Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đánh giá sinh trưởng của keo lai nhân tạo trồng thuần loài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.65 KB, 88 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Tr-ờng đại học lâm nghiệp

Kiều văn quế

Đánh giá sinh tr-ởng
của keo lai nhân tạo trồng thuần loài

luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Hà Tây 2007


Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Tr-ờng đại học lâm nghiệp

Kiều văn quế

Đánh giá sinh tr-ởng
của keo lai nhân tạo trồng thuần loài
Chuyên ngành: lâm học
Mã số: 60.62.60

luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp
Thầy giáo h-ớng dẫn


TS: Phạm Đức Tuấn

Hà Tây 2007


i. Mục lục
Trang
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
Lời cảm ơn
Đặt vấn đề
Ch-ơng 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu đánh giá sinh tr-ởng rừng trồng
1.1.2. Nghiên cứu về keo lai tự nhiên
1.2. ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu đánh giá sinh tr-ởng rừng trồng
1.2.2. Nghiên cứu về keo lai tự nhiên
Ch-ơng 2. Đối t-ợng, mục tiêu, phạm vi, ph-ơng pháp nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.2. Phạm vi nghiên cứu
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Đặc điểm sinh tr-ởng của keo lai nhân tạo
2.3..2. Tiềm năng bột giấy của keo lai nhân tạo
2.4. Đối t-ợng, vật liệu và ph-ơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Đối t-ợng, vật liệu nghiên cứu
2.4.2. Ph-ơng pháp thu thập số liệu
2.4.3. Xử lý số liệu
Ch-ơng 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Đánh giá sinh tr-ởng của keo lai nhân tạo

3.1.1. Khảo nghiệm tại Hoành Bồ - Quảng Ninh
3.1.2. Khảo nghiệm tại Tam Thanh - Phú Thọ
3.1.3. Khảo nghiệm tại Ba Vì - Hà Tây
3.2. Đánh giá tiềm năng bột giấy của keo lai nhân tạo
3.3. Đánh giá chung
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

1
3
3
3
4
6
6
8
11
11
11
11
11
11
12
12
14
14
17
17
17

28
38
53
57
62


ii. Danh mục các bảng
TT

Tên bảng

3.1. Sinh tr-ởng của keo lai nhân tạo tại Hoành Bồ - Quảng Ninh

Trang
17

3.2. Hệ số t-ơng quan h/d theo tuổi của keo lai nhân tạo tại Hoành Bồ Quảng Ninh
3.3. Sinh tr-ởng của keo lai nhân tạo tại Tam Thanh - Phú Thọ

26
29

3.4. Hệ số t-ơng quan h/d theo tuổi của keo lai nhân tạo tại Tam
Thanh- Phú Thọ
3.5. Sinh tr-ởng của keo lai nhân tạo tại Ba Vì - Hà Tây

36
40


3.6. Hệ số t-ơng quan h/d theo tuổi của keo lai nhân tạo tại Ba Vì Hà Tây
3.7. Một số tính chất cơ bản của gỗ keo lai nhân tạo

50
54


iii. Danh mục hình vẽ biểu đồ
TT

Tên biểu đồ

Trang

3.1. Năng suất của keo lai nhân tạo tại Hoành Bồ - Quảng Ninh

19

3.2. Xu h-ớng sinh tr-ởng D1,3 của keo lai nhân tạo tại Hoành Bồ Quảng Ninh

21

3.3. Xu h-ớng sinh tr-ởng Hvn của keo lai nhân tạo tại Hoành Bồ Quảng Ninh

23

3.4. Năng suất của keo lai nhân tạo tại Tam Thanh - Phú Thọ

30


3.5. Xu h-ớng sinh tr-ởng D1,3 của keo lai nhân tạo tại Tam Thanh Phú Thọ

33

3.6. Xu h-ớng sinh tr-ởng Hvn của keo lai nhân tạo tại Tam Thanh Phú Thọ

35

3.7. Năng suất của keo lai nhân tạo tại Ba Vì - Hà Tây

43

3.8. Xu h-ớng sinh tr-ởng D1,3 của keo lai nhân tạo tại Ba Vì - Hà Tây

46

3.9. Xu h-ớng sinh tr-ởng Hvn của keo lai nhân tạo tại Ba Vì - Hà Tây

48



Lời cảm ơn
Trong sản xuất lâm nghiệp, giống là một trong những nhân tố quyết định
tới năng suất rừng trồng. Việc nghiên cứu tìm ra những giống mới có sinh
trưởng nhanh, cho năng suất cao là việc làm vô cùng cần thiết. Thời gian qua,
tôi đã tham gia nghiên cứu đề tài Đánh giá sinh trưởng của keo lai nhân tạo
trồng thuần loài với mục đích xác định được một giống mới có sinh trưởng
nhanh và cho năng suất cao. Đó cũng là đề tài tôi được phép thực hiện để làm
luận văn tốt nghiệp, hoàn thành chương trình cao học Lâm nghiệp khóa học

2005 - 2007 dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sỹ Phạm Đức Tuấn.
Sau một thời gian thực hiện, đến nay bản luận văn tốt nghiệp đã được
hoàn thành.
Cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy giáo,
cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý giá sau nhiều năm ngồi trên
ghế nhà trường, đặc biệt là tiến sỹ Phạm Đức Tuấn, người đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của tiến sỹ Nguyễn Việt
Cường, phó giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học lâm nghiệp Viện khoa
học lâm nghiệp Việt Nam, xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ công
nhân viên Trung tâm công nghệ sinh học, cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của bạn
bè, đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành bản luận văn này.
Cuối cùng, kết quả này một phần xin được dành cho gia đình - nguồn
cổ vũ động viên tinh thần không thể thiếu trong suốt thời gian thực hiện đề tài,
với những mong muốn tốt đẹp nhất.
Hà Tây, tháng 8 năm 2007
Tác giả


