Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BTHK công nghệ nano trong môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.44 KB, 14 trang )

MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, vật liệu nano được biết đến với các ứng dụng như: cung cấp năng
lượng sạch, truyền tải điện năng hiệu suất cao, sử dụng vật liệu nano cho các hệ
thống lọc nước sạch… Một số nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, các
nước châu Âu đã nhìn nhận công nghệ nano như một trong những lĩnh vực triển
vọng nhất của thế kỷ 21 và đã có các dự án đầu tư tương đối lớn cho lĩnh vực này.
Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển thì công nghệ nano chưa được phát triển và
vẫn còn rất mới. Việt Nam cũng nằm trong nhóm các nước này.
Hiện nay, ở nước ta nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu là nguồn nước
ngầm. Nhưng nguồn nước này ở một số khu vực bị ô nhiễm, chứa các chất có hại
cho sức khoẻ con người như các kim loại nặng, các hợp chất lưu huỳnh, các hợp
chất nitơ, các hợp chất halogen và các hợp chất hữu cơ…Vấn đề mà người dân ở
các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Đồng
Bằng Sông Cửu Long, Hà Tĩnh,… đặc biệt quan tâm đó là sự ô nhiễm asen, amoni
trong nguồn nước sinh hoạt. Đây là các hợp chất có hại cho sức khoẻ con người,
gây bệnh hiểm nghèo như ung thư, suy giảm hoạt động hệ tiêu hoá và tiết liệu. Các
phương pháp hóa học, hóa-lí để xử lý nước như: kết tủa, hấp thụ, hấp phụ, trao đổi
ion, oxi hóa khử, tạo phức, thẩm thấu ngược..., tùy theo yêu cầu cụ thể mà chọn
phương pháp xử lý đơn lẻ hay tổ hợp. Phương pháp hấp phụ là biện pháp phổ biến
và có hiệu quả để loại bỏ asen, nhất là việc sử dụng vật liệu nano. Việc nghiên cứu
chế tạo và ứng dụng các vật liệu nano oxit kim loại để hấp phụ asen được nhiều
nhà khoa học quan tâm do những đặc tính ưu việt của chúng.

2


NỘI DUNG
1. Tổng quan về vật liệu nano TiO2:


Titandioxide (TiO2) là một loại vật liệu rất phổ biến trong cuộc sống hàng
ngày của chúng ta. Chúng được sử dụng nhiều trong việc pha chế tạo màu sơn,
màu men, mỹ phẩm và cả trong thực phẩm. Ngày nay lượng TiO2 được tiêu thụ
hàng năm lên tới hơn 3 triệu tấn. TiO2 còn được biết đến trong vai trò của một chất
xúc tác quang hóa. Tinh thể Titandioxide (TiO2) có nhiều dạng thù hình trong đó
có 3 dạng thù hình chính: Anatase (Có khả năng quang hóa), Rutile, Brookite.
Năm 1930, khái niệm quang

xúc tác ra đời. Trong

hoá học nó dùng để nói đến những

phản ứng xảy ra dưới

tác dụng đồng thời của ánh sáng và

chất xúc tác, hay nói

cách khác, ánh sáng chính là nhân

tố kích hoạt chất xúc

tác, giúp cho phản ứng xảy ra. Khi

có sự kích thích của ánh

sáng, trong chất bán dẫn sẽ tạo ra

cặp điện tử - lỗ trống và


có sự trao đổi electron giữa các

chất bị hấp phụ, thông

qua cầu nối là chất bán dẫn. Bằng

cách như vậy, chất xúc

tác quang làm tăng tốc độ phản ứng quang hóa, cụ thể là tạo ra một loạt quy trình
giống như phản ứng oxy hoá - khử và các phân tử ở dạng chuyển tiếp có khả năng
oxy hoá - khử mạnh khi được chiếu bằng ánh sáng thích hợp.
Khi được kích thích bởi ánh sáng có bước sóng thích hợp, các electron hóa trị
sẽ tách ra khỏi liên kết, chuyển lên vùng dẫn, tạo ra một lỗ trống mang điện tích
dương ở vùng hóa trị. Các electron khác có thể nhảy vào vị trí này để bão hòa điện
tích tại đó, đồng thời tạo ra một lỗ trống mới ngay tại vị trí mà nó vừa đi khỏi. Như
vậy lỗ trống mang điện tích dương có thể tự do chuyển động trong vùng hóa trị.
Các lỗ trống này mang tính oxy hóa mạnh và có khả năng oxy hóa nước thành
nhóm OH (OH*), cũng như một số gốc hữu cơ khác:
3


