Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bài 9: CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ, LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.24 KB, 8 trang )

Tiết 14 - Bài 9
CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ,
LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
(tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong tiết học này, HS phải:
1. Kiến thức:
Hiểu được con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, phát triển xã hội
phải vì hạnh phúc của con người.
2. Kỹ năng:
Chứng minh được mọi hoạt động của xã hội đều nhằm mục đích phục vụ
con người.
3. Thái độ
Đồng tình, tích cực tham gia các hoạt động vì sự tiến bộ và phát triển của đất
nước, của nhân loại.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp: Thảo luận lớp, đàm thoại gợi mở, tranh luận, giảng giải,
giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ trực quan, động não
2. Phương tiện thiết bị dạy học:
- GV chuẩn bị: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo, Máy tính, máy chiếu, tranh
ảnh,…
- HS chuẩn bị: SGK, Các tư liệu liên quan…
III. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Giảng bài mới
3.1. Gv giới thiệu bài (Thì gian: 1 phút): Trong tiết trước, các em đã được
biết con người là chủ thể của lịch sử, con người sáng tạo ra giá trị vật chất và tinh
thần cho xã hội, là động lực của các cuộc cách mạng xã hội. Vai trò của con người


quan trọng như vậy nên sự phát triển của xã hội cũng phải vì con người. Vấn đề
này được thưc hiện trên thế giới và Việt Nam như thế nào? Tiết học này các em
cùng tìm hiểu phần 2: Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội.


3.2 Nội dung
Hoạt động của GV và HS
2. Con người là mục tiêu của sự phát triển
xã hội
HOẠT ĐỘNG 1: a) Vì sao nói con người là
mục tiêu của sự phát triển xã hội?
(Thời gian:10 phút. Phương pháp: vấn đáp,
động não kết hợp với thuyết trình, giảng giải)
Bước 1: Đặt vấn đề
- GV hỏi: Con người sáng tạo ra các giá trị
vật chất và tinh thần, tiến hành các cuộc cách
mạng xã hội để làm gì?
- HS trả lời
Bước 2: Giải quyết vấn đề: Chứng minh:
GV hỏi: Em có biết mơ ước sống trong một
thế giới tự do, hạnh phúc, thoát khỏi sự lệ thuộc
vào tự nhiên của con người được biểu hiện ở
đâu?
HS nêu Vd ( GV bổ sung):
GV chuyển ý: Nhưng khi xã hội phân chia
thành giai cấp, có sự áp bức, bất công => loài
người đã không ngừng đấu tranh chống lại áp
bức bất công, đòi quyền tự do, bình đẳng....
GV hỏi: Em hãy nêu 1 số những cuộc đấu
tranh Giai cấp mà em biết?

HS trả lời
GV chiếu hình ảnh về 1 số cuộc đấu tranh
giai cấp.
GV chuyển ý:
- Xã hội ngày càng phát triển, văn minh ->
nhu cầu ngày càng lớn -> con người đã không
ngừng phát minh KHKT để phục vụ và thỏa mãn
nhu cầu vật chất, tinh thần của con người.

Nội dung
2. Con người là mục tiêu của sự
phát triển xã hội
a) Vì sao nói con người là mục
tiêu của sự phát triển xã hội?

Vì con người là chủ thể của lịch sử
nên sự phát triển của xã hội phải vì
con người, thỏa mãn nhu cầu của
con người.


(Chiếu hình ảnh về cuộc sống đầy đủ, phong
phú về vật chất và tinh thần, nghiên cứu khoa
học…) con người luôn khát khao, khám phá,
chinh phục, cải tạo thế giới như nghiên cứu vũ
trụ, khám phá đại dương…
- Tuy nhiên, xã hội phát triển chứa đựng
những yếu tố đi ngược lại lợi ích con người
GV hỏi: Ngày nay nhân loại đang phải đối mặt
với những vấn đề lo ngại nào?

HS nêu VD (GV bổ sung và Chiếu hình
ảnh):
GV hỏi: Con người đã có những biện pháp gì
để giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu?
HS nêu VD (GV bổ sung và Chiếu hình
ảnh):
Kết luận: Con người là chủ thể của
lịch sử nên con người cần được tôn
GV Tóm lại: Tất cả mọi hoạt động của con trọng, cần được đảm bảo các quyền
người ở tất cả các lĩnh vực đều nhằm mục đích chính đáng của mình
cuối cùng đó là phục vụ, nâng cao cuộc sống của => con người phải là mục tiêu của
con người cả về vật chất và tinh thần.
sự phát triển xã hội
GV Kết luận và cho HS ghi bài: Con người
là chủ thể của lịch sử nên con người cần được
tôn trọng, cần được đảm bảo các quyền chính
đáng của mình và con người phải là mục tiêu của
sự phát triển xã hội.
b) CNXH với sự phát triển toàn
HOẠT ĐỘNG 2: b) CNXH với sự phát diện con người
triển toàn diện con người
(Thời gian: 7 phút. Phương pháp: vấn đáp,
thuyết trình)
Bước 1 : Đặt vấn đề
- GV hỏi: CNXH là gì? CNXH có điểm gì
khác so với các chế độ xã hội trước đó?
(Nếu HS không trả lời được thì GV gới ý bằng
câu hỏi: VN của chúng ta đi theo chế độ xã hội
nào? Chế độ đó có đặc điểm gì?)



