lại, không ai còn dám bén mảng đến
chân cái toà lâu đài châu ngọc mà nội thất toàn gấm thêu ấy nữa. Nhưng đâu
có phải. Nó còn mở bao nhiêu cánh cửa, hướng ra cõi vô biên. Lục bát còn
thử thách bút lực các thi sĩ. Nói một cách thông thái như nhà văn Nguyễn
Tuân: Anh là nhà thơ Việt Nam ư? Vậy anh hãy chiềng cho tôi mấy câu lục
bát của anh, tôi sẽ nói ngay anh là hạng thi sĩ thế nào?”
Bình luận về phong cách thơ Nguyễn Duy còn có nhiều bài viết khác của
các tác giả như Nguyễn Bùi Vợi, Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Trọng Chức, Vũ
Quần Phương, Lưu Trọng Văn, Văn Giá, Nhị Hà, Nguyễn Thị Bích Nga, Lê
Quang Trang, Nguyễn Hoàng Sơn, Tế Hanh, Lê Giang, Lại Quang Ân… Từ
nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng các tác giả đều gặp nhau khi nhận ra cái

thần của thơ Nguyễn Duy mang phong vị, hơi thở ca dao và gần gũi, dân dã


5

Lược khảo các bài nghiên cứu thơ Nguyễn Duy, có thể thấy, mỗi bài
viết đều có cách nhìn, cách cảm riêng về thơ Nguyễn Duy. Điểm gặp gỡ ở các
bài viết, dưới dạng này hay dạng khác, là khẳng định sự độc đáo, mộc mạc,
chân quê trong thơ Nguyễn Duy. Các nhà nghiên cứ có vẻ khá nhất quán xem
ông là một trong những nhà thơ thấm đậm chất dân gian của thơ ca Việt Nam
hiện đại. Tuy nhiên, cho đến nay, những cộng trình nghiên cứu về ảnh hưởng
của thơ ca dân gian đến thơ Nguyễn Duy còn chưa cụ thể, chi tiết và thiếu hệ
thống. Từ nhận thức đó, chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn đưa ra
một cái nhìn hệ thống, toàn diện về ảnh hưởng thơ ca dân gian trong thơ lục
bát Nguyễn Duy.
Trong phạm vi hiểu biết của cá nhân tác giả, qua tìm tòi thu thập, tác
giả cũng đã bắt gắp một số công trình nghiên cứu với cấp độ đề tài luận văn
thạc sĩ. Cụ thể:
- Ngô Thị Phương, Lục bát Nguyễn Duy nhìn từ thi pháp thể loại, luận
văn thạc sĩ văn học, trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 - 2010
- Mai Thị Thủy Tiên, Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy, Luận văn
Thạc sĩ, trường Đh Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2009
- Chu Thị Hông Vân, Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy và Đồng
Đức Bốn, Luận văn Thạc sĩ, trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội
2014
2.2. Những bài bình luận về một tác phẩm thơ, một chùm hoặc một tập thơ
Trước tiên, xin kể đến bài viết “Đọc một số bài thơ của Nguyễn Duy”,
Hoài Thanh đã đặc biệt giới thiệu về thôn quê mộc mạc trong thơ Nguyễn
Duy. Ông viết: “Thơ Nguyễn Duy đưa ta về một thế giới quen thuộc: một gốc
sim, một bụi tre, một ổ rơm… Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của

những con người, những cuộc đời cần cù, gian khổ, không tuổi, không tên.
Đọc thơ Nguyễn Duy, thấy anh thường hay cảm xúc, suy nghĩ trước những


