Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tiểu luận timg hiểu về chuỗi cung ứng SCM supply chain management

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.51 KB, 20 trang )

I. Supply Chain Management (SCM)
1.SCM là gì?
Để hiểu SCM là gì trước hết cần biết khái niệm chuỗi cung ứng (Supply
chain). Chuỗi cung ứng là mạng lưới các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà lắp rắp,
nhà phân phối và các trang thiết bị hậu cần nhằm thực hiện các chức năng như: thu
mua nguyên liệu, vận chuyển, phân phối các sản phẩm đến khách hàng...
Vậy SCM (Supply chain management) hay còn gọi là quản lý chuỗi cung ứng,
là một hệ thống IT hỗ trợ cho hoạt động của quản lý chuỗi cung ứng bằng cách tự
động theo dõi lượng hàng tồn kho và thông tin quá trình kinh doanh xuyên suốt của
công ty. Hay nói cách khác quản lý chuỗi cung ứng là quản lý cung và cầu trong
toàn hệ thống của doanh nghiệp.
2. Các giai đoạn phát triển của SCM:
Theo ủy ban kinh tế và xã hội châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) ghi nhận
SCM đã phát triển qua 3 giai đoạn sau:
 Giai đoạn 1: Phân phối (Distribution)
Đó là quản lý một cách có hệ thống các hoạt động liên quan với nhau
nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng một cách hiệu quả
nhất. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động nghiệp vụ như: vận tải, phân phối, bảo
quản hàng hoá, quản lý kho bãi, bao bì, nhãn mác, đóng gói.
 Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics
Giai đoạn này có sự phối kết hợp công tác quản lý vào cùng một hệ
thống, được gọi là Cung ứng vật tư và phân phối sản phẩm.
 Giai đoạn 3: Quản trị chuỗi cung ứng (SCM)
Chú trọng việc phát triển các mối quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ
giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp, người tiêu dùng và các bên liên quan như các
công ty vận tải, kho bãi và các công ty công nghệ thông tin.

1


3. Chức năng và lợi ích của SCM:


 Chức năng:
SCM sẽ điều phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên
kế hoạch sản xuất, những công việc đòi hỏi tính dữ liệu chính xác về hoạt động tại
các nhà máy, nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.
Cung cấp khả năng trực quan hóa đối với các dữ liệu liên quan đến sản
xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hóa sản xuất
đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch.
Một tác dụng khác của giải pháp SCM là phân tích dữ liệu thu thập
được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp. Hoạt động này nhằm phục vụ cho những
mục đích liên quan đến hoạt động sản xuất để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng.
 Lợi ích:
 Đảm bảo lượng hàng tồn kho thấp nhất có thể giúp giảm chi phí lưu
kho.
 Giữ cho chi phí chuyển đổi nguyên vật liệu thấp nhất có thể và chất
lượng nguyên vật liệu đồng nhất.
 Đảm bảo phân phối sản phẩm đến đúng nơi đúng lúc.
 Đảm bảo không thiếu hụt hàng trên thị trường.
 Giúp chi phí mua hàng và chi phí sản xuất ở mức chấp nhận được.
4. Các thành phần cơ bản của SCM:
Chuỗi cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản. Các thành phần này là
các nhóm chức năng khác nhau và cùng nằm trong dây chuyền cung ứng.
 Sản xuất (Làm gì, như thế nào, khi nào)
 Vận chuyển (Khi nào, vận chuyển như thế nào)
 Tồn kho (Chi phí sản xuất và lưu kho)
 Định vị (Nơi nào tốt nhất để làm cái gì)
2


 Thông tin (Cơ sở để ra quyết định)
 Sản xuất:

