Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Chủ điểm ôn luyện một số phương tiện giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.95 KB, 34 trang )

KẾ HOẠCH TUẦN
Chủ điểm: Ôn luyện một số phương tiện giao thông
Thời gian: Từ 20- 24/3/2017
Thứ/

Đón
trẻ

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

- Cô đón trẻ niềm nở, nhẹ nhàng, ân cần. Trao đổi nhanh với phụ huynh về tình
của trẻ qua hai ngày nghỉ.
- Trò chuyện với trẻ về một số PTGT.
- Nhắc nhớ trẻ ăn mặc phù hợp theo mùa

Thể

* Khởi động: Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi theo hiệu lệnh

dục

* Trọng động: BTPTC: Tay, chân, bụng, bật, kết hợp bài hát “Em đi qua ngã tư
đường phố”



sáng

- ĐT Hô hấp: Hai tay dang ngang,đưa hai tay lên cao
- ĐT Tay: Đt 2 Hai tay đánh xoay tròn trước ngực ,đưa lên cao
- ĐT lưng – bụng: Đt 2:Đứng nghiêng người sang bên
- ĐT chân: Đt 2: Bật tách-chụm chân tại chỗ
* Hồi tĩnh: Thả lỏng chân tay, hít thở đều.

1


MTXQ:

PTTM:

- Đếm đến 3. - Dạy hát: Đèn
Nhận biết số xanh, đèn đỏ.
lượng 3
- Nghe hát: Anh
phi công ơi

PTNN:

PTTM:

- Chuyện: kiến
con đi ô tô

- Dán thuyền

trên biển.

- Nhặt lá vàng
làm đồ chơi

- Trò chuyện
về thời tiết
hôm nay

động
ngoài
trời

- Kể chuyện - Gấp thuyền
cho trẻ nghe: bằng giấy
“Qua
- TCVĐ :
- TCVĐ : Kéo
đường”
co
Ô tô vào bến - TCVĐ:
Bơm xe đạp

Hoạt
động
chiều

- Hoàn thành - Kỹ năng
ở vở tạo
sống dạy trẻ

hình
bỏ rác đúng
nơi quy
định.

- Cho trẻ
chơi tự do
ở các góc

Hoạt
động

- Ôn luyện
một số
phương tiện
giao thông

PTNT

- TCÂN: Ai
nhanh hơn.

chung

Hoạt

- Quan sát
xe đạp.

- Làm quen kiến

thức mới:
Chuyện: “Kiến
con đi ô tô”

- TCVĐ :kéo
co

- TCVĐ : Bịt
mắt bắt dê

- Đóng mở CĐ:
Ôn luyện một số
phương tiện giao
thông
- Mở chủ đề: Nước
đối với đời sống

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC

2


Các góc
chơi

Kết quả mong đợi

- Trẻ biết thể hiện các
vai chơi của mình, cô
Góc phân bán hàng thì phải

vai
nhanh nhẹn vui tươi,
người mua hàng biết
- Bán vé
trả tiền và cảm ơn khi
xe
lấy hàng.

Chuẩn bị

Cách tiến hành

- Bộ đồ
- Trẻ cùng cô hát bài “Đường em đi”
chơi bán vé
- Cô giới thiệu với trẻ về các góc chơi.
xe
- Trẻ nhập vai chơi của mình.
- Cô đi từng trẻ bao quát trẻ chơi
- Con đang chơi gì?
- Đang đóng vai gì?
- Khi bán vé xe con phải như thế nào?
- Lần lượt cô đi và hướng dẫn cho trẻ
chơi được tốt hơn.
- Cuối giờ cô nhận xét chơi.

Góc nghệ
thuật
- Vẽ, cắt
dán, tô

màu một
số biển
báo,
PTGT

- Trẻ biết sử dụng các
kỷ năng đã học để vẽ,
cắt dán một số phương
tiện giao thông.

- Giấy A4, - Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Ôtô
bút màu, hồ vào bến”
dán.
- Cô hướng dẫn trẻ vẽ các loại biển báo
như: biến cấm ô tô, cấm đi xe đạp…
- Cô khuyến khích vẽ sáng tạo

3


Góc học
tập
- Xem
tranh về
chủ đề,
phân loại
lô tô

Góc xây
dựng

- Xây bến
xe

- Trẻ hứng thu khi
tham gia vào các góc
chơi, biết lất đúng
trang và biết phân biệt
được một số phương
tiên giao thông.