6

chuyện lớn, chuyện nhỏ xung quanh mình cái điều ở người khác chỉ có thể là
chuyện thoáng qua thì ở anh nó lắng sâu và dường như dừng lại” [45, 38].
Ông nhận xét thơ Nguyễn Duy “đậm đà phong cách Việt Nam: Giọng thơ
chân chất. Tình thơ chắc. Ý thơ sâu” [45, 38].
Trong bài Chợt ghi về mấy nhà thơ cùng thời, Nguyễn Trọng Tạo
cũng đã nhận thấy nét duyên quê của hồn thơ Nguyễn Duy. Ông nhận định
thơ Nguyễn Duy: “lành hiền, đằm thắm, đôn hậu”, và một “hồn thơ day dứt
tình người” [52, 133].
Đọc bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, trong Thơ Nguyễn Duy và
Ánh trăng, Lê Quang Hưng phát hiện “những ẩn dụ, hoán dụ tuy vẫn mang
dáng dấp ca dao nhưng hiệu quả thì hoàn toàn khác do cách nhìn, cách cảm
của thế hệ Nguyễn Duy” [29, 13]. Theo Lê Quang Hưng, chất dân gian ấy
“ngấm trong cả cách cảm lối nghĩ, trong quá trình “dàn dựng” hình tượng
thơ” tạo nên một giọng thơ, hồn thơ gần gũi dân gian [29, 13]. Tất cả những
cái đó hình thành nên phong cách vừa rất dân tộc, rất truyền thống lại vừa khá
hiện đại, khá mới.
Trên địa chỉ bài viết Bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy,
Nguyễn Hùng Vĩ viết: “Chất liệu của Nguyễn Duy là một chất giàu chất dân
gian, mang tính biểu hiện cao kết hợp mô tả cụ thể. Thể lục bát được sử dụng
(có biến tấu) là hẳn nhiên: đó là thể dân tộc, truyền thống. Nhưng, qua diễn
đạt, trước hết ta thấy sung mãn những thành ngữ và kiểu nói thành ngữ dân
gian… Mật độ kiểu thành ngữ là dày đặc trong một tác phẩm 15 cặp lục bát.
Mức độ tập trung tín hiệu khiến bài thơ cứ như từ dân gian mọc ra một nòi tre
quý giá đặc biệt. Vừa thân quen vừa kì diệu.”



7

Trên Báo Tổ quốc – báo điện tử của Bộ văn hhóa thể thao và du lich,
trang Văn học quê nhà,

/>
thach-binh-tho-nguyen-duy-106000.html , Tô Ngọc Thạch bình thơ Nguyễn
Duy: “Với hồn thơ đôn hậu, câu kết là câu ca dao quen thuộc, nghệ thuật
chủ đạo là chất trữ tình đã được Nguyễn Duy dùng trong nhiều bài lục bát
của anh như: “Áo trắng má hồng”, “Được yêu như thể ca dao”, “Nhìn từ
xa... Tổ quốc”... Với con mắt tinh tường, cách dùng tượng hình, tượng
thanh uyển chuyển đã tạo nên bài thơ khá gợi cảm được ngân vang một
cách tự nhiên. “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” chưa phải là bài lục bát hay
nhất của Nguyễn Duy, nhưng trong đó có những câu thơ “đinh”, sẽ tồn tại
mãi với thời gian.”
Những ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước là những gợi ý hết sức
quý báu trong việc nhìn nhận, đánh giá về sự ảnh hưởng của thơ ca dân gian
trong thơ Nguyễn Duy. Mặt khác cũng đã xác định cho chúng tôi có một
hướng nghiên cứu khi xử lý đề tài luận văn của mình
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn khảo sát yếu tố thơ ca dân gian trong thơ Nguyễn Duy.
Đối tượng chính là nghiên cứu toàn bộ thơ Nguyễn Duy trong các
chặng đường sáng tác. Bên cạnh đó luận văn cũng sẽ khảo sát và tìm hiểu một
số tập thơ của các tác giả khác, để từ đó có sự so sánh, đối chiếu nhằm làm
nổi bật vấn đề trong từng khía cạnh của đề tài luận văn
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
Qua luận văn, chúng tôi muốn góp phần khẳng định sự đóng góp của

thơ Nguyễn Duy đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.
Bản thân tôi cũng hy vọng qua luận văn này, sẽ giúp cho chính mình
trong việc dạy học về thơ Nguyễn Duy trong nhà trường ở bậc THCS.


