Tải bản đầy đủ (.doc) (221 trang)

Phát triển xuất khẩu mặt hàng thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2011 2020”. Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 221 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Luận án tiến sĩ “Phát triển xuất khẩu mặt hàng thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh thời
kỳ 2011- 2020” do NCS Trần Đình Nghị thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
tập thể giáo viên hướng dẫn, gồm: PGS.TS Nguyễn Văn Nam và PGS.TS Trần Đình
Thiên.
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả trong luận án này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Tác giả luận án

Trần Đình Nghị


ii

MỤC LỤC


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Chữ viết tắt Tiếng Việt
Chữ viết tắt
BĐKH
CBTS
CBPG
CCHC
DN
DN XK


GTTS
HNKTQT
HTQT
KTHS
HTX
NCS
NDT
NTTS
TMQT
TTHC
XK
XNK
XTTM
UBND
VNĐ
VSATTP

Nguyên nghĩa
Biến đổi khí hậu
Chế biến thủy sản
Chống bán phá giá
Cải cách hành chính
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp xuất khẩu
Giá trị thủy sản
Hội nhập kinh tế quốc tế
Hợp tác quốc tế
Khai thác hải sản
Hợp tác xã
Nghiên cứu sinh

Nhân dân tệ
Nuôi trồng thủy sản
Thương mại quốc tế
Thủ tục hành chính
Xuất khẩu
Xuất nhập khẩu
Xúc tiến thương mại
Ủy ban nhân dân
Việt Nam Đồng
Vệ sinh an toàn thực phẩm

2. Chữ viết tắt Tiếng Anh
Chữ viết tắt
AFTA
ASEAN
DEP

Nghĩa tiếng Anh
ASEAN Free Trade Area
Association of Southeast
Asian Nations
Department of Export
Promotion

Nghĩa tiếng Việt
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam
Á
Cục Xúc tiến xuất khẩu



iv

EPC
GDP
GINI
Global Gap
GMP
HACCP

PCI
TPCC
WEF

Export Promotion Cabinet Văn phòng Xúc tiến xuất khẩu
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm trong nước
GINI coefficient
Hệ số bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập
Global Good Agricultural Tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp
Practice
tốt toàn cầu
Good
Manufacturing Thực hành sản xuất tốt
Practice
Hazard Analysis Critical Hệ thống quản lý chất lượng vệ
Control Point
sinh an toàn thực phẩm dựa trên
nguyên tắc phân tích mối nguy và

kiểm soát
Provincial
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thành
Competitiveness Index
phố
Trade
Promotion Ủy ban điều phối Xúc tiến thương
Coordinating Committee) mại
World Economic Forum
Diễn đàn Kinh tế Thế giới


v

DANH MỤC BẢNG


vi

DANH MỤC HÌNH


vii


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết
Thủy sản là nguồn thực phẩm quan trọng đối với con người, đánh bắt và nuôi

trồng thủy sản, gắn liền với cuộc sống của nhiều người dân. Vì vậy, ngoài giá trị
dinh dưỡng cao, ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển
kinh tế đất nước, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc sản xuất và chế
biến thủy sản không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của tiêu dùng trong nước mà còn để
xuất khẩu. Vì vậy, xuất khẩu thủy sản đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Việt Nam có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để khai thác, nuôi trồng, chế biến
và xuất khẩu thủy sản. Ngành thủy sản đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của cư dân nhằm phát
huy những lợi thế của thủy sản đối với sự nghiệp đổi mới kinh tế. Chiến lược phát
triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 tiếp tục khẳng định phát triển thủy sản thành
một ngành có khả năng cạnh tranh cao, trên cơ sở phát huy lợi thế của một ngành
sản xuất - khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị từ sản xuất
nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện hiệu quả công tác xúc tiến
thương mại để củng cố và phát triển các thị trường xuất khẩu thủy sản [4, tr 6].
Với những cố gắng trên đây, xuất khẩu thuỷ sản đã trở thành hoạt động có vị
trí hàng nhất nhì trong hoạt động ngoại thương Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu gia
tăng hàng năm, đưa thuỷ sản trở thành một ngành đủ năng lực hội nhập, cạnh tranh
quốc tế và dành thứ hạng cao trong số các nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu trên
thế giới.
Hà Tĩnh là tỉnh có nguồn tài nguyên dồi dào để phát triển thủy sản. Với bờ
biển dài 137km, diện tích mặt biển là 18.400 km2, trong đó có khoảng 41,4 ngàn ha
là vùng ven biển với nhiều cửa sông thuận lợi cho việc nuôi trồng. Vùng biển có
267 loài thuộc 90 họ thủy sản, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao
[69, tr 5-6].
Nhằm phát huy các tiềm năng sẵn có trên địa bàn, Đảng bộ và UBND tỉnh
Hà Tĩnh đã định hướng, thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, trong đó
xuất khẩu là định hướng chiến lược lâu dài. Với những chính sách đã ban hành, sản



2

xuất và xuất khẩu thủy sản của Hà Tĩnh thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất
định, góp phần ổn định đời sống của người dân.
Tuy nhiên, sản xuất và xuất khẩu thủy sản chưa đạt kết quả như mong muốn.
Năng lực đánh bắt còn hạn chế, phương tiện lạc hậu, chủ yếu là khai thác gần bờ,
chưa khai thác được các loại thủy sản có giá trị xuất khẩu cao. Nuôi trồng thủy sản
mang tính tự phát, quy mô nhỏ, manh mún, năng suất thấp. Việc sản xuất và tiêu thụ
theo chuỗi mới được hình thành, mức độ liên kết giữa các tác nhân của chuỗi thủy
sản xuất khẩu còn đơn sơ. Việc bảo quản sản phẩm sau đánh bắt, cũng như sau
thu hoạch còn yếu kém, chất lượng sản phẩm thấp, không đáp ứng được tiêu
chuẩn chế biến và xuất khẩu… Sản phẩm chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu nội
địa, kim ngạch xuất khẩu thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ so với nông lâm sản và rất
nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Những hạn chế trên đã và đang gây khó
khăn cho việc phát triển xuất khẩu [70, tr 10].
Để phát huy tiềm năng sẵn có nhằm phát triển xuất khẩu thủy sản của tỉnh,
cầnphân tích đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất các
giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu thủy sản của Hà Tĩnh trong thời gian tới.
Xuất phát từ thực tế trên đây, NCS lựa chọn đề tài “Phát triển xuất khẩu mặt
hàng thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2011- 2020” cho luận án tiến sĩ kinh tế
của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu:
Mục tiêu của luận án là trên cơ sở phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn
đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ đến 2020,
tầm nhìn đến 2030.
2.2. Nhiệm vụ:
Với mục tiêu đó, nhiệm vụ của đề tài là:
- Phân tích cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu thủy sản của một địa

phương: khái niệm, nội dung, chỉ tiêu đánh giá…
- Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủy sản, chỉ ra các
nguyên nhân hạn chế trong phát triển sản xuất và xuất khẩu thủy sản của tỉnh Hà
Tĩnh giai đoạn 2008-2014.


