Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn phân loại và hướng dẫn học sinh lớp 9 làm bài tập vật lí trong chương i điện học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.18 KB, 16 trang )

Phần A: Mở đầu
I.Bối cảnh của đề tài:
Trong thực tế dạy học vật lí thì bài tập vật lí được hiểu là một vấn đề được đặt ra
đòi hỏi phải giải quyết nhờ những suy luận logic, những phép toán và thí nghiệm dựa
trên cơ sở các định luật, các phương pháp vật lí. Sự tư duy một cách tích cực luôn
luôn là việc vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập.
Hơn nữa đội ngũ học sinh là một lực lượng dự bị nòng cốt và thật hung hậu về
khoa học kỹ thuật, trong đó kiến thức, kỹ năng vật lý đóng góp một phần không nhỏ
trong lĩnh vực này.Kiến thức, kỹ năng vật lý cũng được vận dụng vào cuộc sống thực
tiễn của đời sống con người.
II.Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình dạy học môn vật lí, các bài tập vật lí có tầm quan trọng đặc
biệt.Hiện nay để việc thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa mới và dạy học theo
phương pháp đổi mới có hiệu quả thì việc hướng dẫn học sinh biết phân loại, nắm
vững phương pháp và làm tốt các bài tập trong chương trình sách giáo khoa đã góp
phần không nhỏ trong việc thực hiện thành công công tác dạy học theo phương pháp
đổi mới:
Ở chương I:


<<
Điện học
>>
là một trong những chương quan trọng của chương
trình vật lí lớp 9 nhằm giúp học sinh nắm được kiến thức về : Định luật ôm; cách xác
định điện trở của dây dẫn; sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện và vật liệu
làm dây dẫn, biến trở, điện trở dùng trong kĩ thuật; xác định được công thức của dòng
điện, công của dòng điện, định luật Jun-Lenxơ; sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
năng; kĩ năng thực hành thí nghiệm để rút ra kiến thức mới, vận dụng các định luật để
giải bài tập. Vì vậy để giúp học sinh nắm vững các kiến thức trong chương này và vận
dụng các kiến thức đã học để làm tốt các dạng bài tập vật lí trong chương I, tôi đã


chọn đề tài: Phân loại và hướng dẫn học sinh lớp 9 làm bài tập vật lí trong
chương I :
<<
Điện học
>>
để làm đề tài nghiên cứu.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu: Phân loại và hướng dẫn học sinh làm bài tập vật lí
lớp 9 chương I: Điện học
2. Phạm vi nghiên cứu:Học sinh lớp 9
5
,9
6

trường thcs Vĩnh Phúc .
IV.Mục đích nghiên cứu
Để thực hiện chương trình sách giáo khoa mới môn lý lớp 9 và dạy học theo
phương pháp đổi mới đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi
để đề ra được phương pháp giảng dạy có hiệu quả nhằm hướng dẫn học sinh biết
phân loại, nắm vững phương pháp và làm tốt các dạng bài tập trong chương trình sách
giáo khoa.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng
một số phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra giáo dục
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh
- Phương pháp mô tả
- Phương pháp vật lí
Phần B: Nội dung
I.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:

