Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái loài mây nếp (calamus tetradactylus hance) ỏ tỉnh hà giang và hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.6 KB, 89 trang )

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Nông nghiệp & PTNT

Trường Đại học Lâm nghiệp

Phạm văn Hùng

Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái loài Mây nếp
(Calamus tetradactylus Hance) ở tỉnh Hà Giang và Hoà Bình

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60 62 60

Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Hà Tây, năm 2007


Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Nông nghiệp & PTNT

Trường Đại học Lâm nghiệp

Phạm văn Hùng

Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái loài Mây nếp
(Calamus tetradactylus Hance) ở tỉnh Hà Giang và Hoà Bình

Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp



Cán bộ hướng dẫn: 1. PGS.TS. Hoàng Kim Ngũ
2. TS. Phạm Văn Điển

Hà Tây, năm 2007


1
§Æt vÊn ®Ò

Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái loài cây rừng có ý nghĩa quan trọng
trong sản xuất lâm nghiệp. Kết quả thu được sẽ giúp cho việc xác định bản chất,
nguyên lý của các quá trình sinh học trong cơ thể thực vật, đồng thời làm rõ tác
động của những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Đây là
cơ sở khoa học để lựa chọn và cải thiện điều kiện lập địa, đề xuất các biện pháp kỹ
thuật nâng cao sản lượng và chất lượng của rừng trồng.
Nước ta có khoảng trên 30 loài Mây, phân bố rộng khắp ở 8 vùng sinh thái.
Đây là một tiềm năng to lớn của tài nguyên rừng Việt Nam, có vai trò quan trọng
trong đời sống, sản xuất và xuất khẩu. Nhiều loài Mây là yếu tố xoá đói giảm nghèo
và làm giàu cho các cộng đồng vùng cao, trong đó có loài Mây nếp (Calamus
tetradactylus Hance) - một nguồn nguyên liệu quan trọng cho việc duy trì và phát
triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ. Ngày nay, việc phát triển Mây đã được nhận
thức như một lựa chọn có triển vọng trong kinh doanh rừng theo hướng cho thu
nhập sớm và có hiệu quả kinh tế cao. Điều này được thể hiện rõ nét trong chiến lược
phát triển kinh tế ngành và chương trình trồng mới năm triệu hecta rừng, từ nay đến
2010 phải xây dựng 450.000 ha rừng cung cấp lâm sản ngoài gỗ, trong đó Mây song
chiếm từ 10 - 20%.
Tuy nhiên, tài nguyên Mây đã bị cạn kiệt cùng với sự suy thoái nghiêm trọng
của tài nguyên rừng. Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tài nguyên này
là thiếu thông tin về đặc điểm của loài. Người ta không thể bảo vệ, phát triển hoặc

gây trồng Mây nếu không dựa vào đặc điểm sinh lý, sinh thái của loài, không biết
trồng nó như thế nào, ngay cả khi có giống tốt. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm
sinh lý, sinh thái loài Mây nếp làm cơ sở khoa học cho việc xác định hệ thống biện
pháp kỹ thuật trồng thâm canh Mây nếp là rất cần thiết.
Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, đề tài ”Nghiên cứu đặc điểm
sinh lý, sinh thái loài Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) ở tỉnh Hoà Bình
và Hà Giang" đã được thực hiện.
Phương hướng của đề tài là xác định những đặc điểm sinh lý quan trọng của
hạt Mây nếp, làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong bảo quản hạt và xử
lý hạt nảy mầm; xác định những đặc điểm sinh lý, sinh thái cây Mây nếp làm cơ sở
cho việc phân chia điều kiện lập địa thích hợp cho loài cây này cũng như cho việc
đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng Mây.


2
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, những thông tin về đặc điểm sinh lý, sinh thái
Mây đã được thu thập dựa trên những cơ sở lý thuyết và các phương pháp thực
nghiệm hiện có; đồng thời những thông tin này luôn được liên hệ với thực tiễn sản
xuất, nhằm làm cho các kết quả nghiên cứu của đề tài đáp ứng tốt nhất hai yêu cầu
lý thuyết và thực tiễn.


3
Ch­¬ng 1
Tæng quan vÊn ®Ò nghiªn cøu

1.1. Ở ngoài nước
1.1.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống
Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống trên thế giới đã được thực hiện từ rất
lâu. Trong khi hạt của các loài cây nông nghiệp sau khi chín có thể nảy mầm ngay

khi gặp điều kiện thuận lợi, thì phần lớn hạt của cây lâm nghiệp sau khi chín vẫn
không thể nảy mầm, thậm chí cả khi điều kiện thuận lợi cho nảy mầm của hạt (độ
ẩm, nhiệt độ,… thích hợp). Đặc tính này đã được các nhà khoa học gọi là "tính ngủ"
của hạt. Karen Poulsen và Kirsten Thomsen (1996) cho rằng “ Tính ngủ là một
phương thức tồn tại, nó cho phép hạt sống qua những thời kỳ có các điều kiện khí
hậu khắc nghiệt hoặc không tối ưu và bằng cách đó duy trì được sức nảy mầm của
hạt trong một thời gian dài”.
Năm 1977, khi nghiên cứu về "tính ngủ", Harper đã nêu ra 3 nguyên nhân
làm cho hạt không thể nảy mầm trong các điều kiện thông thường, đó là:
- Do bản chất của hạt;
- Do điều kiện môi trường;
- Tính ngủ tự nhiên.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đối với một số loại hạt ngủ tự nhiên, bằng các
biện pháp xử lý thông thường như thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, môi trường,...
cũng vẫn khó xúc tiến hạt nảy mầm vì đặc tính này là do bản thân hạt quy định. Hạn
chế của cách phân chia này là rất khó ứng dụng trong thực tế để tìm ra biện pháp
xúc tiến hạt nảy mầm, bởi nó chưa giải thích được nguyên nhân cụ thể cũng như xác
định được các yếu tố kìm hãm hạt nảy mầm là do vỏ hạt (cứng, chống thấm nước)
hay do phôi và nội nhũ.
Một số nghiên cứu sau này đã từng bước làm sáng tỏ điều này, có thể phân
chia kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến nảy mầm của hạt thành hai
nhóm chính:
- Các yếu tố môi trường và cơ chế sinh lý môi trường, như: ánh sáng, độ ẩm,
nhiệt độ, hàm lượng O2 và CO2.
- Các yếu tố do bản thân hạt quy định, như: vỏ hạt, phôi, nội nhũ.


4
Nước là nhân tố rất cần cho sự nảy mầm của hạt. Đối với hầu hết hạt của các
loài cây thì vỏ hạt là một trong những nguyên nhân ngăn cản sự thấm nước làm hạt

