Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tìm hiểu về ô nhiễm môi trường biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.8 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Những ngày qua, cả nước ta đều xôn xao về việc cá chết hàng loạt ở ven biển miền
Trung gây tổn thất và hoang mang cho những người dân làm nghề chài lưới nói
riêng và những người dân sinh sống trong khi vực nói chung. Nguyên nhân chính
dẫn đến “thảm họa” này chính là do ô nhiễm môi trường biển trầm trọng.
Có thể thấy, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường biển là một trong
những vấn đề nóng của cả nước trong nhiều năm. Việc giảm thiểu cũng như hạn
chế ô nhiễm môi trường biển luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Nhận thấy tính cấp bách và tầm quan trọng của vấn đề, nhóm 03 xin lựa chọn chủ
đề “Ô nhiễm môi trường biển” để làm bài tập nhóm của mình.
NỘI DUNG
I.
Xác định vấn đề bất cập:
Thực trạng về ô nhiễm môi trường biển đang là vấn đề báo động đỏ của nước ta
hiện nay. Hiện có từ 70% đến 80% lượng rác thải trên biển có nguồn gốc từ nội địa
khi các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư xả nước thải, chất thải rắn
không qua xử lý ra các con sông ở vùng đồng bằng ven biển hoặc xả thẳng ra biển.
1


Các hoạt động du lịch có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, cảnh
quan tự nhiên của biển. Hàng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880
km3 nước và 270-300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển
như các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại từ các khu
dân cư tập trung, các khu công nghiệp và đô thị, các khu nuôi trồng thủy sản ven
biển và các vùng sản xuất nông nghiệp. Kết quả đã gây sức ép rất lớn đến môi
trường đô thị, khu dân cư ven biển, làm suy giảm và suy thoái tài nguyên biển và
vùng ven bờ. Môi trường biển bị ô nhiễm đã dẫn tới suy thoái đa dạng sinh học
biển, điển hình là hệ sinh thái san hô. Vùng biển Việt Nam có khoảng 1.122 km2


rạn san hô, nếu hệ sinh thái này bị mất, biển nước ta có nguy cơ sẽ trở thành thủy
mạc, không còn tôm cá nữa. Trong khi vùng biển gần bờ nước ta còn rất ít tôm cá,
nhưng để sinh tồn, khoảng 600.000 ngư dân tại 28 tỉnh, thành phố có biển vẫn phải
tìm đủ mọi cách thức khai thác nhiều tôm cá hơn.Việc khai thác hải sản bằng mìn,
sử dụng hóa chất độc hại làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn lợi thủy sản, gây hậu quả
nặng nề cho các vùng sinh thái biển. Tuy nhiên, khái niệm bảo vệ nguồn lợi và môi
trường biển vẫn còn xa lạ đối với phần lớn ngư dân.
II.

Nguyên nhân của bất cập:
- Các hoạt động trên biển như hoạt động sinh hoạt, đánh bắt trên mặt biển đã sản
sinh ra nhiều chất thải, thả thẳng xuống biển. Việc phát triển du lịch biển cùng với ý
thức người dân đã làm cho những bãi biển gần và xa bờ ngày càng ô nhiễm, hệ sinh
thái biển suy yếu dần. Điều này là mối nguy hại vô cùng lớn đối với hệ sinh thái
biển.
- Khai thác và thăm dò tài nguyên trên thềm lục địa và đáy đại dương bằng nhiều
hình thức khác nhau dù đúng quy trình hay sai quy trình cũng phần nào làm cho hệ
sinh thái cũng như nguồn nước hay khu vực lân cận bị ảnh hưởng.
- Việc thải các chất độc hại ra biển. Đây là việc thường xuyên xảy ra do những
người sinh sống xung quanh hay những người khách du lịch hay hoạt động kinh
doanh, khai thác. Các chất độc hại được thải ra biển, điều này đồng nghĩa với việc ô
nhiễm ngày càng tăng nhanh hơn.
- Vận tải hàng hóa trên biển. Trong quá trình vận tải, các phương tiện di chuyển
cũng thải ra không khí và mặt nước những chất độc hại, ảnh hưởng đến môi trường.
- Ô nhiễm không khí. Các hoạt động tương tác biển – khí cũng kéo theo hiện tượng
lắng các chất gây ô nhiễm xuống biển.
Nhìn chung, các nguyên nhân gây ô nhiễm biển có thể là do các yếu tố tự nhiên hay
do các yếu tố nhân tạo trong đó nguyên nhân nhân tạo là chủ yếu.
III. Mục tiêu của Nhà nước:
Tình trạng ô nhiễm môi trường,thiên tai, lũ lụt ngày càng gia tăng ở Việt Nam đang

