Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Ebook Kỷ yếu hội thảo khoa học sinh thái nhân văn và phát triển bền vững một số vấn đề từ lý luận đến thực tiễn Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 97 trang )

, trong khi ô nhiễm môi trường là vấn đề
phức tạp và có độ trễ về thời gian tác động, tham nhũng và những cố
gắng của chính người dân trong việc mưu cầu mức thu nhập cao hơn,
ở mức độ nào đó, bất chấp việc làm ô nhiễm môi trường và tài
nguyên, thì các chính sách phát triển bền vững đạt được rất ít kết quả
12

Số loại thuốc thương phẩm được tính cho tất cả các dạng thuốc thương phẩm cụ
thể, thay vì dạng thuốc như công bố của Bộ NN&PTNT (ví dụ, Abafax 1.8EC,
3.6EC được chúng tôi tính là 2 loại thuốc khác nhau, trong khi danh mục thuốc của
Bộ NN&PTNT chỉ tính là 1 loại). Bởi vậy, số loại thuốc thương phẩm trong bài cao
hơn rất nhiều so với công bố trong Danh mục thuốc hàng năm của Bộ NN&PTNT.

81


thực tế. Ví dụ, các chương trình dự án thúc đẩy IPM, chiến dịch “3
giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” và “4 phải” vào những năm 1990 và
2000. Cách tiếp cận “4 phải” thậm chí còn được thể chế hóa trong
Luật Kiểm dịch và bảo vệ thực vật 2013 và mới đây là Chương trình
VietGAP. Tuy nhiên, bất chấp các chính sách, chương trình và dự án
liên quan nông nghiệp bền vững này, việc sử dụng hóa chất bảo vệ
thực vật đã tăng với tốc độ kinh hoàng trong những năm qua, từ
khoảng 50.000 tấn năm 2005, tăng lên 110.000 tấn vào năm 2012
(Biểu đồ 2).
Giá trị (triệu US$)
900

Tấn ('000)
120


800
700
600
500
400
300
200
100
0

100

Giá trị (US$)

80

Thuốc sâu (US$)

60

Thuốc trừ bệnh (US$)

40

Thuốc trừ cỏ (US$)

20

Khác (US$)


0

Khối lượng (tấn)

Năm

Biểu đồ 2. Thuốc bảo vệ sử dụng ở Việt Nam (2005-2012)
Nguồn: ILS, 2013.

Một phần nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ tăng lên do việc mở rộng
diện tích sản xuất các loại rau, hoa, quả - vốn mẫn cảm với các loài
sâu bệnh hại hơn các cây lương thực truyền thống như lúa, ngô, khoai,
sắn. Tuy nhiên, phần lớn lượng thuốc BVTV sử dụng tăng mạnh trong
thời gian qua là do 2 nguyên nhân chính: (i) hiệu quả sử dụng thuốc
BVTV giảm do tính kháng thuốc tăng, nên cùng với các dịch vụ sinh
thái bị hủy hoại do tác động của các đầu vào hóa học - làm tăng mức
độ tổn thương và rủi ro hơn nữa cho cây trồng; (ii) người dân buộc
phải dùng tăng liều lượng và tần suất để tăng năng suất cây trồng, hạn
chế rủi ro không chỉ do sâu bệnh hại gây ra, mà còn do các thuốc
BVTV và phân bón nhái, giả (Pham Van Hoi và cs., 2009).
Và trong cuộc chơi này, người dân là những người chịu rủi ro và
thiệt thòi nhiều nhất, nhưng họ chỉ là một phần giải thích cho 2 nguyên
nhân kể trên! Quản lý Nhà nước quan liêu và thiếu hiệu quả, là nguyên
nhân chính dẫn đến những rủi ro và hậu quả mà sản xuất nông nghiệp
82


đang phải đối mặt ngày hôm nay. Một bài học tương tự, đó là những cố
gắng và khích lệ của Chính phủ Việt Nam trong việc tăng cường sản
xuất lúa gạo (rice first policy), để đáp ứng nhu cầu lương thực trong

