Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phân tích vai trò và mục tiêu của tài chính doanh nghiệp hãy nhận xét về vai trò của CFO trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.57 KB, 16 trang )

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

ĐỀ TÀI
Phần 1: Tự luận
Câu hỏi: Phân tích vai trò và mục tiêu của tài chính doanh nghiệp. Anh/chị cho
nhận xét về vai trò của CFO (giám đốc tài chính) trong các doanh nghiệp. Sự
cần thiết của chức danh này trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Phần 2: Trắc nghiệm
Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào phương án mà
Anh/Chị lựa chọn. Mẫu câu hỏi chỉ có một đáp án đúng

1


MỤC LỤC

MỤC LỤC.............................................................................2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................3
PHẦN 1: TỰ LUẬN.................................................................................................3
1. Vai trò của tài chính doanh nghiệp........................................................................3
2. Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp.....................................................................4
2.1 Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp đối với nhà quản lý...............................4
2.2. Mục tiêu tài chính doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư................................4
2.3 Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư tín dụng.............5
3. Vai trò của CFO ( giám đốc tài chính) trong các doanh nghiệp.............................5
4. Sự cần thiết của chức danh CFO ( giám đốc tài chính) trong các doanh nghiệp
Việt Nam...................................................................................................................6
PHẦN 2: TRẮC NGHIỆM.......................................................................................8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................16


2


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
PHẦN 1: TỰ LUẬN
1. Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp có 3 vai trò sau:
- Vai trò huy động, khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh
doanh của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất. Để có đủ vốn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp phải thanh toán nhu cầu
vốn, lựa chọn nguồn vốn, bên cạnh đó phải tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn
nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình SXKD ở doanh nghiệp ,
đây là vấn đề có tính quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình
cạnh tranh “khắc nghiệt” theo cơ chế thị trường.
- Vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh. Thu nhập bằng
tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối. Thu nhập bằng tiền mà
doanh nghiệp đạt được do thu nhập bán hàng trước tiên phải bù đắp các chi phí bỏ ra
trong quá trình sản xuất như: bù đắp hao mòn máy móc thiết bị, trả lương cho người
lao động và để mua nguyên nhiên liệu để tiếp tục chu kỳ sản xuất mới, thực hiện nghĩa
vụ đối với nhà nước. Phần còn lại doanh nghiệp dùng hình thành các quỹ của doanh
nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn, hoặc trả lợi tức cổ phần (nếu có). Chức năng phân
phối của tài chính doanh nghiệp là quá trình phân phối thu nhập bằng tiền của doanh
nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liền với những đặc điểm vốn có của hoạt
động sản xuất kinh doanh và hình thức sở hữu doanh nghiệp.
Ngoài ra, nếu người quản lý biết vận dụng sáng tạo các chức năng phân phối
của tài chính doanh nghiệp phù hợp với qui luật sẽ làm cho tài chính doanh nghiệp trở
thành đòn bẩy kinh tế có tác dụng trong việc tạo ra những động lực kinh tế tác động
tới tăng năng suất, kích thích tăng cường tích tụ và thu hút vốn, thúc đẩy tăng vòng
quay vốn, kích thích tiêu dùng xã hội.
- Vai trò là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài

chính doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành thường
xuyên, liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Cụ thể các chỉ tiêu đó là: chỉ
tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu đặc trưng về hoạt
động, sử dụng các nguồn lực tài chính; chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lời…Bằng
3


việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho phép doanh nghiệp có căn cứ quan trọng để đề
ra kịp thời các giải pháp tối ưu làm lành mạnh hoá tình hình tài chính – kinh doanh
của doanh nghiệp.
2. Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp
2.1 Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp đối với nhà quản lý
Là người trực tiếp quản lý và điều hành doanh nghiệp, nhà quản lý hiểu rõ nhất
tài chính doanh nghiệp, do đó họ có nhiều thông tin phục vụ cho việc phân tích. Phân
tích hoạt động tài chính doanh nghiệp đối với nhà quản lý nhằm đáp ứng những mục
tiêu như sau:
- Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn
đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và
rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp...;
- Đảm bảo cho các quyết định của Ban giám đốc phù hợp với tình hình thực tế
của doanh nghiệp như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận...;
- Cung cấp thông tin cơ sở cho những dự đoán tài chính;
- Căn cứ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động tài chính làm rõ điều quan trọng của dự đoán tài chính, mà
dự đoán là nền tảng của hoạt động quản lý, làm sáng tỏ, không chỉ chính sách tài
chính mà còn làm rõ các chính sách chung trong doanh nghiệp.
2.2. Mục tiêu tài chính doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư
Các nhà đầu tư là những người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý sử
dụng, được hưởng lợi và cũng chịu rủi ro. Đó là những cổ đông, các cá nhân hoặc các
đơn vị, doanh nghiệp khác. Các đối tượng này quan tâm trực tiếp đến những tính toán