Phương pháp dạy học là một bộ phận hợp thành của quá trình sư phạm nhằm
đào tạo thế hệ trẽ có tri thức khoa học, về thế gíơi quan và nhân sinh quan, thói quen
và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế
Phương pháp dạy học có mối liên hệ với các nhân tố khác của quá trình dạy
học. Những phương pháp dạy học dạy học phải thống nhất biện chứng giữa việc giảng
dạy của giáo viên với việc học tập của học sinh. Đồng thời góp phần có hiệu quả vào
việc thực hiện tốt các khâu của quá trình dạy học, xác định kế hoạch giáo dục, giáo
dưởng, phát triển bộ môn một cách nhịp nhàng, cụ thể hóa nhiệm vụ dạy học trên cơ
sở đặc điểm của học sinh, điều chỉnh kế hoạch dạy học cho sát với diễn biến thực tế,
tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập ở trên lớp củng như ở nhà phù hợp với dự định
sư phạm.
Đối với môn vật lí ở trường phổ thông, bài tập vật lí đóng một vai trò hết sức
quan trọng, việc hướng dẩn học sinh làm bài tập vật lí là một hoạt động dạy học, là
một công việc khó khăn, ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ của người giáo viên vật lí trong
việc hướng dẫn hoạt động trí tuệ của học sinh, vì thế đòi hỏi người giáo viên và cả
học sinh phải học tập và lao động không ngừng. Bài tập vật lí sẽ giúp học sinh hiểu
sâu hơn những qui luật vật lí, những hiện tượng vật lí. Thông qua các bài tập ở các
dạng khác nhau tạo điều kiện cho học sinh vận dụng linh hoạt các kiến thức để tự lực
giải quyết thành công những tình huống cụ thể khác thì những kiến thức đó mới trở
nên sâu sắc hoàn thiện và trở thành vốn riêng của học sinh. Trong quá trình giải quyết
các vấn đề, tình huống cụ thể do bài tập đề ra học sinh phải vận dụng các thao tác tư
duy như: so sánh, phân tích, tổng hợp khái quát hóa…để giải quyết vấn đề, từ đó sẽ
giúp giải quyết, giúp phát triển tư duy và sáng tạo, óc tưởng tượng, tính độc lập trong
suy nghĩ, suy luận….Nên bài tập vật lí gây hứng thú học tập cho học sinh.
II.Cơ sở thực tế và thực trạng của việc hướng dẫn học sinh làm bài tập vật lí ở
trường THCS Vĩnh phúc
1. Đặc điểm tình hình nhà trường:
- Trường THCS Vĩnh Phúc có cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy, tương
đối tốt, phòng học và phòng thực hành vật lí kiên cố, sạch sẽ đúng qui cách, có đồ
dùng đầy đủ cho các khối lớp.

- Học sinh trường THCS Vĩnh Phúc đa phần là các em ngoan chịu khó trong
học tập, các em có đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập.
- Đội ngũ giảng dạy môn vật lí có 6 giáo viên
2. Thực trạng của việc hướng dẫn học sinh làm bài tập vật lí tại trường THCS
Vĩnh Phúc:
Trong chương I: Điện học vật lí lớp 9 yêu cầu đối với học sinh về kiến thức là:
nắm vững định luật ôm, điện trở của một dây dẫn hoàn toàn xác định và được tính
bằng thương số giữa hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và cường độ dòng điện
chạy qua nó. Đặc điểm của cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch
mắc nối tiếp và đoạn mạch mắc song song, mối quan hệ của điện trở của dây dẫn với
chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. Biến trở và điện trở trong kỹ thuật - ý
nghĩa của các con số ghi trên thiết bị tiêu thụ điện. Viết công thức tính công suất điện
và điện năng tiêu thụ điện của một đoạn mạch, xây dựng công thức Q=I
2
Rt. Phát biểu
định luật Jun –Lenxơ.
Về kỹ năng học sinh biết tiến hành các thí nghiệm. Kiểm tra hay thí nghiệm
nghiên cứu để rút ra kiến thức, vận dụng được các công thức để giải bài tập .Giải
thích được một số hiện tượng về đoản mạch và một số hiện tượng có liên quan đến
định luật Jun-Lenxơ
Trong quá trình giảng dạy môn vật lí, giáo viên thường sử dụng phương pháp
chia nhóm để học sinh thảo luận và tìm ra kệt quả cho câu hỏi và giáo viên thường kết
luận đúng, sai và không hướng dẫn gì thêm. Việc giảng dạy vật lí nhất là bài tập vật lí
như thế sẽ không đạt được kết quả cao, vì trong lớp có các đối tượng học sinh giỏi,
khá, trung bình, yếu, kém nên khả năng tư duy của các em rất khác, đối với học sinh
yếu, kém hay trung bình không thể tư duy kịp và nhanh như học sinh khá, giỏi nên khi
thảo luận các em chưa thể kịp hiểu ra vấn đề và nhất là khi thảo luận nhóm, giáo viên
lại hạn chế thời gian hoặc xem nhóm nào được ra kết quả nhanh nhất thì thường các
kết quả này là tư duy của các học sinh khá ,giỏi trong nhóm. Vì thế nếu giáo viên
không chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí thì học

