Tải bản đầy đủ (.pptx) (58 trang)

Chính sách tiền tệ, biến động tỷ giá hối đoái và hành vi bầy đàn trong thị trường chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 58 trang )

Chính sách tiền tệ, biến động tỷ giá hối đoái và hành vi bầy đàn
trong thị trường chứng khoán


2

1.Tác giả bài nghiên cứu


3

Tác giả bài nghiên cứu



Pu Gong là giáo sư khoa tài chính đại học khoa học và công
nghệ Huazhong.



Jun Dai là nghiên cứu sinh khoa tài chính đại học khoa học và
công nghệ Huazhong.


4

2.Nội dung nghiên cứu


5


Nội dung nghiên cứu

Q.1

Q.2

Q.3

Lãi suất và tỷ giá hối đoái là

Theo những điều kiện thị trường gì

Những thông báo chính sách

nguyên nhân dẫn đến xu

sẽ làm cho các nhà đầu tư phản

tiền tệ và biến động tỷ giá hối

hướng bầy đàn trong thị

ứng mạnh mẽ với những biến động

đoái là nguyên cho xu hướng

trường chứng khoán Trung

về lãi suất và tỷ giá hối đoái và


đám đông ?

Quốc?

những loại cổ phiếu nào bị ảnh
hưởng nhiều nhất?


6

3. Những nghiên cứu trước đây

3.1 Chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái và lợi
tức cổ phiếu

3.2 Hành vi bầy đàn có chủ ý trong thị trường
tài chính


7

3.1 Chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái và lợi tức cổ phiếu

▸Thorbecke (1997) điều tra mức lợi tức cổ phiếu dưới tác động của những cú sốc chính sách tiền tệ thận trọng được đo bằng những
đổi mới tỷ lệ lãi suất giữa các ngân hàng và các khoản dự trữ không phải là nợ vay. Kết quả cho thấy chính sách tiền tệ mở rộng đã
khiến cho giá cổ phiếu trong thời gian ngắn có tác động đáng kể đến các doanh nghiệp nhỏ.

▸Bernanke và Kuttner (2005) thông qua "kết quả nghiên cứu" để xem xét sự thay đổi trong chính sách tiền tệ lên giá cổ phiếu; Để gia
tăng 1% chỉ số chứng khoán thì mục tiêu đầu tiên là cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tỷ lệ lãi suất liên ngân hàng.


▸Dornbusch và Fischer (1980) tập trung vào Tài khoản vãng lai và Khẳng định giá cổ phiếu có lợi đối với sự phản kháng ( ổn định) của
đồng tiền trong nước bởi vì tính cạnh tranh quốc tế gia tăng của các doanh nghiệp địa phương và lợi nhuận của họ.


8

3.1 Chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái và lợi tức cổ phiếu

▸Bjørnland và Leitemo (2009) đề xuất một cấu trúc mô hình tự hồi quy vector bao gồm những hạn chế ngắn hạn
và dài hạn để giải quyết vấn đề cùng lúc trong việc xác định chính sách tiền tệ và cú sốc giá cổ phiếu; Họ xác
định rằng giá cổ phiếu giảm ngay lập tức 7% đến 9% do sự gia tăng không đáng kể đến 100 điểm cơ bản.

▸Hau và Rey (2006) đã phát triển một mô hình lý thuyết trong đó các nhà đầu tư phải đối mặt với rủi ro tỷ giá hối
đoái không đầy đủ và phải cân bằng lại danh mục đầu tư chứng khoán nước ngoài sau khi đạt được. Cách tiếp cận
này dẫn đến việc suy giảm đồng ngoại tệ, và mối quan hệ tương quan giữa lợi tức cổ phiếu và lợi tức tiền tệ sẽ
xuất hiện.


9

3.1 Chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái và lợi tức cổ phiếu



Cho et al. (2016) cho rằng mối tương quan giữa lợi tức tiền tệ và cổ phiếu khác nhau giữa các thị trường mới nổi và thị trường phát triển do dòng vốn
trong và ngoài các thị trường này cùng với điều kiện thị trường chứng khoán toàn cầu. Khi thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm, nguồn vốn có
xu hướng di chuyển ra khỏi các thị trường mới nổi và vào các nước phát triển, do đó tạo ra mối tương quan giữa tỷ giá và lợi tức cổ phiếu tại các thị
trường mới nổi và sự tương quan tiêu cực ở các thị trường phát triển. Sự tương quan tương tự vẫn tồn tại trong các thị trường toàn cầu.




Lin (2012) kiểm tra sự chuyển động giữa tỉ giá và lợi tức cổ phiếu của các ngành khác nhau ở các thị trường Châu Á đang nổi lên. Các kết luận cho
thấy đồng chuyển động không mạnh hơn trong các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu, ngụ ý rằng mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lợi
nhuận cổ phiếu chủ yếu là do tài khoản vốn hỗ trợ cho quan điểm về dòng vốn. Các thị trường mới nổi nói chung được hưởng lợi từ sự tăng giá của
đồng nội tệ do dòng vốn chảy vào các thị trường này, trong khi sự mất giá của đồng nội tệ được coi là "xấu" trong các thị trường chứng khoán này.