8

4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ
Với việc nghiên cứu đề tài luận văn này, chúng tôi sẽ tìm hiểu và
nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, khái quát về sự ảnh hưởng của yếu
tố dân gian trong thơ Nguyễn Duy – từ nội dung lẫn hình thức thể hiện và đi
đến đánh giá tài năng nghệ thuật của Nguyễn Duy qua sáng tác trong từng
giai đoạn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Trong luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích tổng hợp
Giúp cho chúng tôi tiến hành việc phân tích các tác phẩm tiêu biểu của
Nguyễn Duy – và chỉ ra sự ảnh hưởng thơ ca dân gian qua các sáng tác – từ
đó, chúng tôi sẽ tổng hợp một cách khái quát với từng khía cạnh biểu hiện.
Phương pháp so sánh
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để nêu bật được những khía cạnh
đặc trưng riêng trong phong cách thể hiện về “sự ảnh hưởng của thơ ca dân
gian” trong thơ Nguyễn Duy với một số nhà thơ khác.
Phương pháp thi pháp học:
Nghiên cứu hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học – đặt nó trong
các mối quan hệ với nội dung; chỉ ra các đặc trưng của thơ Nguyễn Duy.
Phương pháp thống kê phân loại
Trên cơ sở thống kê, khảo sát, người viết phân loại cảm hứng, phân loại
hình thức thể hiện theo những phương diện khác nhau. Từ đó nhận diện về

những ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ Nguyễn Duy.
Phương pháp tiếp cận hệ thống:
Mỗi tác phẩm, mỗi sự nghiệp sáng tác của tác giả đều bao gồm một hệ
thống các yếu tố hợp thành một chỉnh thể nghiệ thuật. Do vậy, sử dụng
phương pháp tiếp cận hệ thống giúp người viết có cái nhìn tổng thể, nhất
quán.


9

5. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, người viết chỉ giới hạn nghiên
cứu ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong cảm hứng sáng tạo và trong một vài
yếu tố hình thức thể hiện của nhà thơ. Quá trình khảo sát, phân tích, chúng tôi
dựa trên 10 tập thơ của tác giả. Khi trích dẫn, người viết sử dụng văn bản
tuyển tập “Nguyễn Duy, thơ” – NXB Hội Nhà văn – 2010
6. Cấu trúc của luận văn
Chương 1. Ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ Việt Nam qua các
thời kì và hành trình sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Duy
1.1. Ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ Việt Nam qua các thời kì
1.2. Hành trình sáng tạo và qua niệm sáng tác của nhà thơ Nguyễn Duy
Chương 2. Ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong cảm hứng thơ Nguyễn
Duy
2.1. Cảm hứng về thế giới tự nhiên
2.2. Cảm hứng về đời sống con người
Chương 3. Ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong nghệ thuật thơ Nguyễn
Duy
3.1. Hình ảnh, biểu tượng thơ
3.2. Thể loại
3. 3. Ngôn ngữ thơ

3.4. Giọng điệu
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


10

7. Đóng góp của luận văn
Luận văn khảo sát, phân tích ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ
Nguyễn Duy. Lần đầu tiên ảnh hưởng của thơ ca dân gian đến thơ ông được
tìm hiểu một cách tòan diện và đầy đủ trong một hệ thống luận điểm được xác
lập ở cả phần nội dung và hình thức thể hiện.


11

NỘI DUNG
Chương 1. ẢNH HƯỞNG CỦA THƠ CA DÂN GIAN TRONG
THƠ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO
CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN DUY
1.1. Ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ ca hiện đại Việt Nam
Văn học dân gian và văn học viết là hai hệ thống nghệ thuật độc lập
nhưng không đối lập. Hai hệ thống này có mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ với
nhau một cách tự nhiên biện chứng. Trong quá trình tồn tại và phát triển, hai
hệ thống này luôn ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau xét cả trên phương
diện lí luận và thực tiễn. Có thể nói, đây là vấn đề nghiên cứu thực sự có ý
nghĩa khoa học trong tiến trình khám phá lịch sử văn học nói chung, lịch sử
vận động của hai bộ phận văn học nói riêng. Từ trước đến nay, mối quan hệ
giữa văn học dân gian và văn học viết đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa

