S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn
I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM
GIP MNH HONG
Nghiên cứu một số đặc điểm
bệnh cầu trùng bê, nghé ở ba huyện
thuộc tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị
LUN VN THC S KHOA HC NễNG NGHIP
Thỏi Nguyờn, nm 2011
S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn
I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM
GIP MNH HONG
Nghiên cứu một số đặc điểm
bệnh cầu trùng bê, nghé ở ba huyện
thuộc tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị
Chuyờn ngnh: TH Y
Mó s: 60.62.50
LUN VN THC S KHOA HC NễNG NGHIP
NGI HNG DN KHOA HC:
PGS.TS. Nguyn Th Kim Lan
Thỏi Nguyờn, nm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-i-
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi trực tiếp nghiên cứu
dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan và sự giúp đỡ chân
tình của các Thầy, Cô Khoa Thú y - Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội,
Chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang…
Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực, đƣợc rút ra từ tình hình thực tế của Bắc Giang trong những năm qua và
chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011
Tác giả luận văn
Giáp Mạnh Hoàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-ii-
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 2 năm học tập, với nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự
giúp đỡ, hƣớng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn
của tôi đã đƣợc hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi đƣợc tỏ lòng biết ơn
và cảm ơn chân thành tới:
Cô giáo hƣớng dẫn khoa học: Phó giáo sƣ - Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Lan.
Các Thầy, Cô Khoa Thú y - Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Những ngƣời thầy uyên bác, mẫu mực, tận tình và chu đáo đã luôn cổ
vũ tinh thần, động viên, hƣớng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Sau Đại
học, Khoa Chăn nuôi - Thú y, các thầy cô giáo đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi
học tập, tiếp thu kiến thức của trƣơng trình học.
Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ Chi cục Thú y Bắc Giang, Trạm Thú
y Tân Yên, đồng nghiệp đang làm việc trong lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y của
tỉnh Bắc Giang.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi đƣợc gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới gia đình, ngƣời thân cùng bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi vƣợt qua
mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn chân thành tới
những tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chƣơng trình
học tập.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011
Tác giả
Giáp Mạnh Hoàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-iii-
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU i
Chƣơng 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. CẦU TRÙNG KÝ SINH Ở BÊ, NGHÉ 3
1.1.1. Thành phần loài cầu trùng bê, nghé 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái, kích thƣớc các loài cầu trùng 4
1.1.3. Cấu trúc của Oocyst cầu trùng 6
1.1.4. Chu kỳ sinh học của cầu trùng bê, nghé 8
1.1.5. Tính chuyên biệt của cầu trùng 11
1.1.6. Những yếu tố ảnh hƣởng đến tình hình nhiễm cầu trùng ở gia súc, gia
cầm 12
1.2. BỆNH CẦU TRÙNG BÊ, NGHÉ 20
1.2.1. Những thiệt hại về kinh tế do bệnh cầu trùng gây ra 21
1.2.2. Dịch tễ học của bệnh cầu trùng bê nghé. 22
1.2.3. Cơ chế sinh bệnh 23
1.2.4. Triệu chứng của bê, nghé bị bệnh cầu trùng 25
1.2.5. Bệnh tích của bê, nghé bị bệnh cầu trùng 27
1.2.6. Miễn dịch trong bệnh cầu trùng 28
1.2.7. Chẩn đoán bệnh cầu trùng bê, nghé 33
1.2.8. Phòng, trị bệnh cầu trùng cho bê, nghé 35
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC 42
1.3.1. Tình hình nghiên cứu bệnh cầu trùng ở nƣớc ngoài 42
1.3.2. Tình hình nghiên cứu bệnh cầu trùng bê, nghé trong nƣớc 44
Chƣơng 2. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
47
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 47
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 48
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 48
S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn
-iv-
2.3.1. Nghiờn cu mt s c im dch t bnh cu trựng bờ, nghộ ba
huyn thuc tnh Bc Giang 48
2.3.1.1. T l v cng nhim cu trựng bờ, nghộ 48
2.3.1.2. Nghiờn cu s ụ nhim Oocyst cu trựng bờ, nghộ ngoi cnh . 49
2.3.2. Nghiờn cu c im bnh lý, lõm sng ca bnh cu trựng bờ, nghộ . 49
2.3.3. Nghiờn cu bin phỏp phũng, tr cu trựng cho bờ, nghộ 49
2.4. B TR TH NGHIM V PHNG PHP NGHIấN CU 49
2.4.1. B trớ iu tra v phng phỏp xỏc nh tỡnh hỡnh nhim cu trựng bờ,
nghộ 49
2.4.2. Phng phỏp theo dừi v xỏc nh t l nhim cu trựng theo tui bờ,
nghộ 52
2.4.3. Phng phỏp theo dừi v xỏc nh t l nhim cu trựng theo mựa v 53
2.4.4. B trớ theo dừi s ụ nhim Oocyst cu trựng bờ, nghộ chung nuụi,
khu vc xung quanh chung nuụi bờ, nghộ v khu vc bói chn th 54
2.4.5. B trớ xỏc nh vai trũ ca cu trựng trong hi chng tiờu chy bờ,
nghộ 55
2.4.6. B trớ theo dừi biu hin lõm sng ch yu ca bờ, nghộ b bnh cu
trựng 56
2.4.7. Phng phỏp xột nghim mỏu ca bờ, nghộ b bnh cu trựng v bờ,
nghộ khe 56
