Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Sơ bộ nghiên cứu độ ổn định của viên nén amoxicilin và kali clavulanat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.76 KB, 63 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ BÍCH NGỌC
MÃ SINH VIÊN: 1201419

SƠ BỘ NGHIÊN CỨU ĐỘ ỔN ĐỊNH
CỦAVIÊN NÉNAMOXICILIN VÀ KALI
CLAVULANAT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ BÍCH NGỌC
MÃ SINH VIÊN: 1201419

SƠ BỘ NGHIÊN CỨU ĐỘ ỔN ĐỊNH
CỦAVIÊN NÉN AMOXICILIN VÀ KALI
CLAVULANAT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
ThS. Lê Đình Quang
Nơi thực hiện:
Viện Công nghệ Dược phẩm Quốc gia
Bộ môn Hóa vô cơ


HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
ThS. Lê Đình Quang
Ngoài ra, em muốn gửi lời cảm ơn tới:
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chiến
Là những người thầy đã luôn tận tình hướng dẫn và hỗ trợ em trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên
của Viện Công nghệ Dược Phẩm Quốc Gia, Bộ môn Công Nghiệp Dược, Bộ môn
Hóa Vô Cơ đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình làm thực
nghiệm tại bộ môn.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám hiệu nhà trường, cùng
toàn thể các thầy cô và cán bộ các phòng ban Trường Đại Học Dược Hà Nội đã dạy
dỗ, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em gửi lời cảm ơn những người bạn ở Viện công nghệ, đặc biệt là các bạn
Dương Thị Hương Mây, Nguyễn Văn Phương đã luôn ở bên giúp đỡ, động viên em
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, em cũng xin cảm ơn tới gia đìnhđãkhích lệ, hỗ trợ em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này. Vì thời gian thực hiện ngắn đồng thời kiến thức của bản
thân còn nhiều hạn chế nên đề tài còn nhiều thiếu sót. Do vậy, em rất mong có thêm
sự đóng góp của thầy cô và bạn đọc để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Vũ Thị Bích Ngọc



MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ

ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ....................................................................................... 2
1.1. Đại cương về amoxicilin .................................................................................. 2
1.1.1. Công thức hóa học ..................................................................................... 2
1.1.2. Tính chất lý hóa ......................................................................................... 3
1.1.3. Dược động học ........................................................................................... 3
1.1.4. Cơ chế tác dụng ......................................................................................... 4
1.1.5. Phổ tác dụng .............................................................................................. 4
1.1.6. Chỉ định...................................................................................................... 4
1.1.7. Chống chỉ định ........................................................................................... 5
1.1.8. Tác dụng không mong muốn ..................................................................... 5
1.1.9. Liều dùng, cách dùng ................................................................................. 5
1.1.10. Thận trọng ................................................................................................ 6
1.1.11. Độ ổn định của amoxicilin ..................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Đại cương về kali clavulanat ............................................................................ 6
1.2.1. Công thức hóa học ..................................................................................... 6
1.2.2. Tính chất lý hóa ......................................................................................... 7
1.2.3. Dược động học ........................................................................................... 7
1.2.4. Cơ chế tác dụng ......................................................................................... 7
1.2.5. Phổ tác dụng .............................................................................................. 7
1.2.6. Độ ổn định của kali clavulanat .................................................................. 8
1.2.7. Độ ổn định khi kết hợp amoxicilin và kali clavulanat ............................... 8



1.3. Đại cương độ ổn định .................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Khái niệm................................................................................................... 9
1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá độ ổn định của thuốc ..................................................... 9
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc ..................................... 10
1.3.4. Các kiểu thử nghiệm độ ổn định của thuốc ............................................. 11
1.4. Một số phương pháp định lượng amoxicilin và kali clavulanat ..................... 12
1.5. Một số chế phẩm chứa amoxicilin và acid clavulanic trên thị trường Việt
Nam ....................................................................................................................... 12
1.6. Một số nghiên cứu liên quan đến amoxicilin và kali clavulanat .................... 13
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU. ......................................................................................................... 14
2.1. Nguyên liệu, thiết bị ....................................................................................... 14
2.1.1. Nguyên liệu .............................................................................................. 14
2.1.2. Thiết bị nghiên cứu .................................................................................. 15
2.2. Nội dung ......................................................................................................... 16
2.3. Đối lượng nghiên cứu: .................................................................................... 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 16
2.4.1. Phương pháp đánh giá độ ổn định của amoxicilin trihydrat và amoxicilin
natri trong các môi trường ................................................................................. 16
2.4.2. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của natri citrat tới độ ổn định của amoxicilin
trihydrat. ............................................................................................................. 18
2.4.3. Phương pháp bào chế viên nén hai lớp amoxicilin và kali clavulanat .... 18
2.4.4. Khảo sát một số chỉ tiêu bán thành phẩm và thành phẩm của viên ......... 20
2.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đến độ ổn định của viên . 26
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................. 28
3.1. Đánh giá độ ổn định của amoxicilin trihydrat và amoxicilin natri trong các
môi trường ............................................................................................................. 28