3

- Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu thủy sản
của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là tìm giải pháp phát triển xuất khẩu thủy
sản của tỉnh Hà Tĩnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về nội dung
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về sản xuất và xuất khẩu thủy sản của một địa
phương cấp tỉnh
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủy sản của tỉnh
Hà Tĩnh.
- Nghiên cứu thực trạng chính sách của Nhà nước và của tỉnh liên quan đến
phát triển xuất khẩu thủy sản tỉnh Hà Tĩnh
- Nghiên cứu đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển xuất
khẩu thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
3.2.2. Về không gian
Phạm vi nghiên cứu của luận án về không gian là hoạt động sản xuất, xuất
khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
3.2.3. Về thời gian
-Đánh giá thực trạng sản xuất, xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
được tiến hành trong khoảng thời gian từ năm 2008-2014.

- Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển sản xuất, xuất khẩu
thủy sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
4. Phương thức tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương thức tiếp cận nghiên cứu
Phương thức tiếp cận nghiên cứu được sử dụng trong luận án là kết hợp các
lý thuyết truyền thống với các lý thuyết hiện đại về phát triển xuất khẩu nói chung
và phát triển xuất khẩu thủy sản của một địa phương nói riêng.
Trong đó: các lý thuyết truyến thống là các lý thuyết về thương mại quốc tế
của Adam Smith, David Ricardo và một số nhà khoa học khác.


4

Các lý thuyết hiện đại được vận dụng trong nghiên cứu luận án là lý thuyết
về “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”, của Michael Porter, lý thuyết về chuỗi giá trị,
chuỗi cung ứng, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm và một số lý thuyết hiện đại khác.
Theo cách tiếp cận trên đây, phát triển xuất khẩu thủy sản được kết hợp từ
các bộ phận chính bao gồm: phát triển nguồn hàng xuất khẩu (xuất khẩu cái gì),
phát triển thị trường xuất khẩu (xuất khẩu cho ai, ở đâu), phương thức xuất khẩu
(xuất khẩu như thế nào) và sự tham gia của các tác nhân vào chuỗi thủy sản xuất
khẩu như thế nào… Với cách tiếp cận này, phát triển xuất khẩu được xem là kết quả
tổng hợp của sự phát triển các yếu tố thành phần trong tổng thể những nội dung đó.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận có tính chất xuyên suốt của Luận án là duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê nin. Theo đó, khi xem xét các yếu tố cấu
thành sự phát triển xuất khẩu thủy sản phải đặt trong điều kiện lịch sử cụ thể và
trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, thường xuyên vận động, phát triển
không ngừng.
4.2.1. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng một số phương pháp sau đây:
(1). Phương pháp nghiên cứu tài liệu (nghiên cứu bàn giấy), phương pháp
này được tiến hành từ việc thu thập và nghiên cứu các tài liệu thứ cấp, hệ thống hóa
các tài liệu đã có nhằm hình thành cơ sở lý luận cho việc phân tích, đánh giá và đề
xuất giải pháp. Một số nội dung cụ thể cần nghiên cứu và làm rõ như khái niệm, nội
dung, cấu trúc, các chỉ tiêu đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển xuất khẩu
nói chung và xuất khẩu thủy sản của Hà Tĩnh nói riêng.
(2). Phương pháp điều tra, khảo sát được thực hiện thông qua phiếu điều tra
và phỏng vấn các đối tượng, để cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc phân tích, đánh
giá thực trạng sản xuất và xuất khẩu thủy sản trên địa bàn.
(3). Các tài liệu thu thập được tiến hành phân tích đánh giá thực trạng sản
xuất và xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, trong mối tương quan với cả
nước, nhất là các địa phương lân cận như Nghệ An, Quảng Bình.
Việc phân tích đánh giá được tiến hành theo cả 2 phương diện là định tính và
định lượng, tùy theo các nguồn thông tin thu thập được. Trong luận án, phương


5

pháp này được áp dụng để phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và xuất khẩu thủy
sản trên địa bàn trong thời gian qua. Đối với một số tiêu chí, việc phân tích đánh giá
có thể được tiến hành theo định lượng dựa trên việc so sánh các số liệu tính toán,
đối với một số tiêu chí khác, do thiếu số liệu, hoặc việc phân tích đánh giá không
cần thiết về mặt định lượng thì được tiến hành theo đánh giá định tính.
(4). Phương pháp tổng hợp, được sử dụng để nghiên cứu tổng hợp các lí
thuyết về phát triển xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh nói riêng. Phương pháp tổng hợp còn được sử dụng để tổng hợp các sự kiện
rời rạc, hệ thống hoá các kết quả phân tích, đánh giá thành báo cáo tổng hợp của
luận án. Đồng thời, phương pháp này cũng được sử dụng để tổng hợp các yếu tố tác
động riêng rẽ thành các xu hướng chủ yếu, góp phần làm cơ sở để đề xuất các giải

