Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của phong điệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 119 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
---------------

NGUYỄN THÁI DŨNG

CẢM QUAN ĐÔ THỊ
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA PHONG ĐIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Thái Nguyên - 2017


ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
---------------

NGUYỄN THÁI DŨNG

CẢM QUAN ĐÔ THỊ
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA PHONG ĐIỆP

CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Hải Ninh

Thái Nguyên – 2017


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều
trung thực và chưa từng được công bố ở bất kì công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thái Dũng


iv

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu,
Khoa sau đại học, Khoa Văn - X ã h ộ i , T rường Đại học Khoa học - Đại học
Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá
trình học tập. đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Hải Ninh
- người đã tận tình hướng dẫn, tin tưởng và giúp đỡ trong suốt quá trình tác giả
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên,

khích lệ để tác giả hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thái Dũng


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC .............................................................................................................. i
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2
2.1. Những đánh giá về văn học đô thị trong văn học Việt Nam đương đại . 2
2.2. Những đánh giá về tác phẩm của Phong Điệp ........................................ 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................ 8
4. Phương pháp nghiên cứu. .............................................................................. 9
4.1. Phương pháp hệ thống. ............................................................................ 9
4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu. ............................................................. 9
4.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp. ......................................................... 9
4.4. Phương pháp lịch sử - xã hội.................................................................. 9
4.5. Phương pháp thống kê - khảo sát. ........................................................... 9
4.6. Phương pháp thi pháp học ..................................................................... 10
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................. 10
5.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 10
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 10

6. Cấu trúc của luận văn................................................................................... 10
7. Đóng góp của luận văn. ............................................................................... 11
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CẢM QUAN ĐÔ THỊ
TRONG TIỂU THUYẾT PHONG ĐIỆP ........................................................... 12
1.1. Giới thuyết về cảm quan đô thị trong văn học ......................................... 12
1.1.1. Văn học đô thị .................................................................................... 12
1.1.2. Cảm quan đô thị ................................................................................. 14


vi

1.2. Sơ lược về cảm quan đô thị trong văn học Việt Nam............................... 17
1.2.1. Giai đoạn trước thế kỷ XX ................................................................. 17
1.2.2. Giai đoạn từ thế kỷ XX đến 1945 ...................................................... 19
1.2.3. Giai đoạn từ 1945 đến 1975 ............................................................... 25
1.2.4. Đề tài đô thị trong văn học Việt Nam sau 1975 đến nay ................... 26
1.3. Sự hình thành cảm quan đô thị trong sáng tác Phong Điệp...................... 29
TIỂU KẾT ........................................................................................................ 33
CHƯƠNG 2: CẢM QUAN VỀ ĐỜI SỐNG VÀ CON NGƯỜI ĐÔ THỊ TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA PHONG ĐIỆP ................................................................ 35
2.1. Cảm quan về đời sống đô thị .................................................................... 35
2.1.1. Quá trình đô thị hóa và góc nhìn đô thị.............................................. 35
2.1.2. Những xung đột giá trị văn hóa, đạo đức trong đời sống đô thị ........ 40
2.2. Cảm quan về con người đô thị .................................................................. 47
2.2.1. Con người trong cuộc mưu sinh và lập nghiệp .................................. 47
2.2.2. Con người với ký ức về quá khứ và quê nhà ..................................... 54
2.2.3. Con người tha hóa. ............................................................................. 57
TIỂU KẾT ........................................................................................................ 60
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CẢM

QUAN ĐÔ THỊ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA PHONG ĐIỆP ...................... 62
3.1. Ngôn ngữ nhân vật .................................................................................... 62
3.1.1. Ngôn ngữ mang màu sắc thị dân đời thường ..................................... 62
3.1.2. Ngôn ngữ giàu nhịp điệu và tốc độ. ................................................... 67
3.2. Ngôi kể và điểm nhìn ................................................................................ 71
3.2.1 Ngôi kể ................................................................................................ 71
3.2.2. Điểm nhìn ........................................................................................... 74
3.2.2.1. Điểm nhìn bên trong .................................................................... 75
3.2.2.2. Sự di động điểm nhìn ................................................................... 78
3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật ......................................................... 84


vii

3. 3.1 Không gian nghệ thuật. ...................................................................... 84
3.3.1.1. Không gian thành thị đầy bất trắc. ............................................... 85
3.3.1.2. Không gian đô thị ảo. ................................................................... 92
3.3.2. Thời gian nghệ thuật........................................................................... 93
3.3.2.1. Độ căng và sức nén của thời gian ................................................ 97
3.3.2.2 Mất ý thức về sự diễn tiến của thời gian..................................... 101
TIỂU KẾT ...................................................................................................... 104
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 108


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc xâm lược thuộc địa của thực dân Pháp năm 1858 đã làm thay đổi rõ

rệt mọi mặt của xã hội Việt Nam và tác động lớn tới đời sống văn hóa cũng như
văn học Việt Nam. Tuy chưa hình thành một dòng văn học đô thị nhưng ngay từ
nửa đầu thế kỷ XX, cảm quan đô thị đã xuất hiện khá nhiều trong văn học đặc biệt
là văn học giai đoạn 1930-1945. Các nhà văn như Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng,
Nguyên Hồng, Nam Cao…, những người sống trong bầu khí của quá trình đô thị
hóa thời kỳ này đã bộc lộ những cảm xúc, thái độ và cái nhìn riêng về đời sống
đô thị qua hàng loạt các tiểu thuyết, truyện ngắn tiêu biểu của mình.
Phong Điệp thuộc thế hệ nhà văn sinh ra sau chiến tranh, trưởng thành trong
thời kì hội nhập mạnh mẽ. Tác giả này được đông đảo độc giả biết đến qua truyện
ngắn Ma mèo, truyện ngắn được giải nhì (không có giải nhất) cuộc thi truyện ngắn
trên báo Văn nghệ Trẻ 1996 – 1997, khi chị vẫn còn là sinh viên đại học. Sau này,
tên tuổi của chị đã có một vị trí vững chắc trong lòng độc giả qua hàng loạt các
tiểu thuyết như Lạc chốn thị thành, Blogger, Ga kí ức, Vực gió và các tập truyện
ngắn tiêu biểu như Khi ta hai mươi, Ma mèo, Người phía bên kia đường, Phòng
trọ, Vườn hoang, Kẻ dự phần..., tản văn Bay trên mái nhà thành phố...
Sinh ra ở thành Nam, học tập, sinh sống và làm việc ở Hà Nội, tuy nhận
mình là dân “ngụ cư” nơi Hà thành nhưng Phong Điệp luôn nặng trĩu suy tư về
đô thị nơi chị đang sống. Có thể nói rằng, Phong Điệp viết nhiều truyện ngắn và
tiểu thuyết về đề tài đô thị. Qua các tác phẩm của mình, Phong Điệp đã có những
kiến giải riêng về đời sống đô thị theo cách nhìn của một nhà văn nữ sắc sảo và
tinh tế
Trong thời gian qua, các tác phẩm của Phong Điệp đã được đông đảo các
nhà văn, giới phê bình, nghiên cứu và bạn đọc nhiệt thành đón nhận. Đã có những
cuộc hội thảo, bài viết, luận văn nghiên cứu về cấu trúc tác phẩm, nghệ thuật tự