3.1.1. Độ ổn định của amoxicilin trihydrat và amoxicilin natri trong môi trường

nước ................................................................................................................... 28
3.1.2. Độ ổn định của amoxicilin trihydrat và amoxicilin natri trong môi trường
pH 6,8................................................................................................................. 29
3.1.3. Độ ổn định của amoxicilin trihydrat và amoxicilin natri trong môi trường
pH 4,5................................................................................................................. 31
3.1.4. Độ ổn định của amoxicilin trihydrat và amoxicilin natri trong môi trường
pH 1,2................................................................................................................. 32
3.1.5. Ảnh hưởng của natri citrat tới độ ổn định của amoxicilin ....................... 33
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đến độ ổn định của viên nén 2
lớp amoxicilin và kali clavulanat giải phóng kéo dài. ........................................... 35
3.2.1. Cảm quan ................................................................................................. 36
3.2.2. Định lượng ............................................................................................... 38
3.3. Khảo sát một số chỉ tiêu của bán thành phẩm và thành phẩm của viên nén 2
lớp amoxicilin trihydrat và kali clavulanat giải phóng kéo dài ở quy mô 1000
viên. ....................................................................................................................... 42
3.3.1. Giai đoạn sấy tá dược .............................................................................. 42
3.3.2. Khảo sát các chỉ tiêu của bột ................................................................... 43
3.3.3. Giai đoạn dậpviên .................................................................................... 45
3.3.4. Giai đoạn baophim ................................................................................... 47
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT………………………………………………………..48
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
C

:

Nồng độ


GP

:

Giải phóng

GPKD

:

Giải phóng kéo dài

GSK

:

GlaxoSmithKline

HPMC

:

Hydroxypropyl methylcellulose

MCC

:

Cellulose vi tinh thể


MIC

:

Nồng độ ức chế tối thiểu

T

:

Thời gian nồng độ thuốc trong huyết tương

TB

:

Trung bình


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các kiểu thử nghiệm độ ổn định của thuốc ............................................. 11
Bảng 1.2: Một số chế phẩm chứa amoxicilin và acid clavulanic trên thị trường ..... 12
Bảng 2.1: Các nguyên liệu, tá dược sử dụng trong bào chế ...................................... 14
Bảng 2.2: Các nguyên liệu, tá dược sử dụng trong kiểm nghiệm ............................. 15
Bảng 2.3: Công thức bào chế viên nén 2 lớp amoxicilin và kali clavulanat ............. 18
Bảng 2.4: Thông số kĩ thuật bao ............................................................................... 20
Bảng2.5: Vị trí và lượng mẫu lấy trong quy trình..................................................... 20
Bảng 2.6: Điều kiện nghiên cứu độ ổn định của các mẫu viên ................................. 27
Bảng 3.1: Phần trăm amoxicilin còn lại trong môi trường nước .............................. 28
Bảng 3.2: Phần trăm amoxicilin còn lại trong môi trường pH 6,8............................ 30

Bảng 3.3: Phần trăm amoxicilin còn lại trong môi trường pH 4,5............................ 31
Bảng 3.4: Phần trăm amoxicilin còn lại trong môi trường pH 1,2............................ 32
Bảng 3.5: Phần trăm amoxicilin còn lại trong môi trường pH 1,2 khi có thêm natri
citrat ........................................................................................................................... 34
Bảng 3.6: Hàm ẩm của tá dược trước và sau khi sấy ................................................ 35
Bảng 3.7: Mẫu nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đến độ ổn định của
viên ............................................................................................................................ 36
Bảng 3.8: Kết quả cảm quan về độ phồng vỉ của các mẫu trong điều kiện thường .. 37
Bảng 3.9: Kết quả cảm quan về màu sắc viên của các mẫu trong điều kiện thường 37
Bảng 3.10: Kết quả cảm quan mẫu nghiên cứu trong điều kiện lão hóa cấp tốc ...... 38
Bảng 3.11: Kết quả định lượng amoxicilin sau 4,5 tháng ở điều kiện thường ......... 39
Bảng 3.12: Kết quả định lượng kali clavulanat sau 4,5 tháng ở điều kiện thường ... 39
Bảng 3.13: Kết quả định lượng các mẫu sau 1,5 tháng ở điều kiện lão hóa cấp tốc.41
Bảng 3.14: Các nguyên liệu cho công thức 1000 viên nén ....................................... 42
Bảng 3.15: Hàm ẩm của tá dược trước và sau sấy ở quy mô 1000 viên. .................. 43
Bảng 3.16: Kết quả độ trơn chảy của bột trong giai đoạn trộn tá dược trơn ............ 43


Bảng 3.17: Kết quả tỷ trọng biểu kiến của bột trong giai đoạn trộn tá dược trơn .... 43
Bảng 3.18: Kết quả độ phân tán hàm lượng amoxicilin ........................................... 44
Bảng 3.19: Kết quả độ phân tán hàm lượng của kali clavulanat............................... 44
Bảng 3.20: Khối lượng trung bình viên trong quá trình dập ..................................... 45
Bảng 3.21: Độ cứng của viên trong quá trình dập .................................................... 46
Bảng 3.22: Kết quả khảo sát độ cứng của các viên sau khi bao ............................... 47
Bảng 3.23: Kết quả thử độ hòa tan của viên sau khi bao (n=6) ................................ 47
-


DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Sơ đồ lấy mẫu đo độ đồng đều hàm lượng ............................................... 22

Hình 3.1: Phần trăm amoxicilin còn lại trong môi trường nước ............................... 29
Hình 3.2: Phần trăm amoxicilin còn lại trong môi trường pH 6,8 ............................ 30
Hình 3.3: Phần trăm amoxicilin còn lại trong môi trường pH 4,5 ............................ 31
Hình 3.4: Phần trăm amoxicilin còn lại trong môi trường pH 1,2 ............................ 33
Hình 3.5: Phần trăm amoxicilin còn lại trong môi trường pH 1,2 khi có thêm natri
citrat ........................................................................................................................... 34
Hình 3.6: Hàm ẩm của các tá dược trước và sau sấy ................................................ 35
Hình 3.7: Kết quả định lượng kali clavulanat sau 4,5 tháng ở điều kiện thường ..... 40
Hình 3.8: Phần trăm giải phóng amoxicilin của viên mẫu so với viên đối chiếu ..... 49
Hình 3.9: Phần trăm giải phóng của kali clavulanat của viên mẫu so với viên đối
chiếu. ......................................................................................................................... 49


ĐẶT VẤN ĐỀ
Amoxicilin là kháng sinh phổ rộng, có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn khác
nhau. Tuy nhiên, hiện nay, do tình trạng sử dụng tràn lan, không hợp lý đã dẫn tới
hiện tượng kháng amoxicilin ở một số chủng vi khuẩn, đặc biệt là nhóm vi khuẩn
sinh β-lactamase, một loại enzym có khả năng phân hủy amoxicilin. Một trong
những biện pháp hay được sử dụng để khắc phục tình trạng trên, đồng thời mở rộng
thêm phổ kháng khuẩn của kháng sinh là phối hợp amoxicilin với các chất ức chế βlactamase ví dụ như kali clavulanat[5], [10].
Tại Việt Nam, đã có nhiều công ty đẩy mạnh nghiên cứu bào chế chế phẩm
thuốc chứa đồng thời hai thành phần amoxicilin và kali clavulanat dưới dạng viên
nén, bột pha hỗn dịch, thuốc tiêm theo các tỷ lệ khác nhau. Tuy nhiên, do
amoxicilin là một kháng sinh phụ thuộc thời gian và có thời gian bán thải ngắn nên
đòi hỏi phải tăng số lần dùng thuốc trong ngày. Điều này có thể làm cho bệnh nhân
khó tuân thủ khi dùng thuốc, nồng độ thuốc trong huyết tương không đều và thường
có hiện tượng đáy đỉnh dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Một trong những giải pháp
nhằm khắc phục vấn đề này là sử dụng dạng thuốc giải phóng kéo dài. Tuy nhiên,
cả amoxicilin và kali clavulanat đều dễ bị phân hủy dưới sự tác động của nhiệt độ
và độ ẩm[3].Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài“Sơ bộ nghiên cứu độ ổn định của

viên nén amoxicilin và kali clavulanat” với mục tiêu như sau:
- Nghiên cứu được ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đến độ ổn định của viên nén 2
lớp amoxicilin và kali clavulanat giải phóng kéo dài.
- Bào chế và đề xuất được một số chỉ tiêu bán thành phẩm và thành phẩm của viên
nén 2 lớp amoxicilin trihydrat và kali clavulanat giải phóng kéo dài ở quy mô 1000
viên.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Đại cương vềề amoxicilin
1.1.1. Công thức
ức hóa học
Amoxicilin trihydrat

- Công thức phân tử:: C16H19N3O5S.3H2O.
- Phân tử lượng:
ng: 419,45.
-

Tên

khoa

học:

Acid

(2S,5R,6R)-6-{[(2R)-2-amino-22-(4-hydroxyphenyl)-


acetyl]amino}-3,3-dimethyl
dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptane
azabicyclo[3.2.0]heptane-2-carboxylic
trihydrate[13].
Amoxicilin natri

- Công thức phân tử: C16H18N3NaO5S.
- Phân tử lượng: 387,4.
- Tên khoa học: Natri (2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-amino-2-(4-hydroxyphenyl)
hydroxyphenyl)

acetyl]amino]-3,3-dimethyl
dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptane
azabicyclo[3.2.0]heptane-2carboxylate[8].

2


1.1.2. Tính chất lý hóa
1.1.2.1. Tính chất vật lý
Amoxicilin trihydrat
- Dạng bột tinh thể màu trắng hoặc gần như trắng, vị đắng.
- Độ tan: Khó tan trong nước (1/370), alcol (1/2000); thực tế không tan trong ether,
cloroform, dầu; tan trong dung dịch acid hoặc hydroxyd kiềm loãng[4].
- Nhiệt độ nóng chảy: 194oC[3], [21].
Amoxicilin natri
- Dạng bột màu trắng hoặc gần trắng.
- Tan tốt trong nước, ít tan trong cồn tuyệt đối và hầu như không tan trong aceton,
thực tế không tan trong ether, trong dầu béo và dầu parafin[8].