2.4.8. B trớ thớ nghim xỏc nh cụng thc phõn cú kh nng sinh nhit tt
dit Oocyst cu trựng 57
2.4.9. Phng phỏp ỏnh giỏ hiu lc ca thuc tr cu trựng bờ, nghộ 58
2.4.10. Phng phỏp xỏc nh an ton ca thuc 59
2.4.11. xut quy trỡnh phũng tr tng hp bnh cu trựng bờ, nghộ 59
2.5. PHNG PHP X Lí S LIU 59
Ch-ơng 3. kết quả và thảo luận 63
3.1. CC LOI CU TRNG Kí SINH Bấ, NGHẫ TI TNH BC
GIANG 63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-v-
3.2. TỶ LỆ VÀ CƢỜNG ĐỘ NHIỄM CẦU TRÙNG TẠI MỘT SỐ ĐỊA
PHƢƠNG 65
3.3. TỶ LỆ VÀ CƢỜNG ĐỘ NHIỄM CẦU TRÙNG THEO TUỔI BÊ,
NGHÉ 68
3.4. TỶ LỆ VÀ CƢỜNG ĐỘ NHIỄM CẦU TRÙNG BÊ, NGHÉ THEO
MÙA VỤ 70
3.5. NGHIÊN CỨU SỰ Ô NHIỄM OOCYST CẦU TRÙNG Ở NGOẠI
CẢNH 72
3.6. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ, LÂM SÀNG CỦA BỆNH CẦU
TRÙNG BÊ, NGHÉ 75
3.6.1. Vai trò của cầu trùng trong hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé 75
3.6.2. Tỷ lệ bê nghé có biểu hiện lâm sàng của bệnh cầu trùng 78
3.6.3. Sự thay đổi một số chỉ số máu của bê, nghé bị bệnh cầu trùng 80
3.7. NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH CẦU TRÙNG 86
3.7.1. Nghiên cứu công thức ủ phân để tăng khả năng sinh nhiệt 86
3.7.2. Hiệu lực của thuốc trị cầu trùng bê, nghé 91
3.7.3. Một số chỉ tiêu sinh lý trƣớc và sau khi dùng thuốc 93
3.7.3. Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng cho bê, nghé 94
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 96
1. Kết luận 96
2. Đề nghị 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
I. Tài liệu tiếng Việt 98
II. Tài liệu dịch từ tiếng nƣớc ngoài 102
III. Tài liệu tiếng Anh 102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-vi-
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cs : Cộng sự
g : Gam
Nxb : Nhà xuất bản
Spp. : Species
E. : Eimeria
TT : Thể trọng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-vii-
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Các loài cầu trùng ký sinh ở bê, nghé tại tỉnh Bắc Giang 63
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng bê, nghé tại một số địa phƣơng 65
Bảng 3.3. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm cầu trùng theo tuổi bê, nghé 68
Bảng 3.4. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm cầu trùng theo mùa vụ 70
Bảng 3.5. Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở chuồng và khu vực xung quanh
chuồng nuôi bê, nghé 73
Bảng 3.6. Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở khu vực bãi chăn thả bê, nghé 74
Bảng 3.7. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm cầu trùng ở bê, nghé bình thƣờng và tiêu
chảy 76
Bảng 3.8. Tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng của bê, nghé bị bệnh cầu trùng
79
Bảng 3.9. Số lƣợng hồng cầu, bạch cầu và hàm lƣợng huyết sắc tố của bê,
nghé khoẻ và bê, nghé bị bệnh cầu trùng 81
Bảng 3.10. Công thức bạch cầu của bê, nghé khoẻ và bê, nghé bị bệnh cầu trùng
84
Bảng 3.11. Khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt Oocyst của công thức ủ I 87
Bảng 3.12. Khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt Oocyst của công thức ủ II 88
Bảng 3.13. Khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt Oocyst của công thức ủ III 89
Bảng 3.14. Đánh giá khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt Oocyst của 3 công
thức ủ 90
Bảng 3.15. Hiệu lực của ba loại thuốc trị cầu trùng ở bê 91
Bảng 3.16. Hiệu lực của ba loại thuốc trị cầu trùng ở nghé 92
Bảng 3.17. Một số chỉ tiêu sinh lý của bê, nghé trƣớc và sau khi dùng thuốc 93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-viii-
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Chu kỳ sinh học của cầu trùng bê nghé 11
Hình 1.2. Hình thái học của Schizont, Merozoit và Gametocyst 11
Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng bê, nghé ở 3 huyện của tỉnh 66
Bắc Giang 66
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng bê, nghé theo lứa tuổi 69
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng bê, nghé theo mùa vụ trong năm 71
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở bê, nghé bình thƣờng và bê, nghé
tiêu chảy 78
Hình 3.5. Biểu đồ số lƣợng hồng cầu, bạch cầu của bê, nghé khoẻ và bê, nghé
bị bệnh cầu trùng 82
Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ các loại bạch cầu của bê, nghé khoẻ và bê, nghé bị
bệnh cầu trùng 85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-1-
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi trâu, bò chiếm một vị trí quan
trọng. Song, có rất nhiều loại dịch bệnh gây tổn thất kinh tế cho ngành chăn
nuôi trâu, bò. Ngoài các bệnh truyền nhiễm thƣờng gặp, còn phải kể đến các
bệnh do ký sinh trùng đƣờng ruột gây nên, trong đó có bệnh cầu trùng bê,
nghé. Theo nhiều tác giả, cầu trùng ký sinh ở bê, nghé là một trong những
nguyên nhân làm giảm năng suất, hiệu quả chăn nuôi trâu, bò và mở đƣờng
cho các mầm bệnh khác xâm nhập. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã
có một vài công trình nghiên cứu về tình hình nhiễm cầu trùng bê, nghé. Đó là
công trình của Nguyễn Đức Tân và cs (2005) [28]; Lâm Thị Thu Hƣơng
(2006) [10], song những công trình nghiên cứu về bệnh cầu trùng bê, nghé
còn quá ít, nội dung nghiên cứu còn rất tản mạn, chƣa đầy đủ và hệ thống.
