Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp tại Venezuela trong ngắn hạn và dài hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.2 KB, 22 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan, đây là bài tiểu luận cá nhân em làm. Các số liệu phân
tích trong bài có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong bài do chính em tự tìm
hiểu, phân thíc một cách khách quan phù hợp với xu hướng nền kinh tế hiện nay.
Em xin chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
Hải phòng, ngày 05 tháng 06 năm 2017
Sinh viên th ực hi ện
Tr ần Ti ến Thành


Danh mục viết tắt
CPI: chỉ số giá tiêu dung
gp: Tỷ lệ lạm phát
GDP: tổng thu nhập bình quân đầu người
AD: tổng cầu
AS: tổng cung
Sas: tổng cung ngắn hạn
LAS: tổng cung dài hạn
P: giá cả hàng hóa
Q: sản lượng


LỜI MỞ ĐẦU
Thất nghiệp và lạm phát là hai vấn đề cơ bản của kinh tế vĩ mô,
ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả của quá trình phát triển kinh tế trong
nhiều thập kỉ qua và trong hiện tại , lẫn tương lai của mỗi đất n ước sau
này. Mối quan hệ giữa hai vấn đề này thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu kinh tế. Tuy vậy, sự tác động và ảnh hưởng qua lại giữa
lạm phát và thất nghiệp là hết sức phức tạp và không phải lúc nào cũng
tuân theo những nguyên tắc kinh tế. Trong đó, lạm phát là một vấn đề
không phải xa lạ, nó chính là một đặc điểm c ủa n ền kinh t ế hàng hoá. Ở


mỗi thời kỳ kinh tế với các mức tăng trưởng kinh tế khác nhau sẽ có những
mức lạm phát và mức thất nghiệp khác nhau của nền kinh tế.
Vì vậy, trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, việc tìm
hiểu thất nghiệp, lạm phát, mối quan hệ giữa chúng trong ngắn và dài hạn
và sự ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế là vô cùng quan trọng.
Hiện nay, một trong những quốc gia đang chịu sự tác động vô cùng l ớn c ủa
lạm phát, gây ra những hệ lụy không hề nhỏ, thậm chí được cho là một
trong những nền kinh tế khốn khổ nhất thế giới chính là Venezuela.
Từ những lý do trên, em muốn “Tìm hiểu mối quan hệ giữa lạm
phát và thất nghiệp tại Venezuela trong ngắn hạn và dài h ạn” đ ể có m ột
cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.
Bài viết của em bao gồm
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn
hạn và dài hạn tại Venezuela
Trong quá trình thực hiện đề tài, em còn nhiều thiếu sót. Em mong
sự góp ý của các thầy cổ để bài tiểu luận của em được hoàn hi ện h ơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.
1.1.1.

LẠM PHÁT
Khái niệm và các chỉ số phản ánh lạm phát.
a. Khái niệm
Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo
thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Mức giá chung của nền kinh
tế là mức giá trung bình của 1 nhóm hàng hóa dịch vụ hay tất c ả hàng hóa

dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế.
Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm gia tăng mức giá chung của kỳ này
với kỳ trước.
b.
-

Các chỉ số phản ánh lạm phát
“Chỉ số điều chỉnh GDP (D) : Phản ánh sự thay đổi mức giá chung của

-

giỏ hàng hóa dịch vụ sản xuất ở năm hiện hành (năm t) so với năm gôc.
Dt = * 100% =
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) : Phản ánh sự thay đổi mức giá chung của giỏ
hàng hóa dịch vụ mà 1 hộ gia đình mua ở năm hiện hành ( năm t) so với
năm gốc.
= * 100%
Hiện nay ở Việt Nam, để tính được chỉ số giá tiêu dùng CPI Tổng cục thống

kê phải xác định được giỏ hàng hóa tiêu biểu mà 1 hộ gia đình tiêu dùng như:
quần áo, lương thực, tiền học phí…
Do mức độ tiêu dùng của mỗi hàng hóa khác nhau nên khi tính CPI, Tổng
cục thống kê có tính tới trọng số hay quyền số của mỗi loại hàng hóa dịch vụ đây chính là tỷ trọng tiêu dùng của từng hàng hóa và dịch vụ trong tổng mức chi
tiêu chung. Khi đó CPI có thể được xác định:
=