1

Đặt vấn đề
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia. Rừng cung cấp gỗ, củi,
các lâm đặc sản quý và bảo vệ môi trường sống cho con người. Tuy nhiên,
rừng không phải là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tận. Những tác động tiêu
cực đến rừng như khai thác gỗ và lâm đặc sản quá mức, phá rừng làm nương
rẫy... đã huỷ hoại tài nguyên rừng. Để phục hồi nguồn tài nguyên quý giá này,
một trong những giải pháp tích cực là trồng rừng.
Trong nhiều năm qua, hoạt động trồng rừng đã được chính phủ ủng hộ và
được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ. Nhưng có một thực tế là: trong những nỗ

lực trồng rừng, không phải ở đâu và lúc nào cũng thành công. Trồng cây gì?
Trồng như thế nào và trồng ở đâu? luôn là những câu hỏi được đặt ra cho các
nhà khoa học, cho những người làm công tác khuyến lâm, cho các nhà hoạch
định chính sách và cho những người làm nghề rừng. Với những thành quả và
bài học kinh nghiệm từ thực tiễn trồng rừng hàng thập kỷ qua, ngành Lâm
nghiệp nước ta hiện nay đang chú trọng phát triển rừng trồng theo hướng công
nghiệp. Rừng được trồng tập trung kết hợp thực hiện các biện pháp kỹ thuật
thâm canh. Nhờ đó, năng suất và hiệu quả kinh tế của rừng trồng ngày càng
được nâng cao. Rừng trồng công nghiệp đảm bảo cung cấp sản phẩm gỗ nguyên
liệu với khối lượng lớn, chất lượng cao cho các ngành công nghiệp như công
nghiệp giấy, gỗ trụ mỏ, ván nhân tạo, gỗ bao bì. Rừng trồng công nghiệp đòi
hỏi các yêu cầu đối với cây trồng như: sinh trưởng nhanh, sớm cho khai thác,
năng suất cao và ổn định. Một trong những loài cây có nhiều ưu điểm, đáp ứng
được yêu cầu của rừng trồng công nghiệp là loài Keo lai tự nhiên.
Keo lai tự nhiên là giống Keo được tạo ra do quá trình thụ phấn tự
nhiên giữa Keo tai tượng với Keo lá tràm. Qua nhiều kết quả nghiên cứu đã
khẳng định: Keo lai tự nhiên là loài cây sinh trưởng nhanh, rễ có nốt sần có
khả năng cố định đạm. Keo lai tự nhiên có biên độ sinh thái rộng, thích ứng
với nhiều loại đất và điều kiện lập địa khác nhau, đặc biệt có thể sinh trưởng


2

được trên các vùng đất nghèo kiệt, khô hạn, đất chua hoặc kiềm mà một số
loài cây khác rất khó sinh trưởng. So với các loài bố mẹ, keo lai tự nhiên sinh
trưởng nhanh hơn, số lượng và khối lượng nốt sần cũng lớn hơn nên khả năng
cải tạo đất tốt hơn. Keo lai tự nhiên có thể tích gỗ và khối lượng gỗ cao hơn
các loài keo bố mẹ, tỷ trọng gỗ cũng như những tính chất vật lý, cơ học đều
thể hiện tính trung gian giữa các loài keo bố mẹ hoặc cao hơn. Sản phẩm gỗ
keo lai tự nhiên được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp

chế biến như công nghiệp gỗ ván dăm, công nghiệp gỗ ván thanh, đặc biệt là
công nghiệp sản xuất bột giấy. Trong các mô hình nông lâm kết hợp, keo lai
tự nhiên cũng là một trong số các loài cây đang được sử dụng nhiều.
Với những ưu điểm nổi bật như trên, keo lai tự nhiên đã được nhiều tổ
chức, cá nhân, những nhà sản xuất lâm nghiệp quan tâm và gây trồng. Tuy
nhiên, cây keo lai tự nhiên được tạo ra nhờ quá trình thụ phấn tự nhiên nên rất
khó xác định được cụ thể nguồn gốc xuất xứ, khả năng sinh trưởng và những
đặc tính về chất lượng gỗ của cây bố mẹ. Để giải quyết vấn đề đó, Trung tâm
giống cây rừng thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành nghiên
cứu và thực hiện phép lai nhân tạo giữa Keo tai tượng với Keo lá tràm trong đề
tài nghiên cứu lai tạo giống một số loài cây rừng. Giống Keo lai nhân tạo đã
được trồng khảo nghiệm ở một số địa phương, trên nhiều dạng lập địa khác
nhau. Nhìn chung, keo lai nhân tạo đã thể hiện ưu điểm nổi trội hơn keo lai tự
nhiên là có ưu thế lai về chất lượng, tỷ trọng gỗ của dòng Keo lai nhân tạo MA1
đạt 554 kg/m3 còn ở dòng Keo lai tự nhiên BV16 là 504 kg/m3. Trong khi đó tỷ
trọng gỗ của keo lai tự nhiên là trung gian giữa hai loài bố mẹ [10]. Tuy nhiên,
để khẳng định keo lai nhân tạo là một giống mới có khả năng đáp ứng được yêu
cầu của rừng trồng công nghiệp, cần có những nghiên cứu cụ thể về loài cây
này. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Đánh giá sinh trưởng của Keo lai nhân tạo trồng thuần loài.


3

Chương 1
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1. Trên thế giới

1.1.1. Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng rừng trồng
Sinh trưởng của cây rừng và lâm phần chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi đặc

tính di truyền của cây rừng, sự tác động tổng hợp của các yếu tố môi trường và
những biện pháp tác động [3]. Vì vậy, cần có những nghiên cứu thực nghiệm
để xác định được chính xác khả năng sinh trưởng của cây rừng và lâm phần.
Thông qua đó đánh giá được những ưu điểm của loài cây nghiên cứu, có
những lựa chọn phù hợp đối với loài cây đó.
Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng rừng trồng được Vilmorin tiến hành
lần đầu tiên vào năm 1821 tại Pháp [18]. Đó là những khảo nghiệm và nghiên
cứu đánh giá sinh trưởng loài Thông châu Âu (Pinus silvestris) tại Les Barres.
Tại Thuỵ Điển, trong các năm từ 1929 đến 1936, nhà di truyền chọn giống cây
rừng Langlet đã tiến hành khảo nghiệm, đánh giá và so sánh sinh trưởng của
các xuất xứ khác nhau của loài Thông châu Âu [18]. Năm 1932, ở Indonesia
đã có nghiên cứu so sánh sinh trưởng của các xuất xứ khác nhau của loài Tếch
(Tectona grandis) [18].
Cuối những năm 1950, công tác trồng rừng được chú ý phát triển, đặc
biệt là rừng trồng công nghiệp. Điều đó đặt ra yêu cầu lớn về giống cây trồng.
Hàng loạt các hoạt động nghiên cứu khảo nghiệm, đánh giá sinh trưởng các
loài cây trồng được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó phải kể đến
việc trồng khảo nghiệm, nghiên cứu so sánh sinh trưởng của các xuất xứ của
Thông caribê (Pinus caribaea) đã được xây dựng ở Fiji vào năm 1955. Những
so sánh đánh giá về Thông ba lá (Pinus kesiya), Thông nhựa (Pinus merkusii)
và một số loài Thông nhiệt đới khác cũng được xây dựng vào thời kỳ này [18].
Tại Philipin, những năm 1980 đã tiến hành trồng khảo nghiệm và
nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của một số loài keo như Keo tai tượng,