1.1.3. Tính chất hóa học
- Tính chất của amino acid.
- Tan được trong dung dịch acid hay kiềm loãng.
- Phản ứng với thuốc thử Ninhydrin (hoặc thuốc thử Fehling).
- Bị phân hủy nhanh ở độ ẩm cao và nhiệt độ trên 37oC.
- Amoxicilin có ba giá trị pKa: 2,63; 7,55 và 9,64 ở 23oC.
- Dung dịch amoxicilin trihydrat 2mg/mL trong nước có pH từ 3,5-5,5 và dung dịch
amoxicilin natri 10% trong nước có pH 8-10 [8].
1.1.4. Dược động học
- Bền vững với acid dịch vị, nên có thể dùng qua đường tiêu hóa.
- Đạt nồng độ tối đa trong máu sau uống từ 1-2 giờ, sau khi tiêm bắp khoảng 1 giờ.
- Phân bố nhanh vào các mô và dịch cơ thể.
- Qua được nhau thai và sữa mẹ, vào dịch não tủy kém trừ khi màng não bị viêm.
- Thải trừ chủ yếu qua thận [2], [5].

3


1.1.5. Cơ chế tác dụng
- Acyl hóa các D - alanin transpeptidase, làm cho quá trình tổng hợp peptidoglycan
không được thực hiện, sinh tổng hợp vách tế bào bị ngừng lại.
- Hoạt hóa enzym tự phân giải murein hydroxylase làm tăng phân hủy vách tế bào
vi khuẩn, làm vi khuẩn bị tiêu diệt.
- Amoxicilin ưa nước nên có thể đi qua các kênh porin trên màng tế bào vi khuẩn
gram âm [2].
1.1.6. Phổ tác dụng
Amoxicilin là kháng sinh phổ rộng, có tác dụng trên cả vi khuẩn Gram âm và
dương.
- Vi khuẩn Gram dương: liên cầu và tụ cầu không sinh β – lactamase. Amoxicilin bị
bất hoạt bởi enzym penicilinase nên hầu như không có tác dụng với các vi khuẩn

tiết ra enzym này.
- Vi khuẩn Gram âm: Các chủng ưa khí và kị khí gram âm như: Escherichia coli,
Enterrococci, Salmonella, Shigella….
- Các chủng vi khuẩn đã kháng amoxicilin: Pseudomonas, Klebsiella, Seratia,
Acinetobacter, Bacteroid và các Proteus indol[2].
1.1.7. Chỉ định
- Nhiễm khuẩn hô hấp trên do các vi khuẩn nhạy cảm: viêm xoang viêm tai giữa,
viêm phế quản cấp và mạn, viêm nắp thanh quản, áp xe quanh ổ răng, viêm xương
tủy…
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng do E coli, Enterobacter, nhiễm
khuẩn phụ khoa, bệnh Lyme ở trẻ em.
- Dự phòng viêm màng trong tim, dự phòng sau cắt bỏ lách.
- Diệt Helicobacter pylori.
- Các nhiễm khuẩn khác: nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn
nhạy cảm với aminopenicillin [2].
4


1.1.8. Chống chỉ định
- Mẫn cảm với bất cứ loại penicillin nào.
- Tiền sử vàng da hoặc rối loạn chức năng gan do dùng penicillin [2], [5].
1.1.9. Tác dụng không mong muốn
- Buồn nôn và nôn, ỉa chảy, phát ban.
- Quá mẫn hoặc phản ứng nhiễm độc: có thể gặp phản ứng nghiêm trọng, ngưng
điều trị.
- Phản ứng dị ứng gồm mày đay, phù mạch, phản ứng phản vệ,phản ứng kiểu bệnh
huyết thanh, thiếu máu tan huyết, viêm thận kẽ.
- Hiếm gặp: Viêm ruột do kháng sinh, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, rối loạn
đông máu.
- Rối loạn hệ thần kinh trung ương gồm co giật do liều cao hoặc suy thận[5].

1.1.10. Liều dùng, cách dùng
- Nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm, người lớn và trẻ em trên 10 tuổi, dùng uống
250 ng mỗi 8 giờ, đối với nhiễm khuẩn nặng dùng liều gấp đôi; trẻ em tới 10 tuổi ,
dùng 125 ng mỗi 8 giờ, trong nhiễm khuẩn nặng dùng liều gấp đôi.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp có mủ nặng hoặc tái phát, người lớn uống 3g/lần, cách
12 giờ/tuần.
- Viêm phổi, uống, người lớn 0,5-1g/lần, cách 8 giờ/lần.
- Áp xe ổ răng (liệu trình đợt ngắn), uống, người lớn uống 3g/lần, nhắc lại 1 lần sau
8 giờ.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (liệu trình đợt ngắn), người lớn uống 3g/lần, nhắc lại
1 lần sau 10 - 12 giờ.
- Nhiễm Chlamydia, uống 500mg/lần, cách 8 giờ/lần, trong 7 ngày.
- Lậu (liệu trình ngắn), uống, người lớn 3g uống liều duy nhất (kèm probenecid 1g).
- Viêm tai giữa (liệu trình ngắn), trẻ em từ 3 – 10 tuổi, uống 750mg/lần, 2 lần/ngày
trong 2 ngày [5].
5