pháp phát triển xuất khẩu thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.
Ngoài các phương pháp trên đây, luận án còn sử dụng một số phương pháp
khác như: Phương pháp chuyên gia; Phương pháp so sánh; Phương pháp dự báo;
Phương pháp thống kê xã hội học…
5. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Phát triển xuất khẩu là gì, phát triển xuất khẩu bao gồm những nội dung
nào, những tiêu chí nào thường được sử dụng trong đánh giá của hoạt động phát
triển xuất khẩu, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển xuất khẩu là gì, …?
- Thực trạng phát triển xuất khẩu thủy sản của Hà Tĩnh trong thời gian qua
như thế nào trên các khía cạnh cụ thể như: nguồn hàng xuất khẩu, thị trường xuất
khẩu, phương thức tiến hành hoạt động xuất khẩu, chuỗi thủy sản xuất khẩu? Hạn
chế trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Hà Tĩnh thời gian qua là gì? Nguyên
nhân hạn chế?
- Từ xu hướng phát triển của thương mại thủy sản thế giới, trong điều kiện cụ
thể của mình, Hà Tĩnh cần xác định phương hướng phát triển xuất khẩu thủy sản
theo mục tiêu nào? Cần phải tiến hành các giải pháp gì để phát triển xuất khẩu thủy
sản của Hà Tĩnh trong thời gian tới?
6. Những đóng góp của luận án
Luận án có những đóng góp về lý luận và thực tiễn sau đây:
Về lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về phát triển xuất khẩu, luận án sẽ


6

góp phần hệ thống hóa và vận dụng làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu
thủy sản trên địa bàn của một địa phương.
Phân tích làm rõ nội dung của phát triển xuất khẩu nói chung và phát triển xuất
khẩu thủy sản nói riêng là phát triển nguồn hàng, thị trường và phương thức xuất khẩu.
Hình thành một số tiêu chí để đánh giá thực trạng phát triển xuất khẩu của một

nước và của một địa phương.
Về thực tiễn: Việc phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng nuôi trồng, khai thác,
chế biến, xuất khẩu thủy sản, chuỗi thủy sản xuất khẩu và đặc biệt là việc đề xuất
định hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu thủy sản của tỉnh, luận án sẽ góp phần
tìm kiếm giải pháp khả thi phát triển ngành thủy sản của Hà Tĩnh trong thời gian đến
năm 2020, định hướng cho 10 năm tiếp theo.
Kết quả của luận án sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích đối với công tác nghiên
cứu, giảng dạy cũng như đối với công tác quản lý nhà nước về thủy sản, cũng là tài
liệu tham khảo bổ ích đối với các địa phương có điều kiện tương đồng với Hà Tĩnh.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án bao gồm 03 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu thủy sản của địa phương
cấp tỉnh.
Chương 2. Thực trạng phát triển xuất khẩu thủy sản của Hà Tĩnh trong thời
gian qua.
Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu thủy sản của Hà
Tĩnh thời kỳ đến 2020, tầm nhìn 2030.


7

TỔNG QUAN
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Với mục tiêu đề xuất các giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu thủy sản của Hà
Tĩnh trong thời gian tới, một trong những nhiệm vụ của luận án là nghiên cứu tổng
quan các công trình đã công bố liên quan đến: (1). Phát triển xuất khẩu thủy sản; (2).
Phát triển xuất khẩu thủy sản của một địa phương; (3). Phát triển xuất khẩu thủy sản
Hà Tĩnh.

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển xuất khẩu thủy sản
1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến xuất khẩu
Cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu hàng hóa nói chung hay thủy sản nói
riêng, bắt nguồn từ các lý thuyết cổ điển về ngoại thương hay thương mại quốc tế
(TMQT). Lý thuyết này tập trung lý giải: Tại sao các nước tham gia vào hoạt động
ngoại thương? Điều gì là cơ sở cho thương mại? Thặng dư thu được từ thương mại
như thế nào? Lợi ích thu được từ thương mại được hình thành như thế nào và chúng
được phân bổ giữa các bên ra sao?.. Lý giải các vấn đề về thương mại quốc tế liên
quan đến các nhà kinh tế học nổi tiếng như Adam Smith (1723-1790), David
Ricardo (1772-1823) và một số nhà khoa học khác.
* Adam Smith (1776), trong tác phẩm "Bàn về bản chất và nguồn gốc giàu có
của các quốc gia", xuất phát từ một chân lý đơn giản là trong thương mại quốc tế
các bên tham gia đều phải có lợi, vì nếu chỉ có quốc gia này có lợi mà quốc gia gia
khác lại bị thiệt hại thì quan hệ thương mại giữa họ sẽ không tồn tại. Từ đó ông đưa
ra lý thuyết cho rằng thương mại giữa hai nước với nhau xuất phát từ lợi ích của cả
hai bên, dựa trên cơ sở lợi thế tuyệt đối của từng nước. Do lợi thế tuyệt đối, nên mỗi
quốc gia tập trung vào sản xuất những hàng hóa mà mình có lợi thế sau đó trao đổi
với nhau nên cả hai cùng có lợi. Các quốc gia có thể đạt được lợi ích lớn hơn, tập
trung vào sản xuất và xuất khẩu những hàng hoá có lợi thế. Như vậy, điều then chốt
trong lập luận về lợi thế tuyệt đối là sự so sánh chi phí sản xuất của từng mặt hàng
giữa các quốc gia [76].
* David Ricardo (1817), trong “Nguyên lý của Kinh tế chính trị và thuế khoá”,
đã đề cập tới lợi thế so sánh (Comparative advantage) thay cho lợi thế tuyệt đối[78].


8

Theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối trên đây của Adam Smith, thì một nước có lợi thế
tuyệt đối về một loại hàng hoá sẽ thu được lợi ích từ ngoại thương và ngược lại.
Nếu chỉ dựa vào lợi thế tuyệt đối thì không giải thích được vì sao một nước không