khó nảy mầm. Một trong các thí nghiệm với hạt cây donnik (loài cây họ đậu) sau
khi ngâm trong nước 9 năm thì 49% số hạt vẫn còn giữ được vỏ cứng. Cũng tương
tự với hạt của loài cây Keo trắng (Acacia alba) sau 15 năm ngâm trong nước vẫn
còn 5 - 18% hạt cứng; hạt loài Keo lencoran nằm 23 năm dưới đất vẫn còn sống và
còn vỏ cứng (Gupalo và Skriptjinski, 1971).
Jakashina (1985) đã xác định hạt cây đậu lupin (chi Lupinus) có thể nằm ở
vùng đất băng giá vùng Jucon trong thời gian 10 ngàn năm mà vẫn chưa mất khả
năng nảy mầm nhờ lớp vỏ có tính thấm nước cao. Nghiên cứu cho thấy sức sống lâu
dài của hạt dưới tác động của các nhân tố môi trường có liên quan đến khả năng bảo
vệ chống xâm nhập nước ở vỏ hạt (dẫn theo Nguyễn Như Khanh, 1996). Như vậy,
để những loại hạt này nảy mầm cần có biện pháp thích hợp để hạt hút nước.
Goor và Barney (1976) cho rằng, cách làm đơn giản nhất để giúp hạt có vỏ
dày hút nước được là cắt hoặc dùi một lỗ nhỏ trên vỏ hạt trước khi gieo.
Một biện pháp khác có thể làm vỏ hạt mỏng ra là chà xát vỏ hạt hoặc xử lý
bằng cách ngâm hạt trong dung dịch axit sunfuric (H2SO4) đậm đặc. Hạt loài
leucaena khi không được xử lý làm mỏng vỏ hạt, chúng hoàn toàn không thấm
nước và do đó không thể nảy mầm sau khi ngâm 24 giờ trong nước lạnh. Nhưng
nếu ngâm chúng một phút trong dung dịch axit H2SO4 đậm đặc, rồi ngâm nước thì
tỷ lệ nảy mầm của lô hạt có thể đạt 42% (Nisa và Qadir, 1969).
Gordon và Row (1982) khi nghiên cứu một số loại hạt có vỏ dày, cứng
cũng cho thấy, mặc dù vỏ hạt vẫn thấm nước và trương lên nhưng áp lực trương
nước không đủ để phôi có thể phá vỡ vỏ hạt để chui ra ngoài. Từ đó, tác giả đã đề
xuất biện pháp giúp hạt nảy mầm tốt là: sau khi ngâm hạt vào nước lạnh khoảng
48 giờ, vớt ra để ráo rồi trộn hạt với 2 - 4 lần thể tích môi trường thoát nước tốt
như cát, than bùn hoặc veniculit. Sau đó, cho vào bao tải và bảo quản mát, hàng
tuần mở bao và đảo hạt. Cách làm này giúp vỏ hạt mềm ra, dễ co giãn và có khả
năng trương lên khi hạt hút nước, do đó quá trình nảy mầm được dễ dàng.
Nhiều nghiên cứu khác đã tập trung vào quy trình xử lý nảy mầm hạt giống
bằng nhiệt độ. Bawer và Eusebio (1981) khi thử nghiệm xử lý hạt Keo tai tượng
(Acacia mangium) ở Sabah (Malaysia) bằng nhiệt độ cũng cho thấy có sự tương

quan chặt của tỷ lệ hạt nảy mầm với nhiệt độ nước xử lý. Kết quả là tỷ lệ nảy mầm
của lô hạt tăng dần từ 5 - 91% khi nhiệt độ nước tăng từ 30 - 100oC.


5
Kemp (1975) cũng khẳng định, xử lý bằng nước nóng cho kết quả tốt đối
với hạt một số loài cây họ đậu. Theo tác giả, hạt được cho vào nước sôi, tắt bỏ
nguồn nhiệt và để nguội dần trong vòng 12 giờ sẽ làm tăng tỷ lệ nảy mầm của
hạt.
Nhìn chung, xử lý bằng nước nóng sẽ đẩy nhanh tốc độ hút nước của hạt và
tăng tỷ lệ nảy mầm đối với hạt một số loài nhưng cũng có thể làm chết hạt do nhiệt
độ quá cao.
Nhiều nghiên cứu cho thấy sự tồn tại của các chất cản trở nảy mầm ở một số
loại hạt là một trong những nguyên nhân làm hạt khó nảy mầm. Các chất đó có thể
tồn tại ở phần thịt quả, vỏ hạt, trong nội nhũ hoặc trong phôi hay cũng có thể ở tất
cả các bộ phận của hạt.
Tuy vậy, hầu hết những chất cản trở được tìm thấy trong thịt quả tươi ở cả
những hạt được gieo ngay sau khi thu hoạch. Khi nghiên cứu về quả của loài
Dobera glabra, người ta đã phát hiện ra rằng ở cả hai lớp vỏ quả của loài cây này
đều có chứa chất cản trở nảy mầm. Hàm lượng chất cản trở nảy mầm chứa trong
hai lớp này cũng có sự khác nhau. Nếu để nguyên cả hai lớp vỏ quả và đem gieo
ươm thì tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt 8%. Khi loại bỏ chất cản trở ở lớp vỏ ngoài, tỷ lệ
này lên tới 57% và khi loại bỏ chất này ở cả hai lớp vỏ, tỷ lệ nảy mầm có thể đạt
tới 70%.
Bản chất hoá học của các chất ức chế nảy mầm có thể là những hợp chất
khác nhau: dẫn xuất của xianua, các hợp chất phenol...Song, hình như các hormon
và cụ thể là axit abxixic có vai trò chủ yếu trong các chất ức chế nảy mầm. Các
chất ức chế này ngăn cản quá trình nảy mầm bằng cách kết hợp với các chất khác
tạo ra chất kết tủa trong quá trình trao đổi chất hoặc tạo ra áp suất thẩm thấu lớn
ngăn cản quá trình hút ẩm của hạt. Thêm vào đó, nhiều loại quả tươi có chứa chất

ức chế (cản trở) hỗn hợp như cumarin ở trong phần thịt quả, các chất này ức chế
quá trình nảy mầm của hạt (dẫn theo Nguyễn Như Khanh, 1996).
1.1.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý cây rừng
Việc nghiên cứu cấu tạo giải phẫu các bộ phận cây không chỉ có ý nghĩa
trong sử dụng mà còn có nhiều ý nghĩa lý thuyết trong hệ thống học thực vật và tiến
hoá. Vì vậy, vấn đề này đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu.
Trong những năm gần đây đã có những công trình nghiên cứu về bản chất và
cơ chế của quá trình quang hợp. Mục đích của những nghiên cứu này là tái lập và sử
dụng các nguyên tắc và phản ứng của quá trình quang hợp trong các hệ công nghiệp


6
nhân tạo và điều chỉnh, nhất là xây dựng những phương thức tăng hiệu suất quang
hợp của thực vật.
Nhiệt độ cũng là nhân tố ảnh hưởng khá mạnh đến sinh trưởng của cây. Giới
hạn nhiệt độ của cây có thể sinh trưởng được khá rộng đối với các loài cây khác
nhau. Nhiệt độ có liên quan mật thiết với bức xạ, sự phân bố của nhiệt độ ở khu vực
khác nhau. Các chức năng sinh lý cũng chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ. Cây muốn
quang hợp tốt cần có một nhiệt độ thích hợp. Khi nhiệt độ tăng lên thì cường độ
quang hợp cũng tăng dần và đạt cực đại, đồng thời cường độ hô hấp tăng sẽ làm
giảm hiệu suất quang hợp. Đối với cây C4 hiệu suất quang hợp tối ưu trong khoảng
35-400C. Đối với cây C3 ở những vùng nóng, hiệu suất quang hợp tối ưu trong
khoảng 20–300C.
Theo Robbins, Weisi và Stocking (1959) cơ chế thoát hơi nước gắn liền với cơ
chế đóng mở khí khổng; Các tác giả cho rằng sự đóng mở khí khổng là một phản
ứng đối với tăng giảm độ trương nước trong tế bào đóng so với những tế bào biểu bì
lân cận. Bất kỳ đặc điểm hình thái nào làm tăng độ rộng của khe khí khổng: sự phân
bố khí khổng ở cả 2 mặt lá, khí khổng nhô lên trên lớp biểu bì, vv…đều làm tăng
tốc độ thoát hơi nước.
Theo Rabinovitch (1961), quang hợp là quá trình dinh dưỡng chính của thực vật,