2

sự của tiểu thuyết Phong Điệp. Nhiều bài báo đã đề cập vấn đề đô thị trong tiểu
huyết của Phong Điệp, song chưa có công trình nghiên cứu nào lấy cảm quan đô

thị làm đề tài nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện. Luận văn lựa chọn “Cảm
quan đô thị trong tiểu thuyết của Phong Điệp” làm đề tài nghiên cứu nhằm tìm
hiểu và lý giải những nét mới và riêng khác trong cảm quan đô thị của một cây
bút đáng chú ý hiện nay, góp phần nhận diện sự đa dạng, phong phú của bức tranh
văn học Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những đánh giá về văn học đô thị trong văn học Việt Nam đương đại
Có thể nói, trong những năm gần đây, văn học đô thị thu hút được sự quan
tâm của đông đảo các nhà văn, các nhà nghiên cứu, phê bình, học viên, sinh viên
và cả bạn đọc. Nhiều cuộc hội thảo, nhiều luận văn thạc sĩ, đã lấy văn học đô thị
làm đối tượng nghiên cứu. Trong cuộc tọa đàm “Văn học đô thị hôm nay” do tạp
chí Người đô thị tổ chức, nhà báo Trần Trung Chính cho rằng: “Trong các thuộc
tính của văn học đô thị đã được nêu: cuộc sống người viết, khung cảnh và con
người thị dân, tính hiện đại (cũng là tính đô thị) có thể là các cơ sở để nhận biết
một tác phẩm văn học đô thị. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp cụ thể nào,
một tác phẩm cụ thể nào cũng hội đủ các yếu tố đó. Có thể nói rằng văn học đô
thị Việt Nam vẫn đang trong quá trình hình thành, như hình hài các đô thị Việt
Nam.” [47].
Cũng trong tọa đàm về văn học đô thị này, Đỗ Lai Thúy cho rằng “tiểu
thuyết đô thị Việt Nam còn ít về đề tài đô thị, nếu có thì đôi khi đô thị thường được
nhìn bằng sự hoài niệm nông thôn. Bởi vậy, tính đô thị của nó chủ yếu biểu hiện
ở phương diện thể loại”[47].
Đại diện cho các nhà văn trẻ tham gia buổi tọa đàm, Hà Thủy Nguyên chia
sẻ: “Thế hệ những người được sinh ra ở đô thị (8x, 9x) thì sự ám ảnh về đô thị
hóa như là sự thoái hóa về nhân cách con người không phải vấn đề lớn. Đề tài
mà họ quan tâm là viết về bản thân mình, những chiêm nghiệm, suy nghĩ, suy


3


tưởng bản thân. Họ chui vào đó (bản thân) và câu chuyện văn chương của họ,
viết về chính thế giới ấy”[47]. Chị tin tưởng: “khi chúng ta hoàn toàn ở trong đô
thị rồi, chúng ta thấm nhuần tính đô thị, họ sẽ viết về những điều khác”.
Là người luôn bám sát mảng văn xuôi Việt Nam đương đại, Đỗ Hải Ninh
nhấn mạnh đến cảm thức về đô thị: “Trong văn học đương đại đã có những tác
giả thành công khi viết về đô thị, thể hiện được nét đặc sắc cuộc sống và con
người đô thị như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Nguyễn Danh
Lam, Trần Nhã Thụy, Phong Điệp,... Sáng tác của họ đã chạm đến nơi sâu khuất
của con người và đời sống đô thị: nỗi cô đơn, sự trống rỗng, cuộc sống đơn điệu,
thiếu vắng. Cuộc sống đô thị vừa là biểu tượng của cái hiện đại, của văn minh
công nghiệp, đầy cám dỗ vừa ẩn chứa những đe dọa, với sự tha hóa nhân tính và
nỗi mặc cảm…”[47].
Với cái nhìn khá lạc quan về văn học đô thị, Nguyễn Mạnh Tiến cũng có
nhận xét: “nếu như văn học đô thị ở phương Tây là một dòng phát triển lớn, có
nhiều thành tựu đáng kể thì văn học đô thị ở Việt Nam, dù là một vấn đề thú vị,
vẫn chưa phải là dòng chủ lưu. Đó là, đô thị Việt Nam cho đến nay vẫn chưa thực
sự là đô thị theo đúng nghĩa của nó. Đô thị Việt Nam là sự chắp vá, chỉ là “cái
siêu làng” trương nở ra mà thôi. Vì thế, người sống ở đô thị Việt Nam, trong đó
có cả các nhà văn, vẫn mang nặng tâm tính, nếp nghĩ, nếp cảm của nông dân, cho
dù họ có tuyên bố là đã “đô thị hóa” hoàn toàn. Chính bởi thế, văn học đô thị dù
hình thành nhưng không phát triển mạnh mẽ và chưa được giới nghiên cứu đi sâu
tìm hiểu. Tuy vậy, cùng với sự phát triển của các đô thị, sự mở rộng các đô thị
xâm lấn vùng nông thôn, có thể nhìn thấy trước văn học đô thị sẽ là một chủ đề
nổi trội.”[47].
Cũng có những kiến giải riêng về văn học đô thị, Mai Anh Tuấn khẳng định
“sự vắng mặt hoặc bị lép vế khá lâu của tầng lớp trung lưu đô thị và tư sản nội
địa trong xã hội miền Bắc từ sau 1945 khiến cho văn học giai đoạn này ít đề cập
đến đô thị. Phải từ Đổi mới, trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị



4

Hoài thì đô thị mới tái xuất với tư cách là nơi chốn của các yếu tố thị trường và
nhân cách, đạo đức mới/khác có khả năng phá vỡ các giá trị mặc định và đối
kháng với nông thôn. Muộn hơn, trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà và gần đây
là của các nhà văn trẻ, đô thị được nhìn ở khía cạnh lịch sử, thế tục của nó, nơi
cần đến thái độ chấp nhận hơn là chối từ, dù về cơ bản, nó luôn khía vào nỗi cô
đơn, lạc lõng, sự phân rã của con người. Cảm thức đô thị đương đại, vì thế, đòi
hỏi những nỗ lực làm mới bút pháp và thể loại để vừa lòng độc giả ngày một sành
sỏi”[47].
Dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng các ý kiến đều khẳng định văn học
đô thị Việt Nam tuy chưa phát triển mạnh mẽ và chưa được quan tâm nghiên cứu
đúng mức nhưng mảng văn học này đã có những đóng góp không nhỏ đối với văn
học Việt Nam và trong tương lai sẽ là một mảng đề tài nổi trội.
2.2. Những đánh giá về tác phẩm của Phong Điệp
Nhà văn Phong Điệp thành công khá sớm và có sức viết khá bền bỉ, các tập
truyện ngắn và sau này là tiểu thuyết của chị liên tục xuất hiện với tần suất khá
dày và đều, một số tập truyện ngắn đã được giải thưởng cao trong các cuộc thi.
Đọc truyện ngắn của Phong Điệp ta có thể nhận thấy “cái hay trước hết là ở nội
dung câu chuyện, thấm đẫm sự cảm thông, chia sẻ, bao dung và độ lượng với từng
số phận, hoàn cảnh (khốn khổ, khốn nạn, nhếch nhác) của các nhân vật Chị chưa
hề lên án những nhân vật mà ở những cây bút khác rất dễ "xây dựng" thành "kẻ
xấu", để đối lập với người tốt mà nhiều khi còn "bênh"họ, "bào chữa" cho họ với
những luận lý không có trong sách luật nhưng lại tìm thấy trong trái tim nhân
hậu” [62]. Nói về nghệ thuật trong văn xuôi của nhà văn Phong Điệp, nhà văn
Hoàng Quảng Uyên nhận xét: “truyện của Phong Điệp hầu như không có cốt
truyện (lớp trẻ bây giờ hay viết thế, văn học hiện đại, hậu hiện đại hay viết thế?)
- Truyện chỉ là những mảnh ghép số phận và hoàn cảnh bằng một chất keo dính
chặt bởi bàn tay khéo léo, xâu chuỗi bởi sợi chỉ đỏ. Những mảnh ghép tưởng bình
thường, không có gì, đôi khi còn "vớ vẩn" nữa bỗng trở nên có vấn đề, có tư tưởng.



5

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng nói (đại ý): “Văn người ta (ý nói văn nước
ngoài) toàn viết những truyện nhỏ nhặt, "vớ vẩn" mà ra cái to lớn, mà có tư tưởng
. Văn ta viết toàn những vấn đề, đề tài lớn mà lại thành ra "vụn vặt", "vớ vẩn"”
Đúng vậy,năng lực quan trọng nhất của nhà văn là ở chỗ nhìn ra được những cái
to lớn, vĩ đại trong những cái (tưởng như) nhỏ bé, tầm thường. "Anh hùng đoán
giữa trần ai mới tài". Đọc truyện ngắn Phong Điệp tôi như hiểu thêm ra những
điều này.” [62]
Trong bài viết Đôi nét về Phong Điệp và tập truyện Phòng trọ nhà thơ
Trần Đăng Khoa nhận xét: “Thông thường khi viết truyện ngắn, các nhà văn
thường “thủ” sẵn một vấn đề nào đó làm thông điệp gửi đến độc giả. Rồi từ vấn
đề đó mà tạo dựng truyện và các nhân vật. Cốt truyện dựng sao cho hấp dẫn và
các nhân vật cũng phải thật sinh động. Có khi chỉ một vài câu đối thoại ngắn gọn
là lột tả được hết tính cách và tâm địa của nhân vật. Phong Điệp dường như không
quan tâm lắm đến những thao tác quen thuộc ấy của nghề văn. Chị viết tự nhiên.
Mỗi truyện là một khoảnh khắc, một mảnh đời. Khoảnh khắc không có gì đặc biệt
và mảnh đời cũng rất bình dị, lại được kể bằng một giọng nhỏ nhẹ, dửng dưng,
dửng dưng đến lạnh lùng. Dường như truyện nào của chị cũng là những nét chấm
phá bàng bạc, cốt để gợi chứ không tả, cũng không nói hết, nghĩa là không đi đến
tận cùng của mọi vấn đề. Đây có lẽ là một ý thức, một dụng công của tác giả”[35].
Trong bài viết Phong Điệp – một sức viết đáng nể, một cách viết đã đi vào độ
thành thục, tác giả Nguyên An đánh giá: “Phong Điệp với các trang viết của
mình, với sự có mặt trên diễn đàn sáng tác đương đại đã là một hiện tượng mà
khi ta nghiên cứu, phân tích, bình luận thì không chỉ có ích cho Phong Điệp mà
còn có ích cho rất nhiều người sáng tác khác, bất kể họ mới cầm bút hay đã in ấn
một số tác phẩm rồi”.[1]
Sau thành công của tập truyện ngắn Ma mèo và hàng loạt tập truyện ngắn

khác, Phong Điệp đã thử sức với loại hình tiểu thuyết bằng tác phẩm Lạc chốn
thị thành. Khi cuốn sách ra đời nhà văn Nguyễn Đông Thức đã đánh giá: “Cả