Bắc Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc, có nghề chăn nuôi trâu, bò khá
phát triển. Chăn nuôi trâu, bò đã góp phần quan trọng để xoá đói giảm nghèo
cho bà con các dân tộc trong tỉnh. Nhiều hộ gia đình vƣơn lên làm giàu từ nghề
chăn nuôi trâu, bò. Trong những năm qua, hội chứng tiêu chảy ở trâu, bò các
lứa tuổi, nhất là giai đoạn bê, nghé vẫn xảy ra nhiều, làm giảm năng suất chăn
nuôi trâu, bò và gây thiệt hại đáng kể cho ngƣời chăn nuôi. Việc dùng thuốc
kháng sinh và thuốc tẩy giun, sán chƣa đem lại hiệu quả triệt để trong nhiều
trƣờng hợp bệnh. Trong khi đó, việc nghiên cứu về tình hình nhiễm cầu trùng
bê, nghé và vai trò của cầu trùng trong hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé tại Bắc
Giang và nhiều tỉnh khác chƣa đƣợc chú ý, vì vậy cũng chƣa có quy trình
phòng trị cầu trùng cho bê, nghé có hiệu quả.
Xuất phát từ nhu cầu cấp bách của thực tế chăn nuôi trâu, bò ở tỉnh Bắc
Giang, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh cầu
trùng bê, nghé ở ba huyện thuộc tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-2-
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng bê, nghé ở ba
huyện thuộc tỉnh Bắc Giang.
- Nghiên cứu bệnh học bệnh cầu trùng bê, nghé.
- Nghiên cứu thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng cho bê, nghé.
- Đề xuất quy trình phòng trị bệnh cầu trùng cho bê, nghé.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ và lâm
sàng bệnh cầu trùng ở bê, nghé tại một số địa phƣơng của tỉnh Bắc Giang, đồng thời
có cơ sở khoa học để xây dựng quy trình phòng trị bệnh cầu trùng cho bê, nghé có
hiệu quả cao.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo ngƣời chăn nuôi
trâu, bò áp dụng biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng cho bê, nghé, nhằm hạn
chế tỷ lệ nhiễm cầu trùng, hạn chế thiệt hại do cầu trùng gây ra, góp phần
nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy ngành chăn nuôi trâu, bò phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-3-
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CẦU TRÙNG KÝ SINH Ở BÊ, NGHÉ
1.1.1. Thành phần loài cầu trùng bê, nghé
Cầu trùng là động vật đơn bào có hình tròn, hình trứng, hình bầu dục
(phụ thuộc vào từng loài cầu trùng). Cầu trùng ký sinh chủ yếu ở tế bào biểu
mô ruột của nhiều loài gia súc, gia cầm và cả ở ngƣời. Phân loại cầu trùng ở
gia súc, gia cầm, chủ yếu dựa vào đặc điểm về hình thái, kích thƣớc, màu sắc,
vị trí ký sinh, thời gian sinh bào tử.
Levine N. (Ed) (1985) [75], Daugschies A. và Njadrowski M. (2005)
[55], Ajayi J. A. (2004) [52] cho biết, cầu trùng ký sinh ở bê, nghé có vị trí
trong hệ thống phân loại nhƣ sau:
Giới Protista
Ngành Myzozoa
Phân ngành Apicomplexa
Lớp Conoidasida
Phân lớp Coccidiasina
Bộ Eucoccidiorida
Phân bộ Eimeriorina
Họ Eimeriidae
Giống Eimeria
Loài Eimeria alabamemsis Christiensen, 1941
Loài Eimeria auburnensis Christiensen and Porter, 1939
Loài Eimeria bovis Christiensen, 1941
Loài Eimeria brasisliensis Torres and Ramos, 1939
Loài Eimeria bukidnonensis Tubangui, 1931
Loài Eimeria canadensis Bruce, 1921
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-4-
Loài Eimeria cylindrica Wilson, 1931
Loài Eimeria ellipsoidalis Becker and Frye, 1929
Loài Eimeria illinoisensis Levine and Ivens, 1967
Loài Eimeria pellita Supperer, 1952
Loài Eimeria subspherica Christiensen, 1941
Loài Eimeria wyomingensis Huizinga and Winger, 1942
Loài Eimeria zuernii Rivolta, 1978, Martin, 1909
Lee R. P. và cs (1959) [74] đã quan sát hình thái, kích thƣớc, màu sắc,
quá trình hình thành bào tử của Oocyst cầu trùng ký sinh ở bò tại Nigerian và
đã định danh đƣợc 11 loài cầu trùng, bao gồm: E. alabamemsis, E.
auburnensis, E. bovis, E. brasisliensis, E. bukidnonensis, E. canadensis, E.
cylindrica, E. ellipsoidalis, E. subspherica, E. wyomingensis, E. zuernii.
Nguyễn Đức Tân và cs (2005) [28] đã phát hiện 4 loài cầu trùng ký
sinh ở bê tại một số tỉnh Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, gồm các loài: E.
zuernii, E. bovis, E. ellipsoidalis, E. bukidnonensis.
1.1.2. Đặc điểm hình thái, kích thƣớc các loài cầu trùng
Theo Ajayi J. A. (2004) [52], hình thái, kích thƣớc các loài cầu trùng
ký sinh ở bê, nghé nhƣ sau:
- Eimeria alabamemsis (Christiensen, 1941): Oocyst có hình trứng, có
1 - 2 lớp vỏ, màu vàng nhạt, kích thƣớc dài từ 13 - 24 µm, rộng từ 11 - 16 µm.
Kích thƣớc của Sporocyst 10 - 16 x 4 - 6 µm. Không có Micropyle (lỗ noãn)
và hạt cực. Thời gian hình thành bào tử là 4 - 5 ngày.
- Eimeria auburnensis (Christiensen and Porter, 1939): Oocyst có hình
elip hoặc hình trứng, có 2 lớp vỏ mỏng, lớp bên ngoài nhẵn, đôi khi xù xì,
màu vàng - nâu, kích thƣớc 32 - 46 x 20 - 25 µm, trung bình là 38,4 x 27,1.