4

Keo đa thân. Năm 1993 tiếp tục có những nghiên cứu đánh giá sinh trưởng
của các loài Keo tai tượng, Keo lá tràm [21].
Tại Malayxia, những năm 1990 cũng có những nghiên cứu đánh giá

sinh trưởng của Keo tai tượng và Keo lá tràm phục vụ cho việc lựa chọn loài
cây trồng rừng. Đến năm 1997 tiếp tục có những khảo nghiệm với một số loài
keo khác trong đó có Keo lá liềm [21].
Tại Trung Quốc, Keo đen (A. mearnsii) được gây trồng rộng rãi để sản
xuất tanin từ vỏ và mục tiêu của chương trình chọn giống là làm tăng năng
suất từ vỏ. Chương trình trồng khảo nghiệm giống Keo đen được chú trọng và
thực hiện trong những năm 1980 [21].
Tại Inđônêsia, những năm 1990 tiến hành khảo nghiệm Keo tai tượng
để lựa chọn giống tốt xây dựng vườn giống. Đây là một hướng đi đơn giản, ít
tốn kém và có hiệu quả tốt [21].
Trong quá trình nghiên cứu đánh giá sinh trưởng của rừng trồng, hầu
hết các nghiên cứu đều dựa vào quá trình sinh trưởng của các nhân tố đường
kính, chiều cao và thể tích thân cây. Mối quan hệ giữa sinh trưởng đường kính
với sinh trưởng chiều cao thường chỉ được quan tâm trong nghiên cứu quy luật
sinh trưởng của cây rừng. Trong các nghiên cứu này, hầu hết các tác giả đều
khẳng định giữa chiều cao và đường kính có tương quan từ chặt đến rất chặt và
được mô phỏng theo các hàm toán học cụ thể.
1.1.2. Nghiên cứu về keo lai tự nhiên
Keo lai tự nhiên là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia
mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Giống lai tự nhiên này
được Mesrs Herburn và Shim phát hiện lần đầu tiên vào năm 1972 tại
Malayxia. Đến tháng 7 năm 1978, sau khi xem xét các mẫu tiêu bản tại phòng
tiêu bản thực vật ở Queensland (Australia), Pedgley đã xác nhận đó là giống
lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm [15]. Năm 1987, Rufelds đã
thấy rằng, tại miền bắc Sabah - Malayxia, keo lai tự nhiên xuất hiện từ rừng


5

Keo tai tượng với tỷ lệ 3 - 4 cây/ha, còn Wong thì thấy xuất hiện với tỷ lệ 1

cây keo lai tự nhiên/500 cây Keo tai tượng. Theo Gan & Sim Boon Liang
(1991), trong vườn ươm Keo lá tràm, tỷ lệ keo lai tự nhiên có thể xuất hiện từ
6,8 - 10,3%, cá biệt có thể đến 22,5% [30].
Keo lai tự nhiên cũng được phát hiện ở Papua New Guinea (Turnbull,
1986; Griffin, 1988) [31]. Vùng châu á - Thái Bình Dương keo lai được phát
hiện ở Thái Lan (Kijika, 1992). ở Indonesia đã có thí nghiệm trồng keo lai từ
nuôi cấy mô cùng Keo tai tượng và Keo lá tràm. Keo lai tự nhiên còn được tìm
thấy ở khu vườn ươm Keo tai tượng (lấy giống từ Malayxia) thuộc trạm
nghiên cứu Jon - Pu của Viện nghiên cứu lâm nghiệp Đài Loan (Kiang Tao et
al, 1989) và ở khu trồng Keo tai tượng tại Quảng Châu - Trung Quốc [4] .
Qua nghiên cứu, Tham (1976) đã thông báo cây lai thường cao hơn hai
loài bố mẹ [21]. Năm 1981, Bowen nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng và
phát triển của keo lai tự nhiên nhận thấy tính trung gian của nó so với hai loài
bố mẹ. Pinyopusarerk (1990) cho rằng keo lai tự nhiên có đỉnh ngọn sinh
trưởng tốt, thân cây đơn trục và tỉa cành tự nhiên tốt [31]. Đánh giá tổng hợp
về keo lai tự nhiên, Pinso và Nasi (1991) thấy cây lai có ưu thế lai. Sinh trưởng
của cây keo lai tự nhiên đời F1 tốt hơn xuất xứ Sabah của Keo tai tượng song
kém hơn xuất xứ ngoại lai như Oriomo (Papua New Guinea) hoặc Claudie
River (Queensland, Australia). Về chất lượng, Pinso và Nasi (1991) đánh giá:
keo lai tự nhiên có độ thẳng thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của thân
tốt hơn hai loài bố mẹ và kết luận keo lai tự nhiên rất phù hợp cho trồng rừng
thương mại [32].
Bên cạnh những nghiên cứu về keo lai tự nhiên, việc nghiên cứu về lai
nhân tạo giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm đã được các nhà khoa học của
trường đại học Adelaire, Ôxtrâylia đưa ra và áp dụng ở Malaixia [21]. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu đánh giá toàn diện vấn đề sinh trưởng của keo lai nhân
tạo còn ít được nghiên cứu.


