Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Sự thâm nhập của tiếng anh vào tiếng Việt trên một số phương tiện truyền thông đại chúng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.9 KB, 169 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH



Tôn Nữ Nguyệt An



SỰ THÂM NHẬP CỦA TIẾNG ANH
VÀO TIẾNG VIỆT TRÊN MỘT SỐ
PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG
ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM






LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC









Thành phố Hồ Chí Minh – 2007



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH



Tôn Nữ Nguyệt An



SỰ THÂM NHẬP CỦA TIẾNG ANH
VÀO TIẾNG VIỆT TRÊN MỘT SỐ
PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG
ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM


Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. TRẦN HOÀNG



Thành phố Hồ Chí Minh – 2007






LỜI CẢM ƠN
WX
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến Tiến só Trần Hoàng vì những gì tôi đã được kế
thừa và vì thầy đã dành nhiều thời gian và công sức
dìu dắt tôi từ những ngày đầu khó khăn cũng như đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn Thạc só.
Tôi xin cảm ơn toàn thể các thầy cô Bộ môn
Ngôn ngữ Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM và
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.
Hồ Chí Minh, những người thầy đã tận tình truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báu để tôi có thể
thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin được cảm ơn Phòng Khoa học
Công nghệ – Sau đại học Trường Đại học Sư phạm
TP. Hồ Chí Minh vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến tất
cả người thân trong gia đình và bạn bè đã động viên,
giúp đỡ tôi về nhiều mặt trong suốt thời gian qua.
Xin trân trọng cảm ơn!





QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
YZ

Chúng tôi trình bày luận văn theo những quy ước sau:
- Phần chính của luận văn trình bày thành các chương, các mục lớn của
các chương được trình bày theo thứ tự các số Ả-Rập (1, 2, 3…)
- Các ví dụ được trình bày bằng loại chữ in nghiêng, in đậm.
Ví dụ:
“Không phải chỉ vài năm gần đây thì đồ handmade mới hút hồn
giới trẻ…”
- Các lời trích dẫn từ tài liệu tham khảo và các ví dụ từ các phương tiện
truyền thông đại chúng được quy ước như sau:
 Trong dấu ngoặc vuông [ ] đặt sau các trích dẫn gồm các chi tiết:
số thứ tự trong danh mục tài liệu tham khảo, số trang trích dẫn.
Ví dụ:
[30, tr.88].
 Trong dấu ngoặc vuông [ ] đặt sau các ví dụ gồm những chi tiết :
tên phương tiện truyền thông đại chúng, số thứ tự trong nguồn ngữ liệu.
Ví dụ:
[Báo Hoa Học Trò, NNL 17].

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ luôn gắn bó với xã hội loài người. Với tư cách là công cụ giao
tiếp, mỗi ngôn ngữ có quan hệ trực tiếp với cái xã hội mà trong đó nó được
xem là công cụ giao tiếp của xã hội đó. Vì thế, những biến động của xã hội

luôn có tác động đến ngôn ngữ. Ở xã hội Việt Nam, giai đoạn đổi mới với
những chương trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa được đánh dấu bởi những
biến đổi diễn ra trong nhiều lónh vực của cuộc sống. Những biến đổi đó đã tác
động trực tiếp đến tiếng Việt và được thể hiện khá rõ trong ngôn ngữ này. Một
trong những biến đổi đáng kể của tiếng Việt là sự gia tăng rất nhanh những từ
ngữ vay mượn tiếng Anh. Cũng giống như hàng loạt từ Hán Việt du nhập vào
tiếng Việt trong thời kỳ độc lập tự chủ, xây dựng đất nước trước đây, trong thời
kỳ hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước hiện nay, phạm vi vay mượn các từ
ngữ tiếng Anh rất rộng, bao gồm những từ ngữ dùng trong sinh hoạt hàng ngày
cho đến các lónh vực giải trí, khoa học kỹ thuật và kinh tế… Những từ ngữ này
lại được biểu đạt trên những phương tiện truyền thông đại chúng như báo in,
phát thanh, truyền hình, Internet…. Vì thế vai trò quan trọng của chúng ngày
càng được nhấn mạnh, trở thành đề tài trung tâm của nhiều công trình nghiên
cứu trong giới Việt ngữ học trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tồn tại một
thực tế là, nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến từ vay mượn tiếng
Anh, đã đứng trên quan điểm và phương pháp của ngôn ngữ học so sánh, xem
việc so sánh, đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt theo những tiêu chí nào đó là
nhiệm vụ trung tâm cần phải giải quyết, mà quên rằng vấn đề từ ngữ vay mượn
tiếng Anh trong tiếng Việt là vấn đề của ngôn ngữ học xã hội, so sánh, đối
chiếu nếu có, cũng chỉ là một trong số những phương pháp góp phần làm sáng
tỏ những đặc điểm của từng loại ngôn ngữ trong quá trình tiếp xúc với nhau mà
thôi, còn nhiệm vụ chính cần phải giải quyết vẫn là nghiên cứu đặc điểm về
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp cũng như khả năng hành chức của từ ngữ vay mượn
tiếng Anh trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt. Bởi lẽ, một khi đã thâm nhập
vào tiếng Việt, những từ ngữ này đã có những biến đổi nhất đònh cho phù hợp
với quy luật của tiếng Việt, chứ không giống như những từ ngữ tiếng Anh bản
đòa mà các nhà ngôn ngữ học so sánh thường lấy làm đối tượng để đối chiếu
với tiếng Việt.
Có thể nói rằng, việc nghiên cứu về các từ ngữ vay mượn tiếng Anh
trong tất cả các lónh vực của đời sống xã hội nói chung, trên các phương tiện

truyền thông đại chúng nói riêng là một vấn đề thuộc lónh vực ngôn ngữ học xã
hội, và do đó, vẫn còn khá là mới mẻ đối với giới Việt ngữ học trong những
năm gần đây. Trước đây, cũng đã có bài viết đề cập đến vấn đề này. Tuy

2
nhiên, những vấn đề của ngôn ngữ học xã hội là những vấn đề động, luôn luôn
biến đổi theo sự tác động của xã hội. Những công trình nghiên cứu về nó cũng
phải có sự bổ sung, phát triển không ngừng để đáp ứng yêu cầu của thời đại.
Đây là lí do thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài này trên cơ sở kế thừa thành
tựu của những công trình đi trước.
2. Lòch sử nghiên cứu vấn đề, mục đích nghiên cứu
Tiếng Anh đang ngày càng trở nên thông dụng trên toàn thế giới và số
người nói tiếng Anh với tư cách không phải tiếng mẹ đẻ cũng đang gia tăng rất
nhanh nhất là trong thời đại hội nhập quốc tế và bùng nổ của Internet ngày
nay. Tiếng Anh cũng được coi là thứ ngôn ngữ chung của nhiều lónh vực, từ
chính trò, khoa học kỹ thuật đến văn hóa, nghệ thuật và kinh doanh. Ở bình
diện ngôn ngữ học, tiếng Anh cũng đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của
các nhà ngôn ngữ học xã hội khi nghiên cứu về những ảnh hưởng của nó đối
với các ngôn ngữ khác trên phạm vi toàn cầu. Trên thế giới, trước tiên phải kể
đến hai công trình tiêu biểu của tác giả David Crystal là “Cambridge
Encyclopedia of the English language”(Bách khoa toàn thư Cambridge của
tiếng Anh, 1995) và “English as a global language” (Tiếng Anh với tư cách là
ngôn ngữ toàn cầu, 1997). Trong hai công trình này, tác giả David Crystal đã
lần đầu tiên đưa ra những số liệu thống kê đáng tin cậy về số người trên thế
giới sử dụng tiếng Anh với tư cách là một ngoại ngữ hay ngôn ngữ thứ hai.
Ngoài ra, còn có một số tác giả khác, trong các nghiên cứu của mình về tiếng
Anh, cũng tỏ ra rất quan tâm đến vai trò của ngôn ngữ này trong tương lai,
chẳng hạn như Graddo D. với “The future of English"?” (1997), Soukhanov. A
với “The King’s English Its Ain’t” (2003).
Ở Việt Nam, những tác động trực tiếp của tiến trình đổi mới, mở cửa,