Kích thƣớc của Sporocyst 15 - 23 x 6 - 11 µm. Có Micropyle. Thời gian sinh
bào tử là 2 - 3 ngày. Cầu trùng phát triển nội sinh trong các tế bào mô liên kết
lớp nhung mao, đoạn dƣới của ruột non.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-5-
- Eimeria brasisliensis (Torres and Ramos, 1939): Oocyst có hình elip,
màu nâu vàng, có 1 - 2 lớp vỏ, có lỗ noãn và nắp. Kích thƣớc 34 - 43 x 24 -
30 µm, trung bình là 35,5 x 27 µm. Kích thƣớc của Sporocyst 16 - 22 x 7 - 10
µm. Thời gian hình thành bào tử là 6 - 7 ngày, trong bào tử có thể cặn.
- Eimeria bukidnonensis (Tubangui, 1931): Nang trứng hình quả lê,
màu nâu sẫm hay nâu vàng. Vỏ Oocyst có hai lớp, lớp ngoài dày và lớp bên
trong mỏng, Lee R. P. (1954) [73] mô tả lớp vỏ mỏng này giống nhƣ những
vằn sọc. Lớp vỏ dày 2 - 4 µm. Kích thƣớc nang trứng 47 - 50 x 33 - 38 µm.
Kích thƣớc của Sporocyst 12 - 21 x 9 - 12 µm. Micropyle rộng từ 3,5 - 7 µm.
Thời gian hình thành bào tử 4 - 7 ngày, đôi khi đến 17 ngày. Loài này phát
triển nội sinh trong màng niêm mạc ruột non.
- Eimeria canadensis (Bruce, 1921): Oocyst hình elip, kích thƣớc 28 -
37 x 20 - 27 µm, màu vàng nâu. Micropyle là một khoảng kín, rất khó nhìn
thấy ở trên một đầu, đƣợc bao phủ bởi một đƣờng phản xạ tối. Sporocyst có
kích thƣớc 15 - 22 x 7 - 10 µm. Thời gian hình thành bào tử là 3 ngày.
- Eimeria cylindrica (Wilson, 1931): Oocyst hình trụ, kích thƣớc 16 -
27 x 12 - 15 µm, trung bình 23,3 x 13,3 µm, không có màu, có 1 lớp vỏ dày.
Kích thƣớc của Sporocyst 12 - 16 x 4 - 6 µm, không có Micropyle và thể cặn.
Thời gian sinh bào tử là 2 ngày.
- Eimeria ellipsoidalis (Becker and Frye, 1929): Oocyst hình elip hay
bầu dục, màu phớt hồng hoặc không màu, có 1 - 2 lớp vỏ, kích thƣớc 20 - 26
x 13 - 17 µm, trung bình là 23,4 x 15,9 µm. Lỗ noãn không rõ, không có thể
cặn trong bào tử và nang trứng. Sporocyst có kích thƣớc 9 - 16 x 7 - 15 µm.
Thời gian hình thành bào tử là 2 - 3 ngày. Cầu trùng phát triển nội sinh trong
màng niêm mạc ruột già.
- Eimeria pellita (Supperer, 1952): Oocyst hình trứng, tƣơng đối dày, có
màu nâu sẫm, kích thƣớc 36 - 41 x 26 - 30 µm. Kích thƣớc của Sporocyst 17 - 20
x 7 - 9 µm. Có lỗ noãn và thể cặn. Thời gian hình thành bào tử là 10 - 12 ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-6-
- Eimeria subspherica (Christiensen, 1941): Đây là loài có kích thƣớc
Oocyst nhỏ nhất trong giống Eimeria (9 - 14 x 8 - 13 µm), hình elip, màu
vàng nhạt hoặc không màu, không có hạt cực và lỗ noãn. Kích thƣớc của
Sporocyst 6 - 10 x 2 - 5 µm. Thời gian hình thành bào tử là 4 - 5 ngày.
- Eimeria zuernii (Rivolta, 1978, Martin, 1909): Oocyst có hình cầu
hoặc trứng, vỏ ngoài có 2 lớp, nhẵn, không có lỗ noãn, màu nhạt, kích thƣớc
15 - 22 x 13 - 18 µm, kích thƣớc trung bình 20 x 14,2 µm. Kích thƣớc của
Sporocyst 7 -14 x 4 - 8 µm. Thời gian hình thành bào tử là 3 ngày ở 20
o
C, 9 -
10 ngày ở 12
o
C, 23 - 24 giờ ở 30 - 32,5
o
C.
- Eimeria bovis (Christiensen, 1941): Oocyst hình trứng hoặc không đối
xứng, vỏ có 2 lớp, trơn nhẵn, kích thƣớc 23 - 34 x 17 - 23 µm, màu nâu hay
hơi vàng. Không có hạt cực, lỗ noãn có ở đầu nhỏ của nang trứng. Sporocyst
có kích thƣớc 13 - 18 x 5 - 8 µm. Thời gian sinh bào tử 2 - 3 ngày. Phát triển
nội sinh ở phần dƣới ruột non, các thể phân lập đời 2 và các giao tử ở trong
niêm mạc ruột già của ký chủ.
- Eimeria illinoisensis (Levine and Ivens, 1967): Oocyst hình trứng
hoặc elip, có 1 lớp vỏ dày, màu nhạt hay không màu, kích thƣớc 24 - 29 x 19 -
22 µm. Sporocyst có kích thƣớc 13 -16 x 6 - 8 µm.
- Eimeria wyomingensis (Huizinga and Winger, 1942): Oocyst hình
trứng hoặc hình cầu, có 1 lớp vỏ màu vàng nâu hoặc xanh nâu, kích thƣớc 37
- 45 x 26 - 31 µm. Hợp tử tƣơng tự nhƣ của E. Bukidnonensis, nhƣng nhỏ
hơn. Có lỗ noãn. Sporocyst kích thƣớc 7 - 8 x 5 µm. Thời gian hình thành bào
tử 5 - 7 ngày.
