Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Bài tập thẩm định tín dụng công ty thủy sản An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.02 KB, 17 trang )

Thẩm định tín dụng
LỜI MỞ ĐẦU
Tài chính là nhân tố quyết định đến sự tồn tại hay suy vong của một doanh nghiệp
cũng như một quốc gia, vì vậy để hoạt động một cách có hiệu quả thì mỗi doanh nghiệp
cần phải phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp để phát huy những thế mạnh
cũng như phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp của mình. Trong
bài tập này nhóm chúng em xin cung cấp cho thầy thông tin tài chính của công ty Thủy
sản An Giang và những đánh giá nhận xét của nhóm về tình hình tài chính của công ty.
Vì kiến thức của chúng em còn hạn chế nên trong quá trình đánh giá nhận xét không thể
tránh khỏi các sai sót, mong thầy có thể nhận xét và giúp chúng em hoàn thiện hơn.
1
Thẩm định tín dụng
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG
Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH Co) được thành lập từ
việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là Công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
theo Quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 28 tháng 06 năm
2001, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp do Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 06 năm 1999.
Ngày 01/09/2001, Công ty Agifish chính thức hoạt động theo hình thức Công ty cổ
phần và được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt nam ngày
8/3/2002.
Năm 2000, Công ty Agifish được Nhà nước tặng danh hiệu “ Anh hùng Lao động” và
đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong ngành thủy
sản.
Liên tục các năm 2002 , 2003, 2004 Công ty được tặng thưởng cờ thi đua của Chính
phủ với thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh góp phần vào sự
phát triển của ngành thủy sản Việt Nam.
Công ty Agifish là thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
( VASEP ), và Phòng Công nghiệp thương mại Việt Nam ( VCCI ).
Công ty Agifish áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình sản


xuất: HACCP, ISO 9001:2000, Safe Quality Food 1000 (SQF 1000); Safe Quality Food
(Safe Quality Food 2000 ), British Retail Consortium ( BRC ). Tháng 12- 2007 công ty
được cấp chứng nhận ISO: 14.000
Công ty Agifish được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường EU với 4 code
: DL07, DL08, DL09, DL360. Được cấp chứng chỉ HALAL để xuất khẩu sang cộng đồng
người Hồi giáo trong và ngoài nước.
Trên thị trường trong nước, sản phẩm Basa Agifish là “Hàng Việt Nam chất lượng
cao“ liên tục từ năm 2002 đến 2008.
Lĩnh vực kinh doanh
2
Thẩm định tín dụng
- Sản xuất, chế biến và mua bán thủy, hải sản đông lạnh, thực phẩm
- Mua vật tư nguyên liệu, hóa chất phục vụ cho sản xuất (không mang tính độc hại)
- Mua bán các loại thức uống
- Sản xuất và mua bán thuốc thú y, thủy sản
- Sản xuất kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản
- Lắp đặt hệ thống cơ điện, thông gió, điều hòa cấp nhiệt
- Lắp đặt hệ thống làm lạnh, kho lạnh, điều hòa trung tâm
- Lắp đặt hệ thống bơm, ống nước, điều hòa không khí
- Chế tạo thiết bị cho nghành chế biến thực phẩm, thủy sản
- Nuôi thủy sản
- Lắp đặt điện gia dụng
- Lắp đặt ống cấp nước, thoát nước, bơm nước
- San lấp mặt bằng
- Xây dựng công trình dân dụng
- Xây dựng công trình công nghiệp
- Mua bán vật tư thiết bị cấp thoát nước trong nhà
- Mua bán vật tư thiết bị, dụng cụ hệ thống điện
- Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê
- Dịch vụ nhà đất