nước và xuất khẩu trong nhiều thập kỷ qua, được xem là một trong số
nguyên nhân quan trọng dẫn đến thảm họa môi trường ở đồng bằng
sông Cửu Long hiện nay: thiếu nước sản xuất và nhiễm mặn nghiêm
trọng như đã xảy ra trong thời gian qua (Perlezmay, 2016).
KẾT LUẬN
Mô hình sinh thái nhân văn dựa trên các thành phần tham gia
nhấn mạnh vào vai trò của các cá nhân trong cộng đồng đã góp phần
lý giải cho những thất bại trong những cố gắng nâng cao năng suất
nông nghiệp trong suốt thời kỳ sản xuất tập trung dưới hình thức hợp
tác xã. Thậm chí, quy mô hợp tác xã càng lớn, tình hình sản xuất
nông nghiệp càng trì trệ. Trong tổ chức hợp tác xã, vai trò tập thể
được đề cao, trong khi xem nhẹ vai trò của cá nhân người nông dân
và đây chính là nút thắt đẩy hợp tác xã vào tình trạng trì trệ và buộc
phải phá sản sau này.
Trong suốt thời kỳ hợp tác xã, hiện tượng “cha chung không ai
khóc” đối với các tài nguyên chung, phương tiện sản xuất là phổ biến,
dẫn tới những lãng phí, trì trệ và hiệu quả sản xuất thấp.
Tuy nhiên, sau khoán 10 - khi mà đất đai được giao khoán cho các
hộ gia đình nông dân, tạo điều kiện cho các cá nhân người nông dân
được ra quyết định đối với các hoạt động sản xuất của mình, năng suất
nông nghiệp đã tăng lên nhanh chóng, giúp Việt Nam thoát khỏi tình
trạng thiếu đói lương thực và tham gia vào thị trường xuất khẩu nông
sản quốc tế. Sự thay đổi có tính bước ngoặt này có được từ vai trò cá
nhân của người dân, được thúc đẩy và thể chế hóa thông qua chính
sách giao đất của Chính phủ.
Trong sản xuất nông nghiệp, với đặc thù tác động và chịu tác động
bởi các yếu tố của hệ sinh thái tự nhiên, các dịch vụ sinh thái đóng vai
trò quyết định trong sự ổn định và bền vững của hệ thống nông
nghiệp. Với bản chất là tài nguyên chung, thậm chí một số không thể
phân định được ranh giới, các dịch vụ sinh thái bởi vậy đã đối mặt với

tình trạng “cha chung không ai khóc” và được tăng cường hơn nữa từ
khi người dân làm chủ sản xuất trong tình trạng thiếu vắng sự quản lý
và khích lệ có hiệu quả của Chính phủ, nhằm bảo vệ các dịch vụ sinh
83


thái nói riêng và môi trường sống nói chung. Các chương trình IPM,
các chiến lược cắt giảm lệ thuộc hóa chất bảo vệ thực vật, nông
nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ... cho đến nay ít thành công, chủ
yếu là do các dịch vụ sinh thái đã bị tổn thương đến mức không thể trợ
giúp cho các hình thức sản xuất không lệ thuộc hóa chất bảo vệ thực
vật trong khoảng thời gian trước khi những cố gắng giúp chúng phục
hồi trở lại ở quy mô đủ lớn.
Nguyên nhân chính đẩy nhanh sự suy giảm các dịch vụ sinh thái
là Chính phủ, với các chính sách trực tiếp hoặc gián tiếp, thúc đẩy sự
lệ thuộc hóa chất đầu vào, sự thiếu minh bạch và hiệu quả trong quản
lý thị trường nguyên liệu đầu vào (phân và thuốc hóa học) và thiếu
hiệu quả trong quản lý và bảo vệ môi trường và tài nguyên chung.
Người dân - chủ thể của sản xuất nông nghiệp - dường như bị hút vào
vòng luẩn quẩn và chưa có lối thoát trong sự lệ thuộc tăng lên vào hóa
chất bảo vệ thực vật trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của họ.
Theo khía cạnh này, mỗi người nông dân cố gắng có được năng suất
cây trồng cao nhất thông qua sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên mảnh
ruộng của mình - có thể được xem là hợp lý ở mức độ cá thể, tuy
nhiên kết cục chung là sự tàn phá hệ sinh thái - ảnh hưởng chi phối
đến phúc lợi chung của tất cả mọi người.
Các phân tích ở trên cho thấy rằng: có được chính sách phát triển
bền vững là khó khăn, không chỉ do những phức tạp trong các quan hệ
và tiến trình thay đổi xã hội, những biến động của thị trường, sức ép
dân số, mà hơn nữa chính là những phức tạp của các quan hệ qua lại

và các tiến trình của hệ sinh thái tự nhiên (bao gồm biến đổi khí hậu).
Các tiến trình thay đổi xã hội và tự nhiên là phức tạp, thậm chí hàm
chứa những xu thế không thể lường trước. Bởi vậy, các chính sách cần
dựa trên cơ sở học thuật và sự tham gia của người dân nhiều hơn, thay
vì viện dẫn theo ý chí chính trị của quan chức Chính phủ như trong
thời gian qua. Dựa trên các luận cứ khoa học và sự tham gia của người
dân, sẽ giúp chính sách và việc thực thi chính sách có hiệu quả và
mềm dẻo hơn, cũng như lường trước và hạn chế những tổn hại phát
sinh sau khi thực thi chính sách (ví dụ, giao đất và đẩy dịch vụ sinh
thái vào tình trạng cha chung không ai khóc, như đề cập ở phần trên).
Việc phục hồi chất lượng của các dịch vụ sinh thái - đã bị tàn phá và
giảm sút nghiêm trọng - cần phải là ưu tiên đầu tiên trong chính sách
phát triển nông nghiệp của Việt Nam hiện nay.

