Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Yếu tố đua tranh trong chương trình trò chơi truyền hình khóa luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.5 KB, 98 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi SV96 bắt đầu lên sóng VTV cách đây 19 năm, trò chơi truyền hình
này này gần như đã tạo nên một hiện tượng trên khắp cả nước. Lần đầu khán
giả truyền hình được xem một chương trình mang đậm tính giải trí, có tính
tương tác giữa các đội chơi và hừng hực khí thế của người trẻ - thứ mà các
chương trình thường thức và mang tính giáo điều đến buồn ngủ thời đó không
làm được. Những tên tuổi như MC Lại Văn Sâm, Tạ Bích Loan hay các nghệ
sĩ Mỹ Linh, Hồng Nhung, ban nhạc Bức Tường… cũng nổi lên hẳn từ ảnh
hưởng của chương trình này. Sau đó, VTV tiếp tục cho ra đời loạt những
gameshow hấp dẫn không kém như: “Chiến nón kì diệu”, “Hãy chọn giá
đúng”, “Ai là triệu phú”… Những chương trình này đã nhanh chóng trở
thành những món ăn tinh thần không thể thiếu với nhiều gia đình Việt Nam.
Ra đời từ nhu cầu thực tế, bám sát tâm lý của khán giả Việt, nên các
chương trình trò chơi truyền hình đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía khán
giả. Dù có thế mạnh riêng trò chơi truyền hình vẫn bị cạnh tranh gay gắt với các
chương trình truyền hình khác. Thực tế hiện nay muốn giữ vững sự thu hút của
khán giả, một vấn đề đang đặt ra cho những người làm chương trình trò chơi
truyền hình đó là phải luôn làm sao nâng cao chất lượng, tạo được sự hấp dẫn,
mới mẻ cho chương trình. Có nhiều giải pháp đã được đưa ra và thực hiện, trong
đó có một giải pháp được nhiều quan tâm, đó là khai thác, tạo ra yếu tố ganh đua
trong chương trình. Mục đích nhằm tăng chất xúc tác giữa các người chơi giúp
cho các phần chơi thêm phần gay cấn và hấp dẫn.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc khai thác, xử lý các yếu tố
ganh đua trong chương trình trò chơi truyền hình nhiều lúc chưa thật sự được
quan tâm và chưa hiệu quả. Thực tiễn này là lý do thôi thúc tôi chọn: “Yếu tố
ganh đua trong chương trình trò chơi truyền hình” (Khảo sát chương trình

1



“Đường lên đỉnh Olympia”, “Chiếc nón kì diệu”,“Thử thách đường
phố”,“Vui-khoẻ-có ích”, “Hãy chọn giá đúng”, “Ai thông minh hơn học sinh
lớp 5” trên kênh VTV3 từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2015) để làm đề tài cho
Khoá luận Tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay, có ít đề tài nghiên cứu đề cập đến vấn đề yếu tố ganh đua
trong các chương trình trò chơi truyền hình. Hiện mới chỉ có một số ít tài liệu
liên quan như:
• “Trò chơi truyền hình - một thể loại mới của truyền hình Việt Nam”
(Hoàng Thị Hải - Luận văn tốt nghiệp Đại học Báo chí, chuyên ngành Truyền
hình, H, 1998)
Luận văn đi sâu nghiên cứu trò chơi truyền hình như một thể loại báo
chí mới xuất hiện và những thế mạnh của nó trong việc thu hút khán giả
truyền hình.Tác giả đã phân tích đặc điểm của kịch bản và cách tổ chức thực
hiện chương trình.Ngoài ra trên cơ sở khảo sát các chương trình trò chơi
truyền hình đã và đang phát sóng, đưa ra các nhận định, phân tích và đề xuất
để nâng cao chất lượng chương trìnhtrò chơi truyền hình.
• “Tổ chức sản xuất các trò chơi truyền hình” (Vũ Thanh Hường Luận văn Thạc sĩ báo chí, ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia, H, 2003);
Luận văn tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi
truyền hình như một hình thức báo chí mới xuất hiện; những thế mạnh của nó
trong việc thu hút khán giả truyền hình.Ngoài ra luận văn còn đi sâu phân tích
những đặc điểm kịch bản và cách tổ chức thực hiện chương trình như: tìm đối
tượng tham gia phù hợp, chuẩn bị đạo cụ minh họa, liên hệ các cố vấn chuyên
môn và hệ thống các công tác viên đắc lực, tập luyện và tổ chức buổi ghi hình tại
trường quay và hiện trường, chu toàn khâu hậu kì và dựng băng phát sóng…Trên
cơ sở khảo sát các chương trình ở kênh VTVT đề xuất một số giải pháp nâng cao
chất lượng các chương trình trò chơi truyền hình nói chung.
2





“Nâng cao tính hấp dẫn của các chương trình giải trí trên truyền

hình thông qua việc áp dụng một số thủ pháp sân khấu” (Bùi Thu Thuỷ Luận văn Thạc sĩ báo chí, ĐHKHXH&NV - ĐH Quốc gia, H, 2003)
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên mới bước đầu đề cập đến
một số khía cạnh của vấn đề yếu tố ganh đua trong các chương trình trò chơi
truyền hình.Tuy nhiên, về mặt học thuật, gần như chưa có một đề tài nào nghiên
cứu cụ thể, cơ bản nội dung yếu tố ganh đua trong các chương trình trò chơi.
•“Sự tham gia của khán giả trong chương trình trò chơi truyền hình”
(Trần Thị Hằng –Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền, H,
2009);
Khóa luận chỉ ra thực trạng sự tham gia của khán giả trong chương
trình trò chơi trên kênh VTV3, ưu điểm và những hạn chế của sự tham gia
này.Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút nhiều hơn nữa sự
tham gia của khán giả trong các các chương trình trò chơi truyền hình trên
sóng Đài Truyền hình Việt Nam trong thời gian tới.
• “Yếu tố hấp dẫn trong chương trình trò chơi truyền hình”
(Nguyễn Anh Thư – Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên
Truyền, H, 2013)
Khóa luận nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, làm rõ những nguyên nhân
thành công và hạn chế trong việc xây dựng và khai thác yếu tố bất ngờ trong
một số chương trình trò chơi truyền hình trên kênh VTV3, từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm khai thác yếu tố này trong các chương trình trò chơi
truyền hình một cách hiệu quả trong thời gian tới.
Ngoài những công trình kể trên, còn một số công trình nghiên cứu
khoa học, các chuyên đề về Trò chơi truyền hình được sưu tầm, chọn lọc và
đăng tải trên các báo, tạp chí chuyên ngành, tạp chí nghiên cứu như: tạp chí
Người làm báo, tạp chí Truyền hình, tạp chí Lý luận và Truyền thông của Học
viện Báo chí và Tuyên truyền…Tuy nhiên, những bài viết đó hầu như cũng

