Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Dân chủ dân chủ hoá xã hội góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân do dân và vì dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.47 KB, 10 trang )

Tiểu luận:
Dân chủ - Dân chủ hoá xã hội góp phần
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của dân - do dân - vì dân ở
nước ta


Mở đầu

Lịch sử xã hội loài người là lịch sử của quá trình đấu tranh cho hạnh phúc và
tương lai của con người.
Từ thuở xa xưa của nền văn minh cổ đại đến đêm trường trung cổ, con người
luôn luôn khát vọng vươn tới tự do, bình đẳng và luôn luôn đấu tranh không mệt mỏi
cho một xã hội tương lai có nhiều hạnh phúc hơn cho con người. Tất cả những khát
vọng và hiện thực cuộc sống tốt đẹp cho con người, vì con người và do con người, đó
chính là dân chủ. Dưới góc độ Chính trị học, dân chủ gắn liền với lợi ích của các giai
tầng xã hội và là lợi ích trực tiếp của giai cấp thống trị xã hội. Vì vậy dân chủ, dân chủ
hoá xã hội chịu sự chi phối của chính trị của bản chất nhà nước.
Nước ta là nước dân chủ - câu nói mang ý nghĩa Tuyên ngôn của Hồ Chí Minh
chính nói lên bản chất nhà nước ta, phương châm hành động của Chính phủ và cán bộ
ta. Nhưng số phận dân tộc và công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chưa cho phép
chúng ta tiếp cận đầy đủ và có hệ thống về các giá trị chung của dân chủ với tư cách là
trình độ phát triển cao của văn hoá, văn minh nhân loại. Vì vậy việc nghiên cứu dân
chủ, dân chủ hoá xã hội trong điều kiện Đảng cầm quyền và nhà nước pháp quyền
XHCN là yêu cầu nghiêm túc và rất quan trọng đối với nước ta hiện nay.
Tiểu luận " Tiếp cận dân chủ và dân chủ hoỏ xó hội, gúp phần xõy dựng nhà
nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vỡ nhõn dõn " là sự tiếp cận
dân chủ, dân chủ hoá từ góc độ Chính trị học. Vận dụng những giá trị phổ quát của dân
chủ để góp phần hình thành chế độ dân chủ XHCN phù hợp với đặc điểm lịch sử chính
trị và trình độ phát triển của đất nước, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
ở nước ta.




1. Dân chủ và dân chủ hoá xã hội
1.1. Dân chủ: Dân chủ là một trong những phạm trù được các nhà tư tưởng chính
trị, các nhà xã hội quan tâm nghiên cứu và nêu ra những quan điểm khác nhau về cách
tiếp cận, về nội dung, về chủ thể thực thi dân chủ và vai trò của dân chủ đối với sự phát
triển xã hội và vì vậy dân chủ và dân chủ hoá xã hội luôn là là khát vọng của xã hội loài
người.
Đứng trên quan điểm khác nhau có thể tiếp cận dân chủ với những đặc điểm khác
nhau:
Xét về xã hội học, thì dân chủ là một phạm trù vĩnh viễn, là nhu cầu bên trong, là
sự phản ánh phương thức, nhu cầu sống của con người, là quyền tự do, quyền tự quyết
của con người, nó hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của xã
hội loài người.
Xét dân chủ với tư cách là một chế độ nhà nước, thì đó là sự tổng hợp những
hình thức và phương thức tổ chức quyền lực nhà nước, dân chủ luôn gắn liền với
phương thức phân phối lợi ích trong xã hội, dân chủ không chỉ là nhu cầu khát vọng cá
nhân với tư cách là cái riêng, mà dân chủ trở thành khát vọng chung, cái chung phù hợp
với hình thức tổ chức quyền lực chính trị văn hoá cầm quyền, văn hoá chính trị và thực
thi quyền lực Nhà nước. Do đó, dân chủ là phạm trù lịch sử, hình thành, phát triển và
mất đi cùng với Nhà nước.
Xét trong quan hệ xã hội, dân chủ nói lên sự tôn trọng ý kiến, chính kiến, lợi ích
của người đối thoại, của đối tác. Dân chủ phản ánh trạng thái tinh thần của xã hội, đặc
điểm các quan hệ xã hội và cao hơn dân chủ phản ánh trình độ nhân văn của một xã hội
nhất định.
Lịch sử xã hội loài người đã trải qua các mô hình dân chủ như:
Mô hình tham dự: là tạo điều kiện cho nhân dân tham gia tối đa vào xây
dựng thể chế, xây dựng và thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước.
Mô hình giới tinh hoa: Đề cao vai trò của giới ưu tú, tinh hoa của các nhóm xã
hội với quan niệm rằng chỉ có giới tinh hoa mới nhận thức được các quy luật vận động