Là khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra và lưu trữ sản phẩm. Phân
xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phần này. Trong
quá trình sản xuất, các nhà quản trị thường phải đối mặt với vấn đề cân bằng giữa
khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp:
thị trường cần những sản phẩm gì? Sẽ có bao nhiêu sản phẩm được sản xuất và khi
nào được sản xuất? Để trả lời các câu hỏi đó thì hệ thống SCM hỗ trợ các hoạt động
về sản xuất bao gồm việc tạo các kế hoạch sản xuất tổng thể có tính đến khả năng
của các nhà máy, tính cân bằng tải công việc, điều khiển chất lượng và bảo trì các
thiết bị.
 Vận chuyển:
Đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật liệu, cũng như sản phẩm
giữa các nơi trong dây chuyền cung ứng. Ở đây, sự cân bằng giữa khả năng đáp ứng
nhu cầu và hiệu quả công việc được biểu thị trong việc lựa chọn phương thức vận
chuyển. Thông thường có 6 phương thức vận chuyển cơ bản: đường biển, đường
sắt, đường bộ, hàng không, đường ống (Khi hàng hóa là chất lỏng, chất khí), dạng
điện tử (hàng hóa là âm thanh, hình ảnh, dữ liệu).
 Tồn kho:
Tồn kho là việc hàng hoá được sản xuất ra tiêu thụ như thế nào. Chính
yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của công ty. Nếu tồn kho ít tức là
sản phẩm của công ty được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu, từ đó
chứng tỏ hiệu quả sản xuất của công ty ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa.
Nhưng những thành phần kho nào nên lưu trong kho ở mỗi giai đoạn trong chuỗi cung
ứng? Lượng tồn kho về nguyên vật liệu, bán thành phẩm hoặc sản phẩm nên là bao
nhiều thì hợp lý? Mục tiêu chính của hàng tồn kho là đóng vai trò hàng đợi dự trữ
nhằm chuẩn bị cho những tình trạng không rõ ràng và không chắc chắn trong chuỗi
cung ứng. Tuy nhiên, việc lưu trữ hàng tồn kho có thể dẫn đến chi phí cao. Vì vậy,

3



việc tối ưu hóa lượng hàng tồn kho như làm sao để mức tồn kho là tối thiểu và đến
mức nào thì nên đặt hàng?
 Định vị:
Tìm kiếm nguồn nguyên liệu sản xuất ở đâu? Nơi nào là địa điểm tiêu
thụ tốt nhất? Những địa điểm nào chúng ta nên đặt những phương tiện cho sản xuất
và cho kho bãi? Địa điểm nào là hiệu quả nhất về mặt chi phí để sản xuất và đặt kho
bãi? Có nên dùng chung các phương tiện hay xây dựng mới? Một khi tất cả những
quyết định trên được thực hiện thì sẽ xác định được các con đường tốt nhất để sản
phẩm có thể vận chuyển tới nơi tiêu thụ đầu cuối một cách nhanh chóng và hiệu
quả. Đây chính là những yếu tố quyết định sự thành công của dây chuyền cung ứng.
Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu
quả hơn.
 Thông tin:
Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống SCM. Cần khai
thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắng thu thập nhiều nhất lượng thông
tin cần thiết. Doanh nghiệp thường đặt ra câu hỏi: nên thu thập bao nhiêu dữ liệu và
nên chia sẻ bao nhiêu thông tin? Thông tin chính xác và đúng thời điểm sẽ tạo cho
doanh nghiệp những cam kết về sự phối hợp và đưa ra quyết định tốt hơn.
Với thông tin “tốt”, con người có thể đưa ra các quyết định một cách
hiệu quả về những vấn đề như sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, nơi nào nên đặt kho
hàng và vận chuyển như thế nào là tốt nhất. Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM
sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác. Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống
SCM sẽ không thể phát huy tác dụng.
5. Những bước đi cơ bản khi triển khai SCM:
Khi triển khai SCM cần tuân thủ các bước đi cơ bản sau:
 Kế hoạch:
Đây là bộ phận chiến lược của SCM. Mọi công ty sẽ cần đến một chiến
lược chung để quản lý tất cả các nguồn lực nhằm giúp sản phẩm phẩm, dịch vụ của
4