chưa đề cập, phân tích về yếu tố ganh đua trong trò chơi truyền hình.
3


Tóm lại, các công trình nghiên cứu nêu trên mới bước đầu đề cập đến
một số khía cạnh của Trò chơi truyền hình như: sự tham gia của khán giả
trong chương trình trò chơi truyền hình, yếu tố bất ngờ trong chương trình trò
chơi truyền hình….Về mặt học thuật, gần như chưa có một đề tài nào nghiên
cứu cụ thể, cơ bản nội dung yếu tố ganh đua trong các chương trình trò chơi.
Đó chính là khoảng trống về cả mặt lý luận và thực tiễn cần tiếp tục
được nghiên cứu sâu. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Yếu tố ganh đua trong
chương trình trò chơi truyền hình” để nghiên cứu, với mong muốn có một sự
đóng góp phù hợp trong quá trình tìm hướng hấp dẫn hơn, thu hút hơn cho
các chương trình trò chơi truyền hình.
3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên
cứu, khảo sát thực tiễn, chỉ ra thực trạng việc khai thác, sử dụng yếu tố ganh
đua trong chương trình trò chơi truyền hình hiện nay, những thành công, hạn
chế và nguyên nhân hạn chế; từ đó tìm ra những giải pháp nhằm xây dựng và
sử dụng hiệu quả yếu tố ganh đua trong các chương trình trò chơi truyền hình.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, khóa luận phải thực hiện nhiệm vụ sau:
Một là: Làm rõ những vấn đề lý luận về yếu tố ganh đua trong chương
trình trò chơi truyền hình: Những khái niệm cơ bản; Các biểu hiện sự ganh
đua trong chương trình trò chơi truyền hình; Những yếu tố tác động tạo nên
yếu tố ganh đua trong trò chơi truyền hình; Vai trò của yếu tố ganh đua trong
các chương trình trò chơi truyền hình.
Hai là: Tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích làm rõ ưu điểm, hạn chế
và tác động của yếu tố ganh đua trong một số chương trình trò chơi của kênh
VTV3 Đài truyền hình Việt Nam.

Ba là: Đề xuất hệ thống những giải pháp nhằm nhằm xây dựng và sử
dụng hiệu quả yếu tố ganh đua trong các chương trình trò chơi truyền hình.

4


5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là yếu tố ganh đua trong chương trình
trò chơi truyền hình.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận khảo sát 6 chương trình trò chơi phát trên kênh VTV3 (Đài
truyền hình Việt Nam) như: Chương trình “Đường lên đỉnh Olympia ”,
Chương trình “Chiếc nón kì diệu", Chương trình “Thử thách đường phố”,
Chương trình “Vui khỏe có ích”, Chương trình “ Hãy chọn giá đúng”,
Chương trình “Ai thông minh học sinh lớp 5”. Đây là 6 chương trình trò chơi
truyền hình ra đời sớm và tồn tại thời gian dài trên sóng Đài truyền hình Việt
Nam. Ngoài ra, 6 chương trình này nằm trong “top” có sự quan tâm cao của
khán giả đối với các chương trình giải trí của VTV3 hiện nay.
Những chương trình này được khảo sát trong thời gian 1 năm từ tháng
3/2014 đến tháng 3/2015.
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở lý luận
Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận là các quan
điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng,
Nhà nước và các chủ trương, định hướng của ngành giáo dục về công tác báo
chí; một số lý thuyết về báo chí nói chung và báo chí truyền hình nói riêng.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả khóa luận sử dụng kết hợp một số
phương pháp sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Phương pháp này được sử dụng nhằm khái quát, hệ thống hóa, bổ sung
mặt lý thuyết về trò chơi truyền hình, các yếu tố ảnh góp phần tạo nên sự thành
công của chương trình trò chơi truyền hình nói chung, yếu tố ganh đua trong

5


chương trình trò chơi truyền hình nói riêng. Đây chính là những lý thuyết cơ sở
đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và đưa ra những giải pháp khoa học cho
vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê:
Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định tần số xuất hiện, chất
lượng, hiệu quả của yếu tố ganh đua trong chương trình trò chơi truyền hình
trên kênh VTV3. Phương pháp thống kê được dựa chủ yếu vào việc tác giả
phải lưu giữ, xem lại các chương trình liên quan đến vấn đề khảo sát từ tháng
3/2014 đến tháng 3/2015 trên VTV3.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, khảo sát việc sử dụng
yếu tố ganh đua, và tổng hợp vai trò của yếu tố ganh đua trong chương trình
trò chơi truyền hình trên kênh VTV3 hiện nay.
- Phương pháp điều tra xã hội học: (phỏng vấn sâu, phỏng vấn bảng
hỏi anket):
Phương pháp này dùng để điều tra công chúng, phỏng vấn những người
làm chương trình trong diện khảo sát và các chuyên gia, các nhà quản lý, cố
vấn của chương trình trò chơi truyền hình nhằm thu thập ý kiến đánh giá của
cá nhân xung quanh vấn đề nghiên cứu.
7. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Về mặt lý luận: Mảng đề tài về yếu tố ganh đua trong chương trình
trò chơi truyền hình chưa được nghiên cứu nhiều, do vậy khoá luận này là

công trình khoa học gần như đầu tiên tổng kết thực tiễn một cách hệ thống, rút
ra các luận điểm, kết quả có tính lý luận về đặc điểm, vai trò, chức năng của
yếu tố ganh đua trong trò chơi truyền hình. Với kết quả nghiên cứu, khóa luận
mong muốn góp một phần nhỏ làm phong phú hơn lý luận về trò chơi truyền
hình nói chung, yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của chương trình truyền hình nói
riêng.

6


- Về mặt thực tiễn: Khóa luận góp một phần nhỏ trong việc tổng kết, chỉ
ra thực trạng, làm rõ hơn ưu, nhược điểm trong việc xây dựng, sử dụng yếu tố
ganh đua trong các chương trình trò chơi truyền hình hiện nay thông qua khảo
sát một số chương trình trò chơi truyền hình tiêu biểu trên kênh VTV3 hiện nay;
đồng thời đưa ra một số giải pháp cho việc khai thác, sử dụng yếu tố này sao cho
hiệu quả. Kết quả đạt được của khóa luận sẽ góp một phần giúp ích cho những
hoạt động nghiên cứu cũng như thực tiễn việc tác nghiệp của phóng viên sản
xuất các chương trình trò chơi truyền hình hiện nay.
8. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, phần nội dung chính của khoá
luận được kết cấu làm 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về yếu tố ganh đua trong chương trình
trò chơi truyền hình
Chương 2: Khảo sát yếu tố ganh đua trong các chương trình trò chơi
truyền hình trên kênh VTV3 – Đài truyền hình Việt Nam
Chương 3: Những giải pháp nhằm xây dựng và sử dụng hiệu quả yếu tố
ganh đua trong chương trình trò chơi truyền hình.