học trong và ngoài nước. Sự quan tâm chú ý không chỉ trên phương diện lí
luận mà đã có những khảo sát thực tế cụ thể, sinh động. Trên phương diện lí
luận, các nhà khoa học đã xác định được mối quan hệ tự nhiên, gắn bó, tác
động đa chiều, tất yếu diễn ra trong tiến trình lịch sử giữa hai bộ phận văn học
này. Đi vào những khảo sát cụ thể, sự tác động của văn học dân gian đối với
văn học viết và ngược lại đã được khảo cứu và lí giải khá sâu sắc ở một số
công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, có thể nói, mối quan hệ giữa văn học dân
gian và văn học viết vẫn là mảnh đất màu mỡ chưa cày xới hết, đặc biệt ở
mảng thơ ca.
Là một bộ phận của văn học dân gian, thơ ca dân gian đóng vai trò quan
trọng trong sự hình thành và phát triển nền thơ ca dân tộc, là “cội nguồn, là
bầu sữa mẹ nuôi dưỡng” nền thơ ca dân tộc. Tuy có những điểm khác nhau
nhưng cả hai loại hình đều có chung một đối tượng phản ánh là hiện thực xã


12

hội. Có thể thấy được mối quan hệ của sự ảnh hưởng thơ ca dân gian đối với
thơ ca dân tộc qua các thời kì, đặc biệt sự ảnh hưởng ấy càng trở nên đậm nét
hơn trong thơ ca hiện đại, khi mà hệ thống thi pháp ước lệ của thơ ca trung
đại không còn khống chế cảm xúc và cách biểu hiện của thi nhân. Đây là mối
quan hệ tương tác hai chiều, nó phát triển song song tồn tại, gắn bó mật thiết
với nhau.
1.1.1 Ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong Thơ Mới:
Sự cách tân thơ ca sôi nổi ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đã tạo nên Thơ Mới.
Phong trào Thơ Mới (1932 – 1945) thực sự đem lại “một cuộc cách mạng”
với nhiều tên tuổi rạng ngời, mang phong cách dấu ấn riêng của nền thơ ca
hiện đại Việt Nam: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan
Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính… Bằng tài năng và sự sáng tạo nghệ thuật
của mình, các nhà Thơ Mới đã tạo nên sự tiếp nối giữa thơ ca dân gian với thơ

ca hiện đại trong nền văn học dân tộc
Hoài Thanh đã đưa ra nhận định để khẳng định vị trí của Xuân Diệu:
“nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ Mới” (Hoài Thanh). Thế nhưng cái mới
ấy không phải chỉ đến từ trời Âu xa lạ mà còn đến từ chính những mộc mạc
dân gian. Bằng chính ngòi bút của mình, ông đã chắt lọc những tinh túy nhất
để tạo ra những vần thơ hay, tiêu biểu mang dáng dấp thơ ca dân gian. Điều
đó, có thể bắt gặp trong những vần thơ hàm chứa hình ảnh về những làng quê
nơi đồng bằng Bắc Bộ.
Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân
(Thơ duyên – Xuân Diệu)
Nhà thơ đã vận dụng nhiều yếu tố truyền thống với cánh cò “bay lả bay
la” vừa dìu dặt, êm ả, vừa trĩu nỗi lòng của ca dao, từ đó tái tạo lên những vần
thơ chan chứa của lòng mình. Hình ảnh “con cò trên ruộng cánh phân vân”


13

trong thơ Xuân Diệu có sự tiếp nối và khác biệt giữa truyền thống và hiện đại.
Nhà thơ Huy Cận trong sáng tác của mình cũng đã viết những câu Thơ
Mới mang đậm bản sắc thôn quê với sự thanh tao trong trẻo của hương đồng
gió nội: hoa dại, rơm khô, nắng vàng, gió thoảng… Để rồi hòa điệu ngân vang
trong một sự xao xuyến khôn cùng trước những hoang sơ thôn dã:
Một buổi trưa không biết ở thời nào
Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao
Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ
(Đi giữa đường thơm)
Thơ Mới đã kế thừa và phát triển những đặc sắc của thơ ca dân gian. Vì
vậy, nhiều nhà Thơ Mới trong sáng tác của mình, hình ảnh thôn quê được gợi
lên với cảnh đẹp, tâm tình nơi thôn dã, thật gợi cảm, thiết tha. Hàn Mặc Tử