gióng lên hồi chuông báo động đối với công tác bảo vệ môi trường hiện nay. Trước
tình hình đó Đảng và Nhà nước đã đề cao công tác bảo vệ môi trường và coi đây là
2


một trong những nhiệm vụ trọng tâm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Do
đó, Đảng và nhà nước ta đã đề ra một số mục tiêu quan trọng trong vấn đề bảo vệ
môi trường biển:
-Khai thác bền vững, quản lý, bảo vệ hiệu quả tài nguyên môi trường biển.
-Khai thác hiệu quả kinh tế biển và các nguồn lợi từ biển tương thích với việc quản
lý tài nguyên và môi trường biển theo cách bền vững.
-Tăng cường trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ
môi trường biển, hệ sinh thái biển, kiểm soát ô nhiễm suy thoái môi trường biển.
-Tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quản lý
và khai thác tài nguyên biển.
-Biển cũng như nền kinh tế biển có vai trò to lớn đối với sự tăng trưởng phát triển
của nền kinh tế chung của cả nước. Vìvậy, nhà nước cũng đưa ra mục tiêu xác định
kinh tế biển là mũi nhọn nhằm đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, công nghệ cho sản
xuất kinh doanh, dịch vụ. Nhưng chỉ có thể phát triển bền vững khi quản lý, giữ
gìn, bảo vệ tốt môi trường biển. Khai thác sử dụng tài nguyên biển phải đi cùng bảo
vệ tái tạo để hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như biến động thiên tai.
-Bảovệ môi trường biển với tình hình biển Đông căng thẳng như hiện nay cũng một
phần thể hiện tình yêu quê hương biển đảo, khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng
liêng.
=> Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường biển, dần dần đi đến cải thiện môi
trường biển một cách khả quan nhất.
IV. Các giải pháp khắc phục bất cập:
1. Giữ nguyên hiện trạng:
Nhà nước đã ban hành Luật, nghị quyết, thông tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
như: Luật Bảo vệ môi trường 2014; Nghị quyết 35/NQ-CP ban hành ngày 18 tháng

3 năm 2013 về một số vấn đề cấp bách trong licnh vực bảo vệ môi trường; Nghị
quyết số 41/ TW của bộ Chính Trị, ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong
thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; Thông tư 10/2016/TT-BTNMT
ngày 16 tháng 5 năm 2016 quy định chi tiết nội dung, thể thức, thời điểm báo cáo
về quản lí tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo,…
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tiếp tục thực hiện những phương pháp,
công tác đã được nhà nước chỉ đạo trên, tiếp tục phát huy và cố gắng hơn nữa. Nhà
nước không ban hành thêm văn bản nào khác.
 Đánh giá phương pháp Giữ nguyên hiện trạng:
3


Tác động
Nhà nước

Tích cực
Không
mất
thêm chi phí
cho việc ban
hành, ra thêm
những văn bản
điều chỉnh

Tiêu cực
Môi trường biển ngày càng ô nhiễm nặng
nề.
Ảnh hưởng tới mỹ quan.
Du khách thăm quan , du lịch biển sẽ giảm.
Chi phí vệ sinh môi trường biển ngày càng

tăng gây tốn kém ngân sách nhà nước.

Cá nhân

Môi trường biển ô nhiễm gây ảnh hưởng
đến sinh hoạt và đời sống người dân ven
biển.
Trữ lượng đánh bắt thủy, hải sản của ngư
dân giảm

Doanh nghiệp

Du khách ít dẫn đến các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch ngày càng ít lợi nhuận.
Lợi nhuận từ chế biến thủy hải sản giảm.