về giá trị của doanh nghiệp. Thu nhập của các nhà đầu tư là tiền lời được chia và
thặng dư giá trị của vốn. Hai yếu tố này phần lớn chịu ảnh hưởng của lợi nhuận thu
được của doanh nghiệp. Trong thực tế, các nhà đầu tư thường tiến hành đánh giá khả
năng sinh lời của doanh nghiệp. Câu hỏi chủ yếu phải làm rõ là: Tiền lời bình quân cổ
phiếu của doanh nghiệp là bao nhiêu? Các nhà đầu tư thường không hài lòng trước
tiền lời được tính toán trên sổ sách kế toán và cho rằng tiền lời này chênh lệch rất xa
so với tiền lời thực tế. Các nhà đầu tư phải dựa vào những nhà chuyên nghiệp trung
gian (chuyên gia phân tích tài chính) nghiên cứu các thông tin kinh tế, tài chính, có
những cuộc tiếp xúc trực tiếp với ban quản lý doanh nghiệp, làm rõ triển vọng phát
4


triển của doanh nghiệp và đánh giá các cổ phiếu trên thị trường tài chính. Phân tích
hoạt động tài chính đối với nhà đầu tư là để đánh giá doanh nghiệp và ước đoán giá trị
cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính, khả năng sinh lời, phân tích
rủi ro trong kinh doanh...
2.3 Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư tín dụng
Các nhà đầu tư tín dụng là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đáp ứng
nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Khi cho vay, họ phải biết chắc được
khả năng hoàn trả tiền vay. Thu nhập của họ là lãi suất tiền cho vay. Do đó, phân tích
hoạt động tài chính đối với người cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợ của khách
hàng. Tuy nhiên, phân tích đối với những khoản cho vay dài hạn và những khoản cho
vay ngắn hạn có những nét khác nhau.
Đối với những khoản cho vay ngắn hạn, nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn đặc
biệt quan tâm đến khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp. Hay nói cách khác là
khả năng ứng phó của doanh nghiệp khi nợ vay đến hạn trả. Đối với các khoản cho
vay dài hạn, nhà cung cấp tín dụng dài hạn phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả
năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi lại tuỳ thuộc vào khả năng
sinh lời này.
Từ những vấn đề nêu trên, cho thấy: Phân tích hoạt động tài chính doanh

nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá mặt
mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp
cho từng đối tượng lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với mục đích
mà họ quan tâm.
3. Vai trò của CFO ( giám đốc tài chính) trong các doanh nghiệp
Trong những năm gần đây, vai trò của Giám đốc tài chính đã có sự thay đổi
đáng kể. Ngoài chức năng truyền thống là phân tích và thấu hiểu tài chính, Giám đốc
tài chính ngày nay tham gia nhiều hơn vào việc hỗ trợ, thậm chí phát triển chiến lược,
đưa ra các sáng kiến kinh doanh chủ chốt.
Trong bối cảnh tốc độ phục hồi chậm chạp của nền kinh tế toàn cầu, bất ổn
trong môi trường vĩ mô thì quản trị biến động tài chính trở thành trọng tâm chiến lược
của các công ty. Giám đốc tài chính trở thành “đối tác chiến lược” và cố vấn cho CEO
thông qua việc cung cấp các thông tin kinh doanh, các dữ liệu và báo cáo tài chính hỗ
trợ cho việc ra quyết định giúp công ty hoạt động hiệu quả và hiệu suất hơn. Sự thay
5


