Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Hoàn thiện quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có mức protein hợp lý được cân đối các axit amin thiết yếu góp phần phát triển chăn nuôi lợn tập trung và giảm thiểu ô nhiễm môi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.28 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT

Tên dự án sản xuất thử: Hoàn thiện quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn
chỉnh có mức protein hợp lý được cân đối các axit amin thiết yếu góp phần
phát triển chăn nuôi lợn tập trung và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Mã số:
Chủ nhiệm đề tài:

B2009 - TN 03 - 05DA
PGS.TS. Trần Văn Phùng

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2011


Danh sách những người tham gia thực hiện dự án và đơn vị phối hợp chính

Họ và tên

Bùi Thị Thơm

Hoàng Toàn Thắng

Nguyễn Thị Hải
Trần Thanh Vân

Đơn vị công tác và lĩnh

Nội dung nghiên cứu cụ



vực chuyên môn

thể được giao

Trường Đại học Nông Lâm
- Đại học Thái Nguyên
Viện Khoa học Sự sống Đại học Thái Nguyên

Thư ký dự án, tiến hành
các thí nghiệm trên quy mô
lớn
Tiến hành các hoạt động
hội thảo, tập huấn, đăng ký
chất lượng sản phẩm

Viện Khoa học sự sống -

Tiến hành kiểm nghiệm

Đại học Thái Nguyên

chất lượng sản phẩm

Đại học Thái Nguyên

Tư vấn sản xuất thức ăn


TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ CẤP BỘ

1. Thông tin chung
Tên đề tài: Hoàn thiện quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có mức
protein hợp lý được cân đối các axit amin thiết yếu góp phần phát triển chăn nuôi
lợn tập trung và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Mã số:

B2009 - TN03 - 05 DA

Chủ nhiệm đề tài:

PGS.TS. Trần Văn Phùng

ĐT: 0912 249 218

Email:

Cơ quan chủ trì đề tài:

Đại học Thái Nguyên

Cơ quan thực hiện:

Trường Đại học Nông Lâm

Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện:
1. ThS. Bùi Thị Thơm:

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

2. TS. Nguyễn Thị Hải:


Bộ môn Hóa sinh Viện KHSS

3. PGS.TS. Hoàng Toàn Thắng:

Viện Khoa học Sự sống - ĐHTN

4. PGS.TS. Trần Thanh Vân:

Ban sau đại học - ĐHTN

5. Công ty TNHH TAGS Đại Minh.
6. Các trang trại và nông hộ chăn nuôi lợn ngoại tại tỉnh Thái Nguyên
Thời gian thực hiện: từ 2009 – 2011.
2. Mục tiêu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có mức protein hợp lý
được cân đối các axit amin thiết yếu cho lợn ngoại nuôi thịt để chuyển giao cho các
cơ sở tổ chức sản xuất thức ăn ở quy mô công nghiệp nhằm phát triển chăn nuôi
lợn tập trung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh lân cận thuộc khu vực
miền núi phía Bắc, nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn và giảm thiểu ô nhiễm
môi trường.
3. Nội dung chính
1. Hoàn thiện quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có mức protein hợp
lý được cân đối các axit amin thiết yếu
2. Chuyển giao quy trình công nghệ cho cơ sở sản xuất thức ăn gia súc và chăn
nuôi trên địa bàn.
3. Sản xuất thử nghiệm tại Công ty thức ăn gia súc Đại Minh: Số lượng 250
tấn/hai loại sản phẩm.
4. Kết quả chính đạt được (Khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế - xã hội…)
4.1 Sản phẩm khoa học



Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên quy mô nhỏ từ
nguyên liệu địa phương, có tỷ lệ protein hợp lý được cân đối một số axit amin hợp lý:
Tóm tắt quy trình: Quy trình gồm 9 mục chính như sau:
− Phạm vi áp dụng
− Xây dựng khu sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
− Tuyển chọn nguyên liệu làm thức ăn
− Xây dựng công thức thức ăn
− Các bước tiến hành sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
− Đóng gói thành phẩm
− Kiểm tra chất lượng thức ăn
− Bảo quản và vận chuyển
− Vệ sinh cơ sở sản xuất
Quy trình này đã được Hội đồng khoa học trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên nghiệm thu và ban hành áp dụng trong nghiên cứu khoa học, đào tạo và
chuyển giao công nghệ vào sản xuất tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
4.2. Sản phẩm ứng dụng
− 938,588 tấn thức ăn của hai sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn nuôi
thịt:
Sản phẩm 1: 497,15 tấn
Sản phẩm 2: 441,438 tấn
− Bốn mô hình chăn nuôi lợn ngoại theo hướng tập trung sử dụng sản phẩm thức
ăn của dự án: Trang trại chăn nuôi lợn ngoại Thắng Lợi; Trại chăn nuôi lợn
ngoại Hùng Chi; Hai hộ gia đình Hường Cương và gia đình ông Dương Thanh
Trọng tại xã Tích Lương - Thái Nguyên
4.3 Sản phẩm đào tạo
− Đào tạo sử dụng quy trình sản xuất hai sản phẩm của dự án cho 24 cán bộ kỹ
thuật và công nhân thuộc Công ty sản xuất thức ăn và 04 cơ sở chăn nuôi trên
địa bàn.

− Đề tài tốt nghiệp của sinh viên:
1. Nguyễn Văn Nội (Sinh viên K6 B CNTY)
Tên khóa luận: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hình dạng, kích thước và
ẩm độ của thức ăn viên sản xuất tại Công ty TNHH TACN Đại Minh
2. Nguyễn Văn Giang (CNTY 38)


Tên khóa luận: Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn viên hỗn hợp sản xuất tại công
ty TNHH TACN Đại Minh đến khả năng sinh trưởng và năng suất thịt của lợn
thương phẩm tại thành phố Thái Nguyên.
3. Phan Thanh Tùng (K6B CNTY)
Tên khóa luận: Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn viên hỗn hợp sản xuất tại công
ty TNHH TACN Đại Minh đến khả năng sản xuất của lợn ngoại nuôi thịt.
− Một nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học gồm 5 người.
4.4 Kết quả của đề tài
Tên sản phẩm
1. Quy trình sản xuất thức
ăn hỗn hợp quy mô nhỏ
trên nền nguyên liệu địa
phương, có tỷ lệ protein
hợp lý được cân đối một số
axit amin thiết yếu

