Tải bản đầy đủ (.pptx) (14 trang)

Bài 18. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 14 trang )

Tiết 27- Bài 18:
Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)


Em hãy nêu vài nét cơ bản về nước Mĩ mà em
biết ?

-Diện tích: 9.363.123 km2
-Số dân: 280.562.489 người (năm 2002)
-Trước đây là thuộc địa của Anh
-1776, Tuyên ngôn độc lập được công bố
-1783, Hợp chủng quốc Châu Mĩ thành lập
-Mĩ là nước cộng hòa liên bang

Vị trí của nước Mĩ


I- NƯỚC MĨ TRONG THẬP NIÊN 20 CỦA THẾ KỈ XX

1. Kinh tế

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 20 nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh , trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số

một thế giới.

Theo em bức ảnh này phản ánh điều gì ?

Bãi đỗ xe dài vô tận thể hiện sự phát triển của
ngành sản xuất ô tô ==>Thúc đẩy các ngành kinh tế
khác phát triển như luyên kim, cao su, vật liệu,…


Bãi đỗ ô tô ở Niu Oóc năm 1928


Theo em bức ảnh này phản ánh điều gì ?

Thể hiện trình độ phát triển cao của
khoa học – kĩ thuật. Đây là một trong
những hình ảnh tạo nên sự phồn vinh của
nền kinh tế Mĩ

Công nhân xây dựng cao ốc ở Mĩ


1923-1929

1928

Sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng 69%.

Công nghiệp vượt quá của toàn Châu Âu và chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế
giới.

Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép,…

Về tài chính, Mĩ nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.

- Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất
và tăng cường độ lao động của công nhân.



2. Xã hội

Theo em bức ảnh này phản ánh điều gì về cuộc sống
của người lao động Mĩ ?

Cuộc sống của họ bấp bênh, nghèo khổ, họ
phải sống trong các nhà ổ chuột

Nhà ở của người lao động Mĩ trong những năm 20

 Trước tình cảnh đó, tháng 5/1921, Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập và trở thành một lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân Mĩ.


II. NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1929 - 1939

- Cuối tháng 10-1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.

Dòng người thất nghiệp trên đường phố Niu Oóc


Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 2 lần so với năm 1929.

Biểu hiện
Khoảng 75% dân trại bị phá sản, hàng chục triệu người thất nghiệp

Các mâu thuẫn xã hội trở nên hết sức gay gắt, đã đưa tới các cuộc biểu tình,
tuần hành diễn ra sôi nổi trong cả nước.


Trước tình trạng đó, biện pháp để đưa nước Mĩ ra khỏi khủng hoảng là gì ?


Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng, Ph.Ru-dơ-ven – Tổng
thống mới đắc cử cuối năm 1932, đã thực hiện chính sách mới.


Có bạn nào trong lớp mình biết Ph. Ru-dơ-ven là ai không ?


 Ph. Ru-dơ-ven (30 tháng 1 năm 1882 – 12 tháng 4 năm 1945, nhà
hoạt động chính trị, Đảng viên Đảng Dân chủ, ông là Tổng thống Hoa
Kỳ thứ 32 và là một khuôn mặt trung tâm của các sự kiện thế giới
trong giữa thế kỷ 20 khi ông lãnh đạo Hoa Kỳ suốt thời gian có cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu và chiến tranh thế giới. Là tổng thống
Hoa Kỳ duy nhất được bầu hơn hai nhiệm kỳ, ông tạo ra một liên
minh bền vững giúp tái tổ chức nền chính trị Hoa Kỳ trong nhiều thập
niên. Rudơven là một nhà chính trị tư sản khôn khéo và tài năng. Khi
cầm quyền lần đầu tiên năm 1933, E.Rudơven đã tiến hành một loạt
cải cách, gọi là "Ván bàn mới", khôi phục lại nền kinh tế của Hoa Kỳ
đang bị điêu đứng vì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới(1929-1933)

Ph. Ru-dơ-ven


Bức tranh đương thời mô tả Chính sách mới (Người khổng lồ tượng trưng cho Nhà nước)


Dựa vào sách giáo khoa, bạn nào cho cô biết nội dung Chính sách mới của Ph.Ru-dơ-ven là gì ?

Các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các
ngành kinh tế - tài chính.


Nội dung

Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với
những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.

Nhà nước tư sản đã tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức
lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã
hội.


Nêu nhận xét của em về Chính sách mới qua hình 69 ?

Người khổng lồ tượng trưng cho Nhà nước, hai tay nắm tất cả
các ngành, các đầu mối, các mạch máu kinh tế, nhằm khôi phục
kinh tế, ổn định chính trị, xã hội

 Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ nhưng cũng phần nào giải quyết khó khăn của người lao
động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.



×