Tranh ảnh
về các
phương
tiện giao
thông

* Cô cùng trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư
đường phố”.
- Cô giới thiệu với trẻ về các góc chơi,
- Trẻ nhập vai chơi cô đi từng trẻ khuyến
khích trẻ chơi.
- Cuối giờ cô nhận xét chơi.

- Trẻ biết sử dụng các
khối sắp xếp để xây
bến xe đổ, lắp ráp các
phương tiện giao thông
hợp lý đẹp mắt.

- Gạch, sỏi, *Cho trẻ đọc bài thơ “giúp bà”.

Các khối
gỗ để xây
bến xe

- Cô giới thiệu với trẻ về các góc chơi
- Trẻ vào góc chơi của mình, cô đi từng
góc cũng cố khuyến khích trẻ chơi.
- Cuối giờ cô nhận xét chơi

Thứ 2 ngày 20 tháng 03 năm 2017
HOẠT ĐỘNG CHUNG
MTXQ: Ôn luyện một số phương tiện giao thông
1. Kết quả mong đợi:
-Trẻ biết có nhiều loại phương tiện giao thông.
-Trẻ biết tên, đặc điểm, nơi hoạt động của các loại phương tiện giao thông.
-Biết phân loại theo các loại phương tiện giao thông.
-Biết công dụng, lợi ích của các loại phương tiện giao thông.
4


-Biết phương tiện giao thông hoạt động ở các đường riêng biệt khác nhau: Đường
bộ, đường thủy, đường không, đường sắt.
-Trẻ vui thích khi được cùng nhau khám phá về các loại phương tiện giao thông và
có ý thức khi tham gia giao thông không ném đát đá vào phương tiện giao thông.
2. Chuẩn bị:
- Tranh về một số loại phương tiện giao thông
3. Cách tiến hành:
- Cô cho trẻ hát bài hát “ Em tập lái ô tô ”
- Các con có biết ô tô đi được ở đâu không?
- Hàng ngày ai đưa các con đến trường?

- Bố mẹ đưa các con đi bằng phương tiện gì?
- Xe máy và xe đạp thì xe nào nhanh hơn ? vì sao con biết?
- Khi ngồi đằng sau xe các con phải ngồi như thế nào?
- Để không tai nạn giao thông thì khi đi xe máy chúng mình phải làm gì?
- Hằng ngày các con thấy ở trên đường làng của chúng ta có những loại phương
tiện giao thông nào đi lại?
- Trong chủ đề vừa rồi chúng mình được học rất nhiều phương tiện giao thông,
ngoài những phương tiện đó ra các con biết những PTGT nào nữa?
Đàm thoại về các loại phương tiện giao thông:
* Phương tiện giao thông đường bộ:
- Cô giả làm bác đưa thư vừa cầm ghi đông xe đạp bằng bìa thư hỏi trẻ: Bác đưa
thư đi bằng phương tiện gì ?
5


- Xe đạp là PTGT đường gì?
- Để xe đạp hoạt động được các con phải dùng gì?
- Ngoài xe đạp ra còn có xe gì nữa
- Xe máy là PTGT đường gì ?
- Xe máy dùng bằng năng lượng gì?
- Các con nhận thấy sự khác biệt nào giữa xe máy và xe đạp?
-Vì sao xe máy đi nhanh hơn xe đạp?
- Các loại phương tiện này dùng để làm gì?
- Chúng mình còn thấy PTGT đường bộ nào nữa?
- Ô tô có đặc điểm gì?
- Ô tô con và ô tô khách dùng để làm gì?
- Những loại phương tiện này chạy ở đâu?
- Các con có biết vì sao nó chạy ở trên đường không?
=> Vì nó có động cơ, có người điều khiển và điều đặc biệt là những chiếc lốp căng
hơi giúp nó di chuyển được trên cả đường đá nữa, nếu không có hơi thì nó không

chạy được.
* Phương tiện giao thông đường thủy:
- Cô cùng cả lớp hát bài “Em đi chơi thuyền”
- Các con đã được đi chơi thuyền bao giờ chưa?
- Vậy thuyền chạy ở đâu?