của tự nhiên và xã hội và vì vậy trong mỗi xã hội, giới tinh hoa đóng vai trò quyết định


chứ không phải quần chúng nhân dân lao động. Tuy nhiên, trong việc thực thi quyền lực
chính trị, giới tinh hoa cũng phải quan tâm đến lợi ích của các tầng lớp đông đảo trong
xã hội.
Mô hình dân chủ đa số: là sự lựa chọn các giá trị chung dựa trên ý kiến đa số.
Tuy nhiên phương thức sử dụng sự lựa chọn này chịu sự chi phối mạnh mẽ của các
nhóm lợi ích, các giai cấp hay các đảng chính trị có lợi ích không đồng nhất. Dân chủ đa
số phản ánh tương quan lực lượng trong việc lựa chọn các giá trị chung.
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ
Chủ nghĩa Mác - Lênin dựa trên bản chất xã hội XHCN, là chế độ được xác lập
dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, khẳng định dân chủ dưới CNXH gấp triệu
lần chế độ dân chủ tư sản vì đó là dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân trong xã hội. Tuy
nhiên, do CNXH hiện thực đang trong quá trình tìm tòi sáng tạo và vận động đi lên. Do đó
những dự báo khoa học của các nhà kinh điển đang từng bước được cụ thể hoá cho phù hợp
với sự vận động biện chứng của lịch sử trên con đường phát triển tất yếu của nó.
Hồ Chí Minh, với sự mẫn cảm sâu sắc về chính trị đồng thời là đại biểu tiêu biểu
cho thân phận dân tộc bị lầm than, với sự kế thừa những giá trị văn hoá Đông - Tây,
luôn đề cao nhân dân, coi nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử của dân tộc mình. Người
khẳng định "trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân"; "đẩy thuyền cũng là dân, lật
thuyền cũng là dân"; "dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng
xong".
Dân là gốc là phạm trù trung tâm trong toàn bộ nhận thức, tư tưởng và hành động
của Hồ Chí Minh.
Từ tư tưởng cốt lõi đó, Hồ Chí Minh nêu lên hệ thống quan điểm cách mạng và
khoa học về dân chủ. Dân chủ với Hồ Chí Minh tức là Dân là chủ và Dân làm chủ. "nhà
nước ta là nhà nước dân chủ; bao nhiêu lợi ích đều vì dân; bao nhiêu quyền hạn đều của
dân; quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân".
Theo Hồ Chí Minh, trong nhà nước dân chủ, quyền lực nhà nước là do dân uỷ

thác mà có, nhân dân cử ra Chính phủ, trao quyền cho Chính phủ để quản lý đất nước,
nhưng quyền vẫn thuộc về dân, nếu Chính phủ không làm tròn nhiệm vụ với dân, lộng


quyền thì dân bãi miễn Chính phủ bất cứ lúc nào. "Nếu Chính phủ có hại cho dân chúng
thì dân chúng đập đổ Chính phủ ấy đi".
Dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh là dân chủ thực sự, bởi vì trải qua bôn ba
khắp thế giới Hồ Chí Minh đã thấy rõ thứ dân chủ giả hiệu, thức khẩu hiệu "Tự do Bình đẳng - Bác ái" mà các nhà nước tư sản làm cái bánh vẽ dùng để mỵ dân. Ngay sau
khi giành được độc lập người đã cảnh báo bệnh quan liêu xa dân. Người nói: "Đảng
không phải là nơi làm quan phát tài". Hay: "cán bộ thì cậy thế mình trong ban này, ban
nọ rồi ngang tàng, phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến
dân. Quyên rằng dân bầu ra mình để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với
dân; đè đầu cưỡi cổ dân".
Quan niệm về dân chủ ở Hồ Chí Minh là dân chủ triệt để, dân chủ thực sự dựa
trên nhận thức phải thân dân, gần dân, yêu dân, kính trọng dân, học dân thì mới có thể
tạo nên sức mạnh thực sự của cách mạng, Người viết: "có phát huy dân chủ cao độ thì
mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên".
Trong việc lãnh đạo Nhà nước và xã hội thực hiện quyền dân chủ của nhân dân,
Hồ Chí Minh chủ trương trước hết phải thực hành dân chủ trong nội bộ Đảng. Hồ Chí
Minh đề ra 12 tư cách của một Đảng cầm quyền để thực hành dân chủ trong đảng và giữ
mối quan hệ với nhà nước và nhân dân.
1. Đảng không phải là tổ chức để làm quan phát tài, Đảng phải phấn đấu vì lợi
ích của dân tộc, lợi ích của nhân dân.
2. Cán bộ Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng và biết thực hành cách mạng.
3. Khi Đảng ra các nghị quyết của đảng phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của
cả nước và của địa phương.
4. Đảng phải chịu sự kiểm soát của quần chúng.
5. Hoạt động của đảng phải luôn luôn đứng về phía quần chúng.
6. Đảng phải gắn bó chặt chẽ với quần chúng, học hỏi dân chúng, coi đó là một
nguyên tắc.