6


1.2. ở Việt Nam

1.2.1. Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng rừng trồng
ở nước ta, nghiên cứu đánh giá sinh trưởng rừng trồng đã được nhiều
tác giả thực hiện và đã đưa ra được những kết luận có ý nghĩa quan trọng phục
vụ cho việc lựa chọn loài cây trồng hợp lý.
Nghiên cứu khảo nghiệm đánh giá sinh trưởng loài cây trồng rừng ở
Việt Nam được bắt đầu từ những năm 1930 do các nhà lâm nghiệp người Pháp
thực hiện. Các loài cây được quan tâm nghiên cứu là Lim xanh
(Erythrophloeum fordii), Long não (Cinnamomum camphora), Bạch đàn trắng
(Eucalyptus camaldulensis) [13] [18].
Những công trình nghiên cứu do các nhà lâm nghiệp Việt Nam thực
hiện tuy còn ít so với thế giới nhưng đã thực hiện được cho khá nhiều loài cây
trồng rừng chủ yếu ở nước ta.
Những năm 1980, Nguyễn Hoàng Nghĩa đã có những khảo nghiệm và
đánh giá sinh trưởng của các loài keo. Tác giả đã kết luận các loài Keo tai tượng,
Keo lá tràm và A.crassicarpa là có triển vọng gây trồng ở nước ta [19] [21]. Lê
Đình Khả và cộng sự tiến hành khảo nghiệm và cho thấy triển vọng gây trồng
Keo vùng cao và Keo đen tại Việt Nam [16].
Cũng trong những năm 1980, nhiều nghiên cứu đánh giá sinh trưởng
một số loài bạch đàn được thực hiện. Trần Hậu Huệ tiến hành khảo sát đánh
giá sinh trưởng các loài E.urophylla, E.camaldulensis, E.tereticornis tại lâm
trường nguyên liệu giấy Trị An - Đồng Nai cho kết quả: loài E.camaldulensis
sinh trưởng có triển vọng nhất, ít sâu bệnh. Tiếp đến là E.tereticornis. Loài
E.urophylla có tỷ lệ sống thấp (chỉ đạt 58,6%) và có sinh trưởng kém ở đây
[6]. Huỳnh Đức Nhân đã tiến hành nghiên cứu đánh giá sinh trưởng của loài
Bạch đàn urophylla tại trung tâm nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp Phù
Ninh - Phú Thọ [22] [23]. Kết quả cho thấy loài này trồng trong vùng nguyên
liệu giấy tỏ ra là thích hợp, cây mọc nhanh, hình dáng cân đối. Nguyễn Hoàng



7

Nghĩa, Phạm Văn Chiến đã nghiên cứu và tuyển trọn được một số dòng bạch
đàn kháng bệnh ở Đông Nam Bộ [20]. Nguyễn Thị Bích Thủy nghiên cứu sinh
trưởng của một số loài tràm tại An Giang và cho thấy chúng có khả năng sinh
trưởng khá tốt tại đây[27].
Lê Đình Khả, Hoàng Quốc Lâm, Nguyễn Việt Cường đã tiến hành
nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng và tiềm năng bột giấy của một số
giống bạch đàn lai trên một số điều kiện lập địa khác nhau . Kết quả nghiên
cứu cho thấy các giống bạch đàn lai có sinh trưởng nhanh hơn rõ rệt so với các
loài bố mẹ. Chúng có tỷ trọng gỗ và khối lượng gỗ cao hơn bố mẹ được tham
gia trong lai giống. Một số giống lai có hàm lượng xenlulo và hiệu suất bột
giấy cao hơn các loài bố mẹ [17]. Qua đó cho thấy ưu thế lai của các giống
bạch đàn lai về cả sinh trưởng, chất lượng và tiềm năng bột giấy.
Nguyễn Việt Cường, Phạm Đức Tuấn (2006) nghiên cứu khả năng phát
triển một số giống tràm ở các tỉnh miền Bắc và tiềm năng bột giấy của gỗ tràm
đã nhận định cây tràm có biên độ sinh thái rất rộng về khí hậu và đất đai. Đây
là loài cây có khả năng sinh trưởng trên đất đồi trọc nghèo dinh dưỡng có độ
pH axít đến pH trung tính của đất lầy thụt bán ngập theo mùa. Loài Tràm
Leucadendra có sinh trưởng tương đối nhanh, nhanh hơn loài Tràm cajuputi
nhưng gỗ của cả hai loài này đều đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn làm
nguyên liệu giấy không thua kém các loài keo và bạch đàn [1]. Qua đó thấy
được tiềm năng to lớn về sinh thái - kinh tế của loài Tràm.
Trần Cứu (1993 - 1996) đã nghiên cứu đánh giá sinh trưởng một số loài
cây bản địa ở Quảng Ngãi như: Sao đen (Hopea odorata), Thông nhựa (Pinus
merkusii), Giổi (Talauma gioi), Muồng đen (Cassia siamea), Dầu con rái
(Dipterocarpus). Tác giả nhận định: Muồng đen, Sao đen và Dầu con rái là ba
loài cây bản địa có sinh trưởng tương đối nhanh, còn Thông nhựa và giổi cần

có những thử nghiệm khác để có kết luận chính xác hơn [2].


8

Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá sinh trưởng của
rừng trồng. Các công trình đã nghiên cứu rất đa dạng về loài cây, thực hiện trên
nhiều vùng sinh thái khác nhau. Kết quả đã xác định được khá nhiều loài cây
trồng rừng chủ yếu trên các vùng sinh thái chính ở nước ta.
Cũng như những nghiên cứu trên thế giới, khi nghiên cứu đánh giá sinh
trưởng cây rừng, các tác giả đều dựa vào quá trình sinh trưởng của nhân tố
đường kính, chiều cao và thể tích thân cây mà ít xem xét đến mối quan hệ
giữa chúng. Mối quan hệ giữa đường kính và chiều cao thường được quan tâm
khi nghiên cứu về quy luật sinh trưởng của rừng. Nghiên cứu mối quan hệ này,
hầu hết các công trình đều khẳng định giữa chúng có quan hệ chặt hoặc rất
chặt. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: ở keo lai nhân tạo có mối tương quan giữa
đường kính và chiều cao hay không? Mức độ tương quan như thế nào?
1.2.2. Nghiên cứu về keo lai tự nhiên
ở nước ta, keo lai tự nhiên được Trung tâm giống cây rừng (Viện khoa
học lâm nghiệp Việt Nam) phát hiện vào năm 1992 tại các vùng như Tân tạo,
Sông Mây, Trị An, Trảng Bom ở Nam Bộ; Thanh Hoá, nghệ An, Quảng Bình,
Quảng Nam... ở Trung Bộ; Pleiku, Kon Hà Nừng ở Tây Nguyên; Ba Vì (Hà
Tây), Phú Thọ, Hoà Bình, Tuyên Quang... ở Bắc Bộ [14] [15]. Như vậy, keo lai
tự nhiên được phát hiện hầu như trên khắp các vùng sinh thái chính ở nước ta.
Qua đó có thể nhận thấy keo lai tự nhiên cũng giống như hai loài bố mẹ, có
biên độ sinh thái rộng, có thể gây trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau.
Năm 1993, Lê Đình Khả là một trong những người đầu tiên nghiên cứu
giống keo lai tự nhiên. Năm 1995 và 1997, Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải,
Phạm Văn Tuấn và các cộng sự tiếp tục nghiên cứu những đặc điểm hình thái
và sinh trưởng của keo lai tự nhiên [8][9][12]. Kết quả cho thấy keo lai tự