6


- Tại sao nó lại chạy được ở trên sông?
- Thuyền dùng để làm gì?
- Vậy thuyền là phương tiện giao thông đường gì?
- Các con còn biết những PTGT đường thủy nào nữa?
* Phương tiện giao thông đường hàng không:
- Cô đọc câu đố:

“Chẳng phải chim
Mà có cánh
Giữa mây trời
Bay kháp mọi nơi”

- Các con có nhận xét gì về PTGT này?
- Nó có những đặc điểm gì?
- Dùng để làm gì?
+ Ngoài ra các con còn biết các loại ptgt nào nữa?
+ Khi đi trên các PTGT này các con phải như thế nào?
=> Khi tham gia giao thông thì các con phải biết cách bảo vệ sức khỏe của chính
mình bằng cách đeo khẩu trang , đeo kính ... ngồi trên xe, tàu , thuyền ...thì các con
không nên đùa giởn , không được vứt rác bừa bãi.
* Kết Thúc: Cho trẻ đọc bài thơ: “ Đèn giao thông” ra chơi.


HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động có chủ đích: Quan sát xe đạp
7


1. Kết quả mong đợi
-Trẻ biết được đó là phương tiên giao thông đường gì.
- Biết được xe đạp gồm có những bộ phận nào.
2. Chuẩn bị:
- Xe đạp
3. Cách tiến hành:
- Ổn định lớp, kiểm tra sức khỏe, trang phục trẻ. Dặn trẻ ra sân không xô đẩy bạn,
khi ra chơi không chơi chỗ trời nắng.
Trẻ hát bài “ Bác đưa thư vui tính”
- Cô hỏi trẻ : Bác đưa thư bằng phương tiện gì?
- Các con nhìn xem cô có phương tiện gì đây?
- Xe đạp có những bộ phận nào?
- Cô gợi ý cho trẻ kể về từng bộ phận của xe đạp.
- Xe đạp dùng để làm gì?
- Làm thế nào để xe chạy được?
- Khi ngồi trên xe đạp thì các con phải như thế nào?
- Giáo dục trẻ khi ngồi trên xe phải ngồi ngoan không nghịch phá.
- Muốn xe đạp chạy được thì bánh xe phải như thế nào?
* Trò chơi vận động: Ô tô vào bến.
- Cô nêu tên trò chơi, luật chơi , cách chơi cho trẻ
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
8



* Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
- Cô bao quát trẻ chơi.

HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc chính:

Góc Xây dựng: Xây bến xe

Góc kết hợp: Góc phân vai: Bán vé xe.
Góc nghệ thuât: Vẽ, tô màu các phương tiện GT .
Góc học tập: Phân loại lô tô.

HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Hoàn thành vở tạo hình
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết hoàn thành 1 số bài tập trong vở tạo hình theo yêu cầu của cô.
- Trẻ biết giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
2. Chuẩn bị
- Vở tạo hình, bút chì, sáp màu
- Bàn ghế đủ cho trẻ
3. Cách tiến hành
- Cô và trẻ hát bài “ Em đi chơi thuyền”.
- Trò chuyện về chủ đề.
9


- Cô dẫn dắt và hướng dẫn trẻ hoàn thành 1 số bài tập trong vở tạo hình.
- Cô mời trẻ về chỗ ngồi, cô phát đồ dùng học tập cho trẻ.
- Cô nhắc nhở trẻ cách vẽ, tô màu, tư thế ngồi học.

- Cô bao quát trẻ chú ý hướng dẫn những trẻ yếu.
- Động viên, khuyến khích trẻ
- Nhận xét, tuyên dương trẻ
+Chơi tự do ở các góc: Cô bao quát trẻ chơi.
* Đánh giá trẻ cuối ngày
……………………………………………………………………………………......
......................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………..
**********************