1.1.11. Thận trọng
- Có tiền
ền sử dị ứng với penicillin.
- Suy thận, bệnh
ệnh bạch cầu lympho
lym
mạn, nhiễm HIV, suy gan.
- Phụ nữ trong thời kìì mang thai và cho con bú [5], [2].
1.1.12. Độộ ổn định của amoxicilin
Amoxicilin dễễ bị phân hủy ở độ ẩm cao và
v nhiệt độ 37oC [3]..
Amoxicilin trihydrat ổn định nhất trong môi trường acid, ở khoảng pH 5,8

5,8-6,5.
Khi tăng pH độộ ổn định của amoxicilin giảm đi. Các muối trong môi tr
trường đệm
phosphat và nitrat cũng
ũng là
l chất
ất xúc tác cho phản ứng phân hủy amoxicilin.
Amoxicilin natri tan nhanh, có độ
đ hòa tan cao và ổn định tốt trong môi tr
trường
đệm pH 8 nhưng
ưng kém ổn định dễ phân hủy trong trong môi trường
ờng dạ ddày pH 1,2.
Thời
ời hạn sử dụng của amoxicilin trong chế phẩm dạng rắn Premix đđược ước tính
là khoảng 21 tháng [27].
[27]
Amoxicilin natri phân hủy
hủy nhanh gấp 1,5 lần so với amoxicilin trihydrat tại điều
kiện
ện độ ẩm không khí lớn hơn
h hoặc bằng 50% [28].
Nghiên cứu
ứu ở dạng thuốc mỡ và
v thuốc đặt âm đạo cho thấy
ấy amoxicilin trihydrat
có độ ổn định cao hơn
ơn so với
v amoxicilin natri [25].
Amoxicilin trihydrat, hiện

hi nay được
ợc sử dụng trong các công thức ddược phẩm, có
tính ổn định đáng kể so với natri amoxicilin [19]
1.2. Đại cương vềề kali clavulanat
1.2.1. Công thức
ức hóa học

- Công thức
ức phân tử: C8H8KNO5
6


- Phân tử lượng: 237,25
- Tên khoa học:Kali (2R,3Z,5R)-3-(2-hydroxyethyliden)-7-oxo-4-oxa-1-

azabicyclo (3.2.0)] heptan-2-carboxylat [8].
1.2.2. Tính chất lý hóa
- Bột trắng hoặc gần trắng, dễ hút ẩm.
- Tan tốt trong nước, ít tan trong ethanol tuyêt dối, hầu như không tan trong acteton.
- Kali clavulanat nồng độ 10% có pH từ 8-10 [8].
1.2.3. Dược động học
- Hấp thu dễ dàng qua đường uống. Sinh khả dụng đường uống đạt 75%, nồng độ
thuốc trong huyết thanh đạt tối đa sau 1 – 2 giờ uống thuốc.
- Phân bố vào phổi, dịch phế quản, dịch ổ bụng, dễ dàng qua nhau thai và thải qua
sữa mẹ ở nồng độ thấp. Khả năng liên kết với protein huyết tương từ 22– 30% ở
nồng độ 1 – 100 µg/ml.
- Thời gian bán thải của acid clavulanic là 1 giờ. Khoảng 30 - 40% acid clavulanic
được thải qua nước tiểu dưới dạng còn hoạt tính[5].
1.2.4. Cơ chế tác dụng
- Kali clavulanat là chất có có cấu trúc tương tự beta lactam nhưng hoạt tính kháng

khuẩn yếu, vì vậy không dùng đơn độc trong lâm sàng.
- Khi gắn vào β - lactamase, kali clavulanat làm mất hoạt tính của enzyme này nên
bảo vệ các kháng sinh có cấu trúc beta lactam khỏi bị phân hủy. Chính vì thế kali
clavulanat chỉ dùng phối hợp với nhóm penicillin để nới rộng phổ của penicillin với
các vi khuẩn tiết ra β - lactamase[5].
1.2.5. Phổ tác dụng
- Amoxicilin kết hợp với acid clavulanic theo tỷ lệ 4:1 (biệt dược Augmentin). Phổ
tác dụng trên Staphylococci, H. infleuenzae, Gonococci và E.coli tiết ra βlactamase.

7


- Ticarcillin 3g kết hợp với acid clavulanic 100 mg (biệt dược Timentin,
Clamentin). Phổ tác dụng trên trực khuẩn gram âm ưa khí: Staph. aureus,
Bacteroides [2].
1.2.6. Độ ổn định của kali clavulanat
Kali clavulanat rất dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ và độ ẩm [3].
Clavulanat bị phân hủy trong dung dịch nước và ổn định nhất ở khoảng pH trung
tính được chứng minh là 6,39 và bị phân hủy mạnh ở vùng pH acid hoặc kiềm. Vì
vậy độ ổn định của 2 thành phần phụ thuộc vào clavulanat. Các muối trong dung
dịch đệm phosphat, acetat và borat đều xúc tác cho phản ứng phân hủy clavulanat.
Sự phân hủy kali clavulanat là phản ứng bậc nhất tùy thuộc vào nồng độ chất nền
tại không khí có độ ẩm tương đối (RH) và không khí khô. Các mẫu kali clavulanat
tiếp xúc với độ ẩm cao gây ra sự xuống cấp nhanh hơn so với khi tiếp xúc với
không khí khô. Tuy nhiên, cơ chế thoái hoá kali clavulanat theo hai điều kiện này
không khác nhau, chứng tỏ rằng các sản phẩm phân huỷ được hình thành trong pha
rắn không có tác động xúc tác nào tới phản ứng phân hủy [11].
Kali clavulanat phân hủy mạnh khi có mặt của stearyl fumarat, manitol, lactose
hydrat [18].
1.2.7. Độ ổn định khi kết hợp amoxicilin và kali clavulanat