công ty đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Phần quan trọng của việc lập kế
hoạch là xây dựng một bộ các phương pháp, cách thức giám sát dây chuyền cung ứng
để đảm bảo cho dây chuyền hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tạo ra sản phẩm
có chất lượng cao để đưa tới khách hàng.
 Nguồn cung cấp:
Lựa chọn những nhà cung cấp thích hợp để đáp ứng các chủng loại hàng
hoá, dịch vụ đầu vào mà công ty cần để làm ra sản phẩm, dịch vụ. Nên xây dựng một
bộ các quy trình định giá, giao nhận và thanh toán với nhà phân phối, cũng như thiết
lập các phương pháp giám sát và cải thiện mối quan hệ với họ.
Sau đó, tiến hành song song các quy trình này nhằm quản lý nguồn hàng
hoá, dịch vụ nhận được từ các nhà cung cấp, từ việc nhận hàng, kiểm tra hàng, chuyển
chúng tới các cơ sở sản xuất đến việc thanh toán tiền hàng.
 Sản xuất:
Là bước đi tiếp theo, sau khi đã có nguồn hàng. Lên lịch trình cụ thể về
các hoạt động sản xuất, kiểm tra, đóng gói và chuẩn bị giao nhận. Đây là một trong
những yếu tố quan trọng nhất của dây chuyền cung ứng, vì thế cần giám sát, đánh giá
chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm, cũng như hiệu suất làm việc của
nhân viên.
 Giao nhận:
Là yếu tố mà nhiều người hay gọi là “hậu cần”. Xem xét từng khía cạnh
cụ thể bao gồm các đơn đặt hàng, xây dựng mạng lưới cửa hàng phân phối, lựa chọn
đơn vị vận tải để đưa sản phẩm tới khách hàng, đồng thời thiết lập một hệ thống hoá
đơn thanh toán hợp lý.
 Hoàn lại:
Là công việc chỉ xuất hiện trong trường hợp dây chuyền cung ứng có
vấn đề. Cần phải xây dựng một chính sách đón nhận những sản phẩm khiếm khuyết bị
khách hàng trả về và trợ giúp khách hàng trong trường hợp có vấn đề rắc rối đối với
sản phẩm đã được bàn giao.
5



II. Customer Relationship Management (CRM)
1. CRM là gì?
CRM (Customer relationship management) hay còn gọi là quản lý quan hệ
khách hàng là một hệ thống giúp các doanh nghiệp tiếp cận và giao tiếp với khách
hàng một cách có hệ thống và hiệu quả, quản lý các thông tin của khách hàng như
thông tin về tài khoản, nhu cầu, liên lạc…
Mục đích của CRM là cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tốt hơn; nâng
cao hiệu quả của trung tâm hỗ trợ khách hàng; trợ giúp nhân viên bán hàng thực
hiện đơn hàng một cách nhanh nhất; đơn giản hóa tiến trình tiếp thị và bán hàng;
phát hiện các khách hàng mới và tăng doanh thu từ khách hàng.
CRM giúp nâng cao nhận thức của đội ngũ nhân viên trong tổ chức về tầm
quan trọng và vai trò của mỗi thành viên trong việc xây dựng mối quan hệ lâu dài
với khách hàng nắm bắt phương pháp và xây dựng các tiêu chí phân loại khách
hàng; xây dựng các chiến lược thích hợp với từng loại đối tượng khách hàng nhằm
duy trì có hiệu quả mối quan hệ với các khách hàng tốt nhất…
2. Chức năng và lợi ích của CRM:
 Chức năng hoạt động
 Tiếp thị- marketing
Quản lý và phân tích chiến dịch tiếp thị.
Quản lý khách hàng tiềm năng.
Tự động hóa bán hàng.
Quản lý khách hàng và liên hệ.
Dự báo bán hàng.
Quản lý cơ hội bán hàng.
Quản lý sản phẩm và dịch vụ.
Kiến thức về sản phẩm