nó gắn liền với việc tham gia của những hệ thống sinh học phức tạp, đó là các sắc tố
chứa trong lá cây. Hệ sắc tố hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời thúc đẩy cho quá
trình quang hợp, thoát hơi nước và sinh trưởng của thực vật. Sắc tố còn tham dự trong
các phản ứng oxy hoá khử, giữ vai trò như chất xúc tác truyền điện tử. Nhiều tác giả đã
đề cập đến việc nghiên cứu hệ sắc tố của một số loài cây rừng như Liubimenko (1904–
1914), Willstatter (1913–1918), Gotnhev (1963), Popova (1965). Song hệ sắc tố của
cây Mây nếp, thì chưa có tài liệu nào nói đến.
Trong nghiên cứu sắc tố, nhà nghiên cứu thực vật học người Nga Svett đã đưa
ra phương pháp để tách riêng hai loại diệp lục a, b và Xanthophyll. Ngày nay,
phương pháp sắc ký được áp dụng rộng rãi. Popova (1985) cho rằng sự có mặt của
hai diệp lục a và b không chỉ liên quan đến việc sử dụng hoàn hảo nhất các miền
quang phổ của ánh sáng, mà còn liên quan nhiều với các quá trình bên trong của
quang hợp. Willstatter và Stoll (1913) cho rằng hàm lượng diệp lục của thực vật
thượng đẳng không biến đổi.
Các nghiên cứu của Seybold và Egle (1938) cho rằng lượng diệp lục trong các
giờ khác nhau không biến đổi. Còn Bukastch (1939, 1940) và Wenden (1940) đã


7
nghiên cứu cho thấy có nhiều cây, đặc biệt là các loài cây mọc ở núi cao biến đổi
hàm lượng diệp lục trong ngày với một giới hạn rộng.
1.1.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái cây rừng
IA.C.Nasinov và K.P.Rakhmania khi nghiên cứu quá trình quang hợp và chế
độ nước của cây vùng núi cao Tadjikistan nhận thấy rằng, cây đã thay đổi bộ máy
quang hợp thích nghi với vùng sinh thái. Quá trình quang hợp và chế độ nước của
cây thay đổi không chỉ do điều kiện ngoại cảnh mà còn phụ thuộc vào điều kiện
sinh thái của cây. Những cây nghèo dinh dưỡng cường độ quang hợp tăng, còn
những cây ở vùng ôn đới thì ngược lại, cường độ quang hợp giảm.
Ảnh hưởng của chế độ nước đến sinh trưởng của cây đã được đề cập ở mức
độ tế bào trong những nghiên cứu của Kramer (1983), Wang và cộng sự (1988)

Sands và Milligan (1990) ... Về mặt hình thái, Boyer (1968) cho rằng, sự lớn lên
của lá rất nhạy cảm với chế độ tưới nước, khi thiếu nước lá cây thường nhỏ. Đối với
bạch đàn (Eucalyptus globules), tổng trọng lượng khô bị giảm trong điều kiện thiếu
nước, nguyên nhân do sự phát triển của lá mới bị hạn chế dẫn đến tổng diện tích lá
giảm. Đối với loài Thông đỏ sự nảy chồi và tỷ lệ sống bị giảm rất nhiều trong điều
kiện khô ẩm. Rễ của loài này cũng có xu hướng ngừng phát triển khi bị thiếu nước
(Wilcox, 1968).
Khi nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cây, cần thiết phải nghiên cứu
tính chất của điều kiện thổ nhưỡng. Từ thế kỷ 20, trên thế giới đã có nhiều công
trình nghiên cứu về đất hướng sự chú ý về sự hình thành đất và phát hiện ra quy luật
phân bố theo đới khí hậu. Việc nghiên cứu về các nguyên tố vi lượng trong đất đã
được Katalymov và các nhà khoa học khác xác định tương đối cụ thể.
1.1.4. Nghiên cứu về Mây song
1.1.4.1. Tính đa dạng và phân bố của Mây song
Mây thuộc họ cau dừa (Arecaceae) phân bố tự nhiên ở vùng nhiệt đới và á
nhiệt đới. Trên thế giới có khoảng 600 loài Mây song thuộc 13 chi (Uhl và
Dransfield, 1987). Trong đó chi Calamus có 400 loài và chi Daemonorops có 115
loài là hai chi lớn nhất. Những chi khác có số loài ít hơn như Korthalsia (26 loài),
Plectocomia (16 loài) và Ermospatha (12 loài). Có tám chi với số loài dưới 10, trong
đó ba chi chỉ có một loài. Ba chi là Eremospatha (12 loài), Laccosperrma (7 loài) và
Oncocaiamus (3 loài) chỉ phân bố ở châu Phi, còn lại những loài khác đều phân bố
ở Nam và Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. Chi Calamus xuất hiện phổ biến ở
châu Á và châu Phi. Gần 300 loài Mây song được dự đoán xuất hiện ở Indonesia,


8
danh lục các loài Mây song lần đầu tiên được xuất bản vào năm 1986. Một số tài
liệu đã đề cập đến phân loại và sử dụng Mây (Kong Ong và Manokaran, 1986;
Wong và Manokaran, 1985; Rao, 1989; Manokaran, 1990; Basu, 1992; Renuka,
1992, 1995)...

1.1.4.2. Đặc điểm sinh lý- sinh thái loài Mây
- Sinh lý hạt Mây: Yin Guangliar (1994) đã nghiên cứu tỷ lệ nảy mầm và độ
ẩm của hạt cây Calamus simplicifolius. Kết quả cho thấy, quả hạch của loài cây giàu
chất béo, nhiều cùi. Sau khi thu hái, chúng được xử lý bằng cách chà sát loại bỏ lớp
vỏ ngoài và cùi, sau đó sấy khô tự nhiên, khối lượng của 1000 hạt khoảng 850900gam, độ ẩm từ 25-30% và tỷ lệ nảy mầm từ 65-85%. Hạt được bảo quản trong 3
tháng ở nhiệt độ thấp vừa phải và độ ẩm cao khoảng 70%.
Xu Hangcan và đồng nghiệp (1995) đã nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt Mây
nước (Daemonorops magaritae) cho thấy, quả loài cây này chín vào tháng 11-12,
quả có lớp vỏ dày, vỏ hạt cứng, có nhiều nhựa. Quả sau khi thu hái phải được tách
vỏ, ngâm hạt trong nước sau đó chà sát cho hết phần cùi, chất nhựa còn dính lại và
phơi hạt trong bóng râm. Khối lượng 1000 hạt khoảng 1500-1700gam, độ ẩm từ 2931%, tỷ lệ nảy mầm đạt từ 65-85%. Nếu độ ẩm hạt dưới 29% thì tỷ lệ nảy mầm
giảm, đặc biệt sau khi bảo quản từ 7-12 ngày ở nhiệt độ trong phòng. Phương pháp
bảo quản hạt tốt nhất là trộn hạt trong hỗn hợp vỏ trấu, xơ dừa với độ ẩm khoảng
50-60%, hoặc cho hạt vào túi nilong và được bảo quản ở nhiệt độ 150C. Nếu giữ độ
ẩm hạt từ 29-31% thì sau 6 tháng tỷ lệ nảy mầm không đổi. Để tăng nhanh sự nảy
mầm của hạt và tỷ lệ nảy mầm, có thể xử lý hạt bằng axit sulfuric.
Theo Lapis, Decipulo và Salaza (2000), hạt giống song Mây có thể được xử
lý làm tăng khả năng nảy mầm bằng cách ngâm trong nước nóng 1 ngày, để dưới
nước chảy 3 ngày, rửa lại bằng axit sulfuric từ 3-5 phút hay khứa nhẹ ở vỏ. Ở
Philippines phần chóp vỏ sẽ được chặt bỏ để đẩy nhanh quá trình nảy mầm. Một số
nghiên cứu khác ở các nước Lào, Brunei,... cho thấy môi trường nảy mầm tốt nhất
cho song Mây là lớp đất bề mặt, lớp mùn cưa mịn hay trong sợi dừa ẩm.
- Đặc điểm sinh lý, sinh thái cây Mây: Một số nhân tố sinh thái ảnh hưởng
đến sự phục hồi và sinh trưởng của song Mây đã được nghiên cứu. Loài Calamus
egregius không phơi sáng hoàn toàn. Cây con của loài C. simplicifolius cần che
sáng 50%. ánh sáng đầy đủ kích thích sinh trưởng của loài C. truchycoleus. Đất bồi
tụ rất thích hợp cho loài C. caesius, C. scipionum và C. tumidus. Đất ẩm, giàu dinh
dưỡng thích hợp cho các loài C. egregius, C. ornatus, C. tetradactylus (Mây nếp).
Loài C. javensis thích nghi rộng với nhiều loại đất. Loài C. ovoideus sinh trưởng