=


Khi dùng CPI để tính lạm phát thì nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công

sức nhưng không chính xác vì CPI coi giỏ hàng hóa tiêu dùng đại diện cho toàn
bộ hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế. Thêm nữa, sau 1 thời gian giỏ hàng hóa
trong CPI phải thay đổi vì có những sản phẩm mới ra đời thay thế sản phẩm cũ.
Tỷ lệ lạm phát – GP
Là tỷ lệ phần trăm gia tăng mức giá chung của kì này với kì trước.
= * 100 (%)
Trong đó:
: Tỷ lệ lạm phát năm t
: Chỉ số giá của năm t và năm t-1
: Có thể sử dụng D hoặc CPI

-

1.1.2. Phân loại lạm phát
a. Căn cứ vào quy mô và cấp độ lạm phát

Vừa phải (một

Phi mã (ba chữ

Siêu lạm phát

chữ số)

số)

(trên ba con sô)





gp < 10%
Không gây ảnh hưởng lớn
đền nền kinh tế




tỷ lệ 10% -999%
Có thể gây ảnh hưởng tới
kinh tế nghiêm tọng




Từ 1000% trở lên
Gây thiệt gại nghiệm trọng
đến nền kinh tế

b. Căn cứ dựa vào thời gian lạm phát
-

Lạm phát kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát = 50% một năm => Lạm

-

phát kinh niên
Lạm phát kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát > 50% một năm => Lạm

-


phát nghiêm trọng
Lạm phát kéo dài trên 1 năm với tỷ lệ làm phát > 200% một năm => Lạm
phát kéo dài

c. Căn cứ dựa vào nguyên nhâm lạm phát
-

Lạm phát do cầu
Lạm phát do cung
Lạm phát do tiền
Lạm phát dự kiến


-

Lạm phát do nhập khẩu quá nhiều

1.1.3. Ảnh hưởg và tác hại của lạm phát




Nền kinh tế kém hiệu quả
- Lạm phát làm hao hụt lượng tiền nắm giữ của người dân
- Hao tốn thời gian và sức lực để chống lại lạm phát.
- Giảm hiệu quả cạnh tranh những hàng hóa ở trong nước
- Đảo lộn thị trường vốn, biến dạng đầu tư
- Chi phí thực đơn
- Sự sai lệch về thuế do lạm phát gây ra, lạm phát phóng đại mức thu

nhập và tăng gánh nặng về thuế.
Tác động đến cơ cấu kinh tế
“Vì giá của các hàng hóa dịch vụ tăng khác nhau nên giá tương đối
của các mặt hàng thay đổi, khi đó cơ cấu kinh tế thay đổi. Hay khi xảy ra
lạm phát, 1 số ngành sẽ nâng tỷ trọng của ngành trong tổng thể nền kinh tế
do giá cả tăng cao nhưng cũng có 1 số ngành nghề bị suy giảm, phá sản
phải chuyển hướng kinh doanh khác.



Phân phối lại thu nhập trong xã hội
- Giữa người đi vay và cho vay
- Giữa ông chủ và người hưởng lương
- Giữa Chính phủ và công chúng
- Giữa người mua và bán tài sản tài chính
- Giữa người mua và bán tài sản thực

1.2.4. Nguyên nhân gây lạm phát
a. Lạm phát do cầu kéo
Là loại lạm phát xảy ra do tổng cầu tăng lên, đặc bi ệt khi s ản
lượng đã đạt đến mức sản lượng tiềm năng điều này được thể hiện bởi sự
dịch chuyển sang phải của tổng cầu (trong mô hình AD- AS). Để khắc phục,
chính phủ phải thực hiện các biện pháp thắt chặt chi tiêu, tăng thuế hoặc
giảm cung tiền.