10

3.2 Hành vi bầy đàn có chủ ý trong thị trường tài chính



Christie và Huang (1995) lần đầu tiên sử dụng độ lệch chuẩn trung bình của lợi tức cổ phiếu để nắm bắt hướng đi của thị trường. Họ
đã nhận thấy sự phân tán lợi tức tương đối cao vào thời điểm các biến động giá lớn, được coi là bằng chứng chống lại hành vi bầy
đàn.



Chang et al. (2000) sử dụng độ lệch tuyệt đối trung bình các cơ quan để đo sự phân tán lợi tức và áp dụng một mô hình phi tuyến
tính để phát hiện hành vi bầy đàn trong nghiên cứu của họ. Kết quả thực nghiệm của họ cho thấy bằng chứng quan trọng về việc
bầy đàn được ghi nhận ở Hàn Quốc và Đài Loan, một phần bằng chứng tại Nhật Bản và không có bằng chứng nào được tìm thấy ở
Hoa Kỳ và Hồng Kông.



Hwang and Salmon (2004) đề xuất một phương pháp thay thế để đo lường việc bầy đàn dựa trên sự phân tán chéo của sự nhạy cảm
tài sản với các yếu tố cơ bản khác nhau. Họ đã có những chuyển biến quan trọng và sự kiên định của việc bầy đàn ở Mỹ và Hàn
Quốc.



11

3.2 Hành vi bầy đàn có chủ ý trong thị trường tài chính



Chiang và Zheng (2010) sửa đổi phương pháp được đề xuất bởi Chang et al. (2000) và kiểm tra hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán toàn
cầu. Kết quả thực nghiệm của họ cung cấp bằng chứng về việc bầy đàn ở các thị trường chứng khoán và thị trường châu Á, ngoại trừ Mỹ.



Huang, Lin và Yang (2015) kiểm tra các mô hình bầy đàn theo các nhà cung cấp IVOL khác nhau trên thị trường chứng khoán Đài Loan, điều này làm
chúng ta nhận ra rằng việc cố ý gây bầy đàn bằng cách so sánh các hệ số tâm lý bầy đàn trong các danh mục đầu tư khác nhau của IVOL.



Với việc theo dõi nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, Demirer và Kutan (2006) sử dụng phương pháp của Christie và Huang (1995)
và không có tâm lý bầy đàn trong thị trường chứng khoán Trung Quốc. Tân, Chiang, Mason, và Nelling (2008) kiểm tra hành vi bầy đàn trong một cặp
đôi chứng khoán cổ phiếu A và cổ phiếu B của Trung Quốc và báo cáo bằng chứng về việc tâm lý bầy đàn ở cả hai thị trường trong điều kiện thị
trường đang tăng và giảm.


12

3.2 Hành vi bầy đàn có chủ ý trong thị trường tài chính



Juan Yao, Chuanchan Ma, và William Peng He (2014) kiểm tra sự xuất hiện của hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán cổ phiếu A và cổ phiếu

B của Trung Quốc; Họ không tìm thấy bầy đàn trong thị trường cổ phiếu A nhưng mạnh mẽ trong thị trường cổ phiếu B. Các kết quả thực nghiệm cho
thấy việc bầy đàn phổ biến hơn ở trình độ công nghệ và tăng nhanh hơn với các cổ phiếu lớn nhất, nhỏ nhất và tăng trưởng.



Hilliard và Zhang (2015) báo cáo quan trọng về hành vi bầy đàn trong thị trường chứng khoán Trung Quốc giữa năm 2002 đến năm 2012, cho thấy
rằng mức độ bầy đàn đã giảm sau năm 2006 vì các vấn đề bất cân đối thông tin đã được giảm bớt.


13

4. Điểm khác biệt của nghiên cứu này với các nghiên
cứu trước?


Đầu tiên, bài nghiên cứu này là cuộc khảo sát đầu tiên xem xét sự ảnh hưởng của những biến động về lãi suất và tỷ giá hối đoái lên hành vi đám đông trong thị trường
chứng khoán. Kết quả của chúng tôi cho thấy tỷ lệ lãi suất tăng và sự mất giá đồng tiền Trung Quốc sẽ là nguyên nhân dẫn đến xu hướng bầy đàn. Hiện tượng này chủ yếu
xảy ra ở thị trường đi xuống., từ đó cho thấy những nhà đầu tư phản ứng mạnh mẽ với những tin xấu.