1.1.3. Cấu trúc của Oocyst cầu trùng
Oocyst cầu trùng có nhiều hình dạng, kích thƣớc khác nhau tuỳ thuộc vào
từng loài. Tuy nhiên, phần lớn Oocyst cầu trùng có đặc điểm cấu tạo nhƣ sau:
Oocyst màu vàng nâu, vàng chanh hoặc nâu hạt, không màu. Vỏ thƣờng
có 2 lớp: lớp vỏ ngoài dày, vỏ trong mỏng. Hai lớp vỏ ngoài và vỏ trong có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-7-
thể tách rời nhau dƣới tác động của acid H
2
SO
4
đặc hoặc bằng cách làm nóng
Oocyst trong nƣớc (Monne và Honin, 1954).
Về cấu tạo hoá học: vỏ ngoài là lớp quinone protein, vỏ trong là lớp
lipit kết hợp với protein để tạo thành khúc xạ kép (lipoprotein). Nghiên cứu
về bản chất hoá học của thành phần Oocyst, Ryley J. F. (1976) [84] cho biết:
lớp ngoài của vỏ Oocyst chiếm 20%, có chứa carbohydrat và một protein đặc
trƣng. Nyberg P. A. và Knapp S. E. (1976) khi quan sát trên kính hiển vi điện
tử thấy lớp ngoài của vỏ Oocyst có thể bị khử bằng dung dịch sodium
hypochlorid 2 - 3% trong 15 phút. Scotish R. L., Wang C. C. và Mayenhofer
(1978) nghiên cứu về bản chất hoá học của thành Oocyst qua xử lý bằng
sodium hypochlorid 5% cho rằng, chất này không tác động đƣợc đến màng
Oocyst còn nguyên vẹn mà chủ yếu tác động đến Micropyle. Lớp trong của vỏ
Oocyst chiếm 80%, gồm: một lớp glycoprotein (dày 90 µm), đƣợc bao bọc
bởi một lớp lipit dày (10 µm). Lớp lipit chủ yếu là phospholipit, chính lớp này
bảo vệ Oocyst cầu trùng chống lại sự tấn công về mặt hoá học. Một số loài
cầu trùng ở phía đầu nhỏ của Oocyst có một nắp khúc xạ, gọi là Micropyle (lỗ
noãn). Micropyle là vị trí có khe hở của màng bao quanh Macrogamete khi
thụ tinh, sau thụ tinh thì khe hở đóng lại, vì vậy nhiều loài không thấy
Micropyle nữa. Goodrich H. P. (1994) [60] khi nghiên cứu vỏ cấu trúc Oocyst
cho rằng, lớp ngoài là vỏ bọc liên tục kể cả khi có Micropyle và sau khi thụ
tinh Micropyle đóng lại và không bao giờ mở ra nữa và đây không phải là con
đƣờng mà Sporozoite thoát ra khỏi Oocyst. (Dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan
và cs, 2008 [15]).
Ryley J. F. (1976) [84] đã đƣa ra giả định về hiện tƣợng Sporozoite
thoát ra khỏi Oocyst. Theo tác giả, nhờ tác động của hoạt hoá CO
2
nên
Sporozoite đã hoạt động và chui ra khỏi Sporocyst. Men Tripsin và mật cũng
là yếu tố kích thích cho Sporozoite đƣợc “nở” ra. CO
2
còn làm biến đổi thành
vách Oocyst để giúp cho Trypsin và mật thấm vào máu làm tiểu thể Stieda và
Sporozoite hoạt động, CO
2
chỉ có tác động này trong điều kiện nhiệt độ của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-8-
cơ thể. Ngoài ra, tác động cơ học cũng quan trọng trong việc tạo điều kiện cho
Trysin và mật thấm qua vỏ Oocyst. Nhƣ vậy, tuy vỏ Oocyst có sức đề kháng
với một số hoá chất nhƣng lại nhạy cảm với tác động cơ học. Đó là lý do tại
sao gần đây trong thí nghiệm ngƣời ta thƣờng phải dùng đến các hạt bi thuỷ
tinh và máy lắc để phá vỏ Oocyst giải phóng các Sporocyst. (Dẫn theo Hoàng
Thạch, 1999 [31]).
Theo nghiên cứu của Ajayi A. J. (2004) [52], trong 20 amino acid đã
biết, thì ở bào tử của cầu trùng bê nghé tìm thấy 9 amino acid thiết yếu:
Leucine, methionine, arginine, histidine, phenylalanine, valine, lysine và
aspartic, 4 aminoacid không thiết yếu: Glutamic, proline, tyrosine và alanine.
Leucine là amino acid chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các amino acid thiết yếu
(1,12 g/100g protein), thấp nhất là methionine (0,16 g/100 g protein). Trong
số các amino acid không thiết yếu Glutamic chiếm tỷ lệ cao nhất (2,17 g/100
g protein), thấp nhất là proline (0,33 g/100 g protein).
1.1.4. Chu kỳ sinh học của cầu trùng bê, nghé
Cầu trùng ký sinh ở bê nghé là những cầu trùng giống Eimeria. Đây là
những ký sinh trùng có giai đoạn sinh sản vô tính và hữu tính diễn ra trong
cùng một ký chủ, đƣợc đặc trƣng bằng ba giai đoạn phát triển: sinh sản vô
tính (Schizogony), sinh sản giao tử (Gametogony), sinh sản bào tử
(Sporogony). Hai giai đoạn đầu diễn ra trong tế bào biểu bì ruột gia súc (chu
kỳ nội sinh), giai đoạn thứ 3 diễn ra ở ngoài môi trƣờng (chu kỳ ngoại sinh).