Chúng ta bắt đầu với trạng thái cân bằng ban đầu trong dài hạn, t ại đó
đường LAS cắt đường SAS và AD0 ở mức giá P0. Sự gia tăng tổng cầu từ
AD0 đến AD1 làm mức giá tăng từ P0 lên P1 và GDP thực tăng từ Yp đến Y1.
b. Lạm phát do chi phí đẩy

Là loại lạm phát xảy ra do cú sốc cung bất l ợi, ví d ụ do giá c ả các
yếu tố đầu vào tăng. Trong nền kinh tế, giá cả sẽ tăng đồng th ời th ất
nghiệp cao do các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất.. Do vậy nó còn được gọi
là lạm phát đình trệ.


c. Lạm phát dự kiến hay còn gọi là lạm phát ì

Là loại lạm phát xảy ra do mọi người đã dự tính trước. khi đó, giá
cả trong nền kinh tế tăng theo quán tính. Trong tr ường h ợp này cả đ ường
AS và AD đều dịch chuyển dần lên phía trên với cùng một tốc độ, giá c ả sẽ
tăng nhưng sản lượng và việc làm không đổi.


1.2.

THẤT NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm
Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao
động, không có việc làm và đang tìm kiếm việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp phản ánh tỷ lệ % số người thất nghiệp so với lực
lượng lao động
Tỷ lệ thất nghiệp = * 100%
Tỷ lệ thất nghiệp là biến số vĩ mô quan trọng song không phản ánh hết
được tất cả thông tin về tình hình lao động việc làm nói chung. Do vậy, có thể
dùng thêm 1 số chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động = * 100%
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động = * 100%
Tỷ lệ hữu dụng = tỷ lệ có việc làm = * 100%



1.2.2.
a.

b.

Phân loại thất nghiệp
Theo lý do thất nghiệp
- Bỏ việc
- Mất việc
- Chưa có việc
- Ngoại lệ
Theo tính chất thất nghiệp
- Thất nghiệp tạm thời: Xảy ra khi m ột s ố ng ười lao đ ộng đang trong

thời gian tìm kiếm việc làm hoặc công việc khác tốt hơn, phù h ợp v ới mình
hơn. Loại thất nghiệp này tồn tài thường xuyên trong mọi nền kinh tế.
- Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thất nghiệp xảy ra khi có mất cân đổi
về mặt cơ cấu giữa cung và cầu lao động.
- Thất nghiệp do thiếu cầu (th ất nghiệp chu kì): Khi n ền kinh t ế b ị
suy thoái, sản lượng sụt giảm, thu nhập giảm, sức mua giảm -> các doanh
nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất, cắt giảm lương, sa thải công nhân … làm th ất
nghiệp nền kinh tế tăng.
- Thất nghiệp do yếu tố ngoài th ị tr ường: Qui đ ịnh c ứng nh ắc v ề ti ền
lương làm cho một bộ phận lao động không hoặc khó tìm được việc làm.
1.2.3. Nguyên nhân gây ra thất nghiệp
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp tại một quốc
gia, tùy theo từng vùng lãnh thổ sẽ có những nguyên nhân khác nhau, chúng
ta có thể nhắc đến một vài nguyên nhân như:
- Do khủng hoảng kinh tế

- Do trình độ học vấn
- Tỷ lệ sinh đẻ cao
- Do cơ cấu ngành nghề không phù hợp
- Do chính sách nhà nước
1.2.4. Tác động của thất nghiệp
a. Tác động tích cực
- Thất nghiệp phản ánh thực trạng chất lượng lao động, thất nghiệp thường
-

xảy ra ở những lao động có trình độ chuyên môn kém.
Là đội quân dữ trữ cung cấp lao động để có thể điều chỉnh cơ cấu kinh tế
Khoảng thời gian thất nghiệp là khoảng thời gian để người lao động nghỉ

b.

ngơi, học tập, nâng cao trình độ chuyên môn.
Tác động tiêu cực


-

Tới hiệu quả kinh tế: Thất nghiệp cao làm nền kinh tế hoạt động
kém hiệu quả, nguồn nhân lực bị lãng phí

-

Đối với xã hội: Các quốc gia có thất nghiệp cao sẽ ph ải đ ối m ặt v ới
các tệ nạn xã hội: trộm cắp, cờ bạc,…

-


Đối với cá nhân và gia đình người thất nghiệp: Thu nhập th ấp, m ức
sống thấp, tâm lý xấu, ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình

1.3.

MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP
1.3.1. Đường cong Phillips :
Biểu thị quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát hoặc giữa tỷ lệ
thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng GDP . Đường này được đặt theo tên Alban
William Phillips, người mà vào năm 1958 đã tiến hành nghiên cứu thực
nghiệm dựa trên dữ liệu của nước Anh từ năm 1861 đến năm 1957 và phát hiện
ra tương quan âm giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng tiền lương danh nghĩa.


Đường cong Phillips ngắn hạn dốc xuống phía phải. Nếu như có các
yếu tố làm dịch chuyển đường AD thì sẽ xuất hiện tình trạng đánh đổi



giữa lạm phát và thất nghiệp.
Đường Phillips ngắn hạn tồn tại khi lương và các yếu tố sản suất khác
không linh hoạt.

Đường Philips ngắn hạn:


Từ đó, trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp lý luận rằng để giảm tỷ lệ
thất nghiệp chính phủ đã sử dụng chính sách quản lý tổng cầu, song do tỷ lệ thất
nghiệp có quan hệ ngược chiều bền vững với tỷ lệ lạm phát, nên tăng trưởng

kinh tế cao đương nhiên gây ra lạm phát. Lạm phát là cái giá phải trả để giảm tỷ
lệ thất nghiệp.
1.3.2.

Sự dịch chuyển của đường Phillips: vai trò của các cú sốc cung
Cú sốc cung là sự kiện tác động trực tiếp vào chi phí sản xuất của các

doanh nghiệp  tác động đến giá cả của hàng hoá  đường AS và Phillips dịch
chuyển.

Đường Philips dài hạn:


Đường Phillips thẳng đứng tại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Theo
Samuelson, đường cong Phillips chỉ có giá trị trong thời gian trước mắt.
Ngoài ra, Friedman và Phelps cũng đã đưa ra các kết luận của mình dựa
trên nguyên lý cổ điển của kinh tế học vĩ mô. Theo đó, họ kết luận rằng không
có lý do gì để nghĩ rằng tỷ lệ lạm phát gắn với thất nghiệp trong dài hạn.
1.3.3.

Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn

Tỷ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (xét trong
dài hạn) cho dù tỷ lệ lạm phát thay đổi như thế nào. Không có sự đánh đổi giữa
lạm phát và thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ trở về với thất nghiệp tự nhiên cho
dù lạm phát có tăng bao nhiêu đi chăng nữa. Vậy trong dài hạn lạm phát và thất
nghiệp không có mối quan hệ với nhau.

Ví dụ: giả sử trong điều kiện bình thường, tổng quỹ lương là 100 triệu gồm có
100 lao động. Như vậy mỗi lao động được trả 1 triệu/ người. Bây giờ,sản xuất đi

xuống,tổng quỹ lương giảm xuống còn 90 triệu. Có 2 cách giải quyết:
Cách 1: Chỉ thuê 90 người với mức lương như cũ 1 triệu/ người
Do đó sẽ có 10 người bị thất nghiệp. Loại thất nghiệp này được gọi là thất
nghiệp do thiếu cầu ( cầu lao động trongnền kinh tế là 90 trong khi cung về lao
động là 100)
Cách 2: thuê hết 100 lao động và trả lương 0,9 triệu/ người.
Trong dài hạn, do áp lực của cung thừa, tiền lương của mỗi người sẽ
giảm xuống để duy trì mức thất nghiệp tự nhiên nghĩa là không có thất nghiệp tự
nguyện.