có một lợi thế tuyệt đối nào vẫn có thể tham gia ngoại thương và thu lợi nhờ hợp tác
và phân công lao động quốc tế. Cơ sở của lý thuyết D.Ricardo không chỉ đề cập đến
các lợi thế về điều kiện tự nhiên và tay nghề, mà còn nhờ việc so sánh mối tương
quan về chi phí và giá cả của nhiều mặt hàng giữa 2 nước với nhau để tìm ra
phương án mua bán hàng hóa có hiệu quả nhất cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
D.Ricardo cho rằng, trên thực tế, phần lớn các quốc gia tiến hành buôn bán với nhau
không chỉ ở những mặt hàng có lợi thế tuyệt đối mà còn đối với cả những mặt hàng
có lợi thế tương đối. Nhờ chuyên môn hoá sản xuất một số loại sản phẩm nhất định,
mỗi nước lại có một số hàng hóa được sản xuất với chi phí và giá thành thấp hơn ở
nước khác, có lợi thế hơn so với nước khác. Đó là cơ sở để hai nước xác định được
phương án trao đổi hàng hóa với nhau. Vì vậy, tham gia thương mại quốc tế họ vẫn
có lợi.
Như vậy, một trong những điểm cốt yếu nhất của lợi thế so sánh là những lợi
ích do chuyên môn hoá sản xuất chứ không phải là lợi thế tuyệt đối. Lợi thế so sánh
là điều kiện cần và đủ đối với lợi ích của thương mại quốc tế. Lợi thế tuyệt đối của
A.Smith là một trường hợp đặc biệt của lợi thế so sánh của D.Ricardo.
Lý thuyết lợi thế tương đối của D.Ricardo là phát triển lý thuyết Lợi thế tuyệt
đối của A.Smith. Tuy nhiên, lý thuyết này vẫn chưa giải thích rõ lợi thế do đâu mà
có? Vì sao các nước khác nhau lại có chi phí cơ hội khác nhau?...
* Hai nhà bác học Eli Hecksher (1879-1952) và B.Ohlin (1899-1979), trong:
“Thương mại liên khu vực và quốc tế”, xuất bản năm 1933, lại tiếp tục phát triển lý
thuyết lợi thế tương đối của D.Ricardo, bằng việc đưa ra mô hình H-O (tên viết tắt
của hai ông). Theo họ, sỡ dĩ có TMQT là do, trong một nền kinh tế mở cửa, mỗi
nước đều hướng tới chuyên môn hoá các ngành cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản
xuất mà nước đó là thuận lợi nhất. Nói cách khác, một số nước có lợi thế so sánh
hơn là do đã sử dụng được những yếu tố sản xuất mà nước đó được ưu đãi hơn so
với nước khác. Chính sự ưu đãi về vốn, lao động, tài nguyên, đất đai, khí hậu..., đã
khiến cho một số nước có chi phí cơ hội thấp hơn (so với việc sản xuất các sản
phẩm hàng hoá khác) trong sản xuất những sản phẩm nhất định [79].



9

Cơ sở lý luận của lý thuyết H-O vẫn chính là dựa vào lý thuyết lợi thế so sánh
của D.Ricardo nhưng ở trình độ cao hơn vì đã xác định được nguồn gốc của lợi thế
so sánh chính là sự ưu đãi về các yếu tố sản xuất (các nguồn lực sản xuất). Và do
vậy, lý thuyết H-O còn được gọi là “lý thuyết lợi thế so sánh các nguồn lực sản xuất
vốn có”.
* Đã phát triển kinh tế thị trường là có cạnh tranh, trong thương mại quốc tế
thì cạnh tranh càng gay gắt hơn. Vì vậy, Michael Porter (1980), trong “Lợi thế cạnh
tranh quốc gia”, đã tiếp tục phát triển lý thuyết về thương mại quốc tế. Lý thuyết
này đã đề cập đến 4 nhóm nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh của một quốc gia,
đó là: (1). Các điều kiện về yếu tố sản xuất, gồm nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên,
nguồn kiến thức, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng; (2). Các điều kiện về cầu trong nước,
gồm kết cấu cầu trong nước, quy mô cầu và hình mẫu tăng trưởng, quốc tế hóa nhu
cầu nội địa; (3). Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan; (4). Chiến lược,
cấu trúc công ty và cạnh tranh nội địa, đó là cách thức, môi trường mà trong đó
công ty được thành lập, tổ chức và quản lý cũng như trạng thái, bản chất của các
đối thủ cạnh tranh trong nước [81].
Ngoài 4 nhân tố như trên, M. Porter đưa thêm“Vai trò của Chính phủ”. Theo
Ông, Chính phủ có thể tác động đến các nhân tố nói trên theo hướng tích cực hoặc
tiêu cực. Điều kiện yếu tố sản xuất chịu ảnh hưởng thông qua trợ cấp, các chính
sách hướng tới thị trường vốn, chính sách đào tạo nguồn nhân lực và các chính sách
tương tự. Đối với việc định hình điều kiện, nhu cầu trong nước, Chính phủ có thể
đưa ra các quy chuẩn hay các yêu cầu về kiểm soát hàng hóa trong nước cũng như
hàng hóa xuất nhập khẩu. Đồng thời, Chính phủ cũng là khách hàng lớn tiêu dùng
các hàng hóa này. Các quyết định của Chính phủ về phát triển đối với các ngành
kinh tế cũng tác động trực tiếp đến phát triển các yếu tố sản xuất, điều kiện về cầu
và các ngành hỗ trợ. Sự biến động của thị trường và môi trường kinh doanh quốc tế
cũng có thể làm thay đổi lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia. Chính sách của

Chính phủ sẽ thất bại nếu chỉ duy trì một vài lợi thế cạnh tranh quốc gia đã có,
vấn đề khai thác và duy trì lợi thế cạnh tranh hiện hữu phải đi liền với tạo lập lợi
thế cạnh tranh mới, là nhiệm vụ quan trọng, quyết định sự thành công của quốc
gia trong thương mại quốc tế [81].
Khác với các nước, ở nước ta, chưa có nghiên cứu nào đầy đủ về cơ sở lý luận
của thương mại quốc tế. Hầu hết các nghiên cứu không đi sâu vào các vấn đề liên