* Giai đoạn sinh sản vô tính (Schizogony)
Bê nghé nuốt phải Oocyst có sức gây bệnh có lẫn ở trong thức ăn và
nƣớc uống từ bên ngoài môi trƣờng, vào đến dạ dày, dƣới tác động của dịch
dạ dày, Oocyst vỡ ra, giải phóng 4 túi bào tử (Sporocyst). Đến ruột non, các
bào tử con (Sporozoit) bên trong túi bào tử đƣợc hoạt hóa bởi dịch mật và
men Tripsin, chúng trở nên hoạt động, phá vỡ lớp màng của túi bào tử và
đƣợc giải phóng ra. Lập tức, bào tử con xâm nhập tế bào biểu mô ruột và tiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-9-
hành sinh sản vô tính. Chúng lớn lên rất nhanh, hình tròn hoặc bầu dục, phân
chia theo hình thức liệt phân thành nhiều thể phân lập thế hệ 1 (Schizont 1).
Nhân của mỗi thể phân lập còn chia nhiều lần và tạo thành những tế
bào nhiều nhân - thể phân lập đời 1. Bên trong những thể phân lập đó hình
thành ra những dạng ký sinh trùng nhỏ, hình bầu dục, lúc này chúng đƣợc gọi
là thể phân lập trung gian (Merozoites). Số lƣợng Merozoites đƣợc hình thành
trong thế hệ Schizont đầu tiên thay đổi tuỳ theo loài, ví dụ ở loài E. bovis hơn
100.000 Merozoites đƣợc hình thành. Thể phân lập trung gian này phát triển,
chúng phá tung tế bào biểu bì nơi khu trú và giải phóng ra rất nhiều
Merozoites trƣởng thành. Các Merozoites lại lập tức xâm nhập vào các tế bào
biểu bì mới để tiếp tục phát triển và trở thành thể phân lập thế hệ mới, gọi là
Schizont 2. Kích thƣớc của Schizont 2 phụ thuộc vào loài cầu trùng, có loài thì
nhỏ hơn Schizont 1, có loài thì lại lớn hơn, số lƣợng Merozoites đƣợc tạo ra
cũng khác nhau tuỳ loài, ví dụ loài E. bovis có từ 30 - 36 Merozoites và kích
thƣớc là 8,9 - 10 m (Hammond D. M. và cs, 1973 [64]).
Quá trình sinh sản vô tính cứ nhƣ vậy, đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần và
tạo ra thể phân lập thế hệ 3,4,5,
Mỗi loài cầu trùng khác nhau có giai đoạn sinh sản vô tính khác nhau,
hình thành nên các thể phân lập và số thể phân lập nhất định khác nhau, sau
đó chúng chuyển sang giai đoạn sinh sản hữu tính (Nguyễn Thị Kim Lan và
cs, 2008 [15]).
* Giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogony)
Giai đoạn sinh sản hữu tính bắt đầu từ thể phân lập thế hệ cuối cùng
của cầu trùng. Từ thể phân lập cuối cùng chúng xâm nhập vào tế bào biểu bì
ký chủ để biến thành những thể sinh dƣỡng và phát triển thành các giao tử
đực, giao tử cái. Giao tử cái (Macrogametocyte) có nhân rất to, chứa nhiều
chất dinh dƣỡng, chuyển động nhanh nhờ 2 lông roi. Qua lỗ noãn (Micropyle)
của giao tử cái, giao tử đực chui vào và thực hiện quá trình thụ tinh, tạo hợp
tử. Hợp tử đƣợc bao bọc bởi một lớp màng bọc, lúc này nó đƣợc gọi là noãn
nang (Oocyst). Noãn nang có hình bầu dục, gần tròn, hình elip, hình thoi hay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-10-
quả lê (phụ thuộc vào từng loài). Đến đây, các Oocyst rơi vào lòng ruột và kết
thúc giai đoạn sinh sản hữu tính.
Màng vỏ bọc Oocyst gồm 2 lớp, nguyên sinh chất luôn ở dạng hạt. Ở
một số loài cầu trùng thấy ở một đầu Oocyst có nắp, lỗ noãn, điểm sáng hay
hạt cực. Nhƣ vậy, tuỳ từng chủng cầu trùng mà có hình dạng, kích thƣớc
Oocyst khác nhau, có hay không có nắp, lỗ noãn, điểm sáng hay hạt cực, cũng
nhƣ giai đoạn sinh sản bào tử hình thành bào tử hay túi bào tử, có hay không
có thể cặn trong giai đoạn noãn nang hay trong bào tử (Nguyễn Thị Kim Lan
và cs, 2008 [15]).
Về sau các nang trứng rơi ra khỏi cơ thể gia súc cùng với phân và phát
triển ở ngoài môi trƣờng. Quá trình này gọi là quá trình sinh sản bào tử.
* Giai đoạn sinh sản bào tử (Sporogony)
Trong điều kiện thiên nhiên khắc nhiệt hoàn toàn khác với môi trƣờng
bên trong cơ thể ký chủ, các noãn nang muốn tiếp tục duy trì sự sống buộc
phải thích nghi với điều kiện mới, trong điều kiện đó nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng, không khí, luôn thay đổi. Noãn nang tự bảo vệ bằng cách nhanh chóng
tạo ra vỏ cứng, dày, gồm 1 - 2 lớp với màu sắc khác nhau tuỳ thuộc vào chủng
cầu trùng. Sau đó, trong mỗi noãn nang hình thành 4 túi bào tử có hình bầu
dục, xung quanh mỗi nguyên bào tử lại đƣợc bao bọc một lớp màng mỏng và
trở thành túi bào tử. Trong mỗi túi bào tử, nhân của tế bào lại chia đôi về hai
phía, đƣợc ngăn cách bởi một màng mỏng nữa để trở thành thể bào tử có hình
lƣỡi liềm, gọi là bào tử con.