7. Trong hoạt động đảng phải khôn khéo sử dụng những hình thức thích hợp.


8. Đảng không được che giấu khuyết điểm của mình, không sợ phê bình, phải
sửa chữa khuyết điểm.
9. Đảng phải biết lựa chọn, sử dụng cán bộ nhất là những nhóm trung kiên, cán
bộ lãnh đạo.
10. Đảng phải đấu tranh với những phần tử cơ hội, không cho bọn cơ hội chui
vào hàng ngũ của đảng.
11. Đảng phải giữ nghiêm kỷ luật từ trên xuống dưới.
12. Đảng phải luôn tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện các nghị quyết để kịp
thời bổ sung, điều chỉnh thích hợp.
Quan điểm về dân chủ và thực hành dân chủ trong Đảng trong điều kiện Đảng
cầm quyền được Đảng vận dụng trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo Nhà
nước và xã hội trong quá trình lịch sử cách mạng nước ta.
Từ quan niệm về dân chủ, Hồ Chí Minh nêu lên tư tưởng nhà nước pháp quyền.
Theo Người nhà nước pháp quyền phải là nhà nước dân chủ, luật pháp phải thể hiện bản
chất dân chủ và quyền tự do dân chủ của nhân dân phải thực hiện trong khuôn khổ pháp
luật: "luật pháp của chúng ta hiện nay bảo vệ hàng triệu người lao động... pháp luật
của chúng ta phải thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân
dân lao động. Nhân dân ta hiện nay có tự do, tự do trong kỷ luật. Mỗi người có tự do
của mình nhưng phải tôn trọng tự do của người khác, người nào sử dụng quyền tự do
của mình quá mức mà phạm đến tự do của người khác là phạm pháp".
2. Dân chủ hoá xã hội
2.1. Cách tiếp cận
Dân chủ hoá xã hội chính là quá trình làm cho dân chủ trở thành xã hội, phổ biến
trong sinh hoạt xã hội, là quá trình làm biến đổi nhận thức và hành vi của toàn xã hội về
dân chủ như là hệ giá trị cao, văn minh của con người, cho con người và vì con người là
quyền tự quyết thiêng liêng của con người.
Để thực hiện dân chủ và dân chủ hoá xã hội, nhà nước cần phải:

- Xây dựng và tuyên truyền, giáo dục hình thành chuẩn mực văn hoá chính trị
dân chủ trong bộ máy nhà nước và trong toàn xã hội.