Vị thế công ty
Từ năm 2007, phòng kiểm nghiệm của công ty được chứng nhận đạt tiêu chuẩn
ISO/IEC 17025:2005, hơn nữa cuối năm 2007 AGIFISH chính thức được cấp giấy chứng
nhận ISO 14001 và là 1 trong 6 DN trong cả nước đạt Giải vàng chất lượng Việt Nam,
đây chính là những điều kiện để công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường uy tín
thương hiệu để có thể thâm nhập vào những thị trường xuất khẩu khó tính nhất. Với điều
kiện địa lý thuận lợi, dòng sông Mekong một trong những con sông lớn nhất khu vực
Đông Nam Á chảy qua tỉnh An Giang mang theo nhiều loài cá nước ngọt có giá trị.
Trong đó Cá Basa và cá Tra là hai chủng loại cá đặc biệt chỉ có ở đồng bằng Sông Cửu
3
Thẩm định tín dụng
Long. Chúng có giá trị kinh tế cao, hương vị đặc biệt đang được tiêu thụ mạnh trên thị
trường thế giới và đây cũng là hai sản phẩm chế biến chính của Công ty Agifish.
Chiến lược của công ty
Agifish sẽ tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo ra sản lượng hàng
hoá lớn, chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường.
Nghiên cứu nâng cao gía trị sản phẩm cá Pangasius bằng các sản phẩm chế biến giá trị
gia tăng có bao bì đẹp và tiện dụng phân phối rộng rãi trong các hệ thống phân phối và
ứng dụng công nghệ sản xuất các sản phẩm như : biodiesel , gelatin, bột nêm, dầu cá tinh
chất dùng trong dược phẩm, bột cá, bột xương, … từ cá tra, cá basa tạo thêm sản phẩm
mới cho xã hội. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng mối hợp tác
kinh doanh với các nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị, chuỗi các nhà hàng, các tổ
chức dịch vụ thực phẩm tại các thị trường. Dự báo nhu cầu và diễn biến thị trường. Từng
bước xây dựng hệ thống phân phối thủy sản Việt Nam tại nước ngoài. Công ty Agifish sẽ
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách mua lại cổ phần, liên doanh, liên kết
với các doanh nghiệp khác. Đồng thời tham gia các lĩnh vực khác: xây dựng và lắp đặt
các công trình công nghiệp, dân dụng, điện nước; kinh doanh bất động sản và các hoạt
động có liên quan đến bất động sản. Đặc biệt là các hoạt động đầu tư tài chính. Agifish
đặc biệt quan tâm xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực
trong hội nhập kinh tế quốc tế, có chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán

bộ quản lý và công nhân lao động
II. BẢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THỦY SẢN AN GIANG
NĂM 2011-2012.
1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN.
4
Thẩm định tín dụng
NĂM
2011 2012
A, TÀI SẢN - -
I - TÀI SẢN NGẮN HẠN 1199753 1131637
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 66099 53830
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - -
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 609696 399596
4. Hàng tồn kho 493097 658370
5. Tài sản ngắn hạn khác 30861 19840
II - TÀI SẢN DÀI HẠN 517184 433345
1. Các khoản phải thu dài hạn - -
2. Tài sản cố định 433991 421606
3. Lợi thế thương mại - -
4. Bất động sản đầu tư - -
5. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 75550 213
6. Tài sản dài hạn khác 7642 11527
Tổng cộng tài sản 1716936 1564982
B, NGUỒN VỐN - -
I-Nợ phải trả 1,061,535 906,210
1, Nợ ngắn hạn 1,041,410 888,912
2, Nợ dài hạn 20,125 17,298
II-Vốn CSH 655,401 658,772
Tổng nguồn vốn 1716936 1564982
Qua bảng cân đối kế toán, nhóm có những đánh giá về tình hình tài sản và nguồn vốn của