6

một thực trạng giới trẻ vất vả chen chân vào đời ở các thành phố lớn hiện ra khá
đầy đủ trong Lạc chốn thị thành. Đẹp nhất trong truyện là một tình bạn thủy
chung, thứ tình cảm quý hiếm hiện nay. Một tình bạn dựa vào đó, người ta dẫu có
đi lạc vẫn có thể quay về. Đọc và thấy lòng nhẹ hẳn đi với thứ tình bạn thuần khiết
ấy, sau bao nhiêu bạo liệt của cuộc sống đã được tác giả thỏa tay."[16]. Ông
khẳng định cuốn Lạc chốn thị thành: “hoàn toàn có thể thể xây dựng thành một
bộ phim dài nhiều tập dành cho giới trẻ”[16]. Tuy nhiên, nói theo nhà văn Đông
Thức thì Phong Điệp viết có phần hơi vội vì là một nhà báo trẻ ở thủ đô, Phong
Điệp có quá đủ tư liệu và vốn sống để có thể viết sâu và hay hơn nữa với đề tài và
cốt truyện này.
Từ Lạc chốn thị thành đến Blogger đã đánh dấu một thay đổi lớn trong
văn phong của tác giả Phong Điệp. Nhiều đánh giá, nhận xét về những đổi mới
trong cuốn tiểu thuyết Blogger đã được đưa ra. Đoàn Minh Tâm trong bài viết
Vài cảm nhận về tiểu thuyết Blogger của Phong Điệp đã nhận định: “thoạt nhìn
vào nhan đề tiểu thuyết, không ít người lầm tưởng Blogger sẽ chỉ đề cập thuần
túy đến cuộc sống của những cư dân mạng. Nhưng Blogger không chỉ giới hạn ở
đề tài đang là một trong những đề tài “hot” thu hút sự quan tâm của nhiều người
mà còn mở rộng biên độ sang chuyện thân phận, cuộc đời của người phụ nữ, sang
chuyện gia đình… Nói một cách chính xác, blog và cuộc sống của cư dân mạng
là điểm tựa cho Phong Điệp mô tả và lí giải về cuộc sống hiện tại của những
người phụ nữ trẻ tuổi… Có một thế giới phụ nữ trong Blogger. Họ đa dạng về
tuổi đời: bà già, trẻ em, phụ nữ, trung niên, thanh niên, phong phú về xuất thân:
nông dân, trí thức, doanh nhân, nhà văn, nhân viên văn phòng, lao công, thợ gội
đầu”[50]. Về ngôn ngữ của tác phẩm, Đoàn Minh Tâm cũng nhận xét: “Ngôn ngữ

“mạng” trong Blogger thu hút sự chú ý của tôi vì đây là một trong những thành
tố quyết định sự thành công của tác phẩm. Ngôn ngữ mạng muôn hình vạn trạng
ngoài đời thường được Phong Điệp dụng công trau chuốt, chọn lựa để đưa vào
tác phẩm. Đó là thứ ngôn ngữ “mạng” vừa có tính khách quan, nhiều màu sắc cá


7

nhân vừa giảm đi hỗn tạp, xô bồ và có phần “tục tĩu” vốn có của đời
thường.”[50]. Bài Blogger - những lát cắt cuộc sống đăng trên báo Người lao
động của tác giả H.Dung viết: “Mỗi lát cắt trong Blogger là entry trong blog. Mỗi
entry là mỗi thước phim sống động đến nghẹt thở. Ở đây là cuộc sống nham nhở
chốn thị thành, một cuộc sống vụ lợi với những góc u mê bị bóc trần ra những gì
hiện thực nhất có thể.”[7].
Là người theo dõi sát quá trình sáng tác của Phong Điệp từ những năm 1996
-1997, tự nhận là khắt khe khi để tập truyện ngắn Ma mèo chỉ đạt giải nhì (không
có giải nhất) nhà văn Bảo Ninh luôn hi vọng vào hành trình mai sau của Phong
Điệp. Sự ra đời của tiểu thuyết Ga kí ức năm 2015 đã hiện thực hóa sự kì vọng
đó. Trong bài viết Sống động và ám ảnh thay cho lời tựa cho cuốn Ga kí ức, nhà
văn Bảo Ninh đã đánh giá: “Ga kí ức là bức tranh sống động và ám ảnh thể hiện
được sâu sắc những chuyển biến của thời cuộc từ bao cấp sang kinh tế thị trường.
Song, không chỉ hay ở nội dung và văn phong, Ga kí ức còn độc đáo mới lạ trong
cấu trúc. Ba chứ không phải một câu chuyện trong cùng một tiểu thuyết mà mạch
truyện vẫn xuyên suốt và mạch lạc. Ba nhân vật, ba số phận riêng rẽ nhưng không
biệt lập, tương phản nhưng lại soi rọi nhau, và nhờ vào sự liên tưởng của độc giả
mà ba nhân vật ấy có thể gặp gỡ nhau ở sân ga kí ức.” [22]. Cùng quan điểm với
Bảo Ninh, nhà văn Lê Phương Liên cho rằng, Phong Điệp đã lựa chọn cách thể
hiện hoàn toàn đổi mới và tiểu thuyết Ga kí ức được đánh giá là tác phẩm vượt
trội cả bút pháp và câu chuyện: “Cũng là sự hồi tưởng kí ức nhưng tác giả viết
theo lối tương đối nhanh, đưa ra 3 nhân vật khác nhau, 3 tuyến đi khác nhau và

cuối cùng hội tụ lại ở một điểm "sân ga kí ức". Nó không bày sẵn sàng trên câu
chữ hay ở cái kết mà nó đòi hỏi người đọc phải nhận ra được những điều mới,
những điều cần phải suy ngẫm" [55]. Trân trọng cách nhìn và đánh giá cao cách
khai thác, thể hiện của nhà văn Phong Điệp, nhà phê bình Nguyễn Hòa cho rằng:
“Đọc tới trang cuối cùng của cuốn tiểu thuyết, có thể xác định thời gian tuyến
tính của một chuyện kể, nhưng sẽ khó kể lại một cách rành mạch, vì từ đầu tới