2. Can thiệp gián tiếp:
Đây là biện pháp mà về cơ bản, sẽ không ban hành thêm văn bản quy phạm pháp
luật mà can thiệp bằng các biện pháp gián tiếp như chỉ đạo thực hiện những văn
bản có sẵn; tổ chức quản lý lại việc sử dụng, khai thác tài nguyên biển;… Trong
trường hợp cần thiết, có thể sẽ ban hành những văn bản áp dụng pháp luật để hướng
dẫn, chỉ đạo thực hiện. Ví dụ như:
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về khai thác, sử dụng bền vững tài
nguyên và bảo vệ môi trường biển thông qua việc phổ biến các quy định pháp luật
về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
- Đầu tư xây dựng các bãi thu gom rác thải, phương tiện vận chuyển rác thải và
hoạt động của các tổ vệ sinh môi trường; đổi mới công nghệ xử lý rác thải theo
hướng tinh gọn, hiện đại, thân thiện với môi trường. Tiếp tục đầu tư xây dựng các
hệ thống xử lý nước thải tại các cảng cá.
- Giảm thiểu suy thoái và ô nhiễm môi trường biển và vùng ven biển: Chú trọng

phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm biển kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi
trường và bảo tồn thiên nhiên; tăng cường bảo tồn Đa dạng sinh học, chú trọng sử
dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên và kết hợp phát huy nội lực với tăng cường
hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tăng cường thực
4


thi Luật Bảo vệ môi trường (2014) liên quan tới quy định các hành vi huỷ hoại môi
trường bị nghiêm cấm,... áp dụng cho vùng biển.
- Quản lý tổng hợp và thống nhất đối với biển và hải đảo: thông qua áp dụng và
thực thi các giải pháp và giải quyết các vấn đề mang tính liên ngành, liên cơ quan,
liên vùng, liên kết với cộng đồng và các bên liên quan và quản lý không
gian biển dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái. Mục đích chung của quản lý tổng hợp
và thống nhất về biển và hải đảo là: đảm bảo phát triển đa ngành, sử dụng đa mục
tiêu (tối ưu hoá) và bảo đảm đa lợi ích (các bên cùng có lợi) giữa nhà nước, lĩnh
vực tư nhân, các bên liên quan và cộng đồng địa phương, cũng như giảm thiểu mâu
thuẫn lợi ích giữa các ngành trong quá trình khai thác, sử dụng các hệ thống tài
nguyên - môi trường biển, ven biển và hải đảo.
- Thúc đẩy tiến trình xây dựng “Thương hiệu biển Việt Nam”: xây dựng “Hướng
dẫn xác định và cấp chứng chỉ xanh cho các vùng biển, ven biển, hải đảo”, cũng
như “Nhãn sinh thái biển cho các sản phẩm và dịch vụ kinh tế biển”,... Triển khai
thường xuyên hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành,
các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và người dân địa phương về quản lý, sử
dụng bền vững tài nguyên,bảo vệ môi trường biển, ven biển và hải đảo. Tổ chức
hàng năm Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (1-7/6) và hưởng ứng Ngày Đại
dương Thế giới (8/6). Xây dựng và truyền thông điệp về ý thức biển cả của dân tộc
Việt Nam qua câu nói bất hủ của Bác Hồ (1959): “Biển cả của ta do nhân dân ta
làm chủ!”.
=> Đánh giá phương pháp Can thiệp gián tiếp:
Tác động

Nhà nước

Tích cực
Thời gian để tiến hành không
quá chậm trễ, có thể tiến hành
ngay, can thiệp được đến những
chủ thể liên quan.
Có thể áp dụng được lâu dài