2. Sản phẩm thức ăn

3. Sản phẩm đào tạo, tập
huấn

4. Báo cáo khoa học


Kết quả dự kiến
01 quy trình được Hội
đồng KH nghiệm thu và
Trường Đại học Nông
lâm ban hành

Kết quả đạt được
01 quy trình được Hội
đồng KH nghiệm thu và
Trường Đại học Nông
lâm ban hành

Sản xuất 250 tấn sản phẩm: Sản xuất được 938,588
SP1: 125 tấn
tấn thức ăn hỗn hợp
SP2: 125 tấn
thuộc hai loại sản phẩm:

- Tập huấn cho 20 cán bộ
kỹ thuật và công nhân sản
xuất thức ăn của công ty
Đại Minh và chăn nuôi lợn
trên địa bàn
- 2 đề tài khóa luận, chuyên
đề của sinh viên
- 1 nhóm sinh viên nghiên
cứu khoa học

0


SP1: 497,15 tấn
SP2: 441,438 tấn
24 cán bộ kỹ thuật và công
nhân sản xuất thức ăn của
công ty Đại Minh và chăn
nuôi lợn trên địa bàn
Nắm vững quy trình và áp
dụng vào thực tiễn sản xuất
- 3 đề tài khóa luận, chuyên
đề của sinh viên
- 1 nhóm sinh viên nghiên
cứu khoa học (5 người)

1 báo cáo khoa học tại
Hội nghị nghiên cứu
khoa học Viện khoa học
sự sống - Đại học Thái
Nguyên năm 2009.


SUMMARY
1. General information
Title: To improve production process of pellet feed which have suitable protein
level balanced essential amino acids in order to develop pig husbandry and reduce
environment pollution
Code:

B2009 - TN03 - 05 DA

Research team leader


PGS.TS. Trần Văn Phùng

Mobile: 0912 249 218

Email:

Presided organization:

Thai Nguyen University

Implemented organization: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry
Cooperation:
1. MSc. Bui Thi Thom: Thainguyen University of Agriculture and Forestry.
2. Dr. Nguyen Thi Hai: Department of Biochemist - Institute of Life Sciences.
3. Ass. Prof. Hoang Toan Thang:

Institute of Life Sciences - Thainguyen

University
4. Ass. Prof. Tran Thanh Van:

Department of Post graduate - TNU

5. Dai Minh animal feed company Ltd.
6. Pig farms in Thai Nguyen province.
2. Objectives
To improve and establish the production process of pellet mixed feed which having
suitable protein level balancing essential amino acids and supply for local animal
feed companies in order to (1) develop pig husbandry at large scale in Thai nguyen

and some others provinces in Northern mountainous areas, (2) improvement the
economic efficiencies and (3) reduce environment pollution.
3. Principle contents
1. To improve and establish the production process of pellet mixed feed which
having suitable protein level balancing essential amino acids.
2. To transfer and supply the production process of pellet mixed feed for local
animal feed company and pig farms.
3. To produce the mixed feed for pigs at Dai Minh animal feed company Ltd.:
250 ton/two products.
4. Research achievements
4.1 Research outcome products
Production process of mixed feed which having suitable protein level balancing
essential amino acids:


Summary of the process: The process consists of 9 section as follows:
− Scope of application
− Construction the mixed feed areas.
− Selection of materials for feed production
− Establish and calculating feed formulas
− Process and steps of mixed feed production
− Product package
− Feed qualification control
− Storage and transportation
− Hygienic and cleaning
This production process had approved by Scientific council of Thai Nguyen
University of Agriculture and Forestry and promulgated in research, education and
training and applying in production of Northern mountainous provinces.
4.2 Output products for application
− 938.588 ton of pellet mixed feed of two products for fattening pigs:

Product No. 1:

497.15 ton

Product No. 2:

441.438 ton

− Three models of large scale pig production using the project products: Thang
Loi pig farm; Huong cuong pig farm and two pig farm at household level in
Song Cong Thai Nguyen.
4.3 Output products for education
− Technical training on production process of mixed feed for 24 technicians and
workers of Dai Minh animal feed company Ltd. and some pig farms in Thai
Nguyen city.
− Graduate thesis at Bsc. level:
1. Graduate thesis of Nguyen Van Noi: (K6B CNTY) on: "Study on the factors
affecting to the form, dimension and humidity of pellet mixed feed produced in Dai
Minh animal feed company Ltd".
2. Gradate thesis of Nguyen Van Giang (CNTY 38): "Affection of pellet mixed
feed produced at Dai Minh animal feed company Ltd to the pig growth and lean meat
production in Thainguyen city"
3. Gradate thesis of Phan Thanh Tung (K6B CNTY): "Affection of pellet mixed
feed produced at Dai Minh animal feed company Ltd to the growth of exotic pigs"
4. One student group for researching: 5 students


4.4 Output products of the project
Product name
1. Production process of

mixed feed which having
suitable protein level
balancing essential
amino acids

Expected in the schedule
01 production process
approved and
promulgated by
Scientific Council of
TUAF.

2. Pellet mixed feed for
pig

250 ton of pellet mixed
feed:
Product 1: 125 ton
Product 2: 125 ton

3. Education supporting
products

- Technical training for
20 technicians and
workers of Dai Minh
animal feed company
Ltd. and some pig farms
in Thai Nguyen city
- 2 thesis of

undergraduate student
- 1 student researching
group

5. Scientific report

0

Real achievement
01 production process
approved and
promulgated by
Scientific Council of
TUAF.
To produce 938.588 ton
pellet mixed feed:
Product 1: 497.15 ton
Product 2: 441.438 ton
- Technical training for
20 technicians and
workers of Dai Minh
animal feed company
Ltd. and some pig farms
in Thai Nguyen city
- 3 thesis of
undergraduate student
- 1 student researching
group
1 scientific report in the
Conference of Institute

