Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm về cấu trúc và đa dạng loài của các trạng thái rừng giàu ở bắc và nam đèo hải vân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 89 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp và PTnT

Trường đại học lâm nghiệp
---------------------------------------

Phùng đình trung

nghiên cứu và so sánh một số đặc điểm về cấu trúc
và đa dạng loài của các trạng thái rừng
giàu ở Bắc và Nam đèo Hải Vân

Luận Văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Hà Tây, 2007


Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp và PTNT

Trường đại học lâm nghiệp
---------------------------------------

Phùng đình trung

nghiên cứu và so sánh một số đặc điểm về cấu trúc
và đa dạng loài của các trạng thái rừng
giàu ở Bắc và Nam đèo Hải Vân


Chuyên ngành: Lâm Học
Mã số: 60.62.60

Luận Văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Người hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Hải Tuất

Hà Tây, 2007



3

Ch­¬ng 1
Tæng quan vÊn ®Ò nghiªn cøu
1.1. Quan điểm về cấu trúc quần xã thực vật rừng
Theo quan điểm của các nhà lâm sinh, cấu trúc rừng (forest structure) là
sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần trong hệ sinh thái rừng mà qua đó
các loài có đặc tính sinh thái khác nhau có thể chung sống hài hòa và đạt tới sự
ổn định tương đối trong một giai đoạn phát triển nhất định của tự nhiên [26].
Cũng theo quan điểm này, Phùng Ngọc Lan (1986) [22] cho rằng: cấu trúc
rừng là một khái niệm dùng để chỉ quy luật sắp xếp tổ hợp các thành phần cấu
tạo nên quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian. Còn trên quan
điểm sản lượng, Husch, B. (1982) [12], cấu trúc là sự phân bố kích thước của
loài và cá thể trên diện tích rừng.
Như vậy, có thể thấy cấu trúc lớp thảm thực vật là kết quả của quá trình
chọn lọc tự nhiên, là sản phẩm của quá trình đấu tranh sinh tồn giữa thực vật
với thực vật và giữa thực vật với hoàn cảnh sống. Do đó, cấu trúc phản ánh mối
quan hệ giữa sinh vật với nhau và giữa sinh vật với môi trường. Trên quan
điểm sinh thái thì cấu trúc chính là hình thức bên ngoài phản ánh nội dung bên

trong của hệ sinh thái. Trên quan điểm sản lượng thì cấu trúc rừng phản ánh
sức sản xuất của rừng theo điều kiện lập địa.
Cấu trúc quần xã thực vật rừng bao gồm cấu trúc tổ thành, cấu trúc tầng
thứ, cấu trúc tuổi, cấu trúc mật độ, cấu trúc theo mặt phẳng nằm ngang… Nhìn
chung, nghiên cứu cấu trúc đã chuyển từ mô tả định tính sang phân tích định
lượng dưới dạng mô hình toán học nhằm khái quát hoá các quy luật của tự
nhiên. Trong đó, các quy luật phân bố, tương quan của một số nhân tố điều tra
được quan tâm nghiên cứu.


4

1.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Quy luật phân bố số cây theo cỡ kính (N-D1.3)
Đây là quy luật cơ bản nhất của kết cấu lâm phần. Hầu hết các tác giả
đều sử dụng hàm toán học để mô phỏng cho quy luật phân bố này. Có thể
điểm qua một số công trình tiêu biểu như sau:
Meyer (1934), sử dụng phương trình toán học có dạng đường cong giảm
liên tục để mô tả phân bố số cây theo cỡ đường kính, về sau gọi là phương trình
Meyer hay hàm Meyer (dẫn theo Hoàng Thị Phương Lan, 2004 [21]).
Naslund (1936-1937) đã xác lập luật phân bố Chiarlier kiểu A để nắn
phân bố số cây theo cỡ kính của các lâm phần rừng thuần loài đều tuổi (dẫn
theo Phạm Ngọc Giao, 1995 [9]).
Balley (1973) đã sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá cấu trúc đường
kính loài Thông theo mô hình của Schumacher và Coile (dẫn theo Bùi Văn
Chúc, 1995 [5]). Còn Loestch (1973) đã dùng hàm Beta để nắn các phân bố
thực nghiệm (dẫn theo Trần Cẩm Tú, 1999 [39]).
Diatchenko, Z.N sử dụng phân bố Gamma để biểu thị phân bố số cây
theo cỡ đường kính lâm phần Thông Ôn đới. J.L.F Batista và H.T.Z Docouto

(1992), đã dùng hàm Weibull để mô phỏng phân bố N/D khi nghiên cứu rừng
nhiệt đới tại Marsanhoo - Brazin (Theo Phạm Ngọc Giao, 1995 [9]).
Ngoài ra, một số tác giả sử dụng các hàm Hyperbol, họ đường cong
Pearson, phân bố Poisson,… để mô phỏng qui luật phân bố này.
1.2.1.2. Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N- Hvn)
Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao dùng để biểu thị qui luật kết cấu
lâm phần theo chiều thẳng đứng. Phương pháp kinh điển được nhiều nhà khoa học
sử dụng là vẽ phẫu đồ đứng mà điển hình là công trình của Richards (1952) [31].


5

Có nhiều dạng hàm toán học khác nhau dùng để nắn phân bố N-Hvn.
Việc sử dụng hàm nào tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của từng tác giả, phụ thuộc
vào đối tượng nghiên cứu cụ thể.
1.2.1.3. Quy luật tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang
ngực (Hvn/D1.3)
Giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực của các cây trong
lâm phần luôn tồn tại mối quan hệ chặt và tuân theo qui luật: khi tuổi tăng thì
đường kính và chiều cao tăng theo và giữa chúng tồn tại mối quan hệ theo
dạng đường cong. Và cùng với tuổi tăng lên thì đường cong có xu hướng dịch
chuyển lên trên (Tiurin D.V, 1927). Ngoài ra thì độ dốc của đường cong chiều
cao giảm theo tuổi (Prodan, 1965) [12].
Một số tác giả đã sử dụng các hàm toán học khác nhau để biểu thị mối
quan hệ này. Có thể điểm qua một vài công trình nghiên cứu điển hình sau:
Tovstolesse, DI (1930) đã lấy cấp đất làm cơ sở để nghiên cứu quan hệ
Hvn/D1.3. Mỗi cấp đất tác giả lập một đường cong chiều cao bình quân ứng với
mỗi cỡ đường kính để có dãy tương quan cho loài và cấp chiều cao. Sau đó
dùng phương pháp biểu đồ để nắn dãy tương quan theo dạng đường thẳng của
Gehrhardt và Kopetxki (dẫn theo Phạm Ngọc Giao, 1995 [9]).