Nhƣ vậy, trong quá trình sinh sản bào tử, đối với cầu trùng thuộc giống
Eimeria, trong mỗi Oocyst tạo ra 4 túi bào tử, trong mỗi túi bào tử chứa 2 bào
tử con. Tất cả 8 bào tử con đƣợc bao bọc xung quanh bởi một vỏ cứng dày
gồm 2 lớp, gọi là bào tử nang (Oocyst gây bệnh). Chỉ có các Oocyst sau khi
trở thành Oocyst gây bệnh mới có khả năng gây bệnh và truyền bệnh từ gia
súc này sang gia súc khác (Kolapxki N. A. và cs, 1980 [47]).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-11-
Hình 1.1. Chu kỳ sinh học của cầu trùng bê nghé
Hình 1.2. Hình thái học của Schizont, Merozoit và Gametocyst
1.1.5. Tính chuyên biệt của cầu trùng
Tính chuyên biệt của cầu trùng là sự thích nghi phức tạp và lâu dài của
cầu trùng đối với cơ thể ký chủ hoặc cụ thể hơn đối với các cơ quan, các mô
bào hay tế bào nhất định phù hợp cho sự tồn tại, phát triển của chúng
(Kolapxki A. N. và cs 1980 [47]).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-12-
* Đối với giống Eimeria:
Tính chuyên biệt của cầu trùng Eimeria thể hiện rất nghiêm ngặt, chúng
chỉ có thể gây bệnh cho ký chủ mà chúng thích nghi trong quá trình tiến hoá.
Ví dụ: Các loài cầu trùng bê nghé không nhiễm vào gà, lợn và các loài
gia súc khác.
Đặc tính chuyên biệt nghiêm ngặt của cầu trùng giống Eimeria biểu
hiện không chỉ đối với ký chủ của chúng, mà mỗi loại cầu trùng chỉ khu trú
tại một vùng, một cơ quan nhất định nào đó trong cơ thể ký chủ. Ví dụ:
Eimeria tenella chỉ ký sinh và gây bệnh trong niêm mạc tá tràng gà. Ở lợn,
loài Eimeria debliecki cƣ trú ở tá tràng làm cho niêm mạc tá tràng bị viêm rồi
xuất huyết hoại tử (Phạm Khuê và cs, 1996 [12]).
Nhƣ vậy, cầu trùng giống Eimeria biểu hiện tính chuyên biệt rất rõ rệt,
tính chuyên biệt đó đã hình thành trong quá trình thích ứng lâu dài của ký sinh
trùng đối với một ký chủ nhất định cũng nhƣ đối với từng cơ quan, từng mô
bào riêng biệt. Đó là điều kiện cơ bản cho nhiều loài cầu trùng có thể ký sinh
đồng thời trên cùng một ký chủ.
* Đối với giống Isospora:
Các nhà nghiên cứu cho biết, dạng tăng trƣởng và phát triển trong quá
trình sinh sản của Isospora không có tính chuyên biệt, vì thế sản phẩm tăng
trƣởng của Isospora gondii hoặc của I. bigemina là Toxoplasma có thể gây
bệnh không chỉ cho chó, mèo mà còn có khả năng gây bệnh cho chuột, cu li,
thỏ, cừu, linh dƣơng, hoẵng, bồ câu, chim sẻ, vịt, rùa, rắn và kể cả con ngƣời.
1.1.6. Những yếu tố ảnh hƣởng đến tình hình nhiễm cầu trùng ở gia súc,
gia cầm
Bệnh cầu trùng là một bệnh khá phổ biến ở các loài gia súc, gia cầm,
trong đó có bê nghé, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm cao hay thấp còn phụ thuộc vào
các yếu tố tác động của môi trƣờng sống của chúng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-13-
1.1.6.1. Thời tiết, khí hậu ảnh hưởng đến sức sống của Oocyst cầu trùng
Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [12], có nhiều yếu tố ảnh hƣởng
đến sự tồn tại và phát triển của Oocyst cầu trùng. Trong đó, thời tiết, khí hậu
là yếu tố rất quan trọng, ảnh hƣởng lớn đến sức đề kháng của cầu trùng. Vấn
đề này đã đƣợc một số tác giả chứng minh bằng những nghiên cứu ở một số
loài vật nuôi nhƣ sau:
Dƣơng Công Thuận (2003) [40] cho biết, ở các vùng khí hậu khác nhau
thì tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm cầu trùng có sự khác nhau.
Theo Hoàng Thạch (1996) [29], (1997) [30], bệnh cầu trùng xảy ra quanh
năm, nhƣng thƣờng tập trung vào các tháng nóng ẩm của mùa xuân và mùa hè.
Thời kỳ này, điều kiện thời tiết, khí hậu rất thuận lợi cho Oocyst cầu trùng tồn tại
và phát triển ở ngoại cảnh và lây nhiễm cho đàn gà.
Môi trƣờng ẩm ƣớt và nhiệt độ ôn hoà là điều kiện rất thuận lợi cho sự
phát triển của cầu trùng. Vì vậy, mùa xuân và mùa hè gà bị nhiễm cầu trùng
nhiều và nặng hơn các mùa khác trong năm, việc phòng bệnh cầu trùng cho
gà ở mùa xuân và mùa hè cũng cần chú ý hơn (Phạm Văn Khuê và cs, 1996
[12]; Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [13]; Dƣơng Công Thuận, 2003 [40]).
Hamadejova K. và cs (2005) [62] cho biết, tỷ lệ nhiễm Isospora suis có
liên quan đến mùa vụ chăn nuôi, lợn ở mùa thu có tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao
hơn mùa hè (29,0% so với 20,0%). Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2011) [16],
lợn nhiễm cầu trùng trong vụ Hè - Thu cao hơn, cƣờng độ nhiễm nặng hơn vụ
Đông - Xuân.
1.1.6.2. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự tồn tại và nhiễm Oocyst cầu
trùng vào vật chủ
Điều kiện vệ sinh thú y
Khảo sát về tình hình nhiễm cầu trùng ở gà nuôi trong các điều kiện
khác nhau, Hoàng Thạch (1996) [29], (1997) [30] cho thấy, tỷ lệ nhiễm cầu
trùng ở gà nuôi lồng là 0,37%, gà nuôi trong chuồng có đệm lót là trấu nhiễm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-14-
22,49 - 57,38%. Nhƣ vậy, gà nuôi trong lồng không tiếp xúc với phân thì tỷ lệ
nhiễm cầu trùng giảm rất thấp.
