BÀI THUYẾT TRÌNH
HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN BAN HÀNH QUY ĐỊNH NỘI DUNG VIỆC
THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN HÓA TRONG VIỆC TANG
I.Mở Đầu
Thưa cô và các bạn.
Theo phong tục tập quán của dân tộc ta, từ xưa đến nay lễ cưới và lễ
tang chính là biểu hiện nếp sống văn hóa của mỗi gia đình, của cộng đồng và toàn
xã hội.
Từ bao đời nay việc tổ chức lễ cưới, lễ tang vừa kế thừa truyền thống phong
tục, tập quán, mang bản sắc riêng của dân tộc, vừa được cách tân ngày càng vǎn
minh theo sự phát triển của thời đại. Tuy nhiên từ phong tục, tập quán trở thành
thói quen trong suy nghĩ của mỗi người, mỗi gia đình, nhiều năm qua, không ít nơi
vẫn còn nhiều thủ tục nặng nề, khi gia đình có việc cưới, việc tang đều tổ chức ăn
uống linh đình, dài ngày, kèm theo nhiều hủ tục lạc hậu gây tốn kém, lãng phí thời
gian, tiền bạc. Một số đám cưới, đám tang có xu hướng phô trương, vụ lợi. Đặc
biệt việc ăn uống tràn lan đã gây nên nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể, hiện
tượng cờ bạc trá hình trong đám cưới, đám tang đã có diễn biến phức tạp làm mất
trật tự an ninh. Những tác động tiêu đã làm ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa thanh
lịch của cộng đồng xã hội, không còn phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay.
Đứng trước thực trạng đó, Bộ chính trị đã ban hành chỉ thị 27- CT/TW ngày
12 tháng 01 năm 1998 để chỉ đạo về việc thực hiện việc cưới, việc tang theo nếp
sống văn hóa. Thực hiện chỉ thị 27, các cấp ủy Đảng, Chính quyền , các ban ngành
đã có nhiều văn bản triển khai thực hiện. Theo chỉ thị của trung ương các cấp
phòng văn hóa, ủy ban nhân dân triển khai phổ biến để nhân dân thực hiện nội
dung hướng dẫn, quy định cụ thể để vận động nhân dân thực hiện việc cưới, việc
tang theo nếp sống văn hóa theo quy định.
nguồn : CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP
II. Nội Dung
1.Khái niệm việc Tang.
Tang lễ hay tang ma, đám ma, đám tang là một trong những phong tục của
người Việt. Từ xa xưa do đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ nghi lễ của Trung Hoa
nên tang lễ của người Việt cũng gồm rất nhiều quy trình, song đã cải biến nhiều
chỗ để phù hợp với truyền thống dân tộc Việt.
Tang lễ là tất cả những nghi thức do người sống thực hiện cho người chết từ
lúc hấp hối cho đến khi chôn cất, nhằm thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với
người đã khuất.
Sinh hoạt xã hội Á Đông rất coi trọng tình cảm, đề cao tình thân, coi trọng
huyết thống gia đình thân tộc hơn nên những nghi thức nghi lễ trong tang ma được
thực hiện rất chu đáo, bài bản. Trong tư tưởng triết gia Á Đông, việc thực hiện nghi
lễ tang ma đối với người chết là rất quan trọng, là bổn phận của những người sống
đối với người khuất là cha mẹ, anh chị em, họ hàng thân tộc của mình. Cái chết đối
với mỗi người không ai tránh khỏi và tang lễ là vấn đề nghiêm trọng đối với một
gia đình nào đó. Ngay từ giờ phút hấp hối của một người, khôn khí gia đình đã trở
nên trầm lắng xuống với vẻ thiêng liêng; con cháu gần xa được báo tin vội vã quay
về để “gặp mặt lần cuối”, tuy đông đủ nhưng đều im lắng với một vẻ u ám, buồn
bã.
2. Các Nghi thức trong đám tang.
1.Hú vía: Con cầm áo người chết trèo lên nóc nhà đi lối phía trước, gọi tên
người chết ba lần “Ba hồn bảy vía ông… đâu, về với con!” đoạn trèo xuống đàng
sau, cầm áo ấy phủ lên thây, có ý cầu mong cho người sống lại.
2.Mộc dục: Sắp đủ một dải lụa để buộc tóc, một con dao nhỏ để cắt móng
tay chân, hai khăn vải trắng (một tắm, một lau mặt), một lược thưa để chải tóc, một
chiếc gáo, châu tắm lau thi thể bằng rượu hay cồn, một chậu để nước thừa. Thay bỏ
áo cũ, mắc áo mới. Công việc này có ý nghĩa là vệ sinh khử trùng, và phải tiến
hành sớm, nhanh để kịp giờ khâm liệm. Tránh để thi thể quá lau bên ngoài vì sau
một ngày đêm xác sẽ hư và bốc mùi hôi thối. Việc khâm liệm ngày nay được thầy
cúng coi ngày giờ, được chọn ngày tốt gần nhất để khâm liệm và nhập quan.