7



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ YẾU TỐ GANH ĐUA
TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Trò chơi
Theo từ điển tiếng Việt: “Trò chơi” là một danh từ với ý nghĩa là:
“Hoạt động bày ra để vui chơi, giải trí” [1, tr.1001].
Trong tiếng Anh: “Game” có nhiều nghĩa nhưng ở dạng danh từ thì
“Game” nghĩa là “Trò chơi”. “Game” được từ điển Anh - Việt giải thích như
sau: “form of play or sport with rules” (đó là dạng trò chơi hay thể thao có
luật lệ) [2, tr.125]. Tương tự, trong tiếng Pháp, “trò chơi” là “Jeu” được khái
quát “là những hoạt động về thể chất hoặc tinh thần và không nhất thiết phải
cần một kết quả hữu ích. Với hoạt động ấy thì người thực hiện có thể có niềm
vui” hay “Là những hoạt động giải trí tuân theo những quy tắc thông thường
và bao gồm người thắng cuộc, người thua cuộc và được thực hiện theo nhiều
phương cách khác nhau: thể chất, trí tuệ” [3].
Trong cuốn “Tổ chức hoạt động vui chơi ở học sinh tiểu học nhằm phát
triển tâm lực, trí tuệ và thể lực cho học sinh”, nhóm tác giả cho rằng: “ Trò
chơi là hoạt động vui chơi mang chủ đề, nội dung nhất định và có những quy
định mà người tham gia Trong cuốn “Trò chơi dân gian Việt Nam” định nghĩa
rằng: “ Trò chơi là hình thức vui chơi giải trí.Nó dùng những phương tiện gợi
cảm để mô tả lại đời sống tự nhiên xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân hoặc
tập thể.” [15, tr.4].
phải tuân thủ” [14, tr.17].
Nhà nghiên cứu người Pháp - Roger Gailoir đưa ra 6 tiêu chí để phân
biệt trò chơi với các hoạt động khác của con người:
-“Trò chơi là hoạt động tự do, người tham gia không thể bị bắt buộc,
nếu làm ngược lại thì trò chơi sẽ mất hết tính hấp dẫn của sự giải trí và tinh
thần hào hứng.

8


- Trò chơi là một hoạt động tách rời, nó diễn ra trong một giới hạn
không gian cụ thể được xác lập trước. Không gian, thời gian đó thay đổi tuỳ
theo từng trò chơi, có thể rất rộng mà cũng có thể rất hẹp, nhưng vẫn tách
rời khỏi cuộc sống lao động hằng ngày diễn ra trong một phạm vi riêng biệt.
- Trò chơi là một hoạt động vô thường không ai có thể xác định trước
diễn biến của nó cũng như kết quả cuối cùng của trò chơi.
- Trò chơi không làm ra của cải…
- Trò chơi là một hoạt động có quy tắc, có thể đơn giản hay phức tạp,
thậm chí có khi rất mơ hồ, không rõ ràng. Nhưng đó là những ước định mới
của những người bước vào cuộc chơi mà nội dung chính là thay thế các quan
niệm, các thói quen thông thường chi phối cuộc sống của con người thường
ngày. Tức là khi tham gia cuộc chơi, con người phải tuân theo những ước lệ
mới được thiết lập khiến cho mọi người tham gia đều bình đẳng lúc xuất
phát, không bị trói buộc vào thân phận của cuộc sống.
- Trò chơi là một hành động giả định, nằm ngoài cuộc sống bình
thường, nó gây nên một nhận thức cảm giác đối với thực tại. Tuy có thể bắt
nguồn từ những hoạt động thường ngày của con người, nhưng trò chơi bao
giờ cũng tạo ra một cuộc sống khác hẳn. Có những hành động trong trò chơi
mô phỏng hành vi lao động của con người như chèo thuyền, nấu cơm, dệt vải
nhưng vẫn diễn biến theo một cách riêng, hoặc cách điệu hoá, hoặc giản lược
hay làm phức tạp” [4, tr.9-10].
Như vậy, với sự tìm hiểu và liệt kê ở trên thấy rằng: thực tiễn có rất
nhiều quan niệm và cách định nghĩa khác nhau về “Trò chơi”. Mặc dù có
cách diễn đạt khác nhau trong khái niệm nhưng qua phân tích, nghiên cứu dễ
dàng nhận thấy các quan niệm có một điểm chung, đó là, “trò chơi” đều
hướng tới mục đích giải trí. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả xin
được đưa ra khái niệm về “Trò chơi” như sau: “Trò chơi là hoạt động có quy

tắc (luật lệ), diễn ra tách rời với cuộc sống lao động bình thường, nó giúp
con người thư giãn, giải trí”.
9


1.1.2. Trò chơi truyền hình
Khi xã hội ngày càng phát triển đặc biệt là sự phát triển của công nghệ
và khoa học kĩ thuật thì các phương tiện truyền thông đại chúng lại càng đóng
một vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Dù sinh sau đẻ muộn
nhưng rõ ràng truyền hình đã thể hiện được những ưu thế của mình. Với sự đa
dạng trong nội dung và hình thức, truyền hình không chỉ mang lại thông tin
mà còn là kênh giải trí đáp ứng nhu cầu thư giãn cuả con người trong đó có
đóng góp không nhỏ của trò chơi truyền hình. Vậy trò chơi truyền hình là gì?
Trò chơi truyền hình là một phần của cuộc sống mà diễn biến được
chuyển tải gần như trung thành với thực tế, thời gian phát sóng chương trình
rất gần với thời gian diễn ra của sự kiện và có thể coi như tường thuật lại sự
kiện và làm cho nó trở nên sinh động hơn nhờ cắt bỏ những giây phút thừa.
Ở Việt Nam chưa có một cuốn sách hay một công trình nghiên cứu
chuyên sâu về “trò chơi truyền hình”, do vậy cũng chưa có một định nghĩa
được coi là chuẩn mực nhất về vấn đề này. Tuy nhiên, thực tế dạng thức này
vẫn tồn tại và ngày càng phát triển. Trò chơi truyền hình (gameshow) là một
dạng hoạt động văn hóa, giải trí được hình thành sau khi truyền hình trở thành
một phương tiện truyền thông đại chúng. “Trò chơi truyền hình” gồm rất
nhiều dạng thức như: trò chơi trí tuệ, trò chơi vận động, trò chơi giải trí, trò
chơi mạo hiểm... nhưng tất cả đều có một đặc điểm chung là hình thành, tồn
tại và phát triển nhờ vào sức mạnh thu hút của loại hình truyền hình. Phần lớn
các trò chơi truyền hình thường được thực hiện tại trường quay của đài truyền
hình hoặc trong một diện tích hẹp phù hợp với hoạt động thu hình do đó số
lượng người chơi thường không lớn. Hiện nay, các trò chơi truyền hình được
các công ty chuyên cung cấp bản quyền trò chơi truyền hình sáng tạo và sản

xuất thử. Các hãng truyền hình, các công ty quảng cáo sẽ mua lại bản quyền
các trò chơi này và thực hiện chúng. Tại Việt Nam, trò chơi truyền hình phát
triển với tốc độ rất nhanh, hầu hết tất cả các đài lớn đều cho ra đời nhiều

