Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Bài giảng Thẩm định tín dụng ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.63 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

GiẢNG VIÊN: TS. Trịnh Thị Thúy Hồng
KHOA TCNH & QTKD
1


Mục đích của môn học


Hoạt động tín dụng của ngân hàng đem lại thu
nhập chính cho các ngân hàng thương mại hiện
nay ở Việt Nam, tuy nhiên hoạt động này cũng
đem lại nhiều rủi ro và làm mất vốn của ngân
hàng. Vì vậy, trước khi cấp tín dụng cho khách
hàng, ngân hàng phải tiến hành thẩm định tín
dụng. Với vai trò quan trong đó, thẩm định tín
dụng trở thành công việc thường xuyên, không thể
thiếu trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng
thương mại. => Cung cấp phương pháp, kỹ thuật
thẩm định tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và đảm
bảo thu hồi vốn vay cho Ngân hàng.
2


Sách tham khảo
Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng –
Nguyễn Minh Kiều
2. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại – Nguyễn


Minh Kiều
3. Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư – Nguyễn
Quang Thu.
4. Phân tích báo cáo tài chính – Nguyễn Năng
Phúc.
5. Quản trị ngân hàng thương mại – Peter Rose
(sách dịch)
6. 100 bài tập đầu tư
1.

3


Luật tham khảo
Cần nghiên cứu các luật:
1. Luật các tổ chức tín dụng 2010
2. Luật số 46/2010/QH12 của Quốc hội: Luật
Ngân hàng nhà nƣớc
3. Luật đất đai Luật này có hiệu lực thi hành
từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.
4. Luật trƣng mua, trƣng dụng tài sản số
15/2008/QH12
5. Luật doanh nghiệp 2014
6. Luật đầu tƣ 2014
7….


4



Nội dung học phần
Chương 1: Khái quát về tín dụng ngân hàng
Chương 2: Khái quát về thẩm định tín dụng
Chương 3: Thẩm định tín dụng ngắn hạn
Chương 4: Thẩm định tín dụng trung và dài hạn
Chương 5: Thẩm định tài trợ xuất nhập khẩu
Chương 6: Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Chương 7: Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay
Chương 8: Phân tích, đánh giá và xử lý rủi ro
Chương 9: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân
5


CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG

1.1. Những vấn đề căn bản về tín dụng ngân
hàng
1.2. Quy trình tín dụng
1.3. Đảm bảo tín dụng

6


1.1. Những vấn đề căn bản về tín dụng
ngân hàng
1.1.1. Khái niệm
 Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Cấp
tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân
sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép

sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn
trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê
tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và
các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

7


1.1. Những vấn đề căn bản về tín dụng
ngân hàng
1.1.1. Khái niệm

Các hình thức tín dụng
+ Cho vay
+ Chiết khấu
+ Cho thuê tài chính
+ Bao thanh toán
+ Bảo lãnh ngân hàng

8


1.1. Những vấn đề căn bản về tín
dụng ngân hàng
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên
cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách
hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích
xác định trong một thời gian nhất định theo
thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc
và lãi.

 Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn (repo) hoặc
mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ
chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người
thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.


9


1.1. Những vấn đề căn bản về tín dụng
ngân hàng
Cho thuê tài chính: Cho thuê tài chính là hoạt
động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho
thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và
các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê
giữa Bên cho thuê là các tổ chức tín dụng phi
ngân hàng và Bên thuê là khách hàng.
Vốn pháp định khi mở cty cho thuê tài chính
 Bao thanh toán: là hình thức cấp tín dụng cho bên
bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua
lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu
hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua,
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng
mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.


10


1.1. Những vấn đề căn bản về tín

dụng ngân hàng


Bảo lãnh ngân hàng: là hình thức cấp tín
dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với
bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ
thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách
hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc
thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết;
khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ
chức tín dụng theo thỏa thuận.

11


1.1. Những vấn đề căn bản về tín
dụng ngân hàng
1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng
 Dựa vào mục đích của tín dụng:
+ Tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh.
+ Tín dụng tiêu dùng.
+ Tín dụng xuất nhập khẩu.
+ Tín dụng phục vụ cho đi du học…

12


1.1. Những vấn đề căn bản về tín dụng
ngân hàng


1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng
 Dựa vào thời hạn tín dụng:
+ Tín dụng ngắn hạn
+ Tín dụng trung hạn
+ Tín dụng dài hạn

13


1.1. Những vấn đề căn bản về tín dụng
ngân hàng

1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng
 Dựa vào đảm bảo tín dụng
+ Tín dụng có đảm bảo
+ Tín dụng không có đảm bảo
 Dựa vào đối tượng vay
+ Tín dụng cá nhân, hộ gia đình.
+ Tín dụng doanh nghiệp