Khi nền kinh tế suy giảm, cầu về lao động giảm. Giai đoạn đầu tiên sẽ có
thất nghiệp vì tiền lương chưa kịp điều chỉnh theo mức sản lượng cân bằng mới.
Nhưng trong dài hạn tiền lương sẽ giảm đến mức thất nghiệp tự nhiên và lúc đó
thất nghiệp do thiếu cầu mới bị triệt tiêu.
CHƯƠNG 2. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHI ỆP TRONG
NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN TẠI VENEZUELA
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG
Venezuela là một quốc gia có:
• Diên tích : 916.445 km²
• Dân số: 28 triệu người
• Khí hậu : Nhiệt đới
Kinh tế Venezuela dựa vào dầu mỏ, các ngành công nghiệp
nặng như nhôm và thép, và sự hồi sinh trong nông nghiệp. Venezuela là
thành viên lớn thứ năm của OPEC tính về sản lượng dầu hỏa. Doanh thu t ừ
xuất khẩu dầu mỏ chiếm hơn 50% GDP của cả nước và chiếm kho ảng
95% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Từng là một trong những quốc gia giàu có nh ất Nam Mỹ, nh ưng gi ờ
đây, Venezuela lại là nền kinh tế khó khăn bậc nhất khu vực. Kinh tế
Venezuela đã suy giảm 18,6% vào năm ngoái, theo một ước tính của ngân

hàng trung ương nước này được Reuters công bố h ồi tháng 1/2017. L ạm
phát thì lên đến 800%. Tất nhiên, đây chỉ là nh ững con s ố ước tính và c ần
xem xét lại. Tuy nhiên, con số chính thức có thể sẽ không bao gi ờ đ ược công
bố do Ngân hàng trung ương Venezuela đã ngừng công khai các s ố liệu v ề
tình hình kinh tế hơn một năm nay. Vì thế nên trong quá trình tìm hi ểu, em
chỉ có được số liệu từ năm 2015 đổ về trước, các con số sau đó đ ược đ ưa
ra chỉ là dự báo và ước tính của một số tổ chức kinh tế, không có s ự đ ảm
bảo chắc chắn.
Vì vậy, trong bài tiểu luận này, em sẽ khai thác số liệu về th ất
nghiệp và lạm phát tại Venezuela những năm trước khi kh ủng hoảng đ ỉnh
điểm xảy ra để tìm hiểu mối quan hệ giữa lạm phát và th ất nghi ệp trong
ngắn hạn và dài hạn tại quốc gia Nam Mỹ này.


2.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP TẠI VENEZUELA
GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
2.2.1. Số liệu thực tế
Biểu đồ tỷ lệ thất nghiệp tại Venezuela giai đoạn 2010 – 2015

Biểu đồ tỷ lệ lạm phát tại Venezuela giai đoạn 2010 – 2015


2.2.2. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp tại Venezuela giai đo ạn
2010 – 2015 và những ảnh hưởng đến nền kinh tế
Như đã nói ở phần cơ sở lý luận, mối quan hệ giữa lạm phát và thất
nghiệp trong dài hạn không có sự đánh đổi, hay nói cách khác trong dài
hạn, tỷ lệ thất nghiệp thực tế sẽ trở về với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên,
chúng không có mối quan hệ ràng buộc với nhau. Vì vậy, chúng ta sẽ ch ỉ
xem xét mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp tại Venezuela trong giai
đoạn từ năm 2010 đến 2015 để xem chúng có m ối quan h ệ nh ư th ế nào và

ảnh hưởng đến nền kinh tế ra sao đồng thời tìm hiểu những biện pháp đ ối
phó với hiện tượng lạm phát, thất nghiệp tại quốc gia Nam Mỹ này.
Năm

Tỷ lệ thất nghiệp (%)

Tỷ lệ lạm phát(%)

2010

8,45

28,2

2011

7,84

26,1

2012

7,41

21,1

2013

7,79


40,6

2014

6,95

62,2

2015

6,82

109,7

Qua biểu đồ và bảng số liệu ta thấy thất nghiệp và lạm phát có xu hướng
đi theo chiều trái ngược, tỷ lệ thất nghiệp đang có xu hướng giảm đi, còn tỉ lệ
lạm phát thì có xu hướng tăng lên.