nhiên có nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa hai loài keo bố mẹ là Keo
tai tượng và Keo lá tràm. Về sinh trưởng, keo lai tự nhiên có ưu thế rõ rệt so
với hai loài bố mẹ. Qua khảo nghiệm các dòng vô tính, các tác giả thấy rằng:


9

sự sai khác giữa các dòng vô tính là khá rõ và do yếu tố di truyền tạo nên. Một
số dòng như BV5, BV10, BV16, BV29, BV32 và BV33 vừa sinh trưởng nhanh,
vừa có chất lượng tốt có thể nhân giống đưa vào sản xuất. Qua kết quả nghiên
cứu, tác giả cũng khuyến cáo: không nên dùng hạt của cây keo lai để gây
trồng rừng mới [11]. Keo lai đời F1 có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng và có
nhiều đặc trưng ưu việt khác. Đến đời F2, keo lai có biểu hiện thoái hoá về
sinh trưởng và phân ly khá rõ. Cây lai F2 sinh trưởng kém hơn cây lai đời F1 và
có biến động lớn về sinh trưởng. Vì vậy, để phát triển giống lai vào sản xuất
phải dùng phương pháp nhân giống vô tính những dòng keo lai tốt nhất đã
được chọn lọc và được đánh giá qua khảo nghiệm.
Lưu Bá Thịnh và cộng sự (1998) đã nghiên cứu khảo nghiệm dòng vô tính
keo lai tự nhiên ở Đông Nam Bộ [25] [26], kết quả cho thấy một số dòng keo lai
có sinh trưởng nhanh hơn hai loài bố mẹ và đã chọn được một số dòng có thể
nhân giống cho sản xuất đại trà là: dòng Keo lai TB3, TB5, TB6 và TB12.
Triệu Văn Hùng và các cộng sự (2005) đã nghiên cứu khả năng sinh
trưởng của keo lai tự nhiên ở vùng Tây Nguyên [7]. Các tác giả đã kết luận:
các dòng keo lai tỏ ra phù hợp với vùng đất Tây Nguyên, chúng sinh trưởng
và phát triển tương đối tốt trên các dạng lập địa tại Tây Nguyên.
Nghiên cứu sinh trưởng của cây keo lai tự nhiên ở vùng Đông Nam Bộ,
Nguyễn Huy Sơn, Đoàn Hoài Nam và cộng sự (2005) đi đến kết luận: Keo lai
trồng ở khu vực Đông Nam Bộ có khả năng sinh trưởng khá nhanh, số lượng
cây hai thân có nhiều trên 1 ha có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao năng suất
rừng trồng nguyên liệu [24].

Nghiên cứu về tiềm năng bột giấy của keo lai tự nhiên, Lê Đình Khả và
Lê Quang Phúc (1995) kết luận: Keo lai tự nhiên có tỷ trọng gỗ trung gian
giữa hai loài keo bố mẹ, có khối lượng gỗ gấp 3 - 4 lần hai loài keo bố mẹ.
Hàm lượng xenlulo của một số dòng keo lai tương đương hoặc cao hơn so với
hai loài keo bố mẹ, còn so với một số loài dùng làm nguyên liệu giấy như: Bồ


10

đề, Mỡ, Bạch đàn liễu, Bạch đàn urophylla, Bạch đàn camal thì cao hơn hẳn.
Hiệu suất bột của keo lai cũng cao hơn rõ rệt hai loài bố mẹ và Bạch đàn
urophylla, Bạch đàn camal. Giấy được sản xuất từ các dòng keo lai có độ chịu
kéo, độ gấp và độ trắng cũng cao hơn hẳn so với hai loài bố mẹ, Bồ đề và mỡ.
Qua đó có thể thấy tiềm năng bột giấy của keo lai tự nhiên là rất lớn [10].
Qua những thông tin tóm tắt trên đây có thể thấy rằng: nghiên cứu khảo
nghiệm, đánh giá loài cây trồng đang ngày càng được chú trọng. Nghiên cứu
đánh giá về sinh trưởng rừng ở nước ta đã ngày càng tiếp cận được với thực
tiễn sản xuất, phục vụ thiết thực cho sản xuất. Nhiều kết quả nghiên cứu đã
khẳng định nhiều loài cây trồng có giá trị sử dụng, có nhiều ưu điểm trong quá
trình sinh trưởng, phát triển. Đó là những nguồn tư liệu quý giá, góp phần
cung cấp thông tin cho công tác chọn lựa loài cây trồng phù hợp mục đích
trồng rừng. Loài cây trồng được chọn đúng không những giúp cho một chương
trình trồng rừng tiết kiệm được kinh phí, sức lực và thời gian mà còn tránh
được những thất bại đáng tiếc. Tuy nhiên, đối với loài keo lai nhân tạo thì còn
ít công trình nghiên cứu toàn diện về sinh trưởng cũng như khả năng sử dụng
gỗ của loài cây này.
Keo lai nhân tạo có nguồn gốc giống keo lai tự nhiên. Bố mẹ của chúng
đều là Keo tai tượng và Keo lá tràm. Điểm sai khác giữa chúng là do phương
pháp lai. Lai tự nhiên là quá trình lai giống xẩy ra một cách tự nhiên, tác nhân
truyền phấn là do gió và côn trùng. Lai nhân tạo là quá trình lai giống có chủ

đích. Các cây tham gia lai giống đều là cây trội đã được chọn lọc. Tác nhân
truyền phấn do con người thực hiện. Đã có nhiều nghiên cứu về keo lai tự
nhiên, các công trình nghiên cứu đều khẳng định keo lai tự nhiên có nhiều ưu
điểm so với bố mẹ và đáp ứng được nhiều mục đích kinh doanh khác nhau.
Tuy có nguồn gốc giống keo lai tự nhiên nhưng keo lai nhân tạo có được ưu
thế lai cả về sinh trưởng và chất lượng hay không vẫn cần phải qua nghiên cứu
mới có thể khẳng định được. Đây chính là điểm mới của bản luận văn này.