8

cuối, Phong Điệp kể - tả khá tỉ mỉ, cụ thể nhưng hiệu quả của những gì được kể tả lại sự ám ảnh ở “Phía sau con chữ” chứ không hiển hiện như các sự kiện, chi
tiết để từ đó hình thành một cốt truyện. Dấu hiệu của lối viết này từng manh nha
xuất hiện trong hai tiểu thuyết "Lạc chốn thị thành" và "Blogger", nhưng đến
"Ga ký ức" thì Phong Điệp tỏ ra thuần thục, nên có thể nói chị đã có một bước
tiến khá dài. Và nếu coi ba cuốn tiểu thuyết có mối liên hệ nhất định thì dường
như với "Ga ký ức", Phong Điệp đã tìm ra đáp án cho các câu hỏi: Tại sao người
ta lại “lạc chốn thị thành”? Tại sao người ta lại sống với thế giới ảo để trở thành
một “blogger”?”[32]. Bên cạnh một số bài phê bình giới thiệu, khóa luận tốt
nghiệp một số luận văn thạc sĩ đã chọn tác phẩm của chị làm đề tài nghiên cứu
như: Những tìm tòi nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết Phong Điệp
của Đặng Thị Lan và Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết “Blogger’’ và “Ga
kí ức” của Phong Điệp của Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên.
Qua phần lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy tác phẩm của Phong Điệp đã
được quan tâm chú ý và dành cho những đánh giá cao về ý thức nghệ thuật, những
nỗ lực cách tân trong lối viết của nhà văn. Tuy nhiên, chưa có nhiều những nghiên
cứu đánh giá về cảm quan đô thị trong tác phẩm của nhà văn. Có chăng chỉ là
những ý kiến riêng lẻ được đưa ra trong các bài viết, trong các bài giới thiệu. Vì
vậy, việc tìm hiểu cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của nhà văn Phong Điệp là
một việc làm cần thiết để thấy rõ hơn những giá trị cả về mặt nội dung và nghệ
thuật, cũng như những đóng góp của nhà văn trong bức tranh tổng thể văn học

Việt Nam đương đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung tìm hiểu cảm quan về đô thị trong các tiểu thuyết Phong
Điệp
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung khảo sát ba cuốn tiểu thuyết: Lạc
chốn thị thành, Blogger và Ga kí ức. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo và một


9

số truyện ngắn, tản văn của Phong Điệp, cũng như một số tiểu thuyết viết về đô
thị đương đại.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu sử dụng một số
phương pháp sau:
4.1. Phương pháp hệ thống.
Đây là một phương pháp quan trọng giúp người thực hiện luận văn xâu
chuỗi được các hiện tượng văn học đơn lẻ, đặt chúng trong mối quan hệ biện
chứng để từ đó nhận diện được cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của Phong Điệp.
4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Để làm nổi bật những đặc sắc và sự độc đáo trong cảm quan đô thị của
Phong Điệp, chúng tôi đã đối chiếu, so sánh với những tác giả khác có tác phẩm
viết về đề tài đô thị. Với phương pháp này, chúng tôi có thể thấy được những điểm
khá tương đồng và những điểm riêng trong cảm quan đô thị của Phong Điệp.
4.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp.
Đây là phương pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học. Phương pháp này
giúp chúng tôi có thể đi sâu khám phá từng khía cạnh của vấn đề rồi từ đó tổng
hợp, khái quát làm rõ đặc điểm cảm quan đô thị của Phong Điệp.
4.4. Phương pháp lịch sử - xã hội.
Trong luận văn, chúng tôi sự dụng phương pháp này để tìm hiểu sự phát

triển đô thị trong văn học của mỗi thời kỳ đồng thời nhận ra sự kế thừa và nét
riêng trong cảm quan đô thị của Phong Điệp.
4.5. Phương pháp thống kê - khảo sát.
Để làm rõ cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Phong Điệp, chúng tôi đã tiến
hành thống kê, khảo sát những biểu hiện cụ thể trên phương diện nội dung và nghệ


10

thuật của các tiểu thuyết nhằm nhận diện cảm quan riêng của Phong Điệp về đô
thị.
4.6. Phương pháp thi pháp học
Trong luận văn chúng tôi sử dụng phương pháp thi pháp học qua việc phân
tích hình thức nghệ thuật của tác phẩm để làm rõ cảm quan đô thị trong tiểu thuyết
của Phong Điệp.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài sẽ nhận diện và làm nổi bật cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của
Phong Điệp trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
Thể hiện rõ nét riêng khác trong cảm quan đô thị và những đóng góp của
Phong Điệp với thể loại tiểu thuyết trong bộ phận văn học đô thị nói riêng và trong
bức tranh văn học Việt Nam đương đại nói chung.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung đi sâu tìm hiểu:
- Cảm quan đô thị chi phối việc lựa chọn nội dung và phương thức nghệ
thuật trong tiểu thuyết của nhà văn Phong Điệp.
- Thế giới quan và thái độ của nhà văn trước hiện thực cuộc sống đô thị.
- Những phương thức nghệ thuật thể hiện cảm quan đô thị của Phong Điệp
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ

lục, nội dung chính được cấu trúc thành ba chương chính.
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của cảm quan đô thị trong tiểu thuyết
Phong Điệp.


11

Chương 2: Cảm quan về đời sống và con người đô thị trong tiểu thuyết
của Phong Điệp.
Chương 3: Một số phương thức nghệ thuật thể hiện cảm quan đô thị trong
tiểu thuyết của Phong Điệp.
7. Đóng góp của luận văn.
Với đề tài “Cảm quan đô thị trong tiểu thuyết của Phong Điệp”, luận văn
là công trình nghiên cứu toàn diện, hệ thống về cách quan niệm, thái độ, cái nhìn
của nhà văn về xã hội, con người và lối sống đô thị.
Khẳng định một hướng tiếp cận có hiệu quả về chiều sâu tư tưởng, quan
niệm và tài năng qua nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn. Góp phần
nghiên cứu những nét mới trong cảm quan nghệ thuật của nhà văn đương đại, qua
tiểu thuyết của một cây bút đáng chú ý. Qua đó, góp phần tìm hiểu, đánh giá những
đóng góp của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.