3.Hồn bạch: lấy bảy thước lụa đã đặt trên ngực trước khi tắt thở (đón hơi
thở người chết vào đấy) kết như hình người. Sauk hi nhập quan, đặt hồn bạch lên ỷ
trên linh sàng để sớm tối rước ra vào. Ngày nay, người ta dùng di ảnh thay hồn
bạch.
Tang chủ và chủ phụ: Tang chủ lập cho con trưởng, nếu con trưởng đã chết thì lập
cho con trai đầu lòng của con trưởng (hay gọi là cháu đức tôn).
Tướng lễ, hộ tang, tư thư, tư hóa:
+ Lập tướng lễ là người phải thông thạo cách xếp đặt mọi việc tang lễ.
+ Hộ tang là người hiểu biết lễ nghi để giúp việc.
+ Tư thư biên lễ khách đưa đến phúng.
+ Cử người tư hóa để ghi chép việc tiêu dùng.
4.Cáo phó: Người tư thư làm cáo phó
5.Trị quan: Sửa soạn quan tài và tất cả mọi thứ phụ tùng đem đến đặt dọc
theo một bên nơi đặt thi hài. Dùng giấy bổi hay giấy bản lót đáy quan tài hoặc có
nhà không dùng giấy mà dùng bỏng nẻ hay trà búp khô trải khắp đáy. Thầy cúng
làm lẽ phạt mộc, tay cầm dao, tay cầm nén hương niệm để trừ thạch tinh cốt khí có
thể ẩn náu trong gỗ. Nhiều nhà còn tin tưởng họ dán cả bùa trong ngoài áo quan.
Ngày nay, việc dùng trà búp khô để lót trong quan tài rất phổ biến nhằm để tỏa mùi
thơm, ác đi mùi hôi của thây.
6.Phạn hàm: Gạo vo sach và ba đồng tiền mài sáng, tang chủ dùng thìa xúc
gạo và đồng tiền đổ vào miệng, lần đầu là sơ phạn hàm, lần hai là tái phạn hàm, lần
cuối ta, phạn hàm. Phạn hàm là dụng ý tránh chẳng để miệng người chết hư không.
7.Liệm (gồm đại liệm và tiểu liệm): Khi liệm, tang chủ vào khóc quỳ xuống,
người chấp sự quỳ theo và khấn: “Được ngày giờ, xin lễ liệm, cẩn cáo.” Tang chủ
sụp lạy và đứng lên. Những người lo việc liệm xác phải tiến hành những việc: Cởi
bỏ buộc hàm, chít đầu và phủ mặt xác chết bằng vải vuông hay vóc nhiễu màu đen
lót hàng màu hồng có dải buộc ra đằng sau gáy, lồng bao tay, mang vớ và giày.
Trước khi nhập quan, trong áo quan có rải sẵn một lượt trà, bỏng gạo hoặc bất cứ
thứ gì có thể hút nước của người chết tiết ra.
Dùng vải trắng hoặc lụa. Tiểu liệm gồm một miếng vải trắng dài 14 thước ta,
có ba đoạn vải ngang, mỗi đoạn 6 thước ta đặt thẳng góc với miếng vải chính. Đại
liệm cũng có chiều dài tương tự nhưng gồm 5 đoạn ngang. Các đoạn này phải sắp
cho vừa với thân người để buộc lại khi liệm thành mảnh thứ nhất ngang đầu và tới
mảnh cuối cùng ngang bàn chân người chết. Khiêng thây đặt ngay ngắn, chỉnh tề
tránh để nước mắt con cháu rơi trúng, sợ sau này con cháu khó làm ăn.
8.Tạ quan: cần phải có đầy đủ trong quan tài như là gối kê đầu, hai gối lót
hai bên tai, một tấm đệm đầu, hai tấm đệm chân, hai tấm đệm dựa về đùi, hai tấm
đệm về chân, tấm che mặt. Tất cả những thứ này đều làm bằng giấy bồi, trong có
nhồi bấc.
9.Lễ nhập quan: được tiến hành ngay sau khi liệm xong. Thân nhân có mặc
đứng thứ tự xa gần, trên dưới quanh quan tài. Phải canh đúng “giờ tốt” do thầy
cúng hay thầy tu ở chùa coi sách chọn. Những người kỵ tuổi với người chết (trong
vòng con cháu ruột), vào giờ nhập quan phải lánh mặt ra chỗ khác, xa hẳn để
phòng ngừa tai hại về sau (vì theo cổ tục người ta tin rằng người chết có thể bắt
theo).
10.Thiết linh sàng, linh tọa:
Thiết linh sàng là kê giường nằm cho vong hồn người chết
Linh tọa: là bàn thờ, bao giờ cũng đặt ở phía trước linh cữu. Trên linh tọa về phía
trong nơi giữa đặt bài vị đề chức tước, họ, tên húy, tên thùy (ngày nay có thêm di
ảnh)
11.Thành phục: Ngày sau khi thiết linh tọa thì làm lễ thành phục. Sắp sẵn
đủ đồ tang phục cho con trai, con giá, con dâu, con rễ và anh em.