11

Chương 2
Đối tượng, mục tiêu, phạm vi, nội dung và
phương pháp nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá sinh trưởng của rừng keo lai nhân tạo trồng thuần loài. Xác
định được các dòng và tổ hợp keo lai nhân tạo có sinh trưởng nhanh nhất.
2.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sinh trưởng của 9 dòng và 8 tổ hợp keo lai nhân tạo
trồng thuần loài tại Ba Vì (Hà Tây), Hoành Bồ (Quảng Ninh) và Tam Thanh
(Phú Thọ). So sánh, xác định các dòng và tổ hợp keo lai nhân tạo có khả năng
sinh trưởng nhanh nhất. Từ đó mở rộng nghiên cứu về tiềm năng bột giấy của
các dòng và tổ hợp keo lai nhân tạo.
2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Đặc điểm sinh trưởng của keo lai nhân tạo trồng thuần loài
- Sinh trưởng đường kính tại vị trí 1,3 m (D1,3).
- Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn).

- Sinh trưởng Thể tích (V).
- Tương quan giữa Hvn và D1,3 theo tuổi (h/d).
- So sánh sinh trưởng của keo lai nhân tạo với một số dòng keo lai tự
nhiên đã được công nhận giống quốc gia (BV10, BV16, BV33).
- So sánh sinh trưởng của keo lai nhân tạo với hai loài keo bố mẹ.
2.3.2. Tiềm năng bột giấy của Keo lai nhân tạo
- Xác định tỷ trọng gỗ.
- Xác định thành phần hoá học của gỗ.
- Xác định hiệu suất bột gỗ.
- So sánh với gỗ của dòng keo lai tự nhiên BV16.
- So sánh với gỗ của hai loài bố mẹ.


12

2.4. Đối tượng, Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
* Các công thức keo lai nhân tạo có triển vọng: gồm 9 dòng lai MA1,
MA2, AM1, MAM1, MAM2, MAM3, MAM4, MAM7, MAM8 và 8 tổ hợp
lai Aa32Am7, Aa32Am2, Am7Aa32, Am2Aa32, BV33Am7, BV33Aa32,
BV16Am7, BV16Aa32 trồng thuần loài trên các lập địa khác nhau.
Các công thức đối chứng: gồm 3 dòng keo lai tự nhiên: BV10, BV16,
BV33 và một số giống thuộc hai loài bố mẹ của chúng, một số xuất xứ có
triển vọng ở Việt Nam, một số giống sản xuất đại trà của công ty giống.
* Bố trí thí nghiệm và trồng rừng: Kế thừa các hiện trường đang trong
giai đoạn khảo nghiệm, đó là rừng trồng tháng 4 năm 2001 ở Ba Vì - Hà Tây;
rừng trồng tháng 5 năm 2003 ở Tam Thanh - Phú Thọ và rừng trồng tháng 6
năm 2003 ở Hoành Bồ - Quảng Ninh.
* Mô tả hiện trường nghiên cứu:

- ở Hoành Bồ - Quảng Ninh: Khu vực nghiên cứu được thiết kế theo
khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp. ở mỗi lần lặp có 10 ô thí nghiệm được
sắp xếp thành 2 hàng dọc. Mỗi ô thí nghiệm bố trí một dòng lai gồm 10 cây
được trồng theo 2 hàng ngang. Như vậy, tổng số có 10 dòng lai trên 30 ô thí
nghiệm và mỗi dòng lai được lặp lại 3 lần. Các dòng lai tham gia khảo nghiệm
bao gồm:
+ Các dòng Keo lai nhân tạo - đối tượng nghiên cứu: gồm 7 dòng là
MA1, MA2, AM1, MAM2, MAM4, MAM7, MAM8.
+ Công thức đối chứng: gồm 3 dòng keo lai tự nhiên đã được công nhận
giống quốc gia là BV10, BV16, BV33.
(Sơ đồ bố trí thí nghiệm: phần phụ lục1)
- ở Tam Thanh - Phú Thọ: Thí nghiệm được thiết kế theo khối ngẫu
nhiên đầy đủ với 4 lần lặp. ở mỗi lần lặp có 12 ô thí nghiệm được sắp xếp


13

thành 2 hàng ngang. Mỗi ô thí nghiệm bố trí một dòng lai gồm 10 cây được
trồng theo 2 hàng dọc. Như vậy, tổng số có 12 dòng lai trên 48 ô thí nghiệm
và mỗi dòng lai tham gia khảo nghiệm được lặp lại 4 lần. Các dòng lai tham
gia khảo nghiệm bao gồm:
+ Các dòng keo lai nhân tạo - đối tượng nghiên cứu: gồm 9 dòng là
MA1, MA2, AM1, MAM1, MAM2, MAM3, MAM4, MAM7, MAM8.
+ Công thức đối chứng: gồm 3 dòng keo lai tự nhiên đã được công nhận
giống quốc gia là BV10, BV16, BV33.
(Sơ đồ bố trí thí nghiệm: phần phụ lục2)
- ở Ba Vì - Hà Tây: Khu vực nghiên cứu được thiết kế theo khối ngẫu
nhiên đầy đủ với 3 lần lặp. ở mỗi lần lặp bố trí 27 ô thí nghiệm thành một
hàng ngang. Mỗi ô thí nghiệm trồng 10 cây thuộc cùng một đối tượng tham
gia khảo nghiệm và được trồng theo 1 hàng dọc. Như vậy, tổng số có 27 đối