12

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA CẢM QUAN ĐÔ THỊ TRONG TIỂU THUYẾT PHONG ĐIỆP
1.1. Giới thuyết về cảm quan đô thị trong văn học
1.1.1. Văn học đô thị

“Văn học đô thị” (hay văn học thành thị) là một cụm từ khá quen thuộc
trong nghiên cứu văn học, đặc biệt là văn học sử. “Văn học đô thị” được hiểu là
văn học phản ánh cuộc sống ở các đô thị từ mọi góc độ. Nhưng có hay không một
khái niệm “văn học đô thị” với đối tượng nghiên cứu thống nhất và phương pháp
sáng tác đặc thù? Có phải mọi sáng tác ra đời ở đô thị, trong bối cảnh văn hoá đô
thị và viết về đô thị đều được gọi là văn học đô thị hay không? Là những câu hỏi
không dễ có lời giải đáp. Ở Việt Nam, cụm từ “văn học đô thị” cũng đã từng tồn
tại với tư cách định danh cho một bộ phận văn học trong một thời kỳ nhất định.
Khi nói về “văn học đô thị”, nhà lý luận phê bình Bùi Việt Thắng đã viết: “Văn
học đô thị là từ chỉ văn học ở lãnh thổ miền Nam dưới quyền kiểm soát của chính
phủ Sài Gòn tồn tại trong các đô thị, chúng ta gọi là văn học đô thị của miền Nam
trước đây”[26]. Tuy nhiên, đây là cách gọi một thời của các nhà phê bình miền
Bắc dành cho văn học ở thành thị miền Nam. Cách định danh này mang nhiều nội
dung chính trị hơn là văn học. Nếu như văn học viết về nông thôn phổ biến và
được khẳng định bằng tên gọi hẳn hoi thì văn học viết về đô thị có vẻ vẫn còn
chưa được định danh và thừa nhận. Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam vẫn còn băn
khoăn liệu đã bao giờ tồn tại một dòng văn học đô thị theo đúng nghĩa của từ này
ở Việt Nam chưa. Nhà nghiên cứu Văn Giá khẳng định: “Bây giờ đặt vấn đề ở ta
đã có văn học đô thị hay chưa, tôi xin trả lời rằng vẫn chưa có văn học đô thị của
hôm nay, rằng văn học vẫn đang chuyển động cùng sự chuyển động của đô thị


13

(…) Vả lại, đất nước chúng ta có nhiều nghìn năm lịch sử là nông thôn, nông
nghiệp, nông dân - cái gen trội trong tâm hồn máu huyết người Việt, nên viết về
nông thôn thấy thuận tay hơn. Nó có tâm thức văn hoá xóm làng nâng sức, chắp
cánh. Chứ viết về đô thị đâu có được cái đà đi, sức bút như thế. Tập làm người
đô thị cho ra người đô thị chân chính đã khó, huống chi là viết cho đô thị và về
đô thị.”[25].

Tuy còn nhiều ý kiến trái chiều nhau về khái niệm văn học đô thị nhưng
các nhà nghiên cứu đều dễ nhận thấy sự ra đời của các thành thị và văn hoá thị
dân vào giai đoạn hậu kỳ trung đại, kéo theo sự ra đời của dòng văn học thị dân
đối lập với văn học cung đình vốn được xem là chính thống. Như vậy, khái niệm
văn học đô thị ở đây là sự đối lập với văn học cung đình khuôn phép, lý trí và đầy
đạo đức. Nó hướng vào những cảm xúc riêng tư, những nhu cầu trần thế, và khát
vọng khẳng định cái tôi cá nhân trong một xã hội coi trọng tập thể. Đô thị giải
phóng cho văn học khỏi cái rọ đạo đức, mang đến cho văn học đặc tính giải trí,
cũng là một trong những đặc tính chung của nghệ thuật muôn đời.
Không chỉ đối lập với văn học cung đình, nếu đem so sánh với văn học
nông thôn thì ta cũng sẽ nhân thấy những đặc trưng cơ bản của bộ phận văn học
này: “Văn học đô thị đối lập với văn học nông thôn được xác định dựa trên căn
cứ định nghĩa đô thị và nông thôn về mặt xã hội học. Đô thị và nông thôn phân
biệt với nhau dựa trên các hoạt động sống của xã hội như công nghiệp, nông
nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, giao thông, vận tải, dịch vụ… hoặc dựa
trên các thiết chế chủ yếu của xã hội như thiết chế kinh tế, văn hoá, giáo dục,
chính trị, gia đình… hoặc theo các nhóm, các giai tầng xã hội. Về mặt xã hội, đó
là sự khác biệt trong lối sống, giao tiếp, ứng xử gia đình, mật độ dân số, vai trò
của thiên nhiên trong đời sống. Xét theo nghĩa này, văn học đô thị được định
nghĩa từ đối tượng phản ánh của nó, tức là đời sống đô thị trên tất cả các mặt
kinh tế, chính trị, văn hoá, với những xô bồ, chật chội, phiền muộn, trống rỗng và
cả những niềm vui ngắn ngủi. Nó phản ánh lối sống và cách tư duy của con người


14

đô thị trong sự đối lập với cách nghĩ, cách cảm của người nông thôn...Văn học đô
thị và văn học nông thôn không chỉ đối lập nhau trên nền tảng kinh tế, chính trị,
xã hội mà còn đối lập trong tư duy sáng tạo. Nếu văn học nông thôn sử dụng
phương pháp sáng tác của chủ nghĩa hiện thực, dùng nhãn quan hiện thực để