of life science - TNU


LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả của dự án này, chủ nhiệm dự án xin trân trọng cảm
ơn sự tạo điều kiện của: Bộ giáo dục và đào tạo, vụ Khoa học công nghệ môi
trường, Ban giám đốc Đại học Thái Nguyên, Ban quản lý khoa học và môi
trường – Đại học Thái Nguyên; Ban Giám hiệu trường Đại học nông Lâm,
Phòng Quản lý khoa học và quan hệ quốc tế - trường Đại học Nông Lâm và các
anh, chị quản lý bộ phận chức năng của Bộ, Đại học, các cơ quan liên quan.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn sự hợp tác phối hợp của Công ty trách
nhiệm hữu hạn thức ăn chăn nuôi Đại Minh, các trang trại lợn Thắng Lợi –
Sông Công Thái Nguyên, Trại lợn Hùng Chi – Lương Sơn Thái Nguyên, gia
đình anh chị Hường Cương; gia đình ông Dương Thanh Trọng – Tích Lương
thành phố Thái Nguyên và các em sinh viên khoa Chăn nuôi thú y – trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên.
Xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp, khách hàng trong và ngoài tỉnh đã tạo
điều kiện, giúp đỡ, tin tưởng nhóm nghiên cứu dự án của chúng tôi đạt kết quả
tốt trong thời gian triển khai 2 năm từ 2009 đến 2011.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả!.
Chủ nhiệm dự án
PGS.TS. Trần Văn Phùng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADF

Xơ còn lại sau thuỷ phân bằng dung dịch axit (gồm cellulose, lignin,
silic)


CB

Chất béo

DXKĐ

Dẫn xuất không đạm hoặc chất chiết không Ni-tơ

KTS

Khoáng tổng số

MĐNLTĐ

Mật độ năng lượng trao đổi

NDF

Xơ còn lại sau thuỷ phân bằng dung dịch trung tính (gồm cellulose,
lignin, hemicellulose)

NLT

Năng lượng thuần

NLTh

Năng lượng thô

NLTH


Năng lượng tiêu hoá

NLTĐ

Năng lượng trao đổi

PrTS

Protein tổng số

TDDTH

Tổng các chất dinh dưỡng tiêu hoá

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

VCK

Vật chất khô

TS

Tổng số

TDMNPB

Trung du miền núi phía Bắc


TX

Thị xã


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Tính cấp thiết của dự án

1

1.2 Mục tiêu của dự án

3

1.3 Yêu cầu của dự án

3

2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH VÀ CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI

3


2.1 Địa điểm và thời gian thực hiện dự án

3

2.2 Nội dung dự án

3

2.2.1 Hoàn thiện quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có mức protein
hợp lý được cân đối các axit amin thiết yếu
2.2.2 Chuyển giao quy trình công nghệ cho cơ sở sản xuất thức ăn gia súc và
chăn nuôi trên địa bàn-

3

9

2.2.3 Sản xuất thử nghiệm tại Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Đại Minh

10

2.2.4. Phương pháp sử lý số liệu

10

3 . KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

10


3.1 Kết quả hoàn thiện quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có mức
protein hợp lý được cân đối các axit amin thiết yếu
3.1.1 Đánh giá chất lượng, tuyển chọn, sơ chế, bảo quản nguyên liệu địa phương
sử dụng để sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên

10

10

3.1.2 Xác định hình dạng, kích thước của thức ăn viên

20

3.1.3 Hoàn thiện quy trình đảm bảo độ cứng và bền của viên thức ăn

24

3.1.4. Thí nghiệm đánh giá ẩm độ tối ưu của viên thức ăn

25

3.1.5. Thí nghiệm xây dựng mô hình và và thử nghiệm sản phẩm của thức ăn
dạng viên đến sinh trưởng và chất lượng thịt của lợn ngoại nuôi thịt tại một số
trang trại và hộ gia đình chăn nuôi tập trung để đánh giá chất lượng hai sản

29


phẩm sản xuất ra
3.1.6. Tổng hợp quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên từ

nguyên liệu thức ăn địa phương
3.2. Chuyển giao quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên cho
các cơ sở sản xuất

37

38

3.2.1. Kết quả sản xuất thử nghiệm tại Công ty TNHH TA chăn nuôi Đại Minh

39

3.2.2. Sản xuất thức ăn hỗn hợp đã đăng ký thương hiệu

44

4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

45

4.1 Kết luận

45

4.2 Đề nghị

45

5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA DỰ ÁN


46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

50

PHỤ LỤC

52


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
Bảng 3.1 Kết quả kiểm tra chất lượng ngô địa phương sử dụng chế biến thức ăn
hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn
Bảng 3.2 Kết quả kiểm tra chất lượng sắn lát địa phương sử dụng làm thức ăn
cho lợn
Bảng 3.3 Kết quả kiểm tra chất lượng cám gạo địa phương làm thức ăn cho lợn
Bảng 3.4 Kết quả kiểm tra chất lượng đậu tương sản xuất trên địa bàn làm thức
ăn cho lợn
Bảng 3.5. Kết quả phân tích thành phần hóa học của một số loại nguyên liệu địa
phương làm thức ăn cho lợn
Bảng 3.6. Thành phần axit amin của một số nguyên liệu thức ăn
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của chất liệu khuôn ép và đường kính lỗ khuôn ép đến hình
dạng và kích thước của viên thức ăn
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của áp suất buồng hóa hơi đến độ bóng
mịn của viên thức ăn
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ buồng hóa hơi đến độ bóng
mịn của viên thức ăn
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của áp suất hơi nước và nhiệt độ buồng hóa hơi đến chiều

dài của viên thức ăn
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của áp suất hơi nước và nhiệt độ buồng hóa hơi đến độ
cứng và độ bền của viên thức ăn
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của tỷ lệ rỉ mật đường đến độ cứng và độ bền của viên
thức ăn

Trang
13
14
14
15
16
17
20
21
22
23
24
25

Bảng 3.13 Ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến độ ẩm của thức ăn hỗn hợp

26

Bảng 3.14 Ảnh hưởng của áp suất hơi nước đến độ ẩm của viên thức ăn hỗn hợp

27

Bảng 3.15 Ảnh hưởng của thời gian làm lạnh đến độ ẩm của thức ăn hỗn hợp


29

Bảng 3.16. Kết quả đánh giá chất lượng thức ăn sản xuất

30

Bảng 3.17 Kết quả theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ của lợn