Các tác giả [11] Naslund, M (1929); Assmanm, E (1936); Hohenadl, W
(1936); Prodan, M (1944); Meyer, H.A (1952) khi nghiên cứu quan hệ H/D đã
đề nghị các dạng phương trình:
h  a  b1 .d  b2 .d 2
h  1,3 

(1.1)

d2

a  b.d 2

(1.2)

h  a  b. log d

(1.3)

h  k .d b

(1.4)


6

Petterson, H (1955) (dẫn theo Nguyễn Trọng Bình, 1996 [15]) đề xuất
sử dụng phương trình:
1
3


h  1,3

a

b
d

(1.5)

Curtis, R.O (1967) (dẫn theo Hoàng Văn Dưỡng, 2000 [7]) đã mô phỏng
quan hệ giữa chiều cao với đường kính và tuổi theo dạng phương trình:
Log h  d  b1 .

1
1
1
 b2 .  b3 .
d
A
d .A

(1.6)

1.2.1.4. Tương quan giữa đường kính tán với đường kính ngang ngực (Dt/D1.3)
Tán cây là chỉ tiêu biểu thị không gian dinh dưỡng của cây và là chỉ
tiêu quan trọng để xây dựng mô hình mật độ tối ưu cho lâm phần. Giữa tán
cây và đường kính luôn tồn tại mối quan hệ. Qua nghiên cứu, các tác giả
Erich (1928), Ahken.J.D (1948), Miller.J (1953)…(dẫn theo Hoàng Văn
Dưỡng, 2000 [7]) đều cho rằng, phương trình thể hiện tốt nhất mối quan hệ
này là phương trình đường thẳng:

Dt  a  b.D1.3

(1.7)

1.2.2. Ở Việt Nam
1.2.2.1. Quy luật phân bố số cây theo cỡ kính (N-D1.3)
Ở nước ta, vài ba thập kỷ trở lại đây, nghiên cứu qui luật phân bố số
cây theo cỡ kính mới được các nhà lâm sinh học quan tâm. Cụ thể:
Đồng Sỹ Hiền (1974) [10] dùng hàm Meyer và họ đường cong Pearson
để nắn phân bố thực nghiệm số cây theo đường kính làm cơ sở cho việc lập
biểu thể tích và độ thon cây đứng rừng tự nhiên miền Bắc Việt Nam.
Nguyễn Hải Tuất (1975, 1982, 1990) [40], [41], [42] đã sử dụng hàm
phân bố giảm, phân bố khoảng cách để biểu diễn cấu trúc rừng thứ sinh và
vận dụng quá trình Poisson vào nghiên cứu cấu trúc quần thể.


7

Nguyễn Văn Trương (1983) [37] đã thử nghiệm dùng các hàm mũ,
Logarit và phân bố Pearson để biểu thị cấu trúc số cây theo cấp kính của rừng
tự nhiên hỗn loài, kết quả cho thấy chỉ có riêng phân bố Pearson không đem
lại hiệu quả cao.
Bảo Huy (1988, 1993) [16], [17] thử nghiệm 5 dạng phân bố lý thuyết
là Poisson, Khoảng cách, Hình học, Meyer và Weibull để mô phỏng cấu trúc
rừng Bằng Lăng ở Tây Nguyên.
Trần Văn Con (1991), Lê Minh Trung (1991) [35] đã thử nghiệm một
số phân bố xác suất mô tả phân bố N-D1.3 đều cho nhận xét là phân bố
Weibull thích hợp nhất cho rừng tự nhiên ở Đắc Lắc.
Nguyễn Ngọc Lung (1991) [24] khi nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên
ở Hương Sơn, Kon Hà Nừng và một số địa phương khác thấy rằng: phân bố

số cây theo cỡ đường kính tuân theo phân bố giảm kiểu Meyer ở rừng nguyên
sinh và thường xuất hiện một đỉnh ngay sau cỡ đường kính nhỏ nhất và có thể
có một đỉnh quá thành thục ở cỡ đường kính lớn.
Lê Sáu (1996) [32] sử dụng hàm Weibull mô phỏng phân bố đường
kính và chiều cao cho rừng tự nhiên ở Kon Hà Nừng, Tây Nguyên.
Trần Cẩm Tú (1999) [39] sử dụng hàm Weibull và hàm Khoảng cách để
mô phỏng quy luật phân bố N-D1.3 cho tổng thể rừng tự nhiên phục hồi sau
khai thác đã khẳng định: cả hai hàm đều mô phỏng tốt quy luật phân bố N-D1.3,
tuy nhiên với việc xuất hiện phổ biến đỉnh đường cong ở cỡ kính 12cm thì hàm
Khoảng cách đã thể hiện tính phù hợp hơn.
Vũ Tiến Hinh (1985, 1986, 1990) đã thử nghiệm một số phân bố lý
thuyết để nắn phân bố N-D1.3 một số loài cây trồng và đi đến kết luận: Phân
bố Weibull là phân bố thích hợp nhất.
Nhìn chung, khi xây dựng mô hình cấu trúc N-D1.3, với đối tượng là
rừng trồng thuần loài đều tuổi, các tác giả thường sử dụng hàm Weibull, còn