15

Thứ hai, chúng tôi đề xuất một phương pháp để phát hiện sự xuất hiện của việc cố ý tạo bầy đàn trong thị trường tổng hợp. Thông tin vĩ mô, chẳng hạn như tỷ suất và tỷ giá hối
đoái, có thể gây ra việc bầy đàn giả mạo trên thị trường chứng khoán.
Sự biến động bất thường (IVOL) đo lường rủi ro có tính riêng biệt của một hệ thống không phát sinh từ các yếu tố rủi ro có hệ thống. Vì vậy, sự xuất hiện của các yếu tố định
hướng bầy đàn khác nhau giữa các danh mục IVOL khác nhau xuất phát từ những rủi ro đặc thù hơn là từ những thay đổi cơ bản ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường. Do đó,
hiện tượng này có thể được quy cho việc cố ý bầy đàn.
Phù hợp với các dự đoán của chúng tôi, chúng tôi nhận thấy rằng mức độ bầy đàn của danh mục đầu tư IVOL cao nhất gấp hai lần so với danh mục nhóm thấp nhất, chứng tỏ
sự xuất hiện của việc cố tình bầy đàn trên thị trường chứng khoán Trung Quốc.



16

Thứ ba, chúng tôi nhấn mạnh đến hiệu quả của việc thông báo chính sách tiền tệ và biến động tỷ giá hối đoái cực đại đối với hành vi bầy đàn vì các sự kiện như vậy gây ra sự
chú ý của công chúng và có thể ảnh hưởng đến hành vi của công chúng.
Kết quả thực nghiệm cho thấy cú sốc chính sách tiền tệ thắt chặt (tăng lãi suất tiền gửi chuẩn) gây ra việc bầy đàn, ngược lại cú sốc chính sách tiền tệ nới lỏng (cắt
giảm lãi suất huy động hoặc cắt giảm tỷ lệ dự trữ tiền gửi) khiến cho toàn thị trường phải chịu việc " Chống bầy đàn " . Hơn nữa, mức giảm 1% CNY trong biến động tỷ
giá hối đoái cao nhất sẽ gây ra việc bầy đàn, trong khi mức tăng 1% CNY thì không.


17

5. Phương pháp và mô hình nghiên
cứu







Christie và Huang (1995) đề xuất phương pháp độ lệch chuẩn dữ liệu
tiêu biểu tại thời điểm t để đo lường độ phân tán của lợi suất chứng
khoán:
Ri,t lợi suất của các chứng khoán cá thể tại thời điểm t.
Rm,t trung bình dữ liệu tiêu biểu của N lợi suất chứng khoán trong danh
mục đầu tư tại thời điểm t.
CSSD được xác định như bình phương độ lệch chuẩn của lợi suất, có
xu hướng nhạy cảm với các số liệu bất thường.





Chang et al. (2000) đã đề xuất phương pháp độ tuyệt đối CSADt để đo lường độ phân tán của
lợi suất chứng khoán.



Chang et al. (2000) cho biết rằng mô hình định giá tài sản hợp lý ngụ ý mối quan hệ tuyến tính
giữa CSAD và lợi suất của danh mục thị trường.




Tuy nhiên, nếu người tham gia thị trường có xu hướng tuân theo tập hợp hành vi và tính
bầy đàn thị trường dưới các điều kiện sức ép thị trường, thì mối quan hệ tuyến tính giữa
CSAD và lợi suất trên danh mục đầu tư thị trường sẽ không giữ vững. Do đó, một mô
hình hồi quy phi tuyến tính được thông qua bởi Changet al. (2000) được cho là:




Chang et al. (2000) cho rằng hệ số trên đường phi tuyến này sẽ tương quan ngược trong trường hợp có hành vi bầy đàn. Vấn đề then chốt trong nghiên cứu
này là để kiểm tra xem các biến lãi suất và tỷ giá hối đoái tạo ra hành vi bầy đàn trong thị trường chứng khoán. Như vậy, chúng tôi áp dụng phương pháp
kiểm tra tâm lý bầy đàn đuộc đề xuất theo Chang et al. (2000) theo công thức sau :




 





Sau đó, chúng tôi thực hiện các mô hình thực nghiệm sau:




Hơn nữa, chúng tôi xác định tâm lý bầy đàn có chủ ý bằng cách kiểm
tra tính bầy đàn của các nhà đầu tư trên rủi ro đặc thù . Chúng tôi đo
lường rủi ro này theo Ang, Hodrick, Xing và Zhang (2006), như sau:




Cuối cùng, chúng ta kiểm tra các tác động của những thông cáo chính
sách tiền tệ và bất ổn mạnh nhất của tỉ giá hối đoái đến tâm lý bầy đàn.
Lãi suất huy động chuẩn và tỉ lệ dự trữ tiền gửi là 2 công cụ chính sách
tiền tệ chính ở Trung Quốc. Trước đây là chỉ tiêu áp dụng cho các ngân
hàng thương mại được đưa ra bởi ngân hàng trung ương Trung Quốc. Từ
2005, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã thông báo tăng lãi suất huy
động chuẩn 12 lần, tăng tỉ lệ dự trữ tiền gửi 28 lần, cắt giảm lãi suất huy
động chuẩn 13 lần, và cắt giảm tỉ lệ dự trữ tiền gửi 12 lần.


×