6



 Hỗ trợ và chăm sóc khách hàng
Quản lý khiếu nại.
Kho kiến thức kinh doanh.
Chiến dịch chăm sóc khách hàng.
Khách hàng tiềm năng.
 Ngoài ra CRM còn có chức năng phân tích và cộng tác
Phân tích: báo cáo, biểu đồ, chỉ số chính
Cộng tác: quản lý hoạt động, phân công phụ trách Email
 Lợi ích của CRM
Chất lượng và hiệu quả.
Giảm giá thành tổng thể.
Hỗ trợ việc đưa ra các quyết định.
Khả năng của doanh nghiệp.
Tạo sự chú ý của khách hàng.
Tăng lợi ích.
Phát triển kế hoạch.
Thúc đẩy sự phát triển sản phẩm
3. Các thành phần trong hệ thống CRM:
 Lưu trữ thông tin khách hàng.
 Tổng hợp phân tích thông tin khách hàng.
 Xây dựng quan hệ với khách hàng.
 Quản lý các cơ hội bán hàng.
 Quản lý các chiến dịch Marketing.
 Marketing tự động.

7



4. Triển khai hệ thống CRM:
Để triển khai thành công hệ thống CRM cần có các yếu tố sau:
 Xây dựng được tầm nhìn CRM
Xác định được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, định hướng phân
đoạn khách hàng, thiết lập các mục tiêu về khách hàng, định ra thước đo giám
sát hoạt động của chiến lược.
 Sự thống nhất trong nội bộ
Phải có sự thống nhất từ cấp lãnh đạo cao nhất đến các nhân viên bình
thường. Phải nhìn nhận CRM như một chiến lược chung, một công việc chung
liên quan đến mọi cá nhân trong doanh nghiệp. Phải tổ chức một cuộc họp giữa
các phòng, ban, bộ phận trong doanh nghiệp, để họ nói lên nhu cầu của mình về
CRM. Từ đó, quản trị viên có thể biết được các bộ phận cần những gì từ CRM,
cần những gì để triển khai thông suốt CRM trong từng bộ phận. Từ đó đảm bảo
hệ thống CRM thống nhất trong toàn doanh nghiệp.
 Không nên chạy theo trào lưu hi-tech khi low-tech vẫn hoạt động tốt
Các tổ chức áp dụng thành công CRM luôn tìm kiếm phương án đơn giản
nhất, tiết kiệm chi phí nhất khi triển khai kế hoạch CRM. Một giải pháp lowtech đơn giản và thân thiện với tất cả mọi người, từ nhân viên đến khách hàng
của doanh nghiệp, vẫn sẽ hiệu quả hơn một giải pháp hi-tech cồng kềnh, tốn kém
và kém thân thiện.
 Văn hóa doanh nghiệp và CRM
Một hệ thống CRM không chỉ là một gói phần mềm mới. Đó là cả một
thay đổi về tư duy chiến lược, về cách thức kinh doanh, về cách quản lý nhân sự.
Thành công với mô hình CRM phần lớn nhờ vào những công nhân viên sẵn sàng
chia sẻ thông tin về khách hàng và đối tác. Tinh thần cộng tác này cần phải được
huấn luyện bài bản và thống nhất. Các nhân viên có thể nghĩ rằng khi chia sẻ
thông tin, họ đồng thời đánh mất cơ hội cho người khác. Tuy nhiên, nếu công
nhân viên hiểu rằng CRM tạo nên cơ hội cho tất cả mọi người, tỉ lệ thành công
sẽ tăng lên rõ rệt. Do đó, điều cần thiết là cho mọi người thấy một ví dụ thực tế,
8