Độ ổn định của chế phẩm kết hợp amoxicilin- kali clavulanat phụ thuộc chủ yếu
vào clavulanat. Các ion kim loại làm tăng đáng kể tốc độ phân hủy của amoxicilin,
làm amoxicilin giảm ổn định hơn so với clavulanat. Amoxicilin và clavulanat đều
rất dễ bị phân hủy khi độ cứng của nước tăng [26].
Độ ẩm nguyên liệu (nước dạng tự do) ảnh hưởng đến độ ổn định của amoxicilin
và kali clavulanat. Tuy nhiên, nước ở dạng liên kết với amoxicilin không ảnh hưởng
tới độ ổn định của hai chất này. Mẫu có hàm lượng nước tự do thấp sẽ có độ ổn định
cao hơn [14].

8


Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đến lượng thuốc giải phóng khỏi
viên nén cho thấy không có sự thay đổi đáng kể về tỷ lệ giải phóng thuốc sau thời
gian 6 tháng [20].
1.3. Đại cương độ ổn định
1.3.1. Khái niệm
Độ ổn định của thuốc là khả năng của thuốc (nguyên liệu hoặc thành phần) bảo
quản trong điều kiện xác định vẫn giữ được những đặc tính vốn có về vật lý, hóa
học, vi sinh, tác dụng dược lý và độc tính trong giới hạn quy định của tiêu chuẩn
chất lượng thuốc.
Độ ổn định của thuốc ảnh hưởng bởi các yếu tố ban đầu trong quá trình sản xuất:
thành phần công thức thuốc, tiêu chuẩn nguyên liệu gốc (dược chất, tá dược, chất
phụ..), quy trình công nghệ, phương pháp sản xuất với các thông số và điều kiện kĩ
thuật cụ thể. Thay đổi các yếu tố này có thể làm thay đổi độ ổn định và tuổi thọ của
thuốc.
Độ ổn định là một yếu tố quan trọng của chất lượng, độ an toàn và hiệu lực của
chế phẩm thuốc. Một số chế phẩm thuốc không ổn định có thể gây ra các biến đổi
về mặt vật lý (như độ cứng, tốc độ hòa tan, sự tách pha,..) cũng như các biến đổi về
mặt sinh học của chế phẩm thuốc vô khuẩn.

Nghiên cứu độ ổn định bao gồm một loạt các thử nghiệm để đảm bảo độ ổn định
của chế phẩm thuốc, đó là khả năng duy trì các chỉ tiêu chất lượng của chế phẩm
thuốc được đóng gói trong bao bì phù hợp của chế phẩm đó và bảo quản ở điều kiện
đã thiết lập trong một khoảng thời gian xác định [7].
1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá độ ổn định của thuốc
- Chỉ tiêu vật lý: Màu sắc, mùi vị, độ đồng đều, độ rã phải giữ được đặc tính ban
đầu.
- Chỉ tiêu hóa học: Mỗi thành phần hoạt chất phải giữ được trạng thái hóa học
nguyên vẹn và hàm lượng trong khoảng giới hạn cho phép. Sản phẩm phân hủy
được quy định trong giới hạn nhất định.
9


- Chỉ tiêu vi sinh vật: Độ nhiễm khuẩn, nấm mốc, chất gây sốt phải đạt mức chất
lượng cho phép.
- Chỉ tiêu về độc tính: Độc tính không tăng đáng kể.
Khi nghiên cứu một chế phẩm thuốc mới hay hoàn thiện nâng cao chất lượng một
thuốc đã được sử dụng trong lâm sàng phải nghiên cứu độ ổn định để từ đó quy định
hạn dùng, điều kiện bảo quản [7].
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc
Độ ổn định của thuốc bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, có thể chia thành
hai loại sau:


Loại yếu tố thuộc về thuốc (yếu tố nội tại) bao gồm:

- Thành phần của thuốc:dược chất, tá dược và chất phụ…
- Kỹ thuật bào chế.
- Đồ bao gói: Ngoài tác dụng là vật đựng, đồ bao gói còn đóng vai trò bảo vệ thuốc:
chống hút ẩm, chống nhiễm khuẩn, tránh ánh sáng, tránh tương tác thuốc… Vì vậy,

đối với mỗi chế phẩm phải lựa chọn đồ bao gói thích hợp.
Các vật liệu thủy tinh dùng làm đồ bao gói có ưu điểm chống ẩm tốt, không thấm
oxy không khí, nhưng cần chú ý nghiên cứu độ thôi kiềm, sự nhả các ion kim loại
vào dung dịch gây ra phản ứng phân hủy thuốc.
Các chất dẻo dùng làm đồ bao gói có thể là polyethylen (PE), polypropylen (PP),
polystyren (PS), polyvinylclorid (PVC) có nhược điểm dễ thấm ẩm, thấm oxy
không khí với tùy từng loại, ngoài ra còn có thể hấp phụ, hấp thụ, tương tác với một
số thành phần của thuốc.
Vật liệu cao su dùng làm nắp có nhược điểm có thể hấp thụ dược chất cũng như
nhả tạp chất vào dung dịch thuốc.