tượng tham gia khảo nghiệm trên 81 ô thí nghiệm. Mỗi đối tượng tham gia
khảo nghiệm được lặp lại 3 lần. Các đối tượng tham gia khảo nghiệm tại Ba
Vì gồm:
+ Đối tượng nghiên cứu: là 15 công thức của keo lai nhân tạo, trong đó
có 7 công thức MA1, MA2, AM1, MAM1, MAM2, MAM3, MAM4 được
trồng bằng hom lấy từ cây trội; 4 công thức là tổ hợp lai đôi: Aa32Am7,
Aa32Am2, Am7Aa32, Am2Aa32 và 4 công thức là tổ hợp lai ba: BV33Am7,
BV33Aa32, BV16Am7, BV16Aa32.
+ Đối chứng: gồm 3 dòng keo lai tự nhiên đã được công nhận giống
quốc gia (BV10, BV16, BV33) và bố mẹ của chúng. Ngoài ra còn có giống
Keo tai tượng và Keo lá tràm thuộc công ty giống (Aa C.ty G, Am C.ty G) và
các xuất xứ được đánh giá là có triển vọng ở Việt Nam như Coen River của
Keo lá tràm, Pongaki của Keo tai tượng cũng được trồng làm đối chứng.
(Sơ đồ bố trí thí nghiệm: phần phụ lục3)


14

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.2.1. Thu thập số liệu về sinh trưởng
Đơn vị điều tra nghiên cứu là các ô thí nghiệm. Tại mỗi ô thí nghiệm
tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sau:
- Đo đường kính ngang ngực (D1,3) bằng thức kẹp kính cho tất cả các
cây. Đo hai chiều Đông Tây - Nam Bắc rồi lấy giá trị trung bình, độ chính xác
lấy đến 0,1 cm. Đơn vị tính là centimet (cm).
- Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) của tất cả các cây bằng thước đo cao
Blume - leiss. Chiều cao vút ngọn được tính từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng
cao nhất. Độ chính xác lấy đến 0,1 m. Đơn vị tính là mét (m).
- Kế thừa số liệu đo đếm đường kính, chiều cao của tất cả các cây trong
các ô thí nghiệm ở những năm trước.

2.4.2.2. Xác định tính chất bột gỗ của Keo lai nhân tạo
- Lấy các mẫu gỗ từ cây tiêu chuẩn 4 tuổi đã bóc vỏ. Mỗi cây lấy 3
đoạn (đoạn gốc, đoạn giữa và đoạn ngọn), mỗi đoạn dài 1m. Đoạn ngọn bắt
đầu từ đường kính đầu nhỏ là 5 cm. Đoạn gốc và đoạn giữa được lấy theo
phương pháp phân đều.
- Tiến hành phân tích mẫu gỗ để xác định những thông tin quan tâm: tỷ
trọng gỗ, thành phần hoá học, hiệu suất bột gỗ... Công việc này được Viện
công nghiệp giấy - Xenlulo phối hợp thực hiện.
2.4.3. Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được sắp xếp thành dãy quan sát. Sử dụng chương trình
phần mềm lập sẵn là DATAPLUS (Williams và Matheson, 1994) và các phần
mềm SPSS, EXCELL [28] [29] để tính các chỉ tiêu quan tâm.
* Tính các đặc trưng thống kê:
+ Tính trung bình mẫu ( X ) theo công thức:
1 n
X * Xi
n i 1

(2.1)


15

+ Sai tiêu chuẩn mẫu (Sd) được tính theo công thức:
Sd

n
*
n 1




n

( Xi X )

2

i 1

(2.2)

+ Hệ số biến động (V%) được tính theo công thức:

V%

Sd
*100
X

(2.3)

+ Thể tích thân cây được tính theo công thức:
V

Trong đó:



( D1,3 ) 2

4

* H vn * f

(2.4)

= 3,1416

D1,3 là đường kính ngang ngực.
Hvn là chiều cao vút ngọn.
f là hình số thân cây (giả định f = 0,5).
+ Tính tổng thể tích thân cây trên một ha:
M = Vtb * N (m3/ha)
Trong đó:

(2.5)

M là thể tích thân cây trên 1 ha.
Vtb là thể tích trung bình của 1 cây.
N là số cây trên 1 ha.

+ Tính lượng tăng trưởng bình quân chung:



M

Trong đó:




M
A

(m3/ha/năm)

(2.6)

m là lượng tăng trưởng bình quân chung.
M là thể tích thân cây trên 1 ha.
A là tuổi của lô rừng.

+ Tính Khoảng sai dị theo công thức:
Lsd = Sed * t0,5(k)

(2.7)

Trong đó: Lsd là khoảng sai dị có ý nghĩa giữa các trung bình mẫu.
Sed là sai tiêu chuẩn của các trung bình mẫu.


16

T0,5(k) là giá trị t tra bảng ở mức xác suất có ý nghĩa

0,05 với bậc tự do k; k = n - mr
Trong đó: n là tổng số cây trong khảo nghiệm .
m là số công thức thí nghiệm.
r là số lần lặp.
* So sánh sai dị giữa các trung bình mẫu: Việc so sánh dựa theo tiêu

chuẩn Fisher (tiêu chuẩn F).
+ Nếu trị số Fpr (xác suất tính được) nhỏ hơn 0,05 hoặc nhỏ hơn 0,01
(Fpr < 0,05; Fpr < 0,01) thì sự sai khác về sinh trưởng giữa các đối tượng
nghiên cứu (giữa các dòng) là rõ rệt với độ tin cậy là 95% hoặc 99%.
+ Nếu trị số Fpr (xác suất tính được) lớn hơn 0,05 (Fpr > 0,05) thì sự sai
khác về sinh trưởng giữa các đối tượng nghiên cứu là không rõ rệt.
* Tính hệ số tương quan (r) giữa đường kính và chiều cao theo từng
tuổi. Dựa vào r để xác định mức độ tương quan:

r

Qxy
Qx * Qy

0 r < 0,3 tương quan yếu.
0,3 r < 0,5 tương quan vừa.
0,5 r < 0,7 tương quan tương đối chặt.
0,7 r < 0,9 tương quan chặt.
0,9 r < 1

tương quan rất chặt.