hội nhập và giao lưu quốc tế cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã
tạo điều kiện để tiếng Anh thâm nhập vào tiếng Việt mạnh mẽ, hình thành nên
một lớp từ ngữ vay mượn có phạm vi sử dụng rộng rãi trong mọi lónh vực của
đời sống xã hội Việt Nam. Bàn về tiếng Anh, ở Việt Nam trong những năm
gần đây đã xuất hiện một số bài viết và công trình tiêu biểu như :
1. [17, tr. 72-74];
2. [19, tr.42-43];
3. [21, tr. 37-39];
4. [28];
5. [54].
Trong các tác phẩm này, các tác giả đã quan tâm đến thực trạng giao
thoa, vay mượn và lai tạp giữa tiếng Anh và tiếng Việt trên cơ sở lý thuyết tiếp

3
xúc ngôn ngữ Anh – Việt, từ đó đưa ra dự báo cho những thực trạng này.
Nhưng, đây mới chỉ là một số nghiên cứu ban đầu chứ chưa có tính hệ thống,
và quan trọng là chưa có một giải pháp thỏa đáng để giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt trước sự thâm nhập ngày càng mạnh mẽ của tiếng Anh. Gần đây,
đáng kể nhất là có tác phẩm “Từ ngoại lai trong tiếng Việt” của tác giả
Nguyễn Văn Khang (2007). Với những kết quả ghi nhận được từ quá trình điều
tra việc sử dụng từ ngữ tiếng Anh trong mọi lónh vực đời sống hàng ngày của
người Việt, tác giả này đã giúp cho chúng ta có những phát hiện mới mẻ về sự
tồn tại của lớp từ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Việt. Tuy nhiên, do phạm vi
nghiên cứu khá rộng (nghiên cứu cả từ mượn Hán và từ mượn Pháp) nên thực
trạng thâm nhập của tiếng Anh vào tiếng Việt, tiêu biểu là trên các phương
tiện truyền thông đại chúng, vẫn chưa được khảo sát một cách toàn diện và
triệt để.
Kế thừa những kết quả của các công trình đi trước, chúng tôi thực hiện
luận văn này với mong muốn:
- Cung cấp những cứ liệu đáng tin cậy cho việc đề ra những chính sách

ngôn ngữ phù hợp, giải quyết thỏa đáng thực trạng thâm nhập của tiếng Anh
vào tiếng Việt trên một số phương tiện truyền thông đại chúng nói riêng, trong
tất cả các lónh vực của đời sống xã hội ở Việt Nam nói chung;
- Góp phần thiết thực vào việc giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng
Việt.
3. Ý nghóa của đề tài
a. Về phương diện lý luận
Nghiên cứu về sự thâm nhập của tiếng Anh vào tiếng Việt trên một số
phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam là nghiên cứu về một vấn đề
cụ thể, còn khá mới mẻ trong lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ nói riêng, trong lónh
vực ngôn ngữ học xã hội nói chung. Trên cơ sở ngữ liệu sưu tầm được, bằng
việc phối hợp những phương pháp nghiên cứu khác nhau, luận văn góp phần
hoàn chỉnh và bổ sung những lý thuyết có liên quan đến ngôn ngữ học xã hội.
b. Về phương diện thực tiễn
Với những kết quả đạt được từ quá trình nghiên cứu, luận văn mong
muốn đóng góp một tiếng nói thiết thực vào việc cảnh báo về tình trạng “ô
nhiễm” của tiếng Anh đối với tiếng Việt từ đó giúp cho người Việt, nhất là giới
trẻ, có đònh hướng đúng đắn đối với việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp
hàng ngày. Đồng thời, về một khía cạnh nào đó, luận văn cũng có những đóng
góp tích cực cho công tác giảng dạy tiếng nước ngoài, tiêu biểu là dạy tiếng
Anh ở Việt Nam.

4
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn bàn về sự thâm nhập của tiếng Anh vào tiếng Việt trên một số
phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam. Đây là một vấn đề thuộc lónh
vực ngôn ngữ học xã hội vì thế phương pháp chủ yếu mà chúng tôi sử dụng là
phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội, trong đó tất cả những vấn đề
có liên quan đến tiếng Việt và tiếng Anh đều được chúng tôi tiếp cận và xử lí
không chỉ từ lăng kính của ngôn ngữ mà cả của xã hội, tiêu biểu là xã hội Việt

Nam trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi
đã phối hợp sử dụng các phương pháp khác như điền dã, thống kê và phân loại
ngữ liệu, so sánh, đối chiếu. Những phương pháp này cho phép chúng tôi có
thể khảo sát một cách cụ thể đối với từng loại ngữ liệu sưu tầm được từ các
phương tiện truyền thông đại chúng như báo in, truyền hình và Internet, trên cơ
sở đối chiếu chúng với thực tế sử dụng ngoại ngữ trong đời sống hàng ngày
hiện nay. Cuối cùng, để có thể rút ra được những nhận xét có tính nhất quán và
toàn diện về thực trạng thâm nhập của tiếng Anh vào tiếng Việt trong các lónh
vực của đời sống xã hội nói chung, trên các phương tiện truyền thông đại
chúng nói riêng, chúng tôi đã vận dụng phương pháp nghiên cứu phân tích ngữ
nghóa – ngữ dụng.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài Mục lục (2 trang), Quy ước trình bày (1 trang), Tài liệu tham
khảo (6 trang), Nguồn ngữ liệu (4 trang), Phụ lục (28 trang), phần chính văn
của luận văn gồm các bộ phận sau:
- Dẫn nhập: Trình bày lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu, lòch sử
nghiên cứu vấn đề, ý nghóa nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
- Nội dung chính: Được trình bày tuần tự theo hướng từ rộng đến hẹp, đi
từ lý thuyết đến thực tế (dùng ngữ liệu sưu tầm được từ các phương tiện truyền
thông đại chúng có đối chiếu với thực tế giao tiếp hàng ngày để tìm hiểu thực
trạng thâm nhập của tiếng Anh vào tiếng Việt ở Việt Nam hiện nay). Phần này
được chia thành hai chương:
 Chương 1: Trình bày những vấn đề cơ bản mang tính lý thuyết của
ngôn ngữ học xã hội như lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ với các hệ quả là hiện
tượng giao thoa, vay mượn và lai tạp ngôn ngữ; lý thuyết về truyền thông với
những khái niệm cơ bản về truyền thông, truyền thông đại chúng và các
phương tiện truyền thông đại chúng; vai trò của tiếng Anh đối với thế giới, khu
vực Đông Nam Á và Việt Nam; những nguyên nhân dẫn đến sự thâm nhập của
tiếng Anh vào tiếng Việt cũng như những bình diện thâm nhập.