31

Bảng 3.18. Sinh trưởng tích lũy của lợn nuôi thử nghiệm (kg/con)

32

Bảng 3.19. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn nuôi thử nghiệm

33

Bảng 3.20. Tiêu tốn và chi phí thức ăn/ kg tăng khối lượng của lợn thử nghiệm

34


Bảng 3.21. Kết quả khảo sát năng suất thịt của lợn thử nghiệm

35

Bảng 3.22. Kết quả phân tích thành phần hoá học của thịt lợn thử nghiệm

35


Bảng 3.23. Nồng độ khí thải trong chuồng nuôi

36

Bảng 3.24. Hàm lượng nitrate trong nước thải

37

Bảng 3.25. Thống kê về số lượng học viên tham gia khóa tập huấn

38

Bảng 3.26 Kết quả xếp loại học tập của học viên

39

Bảng 3.27. Thống kê tình hình sản xuất thức ăn thử nghiệm tại Công ty TNHH thức
ăn chăn nuôi Đại Minh
Bảng 3.28. Hiệu quả kinh tế của sản xuất thức ăn tại Công ty TNHH thức ăn
chăn nuôi Đại Minh
Bảng 3.29. Nồng độ khí thải trong chuồng nuôi

40
41
43


1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của dự án
Hiện nay, để giải quyết nhu cầu về thịt lợn cho tiêu dùng và xuất khẩu,
bên cạnh việc phát triển chăn nuôi lợn lai và lợn địa phương chúng ta cũng đang
phát triển mạnh chăn nuôi lợn ngoại quy mô tập trung trong các nông hộ và
doanh nghiệp trên cơ sở nhập con giống và kỹ thuật lai giống. Trong những năm
vừa qua, tỷ trọng lợn ngoại trong chăn nuôi lợn đã đạt tới 20,96 %, góp phần
tích cực làm tốc độ tăng trưởng của chăn nuôi lợn đạt bình quân 6,0%/năm (Cục
Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT 2006). Có thể nói rằng hiện nay các doanh nghiệp
chăn nuôi của nước ta đã có hầu hết các giống lợn thịt cao sản tốt nhất trên thế
giới. Tuy nhiên để phát huy hết tiềm năng năng suất của các giống lợn ngoại
nhập về cần phải có kỹ thuật nuôi dưỡng và quy trình sản xuất thức ăn phù hợp.
Quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn ngoại nuôi thịt đòi hỏi đầy đủ nhu
cầu về dinh dưỡng đặc biệt là protein vì đây là thành phần dinh dưỡng quan
trọng tạo tổ chức cơ (nạc) rất cao. Ở lợn có nhu cầu về tỷ lệ protein mà thực chất
là axit amin trong thức ăn rất lớn khi lợn ở giai đoạn sinh trưởng. Nếu thức ăn
không đủ cả về số lượng và tỷ lệ các axit amin sẽ dẫn đến sinh trưởng của lợn bị
chậm lại, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn thịt. Ngược lại,
nếu trong khẩu phần ăn cho lợn giai đoạn này có đủ thậm chí thừa lượng protein
mà không đủ về số lượng và tỷ lệ các axit amin thiết yếu sẽ dẫn đến việc đào
thải nitơ ra môi trường bên ngoài tăng lên, vừa gây lãng phí thức ăn đạm, vừa
ảnh hưởng đến môi trường do tăng tỷ lệ các chất độc thải ra từ các cơ sở chăn
nuôi lợn như NH3, H2S, nitrate ....
Có nhiều biện pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu protein và axit amin cho lợn.
Nhưng vì nhiều lý do khác nhau như sự nhận thức, điều kiện thiết bị để kiểm tra
chất lượng thức ăn...mà người ta mới chỉ quan tâm nhiều tới việc loại thức ăn đó
có đảm bảo cho lợn sinh trưởng tốt hay không, hiệu quả sử dụng ra sao, mà chưa
quan tâm tới tác động của các chất thải ra khi sử dụng loại thức ăn đó cho lợn
đối với môi trường sống của con người. Đây là một trở ngại lớn tới sự phát triển
của nền chăn nuôi bền vững. Hiện nay, hầu hết các cơ sở chăn nuôi đều có xu

hướng sử dụng thức ăn có mức protein cao để đáp ứng nhu cầu axit amin cho
lợn. Ngay cả nhiều cơ sở chăn nuôi lợn thịt sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
do các hãng thức ăn cung cấp cũng ở trong tình trạng tương tự, nguyên nhân là
do trong phần lớn các loại thức ăn hỗn hợp mới chỉ cân đối cho 2 loại axit amin
thiết yếu là lysine và methionine, vả lại không phải bất kỳ cơ sở chăn nuôi hoặc


2

hãng sản xuất thức ăn nào cũng có đủ điều kiện kiểm tra sự cân đối axit amin
thiết yếu trong thức ăn hỗn hợp. Thị trường thức ăn gia súc cho thấy một thực
trạng là giá bán các loại thức ăn đạm như đậu tương, bột cá ... khá cao, làm tăng
giá thành thức ăn dẫn đến làm giảm lợi nhuận của người chăn nuôi. Vì vậy, việc
xác định được tỷ lệ cân bằng các axit amin thiết yếu trong thức ăn hỗn hợp vừa
có ý nghĩa tiết kiệm thức ăn cung cấp protein đắt tiền, vừa là cách đáp ứng tốt
nhất về nhu cầu protein, axit amin cho lợn thịt, nó không chỉ trực tiếp làm giảm
giá thành thức ăn, làm tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi mà còn làm giảm sự
đào thải các chất độc gây ô nhiễm ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh sống của
con người.
Kết quả nghiên cứu khoa học của đề tài khoa học công nghệ cấp bộ trọng
điểm mã số B2006 – TN03 – 14TĐ do các cán bộ khoa học của Trường Đại học
Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên thực hiện đã chứng minh hiệu quả của các
khẩu phần thức ăn giảm tỷ lệ protein có cân đối một số axit amin thiết yếu trong
chăn nuôi lợn giai đoạn hiện nay. Khi giảm tỷ lệ protein trong khẩu phần mà vẫn
đảm bảo tỷ lệ các axit amin như lysine, threonine, tryptophan và methionine thì
không ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn giai đoạn sinh trưởng 18-50 kg, tiêu
tốn và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của lợn không có sự thay đổi
đáng kể, trong đó đã đưa ra khẩu phần phù hợp với chăn nuôi của khu vực có
mức protein thấp (17%) nhưng giữ mức lysine ở 1,1% đồng thời được cân đối
thêm methionine, threonine và tryptophan.

Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên là một trung tâm đào
tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất của khu vực các
tỉnh miền núi phía Bắc. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học của
Trường, các cơ quan chức năng với doanh nghiệp sản xuất thức ăn và các cơ sở
chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn Thái Nguyên sẽ là động lực góp phần đưa
nhanh các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn sản xuất. Ngoài ra, những
hệ thống thiết bị phân tích thức ăn hiện đại, đồng bộ của Viện Khoa học sự sống
– Đại học Thái Nguyên sẽ hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp trong
phân tích đánh giá chất lượng thức ăn nhằm đảm bảo chất lượng thức ăn hỗn
hợp sản xuất ra.
Với những sở cứ đó, việc tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất thức ăn có
mức protein hợp lý được cân đối một số axit amin thiết yếu ở quy mô công
nghiệp và chuyển giao quy trình ra thực tiễn sản xuất là rất cần thiết, góp phần
phát triển chăn nuôi và kinh tế xã hội cho địa phương các tỉnh miền núi phía Bắc.


3

1.2.

Mục tiêu của dự án
Hoàn thiện quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có mức protein
hợp lý được cân đối các axit amin thiết yếu cho lợn ngoại nuôi thịt để chuyển
giao cho các cơ sở tổ chức sản xuất thức ăn ở quy mô công nghiệp nhằm phát
triển chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh lân
cận thuộc khu vực miền núi phía Bắc, nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn
và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
1.3. Yêu cầu của dự án
Hoàn thiện quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn ngoại
nuôi thịt quy mô nhỏ trên nền nguyên liệu địa phương, có tỷ lệ protein hợp lý

được cân đối một số axit amin thiết yếu để áp dụng trong nghiên cứu khoa học,
đào tạo và chuyển giao công nghệ của khu vực trung du miền núi phía Bắc.
Đào tạo, tập huấn và chuyển giao công nghệ cho 20 cán bộ kỹ thuật và
công nhân sản xuất thức ăn của công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Đại Minh và
công nhân chăn nuôi lợn của các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Sản xuất 250 tấn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn với hai sản phẩm có
tỷ lệ protein hợp lý được cân đối một số axit amin thiết yếu, sử dụng trong chăn
nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các khu lân cận.
2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH VÀ CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI

2.1 Địa điểm và thời gian thực hiện dự án
− Địa điểm thực hiện: Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Đại Minh và một
số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn như: Trang trại chăn nuôi lợn ngoại Thắng
Lợi; Hùng chi; gia đình Hường Cương và ông Dương Thanh Trọng.
− Phân tích thành phần hóa học của nguyên liệu thức ăn tại Phòng thí
nghiệm hóa sinh - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
− Thời gian thực hiện: 24 tháng (Từ tháng 5 năm 2009 đến 30 tháng 5 năm
2011).
2.2 Nội dung dự án
2.2.1 Hoàn thiện quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có mức
protein hợp lý được cân đối các axit amin thiết yếu:
2.2.1.1 Đánh giá chất lượng, sơ chế và tuyển chọn nguyên liệu địa phương
(Ngô, cám gạo, đậu đỗ…) để sản xuất thức ăn hỗn hợp cho lợn.
Việc đánh giá chất lượng nguyên liệu thức ăn cần tiến hành bằng phương
pháp cảm quan và phân tích thành phần hóa học của nguyên liệu tại phòng thí


4

nghiệm – Viện Khoa học sự sống. Các nguyên liệu khi tuyển chọn cần phải đảm

bảo đồng đều, không bị mốc, độ ẩm, tạp chất, sâu mọt và các chỉ tiêu cảm
quan...
+ Mẫu nguyên liệu tuyển chọn là mẫu khô và chống sâu, mọt, tạp chất
bằng phương pháp sàng, nhặt bỏ mốc, sấy khô bằng trang thiết bị thô sơ thủ
công tại địa phương.
+ Mặt khác quan sát bằng mắt, mũi để đánh giá chỉ tiêu cảm quan như :
màu sắc, mùi lạ
- Một số nguyên liệu chính sử dụng để sản xuất thức ăn hỗn hợp cho lợn
như ngô, sắn, cám gạo, đậu tương.
- Đánh giá chỉ tiêu về thành phần hóa học của nguyên liệu địa phương sử
dụng làm thức ăn cho lợn như sau:
Phương pháp xác định một số chỉ tiêu chất lượng thức ăn:
+ Phương pháp xác định vật chất khô: Việc xác định vật chất khô của thức
ăn gia súc được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4326: 2007
(ISO 6496:1999).
+ Phương pháp xác định protein thô: Xác định hàm lượng protein thô trong
các loại thức ăn được tiến hành theo TCVN 4328- 1: 2007 (ISO 5983:
2005) bằng phương pháp Kjeldahl trên hệ thống phân tích Gerhardt của
Đức.
+ Phương pháp xác định lipit: Hàm lượng lipit trong thức ăn được tiến hành
theo TCVN 4331: 2001 (ISO 6492:1999) trên hệ thống phân tích bán tự
động Shoxhlet và trên thiết bị tự động Soxhtherm của Đức.
+ Phương pháp xác định hàm lượng khoáng tổng số: Xác định hàm lượng
khoáng tổng số được tiến hành theo TCVN 4327: 2007 (ISO 5984:2002).
+ Phương pháp xác định xơ thô: Xác định hàm lượng xơ thô trong các loại
thức ăn được tiến hành theo TCVN – 4329 : 2007 (ISO 6865:2000) trên
hệ thống phân tích xơ ANKOM 200/220 của Mỹ.
+ Phương pháp phân tích axit amin: Xác định hàm lượng axit amin trong
các loại thức ăn được tiến hành trên hệ thống phân tích Biochrom 20 của
Mỹ. Dự án chủ yếu cân đối 3 axit amin thiết yếu: Lysine, methionine,

threonine.
+ Phương pháp xác định năng lượng thô: Xác định năng lượng thô trong các
loại thức ăn được tiến hành trên hệ thống phân tích Calorimeter Kal 2.