Tiêu cực
Những biện pháp không hoàn
toàn làm triệt để được việc ô
nhiễm môi trường.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân
chưa thực sự chú trọng và đẩy
mạnh công tác quản lý.
Cá nhân
Bằng những phương thức trước Ý thức người dân trong việc bảo
kia, có thể dễ dàng hơn trong vệ môi trường còn kém.
việc thực hiện được những
chính sách của nhà nước với
những cách thức chỉ đạo cụ thể.
Doanh nghiệp Doanh nghiệp vẫn hoạt động, Các doanh nghiệp có thể phải bỏ
khai thác, kinh doanh bình đi một hay một số hình thức
thường
trong kinh doanh của mình. Do
Việc can thiệp gián tiếp giúp vậy, có thể họ sẽ không đồng
5



cho tình trạng tốt lên nhanh tình với phương pháp này.
chóng sẽ giúp các hoạt động du
lịch được thúc đẩy, phát triển
hơn
3. Can thiệp trực tiếp:
Trong những năm trờ lại đây vấn đề ô nhiễm môi trường biển đang ngày càng trở
nên trầm trọng. Đặc biệt các vùng ven biển miền Trung đang bị ô nhiễm ở mức “độ
báo động đỏ”. Liên quan đến tình trạng này, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã ban hành một số văn bản như:
- Nghị định số: 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ về
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển
và hải đảo;
- Thông tư số: 10/2016/TT-BTNMT ngày 16 tháng 05 năm 2016 quy định chi
tiết nội dung, thể thức, thời điểm báo cáo về quản lý tổng hợp tài nguyên và
bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
- Thông tư số: 20/2016/TT-BTNMT ngày 25 tháng 08 năm 2016 quy định về
xây dựng, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và
hải đảo.
Tuy nhiên Nghị định số: 40/2016/NĐ-CP mới chỉ quy định được một số nội dung
trong việc bảo vệ môi trường biển như: lập chương trình điều tra môi trường biển
và hải đảo (Chương IV); quy định về việc thiết lập hành lang bảo vệ biển
(ChươngV); quy định về việc phối giữa các cấp, ngành trong việc bảo vệ môi
trường biển ( Chương IX); chưa có những quy định về các biện pháp cụ thể để “bảo
vệ môi trường biển” và “khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường biển”. Đồng
thời, trong hai Thông tư trên cũng chưa có các quy định để giải quyết vấn đề này.
Vì vậy,cần thiết phải ban hành một văn bản quy phạm pháp luật là thông tư của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về các biện pháp bảo vệ môi
trường biển cũng như khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường biển, để bổ sung
những quy định điều chỉnh vấn đề ô nhiễm môi trường biển mà pháp luật hiện hành
còn đang thiếu xót. Từ đó, tạo cơ sở pháp lý giúp các cấp, ngành ở địa phương có

kịp thời triển khai thực hiện những công việc cụ thể đển găn chặn, khắc phục tình
trạng ô nhiễm môi trường biển.
 Đánh giá phương pháp Can thiệp trực tiếp:
Tác động
Nhà nước

Tích cực
Tiêu cực
Giải quyết được những Sẽ mất nhiều thời gian cho việc thực
6


thiếu sót trong quy định của hiện các thủ tục, quy trình ban hành
pháp luật hiện nay về vấn một văn bản quy phạm pháp luật (ở
đề bảo vệ môi trường biển
đây là thông tư của Bộ trưởng)
Chi phí tốn kém cao
Đến khi được thực hiện sẽ tiếp tục
phát sinh những vướng mắc mới cần
tiếp tục chỉnh và sửa.
Cá nhân
Nếu văn bản được ban Trong thời gian dài như vậy, tình
Doanh nghiệp hành, sẽ giúp cải thiện được trạng ô nhiễm môi trường biển ngày
những tình trạng đang xảy càng nghiêm trọng hơn, dẫn đến
ra, đem lại lợi ích cho cá những tổn thất, những sự ảnh hưởng
nhân cũng như doanh lớn đến đời sống cũng như viễ kinh
nghiệp.
doanh, hoạt động của các doanh
nghiệp.
V.


Phương án lựa chọn:

Nhận thấy vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện nay là vấn đề cấp bách và mang
tính lâu dài đòi hỏi Nhà nước, người dân phải chung tay ra sức bảo vệ biển vì vậy
sau khi tìm hiểu và nghiên cứu đề tài nhóm đã thống nhất chọn phương án can
thiệp gián tiếp là phương án tối ưu và có tầm nhìn xa cho tương lai cũng như tương
lai của biển sau này. Cụ thể việc chọn phương án trên cho chúng ta những cái nhìn
khách quan và rõ nét về vấn đề cũng như tính hiệu quả của giải pháp.