10


chương trình mới và hoạt động mạnh nhất là kênh VTV3 của Đài truyền hình
Việt Nam.
Theo Tiến sĩ Tạ Bích Loan, người phụ trách mảng trò chơi truyền hình
của Đài Truyền hình Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2007, đồng thời cũng là
người có nhiều bài viết và nghiên cứu về thể loại độc đáo này, đã định nghĩa: "Trò
chơi truyền hình tường thuật một cuộc trình diễn mà trong đó các thành viên
tham gia vào một cuộc thi đấu theo một luật lệ nhất định, được tổ chức ghi hình
và đưa lên sóng truyền hình sao cho mọi người dễ dàng theo dõi" [5, tr.286].
Theo Thạc sĩ Đặng Diễm Quỳnh - Phó trưởng Ban Truyền hình Thanh
Thiếu niên (VTV6):“Trò chơi truyền hình, đây là một loại chương trình phức
tạp và đòi hỏi dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp với nhiều khâu được kết nối
đồng bộ. Đặc điểm chính là đều tuân thủ một format ổn định, đôi khi gò bó
nhưng dễ tạo thói quen theo dõi cho người xem, sau khi nắm vững luật chơi
khán giả sẽ hướng sự quan tâm vào người tham gia thi thố. Format mạnh là
format dễ hiểu nhưng có tính linh hoạt cao, nhiều điểm bất ngờ và người chơi là
người được quyết định mọi kết quả - dù là thành công hay thất bại” [6, tr45].
Còn nhà báo Đỗ Bạch Dương - Trưởng phòng Nội dung 2 (kênh
VTV6), người từng tham gia sản xuất mộ số chương trình trò chơi phát
sóng trên kênh VTV3 đã chia sẻ:“Đã từng có những cuộc tranh luận rằng
trò chơi truyền hình có phải là một thể loại báo chí hay không nh ưng theo
tôi điều đó là không cần thiết. Trong thời đại bùng nổ truyền thông như
hiện nay, một số thể loại báo chí truyền thống giao thoa lẫn nhau, hoặc
phát triển theo những hướng mới nhiều khi khiến người ta khó định danh

nó còn thuộc thể loại gì. Miễn là những tác phẩm theo những phương
thức thể hiện đó vẫn giúp tác giả thể hiện được ý đồ, mang giá trị tới
công chúng… Trò chơi truyền hình mang lại giá trị lớn nhất là tính giải
trí và kiến thức và được công chúng tiếp nhận và yêu thích. Có thể nó còn
thiếu những yếu tố khác để được xếp vào 1 thể loại báo chí nh ưng những

11


yếu tố trên cũng đã quá đủ để chẳng cần thiết phải tranh luận xem liệu
trò chơi truyền hình có phải là 1 thể loại báo chí hay không?” [7, tr.75].
Từ những suy nghĩ, quan niệm về trò chơi truyền hình nêu trên, tác giả
nhận thấy các khái niệm có nhiều điểm chung chỉ khác nhau về cách diễn đạt,
trình bày. Để tiện cho việc nghiên cứu, dựa trên những quan điểm ở trên, kết
hợp với thực tiễn sinh động, chúng tôi xin đưa ra một khái niệm ngắn gọn
nhưng mang tính khái quát như sau về “trò chơi truyền hình”:“Trò chơi
truyền hình là một dạng thức trên truyền hình xây dựng từ những hoạt động
hay những trò chơi trong cuộc sống được cải biến ít nhiều cho phù hợp với
đặc trưng, chức năng của truyền hình, được tổ chức ghi hình và đưa lên sóng
sao cho khán giả dễ dàng theo dõi nhằm mục đích giải trí”.
1.1.3. Chương trình trò chơi truyền hình
Trên thế giới, ra đời từ những năm 20 của thế kỉ XX, truyền hình đã
phát triển mạnh mẽ nhờ sự ứng dụng những thành tựu to lớn của thế giới. Dần
dần truyền hình đã trở nên quá đỗi thân thiết với mọi người và trở thành
phương tiện truyền thông phổ biến. Sức mạnh của truyền hình thể hiện ở sự
cập nhật thông tin, sự kết hợp của hình ảnh và âm thanh…và tất nhiên không
thể không kể đến tính chất giải trí cao, trong đó có trò chơi. Tuy nhiên, trò
chơi không tồn tại độc lập mà nó phải được kết cấu và xây dựng thành một
chỉnh thể trước khi đến với công chúng. Chỉnh thể đó chính là chương trình
trò chơi truyền hình. Vậy chương trình trò chơi truyền hình là gì?

Theo Tuyển tập ngôn ngữ học (2008): “Chương trình là toàn bộ
những dự kiến hoạt động theo một trình tự nhất định và trong một thời gian
nhất định” [8, tr.57]. Chương trình truyền hình là sản phẩm của truyền hình,
là kết quả hoạt động của truyền hình, trong đó bao hàm cả quá trình sáng tạo
ra nó từ nhiều công đoạn khác nhau, tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau, quá
trình tạo dựng và sắp đặt kế hoạch tác phẩm, chuyên mục.
Cuốn “Chương trình truyền hình” của PGS.TS Dương Xuân Sơn
định nghĩa: “Chương trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp bố trí hợp lý
12


các tin bài, bảng tư liệu, hình ảnh, âm thanh trong một thời gian nhất định
được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt,
đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang
lại hiệu quả cao nhất cho khán giả.[16, tr.96]
Từ thực tiễn quan sát, khảo sát các kênh truyền hình trên thế giới cũng
như Việt Nam hiện nay, kết hợp soi chiếu với những quan niệm về chương
trình nêu trên, có thể đưa ra định nghĩa về chương trình trò chơi truyền hình
như sau: “Chương trình trò chơi truyền hình được xây dựng trên nền tảng của
một hay nhiều trò chơi truyền hình hoàn chỉnh hoặc có thể kết hợp với một số
thể loại của truyền hình hoặc với những thông tin tài liệu khác được sắp xếp
theo một trình tự tương đối nhất quán thành một chỉnh thể, với thời lượng ổn
định và phát định kỳ”.
Trên thế giới, trò chơi truyền hình là một trong những dạng chương trình
truyền hình có sức tồn tại lâu nhấ tiền thân của nó là những cuộc thi đố trên đài
phát thanh. Khi những nhà truyền hình nắm bắt lấy hình thức này thì nó nhanh
chóng trở thành một trong những thể loại có sức lôi cuốn khán giả lớn nhất.
Hiện nay, có tới hàng trăm chương trình trò chơi truyền hình xuất hiện và đã
trở thành những “làn sóng lan tỏa”, được bán bản quyền đi hàng trăm nước trên
thế giới.Ví dự như: Wheel of fortune (Bánh xe may mắn); Jeopardy; Match

game; Who want tobe a millionaire (Ai muốn trở thành triệu phú)…
Ở Việt Nam SV 96 là chương trình trò chơi truyền hình đầu tiên.
Chương trình ra đời lập tức đã thu hút được sự theo dõi của hàng triệu khán
giả trên khắp mọi miền đất nước. SV96 ra đời mở đường cho hàng loạt
chương trình truyền hình khác. Hiện nay, Đài truyền hình Việt Nam cũng như
các Đài truyền hình địa phương cũng bắt tay vào sản xuất nhiều chương trình
gameshow. Đặc biệt không ít chương trình thuần Việt đã để lại những dấu ấn
tốt đẹp như: “Làng vui chơi, làng ca hát” (VTV1); “Kính vạn hoa”, “Theo
dòng lịch sử” (VTV2); “Bảy sắc cầu vồng”, “Ở nhà chủ nhật”, “Đường lên