8

đối tượng là rừng tự nhiên hỗn giao khác tuổi thì sử dụng phân bố khoảng
cách, phân bố giảm là phù hợp hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng hàm này hay
hàm khác cần căn cứ vào dãy tần số phân bố thực nghiệm, cũng tức là phải
dựa vào qui luật vận động vốn có của rừng.
1.2.2.2. Quy luật phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N-Hvn)
Các nghiên cứu của Đồng Sỹ Hiền (1974) [10] cho thấy, phân bố số cây
theo cỡ chiều cao ở các lâm phần rừng tự nhiên hay trong từng loài cây
thường có nhiều đỉnh, phản ánh kết cấu tầng phức tạp của rừng chặt chọn.
Thái Văn Trừng (1978) [36] trong công trình nghiên cứu của mình đã
đưa ra kết quả nghiên cứu cấu trúc tầng cây gỗ rừng loại IV.
Gần đây, một số tác giả như Bảo Huy (1993) [17], Đào Công Khanh

(1996) [19] đã nghiên cứu phân bố N-Hvn để tìm tầng tích tụ tán cây. Các tác
giả đều đi đến nhận xét chung là phân bố N-Hvn có dạng một đỉnh, nhiều đỉnh
phụ hình răng cưa và mô tả thích hợp bằng hàm Weibull.
Lê Sáu (1996) [32] cũng đã sử dụng hàm Weibull để mô phỏng quy
luật phân bố N-Hvn ở rừng tự nhiên Kon Hà Nừng – Tây Nguyên và đi đến kết
luận: Hàm Weibull rất phù hợp để mô phỏng phân bố N-Hvn thực nghiệm.
Trần Cẩm Tú (1999) [39] khi nghiên cứu quy luật phân bố N-Hvn đã sử
dụng phương pháp vẽ phẫu diện đồ đứng của rừng kết hợp với việc sử dụng
hàm Weibull để nắn phân bố N-Hvn, kết quả cho thấy hàm Weibull mô phỏng
tốt cho quy luật cấu trúc N-Hvn ở đây.
Nguyễn Thành Mến (2005) [25] sử dụng các hàm Weibull, Meyer và
hàm Khoảng cách để mô phỏng quy luật phân bố N-Hvn thực nghiệm ở các
khu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh sau khai thác ở Phú Yên, kết quả cho
thấy hàm Meyer và hàm Khoảng cách tỏ ra không phù hợp, riêng hàm
Weibull với độ mềm dẻo hơn đã mô phỏng tốt cho quy luật phân bố N-Hvn.


9

1.2.2.3. Quy luật tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang
ngực (Hvn/D1.3)
Quy luật tương quan giữa H/D là quy luật cơ bản và quan trọng trong
hệ thống các quy luật cấu trúc lâm phần. Việc nghiên cứu mối quan hệ này có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng và được nhiều tác giả quan tâm. Có thể kể đến
một số công trình nghiên cứu sau:
Đồng Sỹ Hiền (1974) [10] khi nghiên cứu rừng tự nhiên nước ta đã thử
nghiệm 5 dạng phương như sau:
h  a 0  a1 .d  a 2 .d 2

(1.8)


Logh  a  b. log d

(1.9)

h  a  b. log d

(1.10)

h  a 0  a1 .d  a 2 . log d

(1.11)

h  a 0  a1 .d  a 2 .d 2  a3 .d 3

(1.12)

Kết quả cho thấy, cả 5 dạng phương trình trên đều phù hợp, trong đó 2
phương trình (1.9) và (1.11) được chọn làm phương trình lập biểu cấp chiều cao.
Vũ Văn Nhâm (1988) [27] sử dụng phương trình (1.10) để xác lập quan
hệ Hvn/D1.3 cho lâm phần Thông Đuôi Ngựa làm cơ sở lập biểu thương phẩm.
Tương tự, Phạm Ngọc Giao (1995) [9], cũng sử dụng phương trình
logarit một chiều (1.10) để mô tả mối quan hệ giữa chiều cao vút ngọn và
đường kính ngang ngực của các lâm phần Thông Đuôi Ngựa.
Bảo Huy (1993) [17] khi nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng nửa rựng lá,
rụng lá ưu thế Bằng Lăng đã thử nghiệm 4 dạng phương trình:
h  a  b.d

(1.13)


h  a  b. log d

(1.14)

log h  a  b. log d

(1.15)

log h  a  b.d

(1.16)

Kết quả lựa chọn được hàm (1.15) là phù hợp nhất.


10

Đào Công Khanh (1996) [19], Trần Cẩm Tú (1999) [39] đã chọn
phương trình LogHvn = a + b.logD1.3 để biểu diễn quan hệ Hvn/D1.3 cho rừng
tự nhiên hỗn loài ở Hương Sơn - Hà Tĩnh.
Hoàng Văn Dưỡng (2000) [7] đã sử dụng các dạng hàm (1.14), (1.15),
(1.16) để nghiên cứu quan hệ Hvn/D1.3 cho các lâm phần Keo lá tràm ở một số
tỉnh khu vực Miền Trung. Kết quả, tác giả đã lựa chọn quan hệ dạng hàm
(1.14) để biểu thị mối quan hệ Hvn/D1.3.
Nguyễn Thành Mến (2005) [25] khi nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên lá
rộng thường xanh sau khai thác ở tỉnh Phú Yên đã sử dụng các hàm:
h  a 0  a1 .d  a 2 .d 2

(1.17)


log h  a  b. log d

(1.18)

h  a  b. log d

(1.19)

h  a.D b

(1.20)

kết quả cho thấy cả bốn hàm đều biểu thị tốt mối quan hệ này.
1.2.2.4. Tương quan giữa đường kính tán với đường kính ngang ngực (Dt/D1.3)
Vũ Đình Phương (1985) [28] đã thiết lập quan hệ Dt/D13 cho một số
loài cây lá rộng, như Ràng ràng, Lim xanh, Vạn trứng, Chò chỉ ở lâm phần
hỗn giao khác tuổi, qua đó tác giả khẳng định, quan hệ giữa Dt với D1.3 tuân
theo dạng phương trình đường thẳng.
Nguyễn Ngọc Lung và các cộng sự (1985) [23] đã xây dựng biểu tỉa
thưa tạm thời và biểu thể tích cây đứng tạm thời cho Keo lá tràm trên cơ sở
xác lập mối quan hệ Dt/D1.3 và mối quan hệ giữa các nhân tố điều tra với thể
tích thân cây.
Phạm Ngọc Giao (1995) [9] khi nghiên cứu mô hình động thái các lâm
phần Thông đuôi ngựa khu vực Đông Bắc đã xây dựng mô hình động thái
tương quan Dt/D1.3 và cho thấy chúng tồn tại dưới dạng đường thẳng.