84


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Conway G.R., 1993. Agroecosystem Analysis. ICCET Series E 1.

2.

Costanza R., R. d’Arge et al., 1997. The Value of the World’s Ecosystem
Services and Natural Capital. Nature, 387: pp. 253-260.

3.

Curtis J., 1998. Fields of Change: A New Crop of American Farmers

Finds Alternatives to Pesticides. Natural Resources Defense Council,
San Francisco, California.

4.

Diamond J., 2011. Collapse: How Societies Choose to Fail or Succeed.
United States, Viking Press.

5.

Dinham B., 2003. Growing Vegetables in Developing Countries for
Local Urban Populations and Export Markets: Problems Confronting
Small - scale Producers. Pest Management Science, Society of
Chemical Industry, 59: pp. 575-582.

6.

Hardin G., 1968. The Tragedy of the Commons. American Association
for the Advancement of Science, 162(3859): pp. 1243-1248.

7.

Pham Van Hoi, A.P.J. Mol, P. Oosterveer and P.J. van den Brink, 2009.
Pesticide Distribution and Use in Vegetable Production in the Red
River Delta of Vietnam. Renewable Agriculture and Food Systems,
24(3): pp. 174-185.

8.

ILS, 2013. Some Issues on Plant Protection and Quarantine. Institute

for Legislative Studies, Hanoi.

9.

IPCS, 2009. The WHO Recommended Classification of Pesticides by
Hazard. hazard_2009.
pdf?ua=1 (15/7/2014).

10. Kaneko Y., 1994. A Farm with a Future: Living with the Blessings of
Soil and Sun. Yoshinori Kaneko and Tomoko Kaneko, Saitama, Japan.
11. Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD), 2002. List of
Pesticides Permitted, Restricted and Banned for Use. Decision
No.16/2002/QD - BNN issued on March 12, 2002. MARD, Hanoi.
12. MARD, 2005. List of Pesticides Permitted, Restricted and Banned for
Use. Decision No.22/2005/QĐ-BNN issued on April 22, 2005. MARD,
Hanoi.
13. MARD, 2008. List of Pesticides Permitted, Restricted and Banned for
Use. Decision No.49/2008/QĐ-BNN issued on March 27, 2008.
MARD, Hanoi.
14. MARD, 2011. List of Pesticides Permitted, Restricted and Banned for
Use. Circular No.6/2011/TT-BNNPTNT issued on May 20, 2011.
MARD, Hanoi.

85


15. MARD, 2013. List of Pesticides Permitted, Restricted and Banned for
Use. Circular No.21/2013/TT-BNNPTNT issued on April 17, 2013.
MARD, Hanoi.
16. MARD, 2015. List of Pesticides Permitted for Uses in Vietnam.

Circular No.03/2015/TT-BNNPTNT issued on January 29, 2015.
MARD, Hanoi.
17. MARD, 2016. List of Pesticides Permitted for Uses in Vietnam.
Circular No.03/2016/TT-BNNPTNT issued on April 21, 2016. MARD,
Hanoi.
18. Perlezmay J., 2016. Drought and “Rice First” Policy Imperil
Vietnamese Farmers. The New York Times.
19. Pincus J., H. Waibel and F. Jungbluth, 1997. Pesticide Policy: An
International Perspective. In: Poapongsakorn N., L. Meenakanit H.
Waibel and F. Jungbluth (Eds.). Approaches to Pesticide Policy Reform
-Building Consensus for Future Action. Publication Series No.7,
Pesticide Policy Project, Hannover, Germany: pp. 4-22.
20. Porter J., R. Costanza et al., 2009. The Value of Producing Food,
Energy and Ecosystem Services within an AgroEcosystem. A Journal
of the Human Environment, 38(4): pp. 186-193.
21. Rambo A.T. and P.E. Sajise, 1984. Introduction: Human Ecology
Research in Agriculture in Southeast Asia. In: Rambo A.T. and P.E.
Sajise. An Introduction to Human Ecology Research on Agricultural
Systems in Southeast Asia. UP Los Banos, Philippines.
22. Rambo A.T., 1983. Conceptual Approach to Human Ecology. Hawaii
96848, East-West Environment and Policy Institute.
23. Untung K., 1998. Achievements in Pesticide Application for
Agricultural Use and in Residue Control in Indonesia. Seeking
Agricultural Produce Free of Pesticide Residues. Yogyakarta,
Indonesia, Canberra: Australian Center for International Agricultural
Research.
24. Wilson C. and C. Tisdell, 2001. Why Farmers Continue to Use
Pesticides Despite Environmental, Health and Sustainability Costs.
Ecological Economics, 39: pp. 449-461.
25. Vo Tong Xuan, 1995. Rice Production, Agricultural Research, and the

Environment. In: Kerkvliet B.J.T. and D.J. Porter. Vietnam’s Rural
Transformation. Institute of Southeast Asian Studies, Singapore: pp.
185-200.

86



×