sinh sẽ đoán mò không nắm vững được kiến thức trong chương.
Thực tế về trình độ học tập của học sinh qua khảo sát đầu năm môn vật lí ở 2
lớp 9
5
,9
6
như sau:
Số
lớp
Số bài
kiểm tra
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
9
5
38 2 5.3 6 15.8 20 52.6 5 13.2 5 13.2
9
6
37 2 5.4 7 18.9 20 54.1 5 13.5 3 8.1
III.Các biện pháp thực hiện
Để giúp học sinh tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, đặc biệt là giúp học sinh nắm
chắc và khắc sâu kiến thức phải coi trọng cách sử dụng các bước giải bài tập.
Giáo viên phải dự tính được toàn bộ kế hoạch cho việc sử dụng bài tập trong một
tiết học cụ thể như sau:
- Lựa chọn bài tập nêu vấn đề sử dụng trong tiết bài tập nghiên cứu kiến thức
mới nhằm kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy của học sinh.
- Lựa chọn bài tập cũng cố kiến thức lý thuyết, cung cấp thêm hiểu biết thực tế
trong đời sống.
- Lựa chọn bài tập để kiểm tra đánh giá chất lượng và kỹ năng giải bài tập của
học sinh.

Trong việc giải bài tập phải hướng dẫn cho học sinh biết cách phân loại bài tập
vật lý. Phân loại bài tập được chia thành nhiều cách khác nhau:
1. Dạng bài tập định tính
Đó là những bài tập vật lí mà khi giải học sinh không cần tính toán hay chỉ làm
những phép toán đơn giản có thể nhẫm được.
Bài tập định tính có tầm quan trọng đặc biệt vì nhiều bài tập tính toán có thể
giải được phải thông qua những bài tập định tính.Vì vậy việc luyện tập, đào sâu kiến
thức và mở rộng kiến thức của học sinh về một vấn đề nào đó cần được bắt đầu từ bài
tập định tính. Đây là loại bài tập có khả năng trau dồi kiến thức và tạo hứng thú học
tập của học sinh.
Để giải quyết được bài tập định tính đòi hỏi học sinh phải phân tích được bản
chất của các hiện tượng vật lí .Với các bài tập định tính ta có thể chia ra hai loại: Loại
bài tập định tính đơn giản và loại bài tập định tính phức tạp.
a) Loại bài tập định tính đơn giản:
- Giải bài tập định tính đơn giản học sinh chỉ cần vận dụng một, hai khái niệm
hay định luật đã học là có thể giải quyết được dạng bài tập này, nên được dùng để
cũng cố, khắc sâu kiến thức như các ví dụ sau:
Ví dụ 1: Định luật Jun –Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành :
A. cơ năng B. năng lượng ánh sáng
C. hoá năng D.nhiệt năng
Hãy chọn đáp án đúng
- Với bài tập này giáo viên nên đưa ngay sau khi học sinh học xong định luật
Jun-Lenxơ
+ Đáp án đúng là câu D
Ví dụ 2:Có ba dây dẫn có chiều dài như nhau, tiết diện như nhau, ở cùng điều
kiện.Dây thứ I bằng bạc có điện trở R
1
, dây thứ 2 bằng đồng có điện trở R
2
, dây thứ 3

bằng nhôm có điện trở R
3
.Khi so sánh các điện trở ta có:
A. R
1
>R
2
>R
3
C. R
2
>R
1
>R
3
B. R
1
>R
3
>R
2
D. R
3
>R
2
>R
1
+Đáp án đúng là câu D
-Với bài tập này giúp học sinh nắm được cách so sánh điện trở của các dây dẫn
khác nhau khi chúng ở cùng điều kiện và có chiều dài, tiết diện là như nhau.