TiO2(h+) + H2O

OH* + H+ + TiO2

Vùng dẫn của rutile có giá trị gần với thế khử nước thành khí hidro (thế chuẩn
là 0,00V), trong khi với anatase thì cao hơn mức này một chút, đồng nghĩa với một
thế khử mạnh hơn. Theo như giản đồ thì anatase có khả năng khử O 2 thành O2- ,
như vậy là ở anatase các electron chuyển lên vùng dẫn có khả năng khử O 2 thành
O2-.

TiO2(e-) + O2

TiO2 + O2-

Chính các gốc OH* và O2- với vai trò quan trọng ngang nhau có khả năng
phân hủy các hợp chất hữu cơ thành H2O và CO2.
Khi TiO2 ở dạng tinh thể anatase được hoạt hóa bởi ánh sáng có bước sóng (λ)
thích hợp thì xảy ra sự chuyển điện tử từ vùng hóa trị lên vùng dẫn, tại vùng hóa trị
có sự hình thành các gốc OH* và RX+.
TiO2(h+) + H2O

OH* + H+ + TiO2

TiO2(h+) + OH-

OH* + TiO2

TiO2(h+) + RX

RX+ + TiO2

Tại vùng dẫn có sự hình thành của các gốc O2- và HO2*:
TiO2(e-) + O2
O2- + H+

4

O2- + TiO2
HO2*



2HO2*
TiO2(e-) + H2O2

H2O2 + O2
HO* + HO- + TiO2
O2 + HO* + HO-

H2O2 + O2

Vậy sự khác biệt là do dạng anatase có khả năng khử O 2 thành O2- còn rutile
thì không. Do đó anatase có khả năng nhận đồng thời oxy và hơi nước từ không
khí cùng ánh sáng tử ngoại để phân hủy các hợp chất hữu cơ. Tinh thể anatase dưới
tác dụng của ánh sáng tử ngoại đóng vai trò như một cầu nối trung chuyển điện tử
từ H2O sang O2, chuyển hai chất này thành dạng O2- và OH* là hai dạng có hoạt
tính oxy hóa cao có khả năng phân hủy chất hữu cơ thành H2O và CO2.
Do khả năng quang hóa của TiO2 chỉ trong vùng tử ngoại nên để tăng khả
năng quang hóa của vật liệu TiO2 người ta thường biến tính nó đi cùng với phi kim
hoặc kim loại.
TiO2 kết hợp với một số kim loại (Ag, Pt, Li, Zn, Cd, Mn, Ce, Cr, Fe, Al…) để
tạo ra những điểm giữ electron quang sinh, nhờ đó hạn chế được quá trình tái kết
hợp và đồng nghĩa với sự nâng hoạt tính xúc tác quang của TiO 2. Nhiều nghiên cứu
chỉ ra rằng, có thể pha tạp các cation ở mức độ thấp bằng phương pháp ngọn lửa
không hiệu quả cho hoạt tính quang xúc tác dưới chiếu xạ UV. Hơn nữa, hoạt tính
này không xảy ra dưới điều kiện ánh sáng khả kiến, mặc dù, các mẫu rắn vẫn hấp
phụ các hợp chất hóa học trong pha lỏng, hơi. Tuy nhiên, hoạt tính quang xúc tác
của TiO2 sẽ được tăng lên nếu được pha tạp với lantan, thiếc, sắt (III).
Ngược lại, các cation liên kết chặt chẽ bên trong tinh thể TiO 2, khi nung trong
không khí sẽ tạo thành vật liệu có hoạt tính trong vùng ánh sáng khả kiến. Khi
nung, có sự dịch chuyển điện tích từ các lớp bên trong tới bề mặt nên các nguyên