13


đỉnh Olympia”, “Vườn cổ tích” (VTV3)…,“Khỏe và khéo” (Đài PTTH Hà
Nội); “Vui để học” (Đài TH TP. HCM)…
1.1.4. Ganh đua
Theo từ điển Tiếng Việt: “Ganh là sự đối đầu, cố hết sức để sao cho
được hơn người và tỏ ra khó chịu khi thấy người ta có phần hơn mình”
[1,tr.484].
Ganh đua là cố hết sức để hơn người khác trong một hoạt động nào đó
có nhiều người cùng tham gia, không muốn ai hơn hoặc bằng mình.Cuộc
ganh đua tạo căng thẳng vô hình giữa ai bên”. [1, tr.484]
“Ganh đua” hay có người gọi là “tranh đua", đó chính là sự cạnh tranh
để giành lấy phần thắng, phần hơn một cách nhanh nhất. Ganh đua là sự nỗ
lực phấn đấu, không nhân nhượng để đạt được kết quả tốt nhất.
Ganh đua trong một chương trình trò chơi truyền hình có thể hiểu là sự
nỗ lực của tất cả người chơi đều hướng về một mục tiêu đó là giành chiến
thắng, và một số trò chơi có phần thưởng lớn thì ganh đua nhằm hướng tới có
được phần thưởng đó.
Trong bất kỳ cuộc chơi nào, xuất phát điểm của các đội trong mỗi trò

chơi là như nhau. Vậy nên, để có thể bứt phá so với đội bạn thì các thành viên
chơi đều phải nỗ lực vận dụng hết tâm lực, trí lực để đạt được phần thưởng,
đạt vị trí dẫn đầu hơn các người khác gọi ganh đua. Quá trình nỗ lực đó tạo
nên sự ganh đua.
Từ những phân tích trên có thể hiểu: “Ganh đua trong chương trình trò
chơi truyền hình là sự nỗ lực phấn đấu, không nhân nhượng của người chơi
để đạt được kết quả tốt nhất trong thời gian ngắn nhất của trò chơi.”
Sự ganh đua là yếu tố cần của một chương trình trò chơi truyền hình.
Nếu không có ganh đua thì sự gay cấn, hấp dẫn của chương trình sẽ không
có. Nghĩa là, khi mà thắng hay thua không còn quan trọng thì “nhiệt” của
chương trình chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều. Một trò chơi nói chung, chương

14


trình trò chơi truyền hình nói riêng nếu thiếu đi yếu tố ganh đua thì người
chơi sẽ chơi khó hết mình, không chơi hết nhiệt tình của bản thân. Và như
vậy, tất yếu dẫn tới việc chương trình trò chơi đó sẽ khó thu hút được sự
theo dõi của khán giả.
Ganh đua không chỉ xuất hiện giữa các người chơi, các đội chơi mà còn
được tạo ra từ ê - kip thực hiện chương trình như âm thanh, ánh sáng, luật
chơi, khán giả, đạo cụ…
1.2. Biểu hiện của sự ganh đua trong chương trình trò chơi truyền hình
Ganh đua chỉ diễn ra giữa những người tham gia trò chơi đó. Vậy, bất
kỳ một trò chơi nào đối tượng tham gia cũng bao gồm: người chơi trực tiếp và
khán giả.
Người chơi trực tiếp thường là những người trực tiếp trả lời những câu
hỏi, tham gia trực tiếp những phần chơi do ban tổ chức chương trình đưa ra,
và trình diễn những phần chơi cũng như đáp án những phần chơi đó và được
máy ghi hình ghi lại và phát sóng. Người chơi trực tiếp được nhà đài tuyển

chọn và mời chơi. Người chơi trực tiếp có thể cùng ekip sản xuất chương
trình thực hiện chương trình tại trường quay hoặc ở một địa điểm nào đó như
trong fomat hay kịch bản đã đặt ra.
Khán giả là người theo dõi những phần chơi đang diễn ra. Khán giả có
thể tham gia xem trực tiếp trong trường quay hoặc ngồi trước màn hình tivi
hay một phương tiện thu xem nào đó để xem chương trình.
Ganh đua xuất hiện trong chương trình, trong quá trình những người
liên quan tham gia chơi - đó là người chơi và khán giả. Trong quá trình trò
chơi diễn ra, biểu hiện của sự ganh đua có thể thể hiện ở những góc độ sau:
1.2.1. Về cảm xúc
Trong quá trình tham gia chương trình trò chơi truyền hình sự ganh đua
sẽ tạo nên ở người chơi rất nhiều cung bậc cảm xúc.

15


• Phấn khích
Phần khích thể hiện ở việc người chơi trở nên hào hứng và quyết tâm
trước mỗi thử thách mà chương trình đưa ra. Và chính sự phấn khích khiến
người chơi thấy tự tin và sự chủ động trong khi chơi. Phấn khích khiến người
chơi ở mỗi phần chơi không hề nao núng mà người chơi trở nên tập trung cao
độ để “chiến đấu” với đối phương nhằm đạt thành tích cao nhất. Phấn khích
có thể khiến người chơi có những hành động khác hơn bình thường, nhảy
cẫng lên vì vui mừng vì hoàn thành tốt phần thi hay thử thách hợp với sở
trường của mình; hay họ cười lớn và hét to vì thích thú trước thử thách của
chương trình hay thấy đối thủ của mình lo lắng, bối rối trước thử thách mà
chương trình đưa ra…Phấn kích là một yếu tố khiến khán giả thích thú.
• Bối rối
Ngược với những người chơi có phong thái tự tin, phấn khích thì đó là
sự lo lắng không biết làm thế nào – đó là sự bối rối. Bối rối là trạnh thái cảm

xúc xuất hiện khi các đối thủ - những người chơi đang chạy đua - ganh đua để
về đích nhưng quá trình đó họ chưa tìm ra giải đáp, khiến họ lo lắng, lúng
túng. Sự bối rối này là do thử thách không thuộc sở trường của họ, họ không
tự tin vào khả năng của mình và nghĩ rằng mình không thể vượt qua.
• Có chút ghen tị và bực bội
Bản chất của trò chơi truyền hình là một cuộc thi có sự ganh đua giữa
các người chơi.Vì vậy, khi thấy đối thủ của mình đang làm tốt hơn mình, đạt
được kết quả cao hơn mình hay đang có lợi thế hơn mình thì tất nhiên sẽ nảy
sinh một chút ghen tị và đôi khi là bực bội. Bên cạnh mục đích giao lưu học
hỏi thì mục đích mà hầu hết các ngươi chơi hướng tới khi tham gia chương
trình trò chơi truyền hình đó là “rinh” phần thưởng về nhà. Vì vậy, bất cứ ai
“cản trở” quá trình đi đến phần thưởng đều khiến bản thân người chơi không
thoải mái. Và chính sự ghen tị, bực bội đó khiến người chơi thêm quyết tâm,
thêm nỗ lực và cố gắng bứt phá. Và quá trình đó cho thấy sự ganh đua.
16


1.2.2. Về hành động
Thực tế, cảm xúc là những gì diễn ra trong suy nghĩ của người chơi. Tuy
nhiên, cảm xúc đó nhiều khi lại được trả lời bằng những hành động tương ứng.