khi chia sẻ thông tin làm lợi cho toàn bộ công ty. Việc quản lý phải hướng tới
mục đích xây dựng văn hoá doanh nghiệp dựa trên nền tảng lợi ích của doanh
nghiệp đặt bên trên lợi ích cá nhân. Để đạt được mục tiêu này, công nhân viên những người sử dụng CRM, phải thấy bằng chứng thực sự rằng thông tin mà họ
chia sẻ được sử dụng để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, và có thêm một đối
tác mới sẽ đem lại lợi ích cho tất cả mọi người trong công ty.
5. Nguyên nhân thất bại trong quá trình triển khai CRM
 Chưa thật sự đặt khách hàng ở vị trí trung tâm
Có thể vì quá chú trọng vào công nghệ và chiến lược, doanh nghiệp đã
quên đi vị trí trung tâm của khách hàng. Để có được những thành công nhất định
khi triển khai CRM, doanh nghiệp luôn cần chú trọng đến việc xây dựng mối
quan hệ dài lâu, bền vững với khách hàng bởi CRM chính là cầu nối giữa doanh
nghiệp với khách hàng, giúp doanh nghiệp hiểu được nhu cầu và nắm bắt thông
tin của khách hàng nhanh hơn, chính xác hơn, và quan trọng là mọi sự thay đổi,
cải tiến cần bắt nguồn từ nhu cầu của khách hàng.
 Quá vội vàng trong quá trình triển khai CRM
Về phía doanh nghiệp, nếu trong quá trình áp dụng CRM, doanh nghiệp
không chú trọng vào việc đào tạo nhân viên thì không thể đem lại thành công
cho doanh nghiệp. Đối với khách hàng, dù doanh nghiệp có áp dụng mô hình
nào, nhưng quan trọng nhất là họ không phải gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp
cận những thông tin từ phía doanh nghiệp và được cung cấp những dịch vụ tốt
nhất.
Có thể nói CRM là một chiến lược dài hạn giúp doanh nghiệp đạt được
những mục tiêu dài hạn. Nếu được triển khai một cách hợp lý, hiệu quả, hạn chế
tối đa sai sót tại doanh nghiệp, CRM sẽ đem lại “lợi nhuận” cho công ty, không
chỉ dưới hình thức vật chất mà quan trọng hơn là sự trung thành của khách hàng.
Đây mới chính là tài sản vô giá của doanh nghiệp.

9



6. Hoạt động quản lý quan hệ khách hàng tại tổng công ty bưu chính Việt Nam
 Cơ sở dữ liệu
-

Nguồn thu thập thông tin khách hàng
Nguồn thông tin khách hàng của VNPost về cơ bản chủ yếu từ đội ngũ

giao dịch viên, nhân viên tiếp thị bán hàng, bưu tá, cộng tác viên, đại lý
Bưu điện ... được cập nhật hàng ngày, hàng tuần với hình thức giản đơn
như: trên các ấn phẩm, phiếu yêu cầu sử dụng dịch vụ, sổ sách phát trả, sổ
theo dõi khách hàng bằng cách viết tay, hoặc được cập nhật vào hệ
thống phần mềm khai thác dịch vụ.
-

Nội dung cơ sở dữ liệu khách hàng của VNPost.
Với khách hàng là cơ quan, doanh nghiệp nội dung thông tin chủ

yếu gồm: tên cơ quan, doanh nghiệp, địa chỉ, điện thoại, loại dịch vụ, nhóm
khách hàng, mức doanh thu, loại hình kinh doanh, người có quyền quyết
định, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với khách
hàng là các cá nhân, hộ gia đình gồm các thông tin họ tên, địa chỉ, điện
thoại, fax, email, doanh thu, loại khách hàng.
Dựa vào thông tin sơ cấp từ các nguồn thu thập về, Ban giá cước
tiếp thị thực hiện phân nhóm khách hàng dựa trên các tiêu chí về mức
doanh thu mà khách hàng mang lại cho VNPost. Để phân loại nhóm khách
hàng, VNPost đã đưa ra khung về mức doanh thu dịch vụ như sau :Từ
1.000.000đ đến 5.000.000đ/tháng; trên 5.000.000đ đến 15.000.000đ/tháng;
trên


15.000.000đ

đến

50.000.000đ/tháng,

trên

50.000.000đ

đến

100.000.000đ/tháng, trên 100.000.000đ/tháng.
 Chính sách Marketing
-

Truyền thông quảng cáo. Các hình thức quảng cáo của VNPost như:
 Thư tiếp thị trực tiếp, thư quảng cáo (có địa chỉ hoặc không có địa
chỉ) trong phạm vi toàn quốc, quảng cáo trên truyền hình, báo,
internet, quảng cáo tấm lớn, hoạt động tài trợ.