Từ năm 2013 tỷ lệ lạm phát tại Venezuela bắt đầu có sự tăng đột biến. Nếu như
từ giai đoạn năm 2010 đến năm 2012 tỷ lệ lạm phát ở quốc gia Nam Mỹ này còn


có xu hướng giảm thì 3 năm liền sau đó tỷ lệ này đã tăng chóng mặt. Cụ thể chỉ
sau 3 năm, tỷ lệ lạm phát đã tăng 88,6% từ mức 21,1% lên 109,7%. Sở dĩ có sự
tăng này là do nhiều nguyên nhân, có thể kể đến do tỷ lệ thất nghiệp giảm
xuống, hay từ sau khi tổng thống Hugo Chavez qua đời vì ung thư, người kế tiếp
là Tổng thống Maduro cũng là người đi theo khuynh hướng chính trị cũ là chủ
nghĩa dân túy, chính phủ kiểm soát và can thiệp sâu vào nền kinh tế, vị tổng
thống này phải đương đầu với những bất ổn kinh tế, và chính trị khi giá dầu bắt

đầu rớt thê thảm.


Không dừng lại ở đó, dòng vốn đầu tư vào Venezuela cũng giảm mạnh khi lượng
vốn ròng đổ vào đây chuyển sang mức âm lần đầu tiên kể từ thập niên 1990.
Năm 2016, Venezuela là nước duy nhất mà dòng vốn từ Mỹ đổ vào xuống mức
âm trong số 58 nước.



Những thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại đây cũng d ần v ắng
bóng khi từ đầu năm đến nay chưa có hợp đồng nào đ ược th ực hi ện. Năm


2010, khoảng 20 thương vụ đầu tư mới với tổng trị giá 6,8 tỷ USd đã đ ược
thực hiện nhưng con số này bắt đầu giảm dần từ đó.

Số thương vụ M&A và đầu tư mới tại Venezuela



Nguy hiểm hơn, lượng ngoại hối dự trữ của nước này đang cắm đầu đi
xuống, từ 30 tỷ USD năm 2013 xuống còn khoảng 10 t ỷ USD hi ện nay

Dự trữ ngoại hối của Venezuela (Tỷ USD)




Theo ngân hàng thế giới (World Bank), việc đồng nội tệ mất giá cùng việc

kiểm soát quá chặt nền kinh tế đang khiến giá cả ở đây tăng chóng mặt và
khả năng duy trì sinh nhai của người dân đang suy giảm từng ngày. Tuy
nhiên, cái chúng ta đang xem xét là mối quan hệ gi ữa th ất nghi ệp và l ạm
phát, vậy trong khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, tỷ lệ th ất nghiệp c ủa qu ốc gia
Nam Mỹ này có xu hướng ra sao?



Theo bảng thống kê, tỷ lệ thất nghiệp tại Venezuela giai đoạn năm 2010 – 2015
có xu hướng giảm đều. Cụ thể tỷ lệ thất nghiệp sau 5 năm giảm 1,63% từ mức
8,45% xuống còn 6,82%. Tỷ lệ thất nghiệp giảm do quốc gia này bắt đầu chú
trọng hơn vào nông nghiệp, thu hút thêm nguồn nhân lực vào lĩnh vực này.
Trong ngắn hạn, tỷ lệ thất nghiệp giảm đồng nghĩa với việc làm gia tăng lạm
phát, lấy một ví dụ đơn giản: Khi một quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp, người
dân có việc làm sẽ làm gia tăng khối lượng sản phẩm làm ra, cung vượt cầu, từ
đó làm đồng nội tệ mất giá. Do tỷ lệ thất nghiệp có mối quan hệ ngược chiều
bền vững đối với tỷ lệ lạm phát, nên tăng trưởng kinh tế cao đương nhiên gây ra
lạm phát. Lạm phát là cái giá phải trả để giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, như
đã nói ở trên, nguyên nhân gây ra lạm phát đột biến tại quốc gia Nam Mỹ này
còn đến từ rất nhiều lý do như chính sách của nhà nước,… Chúng ta chỉ cần hiểu
rằng, lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn, cụ thể là giai đoạn 2010 - 2015 tại
Venezuela có quan hệ tỷ lệ nghịch, tỷ lệ thất nghiệp giảm làm cho lạm phát có
xu hướng tăng lên.
2.2.3. Biện pháp đối phó
Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp giảm, nhưng tỷ lệ lạm phát lại tăng ở mức cao
khiến nền kinh tế của Venezuela lâm vào tình trạng khủng hoảng. Venezual cần
phải có những cải cách quan trọng như từ bỏ chủ nghĩa dân túy, tiến hành cải
cách kinh tế mang tính thị trường hơn trên cơ sở khôi phục sự tôn trọng khu vực