Tập trung hơn

Khi bước vào thử thách người chơi trở nên tập trung hơn. Thời gian để
hoàn thành thử thách rất ngắn nên người chơi phải tập trung cao độ để hoàn
thành mục tiêu dưới áp lực thời gian.Vì phải ganh đua với các người chơi
khác nên sự tập trung của họ càng phải được phát huy cao độ.Chỉ cần một
phút lơ là có thể làm họ mất đi phần thưởng từ chương trình và thua cuộc với
đối thủ đang ganh đua với mình. Tập trung có thể thể hiện ở ánh mắt, ở cử

chỉ… Lúc đó ánh mắt người chơi không rời phần chơi, họ có thể nhíu mày,
mím môi, tay chống cằm, họ ít cười, ít nói hơn để có nhiều thời gian lắng
nghe hiệu lệnh ở xung quanh họ hơn…
• Quyết đoán hơn, tăng tốc hơn trong mọi suy nghĩ, hành động
Áp lực về thời gian, áp lực về giải thưởng, áp lực trước sự bứt phá của
đối phương khiến người chơi phải luôn có một sự chạy đua trong chính bản
thân mình. Người chơi luôn thúc giục bản thân phải thật nhanh, thật chính
xác, phải thật quyết đoán để chiến thắng áp lực thời gian, chiến thắng đối thủ
và đưa ra những lựa chọn thật chuẩn xác với mong muốn đạt được giải
thưởng mà chương trình đưa ra. Và chính trong sự ganh đua đó, khiến người
chơi quyết đoán hơn, tăng tốc hơn trong suy nghĩ và hành động. Điều này thể
hiện ở việc, người chơi ra tín hiệu trả lời (bấm chuông hay phất cờ…) nhanh
hơn (với trò chơi trí tuệ); họ thao tác một việc nào đó hay vận động nhanh
hơn, gấp hơn (với trò chơi vận động)…
• Bình tĩnh hơn
Trước các thử thách của chương trình, trước sự chứng kiến của khán
giả trong trường quay và cả khán giả đang xem truyền hình không phải ai
cũng có sự tự tin tuyệt đối. Nhưng trước sự cạnh tranh, bứt phá quyết liệt của
17


đối phương, lúc đó không ít người chơi đã trở nên bình tĩnh hơn bao giờ hết.
Điều này tập trung ở việc, họ tập trung lắng nghe hơn, thận trọng hơn trong
việc bấm chuông.
1.3. Những yếu tố tác động, tạo nên sự ganh đua trong chương
trình trò chơi truyền hình
1.3.1. Luật chơi
Luật chơi là thể lệ, là quy tắc đưa ra cho mỗi trò chơi nhằm đảm bảo
cho trò chơi đạt được đúng mục đích đặt ra. Luật chơi của trò chơi truyền
hình thể hiện ở việc hướng dẫn cách chơi, ở hình thức thưởng phạt cho mỗi

trò chơi.
Luật chơi giúp người chơi hình dung ra những gì mà họ sẽ thực hiện
và cách xử lý các tình huống đưa ra trong trò chơi. Luật chơi nếu thiết kế hợp
lý góp phần tạo nên sự kịch tính đẩy sự thi đấu - sự ganh đua giữa các đội
chơi lên đến cao độ.
Luật chơi là tiền đề để tạo nên sự ganh đua cho trò chơi truyền hình.
Luật chơi rõ ràng giúp người chơi biết họ đang “đứng” ở đâu? Sắp thua hay
đang thắng hay chỉ dừng lại ở điểm hòa, từ đó “hối thúc” sự cố gắng của mình
một cách thích hợp. Người chơi dựa vào luật chơi và bám chắc luật chơi để
ganh đua với đối thủ của mình. Một khi người chơi vi phạm luật xem như một
lần thất bại với đối thủ của mình.Vì vậy, để tận dụng hết lợi thế mà chương
trình mang lại, điều đầu tiên người chơi cần làm được là tuân thủ theo đúng
luật để không để “tuột” bất cứ cơ hội nào.
Việc nắm chắc được luật chơi xem như người chơi đã nắm được “hồn cốt”
của trò chơi, hiểu rõ được nhiệm vụ mà bản thân cần đạt được, chương trình kì
vọng gì ở mình và quan trọng hiểu luật chơi để có “chiến lược đối phó” với đối
thủ của mình như thế nào cho hợp lý để nắm chắc phần thắng về mình.
Một trong những thành phần tạo nên luật chơi có vai trò quyết định
trong việc tạo ganh đua đó là: yếu tố thời gian.Để tạo ra sự ganh đua giữa các

18


trò chơi, ban tổ chức chương trình phải tạo nên sự ấn định về thời gian giữa
các phần chơi. Điều đó thông qua sự tính toán bấm giờ của người dẫn chương
trình.Khi tranh tài tất cả người chơi đều được ấn định trong một lượng thời
gian nhất định. Thời gian trong mỗi phần chơi thường rất ngắn, dài nhất cũng
chỉ được một phút.Chính vì áp lực thời gian trong từng phần chơi nên sự nỗ
lực, phấn đấu của người chơi càng được đẩy lên đến cao độ.Và sự ganh đua
được tạo ra từ đây.Người chơi nào hoàn thành thử thách trước thời hạn hay

đúng thời hạn hay trong cùng khoảng thời gian đó người chơi nào hoàn thành
thử thách của chương trình trước người đó giành chiến thắng.
Có thể nói, yếu tố thời gian là mấu chốt để chương trình trò chơi truyền
hình tạo nên sự ganh đua gay cấn.Đây là yếu tố đẩy sự ganh đua lên cao độ
góp phần tạo nên sự hấp dẫn thu hút cho trò chơi truyền hình.
1.3.2. Giải thưởng
Mục đích của trò chơi truyền hình là đem tới cho khán giả sự thư giãn
sau những giờ phút lao động mệt mỏi. Người chơi, người xem đến với
chương trình với mong muốn được giao lưu, gặp gỡ, được giải trí. Tuy nhiên,
để kích thích sự tham gia, sự nỗ lực của người chơi, những người làm chương
trình đã nghĩ ra những cách khuyến khích người chơi. Phần thưởng - giải
thưởng đó là một cách thức để tạo sự ganh đua giữa các người chơi.
Hiện nay, phần nhiều các trò chơi đều có những giải thưởng thích hợp.
Có giải thưởng về vật chất, có giải thưởng về tinh thần. Bất kỳ ai khi tham gia
chơi đều cố gắng vươn tới giành chiến thắng, giành giải thưởng. Phần thưởng
tuy nhỏ hay rất lớn đều chứng tỏ họ là người “giỏi giang”. Và chính vì tâm lý
muốn chiến thắng – muốn giỏi giang như vậy khiến họ phải cố gắng, phải
ganh đua để vượt đối thủ. Thực tế cho thấy, với những trò chơi có giải thưởng
đặc biệt là bằng vật chất giải thưởng càng giá trị sự ganh đua càng trở nên
mạnh mẽ, quyết liệt.

19


1.3.3. Sự khuyến khích, cổ vũ từ bên ngoài
Khuyến khích đó là sự động viên của một người hay một tổ chức nào
đó cho một hoạt động đã, đang được thực hiện. Sự động viên, khuyến khích
có thể bằng vật chất nhưng cũng có thể bằng tinh thần. Sự khuyến khích kịp
thời thời từ bên ngoài khiến cho chủ nhân đang thực hiện một hoạt động nào
đó thêm phần cố gắng, nỗ lực để hoàn thành tốt hơn phần việc họ đang làm.