công ty qua 2 năm 2011-2012 như sau:
Về tài sản:
NĂM
2011 2012
Số tiền % Số tiền %
II - TÀI SẢN NGẮN HẠN 1199753 69,88% 1131637 72,31%
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 66099 3,85% 53830 3,44%
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - -
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 609696 35,51% 399596 25,53%
4. Hàng tồn kho 493097 28,72% 658370 42,07%
5. Tài sản ngắn hạn khác 30861 1,80% 19840 1,27%
II - TÀI SẢN DÀI HẠN 517184 30,12% 433345 27,69%
1. Các khoản phải thu dài hạn - - - -
2. Tài sản cố định 433991 25,28% 421606 26,94%
5
Thẩm định tín dụng
3. Lợi thế thương mại - - - -
4. Bất động sản đầu tư - - - -
5. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 75550 4,40% 213 0,01%
6. Tài sản dài hạn khác 7642 0,45% 11527 0,74%
Tổng cộng tài sản 1716936 100,00% 1564982 100,00%
Trong tổng cộng tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản dài hạn,
và tổng tài sản năm 2012 có sự sụt giảm so với năm 2011. Sự sụt giảm này là do khoản
đầu tư tài chính dài hạn của công ty năm 2012 giảm một cách đáng kể, như vậy trong
năm 2012 doanh nghiệp hầu như cắt giảm các hoạt động đầu tư tài chính dài hạn.
Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn thì hàng tồn khon và các khoản phải thu ngắn hạn
chiếm tỷ trọng lớn, trong năm 2012 thì tỷ trọng hàng tồn kho tăng mạnh, điều này cho
thấy mức độ thanh khoản tài sản của công ty giảm xuống, điều đó còn thể hiện qua lượng
tiền mặt của doanh nghiệp cũng có xu hướng giảm.
Với cơ cấu tài sản như vậy doanh nghiệp cần phải cân đối lại các khoản mục đầu

tư của mình, và công tác quản trị hàng tồn kho tốt hơn nhằm nâng cao khả năng thanh
toán và khả năng thanh khoản cho tài sản của doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn các
nhu cầu của quá trình kinh doanh.
Về nguồn vốn:
B, NGUỒN VỐN 2011 2012
I-Nợ phải trả 1,061,535 61.83% 906,210 57.91%
1, Nợ ngắn hạn 1,041,410 60.66% 888,912 56.80%
2, Nợ dài hạn 20,125 1.17% 17,298 1.11%
II-Vốn CSH 655,401 38.17% 658,772 42.09%
Tổng nguồn vốn 1,716,936 100.00% 1,564,982 100.00%
Trong 2 năm 2011-2012 nguồn vốn của doanh nghiệp có sự biến động, năm 2012
tổng nguồn vốn giảm xuống so với năm 2011 tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu lại tăng
lên, điều này là một dấu hiệu khả quan khi doanh nghiệp hạn chế các khoản nợ, giúp cho
6
Thẩm định tín dụng
doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt hơn trong tương lai. Tuy nhiên phụ thuộc quá
nhiều vào vốn chủ sở hữu khiến doanh nghiệp mất chủ động hơn tròn việc đầu tư của
mình.
2. BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH.
Năm 2011 2012
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2,660,249 2,791,454
Giá vốn hàng bán 2,302,305 2,442,838
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 357,944 348,617
Doanh thu hoạt động tài chính 53,669 93,093
Chi phí tài chính 106,772 60,715
Trong đó: Chi phí lãi vay 75,207 60,298
Chi phí bán hàng 182,141 220,855
Chi phí quản lý doanh nghiệp 60,739 35,912
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 61,960 48,823
Thu nhập khác 48,528 2,734

Chi phí khác 33,288 9,232
Lợi nhuận khác 15,241 -6,756
Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết liên doanh - -
Lợi nhuận trước thuế 77,201 42,067
Chi phí thuế TNDN hiện hành 17,148 7,651
Chi phí thuế TNDN hoãn lại -1,856 456
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 61,909 33,961
Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể đưa ra một vài nhận xét sau:
Về lợi nhuận gộp: năm 2012 giảm so với năm 2011, tuy doanh thu thuần bán ra
của doanh nghiệp tăng nhưng chí phí giá vốn mà doanh nghiệp bỏ ra cũng biến động
cùng chiều và mức tăng hơn mức doanh thu nên lợi nhuận gộp giảm.
Trong năm 2012 các loại chi phí của doanh nghiệp nhìn chung giảm xuống, các
loại chi phí như lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác…mức giảm chi phí
này do doanh nghiệp hạn chế các dự án đầu tư của mình trong năm 2012 và trả bớt các
khoản vay nợ ngắn và dài hạn. Tuy nhiên ngược lạo với các chi phí trên thì chi phí bán
hàng lại tăng, điều này cho thấy trong năm 2012 doanh nghiệp chú trọng vào việc tiêu thụ
sản phẩm.
7
Thẩm định tín dụng
Tuy giảm được các loại chi phí nhưng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lại
giảm đáng kể, điều này ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
3. BÁNG BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ.
Năm 2011 2012
I.Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1.Lợi nhuận trước thuế 77,201 42,067
2.Điều chỉnh cho các khoản 118,510 105,867
- Khấu hao TSCĐ 39,313 39,749
- Các khoản dự phòng 30,506 8,783
- Lợi nhuận thuần từ đầu tư vào công ty liên kết - -
- Xóa sổ tài sản cố định (thuần) - -

- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái -1,491 -307
- Lãi, lỗ từ thanh lý TSCĐ - -
- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư -25,026 -2,655
- Lãi tiền gửi - -
- Thu nhập lãi - -
- Trong đó:Chi phí lãi vay 75,207 60,298
- Các khoản chi trực tiếp từ lợi nhuận - -
3.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu
động 195,710 147,934
- Tăng, giảm các khoản phải thu -309,311 114,225
- Tăng, giảm hàng tồn kho -121,303 -79,030
- Tăng, giảm các khoản phải trả 75,973 -7,061
- Tăng giảm chi phí trả trước 3,951 388
- Tăng giảm tài sản ngắn hạn khác - -
- Tiền lãi vay phải trả -74,100 -61,461
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp -11,143 -10,116
- Tiền thu từ hoạt động kinh doanh - -
- Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh -1,634 -2,726
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh -241,858 102,154
II.Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư - -
1 Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn
khác
-11,849 -28,582
2 Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ 47,065 145
3 Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác - -
4 Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị
khác - -
5 Đầu tư góp vốn vào công ty liên doanh liên kết - -
6 Chi đầu tư ngắn hạn - -
8

Thẩm định tín dụng
7 Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác - -213
8 Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác - 69,012
9 Lãi tiền gửi đã thu - -
10 Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 7,957 5,359
11 Tiền chi mua lại phần vốn góp của các cổ đông thiểu - -
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 43,172 45,723
III.Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính - -
1 Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở
hữu - -
2 Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu
của doanh nghiệp đã phát hành - -
3 Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 3,042,550 3,342,149
4 Tiền chi trả nợ gốc vay
-
2,799,812
-
3,489,996
5 Tiền chi trả nợ thuê tài chính - -
6 Tiền chi khác từ hoạt động tài chín - -
7 Tiền chi trả từ cổ phần hóa - -
8 Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu -25,559 -12,779
9 Vốn góp của các cổ đông thiểu số vào các công ty con - -
10 Chi tiêu quỹ phúc lợi xã hội - -
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 217,179 -160,627
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 18,493 -12,750
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 47,609 66,579
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ -3 2
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 66,099 53,830
III. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THỦY SẢN AN