- Xây dựng thể chế Nhà nước pháp quyền và hình thành hệ thống chính trị dân
chủ - pháp quyền. Trong đó nhân dân là chủ thể quyền lực, là người quyết định hình
thức và phương thức hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Dân thực hiện sự uỷ quyền có điều kiện và có thời hạn đối với nhà nước và thực
hiện quyền bãi miễn đại biểu đối với đại biểu dân cử, quan chức chính quyền và Chính
phủ khi có sự lạm quyền, tha hoá quyền lực.
Nhân dân là chủ thể được tham gia vào công việc của Nhà nước, mọi chính sách
của Nhà nước đều phải hỏi dân, dựa vào dân để thực hiện và để kiểm tra giám sát.
Nhà nước bảo đảm quyền tự do kinh tế, phát huy năng lực sáng tạo của nhân dân.
Xây dựng thể chế chính trị, hệ thống chính trị phù hợp với tư tưởng xây dựng
Nhà nước pháp quyền và xây dựng xã hội công dân.
- Bảo đảm nguyên tắc dân chủ trong việc quyết định mọi vấn đề của Nhà nước
trong đó, nguyên tắc tập trung dân chủ cũng phải dựa trên cơ chế bảo đảm thực sự dân
chủ, phải dựa vào dân.
- Xây dựng quan hệ, tập quán dân chủ trong đời sống chính trị - xã hội. Coi dân
chủ như là hơi thở, là phương thức tồn tại phát triển của các quan hệ xã hội.
2.2. Dân chủ và dân chủ hoá ở nước ta
ở nước ta, trải qua hàng ngàn năm dưới ách đô hộ của thực dân phong kiến, đế
quốc, dân chủ là khát vọng ngàn đời của cả dân tộc Việt Nam.
Chúng ta may mắn có thiên tài Hồ Chí Minh, mà tư tưởng và sự nghiệp của
người gắn liền với cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng nhân dân. Tư tưởng của
Người về dân chủ ngay từ đầu là kim chỉ nam cho quá trình hình thành và xây dựng nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Năm 1945, sau cách mạng tháng 8, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời,
chế độ chính trị nước ta bước sang giai đoạn mới là Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành
Đảng cầm quyền.

Hiến pháp năm 1946 khẳng định: Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà,
tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi
giống, gái, trai, giàu, nghèo, giai cấp, tôn giáo" (Điều 1). Hiến pháp năm 1946 cũng


khẳng định các quyền tự do, dân chủ của công dân về kinh tế, văn hoá, chính trị, quyền
dân chủ tham gia xây dựng bộ máy Nhà nước; quy định trách nhiệm của các cơ quan
nhà nước trong thực thi các quyền dân chủ với nhân dân; quy định hệ thống cơ quan
quyền lực nhà nước của nhân dân là Quốc hội và HĐND các cấp, thay mặt nhân dân
quyết định và giám sát toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Về các giá trị dân chủ, trong điều kiện đất nước về xâm lăng, Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta coi giành độc lập dân tộc là giá trị dân chủ hàng đầu thiêng liêng nhất. Độc
lập dân tộc là trên hết và trước hết gắn liền với tự do, ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
Có độc lập dân tộc mới có tất cả. Độc lập dân tộc là mục tiêu hành động của toàn Đảng
và toàn dân ta, trở thành động lực để cổ vũ, vận động, tổ chức toàn dân, huy động sức
lực, trí tuệ, của cải, máu xương của toàn dân để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, giành
độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc đưa cả nước bước vào giai đoạn xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Trong điều kiện đặc biệt của dân tộc, Đảng đã thực hiện nguyên tắc "lãnh đạo
trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện" nhằm tập trung cao độ sự lãnh đạo chính trị vào một
đầu mối chỉ huy vào "Bộ chỉ huy thống soái - bộ chính trị" để tận dụng tối đa mọi nguồn
lực của đất nước cho mục tiêu cao nhất là đánh bại kẻ thù xâm lược. Lịch sử cách mạng
nước ta từ khi có Đảng đã đặt lên vai đảng ta sứ mệnh lãnh đạo trực tiếp, toàn diện,
tuyệt đối sự nghiệp cách mạng bằng các quyết sách, quyết định cụ thể mang tính chỉ huy
và tổ chức trực tiếp đối với Nhà nước và xã hội, điều này vừa nói lên tính phù hợp hoàn
cảnh lịch sử của đất nước vừa tạo tiền đề khách quan cho sự phát huy dân chủ trong
Đảng, nhưng khi đất nước bước vào giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, xây
dựng xã hội công dân, xã hội dân sự thì việc tiếp tục duy trì phương thức lãnh đạo đó sẽ
ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước pháp quyền và sự phát triển của thực tiễn, nhất là
sau khi giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc từ 1975 đến năm 1986. Việc duy trì

phương thức lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện theo mô hình tập trung quan liêu
bao cấp trong điều kiện một đất nước lạc hậu, vừa thoát ra chiến tranh xâm lược lại bị
bao vây, cấm vận toàn diện của các thế lực thù địch dẫn đến sự cự tuyệt nền kinh tế
nhiều thành phần, áp đặt quan hệ sản xuất XHCN ngay trong chặng đường đầu tiên của