10

quan đến nguồn gốc, lợi thế trong thương mại quốc tế, mà chỉ phân tích, giải thích
những nguyên nhân hạn chế, cũng như đề xuất một số giải pháp phát triển xuất
khẩu. Hơn nữa, trong các nghiên cứu đã có, các tác giả thường không đề cập đến
một cách toàn diện các khía cạnh phát triển xuất khẩu mà thường tập trung vào một
số khía cạnh của phát triển xuất khẩu như phát triển thị trường xuất khẩu, phát triển
sản xuất cho xuất khẩu, chất lượng của tăng trưởng xuất khẩu…
Cuối thế kỷ thứ XX, đầu thế kỷ thứ XXI đã xuất hiện nhiều lý thuyết thương
mại hiện đại. Các lý thuyết này không những đề xuất thêm nội dung mới, mà còn
phát triển thêm các lý thuyết đã có, tạo ra một sự phát triển thương mại toàn cầu với
nhiều đặc tính mới, như: các lý thuyết về thương mại tự do, công bằng, bền vững,…
Các trào lưu mới đã cuốn hút nhiều nước, nhiều khối nước tham gia vào trào lưu
phát triển thương mại quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển xuất khẩu thủy sản
Trên thế giới,khi nghiên cứu về phát triển xuất khẩu thủy sản người ta thường tiếp
cận theo lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu, chuỗi cung ứng, lợi thế cạnh tranh… của mặt
hàng thủy sản.
* Theo Michael Porter (1985), chuỗi giá trị (value chain) là một tập hợp các hoạt
động nhằm thiết kế, sản xuất, bán hàng, giao hàng và hỗ trợ sản phẩm của doanh
nghiệp. Chuỗi giá trị bao gồm 9 hoạt động tương ứng về chiến lược tạo ra giá trị cho
khách hàng, trong đó, chia ra 5 hoạt động chính (cung ứng đầu vào, quá trình sản xuất,

phân phối sản phẩm, marketing -bán hàng và dịch vụ) và 4 hoạt động hỗ trợ (quản trị
tổng quát, quản trị nhân sự, phát triển công nghệ và hoạt động thu mua).
* Kaplinsky và Morris (2006) [90,91], mở rộng khái niệm chuỗi giá trị và cho
rằng: chuỗi giá trị là một loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm
(hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là ý tưởng, thông qua các giai đoạn sản xuất khác
nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và loại bỏ sau khi đã sử
dụng. Một khái niệm liên quan tới chuỗi giá trị là chuỗi cung ứng (supply chain)
xuất hiện từ những năm 60 của thế kỉ XX. Đó là sự liên kết các công ty nhằm đưa
sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường (Lambert và Cooper, 2000). Như vậy, chuỗi
cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp
ứng nhu cầu khách hàng, là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối
nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành
bán sản phẩm, phân phối chúng cho khách hàng (Ganeshan và Terry, 1995). Chuỗi


11

cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất hay nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển,
kho bãi, người bán lẻ và bản thân khách hàng (Chopra và Peter, 2001).
* Gudmundsson & cs. (2006) [85], đã nghiên cứu “Phân bổ thu nhập trong
chuỗi giá trị thủy sản” ở bốn nước Iceland, Tanzania, Moroccan, Đan Mạch đại diện
bốn loại thủy sản khác nhau cho các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Dựa trên khái niệm chuỗi giá trị của Kaplinsky, các tác giả đã mô tả chuỗi giá trị
cho các sản phẩm thủy sản được chọn của từng nước (cá tuyết ở Iceland, cá rô ở
Tanzania, cá cơm ở Moroccan, cá trích ở Đan Mạch). Chi phí, giá trị gia tăng mỗi
phân đoạn trong chuỗi giá trị cũng được tính toán. Tiếp đó, xem xét trong toàn bộ
chuỗi giá trị hải sản xuất khẩu, nước xuất khẩu kiểm soát bao nhiêu phần trăm và
khâu phân phối thu nhập được phân bổ như thế nào. Cuối cùng, so sánh chéo giữa
các chuỗi GTTS của các quốc gia.
Ở nước ta, trên cơ sở tiếp thu các nghiên cứu từ các nước, một số tác giả cũng

đã tiếp cận nghiên cứu phát triển xuất khẩu một số ngành hàng theo lý thuyết chuỗi
giá trị, chuỗi cung ứng, lợi thế cạnh tranh…
* PGS.TS. Nguyễn Văn Nam (2001), trong “Chính sách và giải pháp phát
triển thị trường hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001-2010, tầm nhìn đến
năm 2020”(Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số 2001 - 78 - 001), đã đề cập đến
một số vấn đề cơ bản liên quan đến phát triển xuất khẩu [34].
Theo tác giả, phát triển xuất khẩu là một khái niệm bao hàm nhiều vấn đề khác
nhau. Tuy nhiên, trong đó quan trọng nhất là 2 vấn đề phát triển thị trường xuất
khẩu và phát triển hàng hóa xuất khẩu. Trong đó, phát triển thị trường xuất khẩu
nhằm góp phần giải quyết vấn đề làm thế nào để tiêu thụ hết số lượng hàng hóa đã
được sản xuất ra? tạo điều kiện thuận lợi để hình thành một nền sản xuất hàng hóa
lớn. Và phát triển hàng hóa xuất khẩu nhằm giải quyết vấn đề làm thế nào để tạo ra
những sản phẩm hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao, vừa đáp ứng nhu cầu của thị
trường thế giới vừa tạo ra giá trị gia tăng xuất khẩu cao?.
Do mối quan hệ biện chứng giữa phát triển thị trường và hàng hóa xuất khẩu,
theo tác giả cần lấy việc phát triển và đáp ứng nhu cầu của thị trường làm định
hướng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng gia tăng xuất khẩu và
nâng cao hiệu quả. Gắn xuất khẩu với nhập khẩu, trong đó lấy việc đáp ứng nhu cầu
của thị trường thế giới làm mục tiêu chính cho sản xuất trong nước. Từng bước


12

chuyển từ việc xuất khẩu những hàng hóa “ta có” sang xuất khẩu các hàng hóa “thị
trường thế giới cần”.
Tuy nghiên cứu không trực tiếp đề cập đến khái niệm phát triển xuất khẩu,
nhưng qua đề tài này, tác giả đã cho thấy rằng, để phát triển xuất khẩu cần phải phát
triển thị trường xuất khẩu và để phát triển thị trường xuất khẩu cần phải chuyển
dịch cơ cấu hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Để làm được
điều đó, cần phải chuyển từ việc sản xuất hàng hóa để đáp ứng nhu cầu trong nước