5
 Chương 2: Đi vào khảo sát thực trạng thâm nhập của tiếng Anh vào
tiếng Việt trên 3 phương tiện truyền thông đại chúng tiêu biểu là báo in, truyền
hình và Internet. Đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất những
giải pháp có thể có trước thực trạng này.
- Kết luận: Nêu một cách tóm tắt những kết quả bước đầu ghi nhận được
thực trạng thâm nhập của tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông đại
chúng tiêu biểu của Việt Nam.


























6
Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ
1.1.1. Khái niệm tiếp xúc ngôn ngữ
Người làm cho từ tiếp xúc (contact) trở thành thuật ngữ áp dụng rộng rãi,
gây tác dụng kích thích một khuynh hướng ngày càng có ý nghóa quan trọng
cùa ngôn ngữ học hiện đại, là André Martinet. Trong bài “Sự lan truyền ngôn
ngữ và ngôn ngữ học cấu trúc” (Diffusion of Language and Structural
Linguistics) được trình bày như một tham luận tại cuộc họp của Hội nghò Hiệp
hội Ngôn ngữ học (1950) mà sau này được công bố trong Romance Philosophy
(1952), ông đề cập đến tình huống “có liên quan đến một ngôn ngữ lan truyền
cũng như các ngôn ngữ tiếp xúc với nó”. Sau này, thuật ngữ tiếp xúc ngôn ngữ
được phổ biến rộng rãi nhờ sự ra đời của tác phẩm “Languages in Contact –
Findings and Problems” của U. Weinrich (1953) trong đó Martinet là người
viết Lời giới thiệu với lời nhấn mạnh: “…We shall now have to stress the fact
that a linguistic community is never homogenous and harly ever self-
contained” (Một cộng đồng ngôn ngữ không hề có tính đồng chất và vò tất có
một thời kỳ nào đó nó đã từng là một cộng đồng khép kín).
Khi đònh nghóa về tiếp xúc ngôn ngữ, O.S. Akhmanova cho rằng đó là
“sự tiếp hợp nhau giữa các ngôn ngữ do những điều kiện cận kề nhau về mặt đòa
lý, sự tương cận về mặt lòch sử, xã hội dẫn đến nhu cầu của các cộng đồng người
vốn có những thứ tiếng khác nhau phải giao tiếp với nhau” (1966). Còn theo
“Từ điển bách khoa về ngôn ngữ học” (V.N.Jarceva chủ biên, 1990) thì tiếp
xúc ngôn ngữ là “sự tác động giữa hai hoặc nhiều ngôn ngữ, tạo nên ảnh hưởng
đối với cấu trúc và vốn từ của một hay nhiều ngôn ngữ. Những điều kiện xã hội

của sự tiếp xúc ngôn ngữ được quy đònh bởi yêu cầu cần thiết phải giao tiếp lẫn
nhau giữa những thành viên thuộc các nhóm dân tộc và ngôn ngữ do những nhu
cầu về kinh tế, chính trò, văn hóa.v.v. thúc đẩy”. Sự tiếp xúc ngôn ngữ này có
thể là trực tiếp, tức do tình hình cộng cư của những tập thể người nói các thứ
tiếng khác nhau trên cùng khu vực đòa lý (như các vùng nhiều dân tộc ở nước
ta), cũng có thể là gián tiếp, tức thông qua con đường văn tự; nó có thể diễn ra
giữa các ngôn ngữ có quan hệ dòng họ, cũng như giữa các ngôn ngữ khác dòng
họ.
Ví dụ:
Nhìn vào tiếng Việt có thể thấy có ba đợt tiếp xúc lớn giữa tiếng Việt
với các ngôn ngữ khác đưa đến sự xuất hiện của các đơn vò từ vựng ngoại lai
trong tiếng Việt:

7
(1) Qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, với sự tiếp xúc giữa hai nền văn hóa
Hán và Việt, văn hóa Trung Hoa (trong đó có ngôn ngữ) đã du nhập vào Việt
Nam, từ đó làm xuất hiện ồ ạt các từ mượn Hán mang dấu ấn của văn hóa văn
minh Trung Hoa. Chữ Hán xuất hiện được dùng như một văn tự đã đưa tiếng
Việt trở thành ngôn ngữ thành văn và có ảnh hưởng toàn diện đối với tiếng
Việt ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng. Đặc biệt, với cách đọc Hán Việt, các từ
mượn Hán đã có vai trò quan trọng đối với sự tạo lập các từ mới.
(2) Đợt tiếp xúc ngôn ngữ thứ hai là sự tiếp xúc giữa tiếng Pháp và tiếng
Việt trong bối cảnh chính trò 80 năm đô hộ của thực dân Pháp. Đợt tiếp xúc này
để lại trong tiếng Việt một số lượng lớn các từ ngữ vay mượn Pháp mang tải
những khái niệm mới về khoa học – kó thuật và văn hóa văn minh phương Tây.
(3) Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, đợt tiếp xúc ngôn ngữ quan
trọng tiếp theo chính là sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Cuộc tiếp xúc
này không chỉ để lại trong tiếng Việt rất nhiều thuật ngữ khoa học bằng tiếng
Anh mang tính quốc tế mà còn đang làm lung lay khái niệm gọi là “đồng hóa”
mang tính truyền thống khi nghiên cứu về từ ngữ vay mượn.

Như vậy, tiếp xúc ngôn ngữ là hiện tượng ngôn ngữ phổ biến trong đời
sống xã hội giao tiếp của con người và do đó nó là hiện tượng phổ biến đối với
mọi ngôn ngữ trên thế giới. Nó xuất hiện khi con người (bao gồm cả cá nhân
hay cộng đồng) sử dụng hai hay nhiều ngôn ngữ. Hay nói cách khác, ở đâu có
sự hiện diện của hiện tượng song ngữ hoặc đa ngữ dưới tác động của các nhân
tố xã hội thì ở đó tiếp xúc ngôn ngữ xảy ra, giống như lời nhận xét của Einar
Haughen trong tác phẩm “Cái mới trong ngôn ngữ học” (1973): “ Mỗi một nhà
ngôn ngữ học sớm muộn gì rồi cũng đều phải đụng chạm đến các vấn đề có liên
quan đến sự tiếp xúc ngôn ngữ”
1.1.2. Đặc điểm tiếp xúc ngôn ngữ
Theo tác giả Nguyễn Văn Khang [35, tr. 29-35], tiếp xúc ngôn ngữ có
những đặc điểm cơ bản sau:
(1) Tiếp xúc ngôn ngữ bắt đầu từ học tập. Con người muốn biết từ hai
ngôn ngữ trở lên thì phải học. Bởi ngôn ngữ tồn tại trong bộ não của con người,
do đó khi hai hay nhiều ngôn ngữ cùng tồn tại trong bộ não của một người thì
sẽ tạo nên sự tiếp xúc. Vì thế mới nói tiếp xúc ngôn ngữ về bản chất là “học
ngôn ngữ” theo cách nói của ngôn ngữ học truyền thống.
Tuy nhiên, cũng có thể thấy, có người không học thêm ngôn ngữ khác,
nhưng họ lại có thể sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ đó. Trường hợp này được
xem như là kết quả của quá trình khuếch tán ngôn ngữ. Tiếp xúc ngôn ngữ
trước hết xảy ra ở một bộ phận thành viên xã hội, kết quả tiếp xúc sẽ được các