GIANG
1. Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Năm 2011 2012
ROA 4% 2%
ROE 10% 5%
Tỷ suất lợi nhuận gộp 13% 12%
Mức lãi hoạt động phụ 2.90% 1.52%
9
Thẩm định tín dụng
Mức sinh lời của vốn đầu tư trên tổng vốn sử dụng (ROA): So với năm 2011 thì
ROA của doanh nghiệp năm 2012 giảm tới 50% điều này cho thấy khả năng sinh lời từ
việc đầu tư của tất cả các khoản vốn trong doanh nghiệp không thực sự hiệu quả. Lợi
nhuận mang về từ các khoản đầu tư giảm một cách đáng kể.
Mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): So với năm 2011 thì năm 2012 là năm
mà hiệu quả đầu tư của công ty giảm một cách đáng kể thể hiện rõ nhất qua việc ROE
giảm một cách đáng kể. Và mức giảm này còn thể hiện qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ
hoạt động đầu tư, mức vốn ban đầu bỏ ra lớn, tuy nhiên mức lợi nhuận và các dòng tiền
vào lại sụt giảm.
Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp từ bán hàng / Doanh thu. Tỷ số này cũng
có mức giảm nhẹ, thể hiện mức độ tạo lợi nhuân trực tiếp từ hoạt động bán hàng của
doanh nghiệp trong năm 2012 giảm so với năm 2011 và hiệu quả từ việc sử dụng các
yếu tố đầu vào là không cao.
Mức lãi hoạt động phụ: Năm 2012 giảm so với năm 2011, điều này cho thấy ngoài
các hoạt động chính thì khả năng sinh lời của các các hoạt động khác của công ty cũng
có chiều hướng giảm xuống.
Như vậy trong năm 2012, công ty hoạt động kém hiệu quả với các mức sinh lời
giảm mạnh so với năm 2011, qua đó cho thấy tình hình tài chính của công ty năm 2012
cũng gặp nhiều khó khăn. Với mức sinh lời sụt giảm mạnh thì các hoạt động của công ty
cũng bị ảnh hưởng mạnh, nhất là các hoạt động đầu tư tài chính,và ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh của công ty trong thị trường đầy biến động như hiện nay.

2. Phân tích tính ổn định của doanh nghiệp.
Tính ổn định về khả năng thanh toán thương mại và các khoản vay là vô cùng
quan trọng đối với một doanh nghiệp, nó phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp
có hiệu quả, có ổn định hay không. Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của
doanh nghiệp:
Năm 2011 2012
Khả năng thanh toán ngắn hạn 115% 127%
Khả năng thanh toán nhanh 68% 53%
Hệ số tài sản cố định 64% 66%
Hệ số thích ứng dài hạn của tài sản cố định 64% 62%
Hệ số nợ 162% 117%
10
Thẩm định tín dụng
Khả năng trang trải lãi vay 82% 81%
Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2012 tăng so với năm 2011
một cách đáng kể, điều này cho thấy khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp khá
tốt. Tuy nhiên mức tăng ở đây là do mức hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng lên, nếu
mức tồn kho cao quá thì cũng ảnh hưởng đến doanh thu và các khoản chi phí phát sinh
thêm.
Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp giảm, điều này cho thấy khả năng
trả nợ nhanh của doanh nghiệp kém, các loại tài sản có có tính lưu hoạt cao giảm xuống,
tức khả năng thanh khoản của công ty có xu hướng giảm xuống.
Hệ số tài sản cố định năm 2012 tăng thêm 2% so với năm 2011, việc đầu tư vào tài
sản cố định bằng nguồn vốn chủ sở hữu tăng, mức tăng này phản ánh mức an toàn của
việc đầu tư này thấp.
Hệ số thích ứng dài hạn của tài sản cố định của doanh nghiệp thấp hơn 100% và
có xu hướng giảm trong năm 2012, như vậy các khoản đầu tư tài sản cố định của của
doanh nghiệp chủ yếu trang trải trong phạm vi của vốn chủ sở hữu, điều này làm tăng
tính ổn định cho doanh nghiệp khi đầu tư vào tài sản cố định.
Hệ số nợ năm 2012 giảm so với năm 2011 điều này thể hiện qua việc doanh

nghiệp giảm bớt các khoản vay của mình và tăng cường hơn nguồn vốn chủ sở hữu, tỷ lệ
này giảm thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp cũng tăng lên.
Khả năng trang trải lãi vay của doanh nghiệp có sự giảm nhẹ, tuy năm 2012 doanh
nghiệp đã giảm bớt khoản vay tuy nhiên nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp cũng có sự sụt giảm, do đó làm khả năng trang trải lãi vay của doanh nghiệp cũng
có sự biến động nhẹ.
Thông qua các chỉ tiêu trên ta có thể thấy được khả năng thanh toán của doanh
nghiệp năm 2012 có diễn biến theo chiều hướng xấu, tuy nhiên vẫn mang tính ổn định,
doanh nghiệp cần tập trung hơn vào việc quản lý các khoản tài chính của mình để tránh
xảy ra mất khả năng thanh toán làm ảnh hưởng nghiêm trọng cho quá trình hoạt động của
doanh nghiệp.
3. Phân tích tăng trưởng của doanh nghiệp.
TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG CỦA DOANH NGHIỆP QUA 2 NĂM