sang việc sản xuất những hàng hóa mà thế giới cần trong khí nước ta có điều kiện
để sản xuất.
* PGS.TS. Đinh Văn Thành (2008), trong “Nghiên cứu chất lượng tăng
trưởng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá” (Đề tài cấp bộ mã số 2007-78-012) [45], đã có một cách tiếp cận mới về phát
triển xuất khẩu từ khái niệm về tăng trưởng xuất khẩu. Theo tác giả, phát triển xuất
khẩu được biểu thị qua cả về mặt số lượng lẫn mặt chất lượng. Chất lượng tăng
trưởng xuất khẩu là phát triển xuất khẩu bền vững, thể hiện không chỉ là quy mô
hay tốc độ của sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu một cách nhanh và liên tục mà còn
là sự gắn kết giữa tăng trưởng xuất khẩu với bảo vệ môi trường và xã hội…
* PGS.TS. Lê Danh Vĩnh (2014), trong “Luận cứ khoa học cho xây dựng
chính sách xuất nhập khẩu bền vững của Việt Nam thời kỳ 2011-2020” [74], đã tiếp
cận nghiên cứu phát triển xuất khẩu theo hướng phát triển bền vững. Theo tác giả,
phát triển xuất khẩu bền vững là sự tăng trưởng theo chiều sâu hay chất lượng của
tăng trưởng xuất khẩu. Đó là sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu có tính liên tục, ổn
định trong một thời gian dài, đồng thời sự tăng trưởng đó có góp phần bảo vệ môi
trường tự nhiên và công bằng xã hội.
* Quỹ Châu Á (The Asia FoundationTAF)) và Viện Quản lý Kinh tế Trung
ương (CIEM), trong “Báo cáo nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
xuất khẩu trong 3 ngành may mặc, thủy sản và đồ điện tử ở Việt Nam”(2011), đã có
những đánh giá về thực trạng xuất khẩu cũng như khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thủy sản của nước ta [41] .
Theo Báo cáo, sản lượng xuất khẩu tăng nhanh nhưng doanh thu còn thấp do
mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sơ chế và nguyên liệu. Có được mức tăng này chủ
yếu là nhờ Việt Nam đã tạo ra được vùng nuôi trồng thủy sản và các sản phẩm dành
riêng cho xuất khẩu. Tuy nhiên, việc tốc độ tăng sản lượng lớn hơn nhiều so với tốc


13


độ tăng doanh thu cho thấy Việt Nam mới tăng đáng kể xuất khẩu của nhóm mặt
hàng chế biến và nguyên liệu có giá trị gia tăng thấp. Xuất khẩu hàng thủy sản chế
biến có tốc độ tăng nhanh, nhưng tỷ trọng xuất khẩu còn thấp trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của ngành.
Về xuất khẩu, mức độ đa dạng hóa thị trường khá cao, nhưng mức độ đa dạng
hóa sản phẩm còn thấp. Trái với sự đa dạng hóa cao của thị trường, mặt hàng thủy
sản xuất khẩu chính của Việt Nam lại tập trung vào các sản phẩm sơ chế, như Cá
phi lê và Giáp xác đông lạnh. Xuất khẩu hai mặt hàng này chiếm tới 64% tổng kim
ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2009. Điều này có nghĩa là Việt Nam chưa đa dạng
hóa được sản phẩm xuất khẩu. Mức độ đa dạng hóa sản phẩm thấp đồng nghĩa với
việc Việt Nam dễ bị tổn thương trước những biến động về giá cả, nhu cầu nhập
khẩu từ các quốc gia khác.
Về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, theo các tác giả
có những nét nổi bật như sau: Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của các DNXK trong
ngành thủy sản còn thấp, thể hiện rõ nhất qua các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia
tăng thấp và được sản xuất ở khâu thấp nhất trong chuỗi giá trị hàng hóa xuất khẩu;
Thứ hai, các DNXK đã và đang phải đối mặt với những yếu tố làm giảm năng lực
cạnh tranh hoặc gây trở ngại đối với tăng năng lực cạnh tranh trong tương lai; Thứ
ba, các DNXK hoạt động trong môi trường chính sách không đủ khuyến khích và
kích thích doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh…
* Nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng thủy sản xuất khẩu, Trương
Thị Thuý Bình (2015), trong “Giải pháp phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản
xuất khẩu của Việt Nam" [3], Luận án tiến sĩ kinh tế Chuyên ngành: Thương mại, đã
có cách tiếp cận mới về thương hiệu và phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản
xuất khẩu của Việt Nam. Theo đó, mô hình phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ
sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ dựa trên phát triển thương hiệu tập thể cho các nhóm
sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực gắn với dạng thức thương hiệu chứng nhận,
với sự dẫn dắt của các doanh nghiệp mạnh về chế biến xuất khẩu thuỷ sản và kết
hợp với phát triển thương hiệu riêng của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản.
Trong đó, một số nội dung cơ bản để phát triển thương hiệu là duy trì và kiểm soát

chất lượng; bảo vệ thương hiệu; phát triển các hoạt động truyền thông thương
hiệu; mở rộng và làm mới thương hiệu cho những nhóm sản phẩm thuỷ sản xuất


14

khẩu chủ lực; phát triển các chuỗi liên kết cung ứng hàng thuỷ sản xuất khẩu, với
sự lãnh đạo chuỗi thuộc về các doanh nghiệp mạnh.
Luận án đã đánh giá thực trạng phát triển thương hiệu hàng thuỷ sản Việt
Nam thời gian qua. Từ đó đã đề xuất quan điểm, định hướng lớn và các nhóm giải
pháp nhằm phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam.
* Nguyễn Thị Thúy Vinh, Trần Hữu Cường, Dương Văn Hiểu (2013) [75];
trong “Một số vấn đề lý luận về phân tích chuỗi gía trị thủy sản ”, Tạp chí Khoa học
và Phát triển 2013, tập 11, số 1; đã khái quát tình hình nghiên cứu về chuỗi giá trị
trên thế giới và Việt Nam. Các tác giả đã phân tích chuỗi GTTS bao gồm các khái
niệm, bộ phận, tác nhân của chuỗi giá trị thủy sản. Áp dụng lý thuyết chuỗi giá trị
vào trong ngành thủy sản, các tác giả đã chỉ ra chuỗi GTTS là tập hợp các hoạt động
từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, gồm các tác nhân sau: (i) Người
sản xuất (người nuôi trồng thủy sản; người đánh bắt thủy sản); (ii) Người chế biến;
(iii) Người tiêu thụ. Đây là những tác nhân trực tiếp tham gia vào chuỗi giá trị.
Quan hệ của các tác nhân này dựa trên dòng thông tin, dòng hàng hóa (dịch vụ) và
dòng tiền trên chuỗi. Sự vận động của chuỗi giá trị còn chịu tác động bởi các tác
nhân và yếu tố bên ngoài chuỗi như hệ thống cung ứng, hoạt động marketing, hệ
thống luật pháp, cung cầu hàng hóa.
Ngoài các nghiên cứu trên đây liên quan đến cơ sở lý luận phát triển xuất
khẩu, ở nước ta còn có nhiều công trình nghiên cứu khác.
Các nghiên cứu đã góp phần làm rõ khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá
cũng như các yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu. Theo cách hiểu chung nhất
thì, phát triển xuất khẩu là một hoạt động tổng hợp của việc phát triển nguồn hàng
xuất khẩu, phương thức xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu. Theo một cách