9
mạnh ở nơi đất thoát nước, còn loài C. wuilong sinh trưởng tốt ở nơi nhiều mùn.
Đất hơi chua thích hợp cho loài C. tetradactylus (Mây nếp) và Daemonorops
margaritae (Mây nước). Rất ít loài Mây trong chi Calamus sinh trưởng ở độ cao địa
hình từ 1000 m trở lên, còn lại đều thích hợp dưới 1000 m. Đa số loài Mây thích
nghi với điều kiện ẩm độ cao và lượng mưa lớn ở vùng nhiệt đới.
Sinh thái quần thể, tính đa dạng loài và mật độ cây, tỷ lệ cây đực và cây cái
trong quần thể, tái sinh tự nhiên sau khai thác đã được nghiên cứu như một hợp
phần trong các nghiên cứu về tài nguyên song Mây. Tăng trưởng của 4 loài Mây đã
được ghi chép, đạt 1 - 4 m/năm (Manokaran, 1985). Sự phân hoá song Mây phụ
thuộc vào nguồn giống, điều kiện thổ nhưỡng, thực vật, tiểu khí hậu, độ chín của
hạt, sự hình thành và giai đoạn phát triển của thân cây...
Tính thích ứng sinh thái của các loài Mây song đã được đề cập từ những
quan sát trong quá trình điều tra, phân loại. Đó là những tóm tắt về song Mây ở bán
đảo Malaixia, Sabah và Sarawak trong các công trình của Dransfield (1979, 1984 và
1992). Những tổng kết về sinh thái như vậy là rất quí giá, đó là những hiểu biết cơ
bản để thiết lập các quần thể cây trồng. Một lỗ hổng lớn nhất trong nhận thức về
sinh thái của Mây song là vấn đề hiểu biết về động thái quần thể, vì đó là một điều
kiện tiên quyết đảm bảo cho việc chỉ đạo phát triển song Mây đạt kết quả tốt.
Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái loài Mây cũng được thực hiện gắn với
nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loài. Hầu hết các loài song Mây đều mọc
cụm, thân ngầm nằm dưới đất hình dạng như củ gừng, mặt dưới thâm ngầm có
mang rễ, rễ rất khoẻ nên có thể mọc được ở những nơi đất cứng và khô. Khóm Mây
càng già thân ngầm càng lớn và có nhiều rễ. Thân ngầm có xu hướng ăn nổi dần
trên mặt đất. Ở những nơi đất tốt sâu ẩm rễ ăn nông trên lớp đất mặt, với đặc điểm
này việc tách chồi tạo cây mới là tương đối dễ dàng.
Mỗi cụm song Mây thường có nhiều thân khí sinh mọc lên từ thân ngầm.
Thường mỗi năm từ đầu thân ngầm mọc ra 2 chồi, nhưng chỉ 1 chồi phát triển thành
thân khí sinh. Đây là đặc điểm cần chú ý khi tách chồi nách. Sau khi trồng 5 - 6

năm, Mây ra hoa kết quả. Mây là cây đơn tính khác gốc, cây đực và cây cái riêng rẽ.
Cây sai quả nhất vào năm thứ 8 – 10 sau khi trồng.
1.2. Ở trong nước
1.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống


10
Cho đến nay, ở nước ta vẫn chưa có công trình chính thức nào nghiên cứu về
các chất ức chế nảy mầm ở quả và hạt cây rừng. Tuy vậy, vấn đề này cũng đã được
nhiều tác giả thừa nhận.
Theo Ngô Quang Đê (1977), có nhiều nhân tố cản trở nảy mầm ở hạt, trong đó có
các chất ức chế nảy mầm tồn tại trong bản thân một số loại quả và hạt.
Vũ Văn Vụ (2002) cũng cho rằng, các chất cản trở nảy mầm chủ yếu là các
chất thuộc nhóm axit abxixic có hàm lượng cao là yếu tố gây nên sự ngủ nghỉ ở
nhiều loại hạt và củ.
Những nghiên cứu cho thấy, quả và hạt của nhiều loài cây rừng có chứa chất
cản trở sự nảy mầm của chính nó. Các chất này cũng ức chế sinh trưởng của cây
mầm. Các loại khác thì tạo ra biến dị về hình thái của chúng. Biện pháp để loại trừ
các chất này là bỏ đi phần chứa chúng hoặc làm loãng trong nước, cũng có thể làm
mất tác dụng bằng xử lý ở nhiệt độ thích hợp hoặc làm thay đổi tỷ lệ giữa chất kích
thích sinh trưởng và chất ức chế sinh trưởng.
Lê Đình Khả (1996) đã nghiên cứu và thử nghiệm một số công thức xử lý
nảy mầm hạt có vỏ dầy của một số loài cây họ đậu (Leguminosae), bao gồm 3
loài là: Lim xanh, lim xẹt và ràng ràng. Kết quả cho thấy, khi hạt được cắt một
phần vỏ hạt đã tạo điều kiện cho nước thấm vào hạt, làm trương hạt và phát động
sinh trưởng của mầm phôi, nên hạt có tỷ lệ nảy mầm rất cao.
1.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý cây rừng
Hiện nay, ở Việt Nam việc nghiên cứu các đặc điểm sinh lý – sinh thái của cây
rừng còn nhiều hạn chế. Số lượng đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực này chưa nhiều.
Lê Đức Diên và cộng sự (1969) khi nghiên cứu về hàm lượng diệp lục trong lá

của một số loài cây rừng cho rằng hàm lượng diệp lục chứa trong lá của thực vật
nước ta cao hơn với thực vật ôn đới (đa số loài chiếm từ 1-6 mg/g lá tươi) và biến
thiên từ loài này sang loài khác trong một giới hạn rộng hơn (từ 1-10 mg/g lá tươi).
Qua nghiên cứu một số loài cây rừng cho thấy hàm lượng diệp lục và
Carotenoid ở các tháng khác nhau biến thiên rõ rệt trong một giới hạn rộng, như cây
bạch đàn có hàm lượng diệp lục tại tháng 9 cao gấp 3 lần so với tháng 3, và biến thiên
từ 0,78-2,20 mg/g lá tươi.
Các nghiên cứu của một số tác giả như: Lê Đức Diên, Cung Đình Lượng
(1968) cho rằng cây càng ưa sáng, càng chứa ít diệp lục và tỷ lệ diệp lục (a/b) càng
cao.
1.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của cây rừng