8
thành viên xã hội mở rộng ra toàn xã hội. Tiếp xúc dựa vào việc học tập ngôn
ngữ của một bộ phận thành viên xã hội mà không đòi hỏi tất cả mọi người
tham gia học một ngôn ngữ khác mới coi là tiếp xúc ngôn ngữ. Như vậy là cần
phải tách sự nảy sinh tiếp xúc với việc sử dụng kết quả tiếp xúc.
(2) Khi nói đến tiếp xúc ngôn ngữ cũng là nhắc đến hai hàm ý:
• Sự tiếp xúc ở mặt cấu trúc, hay còn gọi là sự tiếp xúc trong nội bộ
ngôn ngữ. Đây chính là mối quan hệ tương tác, sự tác động lẫn nhau và ảnh

hưởng lẫn nhau giữa hai hoặc hơn hai ngôn ngữ trong bộ óc của một người. Sự
tiếp xúc này làm nảy sinh ảnh hưởng về mặt cấu trúc. Hệ quả của sự tiếp xúc
này là sự vay mượn hay thẩm thấu các thành phần cũng như các phương thức,
thậm chí làm thay đổi các quy tắc, thay đổi hệ thống và cấu trúc, đến mức có
thể gây nên sự pha trộn giữa hai ngôn ngữ làm nảy sinh ra một ngôn ngữ mới.
• Sự tiếp xúc bên ngoài của ngôn ngữ, hay còn gọi là sự tiếp xúc ở mặt
ứng dụng. Đó là việc một người sử dụng hai hoặc hơn hai ngôn ngữ, làm nên
hiện tượng đa ngữ trong sử dụng (thay thế nhau hoặc cùng sử dụng).
(3) Khi nói đến tiếp xúc ngôn ngữ cũng là nói đến tính đònh hướng của
nó, hay nói cách khác là “hướng tác động”, “hướng ảnh hưởng” giữa các ngôn
ngữ : có thể đó là sự ảnh hưởng của ngôn ngữ đang sử dụng tới ngôn ngữ tiếp
thu hoặc ngược lại, có khi lại là sự tác đôïng tương hổ. Tính phương hướng này
được quyết đònh ở hàng loạt các nhân tố như tính mục đích của việc học tập,
tần số ứng dụng, mức độ thuần thục, bối cảnh văn hóa… Ví dụ, trong một vùng
đa ngữ, các ngôn ngữ tuy là bình đẳng với nhau nhưng có một ngôn ngữ nổi lên
có quyền lực như một “ngôn ngữ vùng” thì hướng tác động trong tiếp xúc sẽ
thiên về đơn hướng: ngôn ngữ vùng kia sẽ ảnh hưởng tới các ngôn ngữ vùng
khác mạnh hơn là sự ảnh hưởng ngược lại hoặc là sự ảnh hưởng giữa các ngôn
ngữ còn lại.
(4) Trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ, do có sự tác động, mối quan hệ
và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các ngôn ngữ có thể nảy sinh một trạng thái biến
thể, đó là hình thức interlanguage (ngôn ngữ trung gian). Thông thường, đây là
hình thức biến thể do ảnh hưởng từ ngôn ngữ cơ sở đến ngôn ngữ đích là do
vậy, nền tảng của interlanguage là hệ thống ngôn ngữ của ngôn ngữ đích. Nói
cách khác, đó là hình thức biến thể của ngôn ngữ đích và chòu ảnh hưởng của
ngôn ngữ cơ sở. Cũng có khi hình thức biến thể là ngôn ngữ cơ sở và chòu ảnh
hưởng của ngôn ngữ đích. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận từ góc độ hình thành biến
thể thì giữa chúng có những khác biệt. Biến thể interlanguage được hình thành
từ sự ảnh hưởng của ngôn ngữ cơ sở tới ngôn ngữ đích. Đây là quá trình động
của việc học tập, tiếp thu ngôn ngữ và thường không ổn đònh do phụ thuộc vào

quá trình học tập và sử dụng ngôn ngữ đích. Hình thức ảnh hưởng và thẩm thấu

9
có thể bò triệt tiêu khi mà người học đạt đến trình độ tiếp cận hoàn toàn với
ngôn ngữ đích. Về mặt kết quả, rất có thể interlanguage được “ổn đònh hóa”
tạo ra biến thể hoặc hình thức biến thể cho ngôn ngữ đích. Ví dụ, tiếng Hán
(Hoa ngữ) của người Hoa ở hải ngoại.
(5) Như trên đã nêu, cội nguồn của tiếp xúc ngôn ngữ bắt đầu từ việc
học thêm ngôn ngữ khác. Nhìn từ góc độ tiếp xúc, nếu có sự ảnh hưởng từ
ngôn ngữ cơ sở sang ngôn ngữ đích thì cái gọi là interlanguage sẽ được khuếch
tán và sự khuếch tán này được quyết đònh ở cấu trúc ngôn ngữ, tâm lí ngôn ngữ
và thái độ ngôn ngữ. Ví dụ, trong quá trình học tập và sử dụng ngôn ngữ, người
ta thường sử dụng đan xen các yếu tố của hai ngôn ngữ để giao tiếp. Nếu cách
giao tiếp này lại được mở rộng ra cả cộng đồng nói năng thì sẽ xảy ra tình
trạng xuất hiện các yếu tố của ngôn ngữ này (thường là ngôn ngữ cơ sở) được
“cố đònh” trong ngôn ngữ kia (thường là ngôn ngữ đích). Như vậy, tiếp xúc
ngôn ngữ đã làm nảy sinh hiện tượng vay mượn. Tuy nhiên, điều này thường
chỉ có thể xảy ra trong bối cảnh đa ngữ xã hội phổ biến, tức là chỉ có thể xảy ra
khi có sự ảnh hưởng và thẩm thấu ngôn ngữ ở xã hội đa ngữ với các thành viên
đa ngữ tương đối thuần thục. Nếu không, phải trước hết từ một lượng người
tương đối thuần thục nhất đònh, sau đó lan tỏa ra đa ngữ toàn xã hội. Cho nên
chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, ngôn ngữ học xã hội nhìn nhận tiếp xúc ngôn
ngữ là sự tiếp xúc xã hội mang tính chỉnh thể chứ không phải là sự tiếp xúc
thiểu số, càng không thể là tiếp xúc mang tính cá thể / cá nhân. Điều này cũng
là để nhấn mạnh rằng, kết quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ chỉ được thực hiện
nhờ mở rộng / khuếch tán.
Chuyển từ cách nhìn “sự nghiên cứu lần lượt hai hoặc hơn hai ngôn ngữ
qua cùng một số người” sang cách nhìn “sự nghiên cứu sử dụng ngôn ngữ của
cả cộng đồng nói năng”, ngôn ngữ học xã hội coi tiếp xúc ngôn ngữ là một
hiện tượng xã hội, tức là mang tính xã hội. Vì thế, khi nói đến tiếp xúc ngôn

ngữ không thể không nhắc đến các nhân tố xã hội – ngôn ngữ.
Nói đến nhân tố xã hội tức là nói đến tính cộng đồng xã hội. Chẳng hạn,
khi hai dân tộc nói hai ngôn ngữ khác nhau mà tiếp xúc với nhau thì xu hướng
chung là:
• Ngôn ngữ của dân tộc có sức mạnh về kinh tế, chính trò cao hơn sẽ
ảnh hưởng đến ngôn ngữ của dân tộc có sức mạnh về kinh tế, chính trò thấp
hơn.
• Ngôn ngữ của dân tộc có trình độ văn hóa cao hơn sẽ ảnh hưởng đến
ngôn ngữ của dân tộc có trình độ văn hóa thấp hơn (thường thông qua các kênh
giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, văn học,…).