tiếp cận khác thì phát triển xuất khẩu là một quá trình tăng trưởng xuất khẩu theo
chiều rộng và chiều sâu, hay về quy mô số lượng và chất lượng của tăng trưởng
xuất khẩu.
1.2. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển xuất khẩu thủy sản của một địa phương
* Kiều Thị Huyền và các cộng sự, Trường đại học Nông Lâm Huế: trong
nghiên cứu “Đánh giá thực trạng đầu tư cho ngành thủy sản giai đoạn 2006 – 2012
và đề xuất chính sách đầu tư phát triển ngành thủy sản của tỉnh Bình Định đến năm
2020” [31] đã xác định:


15

Bình Định là một tỉnh có thế mạnh về thủy sản, tuy nhiên, từ năm 2011,
ngành thủy sản ở tỉnh Bình Định giảm đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là, bên cạnh
một số chính sách đã có những tác động tích cực đến sản xuất, xuất khẩu thủy sản,
thì một số chính sách chưa thật sự hiệu quả. Người dân vẫn còn rất bị động trong
tiếp cận chính sách. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vẫn chưa khai thác được tiềm
năng sẵn có của tỉnh, đặc biệt là doanh nghiệp khai thác và chế biến thuỷ sản. Vì
vậy, thủy sản Bình Định vẫn chưa đủ năng lực canh tranh với các địa phương khác
cũng như trong khu vực và quốc tế.
Để phát triển ngành thủy sản trong thời gian tới, Tỉnh xác định mặt hàng chủ
lực cho phát triển thủy sản của Bình Định là cá ngừ đại dương. Toàn tỉnh tập trung
mọi nguồn lực thiết lập các cơ chế chính sách tốt nhất nhằm phát triển mặt hàng cá
ngừ đại dương trở thành mặt hàng mang lại thương hiệu cho tỉnh.
* Lê Văn Thu trong “Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng
Nam” Luận án tiến sĩ kinh tế mã số 62.22.01.15 năm 2015; Đã hệ thống hóa một số
vấn đề lý luận và thực tiễn của chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi [52].
Theo tác giả chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi (CCSPTN) là hệ thống các tổ
chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan trong
việc đưa sản phẩm tôm nuôi từ chủ thể nuôi tôm đến người tiêu dùng. Các hoạt

động của chuỗi là quá trình tạo giá trị nhằm chuyển nguồn tài nguyên nước, đất đai,
con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản… và các sản phẩm qua xử lý, chế biến
hoàn chỉnh và tổ chức đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng.
Luận án nghiên cứu mô hình chuỗi cung theo quan điểm tích hợp giữa phân
tích chuỗi cung truyền thống với quan điểm giá trị gia tăng của Michael Porter trong
chuỗi giá trị. Mô hình này xác định các tác nhân tham gia trong từng mắt xích thông
qua quá trình vận động của dòng sản phẩm vật chất tạo nên cấu trúc của chuỗi, quá
trình tạo giá trị, dòng tài chính, dòng thông tin và mối quan hệ hợp tác giữa các tác
nhân trong chuỗi. Trong đó, quá trình tạo giá trị là quá trình quan trọng nhất và
cũng là mục tiêu chính của quản lý chuỗi.
Với kết quả phân tích quá trình hoạt động tạo giá trị, luận án đã đánh giá kết
quả và hiệu quả kinh tế của từng tác nhân và toàn bộ chuỗi cung sản phẩm tôm
nuôi, chỉ ra những hạn chế và bất cập về dòng thông tin, về quan hệ liên kết hợp tác
trong quá trình tạo giá trị và phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân.


16

Trên cơ sở phân tích thực trạng CCSPTN ở Quảng Nam, luận án đề xuất một số
giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền
vững ngành hàng tôm nuôi. Trọng tâm là nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế đầu
tư của hộ nuôi tôm, tăng cường mối quan hệ hợp tác, trao đổi thông tin để nâng cao
giá trị gia tăng cho từng tác nhân trong chuỗi. Bên cạnh đó khẳng định trách nhiệm
của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng,
mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như các chính
sách hỗ trợ phát triển trong thời gian tới.
* Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, trong đề án “Phát triển đội tàu khai thác hải
sản tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030” [71], đã khẳng định: Để
phát triển đội tàu khai thác, cần ưu tiên phát triển đội tàu công suất lớn, từng bước
hiện đại hóa đội tàu, thay thế vỏ gỗ bằng vỏ sắt, vật liệu mới. Ứng dụng công nghệ

kỹ thuật mới trong khai thác, đánh bắt và bảo quản sản phẩm trên tàu…
Nghiên cứu, áp dụng các mô hình quản lý mới trong khai thác và bảo vệ
nguồn lợi thủy sản như “Đồng quản lý”, quản lý dựa vào cộng đồng. Khuyến khích
và vận động ngư dân tham gia vào các tổ chức cộng đồng nghề cá của địa phương
trên cơ sở các chi hội nghề cá, thực hiện phân cấp quản lý nguồn lợi ven bờ.
Đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá, nâng cấp và hoàn thiện cảng cá, bến
cá, chợ cá và các khu neo đậu trú bão cho tàu cá đã được phê duyệt.Phát triển dịch
vụ hậu cần nghề cá, mở rộng dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển nhất là khai thác xa
bờ, đảm bảo chất lượng sản phẩm khai thác trên biển.
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tổ chức các lớp đào tạo thuyền trưởng,
máy trưởng và thuyền viên, tiếp cận công nghệ mới, phương pháp sử dụng tàu
thuyền công suất lớn và các loại máy móc thiết bị hiện đại.
Tổ chức tốt mô hình đội tàu dịch vụ thu mua trên biển nhằm giảm chi phí cho các
tàu khai thác trong quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.
Tiến hành các chính sách phù hợp hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu có triển vọng
trong các việc tìm kiếm và mở rộng thị trường. Hỗ trợ các doanh nghiệp thủy sản
nhanh chóng xây dựng thương hiệu và nhãn mác cho các sản phẩm thủy sản; tham
gia các hội chợ thương mại thuỷ sản trong nước và quốc tế để quảng bá sản phẩm,
tìm kiếm thị trường cho các mặt hàng thuỷ sản…
* UBND tỉnh Quảng Bình, trong “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành
Thủy sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2020”, ngày 25/4/2011 [72], đã xác định: Để


