PHÒNG GD&ĐT BUÔN ĐÔN
TRƯỜNG MN HOA HỒNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số…./KH-HH
Tân Hòa, Ngày 12 Tháng 9 năm 2017
KẾ HOẠCH
BỒI DƯỠNG CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VỀ NỘI DUNG THỰC HÀNH
ÁP DỤNG QUAN ĐIỂM LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM TRONG TRƯỜNG
MẦM NON - NĂM HỌC 2017 - 2018
Căn cứ kế hoạch chỉ đạo năm học của Phòng GD&ĐT Buôn Đôn năm học:
2017 - 2018.
Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non của Phòng GD&ĐT
Buôn Đôn năm học: 2017 - 2018.
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường năm học 2017- 2018. Trường
Mầm non Hoa Hồng xây dựng kế hoạch thực hiện và bồi dưỡng cho đội ngũ về nội
dung thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm năm học 2017 –
2018 như sau:
I. Đặc điểm tình hình:
1.Thuận lợi.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Buôn Đôn.
Việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn trong nhà trường được thực hiện thường
xuyên, có nề nếp, sinh hoạt tổ chuyên môn đầy đủ theo định kì.
Nhà trường trang bị đầy đủ các tài liệu học tập bồi dưỡng cho giáo viên.
Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề và luôn đoàn kết
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Giáo viên tích cực sưu tầm nguyên vật liệu, làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ
tốt cho các hoạt động của trẻ.
Phụ huynh học sinh quan tâm và phối hợp tốt với nhà trường trong việc
chăm sóc giáo dục trẻ, xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất.
2. Khó khăn:
Nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết
bị dạy và học.
Cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn như hệ thống máy tính, máy chiếu …
phục vụ cho công tác giảng dạy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tổ chức các hoạt
động chăm sóc giáo dục trẻ.
Cán bộ quản lý và giáo viên chưa được tập huấn về xây dựng kế hoạch áp
dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm mà chủ yếu là tự nghiên cứu qua tài
liệu.
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em nên việc phối hợp với
nhà trường và giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế.
1
*Từ những thuận lợi, khó khăn trên nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện
và bồi dưỡng cho đội ngũ về nội dung thực hành áp dụng quan điểm lấy trẻ làm
trung tâm năm học 2017 – 2018 như sau:
II. Mục tiêu:
1. Đối với nhà trường:
Tăng cường bồi dưỡng chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm
trung tâm” cho đội ngũ giáo viên mầm non, đảm bảo 100% giáo viên được bồi
dưỡng.
Phấn đấu 100% giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức hướng đến mục tiêu lấy
trẻ làm trung tâm; 100% giáo viên dạy đúng phương pháp, xử lý tốt mọi tình
huống, tập trung hướng đến từng trẻ để đảm bảo yêu cầu đề ra; 100% nhóm, lớp có
môi trường đạt loại khá, tốt.
Tổ chức phong phú các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục theo mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm.
Thực hiện tốt công tác tham mưu đầu tư cơ sở vật chất phục vụ chuyên đề
“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
Phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề.
Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền về chuyên đề tại các nhóm,
lớp.
Tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề, đánh giá xếp loại chuyên đề.
2. Đối với giáo viên:
Xây dựng kế hoạch giáo dục căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh
nghiệm sống của trẻ ở nhóm lớp mình phụ trách để xác định mục tiêu, nội dung cụ
thể.
Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có
nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động. Giáo viên chỉ
là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếm lĩnh kiến thức. Từ đó
nhằm thúc đẩy giáo viên có cơ hội tìm hiểu sâu về phương pháp giáo dục trẻ qua
các hoạt động hàng ngày.
Giúp giáo viên vận dụng phương pháp tổ chức các hoạt động trên lớp và hoạt
động ngoại khoá trong trường mầm non.
Xây dựng môi trường trong và ngoài nhóm lớp phong phú, hấp dẫn đối với
trẻ.
Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia các hoạt động hàng ngày ở mọi lúc,
mọi nơi. Trẻ tích cực, chủ động tham gia hoạt động, biết phối hợp cùng bạn để trao
đổi chia sẻ kinh nghiệm, trình bày ý kiến.
Làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
Hình thành một số kỹ năng, phát triển năng khiếu của trẻ thông qua các hoạt
động.
Tạo cho trẻ yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động.
III. Nội dung:
2
Bồi dưỡng giáo viên về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong
Chương trình Giáo dục mầm non. Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động
chăm sóc giáo dục trẻ, đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm.
Xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học
theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và đánh giá sự phát triển của trẻ
theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Tuyên truyền phối hợp, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã
hội, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để tập trung xây dựng trường mầm non
lấy trẻ làm trung tâm.
IV. Biện pháp thực hiện.
1. Đối với Nhà trường:
Xây dựng kế hoạch chuyên đề “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung
tâm” phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường. Triển khai thực hiện kế
hoạch đến từng giáo viên của đơn vị.