Vídụ 3: Nếu hiệu điện thế U đặt vào 2 đầu bóng đèn tăng liên tục thì cường độ
dòng điện I qua bóng đèn đó cũng tăng liên tục, ta nói như vậy có hoàn toàn đúng
không?
+Với câu hỏi này học sinh dễ dàng nhằm lẫn khi vận dụng định luật ôm là
cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế , mà học sinh chú ý tới hiệu điện thế
định mức của bóng đèn, cũng như cường độ dòng điện định mức của bóng đèn, nếu
vượt quá giới hạn định mức thì bóng đèn có thể cháy và như thế thì cường độ dòng
điện không tăng liên tục.
b). Dạng bài tập định tính phức tạp:
Đối với các dạng bài tập định tính phức tạp thì việc giải các bài tập này là giải 1
chuổi các câu hỏi định tính.Những câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải dựa vào việc vận
dụng 1 định luật vật lí, một tính chất vật lí nào đó .Khi giải các bái tập định tính phức
tạp này ta thường phân tích 3 giai đoạn.
+Phân tích các điều kiện câu hỏi
+Phân tích các hiện tượng vật lí mô tả trong câu hỏi, trên cơ sở đó liên hệ với
định luật vật lí, định nghĩa, một đại lượng vật lí hay một tính chất vật lí liên quan.
+Tổng hợp các điều kiện đã cho và kiến thức tương ứng để giải.
Vídụ 4:Có hai dây dẫn một bằng đồng, một bằng nhôm, cùng chiều dài và cùng
tiết diện, ở cùng một điều kiện.Hỏi nếu mắc 2 dây đó nối tiếp vào mạch điện thì có
dòng điện chạy qua, nhiệt lượng toả ra ở dây nào là lớn hơn?
+Đây là một câu hỏi khó, đòi hỏi học sinh phải tư duy.Vận dụng các kiến thức
đã học trong chương để giải quyết, nên giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi gợi ý
để học sinh suy nghĩ và giải quyết lần lượt:
+Trên cơ sở đó ta có thể dần dần trang bị cho học sinh phương pháp suy nghĩ
logic và lập luận có căn cứ.
2. Dạng bài tập tính toán:
Đó là dạng bài tập muốn giải được phải thực hiện một loạt các phép tính. Để
làm tốt loại bài tập này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề , tìm hiểu ý nghĩa
thuật ngữ mới, nắm vững các dữ kiện đâu là ẩn số phải tìm.
- Phân tích nội dung bài tập, làm sáng tỏ bản chất vật lí các hiện tượng mô tả

trong bài tập.
- Xác định phương pháp giải và vạch ra kế hoạch giải bài tập
Đối với bài tập tính toán ta có thể phân làm 3 loại sau:
Loại 1. Bài tập vẽ và sử dụng đồ thị
a./Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U
-Bước 1:Dựa vào số liệu đã cho để xác định các điểm biểu diễn sự phụ thuộc
của I vào U
-Bước 2:Vẽ một đường thẳng đi qua gốc toạ độ, đồng thời đi qua gần những
điểm biểu diễn nhất.Cần chọn sao cho những điểm biểu diễn phân bố đều hai bên
đường thẳng đó
Ví dụ:Dựa vào bảng sau, hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U
Lần đo

Hiệu điện
thế(V)
Cường độ
dòng
điện(A)
1 0 0
2 1,5 0,12
3 3,0 0,25
D
C
B
1
2 3 4
5 6
0.1
0.2
0.3

0.4
0.5
A
I(A)
4 4,5 0,35
5 6,0 0,48
s

0
U(V)

b./Sử dụng đồ thị
Dựa vào đồ thị đã cho để xác định các đạilượng I, U, R
-Biết trị số của U, xác định trị số của I tương ứng và R:Trên trục hoành, tại
điểm có giá trị U đã biết ta kẻ đường thẳng song song với trục tung, cắt đồ thị tại điểm
A.Từ A hạ đường vuông góc với trục tung, cắt trục tung tại điểm I. Điểm đó cho biết
trị số của I cần tìm. Biết trị số của I, U, ta tính được trị số của R
-Biết trị số của I, xác định trị số của U tương ứng và R:Trên trục tung, tại điểm
có giá trị I đã biết ta kẻ đường thẳng song song với trục hoành , cắt đồ thị tại điểm
B.Từ B hạ đường vuông góc với trục hoành tại điểm U. Điểm đó cho biết trị số của U
cần tìm.Biết trị số của I, U ta tính được trị số của R
-Từ đồ thị, xác định trị số R của dây dẫn :Lấy một điểm bất kì trên đồ thị, từ
điểm đó hạ đường vuông góc với trục hoành ta có trị số của U
Hạ đường vuông góc với trục tung ta có trị số của I tương ứng, từ đó tính được


Ví dụ:Từ đồ thị hình trên, hãy xác định:
a./Hiệu điện thế để cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là 0,35A
b./Cường độ dòng điện khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 1,5 V
c./Có mấy cách xác định trị số điện trở của dây dẫn?