thời kỳ quá độ lên CNXH, đã làm thủ tiêu dân chủ trong Đảng, trong Nhà nước và xã
hội, làm cho đất nước bước vào thời kỳ khủng hoảng toàn diện tưởng như thành quả
cách mạng giải phóng dân tộc không thể nào đứng vững được.
Với truyền thống cách mạng và bản chất của một Đảng được tôi luyện trong
lịch sử đấu tranh, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, tôn trọng và
hành động theo quy luật khách quan nhận thức sâu sắc bài học lấy dân làm gốc.
Đảng ta đã tự phê bình, kiên quyết sửa chữa khuyết điểm và đề ra đường lối đổi mới
từ Đại hội VI, đây có thể được coi là bước đột phá cực kỳ quan trọng trong việc phát
huy dân chủ trong Đảng, đặt nền móng cho việc hình thành quan điểm xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN cùng với cơ chế thị trường định hướng XHCN và xây dựng
xã hội công dân để đưa nước ta tiếp cận và hoà nhập vào đời sống chính trị thế giới.
Thành tựu 20 năm đổi mới đã khẳng định chúng ta đã giành được những thành
tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh
quốc phòng và đối ngoại. Thế và lực của cách mạng nước ta được củng cố và tăng
cường trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, trong điều kiện xây dựng đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Thực hiện nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước
và xã hội. Mục đích và bản chất nhà nước là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân, một nhà nước thống nhất về lãnh thổ, có nền văn hoá
thống nhất trong đa dạng của 54 đất dân tộc anh em, Đảng đóng vai trò là đội tiên
phong của giai cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của
dân tộc, rõ ràng dân chủ trong Đảng và dân chủ hoá xã hội hiện nay mang những nội
dung hoàn toàn mới và toàn diện hơn, đòi hỏi Đảng ta phải nghiên cứu tìm tòi, kế thừa
và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ; về Đảng cầm

quyền; về dân chủ hoá, về Nhà nước của dân, do dân, vì dân để hình thành văn hoá
chính trị về dân chủ trong Đảng và trong xã hội nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN mang đặc thù Việt Nam nhưng phù hợp với tiến bộ phát triển của nhân loại.
3. Một số giải pháp cơ bản thực hiện dân chủ hoá xã hội ở nước ta


3.1. Nhất quán quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân theo các nguyên tắc cơ bản của Nhà nước
pháp quyền
- Pháp luật giữ địa vị tối thượng trong quản lý nhà nước và xã hội.
- Mọi tổ chức, cá nhân bình đẳng trước pháp luật.
- Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng đường lối, quan điểm, nghị quyết,
nhưng đồng thời phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; bình đẳng trong quan hệ
pháp luật, Đảng không làm thay việc Nhà nước.
- Đề cao tinh thần pháp luật trong hoạt động của xã hội công dân, xã hội dân sự,
mọi công dân có quyền làm mọi việc mà pháp luật không cấm.
3.2. Triệt để thực hành dân chủ trong Đảng theo 12 quy định tư cách của
Đảng cầm quyền của Hồ Chí Minh và nguyên tắc tập trung dân chủ một cách thực
sự
- Dân chủ trong quá trình hình thành đường lối, chính sách, nghị quyết chỉ thị
của Đảng.
- Dân chủ trong việc ban hành, công bố, công khai đường lối, chính sách, nghị
quyết, chỉ thị của đảng.
- Dân chủ, bình đẳng trong thực hiện nguyên tắc tổ chức và kỷ luật Đảng.
- Dân chủ trong phát hiện nhân tố, phát hiện người hiền tài cũng như phát hiện,
tố giác, đấu tranh chống quan liêu tham nhũng trong đảng và ngoài xã hội.
- Dân chủ trong phê bình, tự phê bình và có giải pháp bảo vệ người phê bình, đấu
tranh chống tiêu cực trong nội bộ Đảng.
Công khai tổ chức bộ máy, cán bộ, ngân sách hoạt động của Đảng và chế độ
chính sách đãi ngộ cho cán bộ của Đảng để nhân dân giám sát.

- Xây dựng và ban hành các VBQPPL về sự lãnh đạo, tổ chức và hoạt động của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước, xã hội và hệ thống chính trị.
- Trung ương Đảng phải ban hành quy chế về hoạt động của BCHTW, BCT,
BBT, BTV của cấp uỷ Đảng, các đảng đoàn, chức trách cá nhân của những người giữ
các chức vụ chủ chốt trong Đảng quy định rõ nội dung lãnh đạo, phạm vi lãnh đạo, quy



×