đổi đáng kể trong vai trò này cũng khiến họ trở thành các ứng cử viên sáng giá cho
chức vụ CEO trong tương lai. CFO luôn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với doanh
nghiệp với trọng trách tối đa hóa giá trị tài chính cho doanh nghiệp. Do vậy, bất cứ
nhà quản lý doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến quản trị tài chính doanh nghiệp và
vị trí giám đốc tài chính.
Trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, các giám đốc cần duy trì sự tập trung vào
nền tảng căn bản của một công ty: tình trạng kinh doanh, quản lý và khả năng thanh
khoản. Trong giai đoạn nền kinh tế bất ổn như hiện nay, các giám đốc có thể kinh ngạc
trước sự thay đổi vận mệnh nhanh chóng của công ty. Công ty có thể rơi vào tình trạng
khó khăn mà ban giám đốc không có bất kỳ sai lầm nào trong điều hành, quản lý. Điều
tối quan trọng trong những trường hợp như thế này là các giám đốc phải ghi nhớ rằng
thậm chí trong giai đoạn khó khăn nhất, nền tảng cơ bản của vai trò giám đốc vẫn cần
phải tiếp tục được áp dụng: Các giám đốc phải chịu trách nhiệm giám sát công việc

kinh doanh của công ty.
Mặc dù hầu hết các giám đốc đều hiểu và biết, như những khẩu hiệu hướng đạo
sinh, thì chúng ta vẫn cần phải nhắc lại những điểm căn bản này: Nó chính là trách
nhiệm của giám đốc trong việc giám sát các hoạt động của công ty và đó là công việc
điều hành công ty hoạt động từng ngày. Trong giai đoạn thị trường bất ổn, có ba lĩnh
vực chính nói chung mà các giám đốc cần phải tập trung chú ý: Tình trạng kinh
doanh, chất lượng và chiều sâu quản lý (bao gồm cả kế hoạch kế nhiệm), và khả năng
thanh khoản của công ty.
4. Sự cần thiết của chức danh CFO ( giám đốc tài chính) trong các doanh nghiệp
Việt Nam
Giám đốc tài chính có tầm quan trọng như cánh tay phải của lãnh đạo doanh
nghiệp, họ đảm nhận và điều phối những hoạt động quan trọng hàng đầu của doanh
nghiệp. Công việc của giám đốc tài chính là nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối
quan hệ tài chính trong doanh nghiệp, xây dựng các kế hoạch tài chính, khai thác và
sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, cảnh báo các nguy cơ đối với doanh nghiệp thông
qua phân tích tài chính và đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai.
Vậy CFO khác với một kế toán trưởng như thế nào và việc thiếu chức danh này
sẽ ảnh hưởng gì đến các doanh nghiệp Việt Nam? Công việc của một CFO có thể gói
gọn lại trong việc chịu trách nhiệm đưa ra ba quyết định chủ yếu: quyết định về chính
6


sách đầu tư, quyết định về chính sách tài trợ và quyết định về chính sách phân phối.
Tiêu chuẩn chung để làm căn cứ đưa ra ba quyết định này là làm sao để tối đa hóa giá
trị tài sản của các cổ đông.
Để cho dễ hiểu, công việc cụ thể của một CFO có thể kể ra như sau: Phân tích
và đưa ra các công cụ quản trị rủi ro tài chính; theo dõi và đánh giá các dữ liệu tài
chính; chuẩn bị các báo cáo đặc biệt và đưa ra các dự báo cần thiết; hoạch định ngân
sách vốn đầu tư; lập mô hình tài chính; phân tích và quản lý danh mục đầu tư; thiết lập
và duy trì các quan hệ với ngân hàng và các cơ quan hữu quan.