phản ánh và tái hiện đời sống, thì văn học đô thị có khuynh hướng tư duy của chủ
nghĩa hiện đại và hậu hiện đại. Do đó, văn học nông thôn thể hiện rõ ràng lập
trường quan điểm của nhà văn, có thể là quan điểm dân chủ, dân tộc, hoặc giai
cấp. Văn học nông thôn luôn có một đối tượng để tấn công: sự trì trệ bảo thủ của
nông thôn hoặc sự lạnh lùng vô tình của tiến trình đô thị hoá, sự lỗi thời của chế
độ cũ hoặc sự xâm lược của thực dân. Văn học đô thị không chống lại nông thôn,
nó bao gồm hết tất cả những sáng tạo dành cho mọi lớp người trong đô thị.”[54].
Nói như PGS.TS Đỗ Lai Thúy trong cuộc tọa đàm “Văn học đô thị hôm
nay” do tạp chí Người đô thị tổ chức thì: “trải gần một thế kỷ, tiểu thuyết đô thị
Việt Nam nói riêng và văn học đô thị Việt Nam nói chung phát triển qua từng giai
đoạn khác nhau và đặt ra những vấn đề khác nhau. Nhưng, tựu trung, nó chưa
phải là một nhịp mạnh của văn học Việt Nam.”[47]. Tuy nhiên, những đóng góp
của bộ phận văn học này đối với nền văn học Việt Nam thì không ai có thể phủ
nhận. Chắc hẳn trong một tương lai không xa, cùng với sự phát triển của các đô
thị, văn học đô thị sẽ có bước phát mới. Công chúng có quyền chờ đợi vào sự ra
đời của các tác phẩm lớn, có giá trị của bộ phận văn học này.
1.1.2. Cảm quan đô thị
Về phương diện ngôn ngữ học, nhiều nhà nghiên cứu thông thạo Hán học
như Phương Lựu, Trần Đình Sử, Phạm Tú Châu cho biết trong ngôn ngữ Trung
Quốc không có từ “Cảm quan”, nhưng từ ấy lại không xa lạ với tiếng Việt, và nội
hàm của nó biến đổi nghĩa cùng với thời gian. Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng
Phê viết rất ngắn gọn, “Cảm quan: (1) cơ quan cảm giác; giác quan. (2) Nhận thức
trực tiếp bằng cảm quan [45, tr.106]. Như vậy, về mặt từ ngữ, cảm quan là một từ


15

Hán Việt chỉ những cảm nhận, cái nhìn của nhà văn mang tính phát hiện, cho thấy
sự nhạy cảm trong nắm bắt vấn đề đời sống trên cơ sở quan sát và trải nghiệm.
Trong tiếng Anh, từ tương đương với từ “cảm quan” là “feeling”. Theo

Bách khoa toàn thư Britannica ( Encyclopedia Britannica): “Feeling: trong tâm
lí học là sự thu nhận các sự kiện bên trong cơ thể, liên quan gần gũi đến cảm xúc.
Thuật ngữ ấy (Feeling) nhanh chóng mang nghĩa, khái quát hơn, là thu nhận qua
những giác quan chẳng quy chiếu vào bất cứ giác quan đặc biệt nào...”
Gần với “cảm quan” là khái niệm “cảm thức”. Theo Từ điển tiếng Việt
(Hoàng Phê), “Cảm thức: ( điều ) nhận thức được bằng cảm quan, nhận thức cảm
giác”[45, tr.107]. Tuy nhiên, ranh giới của hai khái niệm này không rõ ràng: cảm
quan nghiêng nhiều hơn về những trải nghiệm của người nghệ sĩ trước hiện thực
cuộc sống; cảm thức nghiêng nhiều hơn về chiều sâu nhận thức của người nghệ
sĩ. “Trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, từ “cảm quan” cũng đã được
dùng khá phổ biến theo nghĩa tương tự, đó là loại nhận thức đặc biệt, nhận thức
không phải bằng suy lý, lôgic, bằng khái niệm mà bằng cảm giác, cảm tính hiểu
theo nghĩa rất rộng, có tính trực cảm, trực giác, được phát tiết từ vô thức. Như
Phạm Vĩnh Cư chuyển ngữ cụm từ tiếng Pháp “sens esthétique” thành “cảm quan
thẩm mỹ” trong bài nghiên cứu dài về biểu tượng của Jean Chevalier mở đầu
công trình đồ sộ Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới; Nguyễn Thị Lệ Hà cách đây
hai mươi năm bảo vệ thành công luận án tiến sĩ “Cảm quan tương ứng
trong Những bông hoa ác của Baudelaire” (1995); Phan Thị Thu Hiền viết bài
“Cảm quan Phật giáo trong thế giới nghệ thuật của Cánh đồng bất tận”; Nhà
văn Chu Lai có bài “Viết bằng cảm quan người lính”; “Nguyễn Du và Thăng
Long xem xét từ cảm quan thẩm mỹ” là bài nghiên cứu của Nguyễn Huệ Chi v.v.”
[61]
Từ phương diện nghệ thuật, “Cảm quan” như một thuật ngữ mỹ học được
hình thành trên các cơ sở ngôn ngữ học, triết học và tâm lý học trên đây. Trong Từ
điển các thuật ngữ văn học (The Routledge Dictionary of Literary Terms),


16

“Feeling được hiểu là bằng cách nào một tác phẩm nghệ thuật (văn học) được

tạo ra và nó ảnh hưởng đến người đọc như thế nào, bằng cách nào”. Nghệ thuật
là lĩnh vực hoạt động sáng tạo trong đó cảm quan hữu cơ đóng vai kiểm soát mạnh,
hay nói cách khác, mỗi tác phẩm nghệ thuật như một kiểu biểu tượng hóa ý tưởng
về cảm quan...Nếu trong cuộc sống thường nhật, cảm quan in dấu ấn cá nhân trong
cách nhìn nhận, cách nhận thức sự vật, hiện tượng thì trong nghệ thuật, cảm quan
như là thuộc tính đặc trưng của hình ảnh nội dung được ẩn giấu (và vén mở) trong
ẩn dụ, biểu tượng, huyền thoại.
Như vậy, cảm quan được hiểu là hệ thống những cảm xúc, cảm nhận, nhận
định của cá nhân trước thế giới xung quanh. Nó bộc lộ thế giới quan riêng của cá
nhân và cảm thức riêng của mỗi người.
Trước hiện thực cuộc sống, mỗi người có một cảm quan riêng. Nhưng xét
riêng trong văn chương nghệ thuật thì cảm quan được hiểu là cảm quan của người
nghệ sĩ. Với nghệ sĩ cảm quan càng tinh tế, bén nhạy càng khiến cho tác phẩm có
giá trị lớn.
Cảm quan của cá nhân người nghệ sĩ có sự hòa hợp với cảm quan thời đại.
Tìm hiểu cảm quan của nhà văn sẽ giúp người đọc hình dung được những nền
tảng tư tưởng sâu xa chi phối đến quá trình sáng tác và những nhận định, đánh giá
về hiện thực, con người mà tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm của mình.
Đô thị hiện đại Việt Nam bắt đầu được hình thành và mở rộng từ đầu thế
kỷ XX khi thực dân Pháp tiến hành mạnh mẽ quá trình khai thác thuộc địa. Với
đa số cư dân Việt quen với không gian sinh tồn là dòng sông, mảnh ruộng, khu
vườn, cây đa giếng nước thì đô thị hiện đại là không gian khá lạ lẫm. Có người
nhìn nhận đô thị là nơi phồn hoa đô hội với sự hào nhoáng của phố phường tấp
nập, đông vui. Nhưng dưới góc nhìn khác, đô thị lại hiện ra với sự xô bồ, chen
lấn, ganh đua ngột ngạt. Đô thị vừa là nơi năng động, đầy ắp những cơ hội, những
mơ ước đổi đời, những khát vọng làm giàu, thành danh nhưng cũng chứa đầy cạm
bẫy, những mưu toan thủ đoạn hèn hạ, khiến người ta sợ hãi trốn chạy. Như vậy,