cũng là một trong số thi nhân trên con đướng cách tân không quên tiếp nhận
dòng chảy mát lành từ ca dao truyền thống. Hàn Mặc Tử có sự ảnh hưởng của
lối thơ dân gian trong cách sử dụng cách tân lối hiệp vần liền để sáng tác
những vần thơ đạt hiệu quả thẩm mỹ cao. Trong “Mùa xuân chín”, Hàn Mặc
Tử viết:
“Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng, nắng chang chang.”
Anh Thơ là tác giả những bức tranh quê thuộc vùng Kinh Bắc trước
năm 1945.
Sông mênh mông buồn mênh mông
Đêm dài thăm thẳm buồn trông hướng nào
Bức tranh quê được hiện lên sinh động trong khung cảnh quá gần gũi như
chính cuộc sống thường ngày.


14

Nói đến chất dân gian trong Thơ Mới, ta sao có thể quên nhắc đến
Đoàn Văn Cừ. Thơ của Đoàn Văn Cừ mang hơi thở cua ca dao với niềm vui
ngày hội (Đêm hội, Chợ tết) . Trang thơ Đoàn Văn Cừ cũng để người đọc
chúng ta đi vào đời sống ngày mùa – thôn quê trong một hình ảnh thực, tinh
tế chứa đựng nhiều vẻ đẹp tính chất lãng mạn của quê hương đất nước.
Từ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ…, các
nhà thơ đều ít nhiều có sự ảnh hưởng của thơ ca dân gian. Nhưng có lẽ phải
đến Nguyễn Bính ta mới lại thật sự cảm nhận được chất dân gian đủ đầy nhất.
Sẽ không quá chút nào khi khẳng định Nguyễn Bính là nhà thơ dân gian hiện
đại. Chính nhà phê bình văn học Hoài Thanh cũng từng say mê chất dân gian
ấy trong thơ Nguyễn Bính mà khẳng định: “Giá Nguyễn Bính sinh ra ở thời
trước, tôi chắc người đã làm những câu ca dao mà dân quê vẫn hát quanh
năm” [46, 343]. Không nói về làng quê bằng cái nhìn của người thưởng lãm,

Nguyễn Bính viết về nông thôn từ chính cách cảm, cách nghĩ, cách tỏ bày
mộc mạc mà tha thiết của họ.
Này là tình yêu vừa thiết tha vừa e lệ của cô thôn nữ:
Em nghe họ nói mong manh
Hình như học biết chúng mình với nhau
(Chờ nhau)
Này là những mong chờ, hờn tủi, những hờn trách xót xa :
Chờ mãi anh sang, anh chẳng sang
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng lỡ làng.
(Mưa xuân)
Viết về tình yêu đôi lứa, Nguyễn Bính cho ta cảm giác như lạc vào xứ sở của
ca dao cổ tích dưới bóng tre thâm trầm cổ kính nghìn đời. Ở đó, những tình


15

tự, những khát khao còn vẹn nguyên nếp quê mùa như chưa từng biết đến thế
giới tân kì nào xa lắc.
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
(Tương tư – Nguyễn Bính)
Không chỉ “quê mùa” trong cách cảm, cách nghĩ, chất dân gian còn thấm
đẫm ở câu từ mộc mạc mà trong sáng trong thơ Nguyễn Bính. Nguyễn Bính
đã chắt lọc từ ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày của người dân quê, vận dụng
sáng tạo ngôn từ của thơ ca dân gian một cách tinh tế, tự nhiên trong sáng tác
của mình: “thôn Đông”, “thôn Đoài”; “chín nhớ mười mong”, “tương tư”…