12.Phục tang: Con trai mặc áo sô, đội mũ nùn, ngày nay dùng một cái khăn
hình tam giác cùng vải tang, có dây cột, trùm buột lên đầu cho gọn và đặt trên một
cái bích cân làm bằng rơm quấn dây vải, hai thứ này được gọi là mũ bạc hay mũ
rơm. Thân mình quấn một cái đai làm bằng dây rơm cũng quấn vải, gọi là dây rơm.
Con trai còn phải cầm gậy, cha gậy tre mẹ gậy tầm vông. Các cháu trai cũng mặc
tang phục như con trai, chỉ khác là có làm dấu đỏ tròn trên mũ ở trước trán để mọi
người nhìn vào dễ phân biệt. Con dâu cũng mặc sô gai thắt lưng ra ngoài bằng dây
bện bẹ chuối, áo sổ gấu hay không thì tùy trường hợp còn cha hay mẹ ruột, cũng
như con gái còn ở nhà khác con gái đã lấy chồng: áo có sổ gấu và không. Mọi
người đều xõa tóc đội mũ mấn. Con rể và anh em mặc áo thụng trắng, chị em quấn
vặn khăn trắng với tóc. Tất cả thân thuộc đều mặc đồ trắng cả.
13.Triêu tịch điện: Sau lễ thành phục, mỗi ngày buổi sớm và buổi chiều
cúng cơm.
14.Kèn giải: từ lúc tế thành phục rồi, phường nhạc phải túc trực một bên,
mỗi khi khách đến phúng điếu lại thổi kèn và nổi trống cho khách hành lễ. Kèn giải
như một cách để báo tin, làng xóm nghe trống kèn lễ biết nhà tang để đến phúng
viếng, chia buồn.
15.Phúng viếng: Xưa, lễ cúng viếng thường là trầu cau trà rượu, nhưng
cũng có người viếng những câu đối, những bức trướng trong đó có nhắc lại cách ăn
ở hay tính tốt của người vừa qua đời. Nay, người ta lễ với tiền mặc, nhang đèn,
giấy tiền vàng bạc, tràng hoa cườm hay hoa tươi… Xưa, những bức trướng và câu
đối phúng viếng được treo ngay ở xung quanh tường vách nơi đặt linh cữu để
hương hồn người khuất có thể nhận thấy được, và cũng để những khách tới viếng
có thể đọc thưởng thức nghệ thuật văn chương với ý hay, lời đẹp. Ở thôn quê,
người trong cùng thôn xóm khi cúng một số tiền để trực tiếp giúp đỡ tang gia lúc
cần thiết. Đây là một việc rất thực tiễn. Mọi món tiền hoặc đồ lễ phúng viếng của
đều được ghi rõ ràng và được ghi vào quyển sổ, để về sau tang chủ coi theo mà
cảm ơn, trả ơn hoặc khi có người nào lâm vào tình cảnh tang chế như mình thì
cúng viếng giúp đỡ lại. Đây là một đặc điểm của tương quan giao tế xã hội mà
người Việt đã ý thức có từ lâu trong cuộc sống cộng đồng tập thể.
Tất cả các trai gái dâu rể phải luôn luôn túc trực hai bên linh tọa và linh cữu,
vẫn nam tả nữ hữu và phải đáp lễ những khách đến phúng điếu. Linh cữu còn để
trong nhà thì khách đến phúng điếu phải lễ hai lạy như đối với người sống, cả gia
đình chủ tang mỗi người đáp lại một nữa lễ tức là một lạy. Ngày nay, khách đến
viếng mà lạy hai lạy có nghĩa là khi đưa đám, người ấy sẽ đi tiễn đưa người chết
đến huyệt mộ hay lò hỏa táng. Còn như người ấy lễ ba lạy thì có nghĩa người ấy
bận việc không thể đi tiễn đưa lúc di chuyển linh cữu được.
16.Chuyển cữu: trước khi tống tang, phải khiêng linh cữu sang nhà thờ tổ
hoặc trước bàn thờ tổ để người chết yết tổ. Chủ tang thực hiện nghi lễ này, rước
hồn bạch (di ảnh) sang nhà thờ tổ, làm lễ cáo yết thay người chết lễ bốn lạy. xong,
lại rước hồn bạch về linh tọa. Chuyển cữu thì con cháu trong nhà đích thân bắt tay
vào khiêng, không để người ngoài là ý nâng giấc người chết như lúc còn sống.
Cáo thần đạo lộ: ngày đưa đám, trước khi rước linh cữu lên đường người ta làm lễ
cáo thần đạo lộ. lễ trầu rượu oản quả hay lễ mặn tùy tâm.
17.Đưa đám: xưa hay nói tiếng chữ là phát dẫn.
Nghi thức phát dẫn: đám tang lớn hành ngơi đi đường thường theo thứ tự sau đây:
Đưa tang và để tang còn có tục cha đưa mẹ đón (tang cha - đi sau quan tài,
tang mẹ - đi giật lùi phía đầu quan tài) và tục áo tang cha thì mặc trở đàng sống
lưng ra, tang mẹ mặc trỏ đằng sông lưng vô - hai tục sau cũng đều thể hiện triết lí
âm dương qua cặp nghĩa hướng ngoại (dương, cha) - hướng nội (âm, mẹ).