11

Trần Cẩm Tú (1999) [39] cũng sử dụng phương trình đường thẳng để

nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác ở Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Nhìn chung, các tác giả trong nước khi xây dựng mối tương quan đều
có cùng quan điểm, tương quan Dt/D1.3 sử dụng phương trình đường thẳng là
thích hợp nhất. Trên cơ sở đó, dự đoán diện tích tán bình quân và xác định
mật độ tối ưu cho từng lâm phần.

1.3. Nhận thức về đa dạng sinh học
Đa dạng của sự sống trên trái đất từ lâu đã được con người tìm hiểu,
khám phá và tiếp tục được bàn luận cho tới ngày nay. Qua thời gian, nhận
thức sơ khai về ĐDSH đã được hình thành, những thắc mắc: Đa dạng sinh
học là gì? Điều gì tạo nên sự ĐDSH? Phân bố ĐDSH ra sao? Giá trị của nó là
gì?... đã dần có lời giải đáp.
Thuật ngữ ĐDSH (Biodiversity) xuất hiện đầu tiên trong bài viết của
Lovejoy (1980), Norse và McManus (1980), lúc này ĐDSH được hiểu là tổng
số các loài sinh vật đang tồn tại. Sau đó, thuận ngữ này còn tiếp tục được nhắc
đến và bàn luận nhiều trên các diễn đàn khoa học, như trong công trình của
Wilson (1982), chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (1987)… cho tới
khi Hội nghị thượng đỉnh thế giới về môi trường và phát triển bền vững ở Rio
De Janero Brazin diễn ra thì khái niệm hoàn chỉnh về ĐDSH mới được đưa ra.
Theo khái niệm này, ĐDSH được hiểu là “Sự phong phú của mọi cơ thể
sống có từ tất cả các nguồn trong các hệ sinh thái trên cạn, dưới nước, ở biển
và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên”[30].
ĐDSH bao gồm 3 cấp độ:
+ Đa dạng di truyền (Genetic diversity): là sự phong phú những biến dị
trong cấu trúc di truyền của các cá thể bên trong loài hoặc giữa các loài,
những biến dị di truyền bên trong hoặc giữa các quần thể.


12


+ Đa dạng loài (Species diversity): là sự phong phú của các loài được
tìm thấy trong các hệ sinh thái tại một vùng lãnh thổ nhất định thông qua việc
điều tra, kiểm kê.
+ Đa dạng hệ sinh thái (Ecosystem diversity): là sự phong phú của các
kiểu hệ sinh thái khác nhau ở cạn cũng như dưới nước tại một vùng nào đó.
Trong đó, hệ sinh thái là hệ thống bao gồm sinh vật và môi trường tác động lẫn
nhau mà ở đó thực hiện vòng tuần hoàn vật chất, năng lượng và trao đổi thông tin.
Sự phân bố đa dạng và phong phú về loài chịu ảnh hưởng bởi những
điều kiện địa hình, khí hậu và môi trường (Diamond, 1988; Currie, 1991).
ĐDSH vùng nhiệt đới sẽ cao hơn vùng ôn đới, nơi có bức xạ mặt trời cao, địa
hình phức tạp sẽ cao hơn nơi có bức xạ mặt trời thấp, địa hình đồng nhất.
Chẳng hạn, ngay ở hai bên đèo Bạch Mã - Hải Vân, do sự khác biệt về khí hậu
mà ở phía Nam dễ dàng có thể tìm thấy các loài Bò xám, Khỉ đuôi dài, Hươu
Cà toong nhưng sang phía Bắc thì các loài này hoàn toàn vắng mặt. Còn theo vĩ
độ, đối với tất cả các nhóm loài, đa dạng hệ sinh thái trên cạn cũng như dưới
nước, tính đa dạng loài tăng từ hai cực trái đất về xích đạo, nhưng số lượng cá
thể trong cùng một loài lại giảm đi (R.B. Primach, 1993) [26].
ĐDSH còn mang những giá trị đặc biệt. Theo ước tính, hàng năm ĐDSH
cung cấp cho loài người một lượng sản phẩm có giá trị tương đương 33.000 tỷ
USD. Ở Việt Nam, năm 1995 thu nhập từ ĐDSH ước tính đạt 2 tỷ USD và cho
đến cuối năm 2004 con số này đã lên tới gần 7 tỷ USD [30]. Ngoài ra, ĐDSH
còn thể hiện ở giá trị thẩm mỹ, giá trị đạo đức, giữ vai trò duy trì cân bằng hệ
sinh thái, điều hoà khí hậu góp phần làm giảm thiên tai (hạn hán, lũ lụt,…), làm
cở sở cho sự sinh tồn trên trái đất, trong đó có loài người.

1.4. Nghiên cứu Đa dạng sinh học khu hệ thực vật
Con người đã bắt đầu khám phá, tìm hiểu nguồn tài nguyên ĐDSH từ hai
thế kỷ qua. Tới nay, đã công bố nhiều công trình nghiên cứu về động vật và