5


tử ở lớp sâu bên trong vẫn tạo ra được cặp điện tử - lỗ trống khi kích thích bằng
ánh sáng khả kiến. Như vậy, hiện tượng quang xúc tác vẫn xảy ra với ánh sáng khả
kiến trong các tinh thể TiO2 không pha tạp được bao xung quanh các tinh thể TiO 2
đã pha.
TiO2 kết hợp với một số nguyên tố phi kim (N, S, C, F,…) tạo sản phẩm có
năng lượng vùng cấm giảm xuống. Do vậy, yêu cầu về mức năng lượng để chuyển
electron từ vùng hóa trị lên vùng dẫn cũng giảm xuống và có thể sử dụng vùng ánh
sáng khả kiến để kích thích phản ứng quang hóa. Ngoài ra, khi pha tạp các nguyên
tố phi kim vào hợp chất TiO2 còn có những ưu điểm về kích thước hạt, độ tinh thể
hóa và diện tích bề mặt riêng. Các nghiên cứu gần đâycho thấy, khi các ion chứa
nitơ thay thế khoảng 2,25% các anion trong tinh thể TiO 2 thì bước sóng kích thích
nó sẽ dịch về khoảng 400 - 500 nm. Khi pha tạp, liên kết Ti-O-N được tạo thành
thay vì liên kết Ti-N. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tốc độ phân hủy chất hữu
cơ sẽ tăng gấp 3 lần nếu mẫu TiO2 pha tạp N được kích thích ở bước sóng 436 nm.
Sử dụng phương pháp phún xạ tạo được mẫu TiO 2 pha tạp N dưới dạng
màng mỏng có màu vàng tươi. Phương pháp đơn giản nhất để pha tạp TiO 2 với N
là nung bột TiO2 với ure trong không khí.
TiO2 còn có thể được kết hợp với các chất hấp phụ có hoạt tính bề mặt cao
khác như cacbon hoạt tính và zeolit nhằm tăng cường khả năng phân hủy chất ô
nhiễm. Thông thường, những vật liệu nền được chọn để phủ TiO 2 lên không bị mất
đi trong quá trình quang xúc tác. Một điều kiện nữa là trong suốt quá trình phủ, vật
liệu nền không giải phóng các thành phần hóa học của TiO 2 để giảm tính quang
xúc tác của nó. Ngoài những điều kiện trên thì việc chọn vật liệu nền còn phụ
thuộc điều kiện sử dụng, đặc tính cơ học, giá cả,… Thủy tinh, silic nóng chảy,
gốm, gạch men, bê tông, kim loại, các loại polyme, giấy và các loại vải đều được

6



dùng để làm vật liệu nền. Những vật liệu nền có thể ở các dạng viên tròn nhỏ, dạng
chuỗi, tấm mỏng,… .
TiO2 là một vật liệu bán dẫn vùng cấm rộng, trong suốt, chiết suất cao, từ lâu
đã được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp như: Sơn, nhựa, giấy, mỹ phẩm,
dược phẩm… Tuy nhiên, những ứng dụng quan trọng nhất của TiO2 ở kích thước
nano là khả năng làm sạch môi trường thông qua phản ứng quang xúc tác và khả
năng chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng ở quy mô dân dụng. Trong
lĩnh vực công nghệ nano, thật khó tìm thấy một loại vật liệu nào lại có nhiều ứng
dụng quý giá, thậm chí không thể thay thế như vật liệu nano TiO2.
2. Hiện trạng ô nhiễm asen ở Việt Nam:
Việt Nam là quốc gia có nguồn nước mặt và nước ngầm phong phú về trữ
lượng và chất lượng. Tuy nhiên, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa khá nhanh, sự
tăng dân số đã và đang gây ô nhiễm môi trường nước. Sự ô nhiễm môi trường nước
đang ngày càng lớn bởi các chất thải vô cơ và hữu cơ do các nhà máy thải ra và
chất thải sinh hoạt của con người. Trong số các chất ô nhiễm vô cơ, các kim loại
nặng là các chất gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sức khỏe của con người, đặc
biệt là sự có mặt của asen trong nước.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ
như Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hưng Yên đều
có nguồn nước bị ô nhiễm asen vượt mức cho phép đối với nước sử dụng cho mục
đích sinh hoạt (giới hạn cho phép < 0,01 mg/l theo QCVN 01/2009/BYT). Các tỉnh
thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến
Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang có nơi có nồng độ asen > 0,05 mg/l . Các tỉnh Thanh
Hóa, NghệAn, Hà Tĩnh cũng có nhiều nơi bị nhiễm asen, nồng độ asen có nơi đạt
0,5 mg/l.
7