Giải
4
1 2
3
0.1
0.2
0.3
0.35
A
B
2,4
0
U(V)
I(A)
a./Xác định điểm I =0,35A trên trục tung, từ điểm đó kẻ đường song song với
trục hoành, cắt đồ thị tại một điểm A. Từ A, hạ đường vuông góc xuống trục hoành,
cắt trục hoành tại điểm cho ta giá trị hiệu điện thế cần tìm U=2,4V.
b./Xác định điểm U=1,5V trên trục hoành , từ điểm đó kẻ đường song song với
trục tung, cắt đồ thị tại một điểm B.từ B, hạ đường vuông góc xuống trục tung, cắt
trục tung tại điểm cho ta giá trị cường độ dòng điện cần tìm I=0,22A.
c./Có hai cách xác định điện trở của dây dẫn:
Cách 1: Từ những giá trị đã có ở trên, áp dụng công thức tính điện trở R=U/I
để tính.
Cách 2: Từ một điểm bất kì trên đồ thị, hạ đường vuông góc với trục tung, ta
có I ;hạ đường vuông góc với trục hoành, ta có U ;suy ra R
Loại 2.Bài tập vận dụng định luật ôm
a./Loại bài tập vận dụng công thức đơn thuần
Bước 1:Tìm hiểu tóm tắt đề bài, vẽ sơ đồ mạch điện (nếu có )
Bước 2:Phân tích mạch điện, tìm các công thức có liên quan đến các đại lượng
cần tìm.

Bước 3:Vận dụng các công thức đã học để giải bài toán
Bước 4:Kiểm tra, biện luận kết quả
Ví dụ:Cho R
1
=5Ω ;R
2
=10Ω ; ampe kế chỉ 0,5A; được mắc nối tiếp nhau thành
mạch điện. Vôn kế đo hiệu điện thế của R
2
a./Vẽ sơ đồ mạch điện trên
b./Tìm số chỉ của vôn kế và hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch
Giải
a./Sơ đồ mạch điện được vẽ như sau:
R
1
R
2
• •
b./Tính hiệu điện thế .
A
V
Mạch gồm R
1
nối tiếp với R
2
nên I
1
=I
2
=I=0,5A, đó chính là số chỉ của ampe kế

Từ hệ thức định luật ôm ta có :U
1
=I
1
R
1
=0,5.5=2,5V
U
2
=I
2
R
2
=0,5.10=5V
Vậy vôn kế chỉ 5V
Vì R
1
nối tiếp R
2
nên U
AB
=U
1
+U
2
=2,5+5=7,5V
Vậy hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch là 7,5V
b./Loại bài tập phải suy luận tìm ra cách mắc mạch điện, rồi mới vận dụng công
thức tính.Loại bài tập này chia thành hai dạng như sau:
Dạng 1:Cho biết số điện trở mắc trong mạch, biết cường độ dòng điện chạy qua

mạch chính trong từng cách mắc, biết hiệu điện thế của nguồn .Tìm cách mắc các điện
trở thành mạch điện thoả mãn những điều kiện đã cho .Tính trị số điện của các điện
trở đó.
Có thể tiến hành theo các bước sau :
Bước 1: Đọc và tóm tắt đề bài
Bước 2:Suy luận để tìm cách mắc các điện trở thành mạch điện thoả mãn những
điều kiện đã cho.
Bước 3:Lập hệ phương trình để tính trị số của các điện trở đó.
Bước 4:Trả lời biện luận kết quả.
Ví dụ: Hai điện trở R
1
và R
2
được mắc theo hai cách vào hiệu điện thế U=12V
Trong cách mắc thứ nhất, người ta đo được cường độ dòng điện chạy qua mạch
là 0,3A.Trong cách mắc thứ hai, cường độ dòng điện chạy qua mạch là 1,6 A.
a./Cho biết đó là hai cách mắc nào? Vẽ sơ đồ từng cách mắc.
b./Tính trị số điện trở R
1
và R
2
Giải
a./Nếu có hai điện trở thì có hai cách mắc: Đó là mắc nối tiếp và mắc song song

A R
1
R
2
B
a) • •

R
1
A B
b) • •

R
2

b./ Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp lớn hơn
điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song . Do đó dòng
điện chạy qua đoạn mạch nốI tiếp có cường độ nhỏ hơn cường độ dòng điện trong
đoạn mạch song song
Vậy cách mắc thứ nhất là nối tiếp
⇒ U=IR

=0,3(R
1
+R
2
) (1)
Vậy cách mắc thứ hai là song song
⇒ U=I

R

=1,6. R
1
R
2
/R

1
+R
2
(2)
Vì U không đổi nên ta có
0,3(R
1
+R
2
)=12 ⇒R
1
+R
2
=40
1,6 (R
1
R
2
/R
1
+R
2
)=12  R
1
R
2
/R
1
+R
2