11
Thẩm định tín dụng
Chỉ tiêu 2011 2012
2012/2011
Số tiền %
Doanh thu 2,660,249 2,791,454 131,205 4.93%
LNST 61,909 33,961 -27,948 -45.14%
Năm 2012 mức tăng doanh thu của doanh nghiệp thấp, trong khi đó lợi nhuân năm
2012 lại giảm một cách đáng kể so với năm 2011. Điều này có thể thấy qua do các chỉ
tiêu khả năng sinh lợi của doanh nghiệp năm 2012 giảm mạnh, doanh thu tăng nhưng lợi
nhuận lại giảm nguyên nhân là do chi phí sản xuất bỏ ra tăng lên, đồng thời lợi nhuận từ
các hoạt động kinh doanh tài chính âm, làm cho lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
giảm xuống.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận như thế này cho thấy doanh nghiệp
đang trong thời kỳ khó khăn, các hoạt động đầu tư không mang lại lợi nhuận mong muốn
cho doanh nghiệp đồng thời hoạt động bán hàng của doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi

chi phí đầu vào cao, mức tồn kho tăng.
Năm 2011 2012
Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) 3% 1%
Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) 47% -45%
Tiền mặt 39% -19%
Với tình hình hoạt động gặp nhiều khó khăn của doanh nghiệp thì việc ảnh hưởng
đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp và đến thu nhập của các cổ đông là điều khó tránh
khỏi. Mức lợi nhuận trên vốn đầu tư của doanh nghiệp năm 2012 giảm 2% so với năm
2011, EPS của doanh nghiệp có sự sụt giảm đáng kể. Lượng tiền mặt của doanh nghiệp
cũng trong tình trạng giảm xuống.
Với tình hình như trên thì mức tăng trưởng của doanh nghiệp trong năm 2012 là
thấp, với sự sụt giảm của tỷ lệ thu nhập thì hoạt động của công ty sẽ gặp nhiều khó khăn,
đồng thời gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Từ những phân tích trên, có thể kết luận về khả năng sinh lời của công ty An Giang
như sau:
12
Thẩm định tín dụng
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) có xu hướng xấu qua các năm (2011 –
2012). ROE giảm do:
Thứ nhất, quy mô thị trường gia tăng không đáng kể (thể hiện qua sự gia tăng doanh
thu thuần chỉ 4.7%), các khoản chi phí được sử dụng chưa cân đối ( chi phí giá vốn tăng
mạnh, chị phí bán hàng & quản lý DN, chi phí tài chính giảm).
Thứ hai, vòng quay tài sản giảm chứng tỏ tài sản của công ty sử dụng chưa hiệu quả.
Tổng quan thì có sự tăng lên giảm xuống về hiệu quả kinh doanh năm 2012 so với
2011. Công ty cân sớm khắc phục điều này đưa hoạt động kinh doanh về tình trạng ổn
định tăng trưởng.
Tuy nhiên, so với tình hình chung của toàn ngành, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
năm 2011 là rất xấu. Điều này hợp lý bởi trong bối cảnh kinh tế khó khăn, ngành thủy sản
đang ngày càng ít hấp dẫn, năng lực cạnh tranh giảm sút nhiều, nhiều doanh nghiệp có
nguy cơ đóng cửa. Vì thế doanh nghiệp cần có những biện pháp thích hợp để cải thiện