+ Dẫn lộ là hai phương tướng, đò mã nan tre phất giấy hình mặt dữ tợn, cầm hung
khí đi hai bên linh cữu (đặc điểm này theo Trung Hoa)
+ Thứ đến là thể kỳ là bức hoành vải trắng treo trên trước linh tọa, đem căng trên
khung, hai bên treo đèn lồng đề chức tước thụy hiệu của người chết. Người qua lại
trông thể kỳ biết là đám tang đàn ông hay đàn bà.
+ Kế sau là minh tinh
Nhà trạm: là trạm ở dọc đường để dừng lại tế điện trung đồ vừa trọng thể
lại vừa có ý nghĩa dùng dằng cho thêm chậm việc tống táng để tỏa lòng luyến tiếc.
Đến chỗ huyệt lại có một trạm đặt linh cữu dừng lại để tế hạ huyệt.
18.Hạ huyệt: trước khi hạ huyết có tế thổ thần. Huyệt đã đào theo hướng
thầy địa lý chỉ bảo. Được giờ hoàng đạo thì đặt cữu xuống gọi là hạ huyệt, hay hạ
dộng.
19.Rước về: đám tang đi một đường về một nẻo, trái với đám cưới đi về
phải cùng nẻo. Lúc về phải rước theo thứ tự như lúc đi. Bàn thờ thiết lập nơi trang
trọng nhất trong nhà, nhưng không được đặt trong nhà thờ tổ (hay trên ùng bàn thờ
tổ).
20Tế ngu: Ngu là vui. Tế ngu là làm nguôi lòng đau thương của cha hay mẹ
vừa mất, để tỏ lòng hiếu kính cho người được yên vui phần nào. Tế ngu là tế chah
ay mẹ, không phải tế thần linh.
21.Viếng mộ: liền ba ngày sau khi chôn cất, con cái mỗi buổi sớm đi viếng
mộ nhwung bao giờ cũng phải có trưởng nam hay cháu đức tôn (thừa trọng tôn).
22.Lễ mát nhà: mời thầy cúng đến bày đàn mũ mã ccungs tống hung thần,
ném gạo muối tiễn, bùa trấn trạch dán cổng trên nhà cửa buồn để cấm tà ma, cuống
gọn bỏ trong ống tre vát nhọn một đầu, cắp nhập xuống đất phía trước mộ chí.
Nhà mồ: là nhà để che mưa nắng cho người nằm dưới lòng đất.
Cúng cơm: sau khi chôn cất, suốt một trăm ngày hai bữa cúng cơm.
23.Thất thất: cứ mỗi tuần bảy ngày mời thầy cúng về cúng cơm cầu siêu,
hết bảy tuần (49 ngày) mới thôi. Cúng ngày thứ bốn mươi chín gọi là tuần tứ cửu,
làm lễ tốt khóc, mời bà con, họ hàng nhữn người thân thích đến dự lễ.
24.Tiểu tường: là giỗ đầu, một năm sau ngày mất.
25.Đại tường: là giỗ hết, hai năm sau dúng ngày mất làm lễ đại tường.
Đốt mã: Ngày rằm tháng bảy đầu tiên sau tiểu tường, làm lễ đốt mã cho
vong.
Làm chay: tin rằng, những người chết phần nhiều vì tiền oan nghiệp chướn, cần
làm chay để giải oan tẩy oan, để vong hồn được siêu thoát.
Thời gian để Tang:
Việc để tang ở nước ta chia ra đại tang và tiểu tang.
Về tiểu tang có 4 bậc, đại tang chỉ có một bậc. Đại tang và tiểu tang gồm tất cả 5
bậc, gọi là ngũ phục.
Đại tang: để tang 3 năm.
26.Cải táng: chôn lúc mới chết gọi là hung táng. Ba bốn năm sau con cái lo
cải táng nghĩa là đem hài cốt táng nơi khác, bình dân gọi là bốc mộ. Tùy theo từng
nhà mà thực hiện nghi thức cải táng này, có nhiều nhà họ không dùng đến nghi
thức này.
27.Mộ phần: gồm có hai loại : mộ đất và mộ đá. Ngày nay, có thêm mộ tháp
thường dùng trong chùa, các nhà sư trụ trì chùa, người có chức sắc. Tùy theo từng
hoàn cảnh gia đình mà người ta cho xây mộ đá hay mộ đất. Mộ đá ngày nay rất đa
dạng, trang trí đẹp, cho xây dựng nhà mồ của dòng họ. Ngày xưa, bia mộ được đặt
trước mộ (tức là dưới chân người chết) để khi viếng người chết có thể nhìn thấy
người đến viếng. Ngày nay, tấm bia được đặt ngay phía trên mộ (tức trên phần đầu
nằm của người chết).
Theo phong tục tập quán từ xưa đến nay, người Việt coi tang lễ và thực hiện
các nghi thức trong tang lễ là rất quan trọng, thể hiện nếp sống, văn hóa truyền
thống của mỗi vùn miền, dân tộc. Nên luôn thực hiện một cách chỉnh chu và cẩn
trọng. Với tất cả các tang ma, việc làm tang ma cho cha mẹ là rất quan trọng, nên
luôn cần phải đảm bảo tính linh thiêng, trang trọng và chu đáo.