13

thực vật của các tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, dưới đây chỉ điểm qua
một số công trình nghiên cứu hệ thực vật và thảm thực vật tiêu biểu liên quan
đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
1.4.1. Trên thế giới
Các công trình nghiên cứu về hệ thực vật đầu tiên trên thế giới bắt đầu
xuất hiện vào thế kỷ 19 - 20, điển hình như: Thực vật chí Hồng Kông (1861),
Thực vật chí Australia (1866), Thực vật chí vùng Tây Bắc và Trung tâm Ấn Độ
(1874), Thực vật chí Ấn Độ, gồm 7 tập (1872), Thực vật chí Miến Điện (1877),
Thực vật chí Malaysia (1922 - 1925), Thực vật chí Hải Nam (1972 - 1977),
Thực vật chí Đông Nam (1977). Ở Nga, A.I Tolmachop (1928 - 1932) khi
nghiên cứu hệ thực vật rừng nhiệt đới đưa ra nhận định, số loài trong một hệ
thực vật thường là 1500 - 2000 loài (dẫn theo Nguyễn Bá Thụ, 1995 [34]).
1.4.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu về thực vật mới chỉ bắt đầu
xuất hiện từ nửa đầu thế kỷ XX. Trong giai đoạn này, các công trình chủ yếu là
của các tác giả người nước ngoài và được nghiên cứu theo hướng kiểm kê
thành phần loài trên phạm vi không gian rộng lớn.
Trước hết, cần phải kể đến bộ Thực vật chí đại cương Đông Dương, gồm
7 tập của tác giả người Pháp Lecomte et al (1905 - 1952). Trong công trình
này, tác giả đã kiểm kê được 7004 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 1850
chi, 290 họ, trong đó có 64 chi đặc hữu chiếm 3% tổng số chi và 2084 loài đặc
hữu, chiếm 17,5% tổng số loài (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1990). Sau đó, dựa vào bộ
sách này, năm 1965, T. Pocs đã thống kê hệ thực vật miền Bắc Việt Nam có
5190 loài với tỷ lệ các loài đặc hữu cao, đồng thời, tác giả đi sâu phân tích cấu
trúc hệ thống cũng như dạng sống và các yếu tố địa lý của hệ thực vật này [29].
Cũng trong cùng năm đó, trong công trình nghiên cứu ngành rêu (Bryophyta),
T. Pocs đã công bố có 556 loài rêu ở Việt Nam.



14

Công trình đầu tiên, hoàn chỉnh nhất trong nghiên cứu thực vật ở Việt
Nam là công trình “Thảm thực vật rừng Việt Nam” của cố GS.TS Thái Văn
Trừng (1963 - 1978) [36]. Dựa trên các công trình đã có trước đây kết hợp với
nghiên cứu riêng của mình, tác giả đã thống kê được ở Việt Nam có 7004 loài
thực vật bậc cao có mạch thuộc 1850 chi và 290 họ. Đồng thời, tác giả cũng đã
khẳng định ưu thế ngành hạt kín trong hệ thực vật Việt Nam với 6336 loài
(90,9%), 1727 chi (93,4%), và 239 họ (82,7%) trong tổng số các taxon mỗi bậc.
Cũng theo hướng kiểm kê thành phần loài, sau này một số tác giả Việt
Nam như Phan Kế Lộc trong công trình “Bước đầu thống kê số loài đã biết ở
miền Bắc Việt Nam” đã thống kê được hệ thực vật miền Bắc Việt Nam có
5609 loài, thuộc 1660 chi và 240 họ. Còn ở miền Nam, Phạm Hoành Hộ
(1991 - 1993) [14] có công trình “Cây cỏ Việt Nam”, trong công trình này, tác
giả đã thống kê được hệ thực vật miền Nam có 5609 loài.
Theo hướng nghiên cứu thực vật từng vùng, tập thể cán bộ phân viện
nghiên cứu lâm nghiệp (1970) có công trình “Danh lục thực vật Cúc Phương”,
trên diện tích 250 km2, tập thể tác giả đã thống kê được 1674 loài thực vật bậc
cao có mạch. Đến năm 1984, Nguyễn Tiến Bân và tập thể tác giả đã công bố
kết quả nghiên cứu hệ thực vật Tây Nguyên trong công trình “Danh lục thực
vật Tây Nguyên” với số loài đã kiểm kê được là 3201 loài. Tiếp đến là công
trình “Danh lục thực vật đảo Phú Quốc” của Phạm Hoành Hộ (1985) đã thống
kê được 793 loài thực vật bậc cao có mạch trên diện tích 562 km2. Sau đó, năm
1990, Lê Trần Chấn với công trình “Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cơ
bản của hệ thực vật Lâm Sơn”, tác giả đã thống kê được có 1261 loài trên diện
tích 15 km2 (dẫn theo Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn, 2002 [29])
Gần đây nhất, Phạm Đình Đại (1995) [38, tr53-55] khi nghiên cứu hệ
thực vật khu rừng Bạch Mã - Thừa Thiên Huế đã thống kê được 83 họ, 140
chi, 226 loài. Trong đó ngành hạt kín (Magnoliophyta) chiếm ưu thế với 65



15

họ, 113 chi và 179 loài. Còn vào năm 2000, tập thể tác giả trong và ngoài
ngành lâm nghiệp [45] đã biên soạn cuốn sách “Tên cây rừng Việt Nam”
nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu và tìm hiểu cây rừng nước ta.
Như vậy, có thể thấy các công trình nghiên cứu về hệ thực vật và thảm
thực vật ở Việt Nam giai đoạn nửa đầu và cuối thế kỷ 20 chỉ dừng lại ở việc
thống kê thành phần loài trên phạm vi một vùng, khu vực nào đó. Việc nghiên
cứu ĐDSH, nhất là đa dạng thực vật bằng phương pháp định lượng còn là vấn
đề rất mới mẻ ở nước ta, tới nay chưa có công trình nào nổi bật. Một phần bởi
đây là vấn đề phức tạp, hơn nữa lại chưa có hệ thống lý luận hoàn chỉnh được
đưa ra. Do vậy mà các công trình nghiên cứu chỉ mang tính lý luận, khả năng
ứng dụng còn rất hạn chế, thường là các đề tài nghiên cứu của sinh viên như
công trình của Phạm Đức Hạ (1998), Đỗ Văn Cường (2005) là một ví dụ.