10


 Quảng cáo trên poster tại quầy giao dịch, biểu tượng các dịch vụ
mới, dịch vụ truyền thống của ngành nhằm tạo không gian hấp
dẫn, thu hút khách hàng, tạo cảm giác thoải mái, thuận lợi cho
khách hàng đến sử dụng dịch vụ. Quảng cáo trên tờ rơi, ấn phẩm
đặt tại các kênh phân phối, xe ôtô đi tuyến đường thư phát tờ rơi.
-


Thương hiệu.
VNPost đã xây dựng và công bố logo, tầm nhìn, chiến lược cho riêng
mình như:
 Logo của VNPost:

 Tầm nhìn: Trở thành doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu
chính Chuyển phát, Tài chính bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Là sự
lựa chọn tốt nhất cho khách hàng. Phát triển bền vững kinh
doanh có hiệu quả.
Tuy nhiên việc nhận diện thương hiệu chưa được rộng rãi trong
các hoạt động quảng bá, truyền thông. Tại các điểm giao dịch vẫn
treo các biển hiệu VNPT, lôgo, sologan cũ. Tuy nhiên việc nhận
diện thương hiệu của VNPost nói riêng và VNPT vẫn có rất nhiều
bất cập như: bảng nội quy cũ nát, poster treo tại điểm giao dịch bị
bong, nơi làm việc rất bừa bộn, GDV không mặc đồng phục, đeo thẻ,
phong cách nhân viên thiếu chuyên nghiệp.

11


-

Quan hệ công chúng: VNPost đã tích cực trong việc hoạt động nhân
đạo, từ thiện, tài trợ, tri ân khách hàng.

-

Khuyến mại: Hàng năm có các chương trình khuyến mại để động viên
khách hàng sử dụng các dịch vụ.


-

Hoạt động nghiên cứu thị trường: VNPost đã thực hiện nghiên cứu thị
trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng và khơi dậy nhu cầu sử dụng dịch
vụ bưu chính của khách hàng, hướng tới kinh doanh các dịch vụ mang
lại hiệu quả, thu hút được khách hàng lớn

 Chăm sóc Khách hàng
-

Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

-

VNPost và Công ty cổ phần Truyền thông Quảng cáo Bưu
chính (MediaPost) đã bắt tay hợp tác.

-

Thành lập trung tâm chăm sóc khách hàng qua hệ thống call centren.

-

Chăm sóc khách hàng trước khi cung cấp, trong khi cung cấp và sau khi
cung cấp dịch vụ.

-

Thiết kế các dịch vụ mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng lớn.


 Hệ thống tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của khách hàng
Bộ phận giải quyết chính là đội ngũ giao dịch viên, phòng nghiệp vụ
Bưu điện tỉnh/thành. Nội dung chính khiếu nại gồm: Khiếu nại về chất
lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ, cước phí dịch vụ và các khiếu nại khác.
III. Enterprise Resource Planning (ERP)
1. ERP là gì?
ERP (Enterprise Resource Planning) là tên gọi chung cho các phần mềm giúp
quản lý thông tin, số liệu từ các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp và chia sẽ
thông tin cần thiết giữa các bộ phận có liên quan.
Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực của doanh
nghiệp như: nhân lực, vật tư, máy móc, tài lực có sẵn với số lượng đủ khi cần bằng
cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch.

12


Đặc điểm nổi bật của ERP là một hệ thống phần mềm có thể mở rộng và phát
triển theo thời gian, theo từng loại hình doanh nghiệp mà không làm thay đổi cấu trúc
của chương trình.
2. Lịch sử ra đời và phát triển của ERP:
ERP đã có từ những năm 60 và trải qua 3 giai đoạn phát triển sau:
 Giai đoạn 1:
Hoạch đinh nhu cầu nguyên vật liệu (MRP - Material Requiements
Planning) ra đời từ những năm 60 với mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả trong công
việc quản lý nguyên vật liệu.
 Giai đoạn 2:
Giai đoạn nâng cao (MRP II), những năm 70 có sự thay đổi công nghệ
tập trung vào phần cứng máy tính. Với điều này, MRP phát triển thành MRP II bổ
sung thêm các tính năng như là : kế toán, tài chính, nhân sự. Với sự bổ sung này, giúp