Hiện nay, các vùng đô thị có nhà máy xử lý nước sạch tập trung, còn lại các
vùng nông thôn chưa có điều kiện để xây dựng các nhà máy xử lý nước tập trung.
Hệ thống xử lý nước chủ yếu là do tự chế tạo, sử dụng cát lọc loại bỏ sắt, chưa xử
lý asen. Một số vùng còn sử dụng nguồn nước cấp phục vụ mục đích sinh hoạt là
nước mặt của các con sông chảy qua. Nguồn nước này không ổn định, chứa nhiều
tạp chất, có thể chứa các chất bảo vệ thực vật do hoạt động sản xuất nông nghiệp
gây ra. Một số vùng sử dụng nguồn nước mưa cho mục định sinh hoạt, nguồn nước
này phụ thuộc nhiều vào thời tiết, chất lượng nước không được đảm bảo, do sự ô
nhiễm không khí ngày càng tăng. Do vậy, hàng ngày có hàng triệu người dân đang
tiếp xúc, sử dụng các nguồn nước ô nhiễm phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Đây là
thực trạng đáng báo động, cần có biện pháp xử lý để loại bỏ asen khỏi nguồn nước
sinh hoạt.
3. Quy trình tổng hợp vật liệu nano tổ hợp Fe2O3 - TiO2.
Đá ong là một vật liệu rất phổ biến ở các vùng trung du miền núi rất dễ lấy,
đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá... giá thành
rẻ, sử dụng được nguyên vật liệu địa phương, chắc chắn sẽ được cộng đồng chấp
nhận. Trong thành phần của đá ong chứa một hàm lượng hợp chất của sắt rất lớn
như : FeO(OH ), Fe2O3, K(AlFe) 2AlSi3O10(OH)2.H2O ngoài ra còn có các hợp
chất khác như SiO2...
Theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, khi trong nước có
chứa một hàm lượng sắt lớn lại có theo một hàm lượng nhỏ asen kể cả nước mặt và
nước ngầm. Điều đó chúng tôi cho rằng sắt có thể hấp phụ và giữ asen rất tốt.
Từ những yêu điểm trên, người ta đã nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano oxit
sắt titan trên chất mang là đá ong.

8


Có nhiều phương pháp để tổng hợp vật liệu oxit chứa sắt nhằm tạo ra vật liệu
có kích thước nanomet như: phương pháp đồng kết tủa, thủy nhiệt, sol – gel, tổng

hợp đốt cháy. Trong đó, phương pháp đốt gel PVA với một số ưu việt đã được áp
dụng rộng rãi để chế tạo vật liệu nano.
Tìm điều kiện tốt nhất Fe2O3

Tìm điều kiện tốt nhất TiO2

Urê
PVA

TiCl4
Tìm điều kiện tốt nhất
Fe2O3.TiO2
Fe(NO3)3

NH4NO3

Nung 700-900C trong 24h
Thêm đá ong vào
Sấy khô ở 1200C
trong 12h

Nung ở 2500C trong 3h

Nung ở 6000C
Trong 3h
9
Thu được vật liệu Fe2O3.TiO2


4. Ứng dụng của vật liệu nao oxit sắt titan (Fe2O3.TiO2).