16

Chương 2
Đặc điểm khu vực nghiên cứu, mục tiêu,
phạm vi và giới hạn đề tài
2.1. c im t nhiờn khu vc nghiờn cu
ti tin hnh nghiờn cu khu vc phớa Bc ốo Hi Võn (i din l
tnh Tha Thiờn Hu) v phớa Nam ốo Hi Võn (i din l tnh Qung Nam).
2.1.1. Tha Thiờn Hu
2.1.1.1. V trớ a lý
Tha Thiờn Hu cú to a lý t 16o n 16,8o v bc v 107,8o
n 108,2o kinh ụng. Cú tng din tớch t nhiờn l 505.399 ha, bao gm 8

huyn v thnh ph Hu, 150 xó, phng, th trn.
+ Phớa Bc giỏp tnh Qung Tr
+ Phớa Tõy giỏp vi nc Lo
+ Phớa Nam giỏp thnh ph Nng
+ Phớa ụng giỏp Bin ụng
2.1.1.2. a hỡnh, a th
a hỡnh Tha Thiờn Hu rt phc tp. Ton b lónh th kộo di theo
phng Tõy Bc - ụng Nam, c nhng dóy nỳi v vựng ng bng u chy
song song vi ng b bin v thp dn t Tõy sang ụng. Cú th chia lónh
th Tnh theo phng t Tõy sang ụng thnh 4 vựng: vựng nỳi, vựng gũ i,
vựng ng bng, vựng m phỏ v cn cỏt ven bin
- Vựng nỳi: nm phớa Tõy v phớa Nam chim 70% din tớch ca Tnh.
Phớa tõy l mt on trong dóy Trng Sn vi nhng nh nỳi cao t 500 n
1000m. Phớa Nam Tnh l dóy nỳi Bch Mó xut phỏt t dóy Trng Sn õm
ngang ra bin vi nhng nh nỳi cao trờn 1000m ngn cỏch gia Tha Thiờn
Hu vi Nng. nh nỳi cao nht trong dóy Bch Mó cao 1780m (nỳi Mang).


17

- Vùng gò đồi: nằm ở phía sườn Đông của dãy Trường Sơn, địa hình
chuyển khá nhanh từ vùng núi qua vùng gò đồi xuống vùng đồng bằng nên đã
tạo cho địa hình Thừa Thiên Huế độ dốc khá lớn.
- Vùng đồng bằng: Thừa Thiên Huế phần lớn nhỏ hẹp và chiếm khoảng
9,78% diện tích đất tự nhiên của Tỉnh, bị chia cắt thành từng mảnh bởi các
dãy núi nhấp nhô ra sát biển và mạng lưới dày đặc có độ dốc lớn.
2.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn
- Khí hậu: Chế độ khí hậu Thừa Thiên Huế diễn biến rất phức tạp theo
thời gian và không gian, khí hậu phân hóa theo từng vùng và đặc trưng cho
chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và mang đậm nét vùng chuyển tiếp

khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc nước ta.
+ Chế độ nhiệt: lượng bức xạ hàng năm đạt 70 - 85 Kcal/cm². Nhiệt độ
không khí trung bình hàng năm là 25ºC, cao nhất là tháng 8 (28,5ºC), thấp
nhất là tháng 1 và 12 (20,3ºC).
+ Chế độ ẩm: độ ẩm trung bình năm tại Huế là 87,6%, thấp nhất vào
tháng 7 và tháng 8 (80%), cao nhất vào tháng 11 và tháng 12 (93%).
+ Chế độ mưa: lượng mưa trung bình năm được ghi nhận là 3,400mm,
phân bố không đều ở các vùng. Mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm trên 70%
tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình thấp nhất vào tháng 3 (13,1mm),
cao nhất vào tháng 10 (1.527mm). Số ngày mưa bình quân 112 ngày/năm.
- Thuỷ văn:
+ Sông suối: Các con sông chính trong vùng là sông Hương, sông Bồ,
sông Ô Lâu, sông Truồi và sông Nong. Sông Hương là hệ thống sông quan
trọng nhất, nó bao gồm 28 con sông lớn nhỏ khác nhau hợp thành.
+ Đặc điểm dòng chảy trên các sông: Phần lớn các con sông này ngắn
với nhiều ghềnh thác, tốc độ dòng chảy mạnh và các cửa sông hẹp. Sông Tả
Trạch, Hữu Trạch và sông Bồ chảy từ phía Đông đổ vào biển Nam Trung


18

Quốc. Nhiều nhánh khe, suối sơ cấp và thứ cấp ở khu vực thượng nguồn
thường bị cạn kiệt như là hậu quả của mùa khô, lượng mưa cục bộ ở các vùng
khác nhau, khả năng giữ nước thấp ở vùng các khu vực thượng lưu bị suy
thoái. Lưu lượng dòng chảy lớn nhất vào mùa mưa đạt tới 5.500m3/s, lưu
lượng dòng chảy nhỏ nhất vào mùa khô chỉ đạt 7m3/s.
2.1.1.4. Điều kiện đất đai
Đất ở Thừa Thiên Huế chủ yếu là đất feralit vàng nhạt phát triển trên đá
Granít (a), Phiến thạch sét (s) và phù sa cổ (p), có thành phần cơ giới thịt cát pha.
2.1.1.5. Hiện trạng tài nguyên rừng

Số liệu về hiện trạng tài nguyên rừng được thu thập trên cơ sở kế thừa
kết quả điều tra của Viện điều tra Quy hoạch (tính đến ngày 31 tháng 12
năm 2005) [4].
Bảng 2.1. Diện tích đất tự nhiên và đất rừng tỉnh Thừa Thiên Huế
Đơn vị tính: ha
Diện tích

Tổng

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

Diện tích tự nhiên

505.399

81.868

159.706

111.104

Đất có rừng

248.727

62.127


112.625

73.975

Rừng tự nhiên

179.027

55.027

94.973

28.847

- Rừng LRTX giầu

33.111

6.111

26.238

762

Rừng trồng

69.700

6.920


17.652

45.128

Bảng 2.2. Trữ lượng rừng gỗ phân theo chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế
Đơn vị tính: m3
Hạng mục