Loại yếu tố thuộc về điều kiện bảo quản (yếu tố ngoại cảnh) bao gồm: nhiệt

độ, ánh sáng, không khí và độ ẩm.

10


- Nhiệt độ: Quyết định tốc độ phản ứng gây phân hủy thuốc. Ngoài ra nhiệt độ còn
ảnh hưởng tới trạng thái bền vững của một số dạng thuốc như: hỗn dịch, nhũ tương,
thuốc đạn, khí dung.
- Ánh sáng: Một số hoạt chất bị phân hủy dưới tác động của ánh sáng.
- Độ ẩm: Độ ẩm là tác nhân chính gây phân hủy thuốc ở các dạng bào chế rắn. Độ
ẩm không khí cao tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, ngoài ra hơi nước phân hủy
một số thuốc (phản ứng thủy phân) [7].
1.3.4. Các kiểu thử nghiệm độ ổn định của thuốc
Các kiểu thử nghiệm độ ổn đinh, đặc tính và mục đích thử nghiệm được nêu
trong bảng 1.1.
Bảng 1.1:Các kiểu thử nghiệm độ ổn định của thuốc

Kiểu loại
Nhanh

Đặc điểm

Mục đích

Nhiệt độ cao trong 1-12 tuần

Xác định nhanh các yếu tố ảnh hưởng
đến độ ổn định. Từ đó, chọn công
thức, quy trình bào chế

Đầy đủ

Nhiệt độ, độ ẩm khác nhau

Tìm hạn dùng, tuổi thọ của thuốc

trong 5 năm
Ngắn hạn

Trong điều kiện, thời gian

Xem xét khi có sự thay đổi sản xuất

ngắn hạn
Từng phần

Đánh giá một số chỉ tiêu


Xem xét một số ảnh hưởng đặc biệt

Nghiên cứu độ ổn định do các cơ sở sản xuất hay nghiên cứu phát triển thực hiện.


Các điều kiện bảo quản trong nghiên cứu độ ổn định của thuốc:

- Nghiên cứu dài hạn (đối với bao bì thấm nước):30oC ± 2oC/ 75% RH ± 5% RH
- Nghiên cứu dài hạn (đối với bao bì không thấm nước): 30oC ± 2oC/ không quy

định về độ ẩm.
- Nghiên cứu lão hóa cấp tốc: 40oC ± 2oC/ 75% RH ± 5% RH[23].

11


1.4. Một số phương pháp định lượng amoxicilin và kali clavulanat
Amoxicilin có thể được định lượng bằng sắc khí lỏng hiệu năng cao với pha động
gồm hỗn hợp gồm acetonitril và dung dịch đệm phosphat pH 5,0 hoặc pha động là
hỗn hợp 5 thể tích methanol và 95 thể tích dung dịch kali dihydrophosphat
monohydrat 0,78% (kl/tt) được điều chỉnh đến pH 4,4 [4], [6].
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao đơn giản và chính xác với detector ở
bước sóng 220 nm đã được xác nhận có thể dùng để xác định đồng thời amoxicilin
và clavulanic acid trong huyết tương người [17].
Amoxicilin có thể được định lượng bằng phương pháp đo quang với độ tuyến
tính, độ lặp lại độ đúng cao. Tuy nhiên, phương pháp này không thể xác định được
nồng độ amoxicilin trong môi trường pH 1,2. Độ ổn định của amoxicilin được
nghiên cứu trong các điều kiện pH 1,2 ở nhiệt độ 37 độ C khi được xác định bằng
phương pháp HPLC và chuẩn độ cho thấy sự suy giảm đáng kể hàm lượng

amoxicilin. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp đo quang, độ hấp thụ tia cực tím
của dung dịch lại tăng lên.[22],[1].
1.5. Một số chế phẩm chứa amoxicilin và acid clavulanic trên thị trường Việt
Nam
Bảng 1.2: Một số chế phẩm chứa amoxicilin và acid clavulanic trên thị trường Việt
Nam
Hàm lượng
STT Tên biệt dược

Nhà sản xuất

(Amoxicilin/acid
Clavulanic)

1

2

3

AmogenTine

Công ty cổ phần dược

1200mg

phẩm TW1, Việt Nam

Klamentin


Công ty cổ phần dược Hậu

875/125mg

Giang, Việt Nam

Ofmantine
875/125

1000/200mg

Dạng bào
chế
Thuốc
tiêm

875/125 mg

Viên nén

875/125 mg

Viên nén

Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Y tế Domesco, Việt
Nam
12



4

5
6

Augbactam
500/125
Augmentin Inj
Augmentin SR
1000/62,5 mg

Công ty Cổ Phần Hóa Dược Phẩm MECOPHAR,

500/125 mg

Viên nén

GlaxoSmithKline, Anh

1000/200mg

Thuốc tiêm

GlaxoSmithKline, Anh

1000/62,5

Viên nén

Việt Nam


Các sản phẩm trên thị trường chủ yếu dưới dạng bào chế viên nén và thuốc tiêm.
Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp dược trong nước sản xuất chế phẩm giải phóng
kéo dài chứa amoxicilin và kali clavulanat.