10
• Ngôn ngữ của dân tộc có số lượng người nói đông hơn sẽ ảnh hưởng
tới ngôn ngữ của dân tộc có số lượng người nói ít hơn.
• Quan hệ dân tộc cũng có tác dụng khống chế, điều tiết đối với quá
trình tiếp xúc giữa các ngôn ngữ. Mức độ quan hệ và tính mật thiết của các mối
quan hệ này sẽ có tác dụng làm tăng hay giảm tốc độ tiếp xúc và ảnh hưởng
lẫn nhau giữa các ngôn ngữ. Ví dụ, mối gắn kết ở trong một quốc gia thống
nhất đa dân tộc, đa ngôn ngữ sẽ làm cho ngôn ngữ mà với tư cách là ngôn ngữ
quốc gia có ảnh hưởng mạnh đến các ngôn ngữ còn lại.
• Quan hệ về tôn giáo giữa các dân tộc cũng sẽ kéo theo sự tiếp xúc và
ảnh hưởng giữa các ngôn ngữ. Ví dụ, trong các ngôn ngữ dân tộc theo đạo Hồi
có rất nhiều từ ngữ của tiếng A Rập.
Nói đến nhân tố xã hội cũng là nói đến nhân tố chính trò – xã hội để tạo
nên hai xu hướng chính trong tiếp xúc ngôn ngữ: tiếp xúc tự giác và tiếp xúc
cưỡng bức. Nói đến nhân tố ngôn ngữ tức là nói đến bản thân ngôn ngữ, bao
gồm sức thẩm thấu ngôn ngữ, mức độ quan hệ thân thuộc giữa các ngôn ngữ,
giữa các ngôn ngữ có chữ viết và ngôn ngữ không có chữ viết,… Chẳng hạn, khi
các ngôn ngữ tiếp xúc với nhau thì :
• Ngôn ngữ có sức thẩm thấu mạnh thường dễ dàng tiếp thu ảnh hưởng

của ngôn ngữ khác.
• Những ngôn ngữ có quan hệ thân thuộc hoặc cùng, gần nhau về loại
hình thì dễ chòu ảnh hưởng của nhau và vay mượn lẫn nhau.
• Ngôn ngữ không có chữ viết rất dễ chòu ảnh hưởng và tiếp thu các
yếu tố của ngôn ngữ có chữ viết.
Tuy nhiên cũng cần nói thêm rằng, sự tác động của nhân tố xã hội –
ngôn ngữ thường không chỉ là một mà là sự tổng hợp của nhiều nhân tố dưới
hình thức “nhân tố nọ kéo theo nhân tố kia”. Một số những nhân tố nêu trên
chỉ mang tính xu hướng, mang tính phổ biến, chứ chưa phải là tất cả hay hoàn
toàn như vậy. Chẳng hạn, đối với nhân tố xã hội về nhân khẩu – dân số nhiều
khi lại xảy ra theo quá trình ngược lại: dân tộc có dân số ít hơn lại tác động đến
ngôn ngữ của dân tộc có dân số đông hơn. Hay, đối với nhân tố thân thuộc,
cùng loại hình giữa các ngôn ngữ thì nhiều khi giữa các ngôn ngữ không có
quan hệ thân thuộc, không cùng loại hình lại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhau
như ảnh hưởng của tiếng Hán (thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập) đối với tiếng
Nhật, tiếng Triều Tiên (thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính) là một điển hình
cho quan hệ này.
Về con đường tiếp xúc (bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp) dẫn tới ảnh
hưởng ngôn ngữ, có thể chia làm ba loại:

11
Thứ nhất, ảnh hưởng của khẩu ngữ thông qua tiếp xúc thường xuyên
giữa thành viên của các dân tộc nói các ngôn ngữ khác nhau. Có hai điều kiện
cho phép xảy ra :
(a) Hai dân tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong đời sống hằng ngày,
thông qua sự tiếp xúc trực tiếp làm nảy sinh ảnh hưởng giữa các ngôn ngữ.
(b) Ngôn ngữ chòu ảnh hưởng mạnh hơn, thường là ngôn ngữ không có
chữ viết.
Thứ hai, ảnh hưởng của sách vở. Đó là ảnh hưởng từ trong sách vở, sau
đó mới ảnh hưởng ra ngoài đời sống. Một trong những con đường ảnh hưởng

của sách vở là thông qua dòch thuật. Tất nhiên điều kiện tiên quyết để có sự
ảnh hưởng này là các ngôn ngữ đó phải có chữ viết.
Thứ ba, ảnh hưởng của cả khẩu ngữ và sách vở. Sự ảnh hưởng này chỉ
xảy ra ở các ngôn ngữ có đủ các điều kiện của ảnh hưởng khẩu ngữ (tiếp xúc
hằng ngày) và ảnh hưởng của sách vở (cùng có chữ viết).
Nhìn chung, trong xã hội đa ngữ, các ngôn ngữ tiếp xúc nhau và ảnh
hưởng lẫn nhau. Hệ quả của sự tiếp xúc và ảnh hưởng này được biểu hiện chủ
yếu ở giao thoa, vay mượn và pha trộn (lai tạp).
1.1.3. Hiện tượng giao thoa ngôn ngữ
Giao thoa (interference) vốn là thuật ngữ vật lí học “chỉ hiện tượng hai
hay nhiều sóng làm tăng cường hay làm suy yếu lẫn nhau khi gặp nhau tại cùng
một điểm” được dùng trong ngôn ngữ học. Trong ngôn ngữ học, giao thoa là
hiện tượng chệch chuẩn của tiếng mẹ đẻ dưới tác động của ngôn ngữ thứ hai
hoặc hiện tượng chệch chuẩn của ngôn ngữ thứ hai dưới tác động của tiếng mẹ
đẻ ở những người song ngữ hoặc đa ngữ, nói như Iiese Lehiste “là hiện tượng
chệch khỏi chuẩn của một ngôn ngữ nào đó trong lời nói của những người song
ngữ biết từ hai ngôn ngữ trở lên”. Theo quan điểm này, giao thoa dùng để chỉ
hiện tượng tác động qua lại giữa cấu trúc và các yếu tố của cấu trúc của hai
hoặc hơn hai ngôn ngữ trong môi trường song ngữ hoặc đa ngữ. Hay nói cách
khác, giao thoa chỉ xảy ra trong các ngôn ngữ có quan hệ tiếp xúc trực tiếp với
nhau tức là, khi các ngôn ngữ tiếp xúc gián tiếp - không có môi trường đa ngữ
thì sẽ không có hiện tượng giao thoa.
Giao thoa được nhìn nhận chủ yếu từ hai bình diện sau:
Thứ nhất, khi tồn tại trạng thái song ngữ hoặc đa ngữ (cá nhân hay cộng
đồng) thì sẽ xảy ra hiện tượng giao thoa ở các cấp độ của cấu trúc ngôn ngữ và
ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố trong cấu trúc của các ngôn ngữ. Điều đó
có nghóa là, khi nghiên cứu hiện tượng song ngữ hoặc đa ngữ thì không thể
không nghiên cứu mối tương quan giữa các cấu trúc và các yếu tố trong cấu