Nếu thiếu đi vị trí CFO, ban lãnh đạo không thể quản lý tài chính một cách bài
bản và chuyên nghiệp. Công việc của Giám đốc tài chính đòi hỏi những kỹ năng và
phẩm chất đặc biệt, họ đóng vai trò hoàn toàn khác đối với Kế toán vì rất nhiều nhiệm
vụ của Giám đốc tài chính mà Kế toán trưởng không thể thực hiện được.
Ở các tổ chức chuyên nghiệp, Giám đốc Tài chính là vị trí không thể thiếu, tình
trạng thiếu Giám đốc tài chính trong các Doanh nghiệp Việt nam hiện nay đã dẫn đến
các hậu quả nghiệm trọng. Vì có ít Doanh nghiệp Việt nam có chức danh Giám đốc tài
chính theo đúng nghĩa nên ban lãnh đạo của Doanh nghiệp này thiếu một cán bộ quản
lý chuyên nghiệp nhằm thường xuyên đánh giá tình hình tài chính của Doanh nghiệp.
Vì vậy, có không ít trường hợp, Tổng giám đốc/Giám đốc, Hội đồng quản trị hoàn
toàn không năm được thực trạng tài chính của Doanh nghiệp mình, khi phát hiện ra
những dấu hiệu xấu như nợ khó đòi tăng lên quá mức cho phép, nợ phải trả cộng dồn
quá cao, hiệu quả kinh doanh thấp…thì trở tay không kịp.
Do đó việc nhầm lẫn giữa chức vụ CFO với kế toán trưởng đã dẫn đến những
hậu quả nghiêm trọng. Trước hết là thiếu hụt chuyên gia quản lý chuyên nghiệp nhằm
thường xuyên đánh giá tình hình tài chính, đảm bảo “sức khỏe” tài chính cho doanh
nghiệp. Kế đến là việc điều hành tài chính rất lúng túng, bỏ qua nhiều cơ hội đầu tư,
đặc biệt là trước xu thế bùng nổ của thị trường tài chính, ngân hàng của VN trong giai
đoạn hội nhập. Tóm lại, hậu quả bao trùm tình trạng thiếu CFO trong doanh nghiệp là
hiệu quả kinh doanh thấp, rủi ro cao do thiếu minh bạch và sự phát triển thiếu bền
vững. Vì vậy, giám đốc tài chính là vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp hiện
nay, giúp doanh nghiệp vận hành ổn định, hoạt động hiệu quả.
.

7


PHẦN 2: TRẮC NGHIỆM
Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào phương án mà
Anh/Chị lựa chọn. Mẫu câu hỏi chỉ có một đáp án đúng

THÔNG TIN DƯỚI ĐÂY (BẢNG 1) DÙNG ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI SỐ 1 ĐẾN CÂU 5

Bảng cân đối kế toán công ty Smith
Tài sản:
Tiền mặt và chứng khoán dễ bán
Khoản phải thu
Hàng tồn kho
Chi phí trả trước
Tổng tài sản ngắn hạn
Tài sản cố định
Trừ: khấu hao tích lũy
Tài sản cố định thuần
Tổng tài sản
Nợ phải trả:
Phải trả ngắn hạn
Thương phiếu phải trả
Thuế dồn tích
Tổng nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Vốn CSH
Tổng nợ và vốn CSH

$300.000
2.215.000
1.837.500
24,000
$3.286.500
2.700.000
1.087.500
$1.612.500

$4.899.000
$240.000
825.000
42.500
$1.107.000
975.000
2.817.000
$4.899.000

8


Báo cáo Kết quả kinh doanh
Doanh thu thuần (bán chịu)
Trừ: Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng và quản lý doanh

$6.375.000
4.312.500

nghiệp
Chi phí khấu hao
Chi phí trả lãi
Thu nhập trước thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thu nhập (lợi nhuận) thuần
Lợi tức cổ phiếu thường
Thu nhập (lợi nhuận) để lại
1. Dựa trên các thông tin ở Bảng 1, tỷ suất hiện hành là:
A.


2,97

B.

1,46.

C.

2,11.

D.

2,23.

1.387.500
135.000
127.000
$412.500
225.000
$187.500
$97.500
$90.000

2. Dựa trên các thông tin ở Bảng 1, sử dụng 360 ngày/năm kỳ thu tiền trung bình là:
A.

71 ngày

B.


84 ngày

C.

64 ngày

D.

125 ngày

3. Dựa trên các thông tin ở Bảng 1, hệ số nợ (tỷ số nợ phải trả) là:
A.

0,70.

B.

0,20.

C.

0,74.

D.

0,42.

4. Dựa trên các thông tin ở Bảng 1, tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu bằng bao
nhiêu:

A.

4,61%.

B.

2,94%.

C.

1,97%.

D.

5,33%.

5. Dựa trên các thông tin ở Bảng 1, hệ số vòng quay hàng tồn kho là:
A.

0,29 lần
9


B.

2,35 lần

C.

0,43 lần


D.