1.6. Một số nghiên cứu liên quan đến amoxicilin và kali clavulanat
Sanjoy Kumar Dey và cộng sự khảo sát các hạt amoxicilin trihydrat dạng nổi và
kết dính niêm mạc với chất mang là natri alginat và hydroxypropyl methylcellulose.
Polyme và chitosan sử dụng để định vị kháng sinh ở vị trí dạ dày nhằm mục đích
chống lại vi khuẩn Helicobacter pylori. Các hạt của tất cả các lô đều nổi > 24 giờ
với thời gian tiền nổi tối đa là 46,3 ± 3,2 giây.Hạt có khả năng kết dính niêm mạc
tốt đạt 75,7 ± 3,0% đến 85,0 ± 5,5%. Các lô tối ưu hóa cho thấy 100% vi khuẩn
Helicobacter pyloribị ức chế tăng trưởng trong 15 giờ khi nuôi cấy in vitro. Nghiên
cứu tia X trong dạ dày thỏ xác nhận sự duytrì của amoxicilin trong dạ dày. Các kết
quả này cho thấy hạt nổi kết dính niêm mạc có thể được sử dụng để cố định kháng
sinh ở vùng dạ dày nhằm nâng cao hiệu quả điều trị [15].
Jerzsele và cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến độ ổn
định của dung dịch amoxicilin-acid clavulanic trong sản phẩm bột hòa tan dành cho
thú y. Trong đó, dược chất bị phân hủy phụ thuộc vào một số yếu tố môi trường.
Tác giả nghiên cứu tỷ lệ phân hủy của dược chất trong dung dịch nước có độ cứng
13


khác nhau (độ cứng 2, 6 và 10) và các giá trị pH (3,0; 7,0 và 10,0), và các máng làm
bằng các vật liệu khác nhau (kim loại hoặc nhựa). Khi tăng độ cứng của nước, độ ổn
định của cả hai chất đều giảm, amoxicilin ổn định hơn clavulanat trong các dung
dịch có độ cứng khác nhau. [24].
Mehta, A. C và cộng sự sử dụng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) để xác định
độ ổn định hóa học của amoxicilin và kali clavulanat tỷ lệ 250/62 trong dung dịch
uống (Augmentin), được bảo quản ở nhiệt độ phòng và 8o C trong khoảng thời gian

11 ngày. Kết quả cho thấyamoxicilin ổn định hơn clavulanat. Amoxicilinổn định
trong 7 ngày ở cả hai nhiệt độ. Kali clavulanat duy trì 90% nồng độ ban đầu của nó
trong 7 ngày ở 8oC nhưng giảm xuống hơn 40% trong cùng thời gian ở nhiệt độ
phòng. Thời gian để nồng độ kali clavulanat giảm xuống còn 90% nồng độ ban đầu
(t90) tại nhiệt độ phòng là 2 ngày [26].

CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên liệu
Bảng 2.1: Các nguyên liệu, tá dược sử dụng trong bào chế
STT

Nguyên liệu

Nguồn gốc

Tiêu chuẩn

1

Amoxicilin trihydrat 88% (dạng Compact)

Trung Quốc

BP2013

2

Amoxicilin natri 95,1%


Đức

BP2015

3

Aerosil

Trung Quốc

USP32

4

Avicel PH102

Trung Quốc

USP32

5

Ethanol

Trung Quốc

TCNSX

6


HPMC K100LV

Mỹ

USP

7

Kali clavulanat 41,9% (dạng Compact)

Trung Quốc

TCNSX

8

Magnesi stearat

Trung Quốc
14

USP32


9

Natri citrat

Trung Quốc


TCNSX

10

Opadry White

Trung Quốc

TCNSX

11

Talc

Trung Quốc

USP32

Bảng 2.2: Các nguyên liệu, tá dược sử dụng trong kiểm nghiệm
STT

Nguyên liệu

Nguồn gốc

Tiêu chuẩn

1


Acid clohydric

Trung Quốc

TCNSX

2

Kali dihydro phosphat

Merck

TCNSX

3

Kali hydroxid

Trung Quốc

TCNSX

4

Kali clorua

Trung Quốc

TCNSX


5

Kali dihydro phosphat

Trung Quốc

TCNSX

6

Methanol

Merck

TCNSX

7

Natri hydroxid

Trung Quốc

TCNSX

2.1.2. Thiết bị nghiên cứu
- Máy dập viên SHAKTI LP2 (Ấn Độ).
- Cân kĩ thuật Sartorius TE3102S (Đức).
- Cân phân tích Sartorius TE3120 (Đức).
- Máy đo độ cứng PTB – 511E (Đức).
- Hệ thống máy HPLC Agilen Technologies 1200 Infinitive (Mỹ).

15


×