12

trúc của hai (hoặc hơn hai) ngôn ngữ, sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa chúng, sự
xâm nhập lẫn nhau giữa các cấp độ của hai ngôn ngữ (âm vò học, hình thái học,
từ vựng, ngữ nghóa – phong cách học…) cụ thể là:
(1)
bình diện ngữ âm, trong tiếng Anh có hai âm /
θ/
và /
δ/
được coi là
khó phát âm chuẩn xác. Vì vậy, khi phát âm các âm này, một số người nói các
ngôn ngữ khác đã lấy cách phát âm gần với ngôn ngữ của mình để thay thế,
chẳng hạn: người Pháp (nói tiếng Pháp) dùng âm /S/, /z/ để thay thế; người
Nga (nói tiếng Nga) thì dùng âm /t/ và /z/ để thay thế; người Việt (nói tiếng
Việt) lại dùng âm /ť/ và /z/ hoặc /d/ để thay thế. Tương tự như vậy, trong tiếng
Pháp có những phụ âm cuối mà tiếng Việt không có như –b, -f, -l, -d, -ch, -s.
Người Việt (nói tiếng Việt) đã dùng các âm sau để thay thế:


-b (-be) chuyển thành –p

Ví dụ:
(1) cube

kuýp
(2) tube

tuýp
• -f(-ff) chuyển thành –p
Ví dụ:
(1) apéritif


a-pê-ri-típ/ắp-pê-ri-típ
(2) canif

nhíp/díp/ca-níp
(3) chef

sếp/xếp
(4) rafle

ráp
(5) coffrage

cốp-pha

-l(-ll, -le) chuyển thàn –n

Ví dụ:
(1) albumine

an-bu-min/an-buy-min
(2) alpha

an-pha
(3) bal

ban
(4) cale

can

(5) colle

cồn
(6) dalle

đan
(7) dentelle

đăng-ten/ren/den
(8) hôtel

hô-ten/ô-ten

13
(9) salle

xan
(10) tôle

tôn

-d(-de) chuyển thành –t

Ví dụ:
(1) aide

ét
(2) à la mode

mốt/à-la-mốt/a-le-mốt

(3) anode

a-nốt
(4) code

cốt
(5) commode

com-mốt
(6) coude

cút
(7) guide

ghít
(8) oxyde

ô-xít/ốc-xít
(9) sérénade

sê-rê-nát/xê-rê-nát
(10) soude

xút

-ch(-che) chuyển thành –t

Ví dụ:
(1) bâche


bạt
(2) sacoche

xắc-cốt/xà-cột


-s(-se,-ss) chuyển thành –t, -ch

Ví dụ:
(1) atlas

át-lát/a-lát
(2) casquette

cát-két/cắt-két/(mũ)kết/(mũ) cát
(3) contrebasse

công-trơ-bát/công-tơ-bát/công-bạt
(4) potasse

bồ-tạt
(5) saucisse

xúc-xích/xút-xít

(2) Ở bình diện ngữ pháp, tiếng Anh vốn được coi là ngôn ngữ tổng hợp
tính, khi một số cư dân Bắc Âu nhập vào nước Anh hình thành nên hiện tượng
song ngữ. Tiếng Anh không những mượn nhiều từ của ngôn ngữ cư dân Bắc Âu
này mà còn du nhập các hình thức cách của đại từ tiếng Anh như they, their,
them vào ngôn ngữ của người Bắc Âu đó.


14
(3) Ở bình diện từ vựng, sự giao thoa thể hiện rõ nhất là sự mượn từ để
tạo thành từ mượn (“từ mượn” ở đây được hiểu theo nghóa rộng, bao gồm cả
yếu tố cấu tạo từ). Chẳng hạn, vào thế kỉ XII, người Noóc – măng xâm lược và
chinh phục nước Anh. Theo đó, tiếng Anh cổ, do chòu ảnh hưởng của tiếng
Pháp đã thay đổi và chuyển dần thành tiếng Anh trung cổ. Vì kiến trúc thượng
tầng đã thuộc về người Noóc – măng nên hàng ngàn từ ngữ thuộc đủ các lónh
vực chính trò, tôn giáo, nghệ thuật, văn học, y học đã nhập vào tiếng Anh và
dần dần bò đồng hóa về cả âm đọc, làm cho người đời sau sử dụng đã không
thể nhận ra bộ mặt của chúng. Ví dụ: government, state, country, people,
nation, liberature… Không những thế, tiếng Anh còn mượn một số yếu tố cấu
tạo từ của tiếng Pháp.
Ví dụ: mượn hậu tố –ess với nét nghóa “giống cái, thuộc về giống cái”
để tạo các từ như sau:
(1) actor – actress (nữ diễn viên)
(2) author – authoress (nữ tác giả)
(3) heir – heiress (nữ thừa kế)
(4) host – hostess (nữ chủ nhân)
(5) lion – lioness (sư tử cái)
(6) panther – pantheress (báo cái )
(7) poet – poetess (nữ thi nhân)
(8) prince – princess (công chúa)
Thứ hai, nghiên cứu hiện tượng song ngữ hoặc đa ngữ không nhằm làm
sáng tỏ hiện tượng giao thoa trên các cấp độ khác nhau của cấu trúc ngôn ngữ
mà nhằm làm sáng tỏ toàn bộ những hiểu biết về từng ngôn ngữ cụ thể (hoặc
lớn hơn là nhóm ngôn ngữ) để có thể sử dụng chúng làm phương tiện giao tiếp,
đạt được mục đích giao tiếp trong bối cảnh giao tiếp rộng, hẹp khác nhau.
1.1. 4. Hiện tượng vay mượn trong ngôn ngữ
1.1. 4.1. Thuật ngữ “từ vay mượn”

Dấu ấn rõ nét nhất của hiện tượng vay mượn trong ngôn ngữ được thể
hiện ở lónh vực từ vựng. Đây là một vấn đề thu hút được sự quan tâm của
nhiều nhà ngôn ngữ học khi nghiên cứu về lý thuyết và hệ quả của tiếp xúc
ngôn ngữ. “Vay”, “mượn”, “vay mượn” vốn là từ ngữ được sử dụng trong đời
sống hàng ngày được chuyển dùng làm thuật ngữ ngôn ngữ học.