Tổng

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

Trữ lượng rừng

24.639.974

6.090.504

13.640.629

4.908.841

Rừng tự nhiên

23.157.801


5.986.092

13.286.473

3.885.236

- Rừng LRTX giầu

9.436.594

1.741.635

7.477.789

217.170

Rừng trồng

1.482.133

104.412

354.156

1.023.605


19


2.1.2. Quảng Nam
2.1.2.1. Vị trí địa lý
Quảng Nam có tọa độ địa lý từ 15,3o đến 15,7o độ vĩ Bắc và 108,2o đến
108,4o độ kinh Đông. Có tổng diện tích tự nhiên là 1.040.514 ha gồm 15
huyện, 2 thị xã với 225 xã, phường, trị trấn.
+ Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế
+ Phía Tây giáp nước Lào
+ Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum
+ Phía Đông giáp biển Đông.
2.1.2.2. Địa hình, địa thế
Địa hình có thể được chia thành 3 vùng: vùng núi, vùng đồi, vùng đồng
bằng và cát ven biển.
- Vùng núi: có diện tích là 693.862 ha, chiếm 66,6% diện tích tự nhiên
toàn tỉnh. Phân làm 2 kiểu địa hình phụ:
+ Vùng núi trung bình: diện tích 286.906 ha, độ dốc bình quân 25 – 30o,
độ cao bình quân 900 - 1000m, nhiều khu vực có độ dốc > 350. Trong vùng có
một số đỉnh cao đại diện như ngọn LaDee: 1.874m, Ngọc PengPeck: 1.728m,
đặc biệt là ngọn Ngọc Lum Heo: 2.045m nối thành một dãy núi dài tới núi
Ngọc Linh cao 2.598m.
+ Vùng núi thấp: diện tích 406.581 ha, chiếm 59% diện tích đất núi, độ
dốc bình quân 20 – 25o, độ cao bình quân 500 - 550m.
- Vùng đồi: diện tích 210.248 ha, chiếm 20,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Đây là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi và vùng đồng bằng bao gồm những dãy
đồi thấp tiếp nối nhau, độ dốc bình quân 15-25o, độ cao bình quân 200-250m.
- Vùng đồng bằng và vùng cát: có diện tích 111.294ha, chiếm 10,8%
diện tích tự nhiên của tỉnh.


20


2.1.2.3. Khí hậu, thuỷ văn
Theo tài liệu các trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Nam cung cấp,
đặc điểm khí hậu thuỷ văn tỉnh Quảng Nam như sau:
- Khí hậu: Khí hậu Quảng Nam mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới
gió mùa với lượng bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và lượng mưa khá lớn.
+ Chế độ nhiệt: Tổng nhiệt độ năm trung bình của tỉnh Quảng Nam
9.000o, nhiệt độ bình quân năm 24 - 25oC, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm từ
7 - 8oC.
+ Chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam từ 80 - 90%.
+ Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm của tỉnh Quảng Nam vào
khoảng 2.800 mm, mưa tập trung, cường độ lớn. Mùa mưa kéo dài từ 4 - 7
tháng tùy thuộc vào từng khu vực và tập trung vào tháng 9 đến tháng 11,
trung bình lượng mưa trong các tháng này đạt tới 70% lượng mưa năm.
- Thủy văn:
+ Sông suối: Phía Bắc tỉnh bao gồm sông Vu Gia và sông Thu Bồn, đó
là 2 sông lớn nhất của tỉnh Quảng Nam, diện tích lưu vực: 9.000 km2, chiếm
gần 90% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đặc biệt có con sông Trường Giang, đây
là con sông duy nhất cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời
sống sinh hoạt cho nhân dân vùng ven biển.
+ Đặc điểm dòng chảy trên các sông có hai mùa rõ rệt:
 Mùa kiệt: gồm 9 tháng, từ tháng 1 đến tháng 9.
 Mùa lũ: gồm 3 tháng, từ tháng 10 đến tháng 12.
Tính trung bình nhiều năm, dòng chảy 3 tháng mùa lũ chiếm tới 70%
tổng lượng dòng chảy năm. Những năm mưa nhiều, dòng chảy mùa lũ chiếm
80%, ngược lại những năm mưa ít chỉ chiếm khoảng 30% dòng chảy năm.


21


2.1.2.4. Địa chất, thổ nhưỡng
- Đá mẹ: Quảng Nam có gần 90% diện tích đất thuộc nhóm Feralit
được kiến tạo bởi nền vật chất nhóm đá sét và biến chất (s), nhóm đá cát kết
(c), nhóm đá granit (a), nhóm đá Bazan (K), nhóm mẫu chất phù sa cổ (Fo).
Trong đó đá sét và biến chất, đá granit là 2 nhóm đá chủ yếu chiếm 61% tổng
diện tích các dạng đất của tỉnh. Các nhóm đá này đã tạo nên những loại đất
chủ yếu chi phối tiềm năng đất lâm nghiệp của tỉnh.
+ Diện tích và phân bố các dạng đất: qua kết quả điều tra cho thấy tỉnh
Quảng Nam có 219 dạng đất nằm trong 38 nhóm dạng đất chính khác nhau.
* Nhóm dạng đất núi: nhóm đất núi có tổng diện tích: 693.862 ha,
chiếm 66,6% diện tích tự nhiên của tỉnh, đất đai đa dạng, phong phú, phân bố
ở độ cao > 700m dọc theo biên giới Việt Lào, phía Bắc huyện Đông Giang,
Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My và thượng nguồn sông Vu
Gia. Tính chất đặc trưng của loại đất này biểu hiện ở chỗ tỷ lệ mùn cao hơn
đất đồi và tăng theo độ cao. Độ dày tầng đất núi cũng mỏng hơn đất đồi do
cường độ phong hoá yếu mà xói mòn lại mạnh hơn, cho nên cần đầu tư trồng
rừng phòng hộ để giữ đất, giữ nước vùng thượng nguồn.
* Nhóm dạng đất đồi: nhóm dạng đất đồi có diện tích 210.248 ha,
chiếm 20,2% tổng diện tích các dạng đất của tỉnh phân bố chủ yếu ở các
huyện vùng đồi: Tiên Phước, Tam Kỳ, Hiệp Đức, Quế Sơn, Duy Xuyên.
Quá trình feralit chiếm ưu thế nên đất thường có màu vàng đỏ, nâu vàng,
vàng nhạt, tiếp đó là quá trình rửa trôi bạc màu tạo ra đất xói mòn trơ sỏi đá.
* Nhóm dạng đất đồng bằng: nhóm dạng đất đồng bằng của tỉnh gồm
111.294 ha, chiếm 10,8%. Phân bố chủ yếu dọc bờ biển tỉnh Quảng Nam.
Đặc điểm hình thành chủ yếu của đất đồng bằng là đất thủy thành,
không có quá trình Feralit hoặc có ở mức độ Feralit không rõ.