=15/2 ⇒R
1
R
2
=300
Vậy có hệ phương trình:
R
1
+R
2
=40 (1

)
R
1
R
2
=300 (2

)
Từ (1

) ⇒ R
1
=40 – R
2
thay vào phương trình (2

) ⇒(40-R
2

) R
2
=300
R
2
2

– 40R
2
-300 =0
R
2
2
–10R
2
–30R
2
–300 =0

R
2
(R
2
-10) – 30(R
2
–10) =0
(R
2
–10)(R
2

–30)=0 vậy R
2
=10 Ω ⇒ R
1
=30Ω
hoặc R
2
=30Ω ⇒ R
1
=10Ω
Dạng 2:Cho một số điện trở có trị số bằng nhau, biết giá trị điện trở tương
đương của đoạn mạch, biết hiệu điện thế nguồn.Tìm cách mắc các điện trở đó thành
mạch điện thoả mãn những điều kiện đã cho.Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi
điện trở
Có thể tiến hành theo các bước sau:
-Bước 1: Đọc và tóm tắt đề bài
-Bước 2:Suy luận để tìm cách mắc các điện trở đó thành mạch điện, thoả mãn
những điều kiện đã cho
-Bước 3:Vận dụng các công thức đã học để tính I
-Bước 4:Trả lời và biện luận kết quả
Ví dụ:Cho hai điện trở R
1
=R
2
=R =3Ω được mắc vào nguồn điện có hiệu điện
thế không đổi U=6V
a./Hỏi phải mắc hai điện trở này vào mạch như thế nào để điện trở tương đương
của đoạn mạch là 6Ω và 1,5Ω ?Vẽ sơ đồ từng cách mắc
b./Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở.
Giải:

a) Ta thấy R

=6Ω > R=3Ω, phải mắc hai điện trở này nối tiếp nhau thành mạch
điện.Khi đó vì hai điện trở bằng nhau nên R

=2.R=6Ω
Ta thấy R


=1,5Ω <R=3Ω, phải mắc hai điện trở này song song với nhau.
Vì hai điện trở bằng nhau nên R


=R/2=3/2=1,5Ω R
1
Sơ đồ các cách mắc


R
1
R
2
R
2

b) Dùng hệ thức của định luật Ôm tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở
I=U/R :cách mắc 1, R
1
nối tiếp R
2

nên I
1
=I
2
=I=1A
Cách mắc 2, R
1
song song R
2
mà R’

=1/2R ⇒I

=4A
Mặt khác R
1
=R
2
⇒I

1
=I

2
=I

/2=2A
Loại 3.Bài tập tìm cách mắc các đồ dùng điện vào mạch điện sao cho chúng hoạt
động bình thường
-Bước 1:Tìm hiểu và tóm tắt đề bài

-Bước 2:Tìm hiểu ý nghĩa các số ghi trên đồ dùng điện
-Bước 3:So sánh hiệu điện thế định mức của đồ dùng điện với hiệu điện thế
của nguồn
-Bước 4:Kết luận
Ví dụ:Cho hai bóng đèn cùng loại chịu được hiệu điện thế định mức là 12V và
cường độ dòng điện định mức là 1A.Các đèn này hoạt động thế nào khi mắc chúng
vào nguồn điện có hiệu điện thế 12 V theo hai cách sau:
a) mắc song song
b) mắc nối tiếp
Giải:
Các số ghi trên đèn cho biết giá trị hiệu điện thế và cường độ định mức của mỗi
đèn
Khi hoạt động với các giá trị định mức, ta nói rằng chúng hoạt động bình thường
a./Khi Đ
1
song song Đ
2
thì U
1
=U
2
=U
AB
=12V=Uđm, hai đèn hoạt động bình
thường
b./Khi Đ
1
nối tiếp Đ
2
thì I

1
=I
2
=I ;U=U
1
+U
2
.Ta phải tìm I (hoặc U
1
vàU
2
) để so
sánh với các giá trị định mức của chúng
Như vậy có hai cách xét độ sáng của các đèn
-Cách 1:Tìm I thì ta phải tính R

=R
1
+R
2
tức là phải tính điện trở của đèn
Vì hai đèn giống nhau nên R
1
=R
2
=Uđm/Iđm=12Ω
⇒R