Và tất yếu một việc nào đó có từ 2 đối tượng cùng thực hiện, rõ ràng sự
khuyến khích từ bên ngoài khiến họ trở nên “vững vàng”, họ sẽ cố gằng bứt
phá để vượt đối phương nhằm hoàn thành công việc, về đích sớm. Chính điều
đó làm nên sự ganh đua.
+ Người dẫn chương trình
Để có thể xây dựng nên một trò chơi, cần có một ekip với rất nhiều
thành viên. Tuy nhiên đối tượng “sát cánh” gần nhất với người chơi đó chính
là người dẫn chương trình (MC). Nếu như trước đây, người dẫn chương trình
chỉ đơn giản là có ngoại hình phù hợp, khả năng ăn nói và ứng xử tình huống
nhanh chóng là coi như đạt, thì ngày nay các chương trình trò chơi truyền
hình yêu cầu cao hơn rất nhiều lần. Họ phải trở thành một nhịp cầu – nối các
đội chơi với nhau, nối người chơi với khán giả. Người chơi có nhiệt tình, hào
hứng, gắn kết với nhau hay không phụ thuộc một phần vào sợi dây kết nối
giữa MC với các thành viên chơi. Chỉ một sự động viên, khuyến khích kịp
thời hay một lời phê bình hoặc một sự “công kích” mà khiến đội chơi trở nên
say hơn, quyết tâm hơn để vượt đối thủ. Sự động viên, khuyến khích có thể
bằng lời nói, bằng ánh mắt, bằng cử chỉ… của MC dành cho những người
chơi khi chơi.
Các chương trình trò chơi truyền hình là hoạt động giải trí có tính chất
cộng đồng.Vì vậy, MC là người điều hòa các cá tính khác nhau.Trong quá
trình diễn ra trò chơi, người chơi thường thể hiện hai thái độ: hợp tác và ganh
đua.Tùy theo từng trò chơi có thể quyền lợi có thể đồng nhất với nhau về mặt

20


này, nhưng lại dộc lập với nhau về mặt khác.Như vậy, MC không chỉ đóng vai
trò là người khuyến khích sự ganh đùa mà vừa tạo ra sự hợp tác giữa những
người chơi với nhau.
Trong quá trình dẫn - điều khiển cuộc chơi, người dẫn cũng có thể là

người phát hiện những chi tiết, yếu tố (ngoài kịch bản) nhưng có khả năng tạo
ra hứng thú cho người chơi và người xem thì đó chính là cơ hội để người dẫn
“châm ngòi” làm nên sự ganh đua. Tuy nhiên, để tạo ra được sự ganh đua, sự
gay cấn cho trò chơi đòi hỏi người dẫn luôn phải linh hoạt và có hiểu biết.
MC phải biết lựa chọn những thời điểm được đánh giá là đỉnh điểm ganh đua
của trò chơi để phát huy hết vai trò của mình. Sự tác động bằng lời nói, hành
động của MC sẽ làm cho sự phấn đấu nỗ lực của người chơi sẽ đạt phong độ
tốt nhất, cuộc chơi thêm phần gay cấn và hấp dẫn.
+ Khán giả
Bên cạnh sự khuyến khích, động viên của MC thì sự cổ vũ của khán giả
cũng là một phần quan trọng tạo nên sự ganh đua trong quá trình chơi. Khán
giả trong trường hợp này là những người trực tiếp tham gia trong trường quay
chương trình trò chơi truyền hình. Bên cạnh việc chịu sự tác động trước
những yếu tố ganh đua từ chương trình đặt ra cho chính bản thân họ (các phần
chơi cho khán giả) họ còn là những người chủ động tạo nên những ganh đua
cho chương trình. Thực tế đã có một số trường hợp khán giả trường quay tạo
ra sự ganh đua thú vị trong chương trình trò chơi truyền hình như: không khí,
sự cuồng nhiệt mà cụ thể có khi chỉ đơn giản là sự vỗ tay tán thưởng, việc hò
reo gọi tên người chơi…khi cổ vũ cho các đội chơi. Điều này cũng làm cho sự
ganh đua của các đội được đẩy lên tới đỉnh điểm. Làm cho người chơi thêm
cố gắng, nỗ lực hơn để dành chiến thắng và đặc biệt là không để “phụ lòng”
sự mong chờ của khán giả ở kết quả thi đấu của mình.
Người chơi thường là đối tượng trực tiếp bị tác động bởi yếu tố ganh đua
trong quá trình tham gia trò chơi. Tuy nhiên, họ lại cũng có thể là những người

21


có khả năng tạo ra những tình huống ganh đua trong chương trình trò chơi
truyền hình khiến mọi người trong êkip, trong trường quay cũng như khán giả

truyền hình phải ngạc nhiên. Ganh đua do người chơi tạo ra có thể do người chơi
đó chơi “quá” xuất sắc; hay người đó nói, trình bày quá hay… khiến cho đối
phương muốn vượt để không bị “chìm” so với bạn.
Sự ganh đua trong trò chơi truyền hình có thể diễn ra ở bất kỳ nơi nào
trong trò chơi. Có thể ở đầu, ở giữa hay ở cuối cuộc chơi. Tuy nhiên, một trò
chơi hấp dẫn luôn cần tạo ra nhiều sự ganh đua, vì chỉ khi đó mới tạo nên sự hấp
dẫn đối với người xem.
1.3.4. Yếu tố kĩ thuật
Ngoài những yếu tố do con người góp phần tạo nên sự ganh đua như
đã nêu trên, các yếu tố kỹ thuật cũng là những thành tố có thể làm nên sự
ganh đua.
- Âm thanh
Âm thanh bao gồm: tiếng động hiện trường, âm nhạc. Âm thanh ngoài
tiếng động do con người tạo ra. Âm thanh còn có thể là âm nhạc (tiếng nhạc
hiện trường, nhạc hiệu chương trình, nhạc trong câu hỏi, tiếng hết giờ cuộc
chơi…); âm thanh này được tạo ra bởi các thiết bị như boom âm thanh, loa…
Âm thanh có thể thay đổi liên tục trong chương trình như trở nên nhanh bất
ngờ lúc cao trào cuộc thi hay mang đầy tính rộn ràng lúc người chơi giành
chiến thắng, âm thanh cũng có thể như sự hối thúc khiến người chơi phải tập
trung hơn để vượt đối thủ… Chính sự tập trung tìm đường bứt phá đó của mỗi
đội tạo nên sự ganh đua trong quá trình chơi.
- Ánh sáng
Cũng giống như âm thanh, ánh sáng nếu khai thác, sử lý thích hợp sẽ
là yếu tố tạo nên sự kịch tính, sự ganh đua trong quá trình chơi giữa các đội
chơi. Nếu âm thanh tác động vào thính giác thì ánh sáng tác động vào thị giác
của người chơi. Ánh sáng lúc sáng bừng, hay có lúc mờ tối… điều này tác