22


2.1.2.5. Hiện trạng tài nguyên rừng
Số liệu về hiện trạng tài nguyên rừng được thu thập trên cơ sở kế thừa
kết quả điều tra của Viện điều tra Quy hoạch (tính đến ngày 31/12/2005) [4].
Bảng 2.3. Diện tích đất tự nhiên và đất rừng tỉnh Quảng Nam
Đơn vị tính: ha
Diện tích
Diện tích tự nhiên

Tổng

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

1.040.514

Đất có rừng

451.156

83.346

287.536

80.274

Rừng tự nhiên


387.719

83.286

245.226

59.207

Rừng LRTX giầu

39.439

14.786

14.786

9.857

Rừng trồng

63.436

59

42.310

21.067

Bảng 2.4. Trữ lượng rừng gỗ phân theo chức năng tỉnh Quảng Nam
Đơn vị tính: m3

Hạng mục

Tổng

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

Trữ lượng rừng

55.965.810

11.143.149

36.714.859

8.107.802

Rừng tự nhiên

53.546.580

11.139.997

35.265.877

7.140.706


- Rừng LRTX giầu

11.890.455

4.458.920

4.458.921

2.972.614

2.419.230

3.152

1.448.982

967.096

Rừng trồng

Tóm lại: ở mỗi khu vực phía Bắc (Huế) và Nam (Quảng Nam) đèo Hải
Vân đều có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, những đặc điểm này
đã tạo lên sự khác biệt về khu hệ thực vật (cấu trúc thảm thực vật và mức độ
đa dạng thực vật) giữa hai vùng. Sự khác biệt này sẽ được đánh giá cụ thể và
chi tiết trong chương kết quả nghiên cứu.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát là ứng dụng một số phương pháp sinh thái học định
lượng (Quantitative ecology) để nghiên cứu và phát hiện những khác biệt về
cấu trúc và đa dạng loài ở 2 khu vực Bắc và Nam đèo Hải Vân nhằm làm sáng



23

tỏ hơn về lý luận hình thành và phát triển của hệ thực vật nói chung và thực
vật rừng nói riêng theo hướng Bắc Nam của dãy Trường Sơn ở nước ta. Cũng
từ những kết quả nghiên cứu này gợi mở những hướng quản lý và sử dụng
bền vững của các trạng thái rừng giầu ở cả 2 khu vực.

2.3. Phạm vi và giới hạn của đề tài
2.3.1. Khu vực nghiên cứu
Mạng lưới bố trí thí nghiệm thuộc hệ thống các ô định vị nghiên cứu
sinh thái của Viện Điều tra Quy hoạch rừng ở khu vực Bắc và Nam đèo Hải
Vân. Cụ thể:
+ Bắc đèo Hải Vân: thuộc số hiệu ô định vị 100_73B, tiểu khu 1176,
trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Nam đèo Hải Vân: thuộc số hiệu ô định vị 107_73, tiểu khu 350a,
trên địa bàn huyện Nam Quang, tỉnh Quảng Nam.
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các lô rừng tự nhiên ở trạng thái rừng giầu (IV) thuộc hệ thống các ô
định vị nghiên cứu sinh thái, khu vực Bắc và Nam đèo Hải Vân. Cụ thể đặc
điểm đối tượng nghiên cứu được mô tả ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Bắc đèo Hải Vân (1)
+ Rừng thuộc vườn Quốc gia

Nam đèo Hải Vân (2)
+ Trước đây rừng được bảo vệ

Bạch Mã, diễn thế rừng ổn định, xu tốt, nhưng hiện nay rừng bị tác động,

hướng diễn thế thứ sinh.
+ Rừng giầu, trữ lượng cao, cây
tái sinh mục đích phát triển mạnh.
+ Rừng được bảo vệ nghiêm ngặt.

diễn thế rừng có chiều hướng tiêu cực.
+ Rừng giầu, trữ lượng cao, cây
tái sinh mục đích phát triển mạnh.
+ Rừng bị chặt phá bừa bãi.

Nguồn: (1) Nguyễn Thiện Căn (4/2005), viện Điều tra Quy hoạch rừng.
(2) Trần Đình Hoan (8/2004), viện Điều tra Quy hoạch rừng.


24

Ch­¬ng 3
Néi Dung vµ Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu
3.1. Nội dung nghiên cứu
Căn cứ vào đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, mục tiêu, phạm vi và
giới hạn của đề tài, nội dung nghiên cứu được xác định như sau:
3.1.1. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng
3.1.1.1. Phân loại và so sánh các trạng thái rừng
3.1.1.2. Phân chia loại hình xã hợp thực vật
3.1.1.3. Quy luật cấu trúc đường kính và chiều cao
 Nghiên cứu và so sánh quy luật phân bố số cây theo đường kính (N-D1.3),
chiều cao (N-Hvn) ở hai khu vực phía Bắc và Nam đèo Hải Vân
 Nghiên cứu và so sánh quy luật phân bố số loài theo đường kính (NL-D1.3),
chiều cao (NL-Hvn) ở hai khu vực phía Bắc và Nam đèo Hải Vân
3.1.1.4. Quy luật tương quan

 Nghiên cứu và so sánh quy luật tương quan giữa đường kính ngang ngực
và chiều cao (Hvn/D1.3) ở hai khu vực phía Bắc và Nam đèo Hải Vân
 Nghiên cứu và so sánh quy luật tương quan giữa đường kính tán và đường
kính ngang ngực (Dt/D1.3) ở hai khu vực phía Bắc và Nam đèo Hải Vân
3.1.2. Nghiên cứu mức độ đa dạng loài
3.1.2.1. Chỉ số phong phú của loài
3.1.2.2. Chỉ số đa dạng sinh học
+ Hàm số liên kết Shannon – Wiener
+ Chỉ số Simpson
+ Chỉ số hợp lý
+ Tính chỉ số đa dạng dạng sinh học bằng lý thuyết thông tin
3.1.2.3. So sánh mức độ đa dạng loài giữa hai khu vực Bắc và Nam đèo Hải Vân


×