3,47 lần

6. Loại hình công ty nào sau đây không thuộc diện gánh chịu trách nhiệm nợ hữu hạn?
A)

Công ty tư nhân

B)

Công ty cổ phần

C)

Công ty đại chúng

D)

Không có câu trả lời nào trên đúng

7. Hãy tính giá trị hiện tại (PV) của $100.000 nhận được sau 5 năm kể từ ngày hôm
nay, giả sử mức lãi suất là 8% /năm?
A)

$60.000,00

B)


$68.058,32

C)

$73.502,99

D)

$82.609,42

8. Hãy tính giá trị hiện tại (PV) của $80.000 nhận được sau 10 năm kể từ ngày hôm
nay, giả sử lãi suất là 5%/năm?
A)

$38.422,76

B)

$40.000,00

C)

$49.113,06

D)

$76.000,00

9. Hãy tính giá trị hiện tại (PV) của $50.000 nhận được sau 20 năm kể từ ngày hôm
nay, giả sử lãi suất là 4%/năm?

A)

$5.242,88

B)

$10.000,00

C)

$22. 819,35

D)

$40.000,00

10.Tính giá trị tương lai (FV) của $60.000 trong 5 năm, giả sử tỷ lệ lãi suất là
5%/năm?
A)

$62.500,00

B)

$72.674,86

C)

$75.000,00


D)

$76.576,89
10


11. Phương pháp NPV :
A.

Là phù hợp với mục tiêu tối đa hóa giá trị cho các cổ đông.

B.

Thừa nhận giá trị của tiền theo thời gian.

C.

Sử dụng luồng tiền mặt

D.

Tất cả các ý trên

12. Phương pháp NPV giả thiết luồng tiền mặt được tái đầu tư ở mức:
A.

IRR.

B.


NPV.

C.

Tỷ lệ thu nhập thực.

D.

Chi phí vốn bình quân (WACC).

13. Bạn đang phân tích một dự án đề xuất và có các thông tin như sau:
Năm

Dòng tiền

0

-$135.000

1

$ 28.600

2

$ 65.500

3

$ 71.900


Thời gian hoàn vốn yêu cầu
Tỷ lệ thu nhập yêu cầu

3 năm
8,50%

Giá trị hiện tại ròng (NPV) của dự án đề xuất là?
A.

$3.289,86

B.

$3.313,29

C.

$4.289,06

D.

$4.713,71

14.Tính giá trị tương lai (FV) của $10.000 trong 8 năm, giả sử lãi suất là 10%/năm?
A)

$16.212,78

B)


$18.000,00

C)

$18.756,22

D)

$21.435,89

15.Tính giá trị tương lai (FV) của $20.000 trong 4 năm, giả sử tỷ lệ lãi suất là
12%/năm?
A)

$17.096,08

B)

$28.292,66
11


C)

$31.470,39

D)

$32.020,64


16. Nếu $15.000 được đầu tư ở mức lãi suất 10% /năm, hỏi trong khoảng bao nhiêu
năm thì khoản đầu tư sẽ tăng lên gấp đôi?
A)

7,3 năm

B)

8,4 năm

C)

10,6 năm

D)

14,8 năm

17. Nếu tiền được đầu tư ở mức lãi suất 8%/năm, hỏi trong khoảng bao nhiêu năm thì
tiền lãi nhận được sẽ bằng khoản đầu tư gốc ban đầu?
A)

5 năm

B)

6 năm

C)


9 năm

D)

12 năm

18. Sara muốn có $500.000 trong tài khoản tiết kiệm khi cô ta về hưu. Hỏi cô ta phải
có bao nhiêu tiền trong tài khoản ngay từ bây giờ nếu tỷ lệ lãi suất cố định là 8%/năm,
để đảm bảo chắc chắn cô ta sẽ có $500.000 trong 20 năm?
A)

$107.274

B)

$144.616

C)

$180.884

D)

$231.480

19. Bạn đang phân tích một dự án đề xuất và có các thông tin như sau:
Năm

Dòng tiền


0

-$135.000

1

$ 28.600

2

$ 65.500

3

$ 71.900

Thời gian hoàn vốn yêu cầu
Tỷ lệ thu nhập yêu cầu

3 năm
8,50%

Thời gian hoàn vốn sử dụng dòng tiền chiết khấu của dự án là?
A.

2,57 năm
12



B.

2,64 năm

C.

2,87 năm

D.

2,94 năm

20. Yếu tố nào dưới đây không được coi là vốn chủ sở hữu trong bảng cân đối kế toán
của công ty?
A.

Tiền mặt

B.

Thặng dư vốn cổ phần (Paid in capital)

C.

Cổ phiếu ưu đãi

D.

Thu nhập để lại (Lợi nhuận lưu giữ)


E.