Nhiều phong tục tang ma cũng đã thay đổi theo hướng giản lược như tang
phục đơn giản hơn trước. Con trai đội khăn tang, không mặc áo tang và không nhất
thiết phải có dây rơm mũ bạc ; con gái, con dâu không trùm khăn như trước; cháu
chỉ đội khăn; con trai không còn đi lùi trước quan tài của cha hay mẹ. Ngày trước
để tang cha mẹ đến 3 năm, nay thì rút gọn còn 1 năm, thậm chí có thể xả tang ngay
khi vừa chôn xong hoặc lúc mở cửa mả, do phải đi làm ăn xa hoặc cho bớt nặng nề
trong tang chế. Vẫn giữ những nghi thức cần thiết trong tang ma cho tròn chữ hiếu
với người đã mất, nhưng cách thức tiến hành trong tập tục này đã theo hướng giản
lược, biến hóa một cách linh hoạt, sao cho không nặng nề cho cả người chết lẫn
người ở lại. Đó cũng là đặc trưng mang tính nhân văn của cư dân nơi đây, thích
nghi với nhịp sống thời đại.
Tài liệu tham khảo :
Trần Ngọc thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB ĐHQG HCM.
Nhất Thanh, Đất lề quê thói. NXB Văn học.
Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương. NXB Văn học.
Phong tục tập quán : Tang lễ Việt Nam
III.Thực trạng tang ma ở Việt Nam
Vào mạng Internet, hỏi Google”, lập tức sẽ hiển thị “một đống” kết quả như:
“Chúng tôi là cơ sở dịch vụ việc hiếu TH. Chúng tôi từng phục vụ tại nhiều tỉnh,
TP như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được gia chủ đánh giá cao về sự nhiệt
tình, tận tâm và phong cách chuyên nghiệp. Liên hệ...”.
Tôi nhận thấy đã hình thành một “ngành dịch vụ tang lễ” mới hái ra tiền với
một lực lượng lao động hùng hậu từ cho thuê ôtô, loa đài, trống, kèn rồi đội sênh
tiền, thanh nữ, phật tử, quay phim, chụp ảnh... Các cơ sở dịch vụ tang lễ có khi liên
kết với nhau nhưng cũng cạnh tranh nhau khốc liệt để giành “thị phần”. Không chỉ
tung lực lượng “tiếp thị”, các cơ sở còn tăng cường quảng cáo.
Những “đám ma to”
Không chỉ có nhiều mục, các cơ sở kinh doanh dịch vụ đám ma còn có nhiều
“gói dịch vụ” đáp ứng mọi nhu cầu của khách. Gia đình định làm mức giá nào? 30,
50 hay 100, 200 triệu? Từ mức giá 100 triệu trở lên, đám tang được xếp vào hàng
“đám ma to”. Những đám tang này có đội nhân viên phục vụ tới vài chục người, có
thêm nhiều “tiết mục” được cho là hay, mới lạ nhưng dưới con mắt của những
người hiểu biết về phong tục thì lại bát nháo đến kệch cỡm.
Kèn trông linh đình : Trong tang lễ thì các "ban nhạc lễ" không sử dụng bài,
bản nhạc tang truyền thống, mà biến tấu, thậm chí sử dụng cả ca khúc (nhạc đỏ,
nhạc vàng, nhạc tây), không phù hợp với không gian tang lễ và làm lễ tang hỗn tạp;
có nơi còn biến nơi tổ chức tang lễ thành nơi biểu diễn nghệ thuật, thậm chí còn
biểu diễn cả thời trang (biểu diễn tạp kỹ).
Từ lâu, theo phong tục cổ truyền Việt Nam, nhạc tang dùng trong lễ viếng
chủ yếu là phường bát âm. Ngày nay, trong xu thế “hòa nhập”, đám tang xuất hiện
thêm đội kèn đồng với khoảng 20-30 người. Khi đưa đám, phường bát âm và đội
kèn đồng thi nhau thổi kèn, đánh trống tạo nên màn kết hợp cổ - kim bát nháo.
Phường bát âm chưa dứt điệu “Hành vân” truyền thống thì dàn kèn đồng vang lên
bài “Hồn tử sĩ” rồi đến “Tiến quân ca” đầy hùng tráng dù người mới mất chưa hề
một ngày trong quân ngũ. phô phang đối nghịch trong một đám tang lẫn lộn cả
phường bát âm tò tí te với dàn nhạc kèn mặc sức diễn tấu.
Vòng hoa, hương hỏa : Sự bành trướng của vòng hoa, câu đối tại những
“đám ma to” khiến không ít người lắc đầu ngao ngán. Đám ma mẹ vợ của một lãnh
đạo cấp sở có tới gần... 300 vòng hoa. Vòng đời của những bông hoa này thật ngắn
ngủi: Từ quán hoa đến nơi phúng viếng sau đó chất lên xe, chở đến nghĩa trang rồi
đổ thành đống ven đường. Với giá dao động từ 200 đến 300 nghìn đồng/vòng hoa,
mỗi “đám ma to” tiêu thụ hết vài trăm vòng thì các chủ quán hoa thu được vài chục
triệu.