17


“cảm quan đô thị ” được hiểu như một cách tiếp nhận trực tiếp về đô thị, là cách
người nghệ sĩ quan sát, thể hiện cảm xúc, cảm nhận, quan niệm của mình về cuộc
sống đô thị. Từ đó đô thị gắn liền với lối sống, tâm trạng của cá nhân người nghệ
sĩ. Qua văn học đô thị đã tạo nên trường thẩm mỹ riêng, khuynh hướng thẩm mỹ
riêng của người nghệ sĩ. Nó tạo nên nhân sinh quan của người nghệ sĩ. Theo chúng
tôi cảm quan đô thị thực chất là cái nhìn, là thái độ, cách đánh giá và ý thức về
con người thị dân, về hiện thực xã hội trong môi trường đô thị. Cảm quan đô thị
có vai trò quan trọng trong hệ thống các cảm quan của văn học. Bởi lẽ, khi xã hội
có sự chuyển biến từ làng lên phố thì cuộc sống con người có nhiều thay đổi. Văn
chương luôn phản ánh hiện thực khách quan qua lăng kính chủ quan của người
nghệ sĩ. Vì thế để cảm nhận môi trường đô thị cũng cần có cảm quan riêng: Cảm
quan đô thị. Chỉ có cảm quan ấy mới phản ánh được chân thực, sâu sắc bức tranh
đô thị Việt Nam.
Có thể thấy rằng, văn học đô thị và cảm quan đô thị là hai vấn đề khác nhau
nhưng lại có quan hệ chặt chẽ. Nếu văn học đô thị lựa chọn phạm vi hiện thực là
đô thị để phản ánh, thì cảm quan đô thị là cái nhìn, thái độ đánh giá của nhà văn.
Cùng một phạm vi hiện thực, cùng một đối tượng nhưng mỗi nhà văn lại có cái
nhìn và sự đánh giá khác nhau. Chính điều này tạo ra đặc điểm và phong cách
riêng cho từng nhà văn và tạo ra sự đa dạng cho bức tranh văn học đô thị nói riêng
và bức tranh văn học Việt Nam nói chung.
1.2. Sơ lược về cảm quan đô thị trong văn học Việt Nam
1.2.1. Giai đoạn trước thế kỷ XX
Do văn hóa Việt Nam là nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, cư dân ưa sự
tĩnh tại, ổn định, gắn bó với sản xuất nông nghiệp trồng lúa nên sự thay đổi ồn ào
của đô thị không phải là mối quan tâm hàng đầu. Vậy nên trong văn chương không
gian lí tưởng là không gian điền viên, đề tài lí tưởng cũng không phải là đề tài
thành thị và tầng lớp thị dân. Tuy không phải là cảm quan chủ đạo của văn học
trung đại nhưng ta có thể nhận thấy bóng dáng đô thị được thể hiện khá sớm trong



18

bài thơ Đề Báo Thiên tháp của Phạm Sư Mạnh ( Khoảng 1300-1360) khi ông ca
ngợi kinh thành Thăng Long với niềm tự hào mãnh liệt. Đến Nguyễn Du hình ảnh
đô thành Thăng Long được phản ánh gián tiếp qua số phận đáng thương của một
kỹ nữ Hà Thành tài năng nhưng bị người đời coi thường khinh miệt. Lê Hữu trác
đã ghi lại cảnh đô thị sầm uất trong Thượng kinh kí sự với đình, đài, miếu mạo
nguy nga nơi cung vua phủ chúa không phải để ca ngợi chốn ăn chơi xa hoa, mà
để bộc lộ thái độ phê phán thói hưởng lạc của giới quyền quý là nguyên nhân gây
ra bao đau khổ cho dân lành.
Cùng có nỗi niềm hoài cổ trước sự biến thiên của cuộc đời, nhưng nếu Bà
Huyện Thanh Quan trong Thăng Long thành hoài cổ nối tiếc đến đớn đau những
cảnh hoa lệ, phồn thịnh của phố xá với những con đường tấp nập ngựa xe, với lâu
đài nguy nga, tráng lệ bị phá hủy điêu tàn bởi binh lửa cuộc đời thì Tú Xươngnhà thơ gắn bó máu thịt với thành Nam, trước sự đổi thay của phố phường Nam
Định:
“Trời kia xui khiến nên sông bãi
Ai khéo xoay ra phố nửa làng.”
( Sông lấp)
Không gian làng quê đã thay đổi dẫn đến sự thay đổi cả con người lẫn lối
sống. Lối sống dân quê nặng tình cảm, lễ nghi, khuôn phép không còn, sự bát
nháo mang nặng hơi hám đồng tiền của đời sống đô thị đã len lỏi vào từng gia
đình khiến Tú Xương ngao ngán thốt lên:
“ Có đất nào như đất tớ không
Phố phường tiếp giáp với bờ sông.
Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng...”
( Đất Vị Hoàng)
Bằng cảm quan nhạy bén, Tú Xương đã sớm nhận ra những bát nháo trong



×