- HS trả lời
Bước 2: Chứng minh CNXH với sự phát
triển toàn diện con người
- GV hỏi: Loài người đã trải qua 5 chế độ xã
hội: CSNT, CHNL, PK, TBCN, XHCN.
Từ kiến thức bài 9 phần 1 Con người là chủ
thể của lịch em có nhận xét gì về trình độ kinh tế
và chính trị của các Chế độ xã hội trước XHCN?
- HS trả lời (GV gợi ý):
- GV giảng: Ngay cả CNTB hiện đại với
nhiều thành tựu về KT, KHKT…nhưng vẫn là
chế độ có giai cấp, bất công, mất ổn định về mặt
chính trị, kinh tế... (Chiếu hình ảnh) CCVC con
người làm ra rất nhiều nhưng của cải vật chất đó
chỉ phục vụ cho một số ít người (G/c thống trị
trong xã hội) chứ không phải phục vụ cho đa số
nhân dân lao động trong xã hội.
Chỉ có CNXH mới là một XH tốt đẹp, một
XH không có áp bức, bất công, một XH thống
nhất giữa văn minh với nhân đạo, một XH phát
triển vì tự do, hạnh phúc của con người và tạo
điều kiện cho con người phát triển toàn diện…
XH đó coi con người là mục tiêu của sự phát
triển XH. Đây chính là tính ưu việt của CNXH.
CNXH ra đời đầu tiên ở Liên Xô năm 1917.
Nhân dân Liên Xô đã xây dựng gần thành công
nhưng do sai lầm về đường lối chính trị nên bị
tan rã cùng với các nước CNXH ở Đông Âu.
CNXH từ khi ra đời cho đến nay mới gần 1 thế

kỉ, hiện nay trên thế giới chỉ có bốn nước đi theo
con đường XHCN, còn các nước TBCN đã tồn
tại hơn 5 thế kỉ đang phát triển ở giai đoạn cực
thịnh. Hiện nay, CNXH đang phát triển với
những bước đi còn quanh co, phức tạp, thậm chí
có lúc còn bị thoái trào, các chỉ số phát triển con
người đang kém hơn; nhưng theo quy luật tiến
hoá của lịch sử, với bản chất hướng tới con
người, tính ưu việt nhất của CNXH mà không
một xã hội nào trước đó có được, tương lai chắc


chắn sẽ thuộc về CNXH.
- GV kết luận và cho HS ghi bài:
CNXH là:
+ một XH tốt đẹp,
+ một XH không có áp bức, bất
công,
+ một XH thống nhất giữa văn
minh với nhân đạo,
+ một XH phát triển vì tự do, hạnh
phúc của con người và tạo điều kiện
HOẠT ĐỘNG 3: XÂY DỰNG CHXH Ở cho con người phát triển toàn diện
VIỆT NAM
(Thời gian: 15 phút. Phương pháp: vấn đáp,
thuyết trình)
=> một xã hội coi con người là mục
Bước 1: Đặt vấn đề
tiêu của sự phát triển xã hội
- GV hỏi: Em có biết VN xây dựng CNXH

từ khi nào?
- HS trả lời:
Bước 2: Giải quyết vấn đề Nội dung XÂY
DỰNG CHXH Ở VIỆT NAM
* Về lí luận
- GVgiảng: CNXH là sự lựa chọn duy nhất
và quyết tâm xây dựng thành công.
Duy nhất:
+ Bác Hồ lựa chọn con đường đi cho cả - Ở nước ta: CNXH là sự lựa chọn
dân tộc từ 1924 khi Người bắt gặp chủ nghĩa duy nhất và quyết tâm xây dựng
Mac – Lê nin. Người khẳng định đây là con thành công;
đường giải phóng cho dân tộc, con đường - Mục tiêu xây dựng CNXH ở Việt
Nam là: “Xây dựng một xã hội dân
CNXH
+ Mong muốn, nguyện vọng của Bác, lúc giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,
sinh thời, Bác của chúng ta chỉ có một ham công bằng, văn minh”.
muốn, : “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn
đến tột bậc là làm sao nước ta được hoàn toàn
độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào
ta ai cũng có cơm no, áo mặc, ai cũng được học
hành.”.
+ Ngay từ khi thành lập Đảng (1930),
trong luận cương chính trị, Đảng ta đã quyết tâm
lựa chọn con đường đi lên CNXH: “Trước làm
cách mạng quốc gia, sau làm cách mạng quốc
-


tế”. Không giống như quy luật tiến trình lịch sử
các nước lần lượt đi từ TBCN lên CNXH nhưng