Thứ nhất: Biển là tài nguyên mang lại lợi ích rất lớn về kinh tế cho đất nước,
lợi ích của biển là rất lớn nhưng hiện nay môi trường biển đang bị phá hủy một
cách trầm trọng (các nhà máy, xí nghiệp xả thải chất thải không qua xử lý ra biển;
ngư dân khai thác tài nguyên biển quá mức, xả giác thải sinh hoạt ra biển...) gây ô
nhiễm trầm trọng chính vì vậy Nhà nước cần có bện pháp can thiệp và khắc phục
lâu dài và ổn định đây chính là vấn đề trọng yếu của nhà nước cần xử lý hiện tại và
trong tương lai.

Thứ 2: Ôi nhiễm môi trường biển ở nước ta cũng như ở các nước trên thế
giới hiện đang trong tình trạng nặng, khó có thể khắc phục được do đó việc can
thiệp trực tiếp chỉ mang lại kết quả bước đầu không giải quyết triệt để được ô
nhiễm biển hiện nay. Bằng biện pháp gián tiếp Nhà nước khắc phục được ô nhiễm,
xây dựng, quy hoạch có định hướng trong tương lai để khôi phục biển một cách
hiệu quả.

Thứ 3: Can thiệp gián tiếp là biện pháp mang tính khả thi cao trong bối cảnh
môi trường biển hiện nay đang ô nhiễm và suy thoái trầm trọng. Bằng những kiến
thức thực tiễn nhìn thấy được chúng ta đang khắc phục một cách hiệu quả dựa trên
giải pháp này, Nhà nước đã có những việc làm cụ thể và đúng đắn như ban hành

7


các VBPL liên quan đến môi trường biển, tiến hành các đánh giá về mức độ, tính
cấp thiết.

Thứ 4 : Việc nhà nước tuyên truyền đến người dân cũng như chỉ đạo các cấp,
các ngành liên quan tham gia một cách tích cực bảo vệ biển, qua đó thúc đẩy kinh
tế biển phát triển một cách bền vững, gắn liền với mục tiêu đề ra là phát triển kinh
tế xã hội bền vững lâu dài gắn với việc bảo vệ môi trường sống của con người. Đây
được coi là giải pháp hiệu quả nhất và định hướng nhất khi chúng ta có thể giáo dục
được ý thức của người dân về tầm quan trọng của biển, qua đó có thể tuyên truyền
quảng bá biển của nước ta đến với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước
ngoài đầu tư phát triển, khai thác hệu quả biển.
Biện pháp can thiệp gián tiếp hiện nay cho thấy tính hiệu quả và lâu dài của nó,
mặc dù nó không mang tính cấp bách nhưng là định hướng để phát triển kinh tế và
bảo vệ môi trường lâu dài trong tương lai, xây dựng môi trường biển tốt hơn.
KẾT THÚC
Trên đây là phần tìm hiểu và những phương án giải quyết cho vấn đề “ô nhiễm môi
trường biển” mà nhóm em đã nghiên cứu.
Trong quá trình làm bài, vẫn còn nhiều thiếu sót, mong các thầy cô đóng góp ý kiến
để bài làm của chúng em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, NXB Lao động.
2. Luật Bảo vệ môi trường 2014, NXB Lao động.
3. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật 2015,
NXB Tư pháp.
4. Nghị định số: 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ về
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển

và hải đảo.
5. Nghị quyết 35/NQ-CP ban hành ngày 18 tháng 3 năm 2013 về một số vấn đề
cấp bách trong licnh vực bảo vệ môi trường.
6. Nghị quyết số 41/ TW của bộ Chính Trị, ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
7. Thông tư 10/2016/TT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2016 quy định chi tiết
nội dung, thể thức, thời điểm báo cáo về quản lí tổng hợp tài nguyên và bảo
vệ môi trường biển và hải đảo.
8


8. Thông tư số: 20/2016/TT-BTNMT ngày 25 tháng 08 năm 2016 quy định về
xây dựng, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và
hải đảo.
9. />10. />
PHỤ LỤC
1. Ô nhiễm môi trường biển

9


2. Cá chết ở ven biển miền Trung vừa qua:
10


11




×