=24Ω
Vậy cường độ dòng điện chạy qua mỗi đèn là:

I=U/R=0,5A
So sánh I
1
=I
2
=0,5A <I
dm
.Vậy cả hai đèn đều sáng yếu hơn mức bình thường
Cách 2:So sánh U
1
,U
2
với các U
dm
Vì hai đèn giống nhau, ta có :U
1
=U
2
và R
1
=R
2
Vì hai đèn mắc nối tiếp, ⇒I
1
=I
2
; U=U
1
+U
2

=I
1
R
1
+I
2
R
2

Vậy U=2U
1
=2U
2
=12V ⇒U
1
=U
2
=6V <U
dm
:cả hai đèn sáng yếu hơn mức bình
thường
IV.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm :
Sau khi áp dụng các giải pháp đã nêu tôi thấy kết quả học sinh giải bài tập khả
quan hơn.Các học sinh yếu đã biết vẽ sơ đồ, biết giải thích ý nghĩa con số ghi trên các
dụng cụ cũng như giải thích một số hiện tượng xảy ra ở mạch điện.Các học sinh giỏi
đã tự tin hơn khi gặp một vài bài toán khó .Nhìn chung các em cảm thấy thích thú hơn
khi giải một bài tập
• Kết quả khi kiểm tra chương I như sau:
Lớp Sĩ số Giỏi Khá TBình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %

9
5
38 9 23.6 10 26.3 14 36.8 3 7.8 2 5.3
9
6
37 8 21.6 8 21.6 15 40.6 3 8.1 3 8.1

Phần C: Kết luận
I. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Đối với giáo viên đề tài này giúp cho việc phân loại một số dạng bài tập trong
chương I:
<<

Điện học
>>
của chương trình vật lý lớp 9 được dễ dàng và hướng dẫn học
sinh giải bài tập đạt kết quả, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn vật lý theo
phương pháp đổi mới. Giúp học sinh nắm vững các dạng bài tập, biết cách suy luận
logic, tự tin vào bản thân khi đứng trước một bài tập hay một hiện tượng vật lí, có
cách suy nghĩ để giải thích một cách đúng đắn nhất.
II.Những bài học kinh nghiệm:
-Việc phân loại các dạng bài tập và hướng dẫn học sinh làm tốt các dạng bài
tập đã giúp cho giáo viên nắm vững mục tiêu chương trình .Từ đó nâng cao chất
lượng giảng dạy môn lý
- Giúp giáo viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo những phương pháp phân loại
và giải bài tập phù hợp với đối tượng học sinh, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn
và nghiệp vụ của người giáo viên.
- Thường xuyên nhắc nhở các em học sinh yếu, động viên biểu dương các
em khá, giỏi ;kiểm tra thường xuyên vở bài tập vào đầu giờ, trong mỗi tiết học, làm
như vậy để cho các em có một thái độ đúng đắn, một nề nếp tốt trong học tập.

III.Khả năng ứng dụng:
Việc dạy học môn vật lý trong trường phổ thông là rất quan trọng, giúp các
em biết cách tư duy logic, biết phân tích tổng hợp các hiện tượng trong cuộc sống
Góp phần hình thành, củng cố các khái niệm cơ bản qua các tiết bài tập.Từ
đó các em có ý thức hơn trong học tập, tin tưởng vào khoa học cũng lòng say mê tìm
tòi, giải đáp phát huy tính sáng tạo của học sinh.
IV.Những kiến nghị và đề xuất:
Giáo viên giảng dạy môn vật lý cần không ngừng học hỏi, sáng tạo để tìm ra
những phương pháp giải quyết phù hợp nhất đối với từng đối tượng học sinh.Cần tăng
cường soạn giảng bằng giáo án điện tử.Có kế hoạch làm đồ dùng dạy học có hiệu quả
sử dụng lâu dài hơn .Đối với bản thân tôi chưa có nhiều kinh nghiệm nên trong đề tài
này có khiếm khuyết gì mong các đồng chí đồng nghiệp bổ sung để đề tài đạt kết quả
cao hơn.
Vĩnh Phúc, ngày 6 tháng 2 năm 2010
Người viết
Huỳnh Điểm Xuyết
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa vật lý 9
- Sách giáo viên vật lý 9
- Sách hướng dẫn làm bài tập và ôn tập vật lý 9 của NXB Giáo dục.







×