22



động vào tâm lý của người chơi, khiến người chơi phấn khích khi ánh sáng
bừng sáng; hay khiến người chơi hồi hộp lo lắng khi ánh sáng có thể tối đi…
tất cả những dấu hiệu khác thường đó (sáng quá hay tối quá…) đều đem đến
một thông điệp khác trước; có thể có người sắp chiến thắng và đồng nghĩa có
người sắp thua trong 1 trò chơi… Chính sự thay đổi về ánh sáng một cách có
tính toán như vậy khiến người chơi luôn bị “đánh động” để cố gắng trong trò
chơi. Nếu họ chưa thắng, ánh sáng góp phần làm họ “thức tình” và họ sẽ nỗ
lực để bứt phá đối phương. Nếu họ đã thắng, ánh sáng góp phần làm họ sảng
khoái và tạo hứng khởi để duy trì và tiếp tục bứt phá, vượt đối phương. Chính
những thay đổi về ánh sáng như vậy tạo nên những thay đổi trong tâm lý
người chơi. Và sự thay đổi này cũng là 1 yếu tố góp phần tạo nên sự ganh đua
trong quá trình chơi.
1.3.5. Yếu tố may rủi
Trong trò chơi truyền hình ngoài tuân theo luật chơi và những lợi thế bản
thân thì yếu tố may rủi cũng là yếu tố quyết định đến sự thắng thua của người
chơi. Và cũng chính vì những sự không mong muốn hay ngoài dự tính do yếu
tố may rủi đem lại như vậy khiến cho người chơi có tâm lý không hài lòng,
không thoải mái… muốn “bứt phá” “xóa” đi những điều không như mong
muốn đó đến với mình. Chính cảm xúc, suy nghĩ như vậy góp phần tạo nên sự
ganh đua giữa người chơi với nhau trong quá trình thực hiện các phần chơi.
1.4. Vai trò của yếu tố ganh đua trong chương trình trò chơi truyền hình
1.4.1. Tạo nên sự hấp dẫn cho chương trình
Ganh đua đó là những sự phấn đấu nỗ lực của người chơi để đạt được
kết quả tốt nhất. Khi xuất hiện ganh đua trong chương trình trò chơi, tất cả
những người liên quan trực tiếp đều có sự phấn đấu nỗ lực cao. Trong quá
trình chơi các người chơi, đội chơi ganh đua với nhau tạo nên không khí gay
cấn. Để đạt được kết quả cao hơn người cùng chơi, người còn lại phải có sự
xử lý tình huống, xử lý các thử thách của chương trình thật thông minh và

23



khéo léo.Quá trình xử lý nó sẽ tạo nên một không khí tập trung mới vào tình
huống và sự giải quyết tình huống đó. Chính giây phút phải xử lý tình huống
như vậy tự nó đã tạo nên sự khác thường so với sự đều đặn trong diễn biến,
tiến trình bình thường của cuộc chơi. Tâm lý của con người luôn muốn khám
phá, tìm hiểu những điều khác lạ và muốn cảm nhận, thưởng thức sự đối mặt
cũng như cách giải quyết những tình huống của người đối diện. Khi tình
huống bất ngờ được giải quyết, tâm lý người trong cuộc cũng như người tiếp
nhận sẽ được giải tỏa. Mọi đối tượng sẽ thở phào, điều này tạo nên cảm xúc
mới (có thể là vui, cũng có thể là nuối tiếc...). Nhưng chính cảm xúc đó đã
khiến cho chương trình thêm hấp dẫn. Và họ có tâm lý muốn tham gia, muốn
xem và khám phá tiếp phần sau của chương trình và những chương trình ngày
hôm sau.
1.4.2. Tạo nên những cung bậc cảm xúc khác nhau cho những đối
tượng liên quan
Cung bậc cảm xúc hay còn gọi là “các trạng thái tâm lý” - là các hiện
tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài và đóng vai trò làm nền cho
các quá trình tâm lý và các thuộc tính tâm lý biểu hiện ra một cách nhất định.
Với các trạng thái tâm lý chúng ta thường chỉ biết đến khi nó đã xuất hiện ở
bản thân, tuy nhiên thường không biết được thời điểm bắt đầu và kết thúc của
chúng. Ví dụ: Trạng thái tập trung, chú ý, lơ đãng, mệt mỏi, vui, buồn, phấn
khởi, chán nản...
Tâm lý đem lại cho con người những trạng thái cảm xúc đa dạng. Cảm
xúc xuất hiện khi con người đối diện với những điều khác lạ - những điều
không mang đặc điểm hàng ngày quen thuộc. Chính vì vậy, khi gặp phải
những tình huống ganh đua trong cuộc sống nói chung trong chương trình trò
chơi truyền hình nói riêng, người đối diện với các tình huống đó sẽ xuất hiện
những trạng thái tâm lý hay nói cách khác những cảm xúc khác nhau. Đó có
thể là vui sướng, phấn khích, sững sờ, sợ hãi, lo lắng…Tất cả tạo nên một bức


24


tranh với nhiều mảnh ghép cảm xúc khác nhau khiến chương trình trở nên đa
dạng tình huống bất ngờ về tâm lí con người hơn.”
Những đối tượng được chứng kiến, tiếp nhận những cung bậc cảm xúc
này rất đa dạng. Đó là người chơi – nhân vật chính của chương trình; đó là
ekip những người tham gia sản xuất (đặc biệt là MC của chương trình)…
1.4.3. Làm cho người chơi (đội chơi) phát huy tối đa khả năng của mình
Đến với các chương trình trò chơi truyền hình từ người chơi đến khán giả
ngoài mục đích vui chơi giải trí để học hỏi còn một mục đích nữa chi phối họ đó
chính là giải thưởng đem về.Chính vì sự xác định mục đích rõ ràng trước khi
chơi nên họ biết rõ những gì mình cần làm.Từ đây ganh đua xuất hiện.Họ phải
vận dụng hết tất cả những khả năng của mình như trí tuệ, thể lực, sự khéo léo và
cả vận may của mình để cố gắng đạt được những mục tiêu đặt ra.
Có thể ngay từ đầu chương trình, các đối tượng liên quan đến chương
trình trò chơi truyền hình trong phần giới thiệu họ sẽ bộc lộ hết những gì nằm
trong sở trường và những gì không phải lợi thế của họ.Tuy nhiên, khi bước
vào cuộc chơi ngoài những thử thách có thể vượt qua dễ dàng thì những gì
không thuộc lợi thế của bản thân họ cũng phải cố gắng hết sức để vượt qua
chính mình, hoàn thành tốt thử thách của chương trình. Những khả năng vốn
có hay chưa có giờ được huy động hoặc hình thành “ngay tức thì” nhằm giải
quyết những vấn đề đặt ra với mong muốn hiệu quả nhất, để bứt phá vượt đối
phương. Lúc đó họ có thể sẽ phải bình tĩnh hơn, tự tin hơn, quyết đoán hơn…
Bên cạnh người chơi phải huy động mọi thế mạnh để ganh đua, bứt
phá thì ekip thực hiện chương trình, đặc biệt là MC sẽ phải thật sự linh hoạt
để có sự khuyến khích hay nhắc nhở kịp thời… điều này góp phần tạo nên sự
ganh đua trong trò chơi.
1.4.4. Làm cho các thành viên trong ekip luôn phải tư duy sáng tạo

Với các chương trình trò chơi truyền hình, khi khán giả đã trở nên quá
quen thuộc với một cái gì đó (chẳng hạn như kết cấu chương trình, hình thức

25


×