Trong lĩnh vực xử lý asen vật liệu oxit TiO2 đã được nhiều nhà khoa học
quan tâm. Pirilä Minna và cộng sự đã nghiên cứu sử dụng hỗn hợp titan hydroxyt
và titan đioxit để loại bỏ asen trong nước. Sự hấp phụ As(III) và As(V) được mô tả
bằng mô hình đẳng nhiệt Langmuir với dung lượng hấp phụ cực đại là 31,8 mg/g
đối với As(III) và 33,4 mg/g đối với As(V) ở pH = 4.
Mitch D’Arcy và cộng sự đã nghiên cứu tổng hợp vật liệu compozit hệ
Fe2O3.TiO2 bằng phương pháp kết tủa và nghiên cứu khả năng hấp phụ asen. Sự hấp
phụ asen trên vật liệu compozit được mô tả bằng mô hình đẳng nhiệt Langmuir với
hệ số hồi quy R2 = 0,965. Dung lượng hấp phụ cực đại của vật liệu compozit hệ 16
Fe2O3.TiO2 là 12,1 mgAs(V)/g, cao hơn so với dung lượng hấp phụ 5,4 mgAs(V)/g
trên vật liệu TiO2 trong môi trường pH = 5. Tác giả chỉ ra rằng sự hấp phụ As(V)
theo cơ chế tạo phức với nhóm hydroxyt trên bề mặt vật liệu compozit.
Sử dụng vật liệu tổ hợp nano Fe 2O3.TiO2 phủ trên đá ong có khả năng không
phát sinh ra các hợp chất thứ cấp so quá trình xử lý. Khi có ánh sáng TiO 2 tách ra
điện tử hold và electron chuyển hóa As(III) và As(V) về As0.
Ngoài ra TiO2 biến tính còn có khả năng xử lý các hợp chất hữu cơ, chất
độc( chuyển hóa từ chất độc thành CO 2 và H2O), bảo quản thực phẩm, dùng tronng
10


các vật liệu sơn, gạch diệt khuẩn, máy lọc không khí, tạo ra khí H 2, tạo ra dòng
điện, tạo ra các vật liệu compozit để xử lý không khí, đất và nước.
5. Nghiên cứu khả năng hấp phụ asen trên vật liệu nano oxit hỗn hợp
Fe2O3.TiO2.
5.1 Thời gian đạt cân bằng hấp phụ.
Để xác định thời gian đạt cân bằng hấp phụ As trên vật liệu Fe 2O3.TiO2 , thí
nghiệm được tiến hành với 0,5 g vật liệu hấp phụ trong bình tam giác 250 ml và
100 ml dung dịch có nồng độ 5 mgAs/l. Khuấy liên tục trên máy khấy từ, lấy mẫu
theo thời gian, phân pha và phân tích nồng độ As còn lại trong dung dịch.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, dung lượng hấp phụ As tăng theo thời gian ở

thời gian 150 phút, dung lượng hấp phụ thay đổi không đáng kể. Tại thời điểm cân
bằng hấp phụ thì tốc độ hấp phụ As bằng tốc độ di chuyển của As ngược trở lại
dung dịch (giải hấp). Do vậy, thời gian đạt cân bằng hấp phụ As trên vật liệu oxit
hỗn hợp Fe2O3.TiO2 được chọn để nghiên cứu quá trình hấp phụ là 150 phút.

11


Bảng: Sự hấp phụ As theo thời gian trên vật liệu oxit hỗn hợp Fe2O3.TiO2
5.2 Ảnh hưởng của PH đến khả năng hấp phụ As.
Dung lượng hấp phụ As trên vật liệu Fe 2O3.TiO2 phụ thuộc vào pH, vì vậy
nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ As được tiến hành với nồng
độ As ban đầu là 10 mg/l, pH thay đổi từ 2 đến 10, khối lượng vật liệu 0,05 g,
khuấy liên tục trong 150 phút.
Kết quả cho thấy, sự hấp phụ As trên vật liệu oxit hỗn hợp phụ thuộc nhiều
vào pH, trong khoảng pH từ 2 đến 6 dung lượng hấp phụ As tăng dần và dung
lượng hấp phụ As giảm dần trong khoảng từ 6 đến 10. Điều này được giải thích là
do vật liệu Fe2O3.TiO2 có pHpzc = 6,3, trong môi trường pH < pH pzc bề mặt vật liệu
tích điện dương, quá trình hấp phụ As do lực hút tĩnh điện của các ion khác dấu
(As mang điện tích âm trong môi trường 2 < pH < 7 và tồn tại ở dạng H 2AsO4- ),
ngược lại trong môi trường pH > pH pzc bề mặt vật liệu tích điện âm, vì vậy sự hấp
phụ As giảm mạnh bởi lực đẩy tĩnh điện của các điện tích cùng dấu.
PH