Khóc thuê :Một đám tang khác, người đi đường cảm động khi chứng kiến
cảnh ông lão nước mắt đầm đìa bám vào quan tài nức nở: “Bà ơi, thế là từ đây đôi
ngả cách xa, bà về nơi chín suối để cháu con bơ vơ thế này...”. Đến nghĩa trang,
xong phần tang lễ, ông lão nọ không đi về cùng đám con cháu mà nhảy lên xe máy
của một người khác, phi thẳng về quán bia làm vài cốc giải khát. Chứng tỏ ông
“thợ khóc” chứ chẳng có dây mơ rễ má gì với “bà” vừa chết. Nghề khóc thuê đã
“chết” từ sau năm 1945 nhưng thời gian gần đây nó lại được “hồi sinh”. Những
người chuyên hành nghề đau khổ giả tạo để kiếm cơm thiên hạ.
Dịch vụ dẫn vong : Trọn gói dịch vụ dẫn vong này lên tới vài chục triệu
đồng với đoàn xe ôtô đen, bên trên đặt đài sen, rồi lọng che đầu, ngựa giấy to...
“Đám ma to” có thể hiện được sự hiếu nghĩa của con cái đối với người đã
khuất?
Chưa kể đến việc tổ chức ăn uống linh đình.
Ai là người tổ chức “đám ma to”?
“Chắc chắn đó không phải là nông dân hay công nhân với mức thu nhập chỉ
vài triệu đồng một tháng mà chủ yếu là cán bộ, đảng viên và lãnh đạo doanh
nghiệp, tóm lại là những người có quyền, có tiền...”.
Tang lễ tưởng như chỉ là việc của một nhà, nhưng những biến tướng của dịch
vụ tang ma đi ngược thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng tới cả cộng đồng khiến nó trở
thành việc lớn, gây “đau đầu” toàn xã hội.
Hiện nay, việc tổ chức tang lễ theo đúng quy định tổ chức trang trọng,
lành mạnh và tiết kiệm nhưng vẫn giữ được những lễ nghi truyền thống và không
khí vui tươi, đầm ấm của các gia đình.
Đáng mừng hơn, nhiều địa phương, gia đình tổ chức cưới theo nếp sống mới
như: Tiệc trà, trao giấy chứng nhật đăng ký kết hôn tại trụ sở UBND phường, xã,
đặt hoa tại đài tưởng niệm liệt sĩ, đám cưới không có thuốc lá, mô hình mỗi đám
cưới ủng hộ quỹ khuyến học của địa phương giá trị bằng một mâm cỗ, báo hỷ sau
cưới.
Hiện nay, đám cưới không thách cưới bằng tiền mặt, lễ vật không cầu kỳ và
đám cưới chỉ diễn ra trong một ngày, không làm quá 40 mâm cỗ… đang được
nhiều gia đình hưởng ứng, có sức lan tỏa cao.
Hiện nay, việc tổ chức tang lễ theo đúng định hướng trang nghiêm, tiết kiệm,
đậm nghĩa tình. Hầu hết các thôn, làng đã thành lập ban tổ chức tang lễ thống nhất
quy trình, nghi thức phù hợp với điều kiện của địa phương, gia đình, ít tốn kém, thể
hiện mối quan tâm lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng khi gặp khó khăn,
hoạn nạn.
Tình trạng tổ chức tang lễ rườm rà, kéo dài nhiều ngày, ăn uống tràn lan,
nhất là khu vực ngoại thành được khắc phục đáng kể. Các hủ tục trong đám tang
như: Lăn đường, khóc mướn, chơi cờ bạc… hầu như không còn. Tỷ lệ hỏa táng
người quá cố ngày càng cao.
Mặc dù việc tổ chức tang lễ trên địa bàn thành phố có nhiều chuyển biến
nhưng theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, hiện tượng sử dụng nhiều vòng hoa
viếng gây lãng phí, mở nhạc lớn, gây cản trở giao thông khi đưa tang… vẫn còn ở
một số đám tang, nhất là trong khu vực nội thành.
Để hạn chế tình trạng này và để việc tang ngày càng văn minh cần sự vào
cuộc bền bỉ, đồng bộ của các địa phương, đoàn thể trên địa bàn Hà Nội trong giai
đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
IV.HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN BAN HÀNH QUY ĐỊNH ND VIỆC THỰC
HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC TANG
-Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch;
-Căn cứ Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ
ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng;
-Căn cứ Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa;
-Căn cứ Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg ngày 28 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng
Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
-Căn cứ Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong
việc cưới, việc tang và lễ hội;
-Nghị định số 23/2016/ NĐ-CP, nghị định 35/2008/NĐ-CP Về xây dựng, Quản lý,
sử dụng đất nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.
-Nghị định số 62/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2001về việc ban hành quy
chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức của nhà nước khi từ trần.
-Thông tư số 02/2009/tt-byt Hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa
táng của bộ y tế.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang và lễ hội như sau:
Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21 tháng 01 năm 2011
Chương I : Những quy định chung.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc
tang và lễ hội được tổ chức trong phạm vi cả nước.