phần mềm phù hợp với nhiều doanh nghiệp hơn, nhưng giá lại quá đắt.
 Giai đoạn 3:
Với sự bùng nổ của công nghệ ở những năm 90 đã góp phần hình thành
nên hệ thống ERP hiện đại. Chính sự phát triển của cả phần cứng và phần mềm ở giai
đoạn này đã thúc đẩy các doanh nghiệp tìm đến giải pháp ERP để nâng cao năng lực
cạnh tranh của mình. Sau cuộc khủng hoảng đầu những năm 2000, các doanh nghiệp
sẵn sàng đầu tư hơn cho các phần mềm để bảo vệ dữ liệu và thông tin của doanh
nghiệp. Và cũng từ thời điểm này các chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận đã bắt
đầu sử dụng ERP.
3. Chức năng và lợi ích của ERP:
 Chức năng:
Quản lý toàn diện thông tin.
Cung cấp thông tin cần thiết cho từng bộ phận.

13


 Lợi ích:
 Đối với doanh nghiệp:
Tạo ra tính liên kết cho các bộ phận.
Tăng khả năng cạnh tranh.
Tăng khả năng thích nghi với thị trường.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tạo niềm tin cho các đối tác.
Hòa nhập với nền kinh tế thế giới.
 Đối với nhà quản trị:
Rút ngắn thời gian ra quyết định.
Hỗ trợ lên kế hoạch, tính toán và dự báo.
Tăng cường khả năng quản lý, giám sát, điều hành.
Sử dụng tối ưu nguồn lực

Đánh giá thông tin chính xác, kịp thời.
 Đối với nhân viên:
Thực hiện các tác nghiệp theo quy trình chuẩn hóa.
Tăng khả năng làm việc nhóm.
Giảm khối lượng việc làm, tăng năng suất lao động.
Tuy nhiên để có được hiệu quả tối đa từ ERP, các doanh nghiệp phải lựa chọn
hệ thống phù hợp với quy mô, năng lực, trình độ, mục tiêu kinh doanh và cấu trúc của
các bộ phận trong doanh nghiệp.
4. Triển khai hệ thống ERP:
Để triển khai được hệ thống ERP thành công cần phải có đủ 4 yếu tố cơ bản
sau:
14


 Nguồn nhân lực:
Lãnh đạo phải có tầm nhìn, chiến lược rõ ràng.
Nhân viên phải là những người có năng lực.
Tinh thần đoàn kết, phối hợp cùng thực hiện một mục tiêu chung.
Thiết lập cơ chế giám sát, kiểm tra chặt chẽ.
 Qui trình:
Thực hiện khảo sát, mô tả qui trình hiện tại của doanh nghiệp
trước khi đưa vào triển khai ERP.
Áp dụng các quy chuẩn của ERP vào việc ứng dụng. Quy trình
này đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi nên không thể tự ý thay đổi.
Lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy.
 Công nghệ:
Lựa chọn ERP phù hợp với doanh nghiệp.
Lựa chọn nhà cung cấp ERP sao cho đảm bảo việc hướng dẫn
triển khai, qui trình triển khai nhanh chóng và đúng tiến độ.
Giảm thiểu các chi phí bảo trì, bảo dưỡng.

 Ngân sách:
Lựa chọn ERP đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp từ 3-5
năm mà vừa đáp ứng được yêu cầu ngân sách.
Thực hiện phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư một cách chi tiết,
nghiêm túc trước khi đầu tư vào một hệ thống ERP.
Ngoài ra khi áp dụng ERP trong doanh nghiệp sẽ gặp những khó khăn như:
 Đòi hỏi nhân viên phải có khả năng thích ứng với quy trình, cách
làm việc mới.