Việt Nam quyết định tiến thẳng lên CNXH bỏ
qua giai đoạn phát triển của TBCN.
Quyết tâm:
+ Năm 1954, khi miền Bắc nước ta được
giải phóng, chúng ta bắt tay vào công cuộc xây
dựng CNXH ở miền Bắc. Sau đó, khi miền Nam
được hoàn toàn giải phóng, lúc này, cả nước ta
tiến lên xây dựng CNXH. Tuy nhiên, từ giai
đoạn này đến năm 1986, do có những sai lầm,
khuyết điểm về đường lối nên CNXH ở Việt
Nam bị suy thoái về kinh tế... Đảng ta đã nhận ra
sai lầm, khuyết điểm và tiến hành đổi mới đất
nước (ĐH VI – 1986), khắc phục tình trạng suy
thoái về kinh tế, đặt con người ở vị trí trung tâm
của quá trình phát triển (Thể hiện ở đặc trưng
thứ 5: “Con người được giải phóng khỏi áp bức,
bất công, có cuộc sông ấm no, hạnh phúc, phát
triển toàn diện”)
+ Khi CNXH ở Liên Xô và các nước
Đông Âu tan rã 1990 – 1991, CNXH đi vào
thoái trào, các lực lượng phản động và CNĐQ
tấn công quyết liệt với những âm mưu thủ đoạn
vô cùng tinh vi nhằm xóa bỏ CNXH ở VN
nhưng toàn Đảng, toàn Quân và toàn dân ta vẫn
quyết tâm theo đuổi con đường CNXH cho đến
ngày nay.
* Về thực tiễn
- GV hỏi: Em có biết Mục tiêu xây dựng
CNXH ở nước ta là gì?
- HS trả lời:

- GV giảng: Hiện nay, công cuộc xây dựng
CNXH ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn, thử
thách nhưng chúng ta vẫn kiên trì xây dựng đất
nước theo con đường XHCN. Với đường lối đổi
mới, nước ta đang từng bước phát triển, đời sống
con người ngày càng được cải thiện. mọi chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều


đặt con người ở vị trí trung tâm, coi con người là
mục tiêu chính của sự phát triển xã hội.
- GV hỏi: Đảng ta đã làm gì để phát triển
đời sống con người?
- HS trả lời
- GV chiếu hình ảnh: (Chính sách phát
triển kinh tế: CNH, HĐH đất nước; đầu tư vốn,
kỹ thuật; phát triển văn hoá, giáo dục, khoa học
và công nghệ, Xoá đói, giảm nghèo, chính sách
với những người có công với cách mạng…).
- GV kết luận : Như vậy, Đảng và Nhà
nước ta luôn coi trọng con người, coi con người
là mục tiêu của sự phát triển XH và tất cả các
chủ trương, chính sách của Đảng là vì sự phát
triển toàn diện của con người. Việt Nam còn
nghèo nhưng với bản chất ưu việt của CNXH,
chúng ta sẽ tạo được 1 xã hội tốt đẹp. Sau sự
kiện 11/09/2001, VN được thế giới ghi nhận là 1
trong những nước có chế độ chính trị an toàn
nhất. Chỉ số phát triển con người VN đứng
108/177 nước (GV chiếu hình ảnh)

GV kết luận toàn bộ mục 2 và cho HS
ghi bài: Xây dựng một xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do,
hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện là
mục tiêu cao cả của CNXH.

* HOẠT ĐỘNG 4: Bài học:
(Thời gian: 2 phút. Phương pháp: vấn đáp)
- Bước 1: GV hỏi: Em rút ra được bài học
gì trong cuộc sống?
- Bước 2: HS trả lời
- Bước 3: GV kết luận
Muốn XH phát triển phải quan tâm đến con
người, chính con người quyết định cuộc sống

Kết luận: Xây dựng một xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh, mọi
người có cuộc sống tự do, hạnh
phúc, có điều kiện phát triển toàn
diện là mục tiêu cao cả của CNXH


của họ chứ không phải do lực lượng siêu nhiên * Bài học:
nào quyết định.
Đoàn kết, xiết chặt tay nhau để ngăn chặn
tất cả các hoạt động mang tính phi nhân đạo,
chống lại lợi ích của con người.
- Muốn XH phát triển phải quan
tâm đến con người, vì chính con
người quyết định cuộc sống của

• Tóm tắt nội dung:
họvà sự phát triển của xã hội.
(Thời gian: 1 phút. Phương pháp: Sử - Đoàn kết, xiết chặt tay nhau để
ngăn chặn tất cả các hoạt động
dụng lược đồ tư duy)
mang tính phi nhân đạo, chống lại
GV tóm tắt cả bài 9 theo lược đồ.
lợi ích của con người

4. Củng cố: (Thời gian: 8 phút. Phương pháp: động não)
Bước 1: GV đưa câu hỏi:
Câu 1: Em hãy lấy ví dụ chứng minh sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta
đối với trẻ em?
Câu 2: Nếu em là chủ tịch xã ở địa phương, em sẽ làm gì để phát triền nhân
tố con người?
Bước 2: HS trả lời
5. Hoạt động tiếp nối: (Thời gian: 1 phút)
Bước 1: GV dặn dò
- Làm bài tập 2, 4 trong SGK (59, 60).
- Sưu tầm những chính sách mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến chiến
lược con người.
- Chuẩn bị bài 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
Bước 3: HS lắng nghe và ghi nhớ



×