10


Thứ 3 ngày 21 tháng 03 năm 2017
HOẠT ĐỘNG CHUNG
11


Phát triển nhận thức: Đếm đến 3.Nhận biết số 3
1. Kết quả mong đợi:
- Dạy trẻ nhận biết nhóm đồ vật có 3 đối tượng, nhận biết chữ số 3.
- Rèn kĩ năng đếm đến 3
- Rèn luyện khả năng chú ý lắng nghe và ghi nhớ, phát âm đúng.
- Rèn ý thức tham gia hoạt động tập thể .
- Giáo dục trẻ biết, bảo vệ các phương tiện giao thông và chấp hành luật lệ giao
thông.
2. Chuẩn bị:
- Một số đồ dùng đồ chơi có số lượng khác nhau.bảng cài.các loại PTGT
- Một số đồ dùng xung quanh lớp.
3. Cách tiến hành:

- Cho trẻ hát bài " Đường em đi”
- Các con vừa hát bài gì?
- Hàng ngày ai đưa các con đến trường?
- Bố mẹ đưa các con đi bằng phương tiện gì?
- Khi đi chúng ta đi bên nào? Khi về chúng ta đi bên nào?
* Ôn nhận biết số lượng 1 – 2:
- Các con nhìn xem cô có gì PTGT đây ?
- Cô có mấy ô tô?
- Các con đếm xem có bao nhiêu xe ô tô ?

12


- Cô mời trẻ lấy thẻ số 2 và gắn lên.
* Cho trẻ đếm đến 3, nhận biết chữ số 3.
- Cô thấy lớp học của chúng ta có ít đồ dùng quá nên chị đã chuẩn bị một số món
quà nữa để tặng cho chúng ta đây
- Các con xem đây là quà gì nha!
- Cô cho trẻ lên dán 2 lô tô xe ô tô cho trẻ đếm.
- Cô cho trẻ lên dán 3 lô tô xe xe máy, cô đếm và cho trẻ đếm theo cô.
- Vậy số ô tô và xe máy như thế nào?
- Muốn số xe ô tô và số xe máy bằng nhau các con phải làm gì?
- Mời các con cùng đếm với cô số xe ô tô và xe máy.
- Cô dán chữ số 3 lên bảng.
- Cho trẻ phát âm và sờ chữ số 3
- Cho trẻ nhìn xem trong lớp có đồ chơi, đồ dùng gì có số lượng 3. Cho trẻ đếm
* Luyện tập:
- Cho các cháu lấy đồ dùng và luyện tập
- Cô yêu cầu trẻ xếp 2 lô tô xe ô tô và 2 lô tô xe máy ra trước mặt. Có thêm 1 lô tô
xe ô tô. Vậy có bao nhiêu xe ô tô?

- Muốn số lô tô xe máy bằng số lô tô xe ô tô ta phải làm gì?
- Bây giờ số lô tô xe máy và số lô tô xe ô tô như thế nào với nhau, và đều bằng
mấy?
- Ta lấy chữ số mấy để biểu thị ?
* Trò chơi: "Kết bạn"

13


- Cô giải thích cách chơi: Cô bắt một bài hát, trẻ vừa đi vừa hát. Khi nghe hiệu
lệnh “ kết bạn, kết bạn” các cháu phải trả lời “kết mấy, kết mấy”. Cô nói kết 3 thì
các cháu hãy nhanh tìm cho mình hai người bạn.
- Luật chơi: Nếu trẻ kết chưa đúng hoặc chưa có bạn để kết thì sẽ bị phạt nhảy lò
cò.
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
* Kết thúc hoạt động.
- Nhận xét tuyên dương.
- Cho trẻ đọc bài thơ “ Xe cần cẩu” .

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Kể chuyện “Qua đường”
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện. Nhớ được các nhân vật trong truyện.
- Nắm được trình tự câu chuyện.
- Kỹ năng ghi nhớ, suy luận để trả lời các câu hỏi của cô.
- Giáo dục trẻ biết sang đường đúng luật giao thông theo tín hiệu đèn. Khi đi đường
phải có sự dẫn dắt của người lớn.
2. Chuẩn bị:
- Slide nội dung câu chuyện.
- Tranh nội dung câu chuyện.