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp đã nhận xét: “Nếu các nhà thơ
khác chủ yếu tập trung khắc họa bức tranh quê, nhìn những nếp quê bằng cái
nhìn thưởng ngoạn thì Nguyễn Bính đi xa hơn nhiều: ông chạm tới linh hồn
làng mạc” [14, 321]. Có thể khẳng định rằng Nguyễn Bính là nhà thơ chịu
ảnh hưởng thơ ca dân gian rõ nét nhất của phong trào Thơ Mới Việt Nam.
Văn hóa dân gian nói chung và ca dao nói riêng là một trong những
nguồn quan trọng đã góp phần sinh thành và tạo ra diện mạo cùng những đặc
điểm của Thơ Mới. Những trang mở đầu của thơ hiện đại Việt Nam, ảnh
hưởng lớn nhất và quan trọng nhất là nó đã góp phần tạo nên cái “hồn dân
tộc”, cái “tính cách Việt Nam” của Thơ Mới.
1.1.2. Ảnh hưởng của thơ ca dân gian tới thơ ca thời kỳ kháng chiến chống
Pháp
Tháng Tám năm 1945 với dân tộc ta là một dấu mốc đặc biệt quan
trọng. Nó ghi lại thời điểm đổi thay về thân phận, từ một vùng thuộc địa trở
lại là một đất nước có chính phủ, có chủ quyền. Đặc biệt hơn, chính từ thời
điểm cuộc cách mạng thần kì ấy diễn ra, nhận thức của muôn triệu người Việt


16

Nam thay đổi. Ý thức về sự tự chủ, về quyền con người, về vì thế dân tộc như
bừng tỉnh. Cái thay đổi ấy không chỉ làm nên sức mạnh thần thánh để cả dân
tộc bước vào cuộc trường kì kháng chiến gian khổ nhưng vẻ vang mà nó còn
để lại dấu ấn và các sáng tác nghệ thuật, bao gồm cả thơ ca.
Văn học nghệ thuật Việt Nam thời kì này không phải chỉ dành riêng
cho giới trí thức tiểu tư sản. Với nhiệm vụ mới của nền văn học cách mạng,
xem văn chương cũng là vũ khí, người nghệ sĩ cũng là chiến sĩ, văn học xác
định đối tượng thưởng thức của mình là nhân dân . Vậy là, như một cuộc
hành trình trở về với bản thể, nền văn học nói chung và thơ ca nói riêng tự
nhiên tìm về cội nguồn dân gian. Có lẽ chính các nghệ sĩ đã nhận thức rõ, chỉ

có con đường ấy mới là con đường gần nhất để đến với nhân dân, đến với
tầng lớp công – nông – binh của đất nước bước ra từ lao khổ nhọc nhằn.
Trước tiên là về thể loại. Các thể thơ thuần dân tộc, dùng trong ca dao,
đồng dao nay được dùng để sáng tác thơ kháng chiến, có khi là các bài vè
tuyên truyền, có khi là các tác phẩm nghệ thuật được viết bằng tất cả rung
động mãnh liệt của trái tim người nghệ sĩ- chiến sĩ. Ta thấy cái mộc mạc như
một điệu đồng dao trong bài thơ của Minh Huệ với thể thơ 5 chữ quen thuộc:
Anh đội viên thức dậy,
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi?
Đêm nay Bác không ngủ.

Lặng yên bên bếp lửa,
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Trời thì mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác

(Đêm nay Bác không ngủ)


17

Đây là một lời ru thời kháng chiến. Thể thơ lục bát xưa, làn điệu êm
đềm xưa thấm đẫm trong những câu thơ hiện đại:
Con ong làm mật yêu hoa
Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời.
Con người muốn sống con ơi,
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
Một ngôi sao chẳng sáng đêm,
Một thân lúa chin chẳng nên mùa màng

Một người đâu phải nhân gian,
Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi.
(Lời ru – Tố Hữu)
Phong vị ca dao không chỉ thể hiện ở thể thơ, mà còn hiện ra trong
những lối so sánh, ví von, diễn đạt, xây dựng từ ngữ hình ảnh… Chính Hữu là
một nhà thơ chiến sĩ. Từ một người lính của Trung đoàn Thủ Đô, ông vào
chiến trường chiến đấu trên các mặt trận đồng thời sáng tác thơ ca kháng
chiến. Bài thơ Đồng chí được Chính Hữu xây dựng trên những hình ảnh,
ngôn ngữ chân thực, giản dị – giàu sức biểu cảm. Lời ăn tiếng nói của nhân
dân thấm vào từng câu chữ, hòa quện nhuần nhụy đến tự nhiên, đằm thắm:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
(Đồng chí)
Đó thực là những lời tâm sự thủ thỉ, chân thành, mộc mạc và hồn hậu
của những người nông dân vào chiến trường mang áo lính. Cái nghèo khổ,
nhọc nhằn được nhắc đến đầy thực thà và cảm động. Câu thơ vận dụng khéo
léo đến độ tinh tế các thành ngữ dân gian, khiến cho tự tình trong đó dễ dàng