5

+ Phương pháp xác định năng lượng trao đổi dựa theo tài liệu của Lã Văn
Kính (2003).
+ Phương pháp xác định P: Xác định hàm lượng P trong các loại thức ăn
được tiến hành theo TCVN - 1525:2001 (ISO 6491:1998) trên thiết bị
UV-Vis.
+ Phương pháp xác định Ca: Xác định hàm lượng Ca trong các loại thức ăn
được tiến hành theo TCVN - 1526-86 trên máy Quang phổ hấp thụ
nguyên tử AAS.
+ Phương pháp xác định các nguyên tố khoáng vi lượng (Fe, Cu, Zn, Mn):
TCVN - 1527-96 hàm lượng các nguyên tố khoáng đa - vi lượng được
tiến hành trên máy Cực phổ Metrohm 797 VA (Thụy Sĩ) và máy Quang
phổ hấp thụ nguyên tử AAS.
+ Phương pháp xác định hàm lượng VTM B1, C: Thí nghiệm tiến hành trên
máy Cực phổ Metrohm 797 VA (Thụy Sĩ).
+ Hàm lượng cát sạn theo TCVN 4327-93.
+ Kích cỡ hạt nghiền theo TCVN 1535-93.
+ Sâu bọ, mọt theo TCVN 1540-86.
+ Salmonella theo TCVN 5153-90.
E. Coli theo TCVN 5155-90.
2.2.1.2 Nghiên cứu hoàn thiện quy trình để đảm bảo kích thước, hình dạng của
viên thức ăn hợp lý:
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất liệu làm khuôn ép đến hình dạng
của viên thức ăn.

- Sử dụng phương pháp so sánh hai loại chất liệu làm khuôn làm bằng sắt và
bằng inox.
- Thí nghiệm dùng một loại công thức và nguyên liệu thức ăn đưa vào ép
viên trên hai loại khuôn trên. Cố định các thông số kỹ thuật khác như kích thước
nghiền, thời gian trộn, độ bão hòa của hơi nước…
Thí nghiệm 2: Đánh giá ảnh hưởng của áp suất hơi nước và nhiệt độ buồng hóa
hơi đến kích thước của viên thức ăn tìm được số liệu chính thức của quy trình.
Khảo sát tại nhiệt độ buồng hóa hơi 77, 80, 83 và 850C. Khảo sát áp suất
buồng hóa hơi tại 3,0; 3,5 và 4,0 kg/ cm2. Khảo sát 3 lần, mỗi lần lấy mẫu kiểm
tra 100 gam. Khảo sát kích thước viên thức ăn có trong 100 gam thức ăn và đánh
giá bằng cảm quan.


6

Thí nghiệm 3: Đánh giá của áp suất hơi nước và nhiệt độ buồng hóa hơi đến độ
bóng mịn của viên thức ăn.
Các chỉ tiêu theo dõi: Độ mịn và bóng của bề mặt viên thức ăn, mức xù xì
của bề mặt viên thức ăn, độ bóng mịn…
2.2.1.3 Nghiên cứu hoàn thiện quy trình để đảm bảo độ cứng, độ chắc tối ưu của
viên thức ăn:
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của áp suất hơi nước và nhiệt độ buồng hóa hơi
đến độ cứng và độ bền của thức ăn viên
Bố trí thí nghiệm giống như phần thí nghiệm 2 ở mục 2.2.1.2.
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của tỷ lệ rỉ mật đường đến độ cứng và bền của
thức ăn viên
- Sử dụng các công thức có tỷ lệ rỉ mật đường khác nhau: 2, 3 và 4%
- Đảm bảo cùng loại nguyên liệu và tương đương về công thức.
Phương pháp kiểm tra độ cứng và độ bền của viên thức ăn:
Kiểm tra độ cứng của viên bằng thiết bị đo lực.

Kiểm tra độ bền: Thí nghiệm dùng một hộp hình chữ nhật (300 x 300 x
450 mm), xung quanh bao lưới sàng có kích thước lỗ sàng bằng 0,8 phần kích
thước của viên thức ăn. Cho vào đó một lượng viên đã ép vào hộp và quay trong
3-10 phút với tần số 15-50 vòng/phút. Cân lại khối lượng thức ăn trong hộp (Mn)
rồi so với khối lượng thức ăn trước khi đưa vào quay (M0) để tính độ bền của
viên thức ăn (B) theo công thức:
Mn
B=
*100
M0
Độ bền của viên thức ăn tính theo %.
2.2.1.4 Hoàn thiện quy trình để đảm bảo độ ẩm tối ưu của viên thức ăn:
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến độ ẩm của thức ăn viên
- Xác định ẩm độ đầu vào khác nhau đến ẩm độ của thức ăn viên thành
phẩm: (12%; 14% và 16%).
- Phương pháp xác định vật chất khô: Việc xác định vật chất khô của thức
ăn gia súc được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4326: 2007 (ISO
6496:1999).
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của áp suất hơi nước đến độ ẩm của thức ăn viên
Bố trí thí nghiệm giống như phần thí nghiệm 2 ở mục 2.2.1.2.


7

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của thời gian làm nguội sau khi ép viên tới độ ẩm của
thức ăn
Tiến hành đo ẩm độ, nhiệt độ môi trường; Thời gian làm nguội là 6 - 8 10 phút. Điều chỉnh tốc độ lưu thông gió là 10.000 m3/giờ; áp suất của buồng
làm nguội là 1.800 PA
2.2.1.5 Kiểm nghiệm trong phòng thí nghiệm về chất lượng sản phẩm thức ăn
hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên.