Tình trạng vệ sinh thú y trong chăn nuôi là một trong những yếu tố ảnh
hƣởng rất lớn đến khả năng nhiễm cầu trùng ở vật nuôi.
Theo Morgot A. A. (2000) [48], những cơ sở chăn nuôi có điều kiện
chăm sóc tốt, vệ sinh chuồng trại nghiêm ngặt thì tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 5 -
10%. Ngƣợc lại, những cơ sở chăn nuôi có điều kiện không đảm bảo thì tỷ lệ
nhiễm cầu trùng chiếm 30 - 69%.
Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2004) [21] cho biết, điều kiện chuồng
nuôi và môi trƣờng chăn nuôi bị ô nhiễm sẽ làm cho Oocyst cầu trùng tồn tại
và lƣu hành lâu dài. Chuồng trại chật trội, ẩm ƣớt, chất độn chuồng để quá
lâu, không đƣợc thay đúng định kỳ, bãi chăn thả bị ô nhiễm mầm bệnh là yếu
tố quan trọng gây nhiễm cầu trùng cho gà.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2005) [14], lợn nuôi ở tình trạng vệ
sinh thú y kém nhiễm cầu trùng cao (55,45 % - 66,30 %). Tỷ lệ và cƣờng độ
nhiễm giảm rõ rệt ở nhiều đàn lợn nuôi trong tình trạng vệ sinh tốt.
Nhƣ vậy, vấn đề vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi là yếu tố
quan trọng liên quan đến sự tồn tại và nhiễm vào cơ thể vật chủ của Oocyst
cầu trùng. (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008 [15]).
Ảnh hƣởng của lứa tuổi đến tỷ lệ nhiễm cầu trùng
Đào Hữu Thanh và cs (1978) [32], Hồ Thị Thuận (1985) [41], Lƣơng
Tố Thu và cs (1993) [39], Lê Văn Năm (1995) [26] đã nghiên cứu và cho biết,
bệnh cầu trùng gà liên quan chặt chẽ tới yếu tố tuổi (tỷ lệ nhiễm cao ở 15 - 56
ngày tuổi).
Theo Driesen S. J. (1993) [56], Roepstorff A. và cs (1998) [82], lợn con
ở giai đoạn trƣớc cai sữa nhiễm Isospora suis từ 4,5% - 54,0% và nhiễm cao
nhất trong giai đoạn 10 - 19 ngày tuổi.
Oda K. và cs (1990) [81] đã thu thập và phân tích 1015 mẫu phân của
bò để nghiên cứu tình hình nhiễm cầu trùng ở Nhật Bản, kết quả cho thấy:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-15-
59% số mẫu dƣơng tính với Oocyst cầu trùng. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao nhất
ở bê từ 6 - 11 tháng tuổi.
Driesen S. J. (1993) [56] đã kiểm tra phân của 2380 lợn con giai đoạn 5
- 10 ngày tuổi bị tiêu chảy, có tới 53,8% số lợn nhiễm cầu trùng. Lợn bị tiêu
chảy chủ yếu ở giai đoạn 7 - 14 ngày tuổi, tập trung cao độ ở 10 ngày tuổi. Từ
kết quả nghiên cứu này, tác giả cho rằng, cầu trùng là ký sinh trùng phổ biến
gây viêm ruột ỉa chảy ở lợn con từ 5 ngày tuổi đến cai sữa.
Phạm Sỹ Lăng (2002) [19] cho biết, gà con từ 15 - 45 ngày tuổi nhiễm
các loài cầu trùng với tỷ lệ cao, phát bệnh nặng và chết nhiều, nếu không
đƣợc điều trị tích cực. Lứa tuổi gà bị bệnh cũng phụ thuộc vào các loài cầu
trùng: E. tenella chỉ gây bệnh cho gà trên dƣới 1 tháng tuổi, nhƣng E. maxima
lại gây bệnh cho gà trên 2 tháng tuổi. Gà trƣởng thành nhiễm cầu trùng, trong
phân vẫn thải Oocyst, nhƣng không thể hiện triệu chứng lâm sàng rõ rệt, đƣợc
xem nhƣ vật mang trùng tự nhiên.
Một số tác giả cho rằng, động vật non đang trong thời kỳ sinh trƣởng
mạnh dễ nhiễm cầu trùng, bệnh phát triển nhanh và nặng nề hơn so với động
vật trƣởng thành (Nguyễn Đức Lƣu, Nguyễn Hữu Vũ, 2004 [24]).
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh cầu trùng Isospora suis chủ
yếu xảy ra ở lợn sữa. Ở Australia, tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở lợn sữa là 53,8%
(Driesen và cs 1993 [56]). Ở Hà Lan, Eysker và cs (1994) [59] đã phát hiện có
36,3% lợn nhiễm Isospora suis, trong đó Isospora suis nhiễm ở lợn con theo mẹ
với tỷ lệ 53,8% - 62,2%. Nghiên cứu trên lợn ở Bắc Âu, Roepstorff A. và cs
(1998) [82] cho biết, trung bình có 17,2% lợn nhiễm Isospora suis. Các tác giả
đều khẳng định, bệnh cầu trùng xảy ra nặng nhất ở giai đoạn lợn con bú sữa và
giảm dần ở giai đoạn cai sữa.
Lâm Thị Thu Hƣơng (2004) [9] đã kiểm tra 3.698 mẫu phân của lợn từ
4 - 50 ngày tuổi ở các trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp tại thành phố Hồ
Chí Minh, thấy rằng: tỷ lệ nhiễm Isospora suis cao hơn Eimeria sp. và
Cryptosporidium. Lợn trong giai đoạn 8 - 14 ngày tuổi, tỷ lệ nhiễm là 42,70%