15
Trong “Từ điển tiếng Việt”, Hoàng Phê(chủ biên, 2004) đònh nghóa các
từ trên như sau:
Vay: Nhận tiền hay vật của người khác để sử dụng với điều kiện sẽ trả
lại bằng cái cùng loại ít nhất có số lượng hoặc giá trò tương đương.
Mượn: Lấy của người khác để dùng trong một thời gian rồi sẽ trả lại, với
sự đồng ý của người đó.
Vay mượn: Vay (nói khái quát).
Những đònh nghóa trên đây cho phép chúng ta giải thích được nguyên
nhân của sự vay mượn trong ngôn ngữ (cụ thể là vay mượn từ vựng). Trước hết,
vay mượn là do không có, thiếu. Thiếu nên phải vay mượn. Thiếu cái gì phải
vay mượn cái đó. Trong vốn từ của một ngôn ngữ nếu thiếu các đơn vò từ vựng
thì về lý thuyết (hay nguyên tắc) vẫn có thể vay mượn từ vựng của một ngôn
ngữ khác.
Ví dụ 1: Thời gian đầu khi chiếc xe đạp lần đầu tiên xuất hiện ở Việt
Nam thì tiếng Việt chưa có đủ từ để gọi tên các bộ phận của chiếc xe đạp.
Biện pháp tốt nhất chính là vay mượn các từ tiếng Pháp dưới dạng phỏng âm
như sau:
(1) Bougie: bu – gi
(2) Boulon: bù - loong
(3) Chaine: xích
(4) Chambre á air: săm/ vỏ; (roue) libre: líp

(5) Garde – chaine: gác – đờ – sen/ cái chắn xích
(6) Garde – boue: gác – đờ – bu/ cái chắn bùn
(7) Garde – du corps: gác – đờ – co/gạc – đờ – co
(8) Guidon: ghi –đông/ tay cầm/ tay lái
(9) Pédale: pê – đan
(10) Porte – bagages: boóc – ba – ga / poóc – ba – ga
Ví dụ 2: Trong những vấn đề có liên quan đến xây dựng, nhà cửa, tiếng
Việt cũng vay mượn các từ tiếng Pháp dưới dạng phỏng âm :
(1) Béton: bê – tông
(2) Coffrage: cốp – pha
(3) Divan: đi – văng
(4) Garde – manger: gác – măng – giê

16
(5) Kiosque: ki – ốt
(6) Toilette:toa – lét
(7) Villa: vi – la
(8) Vernis: véc – ni
(9) Ciment: xi – măng
(10) Salon: xa – lông
Ví dụ 3: Các từ Hán Việt xuất hiện trong tiếng Việt biểu thò những khái
niệm mới mà tiếng Việt chưa có từ biểu thò như tuyết, xuân, hạ, thu, đông,
bệnh, độc lập, tự do, dân chủ, hòa bình…
Bên cạnh việc vay mượn do thiếu (không có) như đã nêu trên, còn xuất
hiện một kiểu vay mượn nữa đó là có sẵn rồi nhưng vẫn vay mượn. Nhìn vào
trong ngôn ngữ, đây là kiểu vay mượn các đơn vò từ vựng nước ngoài mà bản
thân hệ thống từ vựng của ngôn ngữ đó đã có từ biểu thò.
Ví dụ: Hệ thống vốn từ tiếng Việt du nhập cả các từ trong tiếng Hán có
nghóa tương đương với những từ có sẵn trong tiếng Việt để lập thành các nhóm
đồng nghóa như:

(1) Chết/hi sinh/từ trần/quy tiên/băng hà
(2) Nhớ/tưởng/tưởng niệm
(3) Buồn/sầu/sầu não
(4) Dài / trường
(5) Ngắn / đoản
Chính hình thức vay mượn kiểu này đã làm nên sự phân hóa về ngữ
nghóa của cả từ vay mượn cũng như các từ đồng nghóa với chúng trong bản ngữ.
Chẳng hạn, do có sự du nhập của từ hi sinh, từ trần,và băng hà nên từ chết chỉ
còn dùng để chỉ “sự không còn tồn tại sự sống của một người nào đó”và các từ
hi sinh, từ trần và băng hà chỉ khái niệm “chết” trong phạm vi hẹp hơn là “vì
nghóa vụ, vì lí tưởng cao đẹp”, “thường nói về những người có tuổi, đáng kính”
và “được dùng cho các vò vua chúa phong kiến”
Khi lí giải về kiểu vay mượn này, có hai quan điểm đáng lưu ý:
(1) Những người theo quan điểm thứ nhất như Belikop và Nikônski [3]
khẳng đònh hiện tượng “có nhưng vẫn vay” thường chỉ thấy ở các ngôn ngữ
phương Đông. Theo họ, “kiểu vay mượn đó [có từ tương đương] chứa đựng sắc
thái biểu cảm đáng kể và như vậy nó có khả năng làm rõ cho ngay cả các từ đã
có sẵn” .

17
(2) Quan điểm thứ hai lại khẳng đònh, hiện tượng này không phải chỉ
dành riêng cho các ngôn ngữ phương Đông mà có thể mở rộng đối với các
ngôn ngữ khác trên thế giới, đặc biệt là ngôn ngữ Châu Âu như tiếng Pháp,
tiếng Anh. Quan điểm này giúp chúng ta lí giải được hiện tượng vì sao bắt đầu
thập kỉ cuối của thế kỉ XX, các từ ngữ tiếng Anh –Mỹ “tràn vào” các ngôn ngữ
trên thế giới (đến mức người bản ngữ lại thích dùng các từ tiếng Anh vốn đã có
từ bản ngữ tương đương đang được dùng rất quen và ổn đònh), nói như V. G.
Kostomarov [26], [35]: “Các từ mượn từ biến thể tiếng Anh trong tiếng Anh –
Mó là nét nổi bật nhất trong quá trình phát triển ngôn ngữ của chúng ta ngày
nay khi so sánh dòng thác với nạn thủy tai tiếng Pháp mà chúng ta đã trải qua

trong thế kỉ XVIII”.
Hiện tượng này khiến cho nhiều nhà ngôn ngữ học phải lên tiếng, cho
đây là “bằng chứng về sự ô nhiễm không thể tha thứ được” [35, tr.27].
Xung quanh việc sử dụng thuật ngữ “từ vay mượn” còn tồn tại các tên
gọi khác và vì vậy có các ý kiến khác nhau.
Ví dụ: Có thể tham khảo bảng so sánh thuật ngữ để chỉ từ vay mượn
trong tiếng Anh và tiếng Việt sau đây:

Từ tiếng Anh Từ tiếng Việt Nghóa
Loan
Từ mượn
Từ ngoại lai
Các đơn vò từ vựng đến từ
ngôn ngữ hay phương ngữ
khác, được ngôn ngữ đi vay sử
dụng.
Loan word Từ ngoại lai
Các đơn vò từ vựng đến từ
ngôn ngữ hay phương ngữ
khác, được ngôn ngữ đi vay sử
dụng thông qua thủ pháp dòch
âm, phỏng dòch.
Loan traslation
Calque

Phỏng dòch
Dòch
Can –ke ngữ nghóa
Các đơn vò từ vựng đến từ
ngôn ngữ hay phương ngữ

khác, được ngôn ngữ đi vay sử
dụng thông qua thủ pháp dòch,
phỏng dòch.
Loan blends Từ hỗn hợp ngoại lai
Các đơn vò từ vựng được mượn
từ ngôn ngữ hay phương ngữ
khác bằng phương thức pha