- Phân tích thành phần hóa học của thức ăn viên để đánh giá chất lượng
sản phẩm thông qua các chỉ tiêu như: Protein thô, lipit, xơ, khoáng, năng lượng,
vitamin, axit amin…. Tại phòng hóa sinh – Viện Khoa học sự sống – Đại học
Thái Nguyên
- Phương pháp phân tích tương tự mục 2.2.1.1.
2.2.1.6 Thử nghiệm ảnh hưởng của thức ăn sản phẩm dạng viên cho lợn ngoại
nuôi thịt tại một số trang trại chăn nuôi tập trung để đánh giá chất lượng sản
phẩm sản xuất ra.
Sản phẩm 1:
Giai đoạn sinh trưởng (DMF 952S): 3200 kcal ME, 180 gam protein, 10
gam lysine, 8 gam canxi và 6 gam photpho.
Giai đoạn vỗ béo (DMF 954S): 3050 kcal ME, 160 gam protein, 8 gam
lysine, 8 gam canxi và 6 gam photpho.
Sản phẩm 2:
Giai đoạn sinh trưởng (DMF 1183S): 3200 kcal ME, 170 gam protein, 11
gam lysine, 8 gam canxi và 8 gam photpho.
Giai đoạn vỗ béo (DMF 1193S): 3050 kcal ME, 150 gam protein, 9 gam
lysine, 8 gam canxi và 6 gam photpho.
- Quy mô thử nghiệm: 300 lợn nuôi thịt trong đó; mỗi loại sản phẩm thử
nghiệm 150 con, cụ thể như sau: Tiến hành tại hai cơ sở chăn nuôi tập
trung Thắng Lợi và Hùng Chi (mỗi cơ sở 50 lợn thịt/1mô hình) và hai hộ
gia đình nông dân Hường Cương và Ông Dương Thanh Trọng (mỗi hộ sử


8

dụng 25 con/mô hình). Sản phẩm để so sánh là loại thức ăn mà các cơ sở
chăn nuôi hiện đang sử dụng làm lô đối chứng (Thức ăn của CP).
Sơ đồ bố trí thử nghiệm đối với một loại sản phẩm:


TT

Nội dung

2

Số lượng
lợn theo dõi
Giống lợn

3

KL bắt đầu

1

ĐVT
Con
kg /
con

Trang trại
HTX
Trại
Thắng
Hùng Chi
Lợi
50

50


Hộ gia đình
Hường
Cương

Ông
Trọng

25

25

Lợn ngoại lai (đực PiD x nái LY)
18,75
18,55
18,45
18,54
±0,59
±0,36
±0,26
±0,29

Đối
chứng
150
18,76
±0,37

Tỷ lệ
26/24

25/25
13/12
13/12
77/73
đực/cái
5
Thức ăn
SP1/SP2
SP1/SP2 SP1/SP2 SP1/SP2
CP
- Đảm bảo đồng đều về các yếu tố trong quá trình thử nghiệm như chuồng
trại, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y...
- Các chỉ tiêu đánh giá: Sinh trưởng tích lũy (kg/con), tuyệt đối
(gam/con/ngày), hệ số sử dụng thức ăn, chi phí thức ăn/kg tăng khối
lượng, năng suất và phẩm chất thịt.
- Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu:
+ Theo dõi về sinh trưởng: Cân lợn tại các thời điểm khảo sát (1 tháng/lần).
Trên cơ sở số liệu thu được tính toán sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày).
+ Theo dõi về tiêu tốn và chi phí thức ăn: Theo dõi đầy đủ số lượng thức ăn
tiêu thụ của từng lô thí nghiệm. Tính toán các chỉ tiêu cụ thể như sau:
Tổng thức ăn tiêu thụ
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng =
Tổng khối lượng thịt tăng
Tổng chi phí thức ăn
Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng =
Tổng khối lượng thịt tăng
4

+ Phương pháp mổ khảo sát: Theo phương pháp mổ khảo sát của Liên Xô
(cũ) (Hội chăn nuôi Việt Nam (2002). Theo dõi các chỉ tiêu như tỷ lệ móc hàm,

thịt xẻ, thịt nạc, mỡ, xương, da và tỷ lệ hao hụt.


9

+ Phân tích thành phần hoá học của thịt lợn: Tiến hành xác định thành
phần hóa học của thịt lợn qua các chỉ tiêu như: Vật chất khô, protein tổng số,
lipit, khoáng tổng số tại Phòng thí nghiệm hóa sinh Viện Khoa học Sự sống –
Đại học Thái Nguyên.
- Phương pháp khảo sát các chỉ tiêu về môi trường:
Sử dụng các thiết bị của Trung tâm Quan trắc môi trường – Cục bảo vệ
môi trường Thái Nguyên để lấy mẫu khí, đo và phân tích hàm lượng H2S, NH3
và lấy mẫu nước thải của cơ sở thử nghiệm để phân tích hàm lượng nitrate.
2.2.1.7 Xây dựng quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên sử
dụng nguyên liệu địa phương.
- Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, xây dựng một quy trình hoàn
thiện để sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên từ nguyên liệu địa phương tại
Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Đại Minh, với quy mô nhỏ, công suất 35
nghìn tấn/ năm.
- Ứng dụng chuyển giao kết quả nghiên cứu cho các cơ sở chăn nuôi lợn tự
sản xuất thức ăn và sử dụng trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học của trường
Đại học Nông Lâm.
2.2.2 Chuyển giao quy trình công nghệ cho cơ sở sản xuất thức ăn gia súc và
chăn nuôi trên địa bàn:
Đã chuyển giao: Công thức thức ăn, quy trình sản xuất... cho Công ty
TNHH thức ăn chăn nuôi Đại Minh.
- Hình thức chuyển giao: (1) Tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật về sản xuất
thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cán bộ kỹ thuật, công nhân các cơ sở sản
xuất thức ăn (Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Đại Minh) và các cơ sở
chăn nuôi trên địa bàn. (2) Hướng dẫn kỹ thuật tại hiện trường cho người

sản xuất.
- Nội dung tập huấn:
+ Vai trò của cân đối dinh dưỡng đối với sinh trưởng vật nuôi và việc
đào thải các chất như nitơ, lưu huỳnh và một số khí thải ra môi trường
bên ngoài.
+ Tập huấn về kỹ thuật cân đối thành phần dinh dưỡng và axit amin
trong khẩu phần.
+ Kỹ thuật sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (dạng viên và dạng bột)
cho lợn nuôi thịt.
+ Kỹ thuật bảo quản thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh sau khi sản xuất
+ Ứng dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn thịt