18

được cảm hiểu. Đó là những người lính nông dân, ra đi từ những vùng quê
nghèo. Một vùng chiêm trũng “nước mặn đồng chua”, một vùng trung du khô
cằn, bạc màu: “đất cày lên sỏi đá”. Tác giả đã sử dụng tài tình những cụm từ
giản dị quen thuộc trong văn học dân gian. Câu chuyện về những người lính
gốc gác nông dân càng trở nên chân thực và cảm động.
Trần Hữu Thung, là một nhà thơ trưởng thành trong phong trào thơ ca
quần chúng. Con đường thơ chân thật đó có lẽ được tạo bởi sự kế thừa các
yếu tố thơ ca dân gian. Thăm lúa là bài thơ diễn tả tâm trạng của một chị nông
dân có chồng đi bộ đội… và nỗi nhớ mong của người chồng ra đi chiến đấu

mang đậm màu sắc dân gian:
Chiếc xắc mây anh mang
Em nách mo cơm nếp
Lúa níu anh trật dép
Anh cúi sửa vội vàng…
(Thăm lúa)
Cái chất dân gian mộc mạc của bài thơ không chỉ nằm ở thể thơ năm
chữ mà đậm sâu hơn thế, nó tấm vào cảm xúc và biểu hiện tình cảm của chủ
thể trữ tình.
Xòe bàn tay bấm đốt
Tính đã bốn năm ròng
Người ta bao không trông
Ai cũng nhủ đừng mong
Riêng em thì em nhớ
(Thăm lúa)
Ngay cả cách tính đếm thời gian, cách bày tỏ nỗi nhớ mong cũng bình
dị và trong sáng đến đơn sơ.


19

Có thể khẳng định Hoàng Cầm là một trong số những nhà thơ độc đáo
của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông dẫn dắt chúng ta vào cõi mộng
của những khao khát cổ tích trong những huyền thoại dân gian. Bên kia sông
Đuống, đó là bài thơ tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Hoàng
Cầm đã gửi vào trang viết của mình tình cảm đối với một vùng quê bị giặc
đóng chiếm.
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Câu thơ đã gợi lên cho người đọc chúng ta về một vùng quê trù phú với

hương vị đậm đặc của vùng Kinh Bắc. Rồi những giá trị văn hóa dân gian
được điểm tô qua các huyền thoại, ca dao và đặc biệt là những hội hè, phong
tục tập quán của vùng đất Kinh Bắc. Nơi đây là một vùng đất giàu có, phì
nhiêu… có truyền thống văn hóa nghệ thuật lâu đời với những ngôi đền chùa
cổ kính, lễ hội, vùng đất của làn điệu dân ca quan họ; vùng đất của tranh dân
gian Đông Hồ nổi tiếng. Đó là nét đặc sắc truyền thống văn hóa của Kinh
Bắc, mà cũng là nơi tiêu biểu cho văn hóa dân gian toàn quốc:
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Bức tranh thường miêu tả sinh hoạt dân gian, cảnh đánh vật, đánh ghen,
hứng dừa… Qua đó Hoàng Cầm gửi vào đó khát khao khẳng định một cuộc sống
thanh bình cho người dân thôn dã từ rất xa xưa, hôm nay bị kẻ thù xâm chiếm.
Tố Hữu- lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam, thơ ông cũng như
lòng ông, luôn dạt dào tình yêu đất nước, yêu cách mạng. Lòng yêu đất nước
quê hương được ghi nhận trong những cảnh đẹp của nhân dân thời xưa qua ca
dao – trở thành thân thiết, tươi đẹp trong thơ Tố Hữu:
Nước non mình đâu cũng đẹp như tranh
Gương mặt người ai cũng sáng long lanh…


×