Cổ phiếu thường

21. Tính lợi suất trái phiếu (YTM) của một trái phiếu kỳ hạn 5 năm, mệnh giá $5.000
với lãi suất trái phiếu 4.5% và trả lãi coupon định kỳ 6 tháng nếu trái phiếu đang có
giá là $4.876?
A)

4.30%

B)

5.07%

C)

6.30%

D)

8.60%

22. Tính lợi suất trái phiếu (YTM) của một trái phiếu kỳ hạn 10 năm, mệnh giá $1.000
với lãi suất trái phiếu 5.2% và trả lãi coupon định kỳ 6 tháng nếu trái phiếu đang có
giá là $884?
A)

5.02%


B)

6.23%

C)

6.82%

D)

12.46%

23. Một trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, mệnh giá $2.000, và có lãi suất trái phiếu 6.3%
với lãi coupon trả định kỳ hàng năm (1 năm trả 1 lần). Hỏi lợi suất trái phiếu (YTM)
bằng bao nhiêu nếu trái phiếu có giá $1.801?
A)

6.30%

B)

8.48%

C)

9.22%

D)

10.32%


13


24. Một trái phiếu mệnh giá $1.000 với lãi suất trái phiếu 5,4% /năm và trả lãi coupon
định kỳ 6 tháng, trái phiếu có kỳ hạn là 5 năm và lợi suất trái phiếu (YTM) là 7,5%.
Nếu lãi suất tăng và YTM tăng 7,8%, giá trái phiếu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
A)

Giảm $9,82

B)

Giảm $11,59

C)

Tăng $12,16

D)

Giá của trái phiếu không thay đổi.

25. Một trái phiếu mệnh giá $5.000 với lãi suất trái phiếu 6.4% /năm và trả lãi coupon
định kỳ 6 tháng, trái phiếu có kỳ hạn là 4 năm và lợi suất trái phiếu (YTM) là 6.2%.
Nếu lãi suất giảm và YTM giảm 0,8%, giá trái phiếu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
A)

Giảm $98,64


B)

Tăng $40,49

C)

Tăng $84,46

D)

Tăng $142,78

26. Tính lãi suất trái phiếu của một trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, mệnh giá $10.000 trả
lãi coupon định kỳ 6 tháng và giá trái phiếu hiện tại là $9.543,45, lợi suất trái phiếu
(YTM) 6,8%?
A)

4,32%

B)

5,60%

C)

6,25%

D)

8,44%


27. Trong ngày sinh Harry, bố cậu ta đã bỏ $1.000 vào một tài khoản đầu tư cam kết
trả lãi suất 4%/năm. Hỏi Harry sẽ có bao nhiêu tiền khi cậu ta 18 tuổi?
A)

$1.720

B)

$2.026

C)

$2.804

D)

$4.806

28) Helen đang tiết kiệm để bắt đầu kinh doanh của cô ấy. Nếu cô ta đầu tư $10.000
trong tài khoản ngay từ bây giờ, hỏi mức lãi suất tối thiểu là bao nhiêu để đảm bảo
rằng cô ta có $25.000 trong tài khoản của cô ta trong 10 năm?
A)

2,5%

B)

6,4%
14



C)

9,6%

D)

10,2%

29. Hãy xem xét chuỗi dòng tiền sau:
0

1

2

3

4

|

|

|

|

|


?

$5000

$6000

$7000

$8000

Số năm
Dòng tiền

Nếu lãi suất của thị trường hiện tại là 8%/năm, giá trị hiện tại (PV) của chuỗi dòng
tiền sẽ xấp xỉ bằng:
A)

$22.871

B)

$21.211

C)

$24.074

D)


$26.000

30. Hãy xem xét chuỗi dòng tiền sau:
0

1

2

3

4

|

|

|

|

|

$1000

$2000

$3000

$4000


?

Số năm
Dòng tiền

Nếu lãi suất của thị trường hiện tại là 8%/năm, giá trị tương lai (FV) của dòng tiền sẽ
xấp xỉ bằng:
A)

$11,699

B)

$10,832

C)

$12,635

D)

$10,339

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Tài Chính Doanh Nghiệp, PGS. TS, Nguyễn Hữu Ánh, 2014.
2) Quản trị tài chính, Nguyễn Thanh Hiền, 2013.

3) Lý thuyết tài chính doanh nghiệp, Lê Như Ngọc, 2013.
4) Giám đốc tài chính, Nguyễn Hữu Phong, 2013.
5) Công cụ quản lý doanh nghiệp, Đặng Thị Thanh, 2013.

16



×