15


 Thời gian đầu khối lượng công việc sẽ tăng lên nhiều.
 Đòi hỏi hệ thống mạng, trang thiết bị cho hệ thống và máy tính.
 Chi phí đầu tư ban đầu lớn, tạo nên sức ép cho doanh nghiệp.
5. Các công ty cung ứng ERP và nội dung cơ bản của ERP:
Hiện nay có nhiều nhà cung ứng ERP cung ứng phần mềm cho các công ty, tổ
chức có quy mô khác nhau, với những tính năng khác nhau. Dưới đây là ba nhà cung
ứng ERP lớn hiện nay:

Nhà cung cấp

Tên phần mềm

Oracle

PeopleSoft

SAP


SAP

Tính năng quản lý
Tài chính, nhân sự,
chuỗi cung ứng
Quan

hệ

khách

hàng,

tài

chính,

nhân sự, và chuỗi

Quy mô công ty sử
dụng
Lớn

Lớn

cung ứng
Tài

chính,


phân

phối, sản xuất, kế
Microsoft

Great Plains

toán, nhân sự và Vừa và nhỏ
phân

tích

kinh

doanh

Nhìn chung một hệ thống ERP để hoạt động hiệu quả cần có những tính năng
quản lý thông tin và số liệu cốt lõi sau:
 Kế toán
 Tài Chính
 Sản xuất
16


 Vận chuyển
 Phân phối và bán hàng
 Nguồn nhân lực
 Chuỗi cung ứng
 Quan hệ khách hàng
 E-Business

6. Tình hình áp dụng ERP của Vinamilk:
Hệ thống ERP của Vinamilk được đưa vào sử dụng chính thức từ 1/1/2007.
Trước khi áp dụng ERP, hoạt động của Vinamilk gặp những khó khăn như:
+ Quy trình quản lý hàng hóa đầu vào và đầu ra hoàn toàn bằng thủ
công, điều này dẫn đến các hậu quả như: lượng hàng tồn kho nhiều trong khi sản
phẩm tiêu thụ đầu ra chậm, việc sử dụng máy móc và công nhân không hết công suất
gây ra lãng phí.
+ Việc kiểm soát quá trình sản xuất, xử lý đơn hàng, hoạch toán chi phí
chưa đồng bộ dẫn đến việc gia tăng chi phí sản xuất, lưu kho.
+ Trong hoạch toán, kế toán thủ công Vinamilk vẫn gặp phải những sai
sót mà nhân viên thường mắc phải. Hoạch toán theo kiểu thủ công, các cán bộ của
Vinamilk cũng không dễ để kiểm tra các bước hoạch toán và qui trình. Giấy tờ lưu trữ
nhiều không thể tránh khỏi mất mát.
Chính vì những lý do này và việc quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng, ban
lãnh đạo của Vinamilk đã quyết định đầu tư hệ thống ERP. Điểm đặc biệt của
Vinamilk là ứng dụng đồng thời cả 3 giải pháp ERP quốc tế của Oracle, SAP,
Microsoft.
Kết quả sau 8 tháng vận hành ERP trên toàn công ty, Vinamilk đã có kết luận
sơ bộ về hiệu quả ứng dụng như sau:

17


+ Hệ thống giúp công ty thực hiện chặt chẽ, tránh được rủi ro trong công
tác kế toán, với sự phân cấp phân quyền rõ ràng, công tác tài chính kế toán thuận lợi
hơn so với trước đây.
+ Các khâu quản lý kho hàng, phân phối, điều hành doanh nghiệp, quan
hệ khách hàng và sản xuất đã được công ty quản lý tốt hơn.
+ Giảm đáng kể rủi ro giữa bán hàng và phân phối có sự nhịp nhàng,
uyển chuyển hơn.

+ Các chức năng theo dõi đều tiến hành theo thời gian thực.

18


NGUỒN THAM KHẢO
SUPPLY CHAIN MANAGEMENT
/> />Stephen Haag, Maeve Cummings-Information Systems Essentials, 3rd Edition

-

McGraw (2009).
CUSTOMER RELATIONSHIP MANAGEMENT
/> />splay=popup&mode=normal
Stephen Haag, Maeve Cummings-Information Systems Essentials, 3rd Edition

-

McGraw (2009).
ENTERPRISE RESOURCE PLANNING
/> /> /> />Stephen Haag, Maeve Cummings-Information Systems Essentials, 3rd Edition
McGraw (2009).

19

-


20




×