14


1.1. Những vấn đề căn bản về tín
dụng ngân hàng
1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng
 Dựa vào các ngành kinh tế:
+ Tín dụng trong lĩnh vực công nghiệp
+ Tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp
+ Tín dụng trong lĩnh vực xây dựng

+ Tín dụng trong lĩnh vực dịch vụ…

15


1.1.3. Các phương pháp xác định lãi suất
cho vay
a. Phương pháp tổng hợp chi phí
1. Chi phí huy động vốn phục vụ cho vay
2. Chi phí hoạt động (bao gồm tiền công,
lương cho nhân viên và chi phí về trang thiết
bị cho việc giải quyết các thủ tục cho vay).
3. Phần bù cần thiết cho những rủi ro gắn với
mỗi khoản cho vay.
4. Mức lợi nhuận cận biên trên mỗi khoản cho
vay, thu nhập của cổ đông ngân hàng tỷ lệ
với vốn đầu tư mà họ đóng góp.
16


1.1.3. Các phương pháp xác định lãi suất
cho vay

b. Xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi
suất cơ bản.
R = Rcb + Rth + Rct
Trong đó: R: là lãi suất cho vay

Rcb: là lãi suất cơ bản (do NHTW công
bố).


Rth: là tỷ lệ điều chỉnh rủi ro thời hạn.

Rct: là tỷ lệ điều chỉnh cạnh tranh.
17


1.1.3. Các phương pháp xác định lãi suất
cho vay

c. Xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi
suất LIBOR hoặc SIBOR
R = LIBOR + Rtd + Rth
Trong đó:
+ Rtd: là tỷ lệ bù đắp rủi ro tín dụng do ngân
hàng ước lượng.
+ Rth: là tỷ lệ điều chỉnh rủi ro thời hạn.

18


1.1.3. Các phương pháp xác định
lãi suất cho vay



Hiện nay theo thông tư Số: 08/2014/TT-NHNN




Theo Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng không
được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi (<150%)
lãi suất cơ bản. Lãi suất cơ bản NHNN công bố:
9%/năm, thì các NHTM không được cho vay quá
13,5%/năm.
=> Như vậy hiện nay lãi suất cho vay các NHTM
Vn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những quy định
trên



quy định lãi suất cho vay gắn hạn bằng đồng VN của
TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu
vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế

19


1.2. Quy trình tín dụng
1.2.1. Khái niệm
Quy trình tín dụng: là bảng mô tả trình tự
các bước và nội dung nghiệp vụ phải được
thực hiện đối với cán bộ lãnh đạo và cán
bộ nghiệp vụ, quan hệ tác nghiệp giữa các
đơn vị trong quá trình cấp tín dụng ngắn
hạn, trung và dài hạn của ngân hàng.

20



1.2.1. Khái niệm
Về mặt quản trị, quy trình tín dụng có những ý
sau:
+ Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân
định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ
phận liên quan trong hoạt động tín dụng.
+ Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc thiết
lập hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành
chính.
+ Quy trình tín dụng chỉ rõ các mối quan hệ
giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động
tín dụng.
21


1.2.2. Quy trình tín dụng căn bản (so sánh
quy trình của BIDV và VCB)
1
2
3
4
5
6

• Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
• Phân tích, thẩm định các điều kiện tín dụng
• Quyết định tín dụng

• Giải ngân
• Giám sát tín dụng

• Thanh lý hợp đồng tín dụng
22


1.3. Bảo đảm tín dụng
1.3.1. Khái niệm
 Đảm bảo tín dụng hay còn gọi là bảo đảm tiền vay là việc
tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa
rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các
khoản nợ đã cho khách hàng vay
 Những quy định cụ thể áp dụng đối với bảo đảm tiền vay
như Luật các tổ chức tín dụng, Nghị định 163/2006/NĐCP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, Nghị định
83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 qui định về trình tự, thủ
tục đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm
bằng tài sản, Thông tư số 20/2011/TTLT-BTPBTNMT Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng
đất, tài sản gắn liền với đất và các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan khác.
23


1.3. Bảo đảm tín dụng
Để bảo đảm tiền vay thực sự có hiệu quả đòi hỏi:
+ Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm.
+ Tài sản bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân
lưu (phải có giá trị và thị trường tiêu thụ).
+ Có đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền
sử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay.

24



Nghiên cứu tình huống
Bà nội của cô có 7 người con, chồng đã
mất, bà đã ký giấy cho vợ chồng con trai
thứ 5 nhà từ đường, vậy khi cô con dâu
thế chấp đất và BĐS gắn liền với đất để
vay.
Nhân viên tín dụng có cho cô con dâu
vay không? Phân tích và kết luận
Theo điều 625, 663 luật dân sự


25


×