2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân
nước ngoài tham gia vào việc cưới, việc tang và lễ hội tại Việt Nam.
Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, công
ty của nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong các đơn vị
thuộc lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và công an nhân dân) phải gương mẫu
thực hiện và có trách nhiệm vận động gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện Quy
chế này.
3. Mọi gia đình công dân có trách nhiệm thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang, lễ hội.
Điều 2. Tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội phải đảm bảo:
1. Không trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; không được thực hiện các hoạt
động mê tín dị đoan như xem số, xem bói, xóc thẻ, yểm bùa, trừ tà và các hình thức
mê tín dị đoan khác.
2. Không gây mất trật tự, an ninh xã hội; không lợi dụng để truyền đạo trái phép và
có các hoạt động chia rẽ đoàn kết dân tộc.
3. Không làm cản trở giao thông và các hoạt động công cộng.
4. Không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức.
5. Giữ gìn sự yên tĩnh, hạn chế gây tiếng ồn vào ban đêm.
6. Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 của Quy chế này không mời, không
dự tiệc cưới trong giờ làm việc; không sử dụng thời gian làm việc, công quỹ và
phương tiện của cơ quan, đơn vị, tổ chức để đi dự lễ hội khi không có nhiệm vụ.
7. Không lợi dụng việc cưới, việc tang để nhận quà biếu nhằm trục lợi cá nhân; sử
dụng công quỹ của cơ quan, đơn vị, tổ chức để làm quà mừng cưới, viếng đám tang
phục vụ cho mục đích cá nhân.
Chương II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 2
NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC TANG
Điều 7. Tổ chức việc tang
Việc tang phải được tổ chức theo quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ
tịch, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về y tế và các quy định pháp luật
khác có liên quan.
Điều 8. Khai tử
Khi có người qua đời, gia đình hoặc thân nhân phải làm thủ tục khai tử trước khi tổ
chức lễ tang theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Trách nhiệm tổ chức lễ tang
1. Lễ tang do gia đình người qua đời quyết định tổ chức tại nhà hoặc tại địa điểm
công cộng.
2. Trong trường hợp lễ tang do Ban lễ tang tổ chức, Ban lễ tang có trách nhiệm
phối hợp với gia đình người qua đời thống nhất quyết định những vấn đề liên quan
đến việc tổ chức tang lễ.
3. Nếu người qua đời không có gia đình hoặc thân nhân đứng ra tổ chức lễ tang thì
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với các đoàn thể quần chúng chịu
trách nhiệm tổ chức khâm liệm và mai táng chu đáo theo phong tục truyền thống.
Điều 10. Tổ chức lễ tang
1. Lễ tang được tổ chức tại nhà hoặc tại địa điểm công cộng phải thực hiện các quy
định sau:
a) Lễ tang phải được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, tiết kiệm, phù hợp với tập
quán, truyền thống văn hoá dân tộc và hoàn cảnh gia đình người qua đời;
b) Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tổ chức lễ tang chu đáo; vận động gia đình có người từ trần xoá bỏ các hủ tục
lạc hậu, các hành vi mê tín dị đoan trong lễ tang;
c) Việc quàn ướp thi hài thực hiện theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26
tháng 5 năm 2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa
táng.
d) Việc mặc tang phục và treo cờ tang trong lễ tang thực hiện theo truyền thống của
địa phương, dân tộc và tôn giáo; chỉ treo cờ tang tại địa điểm tổ chức lễ tang;
đ) Không cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh đảm bảo
không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu
chuẩn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ-BKHCNMT
ngày 5 tháng 12 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ
Khoa học và Công nghệ).
Trường hợp người qua đời theo một tôn giáo hoặc là đồng bào dân tộc thiểu số,
trong lễ tang được sử dụng nhạc tang của tôn giáo hoặc của dân tộc thiểu số đó;
không sử dụng các nhạc khúc không phù hợp trong lễ tang;
e) Cấm rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang;
g) Người qua đời phải được chôn cất trong nghĩa trang; trường hợp chưa xây dựng
được nghĩa trang, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn
nhân dân tổ chức chôn cất phù hợp với quy hoạch quỹ đất của địa phương;
h) Việc tổ chức ăn uống trong lễ tang chỉ thực hiện trong nội bộ gia đình, dòng họ
và phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm;
i) Nghiêm cấm lợi dụng việc tang để hành nghề mê tín dị đoan dưới mọi hình thức;
nghiêm cấm lợi dụng việc tang để cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ
công dân trước pháp luật.
2. Lễ tang của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ
sĩ quan, chiến sĩ trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và
công an nhân dân), khi tổ chức, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều
này, còn phải thực hiện các quy định tại Nghị định số 62/2001/NĐ-CP ngày 12
tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức tang lễ đối với
cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần.