r=1

tương quan hàm số.

r=0

hai nhân tố độc lập tuyến tính với nhau


Do đề tài chỉ tìm hiểu mức độ tương quan giữa đường kính và chiều cao,
không đi sâu nghiên cứu quy luật sinh trưởng của cây rừng nên không đi tìm
dạng tương quan tốt nhất mà chỉ sử dụng phương trình đã được nhiều tác giả
đi trước chứng minh và sử dụng. Đề tài sử dụng phương trình logarit 1 vế [24].
dạng tổng quát: Hvn = b*ln(D1,3) + a.
Phương trình cụ thể: Hvn = 9,4418*ln(D1,3) - 6,7803


17

Chương 3
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Đánh giá sinh trưởng của Keo lai nhân tạo

3.1.1. Khảo nghiệm tại Hoành Bồ Quảng Ninh
Khảo nghiệm tại Hoành Bồ được tiến hành trên đất đồi còn tính chất đất
rừng. Đất sâu ẩm (tầng A dầy hơn 50cm) và tương đối giàu dinh dưỡng. Đây
là điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển. Tham gia khảo
nghiệm gồm 7 dòng keo lai nhân tạo và đối chứng là 3 dòng keo lai tự nhiên
đã được công nhận giống quốc gia (BV10, BV16, BV33).
3.1.1.1. Sinh trưởng đường kính, chiều cao và thể tích thân cây
Kết quả xử lý số liệu được thống kê ở bảng 3.1 cho thấy sai khác về sinh
trưởng giữa một số dòng keo lai nhân tạo trồng khảo nghiệm tại Hoành Bồ
Quảng Ninh và các dòng keo lai tự nhiên trồng đối chứng sau 49 tháng tuổi.
Bảng 3.1. Sinh trưởng của keo lai nhân tạo tại Hoành Bồ - Quảng Ninh
(6/2003 7/2007)
Công
thức
MAM8
BV33

MA1
BV10
MA2
BV16
MAM4
AM1
MAM7
MAM2
Fpr
Lsd

D1.3 (cm)
D1,3 V%
13,0 0,8
12,3 8,0
12,4 4,6
12,4 6,4
12,2 4,8
12,2 11,9
11,5 6,5
12,3 2,4
11,3 4,7
10,2 9,1
0,001
1,00

Hvn (m)
Hvn V%
14,0 6,6
13,7 8,6

13,2 8,8
13,0 11,3
13,3 11,0
12,8 9,8
13,7 10,8
11,7 11,4
13,4 4,3
10,5 12,4
<0.001
0,99

V(dm3)
N
M
M
3
3
V% (cây/ha) (m /ha) (m /ha/năm)
V
93,4 5,3
806
102,7
25,7
84,5 8,0
844
93,0
23,2
80,7 7,3
696
88,8

22,2
80,1 7,8
880
88,1
22,0
79,3 7,6
770
87,2
21,8
77,9 8,4
806
85,7
21,4
73,3 6,8
624
80,6
20,2
70,4 7,5
954
77,4
19,4
67,8 7,0
586
74,6
18,6
45,5 9,9
550
50,1
12,5
<0.001

15,32


18

Dòng Keo lai nhân tạo MAM8 sinh trưởng nhanh nhất khi đạt được
đường kính tại vị trí 1,3 m là 13,0 cm (D 1,3 = 13,0 cm), chiều cao vút ngọn là
14,0 m (Hvn = 14,0 m), thể tích thân cây là 93,4 dm 3 (V = 93,4 dm3). Trong
các dòng keo lai tự nhiên đối chứng BV33, BV10 và BV16 thì dòng BV33
sinh trưởng nhanh nhất và có các số đo tương ứng là: D1,3 = 12,3 cm, Hvn =
13,7 m, V = 84,5 dm3, dòng BV16 sinh trưởng chậm nhất và có các số đo
tương ứng là: D1,3 = 12,2 cm, Hvn = 12,8 m, V = 77,9 dm3. Như vậy, dòng
Keo lai nhân tạo MAM8 sinh trưởng nhanh hơn cả 3 dòng keo lai tự nhiên
trồng đối chứng. Theo phân tích thống kê, khoảng sai dị có ý nghĩa (Lsd) về
đường kính = 1, về chiều cao = 0,9, về thể tích = 15,3 thì sinh trưởng chiều
cao cũng như thể tích thân cây của dòng MAM8 sẽ thuộc cùng nhóm với
dòng BV33 và dòng BV10 nhưng vượt hơn rõ rệt dòng BV16, nhất là về thể
tích thân cây: vượt 120%. Trong các dòng Keo lai nhân tạo còn lại, sinh
trưởng đường kính, chiều cao và thể tích thân cây của dòng MA1 đạt cao hơn
dòng BV10 và dòng BV16 nhưng thấp hơn dòng BV33; dòng MA2 đạt cao
hơn dòng BV16 nhưng thấp hơn dòng BV33 và BV10; dòng MAM4 và AM1
thấp hơn cả 3 dòng: BV33, BV10 và BV16. Tuy nhiên, theo kết quả phân tích
thống kê thì không có sự khác biệt có ý nghĩa về sinh trưởng đường kính,
chiều cao và thể tích thân cây giữa các dòng nêu trên. Đứng cuối cùng là
dòng MAM2. Đây là dòng có sinh trưởng kém nhất, đường kính thân cây
(D1,3) chỉ đạt 10,2 cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) chỉ đạt 10,5 m, thể tích thân
cây (V) chỉ đạt 45,5 dm3 thấp hơn rõ rệt so với các dòng đối chứng.
Những phân tích trên cho thấy khả năng sinh trưởng của đa số các dòng
keo lai nhân tạo là tương đương với các dòng keo lai tự nhiên đã được công nhận
giống quốc gia. Trong đó, dòng MAM8 sinh trưởng vượt trội nhất. Tiếp đến là

dòng MA1 và MA2. Đây là hai dòng đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ
thuật năm 2006. Dòng MAM8 cũng là dòng có hệ số biến động thể tích thân cây
thấp nhất (5,3%). Điều đó có nghĩa là dòng MAM8 vừa sinh trưởng tốt nhất (thể


×