kinh tế tư nhân, nếu muốn thoát khỏi tình trạng luẩn quẩn kéo dài nhiều thập kỷ
và kéo dài cho đến nay.
Việc giảm tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn sẽ làm tăng tỷ lệ lạm phát, tuy
nhiên xét trong dài hạn thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế sẽ quay về mức tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên, vì vậy nên Venezuela cần có những chính sách để làm giảm tỷ
lệ lạm phát như bớt phụ thuộc vào dầu mỏ, tập trung đầu tư vào các ngành nông
nghiệp, phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nhằm kiềm chế
lạm phát. Một số chính sách có thể kể đến như:
Đối với chính sách tiền tệ:


Ưu tiên hơn cho việc phát triển nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, trong



công nghiệp hỗ trợ và khối doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đưa ra các chính sách bình ổn thị trường ngoại tệ và vàng để nhằm đáp



ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và gia tăng dự trữ ngoại hối.
Thắt chặt tín dụng đối với các lĩnh vực phi sản xuất đặc biệt là bất động



sản và chứng khoán. Ngoài ra phải giảm tỷ lệ dư nợ đối với lĩnh vực này.
Ngừng phát hành tiền vào trong lưu thông nhằm giảm lượng tiền đưa vào




lưu thông trong xã hội
Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Đối với chính sách tài khóa:


Sắp xếp lại chi thường xuyên nhằm tiết kiệm.
Cắt giảm bội chi ngân sách, cụ thể là giảm chi thường xuyên và có cắt



giảm đầu tư công.
Giám sát chặt chẽ và rà soát lại nợ chính phủ, quốc gia và không mở rộng



đối tượng được chính phủ bảo lãnh.

KẾT LUẬN


Kinh tế học là học phần trang bị cho sinh viên nguyên lý của các v ấn
đề kinh tế cơ bản của nền kinh tế cũng như của các thành phần trong n ền
kinh tế. Cách xác định cân bằng thị trường thông qua mô hình Cung – C ầu
hàng hóa, các yếu tố xác định mức giá và sản lượng chung của th ị tr ường,
độ co giãn. Đồng thời nhận thức được sự vận động của n ền kinh tế t ổng
thế, cách thức hạch toán thu nhập quốc dân, các nhân tố quy đ ịnh sản
lượng, lạm phát và thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá h ối đoái, cũng nh ư nh ững
nguyên lý cơ bản về các chính sách kinh tế vĩ mô.
Trong quá trình học tập, em được giao tìm hiểu m ối quan hệ gi ữa

lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn tại một quốc gia và em
đã chọn Venezuela. Sau khi tìm hiểu số liệu thực tế, em đã hi ểu đ ược m ối
quan hệ, sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp tại đây, trong
ngắn hạn lạm phát càng cao thì thất nghiệp có xu h ướng giảm xuống, có s ự
đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Vương Thu Giang và
thầy Bùi Hải Đăng đã truyền đạt cho em những kiến th ức quan tr ọng, c ần
thiết để em hoàn thành bài tiểu luận này. Trong quá trình nghiên c ứu cũng
như phân tích chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót, em r ất mong
được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bài giảng kinh tế học


2. />3. />4. />


×