11
Nghiên cứu đặc điểm sinh thái cây rừng đã thu hút được sự quan tâm của
nhiều tác giả trong nước, trong số đó phải kể đến công trình của một số tác giả sau:
Đinh Văn Tài khi nghiên cứu sử dụng các loại cây bản địa chịu hạn phục vụ
“chương trình phục hồi và trồng rừng” chống sa mạc hoá vùng đất cát ven biển tỉnh
Ninh Thuận đã áp dụng kỹ thuật trồng mới rừng để tiếp tục phát triển mở rộng diện
tích trên cơ sở tuyển chọn một số loài cây bản địa có giá trị cung cấp giống cho
trồng rừng.
Nguyễn Huy Sơn, Vương Hữu Nhi khi nghiên cứu đặc điểm lâm học quần thể
Thông nước ở Đắc Lắc đã phân loại hiện trạng rừng, cấu trúc tổ thành loài và mật độ,
cấu trúc tầng tán và độ tàn che, đã kết luận rằng: Thông nước có thể sống hỗn loài theo
đám trong rừng lá rộng thường xanh ở vùng đầm lầy nước ngọt.
Trong giai đoạn vườn ươm, các công trình nghiên cứu tập trung về nhiệt độ,
ẩm độ trong vườn ươm, nhằm tìm ra công thức gieo ươm tốt nhất, những công trình
nghiên cứu ánh sáng dưới tán rừng mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu mang
tính chất thăm dò.
Che bóng cho cây rừng giai đoạn vườn ươm được nhiều tác giả đề cập đến,

đã nghiên cứu tỷ lệ che bóng cho cây lim, cây mỡ. Nguyễn Ngọc Tân nghiên cứu
cây hồi; Đinh Xuân Tý nghiên cứu cây dầu rái đều có kết luận đối với cây rừng giai
đoạn còn non nói chung cần được che bóng, nhu cầu ánh sáng hay nói cách khác tỷ
lệ che bóng các loài cây, các giai đoạn sinh trưởng không giống nhau.
Nghiên cứu chế độ phân bón đối với các loại cây rừng đã được một số tác giả
đề cập đến như: Nguyễn Thị Kim Hương nghiên cứu cho một số loài cây họ dầu,
Đinh Xuân Tý nghiên cứu Dầu rái, Trương Thị Thảo, Nguyễn Xuân Quát nghiên
cứu cây Thông nhựa đã cho thấy mỗi loài cây trồng có yêu cầu về loại phân, nồng
độ, phương thức, tỷ lệ hỗn hợp phân bón hoàn toàn khác nhau.
Ở nước ta, mối quan hệ giữa nước và thực vật cũng đã được nghiên cứu
(Hoàng Xuân Tý, 1998; Nguyễn Văn Vụ, 1989). Năm 1976, Nguyễn Ngọc Tân đã
nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đất đối với sinh trưởng của cây hồi (Illicium
verum Hook). Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa nhiều và chủ yếu tập trung
vào các nghiên cứu ứng dụng.
Tóm lại, những công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh lý – sinh thái của cây
rừng và các nhân tố sinh thái dưới tán rừng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều
tác giả trong nước và trên thế giới. Đến thời điểm hiện nay, các nghiên cứu hệ thống
về đặc điểm sinh lý - sinh thái của một loài cây thường chỉ tập trung vào các loài


12
cây gỗ trong khi các loài cây cung cấp lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao chưa
dành được sự chú trọng đúng mức. Chính vì vậy, đề tài được thực hiện như một
hướng nghiên cứu mới nhằm cung cấp những cơ sở lý luận cho trồng thâm canh loài
Mây nếp tại Việt Nam.
1.2.4. Nghiên cứu về Mây song
- Tính đa dạng và phân bố của Mây
Bảng 1.1. Thống kê các loài Mây phân bố tự nhiên ở các vùng sinh thái

TT


Vùng sinh thái

Số loài

1

Tây Bắc

7

Tên loài cây
Mây roi, Mây balansa, Mây nước, Mây hèo,
song mật, Mây nếp, Mây dắng (Mây dang)
Mây roi, Mây balansa, Mây ngọc linh, Mây

2

Đông Bắc

9

nước, Mây hèo, song mật, Mây nếp, Mây dắng
(dang), Mây đỏ
Mây lá rộng, Mây thủ công, Mây balansa,

3

Bắc Trung bộ


9

Mây nước, song mật, song bột, Mây nếp, Mây
đỏ, Mây đắng.
Mây sừng, Mây ngọc linh, Mây thủ công, Mây

4

Nam Trung bộ

11

nước, song mật, song bột, Mây hèo, Mây nếp,
Mây dẻo, Mây đắng, Mây đỏ

5

Tây Nguyên

9

Mây lá rộng, Mây đồng nai, Mây ngọc linh,
Mây nước, song bột, Mây hèo, Mây nếp, Mây
dẻo, Mây đỏ.
(Nguồn: Phạm Văn Điển, 2006)

Theo thông tin được công bố trong cuốn ”Thực vật chí tổng quát của Đông
Dương” (Flore Geneale de L’ Indochine, 1937), Đông Dương có 5 chi, 32 loài song
Mây, riêng Việt Nam có 5 chi và 20 loài Mây. Trong cuốn "Tên cây rừng Việt
Nam" (Vụ khoa học và công nghệ, 2001) và cuốn "Danh lục các loài thực vật Việt

Nam (Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005) xác định 20 loài Mây thuộc hai chi là
Calamus (17 loài) và Daemonorops (3 loài). Phạm Hoàng Hộ trong cuốn "Cây cỏ
Việt Nam" đã xác định 30 loài Mây thuộc 6 chi là Korthalsia (1 loài), Calamus (21
loài), Daemonorops (3 loài), Plectocomia (2 loài), Mirialepis (1 loài), Metroxylon
(1 loài).
Hầu hết các loài song Mây ở Việt Nam có phân bố rất rộng, ở các tỉnh có
rừng thường xanh lá rộng đều có thể gặp song Mây, nhưng tập trung nhất là Lào
Cai, Hà Giang, Yên Bái, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Gia Lai, Lâm Đồng, ...


13
Tuy nhiên, do đặc điểm sinh thái của song Mây là ưa sáng mạnh ở tuổi trưởng thành
nên dưới tán rừng nguyên sinh rất ít gặp song Mây. Trong các khu rừng nửa rụng lá,
số lượng song Mây giảm nhiều, thường gặp một số loài chịu hạn: C. rudentum, C.
tonkinensis. Trong rừng tre nứa và rừng ngập mặn không gặp song Mây. Về độ cao
song Mây Việt Nam chỉ phân bố tập trung ở đai cao dưới 700m. Ở độ cao trên
700m số lượng các loài song Mây và số lượng cá thể giảm đi một cách rõ rệt.
- Đặc điểm sinh lý hạt Mây
Ở nước ta việc nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt Mây còn hạn chế. Vũ Văn
Dũng và Lê Huy Cường (2000) khi nghiên cứu hai loài Mây nước và Mây nếp cho
rằng: Hạt Mây có thể bảo quản ở nhiệt độ 8-120C với hàm lượng nước trong hạt 68%, thời gian bảo quản không quá 3 tháng. Ngoài ra có thể bảo quản trong cát ẩm,
độ ẩm khoảng 20-25% để rút ngắn thời gian nẩy mầm của hạt thì cần phải xử lý hạt
trước khi gieo. Để thuận lợi cho việc vận chuyển xa thì hạt Mây có thể bảo quản
khô, hạt bảo quản khô có thể trong vòng 3 tháng vẫn đảm bảo tỷ lệ nẩy mầm.Các
tác giả đã thử nghiệm xử lý hạt và kết luận: hạt được xử lý bằng axit sulfuric loãng
(nồng độ 3-5%), ngâm hạt trong 3-5phút và xử lý bằng công thức nước ấm 2sôi +
3lạnh (khoảng 40-500C), ngâm trong 12 giờ sẽ cho kết quả tốt nhất.
Phạm Văn Điển (2005) trong cuốn "Bảo tồn và phát triển thực vật cho lâm
sản ngoài gỗ" cũng đã đề xuất kỹ thuật chọn giống, thu hái, bảo quản, xử lý hạt, tạo
cây con và đề xuất biện pháp kỹ thuật gây trồng cho loài Mây nếp C. tetradactylus.