3. Khuyến khích các hoạt động sau trong tổ chức việc tang:
a) Các nghi thức cúng ba ngày, bảy ngày, bốn chín ngày, một trăm ngày, giỗ đầu,
giỗ hết, cải táng chỉ thực hiện trong ngày và trong nội bộ gia đình, dòng họ;
b) Thực hiện hình thức hoả táng, điện táng, hung táng một lần vào khu vực nghĩa
trang đã được quy hoạch;
c) Việc chôn cất người qua đời thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số
35/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về xây dựng,
quản lý và sử dụng nghĩa trang;
d) Xoá bỏ các hủ tục mê tín lạc hậu như yểm bùa, trừ tà, lăn đường, khóc mướn và
những nghi thức rườm rà khác;
đ) Không rắc vàng mã trên đường đưa tang.
Điều 11. Việc xây cất mộ
1. Việc xây cất mộ phải thực hiện các quy định của Bộ Xây dựng.
2. Khuyến khích các địa phương xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch, đảm bảo
khoa học, tiện lợi cho việc chôn cất, phù hợp với quy định của pháp luật về xây
dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang.
3. Khuyến khích việc xây dựng nghĩa trang thành công trình văn hoá tưởng niệm
tại địa phương.
Chương III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước; tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; các đơn vị thuộc lực
lượng vũ trang có trách nhiệm phổ biến và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW
ngày 12 tháng 01 năm 1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg ngày 28
tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong
việc cưới, việc tang và lễ hội, Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11
năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Kết luận số 51-KL/TW ngày 22 tháng 7
năm 2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW ngày
12 tháng 01 năm 1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và Thông tư này tới cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ và
nhân dân.
2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền
thông chỉ đạo các cơ quan báo chí tổ chức tuyên truyền để tạo thành dư luận xã hội
hỗ trợ tích cực việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ
hội theo quy định tại Thông tư này.
3. Các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đặc biệt chú trọng hướng dẫn xây dựng các
quy ước về việc cưới, việc tang và lễ hội phù hợp với phong tục, tập quán từng
vùng, từng dân tộc; tập trung chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm từ những cơ sở tốt
nhân ra diện rộng; gắn việc thực hiện quy ước về việc cưới, việc tang và lễ hội với
xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, cơ quan, xí nghiệp, trường học văn hoá
trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
4. Thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm hướng dẫn thanh tra
chuyên ngành các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và phối hợp với các cơ quan
liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
5. Cục Văn hoá cơ sở - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm theo dõi
và thường xuyên báo cáo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về kết quả thực hiện
Thông tư này; định kỳ giúp Bộ tổ chức tổng kết việc thực hiện Thông tư này trên
phạm vi toàn quốc để rút kinh nghiệm, đề ra những biện pháp phù hợp cho công
tác chỉ đạo trong những năm tiếp theo.
6. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước, đơn
vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã
hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan,
chiến sĩ trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và công an
nhân dân) phải gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm vận động gia đình, cộng
đồng dân cư thực hiện nếp sống văn minh quy định tại Thông tư này.
Điều 14. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2011 và thay thế
Thông tư số 04/1998/TT-BVHTT ngày 11 tháng 7 năm 1998 của Bộ Văn hoá Thông tin hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ
hội.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, đề nghị các
đơn vị phản ánh về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để xem xét, sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp./.
Chương III.KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 15.
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới,
việc tang và lễ hội sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Quy chế này có hành vi vi phạm
hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định trong Quy chế này thì tuỳ
theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật
hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 16.
1. Thủ trưởng cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, công ty của nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị lực lượng
vũ trang có trách nhiệm phổ biến, giáo dục, động viên và quản lý cán bộ, công
chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của mình thực hiện Quy chế này.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ nội dung tại Quy chế này xây dựng quy
định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội cho
phù hợp đối với cơ quan, đơn vị, địa phương mình và phối hợp với Mặt trận tổ
quốc các cấp, các đoàn thể xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai cuộc vận
động xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội tới toàn thể
nhân dân ở địa phương.
3. Ủy ban nhân dân các cấp có kế hoạch phát huy các nguồn lực để xây dựng Nhà
Văn hoá, Nhà Tang lễ, trang bị xe tang của địa phương, góp phần thực hiện tốt việc
cưới, việc tang cho nhân dân.
4. Các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình, văn hoá thông tin có
trách nhiệm tổ chức tuyên truyền sâu rộng, phát hiện, cổ vũ, động viên những mô
hình hay, kinh nghiệm tốt trong việc thực hiện Quy chế; phê phán các biểu hiện
tiêu cực, hành vi vi phạm Quy chế này. nguồn : CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
BỘ TƯ PHÁP
4. Kết luận
Qua thực tế có thể khẳng định rằng, việc thực hiện việc cưới, việc tang theo
nếp sống văn hóa đã thực sự đi vào cuộc sống, có ý nghĩa thiết thực trong việc định
hướng giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống tập quán tốt đẹp của dân tộc, đồng
thời có giá trị thực tiễn đối với cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình, là cơ sở nền
tảng để xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển đô
thị của đất nước. Do vậy đòi hỏi phải có sự cộng đồng trách nhiệm trong công tác
tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức phù hợp để mỗi người dân thấy rõ lợi
ích đối với mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng từ đó phát huy vai trò trách
nhiệm, tự giác hưởng ứng thực hiện việc cưới, việc tang theo nếp sống văn hóa