3. Cách tiến hành:
- Ổn định lớp kiểm tra sức khỏe, trang phục của trẻ, nhắc nhở trẻ không được xô
đẩy bạn, không chơi chỗ trời nắng.
- Hát bài “ Em đi qua ngã tư đường phố ”
- Vừa rồi các con hát bài hát gì?
- Trong bài hát nói đến điều gì?
- Gặp đèn đỏ thì các con phải như thế nào?
- Thế khi thấy đèn xanh thì sao?
14


- Khi qua đường các con nhớ phải đi như thế nào?
Có một câu chuyện kể về hai chị em thỏ khi qua đường chẳng chịu nhìn các tín
hiệu đèn màu, không biết điều gì sẽ xảy ra với hai chị em thỏ đây? Bây giờ cô sẽ kể
cho các con nghe câu chuyện đó.
- Cô kể chuyện cho trẻ nghe.
- Lần 1: Cô kể diễn cảm
- Lần 2 : Cô kể diễn cảm kết hợp cho trẻ xem side trên màn hình.
* Câu hỏi đàm thoại:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? Trong chuyện có những nhân vật
nào?
- Vì không nghe lời mẹ nên hai chị em nhà thỏ đã như thế nào?
- Thế Bác Gấu và chú Thỏ Xám đã căn dặn với hai chị em thỏ điều gì?
- Thế khi đi qua đường các con cần đi với ai?
- Đèn gì thì được đi? Đèn gì thì dừng lại?
=> Giáo dục trẻ biết sang đường đúng luật giao thông theo tín hiệu đèn. Khi đi
đường phải có sự dẫn dắt của người lớn.

HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc chính:


Góc xây dựng: Xây bến xe

Góc kết hợp:

Góc phân vai: Bán vé xe.
Góc nghệ thuât: Vẽ các phương tiện GT .
Góc học tập: Phân loại lô tô.

HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Kỹ năng sống: Trẻ bỏ rác đúng nơi quy định

15


1. Kết quả mong đợi:
- Giáo dục trẻ bỏ rác đúng nơi qui định,không xả rác bừa bãi góp phần bảo vệ môi
trường.
- Trẻ biết phân biệt hành động “đúng, sai”.
2 . Chuẩn bị:
- Tranh
- Bảng tương tác.
3. Cách tiến hành:
- Cô ổn định trẻ và đọc câu đố :
Quanh năm đứng ở vệ đường
Các bạn qua lại hãy thương cho cùng
Cái gì các bạn chẳng dùng
Đưa tôi giữ hộ vứt vung người cười.
Là cái gì?( cái thùng rác)
- Cô cho trẻ đoán và trả lời.

- Cô dẫn dắt cho trẻ xem tranh về môi trường bị ô nhiễm rác.
- Cô trò chuyện cùng trẻ về nội dung tranh trẻ xem.
- Con nhìn thấy những gì?
- Con thấy như thế nào?
- Con sẽ làm gì để đường phố và môi trường không có rác?
* Những hành vi đẹp.
Cho trẻ xem 1 đoạn clip và trò chuyện cùng trẻ
- Con thấy như thế nào sau khi xem?
Theo con ai làm đúng,ai làm sai? Vì sao?
Giáo dục trẻ bỏ rác đúng nơi qui định,không vứt rác bừa bãi góp phần bảo vệ môi
trường.
Cho tất cả cùng đứng lên đi theo cô và đọc bài vè:
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè bảo vệ
…………………..
Sạch đẹp văn minh.
- Cô cho trẻ bắt nhóm,mỗi nhóm 6 bạn.
16


- Cô mở nhạc lần lượt từng trẻ của mỗi nhóm sẽ lên lấy tranh trong rỗ của nhóm và
dán lên trên bảng theo hành vi đúng thì ở mặt cười, hành vi sai ở vị trí mặt buồn
cho đến khi hết nhạc.
- Nhắc nhở,giáo dục trẻ bỏ rác đúng nơi qui định,không xả rác bừa bãi.
- Cô cho trẻ chơi tự do ở các góc: Cô bao quát trẻ.
* Đánh giá cuối ngày:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