- Đặc điểm sinh thái học của Mây
Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách hệ thống về
đặc điểm sinh thái học các loài Mây. Đặc điểm này chỉ được đề cập một cách tản
mạn, mờ nhạt trong nghiên cứu thực vật học, và đưa ra một số nhận xét định tính
như: trong rừng nguyên sinh rất ít khi gặp cây Mây, thường gặp chúng trong các
khu rừng thứ sinh, dọc đường đi ven suối. Khi non 1 -3 tuổi Mây là cây ưa bóng,
cần có tàn che mới phát trển bình thường. Nhưng sau 4 tuổi nếu không được mở
sáng kịp thời hoặc leo lên tán rừng, cây Mây sẽ ngừng phát triển hoặc chết. Cây cao
trên 0,5m, trên bẹ lá xuất hiện tay Mây để bám vào giá thể, gặp giá thể Mây phát
triển rất nhanh.
Tóm lại, những nghiên cứu về đặc điểm sinh lý, sinh thái loài Mây nếp chưa
được hệ thống và đầy đủ, có thể tổng kết như sau:
- Thành tựu đạt được:
+ Xác định được vùng phân bố tự nhiên của Mây nếp


14
+ Mô tả đặc điểm hình thái Mây nếp.
+ Đề xuất một số biện pháp trong thu hái, cất trữ, bảo quản hạt giống.
+ Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong xử lý và gieo ươm tạo cây giống.
- Tồn tại:
+ Chưa xác định được đặc điểm sinh lý quan trọng của hạt như: cấu tạo giải
phẫu của hạt, nghiên cứu tính ngủ vật lý, hoá học, chất ức chế, chất kích thích nảy
mầm của hạt Mây nếp.
+ Chưa xác định được nhu cầu dinh dưỡng của cây ở các giai đoạn tuổi khác
nhau.
+ Chưa làm rõ đặc điểm sinh thái cây Mây.
+ Chưa chú ý nghiên cứu về phân chia điều kiện lập địa cho trồng Mây.
Qua đó cho thấy, những hiểu biết về loài Mây còn rất hạn chế. Điều này
khẳng định rằng, việc thực hiện đề tài là cần thiết, góp phần cung cấp cơ sở lý luận

và thực tiễn cho hoạt động trồng rừng nói chung và cho trồng thâm canh Mây nếp
nói riêng.


15
Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Lý luận
- Xác định được một số đặc điểm sinh lý quan trọng của hạt Mây nếp.
- Xác định được một số đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Mây nếp.
2.1.2. Thực tiễn
Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật trong bảo quản hạt và xử lý hạt nảy
mầm; phân chia điều kiện lập địa thích hợp cho loài Mây nếp và một số giải pháp
kỹ thuật trong trồng thâm canh Mây nếp.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loài Mây nếp (Calamus tetradactylus
Hance) phân bố trong rừng tự nhiên và rừng trồng tại xã Bình Thanh, huyện Cao
Phong, tỉnh Hoà Bình và xã Kim Ngọc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt Mây nếp
- Độ thuần của lô hạt;
- Kích thước và cấu tạo của hạt;
- Khối lượng 1000 hạt;
- Hàm lượng nước trong hạt (độ ẩm của hạt);
- Các yếu tố gây ngủ;
- Đặc điểm nẩy mầm của hạt (điều kiện nẩy mầm, tỷ lệ, tốc độ nẩy mầm).
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý cây Mây nếp.

- Cấu tạo giải phẫu lá cây;
- Cường độ thoát hơi nước;
- Sức hút nước của tế bào và mô;
- Hệ số héo của cây;


16
- Hàm lượng diệp lục trong lá cây;
- Cường độ quang hợp của cây;
- Khả năng chịu nóng của cây.
2.3.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái cây Mây nếp
- Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây con ở giai đoạn vườn
ươm;
- Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây con ở giai đoạn vườn
ươm;
- Ảnh hưởng của điều kiện lập địa (ĐKLĐ) đến sinh trưởng Mây nếp;
- Phân chia ĐKLĐ theo mức độ thích hợp cho loài Mây nếp.
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật trong gây trồng Mây nếp
- Một số biện pháp kỹ thuật trong bảo quản, xử lý hạt và gieo ươm;.
- Một số biện pháp kỹ thuật tác động trong trồng và phát triển Mây nếp.
.2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh lý của hạt Mây nếp
2.4.1.1. Phương pháp nghiên cứu độ thuần của lô hạt Mây
Lô hạt Mây đề tài thí nghiệm được tạo ra như sau: (i) quản được thu hái và ủ
cho chín đều; (ii) tách vỏ quả hạt lấy hạt (không ngâm nước trong quá trình tách).
Độ thuần là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng hạt thuần khiết so với khối
lượng mẫu kiểm nghiệm.
Thí nghiệm 1: Lấy 02 mẫu hạt kiểm nghiệm, mỗi mẫu có khối lượng 20g.
Sử dụng cân điện tử có độ chính xác tới 0,01 gam để cân. Trải mẫu hạt lên kính và
dùng panh phân chia thành 3 phần: hạt tốt, hạt xấu và tạp vật. Trong đó, (i) hạt tốt là

những hạt hoàn chỉnh, không bị tổn thương có kích thước ≥ 1/2 kích thước hạt bình
thường; (ii) hạt xấu là những hạt hạt bị sâu bệnh, hạt quá nhỏ và hạt lép; (iii) tạp vật
bao gồm sỏi, cát, mảnh vụn và hạt của cây khác... Sau khi phân loại, tiến hành cân
khối lượng từng phần và tính độ thuần theo công thức:
K 1( 2 ) 

Trong đó:

K  K2
A
100 và K  1
2
A  BC

(2.1)

K1(2) là độ thuần của mẫu kiểm nghiệm 1 và 2;


17
A là khối lượng hạt tốt (g);
B là khối lượng hạt xấu (g);
C là khối lượng tạp vật (g);
K là độ thuần của lô hạt.

2.4.1.2. Phương pháp xác định khối lượng 1000 hạt (P1000)
Thí nghiệm 2: Số lượng mẫu dùng để xác định trọng lượng 1000 hạt là 8
mẫu, mỗi mẫu bao gồm 100 hạt và các hạt được lấy ngẫu nhiên trong lô hạt thí
nghiệm. Tiến hành cân từng mẫu bằng cân điện tử với độ chính xác đến 0,01 gam
sau đó tính trị số trung bình.

Sau khi đã cân khối lượng của 8 mẫu, tiến hành kiểm tra số liệu:
- Tính độ lệch chuẩn của 8 lần lặp:
S

Trong đó:

N

 x    x 
2
i

2

i

N ( N  1)

(2.2)

xi: là khối lượng (gam) của từng mẫu,
N: là tổng số mẫu.