Nồng độ As ban Nồng độ As ban Dung lượng hấp
đầu Ci (mg/l)
đầu Cf (mg/l)
phụ q (mg/g)
2
10,00

3,15
13,37
4
10,00
3,03
13,90
5
10,00
2,91
14,18
5,5
10,00
2,8
14,40
6
10,00
2,75
14,50
6,5
10,00
2,79
14,42
7
10,00
2,95
14,10
8
10,00
3,45
13,10

9
10,00
4,76
10,48
10
10,00
6,58
6,84
Bảng: Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ As trên vật liệu oxit hỗn hợp
Fe2O3.TiO2.
5.3 Dung lượng hấp phụ As
12


Thí nghiệm được tiến hành với 0,5 g vật liệu Fe2O3.TiO2 và 100 ml dung dịch
As có nồng độ thay đổi từ 5 đến 120 mg/l trong môi trường pH=6,5. Khuấy liên tục
trong thời gian 150 phút, phân pha và xác định nồng độ As còn lại trong dung dịch.
Kết quả hấp phụ As thí nghiệm trong môi trường pH = 6,5.
Nồng độ As(V) ban đầu Nồng độ As(V) sau hấp Dung lượng hấp phụ q
Ci (mg/l)
phụ Cf (mg/l)
(mg/g)
5,01
1,41
7,20
10,12
3,07
14,10
40,15
17,72

44,86
60,08
32,69
54,78
80,05
50,57
58,96
100,15
70,34
59,62
120,05
90,15
59,80
Bảng: Dung lượng hấp phụ As trên vật liệu oxit hỗn hợp Fe2O3.TiO2
Cân bằng hấp phụ As trên vật liệu Fe2O3.TiO2 được mô phỏng theo hai mô
hình hấp phụ Langmuir và Freundlich. Sự hấp phụ As trên vật liệu nano oxit hệ
Fe2O3.TiO2 (α – Fe2O3, TiO2 (anatat)) phù hợp với mô hình đẳng nhiệt Langmuir
(giá trị hằng số tương quan R 2 = 0,991 lớn hơn so với hằng số tương quan
Freundlich R2 = 0,957). Dung lượng hấp phụ cực đại tại pH = 6,5 của vật liệu nano
oxit hệ Fe2O3.TiO2 là 72,46 mgAs/g.

KẾT LUẬN
Ngày nay, xu hướng phát triển bền vững ngày càng trở nên phổ biến và được
“toàn cầu hóa”. Mục tiêu hiện đại của lĩnh vực xử lý ô nhiễm nói chung và xử lý ô
nhiễm nước nói riêng cũng không ngoài xu hướng đó. Cho đến nay đã và đang có
nhiều công trình nghiên cưu ứng dụng các loại vật liệu để tiến hành xử lý ô nhiễm
13


môi trường nước mà cụ thể hơn là xử lý Asen trong nước ngầm. Trong lĩnh vực xử

lý asen vật liệu TiO2 đã được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Với hoạt tính xúc tác cao, cấu trúc bền và không độc, vật liệu TiO 2 được cho
là vật liệu triển vọng nhất để giải quyết rất nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng
và thách thức từ sự ô nhiễm. TiO2 đồng thời cũng được hy vọng sẽ mang đến
những lợi ích to lớn trong vấn đề khửng hoảng năng lượng qua sử dụng năng lượng
mặt trời dự trên tính quang điện và thiết bị phân tách nước.

14



×