17

từng bước đưa ngành Thủy sản tỉnh Quảng Bình phát triển thành một ngành kinh tế
mạnh của tỉnh, cần tiến hành các giải pháp sau:
Tăng cường năng lực, thể chế quản lý, bố trí cán bộ thủy sản chuyên trách để
tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc xây dựng kế hoạch phát triển,
hướng dẫn sản xuất và kinh doanh nghề cá. Thành lập trung tâm dự báo nguồn lợi

hải sản và hình thành hệ thống thống kê nghề cá tại các địa phương nhằm từng bước
nâng cao độ chính xác về thông tin nghề cá và phổ cập đến ngư dân.
Phát triển nguồn nhân lực, tổ chức các lớp đào tạo thuyền trưởng, máy
trưởng hệ chính quy cho ngư dân. Hỗ trợ ngân sách đào tạo cán bộ kỹ thuật nuôi
trồng thủy sản là người địa phương. Đào tạo ngắn hạn và đào tạo lại để cập nhật kiến
thức cho cán bộ kỹ thuật nuôi trồng, sản xuất giống và quản lý nuôi tại các cơ sở. Tổ
chức các lớp tập huấn ngắn ngày cho người dân về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản.
Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ và khuyến ngư, từng bước thay
thế vỏ tàu, hầm đá bảo quản sản phẩm bằng các loại vật liệu mới (như vật liệu
Composite). Áp dụng một số công nghệ khai thác tiên tiến đang thịnh hành ở các
nước trong khu vực có đặc điểm ngư trường tương tự với nước ta. Áp dụng phương
thức nuôi trồng thủy sản bền vững bằng theo hướng luân canh, xen canh và nuôi kết
hợp nhiều đối tượng. Du nhập và sản xuất các giống thủy sản mới có giá trị và hiệu
quả kinh tế cao.
Tăng cường nguồn vốn đầu tư, Thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn
đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận với các chính sách
khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư và tín dụng. Chú trọng việc huy động
vốn đầu tư vào sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng. Phổ biến thông tin về các dự án
khai thác, nuôi trồng có hiệu quả cao để thu hút nguồn vốn đầu tư.
Tăng cường hợp tác quốc tế, khuyến khích việc liên doanh với các nhà đầu
tư nước ngoài để sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản; sản xuất thức ăn công nghiệp;
đổi mới công nghệ nuôi, công nghệ chế biến xuất khẩu thủy sản. Trao đổi kinh
nghiệm; tranh thủ sự giúp đỡ của các nước và các tổ chức quốc tế về vốn, công
nghệ và kỹ thuật nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản xuất khẩu…
1.3. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển xuất khẩu thủy sản Hà Tĩnh


18

* UBND tỉnh Hà Tĩnh (2012) trong “Quyết định về việc quy hoạch nuôi trồng

thủy sản nước ngọt tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012 - 2015, định hướng 2020” [72] ,
ngày 26 tháng 12 năm 2012, đã đề xuất:
- Mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt tỉnh Hà Tĩnh đến năm
2020 là; tổng diện tích NTTS nước ngọt đạt 6.251 ha. Trong đó, diện tích quy hoạch
theo mặt nước ao hồ nhỏ (< 0,5ha) 2.309 ha, hồ đập nhỏ (0,5 - 5ha) 1.140 ha, mặt
nước lớn (>5ha) 1.296 ha, ruộng trũng/ cá lúa 1.466 ha, thùng đấu 40 ha. Tổng sản
lượng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt của toàn tỉnh đạt 18.405 tấn, trong đó: 17.180
tấn cá truyền thống; 652 tấn đặc sản và các loài giống mới và 573 tấn các đối tượng
nuôi khác (rô phi, điêu hồng…).Giá trị sản xuất đến năm 2020 đạt 1.539,18 tỷ đồng,
trong đó giá trị xuất khẩu 5,62 triệu USD, giải quyết việc làm cho 26.200 lao động.
- Để thực hiện mục tiêu trên cần tiến hành các giải pháp như sau:
Công bố rộng rãi quy hoạch, tiến hành quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trọng
điểm, quy hoạch cấp huyện và quy hoạch các đối tượng nuôi cụ thể cho từng vùng;
đồng thời lập kế hoạch đầu tư sản xuất hàng năm, lập các dự án đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng kỹ thuật, phục vụ nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân được giao đất, thuê đất
theo đúng quy định của pháp luật. Duy trì và nâng cấp các trại giống hiện có và
đồng thời xây dựng thêm một trại giống cấp một. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về công tác giống và nghiên cứu khoa học trong việc chuyển giao, sản xuất,
ương dưỡng giống thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ ao nuôi đến thị trường tiêu
thụ, trong đó doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân liên kết
và tổ chức chuỗi. Khuyến khích phát triển hình thức nuôi theo tổ hợp, hợp tác xã,
doanh nghiệp, liên doanh, liên kết để có điều kiện sản xuất tập trung, tạo mối liên
kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Phát triển sản xuất theo hướng hàng
hóa tập trung; gắn sản xuất với các cơ sởchế biến, tiêu thụ sản phẩm; liên hệ chặt
chẽ với doanh nghiệp chế biến trong và ngoài tỉnh để có kế hoạch, chiến lược bao
tiêu sản phẩm.
Thực hiện các cơ chế, chính sách của tỉnh để phát triển nuôi trồng thủy sản.
Khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn, tỉnh hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các

tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia


×