- Tính hệ số biến thiên:
V

Trong đó:

S
 100

x

(2.3)

x : là khối lượng trung bình (gam) của 100 hạt từ 8 lần lặp

S: là độ lệch chuẩn của các lần lặp
Nếu V ≤ 4 thì kết quả sẽ được dùng để tính toán.
Nếu V > 4 không nhiều thì phải làm tiếp 8 mẫu khác và tính độ lệch chuẩn
cho cả 16 mẫu, loại bỏ những mẫu có khối lượng vượt ra ngoài x ± 2S. Các mẫu
còn lại sẽ được dùng để tính toán kết quả.
Khối lượng 1.000 hạt khi đó được tính theo công thức 2.4:
P1000 = 10  x

(2.4)

2.4.1.3. Xác định tỷ lệ nảy mầm và tốc độ nảy mầm
Thí nghiệm 3. Lấy 3 lần lặp, 50 hạt/lần lặp. Đem hạt xử lý nảy mầm theo 2
phương pháp: hạt được xử lý bằng axit sulfuric nồng độ 3-5%; và xử lý bằng nước


18
nhiệt độ 40-450C. Hàng ngày kiểm tra giữ ẩm cho cát và theo dõi sự nảy mầm của
hạt (quá trình nẩy mầm của hạt được coi là thành công khi chiều dài rễ bằng chiều
dài hạt). Kết quả theo dõi được ghi vào phụ biểu 2.1.
- Tỷ lệ nảy mầm được tính theo công thức:
Pi 

Trong đó:


Ni
 100 (%)
N

(2.5)

Pi : là tỷ lệ nảy mầm
Ni : là số hạt nảy mầm
N: là tổng số hạt thí nghiệm

- Tốc độ nảy mầm chính là số ngày bình quân cần thiết cho hạt nảy mầm và
được tính theo công thức 2.6:

S

X

i

X

Yi

(ngày)

(2.6)

i

Trong đó: S: là số ngày bình quân cho quá trình nảy mầm

Xi: là số hạt nảy mầm ngày thứ i
Yi: là ngày quan sát thứ i
2.4.1.4. Kiểm nghiệm sức sống của hạt
Thí nghiệm 4. Tiến hành thí nghiệm với 3 lần lặp, 50hạt/lần lặp. Trình tự
thực hiện như sau:
- Ngâm hạt trong 100ml KMnO4 1% qua đêm;
- Cho hạt vào 150ml KMnO4 1%, ủ trong bóng tối ở nhiệt độ trong phòng 2
ngày;
- Thay nước cũ, bổ sung 150ml KMnO41% và tiếp tục ủ hạt trong bóng tối ở
nhiệt độ trong phòng 2 ngày. Sau đó cho hạt vào túi sạch và đem hạt đi ủ, hàng ngày
kiểm tra và rửa chua 2lần;
- Đếm toàn bộ số hạt có sức sống tốt - hạt có rễ mầm phát triển ra ngoài ở
mỗi lần lặp. Kết quả được ghi vào phụ biểu 2.2.
Công thức tính sức sống của hạt như sau:


19

Sức sống (%) =

Số hạt tốt
Tổng số hạt thí nghiệm

x100

(2.7)

2.4.1.5. Phương pháp xác định hàm lượng nước trong hạt (độ ẩm của hạt)
Thí nghiệm 5.
- Lấy 02 mẫu hạt, mỗi mẫu có trọng lượng khoảng 50 gam để thí nghiệm;

- Cắt nhỏ hạt cho vào đĩa thuỷ tinh (pettry) đã được xác định trước trọng
lượng và đem sấy ở nhiệt độ 103 ± 2oC trong 17 ± 1 giờ. Khi đủ thời gian quy định,
đĩa đựng hạt được lấy ra đặt vào bình hút ẩm từ 30 - 45 phút để hạt nguội dần và
cân lại bằng cân điện tử với độ chính xác 0,001g. Kết quả được ghi vào phụ biểu
2.3.
Công thức tính độ ẩm hạt:
W 

Trong đó:

P2  P3
 100 (%)
P2  P1

(3.8)

P1: Khối lượng của hộp đựng (gam)
P2: Khối lượng của hạt tươi và hộp đựng (gam)
P3: Khối lượng của hạt khô và hộp đựng (gam)

2.4.1.6. Phương pháp nghiên cứu cấu tạo giải phẫu hạt Mây
Thí nghiệm 6. Chọn 2 mẫu, mỗi mẫu bao gồm 5 hạt và các hạt được lấy ngẫu
nhiên trong lô hạt thí nghiệm. Kích thước của chúng được bằng thước kẹp panme
theo chiều dài và chiều rộng của hạt giống sau đó lấy giá trị trung bình. Phương
pháp mổ hạt xem phôi sẽ được sử dụng để quan sát cấu tạo của phôi.
Dùng dao cắt đôi hạt Mây theo phương qua tâm hạt; nhỏ một giọt nước lên
lam kính; dùng dao lam cắt một lớp mỏng theo chiều xuyên tâm; đặt lên lam kính
đã nhỏ nước sau đó đặt lamen lên và quan sát trên kính hiển vi điện tử.
2.4.1.7. Phương pháp nghiên cứu đặc trưng hút ẩm của hạt Mây
Thí nghiệm 7: Lấy 3 mẫu hạt mỗi mẫu 50 hạt từ lô hạt sau khi đã ủ chín và

tách vỏ khô. Cân khối lượng ban đầu của các mẫu. Sau đó cho hạt vào nước ở nhiệt
độ bình thường, lượng nước ngâm được duy trì đảm bảo bằng hai lần lượng hạt. Để
quan sát khả năng hút nước và trương của hạt, cứ sau 1 giờ lại vớt hạt ra và cân khối
lượng của mẫu.


20
Thí nghiệm 8: Lấy mẫu như thí nghiệm 7, hạt được xử lý bằng cách mài nhẹ
lớp vỏ bên ngoài (vừa đủ mất một ít lớp vỏ hạt mà chưa ảnh hưởng đến phần bên
trong hạt), sau đó làm tương tự như thí nghiệm 7. Kết quả ghi phụ biểu 2.4.
Từ kết quả của hai thí nghiệm 07 và 08, so sánh về khả năng hút nước của
hạt ở hai thí nghiệm.
Kiểm tra sự trương nước của hạt ở hai thí nghiệm 07 và 08: Đây là trường
hợp hai mẫu độc lập, dung lượng mẫu n < 30, nên đề tài đã sử dụng tiêu chuẩn t của
Student.
Trước tiên, kiểm tra điều kiện về sự bằng nhau của hai phương sai:
Giả thuyết đặt ra là: H0: 2 = 22 (phương sai của hai mẫu là như nhau).
Công thức kiểm tra:

F

S12
S 22

(2.9)

Nếu F ≥ F05(k=n-1) thì 2 = 22, tức phương sai của hai mẫu bằng nhau. Tiếp
tục dùng tiêu chuẩn t để so sánh.
Giả thuyết: H0:  = 2 (mẫu 1 và mẫu 2 không có sự sai khác nhau rõ rệt).
Công thức tính t:

t

X1  X 2
(n1  1) S  (n 2  1) S
n1  n 2  2
2
1

2
2

1
1 
  
 n1 n 2 

(2.10)

Trong đó: X 1 và X 2 là trung bình mẫu 1 và mẫu 2
S12 và S 22 là phương sai mẫu 1 và mẫu 2

n1 và n2 là dung lượng quan sát của 2 mẫu
Nếu /t/ tính toán ≤ t05(k=n1+n2-2) tra bảng, thì giả thuyết H0 được chấp nhận,
nghĩa là 2 mẫu thuần nhất với nhau. Ngược lại, /t/ > t05 tra bảng thì giả thuyết H0 bị
bác bỏ, 2 mẫu không thuần nhất với nhau.
Thí nghiệm 9: Thực hiện thí nghiệm với 2 lần lặp, 50 hạt/lần lặp. Hạt Mây
được xử lý nảy mầm ở những thời gian khác nhau: 1giờ, 2giờ,... 14 giờ, sau đó hạt