18
tạp giữa một phần ngữ âm và
một phần ngữ âm của ngôn
ngữ đi vay.
Borrowed/
borrowing
(word)
Từ mượn
Từ vay mượn
Các đơn vò từ vựng được mượn
từ ngôn ngữ khác, bất kể là
đồng hóa hay chưa đồng hóa
về hình thức hay nội dung (tức
là còn nguyên dạng hay đã
thay đổi ít nhiều).
Hybrid word
Từ hỗn chủng
Từ hỗn huyết
Các đơn vò từ vựng phức hợp
được cấu tạo từ các thành
phần có nguồn gốc từ ngôn
ngữ cho vay và ngôn ngữ đi

vay.
Alien word
Từ ngoại quốc
Từ nước ngoài
Các đơn vò từ vựng đến từ
ngôn ngữ khác nói chung
Foreign word
Từ ngoại quốc
Từ nước ngoài
Các đơn vò từ vựng đến từ
ngôn ngữ khác.
[35, tr.27-28]
Xét bảng đối chiếu trên, có thể thấy cách dùng phổ biến, thông dụng
nhất hiện nay trong tiếng Anh là borrowed, loan word. Tương ứng, trong tiếng
Việt hiện nay sử dụng ba cách gọi: từ vay mượn, từ mượn, từ ngoại lai. Tuy
nhiên, có một vấn đề được đặt ra khi xem xét từ mượn. Theo nghóa trong từ
điển, “mượn” là “nhận được hoặc được (cái gì) tạm thời (từ ai/cái gì) với lời
hứa hoặc ý đònh sẽ trả lại nó” thì về nguyên tắc, khi thực hiện hành vi này phải
thỏa mãn điều kiện: có “hai bên”, gồm một bên cho cho vay và một bên đi
vay; cái mà vốn có ở bên cho vay sẽ không còn nữa do chuyển sang bên đi
vay; bên đi vay phải trả lại bên cho vay theo quy luật “có vay có trả”. Nhưng
vay mượn từ vựng ở trong ngôn ngữ lại hoàn toàn khác: vay không những
không có trả mà bên cho vay cũng không hề mất đi đơn vò từ vựng đó. Vì thế,
khi bàn về tên gọi này (borrowed word), Fasold Ray [64], [35] đã đề nghò nên
thay “vay mượn từ vựng”(từ vay mượn) bằng “sao chép”(copying). Theo tác
giả này, chỉ như vậy mới có thể thể hiện chính xác được nội dung của khái
niệm vừa nêu. Mặc dù vậy, cho đến nay, tên gọi “từ vay mượn” vẫn được dùng
và dùng quen đến mức nếu “tìm cách thay đổi nó đi là chuyện vô nghóa”.



19
1.1. 4.2. Các cách vay mượn từ vựng
1.1.4. 2.1. Các bình diện vay mượn của từ
Như chúng ta đã biết, một yếu tố từ vựng của ngôn ngữ này nhập vào
một ngôn ngữ khác và được coi là từ mượn khi nó đã được đồng hóa dưới áp
lực hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ đi vay: thay đổi lại hình thức ngữ âm, ngữ
pháp, giữ nguyên hoặc thay đổi ít nhiều về nghóa - tức là phải được bản ngữ
hóa. Với cách nhìn này, dưới đây chúng tôi tiến hành xem xét các cách vay
mượn từ vựng ở từng bình diện riêng rẽ bao gồm các bình diện hình thức (ngữ
âm), nội dung (ngữ nghóa), cấu trúc (tạo từ mới) để từ đó có một cái nhìn tổng
thể cho cả đơn vò từ vựng.
1.1.4.2.1.1. Ở bình diện hình thức (ngữ âm hay vỏ âm thanh)
Khi các đơn vò từ vựng của ngôn ngữ này du nhập vào một ngôn ngữ
khác ở bình diện hình thức (ngữ âm) thì xuất hiện một số trường hợp sau:
 Mượn nguyên xi cách phát âm nước ngoài, tức là lặp lại nguyên
cách phát âm từ ngôn ngữ cho vay sang ngôn ngữ đi vay
Có thể nhận ra kiểu mượn này nhờ vào bình diện chữ viết (viết theo
nguyên ngữ hay nguyên dạng)
Ví dụ: Các từ tiếng Anh được viết nguyên dạng trong tiếng Việt như
stress, mascara, world cup, tennis, laptop, internet…
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, cách mượn này mang tính lý thuyết
nhiều hơn là thực tế bởi rất khó có thể “phát âm nguyên xi” đơn vò từ vựng
được mượn với nhiều lí do. Chẳng hạn, sự khác nhau về hệ thống ngữ âm giữa
ngôn ngữ đi vay và ngôn ngữ cho vay làm cho người ta khó mà có thể đọc
chính xác được và có xu hướng “chuyển” những âm khó sang cách phát âm
gần và sát với âm bản ngữ.
Ví dụ: Người Anh khi gặp từ mượn Đức muesli đều nói thành [‘mju:zli]
mà không phát âm được như nguyên ngữ [‘my:zli]
 Phỏng âm
Cách phát âm của từ mượn trong nguyên ngữ chỉ là cơ sở cho việc tạo ra

cách phát âm mới trong ngôn ngữ đi vay. Nguyên tắc chung của cách phỏng
âm là làm sao càng gần sát với âm đọc của chúng trong ngôn ngữ cho vay càng
tốt. Có thể nhận biết cách mượn này nhờ vào bình diện chữ viết (viết bằng chữ
viết của ngôn ngữ đi vay)
Ví dụ: Các từ tiếng Pháp trong tiếng Việt
(1) Bille: bi

20
(2) Blouse: blu / bờ - lu
(3) Blouson: blu – dông / bờ – lu – dông/ bơ – lu - dông
(4) Cassette: cát –xét/ cát – sét
(5) Complet: com – plê/ com – lê/ com – bờ - lê
(6) Ciné/cinéma: xi – nê
(7) Chef: sếp
(8) Dalle: đan
(9) Plafond: la - phông
(10) Sandale: xăng – đan / săng – đan
 Thay đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm
Sự từ bỏ hoàn toàn vỏ ngữ âm nước ngoài vốn có của từ vay mượn có thể
tìm thấy ở những đơn vò được mượn theo cách dòch, tức là chỉ mượn nội dung
ngữ nghóa.
Ví dụ:
Tiếng Hán Tiếng Việt
Bách phát bách trúng Trăm phát trăm trúng
Hồng diệp xích thằng Lá thắm chỉ hồng
Nhân diện thú tâm Mặt người dạ thú
Thủy chung như nhất Trước sau như một
1.1.4.2.1.2. Ở bình diện hình thái cấu trúc
 Giữ nguyên hình thái – cấu trúc như trong nguyên ngữ
Trường hợp này thường xảy ra khi ngôn ngữ đi vay và cho vay cùng

thuộc loại hình ngôn ngữ hoặc có sự giống nhau về mô hình cấu tạo từ.
Ví dụ: Các từ tiếng Hán du nhập vào tiếng Việt nhờ cách đọc Hán Việt
gồm các nhóm từ đơn tiết như:
• Nhóm từ chỉ mùa: xuân, hạ, thu, đông…
• Nhóm từ chỉ đơn vò hành chính: thôn, ấp, xã, tổng, châu, huyện,
phủ, trấn, tỉnh, phường, quận…
• Nhóm từ chỉ đạo đức phương Đông: trung, hiếu, lễ, tiết, nghóa,
công, dung, ngôn, hạnh…
• Nhóm từ chỉ âm dương ngũ hành: âm, dương, kim, mộc, thủy,
hỏa, thổ…

×