Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

BÀI TẬP VẬT LÝ 9 CHƯƠNG I- THẦY PHẠM TƯỞNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.68 KB, 2 trang )

BÀI TẬP VẬT LÝ 9 CHƯƠNG I
BÀI TẬP ÔN TẬP VẬT LÝ 9 CHƯƠNG I
Câu 1.
a) Phát biểu và viết công thức của định luật Ohm. Nêu tên gọi và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức.
b) Vận dụng: Một dây dẫn có điện trở R. Đặt vào hai đầu dây một hiệu điện thế U không đổi, cường độ dòng
điện qua dây là I = 0,6 A. Thay dây dẫn trên bằng một dây dẫn khác có điện trở R’ = 2R thì cường độ dòng
điện I’ qua dây là bao nhiêu?
Câu 2.
a) Phát biểu định luật Jun-Lenxơ.
b) Vận dụng: Điện trở của một dây dẫn là 20 Ω có cường độ dòng điện chạy qua dây là 0,5A. Tính nhiệt lượng
tỏa ra của dây dẫn trong thời gian 3 phút 20 giây.
Câu 3.
a) Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào của dây và phụ thuộc vào những yếu tố này như thế
nào?
b) Vận dụng: Tính chiều dài dây dẫn điện có lõi bằng đồng, điện trở suất 1,7.10 -6 Ωm , tiết diện 2 mm2, điện trở
tổng cộng 3,4 Ω.
Câu 4. Điện năng là gì? Dụng cụ đo điện năng? Nêu 2 biện pháp giữ an toàn khi sử dụng điện và 2 biện pháp
tiết kiệm điện năng? Nếu mỗi gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh giảm bớt thời gian thắp sáng của một bóng
đèn 60W một giờ mỗi ngày thì số tiền tiết kiệm được của Thành phố trong một tháng (30 ngày) là bao nhiêu?
Cho rằng Thành phố có khoảng 1,7 triệu hộ gia đình và giá 1 kW.h điện là 1600đ
Câu 5. Một bóng đèn sợi đốt có ghi (12 V – 12 W). Để đèn sáng bình thường khi nối với nguồn hiệu điện thế
U = 18 V, người ta mắc nối tiếp vào mạch một biến trở như hình 2.
+
a) Tính trị số Rb của biến trở.

b) Tính hiệu suất H của mạch điện.
A
B
Cho biết công suất tiêu thụ của đèn là công suất có ích, công suất tiêu thụ
Hình 2
của biến trở là công suất hao phí.


Câu 6. Một ấm điện có điện trở 30,25 Ω được mắc vào mạch điện có hiệu
điện thế 220 V. Dùng ấm này để đun sôi nước ở 20 oC thì mất 7 phút. Biết
nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/(kg.K) và hiệu suất của ấm là
H = 80 %.
a) Tính công suất của ấm điện.
b) Tính khối lượng nước cần đun.
c) Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng ấm điện nói trên trong một tháng (30 ngày), nếu mỗi ngày sử dụng
ấm điện đó 45 phút. Cho giá điện là 1600 đ/(kW.h).
Câu 7. Đặt hiệu điện thế không đổi U = 24 V vào hai đầu đoạn mạch có điện trở R 1 = 40 Ω mắc nối tiếp với
điện trở R2 thì cường độ dòng điện qua mạch chính là 0,24 A.
a) Tính điện trở R2 và tính công suất tiêu thụ trên R1.
b) Tính nhiệt lượng tỏa ra trên toàn đoạn mạch trong 30 phút.
c) Mắc thêm điện trở Rx song song với R2 thì công suất tiêu thụ toàn đoạn mạch tăng gấp đôi. Tính Rx.
Câu 8. Cho điện trở R0 = 8 Ω mắc nối tiếp với một biến trở Rb rồi mắc vào hai điểm A và B có hiệu điện thế
UAB = 12V. Điều chỉnh biến trở để công suất của biến trở là 4W. Tính giá trị của R b tham gia vảo đoạn mạch.
Câu 9. Trên một ấm điện có ghi 220V - 500W.
a) Nêu ý nghĩa các số ghi trên ấm điện. Có ý kiến cho rằng để tiết kiện điện thì không nên đun nấu bằng
các thiết bị sử dụng điện như ấm điện, bếp điện. Em có suy nghĩ gì về ý kiến này ?
b) Nếu sử dụng ấm ở hiệu điện thế 200V trong 10 phút thì điện năng mà ấm điện sử dụng và số đếm của
công tơ điện là bao nhiêu?

THẦY PHẠM TƯỞNG – ĐT 01217773581

Page 1


BÀI TẬP VẬT LÝ 9 CHƯƠNG I
-HẾT-

THẦY PHẠM TƯỞNG – ĐT 01217773581


Page 2



×