21

được ủ nẩy mầm ở trong cát sạch và ẩm. Hàng ngày theo dõi thống kê số hạt nảy
mầm. Kết quả ghi phụ biểu 2.5.
2.4.1.8. Phương pháp nghiên cứu các yếu tố, bộ phận gây ngủ ở hạt Mây nếp


Phương pháp xác định các yếu tố gây ngủ vật lý

Sau khi tiến hành các thí nghiệm 7 và 8, hạt được đặt nảy mầm trong cát sạch và
ẩm. Hàng ngày kiểm tra đảm bảo độ ẩm của cát, theo dõi và thống kê từng ngày, kết
quả ghi phụ biểu 2.6.
Sử dụng tiêu chuẩn U để so sánh hai thí nghiệm 07 và 08 về tỷ lệ nảy mầm.
Phương pháp cụ thể như sau:
Giả thuyết: H0: pt1 = pt2 (tỷ lệ nảy mầm của hai mẫu là như nhau).
Công thức:

Trong đó:

p m1  p m 2

U

p m1 q m1 p m 2 q m 2

n1
n2

(2.11)

pm1, pm2 là tỷ lệ nảy mầm của mẫu 1, mẫu 2
pmi = mi/ni

mi là tổng số hạt nảy mầm của mẫu i ở cả 3 lần lặp
ni là tổng số hạt của mẫu i ở cả 3 lần lặp (ni = 150hạt)
qm1, qm2 là tỷ lệ không nảy mầm của mẫu 1, mẫu 2
qmi = 1 – mi/ni

Nếu /U/ ≤ 1,96 –> H 0 , tức tỷ lệ nảy mầm của hai thí nghiệm là như nhau.
Nếu /U/ > 1,96 –> H 0 , tức tỷ lệ nảy mầm của hai thí nghiệm là không như
nhau. Và công thức nào cho tỷ lệ nảy mầm trung bình lớn hơn thì đó là công thức
trội hơn.


Phương pháp nghiên cứu ngủ hoá học ở hạt Mây

Để biết trong hạt Mây có chất hoá học cản trở đến sự nảy mầm của hạt hay không ta
sử dụng hạt đối chứng là hạt đậu tương, đấy là loại hạt dễ nảy mầm.
Thực hiện hai thí nghiệm cho hạt đậu tương, 3 lần lặp, 50 hạt/lần lặp.
Thí nghiệm 10: Ngâm hạt đậu tương trong dung dịch nước sệt. Sau khi hạt
trương nước tối đa thì đem ủ trong túi vải, hàng ngày kiểm tra và rửa chua 2 lần/ngày.


22
Thí nghiệm 11: Làm tương tự thí nghiệm trên nhưng ngâm hạt trong nước
thường để làm đối chứng, so sánh với thí nghiệm 10 xem chất hoá học tiết ra từ hạt
Mây có ảnh hưởng tới nảy mầm của hạt đậu tương hay không.
Sử dụng tiêu chuẩn U để so sánh hai thí nghiệm 10 và 11 về tỷ lệ nảy
mầm, tìm hiểu ảnh hưởng của các chất hoá học tan từ hạt Mây tới nảy mầm của
hạt đậu tương. Sử dụng công thức (2.11) để so sánh.


Ảnh hưởng của các chất tan từ hạt Mây đến nảy mầm của hạt chính nó


Thực hiện 2 thí nghiệm cho hạt Mây với 3 lần lặp, 50 hạt/lần lặp. Hạt trước khi
xử lý được mài nhẹ lớp vỏ hạt để hạt thấm hút nước tốt.
Thí nghiệm 12: Ngâm hạt Mây trong dung dịch nước sệt.
Thí nghiệm 13: Ngâm hạt Mây trong nước thường.
Sau khi hạt trương nước tối đa thì đem đặt nảy mầm trong cát ẩm. Hàng ngày
kiểm tra độ ẩm của cát và ghi chép sự nảy mầm của hạt.
So sánh hai thí nghiệm 12 và 13 để tìm hiểu xem dung dịch hoá học đậm
đặc tiết ra từ hạt Mây có ảnh hưởng tới nảy mầm của nó hay không. So sánh
tương tự như với thí nghiệm 10 và 11. Sử dụng công thức (2.11).


Ảnh hưởng của chất từ vỏ hạt tới nảy mầm của hạt Mây

Thực hiện 2 thí nghiệm cho hạt Mây với 3 lần lặp, 50 hạt/lần lặp. Ở cả hai thí
nghiệm đều tiến hành tách vỏ của hạt. Trong quá trình tách tránh làm tổn thương
nội nhũ và phôi.
Thí nghiệm 14: Ngâm chung cả vỏ, nội nhũ và phôi trong nước thường.
Thí nghiệm 15: Ngâm riêng nội nhũ và phôi trong nước thường.
Lượng nước ở hai thí nghiệm trên vừa ngập hạt. Thường xuyên bổ sung
lượng nước mất đi do bị hút vào hạt. Sau khi hạt trương nước tối đa thì đem đặt nảy
mầm trong bông sạch nhằm tránh cho hạt bị nhiễm bệnh. Hàng ngày theo dõi, ghi
chép sự nảy mầm của hạt.
So sánh hai thí nghiệm để xem chất hoá học tiết ra từ vỏ hạt có ảnh hưởng
tới nảy mầm của nó hay không. Sử dụng công thức (3.10) để so sánh.


23



Ảnh hưởng của chất tan từ nội nhũ và phôi tới nảy mầm của hạt Mây

Thực hiện thí nghiệm với 3 lần lặp, 50 hạt/lần lặp.
Thí nghiệm 16: Ngâm phần hạt đã được tách vỏ với lượng nước sao cho
lượng nước gấp ba lần lượng hạt, thường xuyên thay nước ngày ba lần để loại bỏ
bớt nồng độ chất cản trở nảy mầm mà nội nhũ và phôi tiết ra (nếu có).
So sánh giữa thí nghiệm 15 và thí nghiệm 16 để xem chất hoá học tiết ra
từ nội nhũ và phôi của hạt có ảnh hưởng tới nảy mầm của nó hay không. Sử dụng
công thức (2.10) để so sánh.
2.4.1.9. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý và ánh sáng
đến nảy mầm của hạt Mây


Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý và ánh sáng
đến nảy mầm của hạt Mây nếp

- Ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý
Thí nghiệm 17: Thực hiện thí nghiệm với 3 lần lặp với số lượng 30 hạt cho
một lần. Hạt Mây được xử lý nước ở nhiệt độ 200C, 400C, 600C, 800C và 1000C
trong khoảng thời gian 12 giờ sau đó rửa sạch và đem ủ trong túi vải. Theo dõi sự
nảy mầm của hạt và tổng hợp kết quả vào phụ biểu 2.7.
So sánh ảnh hưởng của các nhiệt độ nước xử lý khác nhau tới tỷ lệ nảy
mầm và tốc độ nảy mầm của hạt: Dùng phép phân tích phương sai một nhân tố
để xem xét ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý tới tỷ lệ nảy mầm của hạt.
Trước hết cần sắp xếp kết quả thí nghiệm vào bảng 2.8.
Bảng 2.8. Sắp xếp kết quả thí nghiệm ảnh hưởng
của nhiệt độ nước xử lý tới tỷ lệ nảy mầm của hạt Mây
Lần lặp
T nước ( C)
20

40
60
80
100
Tổng
0

o

Tính các biến động:

1

2

3

X11
X21
X31
X41
X51

X12
X22
X32
X42
X52

X13

X23
X33
X43
X53

Si(A)

x i (A)


×