ROE.
Một số biện pháp cải thiện ROE.
Dựa trên tác động của ba nhân tố chính ảnh hưởng đến ROE là ROS, AT và DR,
doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp sau để làm tăng ROE:
Gia tăng doanh thu và cắt giảm chi phí không hợp lý. Từ đó gia tăng lợi nhuận
- Doanh thu thuần về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty qua các
năm (2011 - 2012) tăng nhưng có xu hướng giảm tăng Doanh nghiệp cần phát huy
những lợi thế sẵn có về nguồn nguyên liệu, nhân công, dây chuyền công nghệ, uy tín.
Đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao chất
lượng sản phẩm cải thiện đà tăng trưởng của mình.
- Các khoản chi phí:
+ Giá vốn hàng bán: tăng qua các năm (2011 - 2012). Nguyên nhân tăng giá vốn hàng
bán là do chi phí nguyên vật liệu chính đầu vào (chiếm khoảng 80-82% giá thành) thường
xuyên biến động và thường theo một chu kỳ là năm trước giá cao thì năm sau giá sẽ giảm
xuống. Vì khi nguyên liệu đầu vào tăng giá tức cá bán được giá thì người dân sẽ đổ xô
13
Thẩm định tín dụng
vào nuôi cá nhiều hơn dẫn đến tình trạng nguồn cung cao hơn so với nhu cầu. Điều này
làm cho giá nguyên vật liệu đầu vào giảm xuống và ngược lại. Trước tình hình khi giá cả
nguyên vật liệu thường xuyên biến động nhưng giá bán sản phẩm của công ty không thể
điều chỉnh liên tục và ngay tức thời được, công ty nên áp dụng những biện pháp cấp bách
như quản lý chặt mức tiêu hao nguyên vật liệu, chọn lựa nhà cung cấp ổn định và uy tín
để đảm bảo nguồn nguyên liệu đạt chuẩn chất lượng tốt để không ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm. Với những biện pháp kịp thời như trên có thể đem đến cho công ty kết
quả tốt là mặc dù giá vốn hàng bán tăng nhưng lợi nhuận gộp vẫn tăng.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh qua các năm (2011 - 2012), năm 2012 gần
một nửa so với năm 2011, là do công ty lập kế hoạch cụ thể cho các khoản chi trong từng
thời kỳ kinh doanh, loại trừ những hoạt động kém hiệu quả của nhân viên. Sâu xa hơn,
cần xây dựng ý thức và tinh thần tiết kiệm của toàn thể nhân viên.
Tăng hiệu suất sử dụng tài sản:

Vòng quay tài sản giảm(2011 - 2012) chứng tỏ rằng đồng vốn của doanh nghiệp sử
dụng chưa có hiệu quả cao. Sắp tới, công ty cần đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng tồn kho,
chuyển tài sản thành tiền mặt để nâng cao khả năng thanh toán. Từ đó, đem tiền trang trải
nợ vay và mua cổ phiếu ngân quỹ . Đồng thời, công ty cần lựa chọn đúng đắn trong việc
đầu tư thêm tài sản để tránh lãng phí, giảm bớt những tài sản không còn dùng, thanh lý
những tài sản thừa. Bên cạnh đó, nâng cao ý thức của nhân viên trong việc sử dụng và
bảo quản tài sản, tiến hành sửa chữa kịp thời tài sản. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tạo được
nhiều doanh thu hơn từ tài sản sẵn có.
14
Thẩm định tín dụng
KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế biến đổi không ngừng, đồng thời có sự tác động của
nhà nước. Mỗi doanh nghiệp muốn hoạt động tốt trong môi trường như vậy thì cần phải
trang bị cho mình những điểm mạnh trong tài chính, cần phải có tiềm lực tài chính vững
chắc để đứng vững trong môi trường mang nặng tính cạnh tranh. Trong bài tập này thì
nhóm chúng em đã phân tích tình hình tài chính của công ty thủy sản An Giang, qua đó
phần nào cung cấp cho mọi người tầm quan trọng của việc phân tích tài chính trong một
doanh nghiệp. Việc phân tích tốt tình trạng tài chính của doanh nghiệp không chỉ giúp
cho doanh nghiệp có các chiến lược phát triển đúng đắn mà còn góp phần thu hút các
nguồn vốn đầu tư bên ngoài, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư.
15
Thẩm định tín dụng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang wed: />2. Bài giảng thẩm định tín dụng của Ths Trần Chí Quang Huy.
16
Thẩm định tín dụng
17

×