Thứ 4 ngày 22 tháng 03 năm 2017
17


HOẠT ĐỘNG CHUNG
Phát triển thẩm mỹ: Dạy hát : ĐÈN ĐỎ, ĐÈN XANH

1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ lắng nghe cô hát, biết thể hiện bài hát cùng cô, biết chơi trò chơi.
- Rèn kỹ năng nghe và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết tuân thủ luật lệ giao thông.
2. Chuẩn bị:
- Dụng cụ âm nhạc: Trống, xắc xô…
3. Cách tiến hành:
- Cô cùng trẻ trò chuyện về các phương tiện giao thông.
- Cho trẻ kể tên các loại phương tiện giao thông mà trẻ biết?
- Cô dẫn dắt giới thiệu bài hát “Đèn đỏ, đèn xanh” và hát cho trẻ nghe lần 1.
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 2 : Kèm động tác minh hoạ
- Cô vừa hát xong bài gì?
- Nhạc và lời của ai?
=> Bài hát nói về em bé đang dung dăng dung dẻ đi chơi rất vui, khi có đèn đỏ thì
các bạn chờ chưa vội đi, khi đèn xanh báo thì các bạn vui vẻ cùng rủ nhau đi chơi.
- Các con thấy bạn trong bài hát có ngoan không?
- Các bạn đang rủ nhau đi đâu?
- Khi gặp đèn đỏ các bạn làm gì?
18


- Khi đèn xanh báo thì như thế nào?

- Các con có muốn hát cùng cô bài hát này không?
- Cho cả lớp hát cùng cô 2-3 lần?
- Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả?
- Cho tổ, nhóm, cá nhân?
- Cho cả lớp hát lại một lần ?
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
* Nghe hát: “ Anh phi công ơi”:
- Phương tiện giao thông có tác dụng gì?
- Hôm nay cô sẽ gửi đến các con 1 bài hát nói về 1 PTGT khác chúng mình cùng
nghe xem đó là PTGT gì nhé.
- Lần 1: Cô hát thể hiện tình cảm.
- Cô vừa hát bài “Anh phi công ơi” của tác giả “Xuân Giao” lời thơ “Xuân Quỳnh”
- Lần 2: Cô hát thể hiện minh họa theo bài hát.
+ Nội dung bài hát nói lên ước mơ của các bé muốn làm anh phi công chinh phục
bầu trời kỳ diệu mơ ước nơi có ông trăng khi mò, khi tỏ, có sắc đỏ lung linh của
cầu vồng .Bé yêu bầu trời cao rộng nơi có thật nhiều điều cho bé khám phá.
- Các con có muốn trở thành phi công không?
- Cô hát lần 3 cho trẻ hưởng ứng cùng cô.
* Trò chơi âm nhạc: “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật”
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
- Cho cháu chơi 4-5 lần. Cô bao quát trẻ.
19


HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động có chủ đích: Xếp thuyền bằng giấy
1.Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết gấp giấy tạo thành chiếc thuyền như mẫu của cô giáo với các kích thước
khác nhau.
- Trẻ biết cách chia giấy và gấp cân đối để tạo thành chiếc thuyền.

- Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay, các ngón tay.
- Trẻ có ý thức giữ gìn các phương tiện giao thông và tham gia giao thông đúng
luật.
2. Chuẩn bị:
- 3 mẫu gập thuyền của cô với các khích thước và mầu sắc khác nhau, bảng, giấy
màu.
- Bảng, giấy mầu cho trẻ.
- Nhạc một số bài hát theo chủ đề.
3.Cách tiến hành:
- Cô và trẻ cùng hát bài: "Em đi chơi thuyền"
- Trò chuyện về PTGT đường thuỷ mà trẻ biết.
+ Vừa hát bài gì? Thuyền là PTGT đường gì?
+ Ngoài thuyền, chúng mình còn biết PTGT đường thuỷ nào nữa?
+ Ngoài PTGT đường thuỷ còn có PTGT đường nào khác?
+ Khi ngồi trên các PTGT chúng mình phải chú ý điều gì?

20


- Cho trẻ quan sát mẫu thuyền.
+ Có mấy chiếc thuyền?
+ Độ lớn của những chiếc thuyền này như thế nào?
+ Con có nhận xét gì về chiếc thuyền này?
+ Chiếc thuyền này như thế nào? Có mầu gì?
+ Làm bằng nguyên liệu gì?
+ Các cô giáo đã làm thế nào để tạo thành chiếc thuyền?
- Cô gập mẫu:
+ Lần 1: Cô vừa thực hiện vừa hướng dẫn trẻ.
+ Lần 2: Cô vừa thực hiện vừa hỏi trẻ.
* Trẻ thực hiện:

- Phát đồ cho trẻ làm, cô hướng dẫn cá nhân trẻ.
- Khuyến khích trẻ sáng tạo.
- Mở nhạc bài hát theo chủ đề giao thông.
* Trưng bày và nhận xét sản phẩm:
- Cho trẻ bày sản phẩm xem chung.
- Cho trẻ nhận xét (4 - 5 trẻ)
+ Con thích chiếc thuyền nào nhất? Vì sao?
+ Bạn đã làm như thế nào?
+ Con có bổ sung gì cho sản phẩm của bạn không?