10

- Số lượng học viên tham gia: 20 người bao gồm cán bộ, công nhân của
Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Đại Minh và các cơ sở chăn nuôi khác
trên địa bàn.
- Thời gian tập huấn: 3 ngày
2.2.3 Sản xuất thử nghiệm tại Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Đại Minh:
- Số lượng: 250 tấn, đóng gói 25 kg/ 1 bao. Trong đó:
Sản phẩm 1 (Công thức 1): 125 tấn bao gồm DMF 952S - giai đoạn sinh
trưởng và DMF 954S - giai đoạn vỗ béo;
Sản phẩm 2 (Công thức 2): 125 tấn bao gồm DMF 1183S - giai đoạn sinh
trưởng và DMF 1193S - giai đoạn vỗ béo.
- Tổ chức thực hiện: Do Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Đại Minh đảm
nhiệm. Bao gồm các khâu như: Thu mua nguyên liệu, sơ chế, nghiền,
trộn, đóng viên, làm nguội thức ăn, bao gói sản phẩm, giá thành....
- Tổ chức hội nghị khách hàng (2 ngày) đánh giá về chất lượng thức ăn sản
phẩm sản xuất ra tại Công ty.

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các số liệu thu được đều được xử lý thống kê sinh vật học trên phần
mềm STATGRAPH version 4.0 của Cục thống kê, USA.
3. KẾT QUẢ CỦA DỰ ÁN
3.1 Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có mức protein
hợp lý được cân đối các axit amin thiết yếu:
3.1.1.Kết quả đánh giá chất lượng, tuyển chọn, sơ chế, bảo quản nguyên liệu
địa phương sử dụng sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên
- Tình hình sản xuất một số nguyên liệu chính làm thức ăn cho lợn tại khu
vực trung du miền núi phía Bắc Việt Nam
Số liệu thống kê tình hình sản xuất hạt ngũ cốc qua 3 năm từ 2007 -2009
ở các địa phương trong khu vực cho thấy: Sản lượng tăng từ 4,2939 - 4,4489 4,5751 triệu tấn, trong đó lúa ngô là hai loại cây chính. Năm 2009 tổng diện tích
trồng lúa của vùng trung du miền núi phía Bắc là 669,9 ngàn ha, sản lượng thu
hoạch đạt 3,471 triệu tấn. Các tỉnh đạt sản lượng lúa cao trong khu vực gồm:
Bắc Giang 572,8 ngàn tấn, Phú Thọ 362,8 ngàn tấn, Thái Nguyên 341,1 ngàn
tấn, Bắc Kạn 97,4 ngàn tấn… Cây lúa ở vùng trung du miền núi phía Bắc được
coi là cây chủ đạo để cân đối lương thực nuôi sống con người, người dân khai
hoang mở rộng diện tích trồng lúa ở bất kỳ nơi nào có khả năng và ruộng nước là


11

một tài sản thừa kế có ý nghĩa sống còn với người nông dân. Xét trên bình diện
chung, sản lượng lúa ở khu vực này đủ để cân đối nhu cầu lương thực.
Diện tích gieo trồng ngô khoảng 440 ngàn ha, bằng việc áp dụng giống mới
nên năng suất thu hoạch và sản lượng ngô không ngừng tăng lên. Sản lượng ngô
các năm từ 2007-2009 lần lượt là 1,4017 -1,5446 - 1,5276 triệu tấn (chiếm trên
30% sản lượng ngô của cả nước). Các tỉnh đi đầu trong sản xuất ngô là Sơn La
(132,1 ngàn ha và 524,3 ngàn tấn sản lượng), Hòa Bình (34,0 ngàn ha và 136,5
ngàn tấn sản lượng), Hà Giang (46,8 ngàn ha và 121,4 ngàn tấn sản lượng), Cao

Bằng (37,2 ngàn ha và 111 ngàn tấn sản lượng). Một số nơi như Hà Giang, Cao
Bằng còn sử dụng giống địa phương, mặc dù năng suất thấp nhưng chất lượng
cao để cung cấp lương thực, đặc biệt cho nhân dân các dân tộc sống ở vùng rẻo
cao. Những nơi có sản lượng ngô hàng hóa lớn như Sơn La, Hòa Bình trồng chủ
yếu các giống ngô mới năng suất cao để làm thức ăn vật nuôi. Riêng Sơn La là
một trong những vùng sản xuất ngô lớn nhất khu vực, ở đây có khí hậu ôn hòa
và đặc biệt thời tiết khi thu hoạch ngô rất khô ráo, thuận lợi cho thu hái, phơi
khô và dự trữ ngô. Tuy nhiên, việc sản xuất ngô trong điều kiện khí hậu nhiệt
đới gió mùa ở nước ta thường gặp khó khăn khi vào mùa mưa, độ ẩm không khí
lên cao rất thuận lợi cho việc phát triển của nấm mốc sinh độc tố aflatoxin với
nhiều dạng trên hạt ngô ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và sức khỏe vật nuôi.
Cám gạo là sản phẩm phụ có tỷ lệ cao nhất khi xay xát thóc lúa để sản
xuất gạo. Nếu tính lượng cám thu được bình quân là 10% khối lượng lúa thì với
sản lượng lúa thu được của toàn vùng là hơn 3 triệu tấn, khu vực này có ít nhất
30.000 tấn cám gạo để dùng cho chăn nuôi. Cám gạo là hỗn hợp của các thành
phần chính trong hạt lúa gồm vỏ lụa bao quanh hạt gạo, phôi nhũ, một phần nhỏ
trấu và một ít tấm. Chất lượng của cám thay đổi tuỳ thuộc vào hàm lượng trấu
trong cám và chất lượng của công nghệ xay xát thóc gạo. Cám lẫn nhiều trấu sẽ
giảm chất lượng do tăng tỷ lệ xơ thô và silic, giảm mức lượng của thức ăn và
giảm tỷ lệ tiêu hoá chung. Tuỳ theo lượng trấu còn ít hay nhiều mà cám được
phân thành loại I và loại II. Ở miền núi, thóc gạo chủ yếu được chế biến bằng
các cơ sở tư nhân công suất nhỏ, dây truyền sản xuất đơn giản, cám sản xuất ra
tới đâu được tiêu thụ hết tới đấy. Chất lượng các mẫu cám ít biến đổi bởi công
nghệ mà chủ yếu là do yếu tố giống lúa, các giống lúa đặc sản thường có chất
lượng cám cao hơn.


×