Chỉ đạo các giáo viên xây dựng kế hoạch, thực hiện chuyên đề ở các nhóm,
lớp mình phụ trách.
Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ (Kế hoạch năm, tháng,
tuần) phù hợp với tình hình đặc điểm nhóm, lớp mình phụ trách, phù hợp với sự
phát triển của trẻ theo Chương trình Giáo dục mầm non.
Chọn các nhóm, lớp để xây dựng điểm thực hiện chuyên đề “xây dựng
trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Tại lớp Lớn 1, Chồi 3, Chồi 1. Dự kiến tổ
chức vào tháng 9 năm 2017.
Đẩy mạnh công tác tham mưu và xã hội hóa giáo dục để huy động nguồn lực
cho việc thực hiện chuyên đề( làm sân trước các lớp học ở điểm chính, xây dựng
khu vui chơi phát triển vận động, có trên 5 loại đồ chơi ngoài trời cho mỗi khu
vực…), đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi… để xây dựng
môi trường giáo dục phù hợp, đảm bảo phục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục
trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch năm, tháng tuần phù hợp với tình hình
thực tế của nhóm lớp mình phụ trách. Chuẩn bị tốt các điều kiện đồ dùng đồ chơi,
vật liệu chơi, các góc chơi phù hợp với từng chủ đề, nhằm đáp ứng nhu cầu hứng
thú chơi của trẻ. Chú trọng xây dựng môi trường trong ngoài lớp học đảm bảo an
toàn tuyệt đối với trẻ, môi trường phải đảm bảo phục vụ tốt các hoạt động chăm sóc
giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Trong tổ chức hướng dẫn trẻ
chơi, phải thể hiện sự tôn trọng trẻ, tạo cơ hội cho mọi trẻ được tham gia vào hoạt
động.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của chuyên đề về mục
tiêu, yêu cầu, nội dung, kế hoạch thực hiện, tới các bậc cha mẹ và cộng đồng về kế
hoạch thực hiện chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm để có sự phối hợp,
hổ trợ kinh phí để xây dựng môi trường, mua săm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi đủ
3
theo thông tư 02 /2010/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT nhăm đảm bảo trong quá
trình triển khai thực hiện.
Nhà trường cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn do phòng Giáo dục tổ
chức, về các nội dung trong việc xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
Tham mưu với lãnh đạo phòng tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm của
một số đơn vị điển hình.
2. Đối với giáo viên:
Tích cực nghiên cứu tài liệu.
Dựa vào kế hoạch chuyên đề của nhà trường để lập kế hoạch chăm sóc giáo
dục trẻ (Kế hoạch năm, tháng, tuần) phù hợp với tình hình đặc điểm nhóm, lớp
mình phụ trách, phù hợp với sự phát triển của trẻ theo Chương trình Giáo dục mầm
non.
Xây dựng tốt môi trường trong ngoài lớp học phù hợp với chuyên đề đảm
bảo đầy đủ các loại đồ dùng đồ chơi, vật liệu chơi, các góc chơi phù hợp với từng
chủ đề, nhằm đáp ứng nhu cầu hứng thú chơi của trẻ, tạo cơ hội cho mọi trẻ được
tham gia chơi.
Bồi dưỡng kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động ở lớp đáp
ứng mục tiêu chuyên đề.
Đưa mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm thể hiện qua các hoạt động hàng ngày
như: giờ đón trẻ, thể dục sáng, hoạt động học có chủ đích, hoạt động góc, hoạt động
ngoài trời
Giáo viên căn cứ vào mục tiêu cần đạt và khả năng của trẻ để xác định
phương pháp hoạt động phù hợp cho cả lớp và phù hợp cho từng cá nhân trẻ, đảm
bảo tính phù hợp, hài hoà theo từng độ tuổi.
Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
phù hợp với nhóm lớp mình phụ trách.
Thực hiện đầy đủ các nội dung của bộ tiêu chí trong công tác chăm sóc giáo
dục trẻ nhằm đạt kết quả cao.
Sau khi đã thực hiện, cần căn cứ xem xét kết quả đạt được khi thực hiện bộ
tiêu chí.
Trong quá trình thực hiện giáo viên đúc rút kinh nghiệm đồng thời cùng chia
sẽ với đồng nghiệp những thuận lợi, khó khăn, tìm tòi sáng tạo thêm những điểm
mới trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là áp dụng quan điểm giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm để cùng nhau tiến bộ.
Trên đây là kế hoạch thực hiện và bồi dưỡng cho đội ngũ về nội dung “Thực
hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” năm học 2017 - 2018 của
trường Mầm non Hoa Hồng, đề nghị toàn thể cán bộ giáo viên thực hiện nghiêm
túc.
Nơi nhận:
P. HIỆU TRƯỞNG
Các thành viên trong trường
Lưu VT
Phan Thị Lợi
4
5