21


- Cô nhận xét chung - giáo dục trẻ.
- Cho trẻ thả thuyền vào hồ nước.
* Trò chơi vận đông: Kéo co
- Cô nêu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi cho trẻ chơi,.
- Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời, chơi thả thuyền, chơi với cát.
- Cô bao quát trẻ chơi.

HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc chính: Góc xây dựng: Xây bến xe
Góc kết hợp: Góc phân vai: Bán vé xe.
Góc nghệ thuật: Vẽ , cắt dán một số biển báo .
Góc học tập: xem tranh về chủ đề.

HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Làm quen kiến thức mới: chuyện: kiến con đi ô tô
1.Kết quả mong đợi:
- Trẻ nhớ tên truyện và tên các nhân vật trong truyện .

- Trẻ hứng thú nghe truyện , hiểu và trả lời được các câu hỏi của cô đưa ra theo
nội dung câu truyện .
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, rèn trẻ cách nói cả câu hoàn chỉnh.
- Giáo dục trẻ nếp sống văn minh, văn hoá khi đi xe ,biết kính trọng và thái độ
đúng mực với người già.
22


2. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa nội dung câu chuyện.
3. Cách tiến hành:
- Cô kể truyện cho trẻ nghe : Lần 1 : Cô thể hiện bằng nét mặt , cử chỉ , điệu bộ kể
diễn cảm.
- Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì?
+ Trong truyện có những nhân vật nào ?
+ Kiến con đã đi bằng phương tiện gì để đến nhà bà ngoại?
+ Khi dừng xe ở bến đón khách ai đã lên xe ?
+ Bác gấu lên xe chuyện gì đã xảy ra ?
+ Kiến con đi đâu rồi? Các con có biết kiến con đi đâu không?
* Lần 2: kết hợp tranh minh họa
- Đàm thoại, trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung truyện:
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì?
+ Trong chuyện có những nhân vật nào ?
=> Giáo dục trẻ nếp sống văn minh, văn hoá khi đi xe ,biết kính trọng và thái độ
đúng mực với người già.
- Nhận xét tuyên dương trẻ.
- Chơi tự do ở các góc: Cô bao quát trẻ chơi.
* Đánh giá cuối ngày:
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………..............

23


24


Thứ 5, ngày 23 tháng 03 năm 2017
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Phát triển ngôn ngữ : Chuyện: KIẾN CON ĐI Ô TÔ
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ nhớ tên truyện và tên các nhân vật trong truyện
- Trẻ hiểu nội dung câu truyện: Truyện kể về một bạn Kiến nhỏ đi xe buýt ,
với trí thông minh và lòng tốt bụng chú đã nhanh nhẹn nhường chỗ của
mình cho bác Gấu khi chỗ ngồi trên xe đã chật kín.
- Trẻ hứng thú nghe truyện , hiểu và trả lời được các câu hỏi của cô đưa ra theo
nội dung câu truyện.
- Giáo dục trẻ nếp sống văn minh, văn hoá khi đi xe, trẻ biết kính trọng và thái độ
đúng mực với người già.
2. Chuẩn bị:
+ Mô hình xe ô tô buýt
+ Tranh minh họa chuyện
+ Chuyện “ Kiến con đi ô tô “ do cô kể.
3. Cách tiến hành:
- Cô và cả lớp hát bài “ Em tập lái ô tô”
- Ô tô thuộc PTGT đường gì?
- Ô tô dùng để làm gì?
Cô có một câu truyện kể về chú kiến nhỏ này đấy đó là câu truyện “ Kiến con đi ô
tô” các con chú ý lắng nghe nhé.

- Cô kể chuyện cho trẻ nghe lần 1
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Cô kể lần 2: kết hợp tranh minh họa:
* Câu hỏi đàm thoại:
25


×