Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Bài 2. Tự chủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.49 KB, 33 trang )

Tuần 1
Tiết 1:
CHÍ CÔNG VÔ TƯ
Ngày soạn: 03/9/2016
I.Mục tiêu :
Ngày dạy: 06/9/2016
1.Kiến thức:
Giúp HS hiểu được thế nào là chí công vô tư, những biểu hiện của chí công vô tư.Vì sao
phải chí công vô tư?
2.Kĩ năng:
Giúp HS phân biệt được các hành vi thể hiện sự chí công vô tư hoặc không chí công vô tư
trong cuộc sống hằng ngày,đồng thời biết kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở
thành người có phẩm chất chí công vô tư.
3.Thái độ:
Hình thành ở HS thái độ quí trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư
Biết phê phán những hành vi thể hiện tính tự ti, tư lợi, thiếu công bằng trong giải quyết
công việc.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, KN trình bày suy nghĩ, KN tư duy phê phán, KN
ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và
giải quyết vấn đề; phương pháp tổ chức trò chơi; phương pháp đối thoại.
IV. Chuẩn bị:
- Giáo viên: + SGK, SGV GDCD 9, giáo án.
+ Một số mẩu chuyện, câu nói của danh nhân, tục ngữ, ca dao nói về phẩm chất chí công
vô tư.
- Học Sinh: SGK, đồ dùng học tập; sưu tầm một số câu tục ngữ, ca dao, câu chuyện nói về
Chí công vô tư.
V. Tiến trỡnh dạy học:
1 Ổn định .


2. .Bài cũ
3.Dạy- học bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc giúp HS
hiểu thế nào là chí công vô tư.
-Yêu cầu 1 HS đọc truyện ở SGK
-HS làm việc cá nhân với 3 câu hỏi ở SGK
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
H:Nêu những suy nghĩ của em về cách dùng
người, giải quyết công việc của Tô Hiến
Thành

Nội dung kiến thức cần đạt
I. Nội dung bài học:
1/ Chí công vô tư: Thể hiện sự công bằng,
không thiên vị, giải quyết công việc theo lí
lẽ, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi
chung lên trên lợi ích cá nhân.


HS: Dựa vào nội dung sgk trình bày
GV: Kết hợp GD kĩ năng trình bày suy nghĩ
và ra quyết định cho HS.
H:Tô Hiến Thành là người như thế nào?
H:Em hiểu như thế nào là chí công vô tư?
HS: Dựa vào nội dung vừa tìm hiểu trả lời
H:Những biểu hiện trái chí công vô tư? (tự
ti, tư lợi, ích kỉ, cá nhân…). GD kĩ năng
phê phán cho HS
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm:Tìm hiểu ý

nghĩa của chí công vô tư
H:Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào?
Hs: Nêu các ý nghĩa và lấy ví dụ minh họa
H: Muốn trở thành người có chí công vô tư
ta phai làm gì?
HS: Nêu các cách rèn luyện
-Tìm 1 số tấm gương thể hiện chí công vô

-Tìm hiểu tác dụng của phẩm chất này
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố kiến thức
-Yêu cầu HS làm viếc cá nhân đối với bài
tập 1-2 tại lớp.
- Phân 3 nhóm, thi tìm ca dao, tục ngữ về
phẩm chất chí công vô tư

2/ Ý nghĩa:
- Đem lại lợi ích cho tập thể, góp phần làm
cho đất nước giàu mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh
- Được mọi người yêu mến, tin cậy
3/ Phương pháp rèn luyện:
+Ủng hộ người chí công vô tư.
+Phê phán những hành động vụ lợi, cá
nhân, thiếu công bằng.
II. Bài tập:
-Bài tập 1:Chọn các biểu hiện d-e
-Bài tập 2: Chọn d-đ

4/. Củng cố:
Em có nhận xét gì khi tham gia các phẩm chất trên. Nêu suy nghĩ của em qua bài

học.
5/. Dặn dò:
- Học bài tìm hiểu khái niệm chí công vô tư, nêu được biểu hiện và cách rèn luyện
- Hoàn thành các bài tập ở SGK
- Liên hệ thực tế cuộc sống


Tuần 2:
Tiết 2:

TỰ CHỦ

Ngày soạn:

10/9/2016

Ngày dạy:
13/9/2016
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
HS hiểu được thế nào là tự chủ, ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân và xã hội,
hiểu sự cần thiết phải rèn luyện và cách rèn luyện để trở thành người có tính tự chủ.
2.Kĩ năng:
- Nhận biết những biểu hiện của tính tự chủ.
- Đánh giá bản thân và người khác về tính tự chủ.
- Rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với mọi người và trong công việc cụ thể của bản thân.
3.Thái độ:
HS có thái độ thích sống tự chủ và tôn trọng những người biết sống tự chủ.
4. Năng lực được hình thành.
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Rèn luyện một số đức tính trong bài học
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng ra quyết định.
- Kĩ năng kiên định.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
- Kĩ năng kiểm soátcảm xúc.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và giải
quyết vấn đề; phương pháp tổ chức trò chơi; phương pháp đối thoại.
IV. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ SGK, SGV, giáo án, tình huống
+ Những ví dụ, những tấm gương trong thực tế về tính tự chủ .
- Học sinh:
SGK, đồ dùng học tập, sưu tầm một số cõu chuyện nói về tính tự chủ.
V.Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
- Em hiểu như thế nào là chí công vô tư? Biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư?
- GV kiểm tra việc làm bài tập của HS ở nhà.


2.Giới thiệu bài: Nêu ý nghĩa, sự cần thiết của tính tự chủ- để hiểu như thế nào là tính tự chủ.
Phương pháp rèn luyện => Chuyển tiếp bài mới.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyện
HS đọc chuyện ở SGK
Phân lớp thành 3 nhóm, thảo luận các câu
hỏi a, b, c ở SGK.
-Thảo luận cả lớp.

H: Theo em tính tự chủ được thể hiện như
thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
H: Tính tự chủ biểu hiện như thế nào?
H:Tính tự chủ có ý nghĩa như thế nào?
- Các câu hỏi HS dựa vào SGK trả lời
- Qua phân tích của HS, GV giáo dục cho
học sinh một số kĩ năng cần GD trong bài
học.
Hoạt động 3: Thảo luận, tìm hiểu phương
pháp rèn luyện
H:Thảo luận nhóm:
Làm thế nào để trở thành người có tính tự
chủ?
Đại diện nhóm trả lời.
- Cho HS láy VD, từ đó GV giáo dục một số
kĩ năng sống qua baì học cho học sinh
-GV chốt các ý chính.
Hoạt động 4: Luyện tập – củng cố
HS làm việc cá nhân, bài tập.
GV tổng kết bài.

Nội dung kiến thức cần đạt

I. Nội dung bài học:
1/ Khái niệm:
Tự chủ là làm chủ bản thân mình trong mọi
hoàn cảnh.

2/ Biểu hiện:

Người tự chủ là người làm chủ suy nghĩ, tình
cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh,
tình huống.
3/Ý nghĩa:
Giúp con người biết sống, cư xử một cách
đúng mực, có đạo đức, có văn hoá.
4/Phương pháp rèn luyện:
+Suy nghĩ trước khi hành động.
+Sau mỗi việc làm cần xem lại thái độ , lời
nói, hành động của mình là đúng hay sai.
II. Bài tập:
-Bài tập 1: a- b- đ- e
-Bài tập 2: HS kể một câu chuyện trong thực
tế.

4/ Củng có:
Em thấy mình là tự chủ chưa? Em cần làm gì để trở thành người có tính tự chủ?
5.Dặn dò:


- Hiểu thế nào là tính tự chủ. Nêu biểu hiện.
- Làm bài tập 4.
- Soạn bài 3

Ngày soạn: 17/9/2016
Ngày dạy: 20/9/2016
Tuần 3:
Tiết 3:

DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT


I.Mục tiêu:
Qua bài học, HS cần đạt được các mục tiêu sau:
1.Kiến thức:
- Hiểu được dân chủ, kỉ luật là gì? Những biểu hiện của dân chủ, kỉ luật trong đời sống xã
hội, trong nhà trường
- Hiểu ý nghĩa của việc tự giác thực hiện những yêu cầu phát huy dân chủ và kỉ luật là cơ hội,
điều kiện để mỗi người phát triển nhân cách và góp phần xây dựng một xã hội công bằng,
dân chủ và văn minh
2.Kĩ năng:
- Thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật như biết biểu đạt quyền, nghĩa vụ đúng lúc, đúng chỗ, biết
góp ý với bạn bè và mọi người xung quanh
3.Thái độ:
- Có ý thức rèn luyện tính kỉ luật, phát huy dân chủ trong hoạt động học tập, xã hội
- Ủng hộ những người thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật
4. Năng lực được hình thành.
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Rèn luyện một số đức tính trong bài học
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp đóng vai;
phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp tổ chức trò chơi; phương pháp đối thoại.
IV. Chuẩn bị:
- Giáo viên: + SGK, SGV, giáo án, Tranh ảnh minh hoạ.
+ Tranh ảnh vi phạm dân chủ kỉ luật.
- Học sinh:
SGK, Đồ dùng học tập.
V.Tiến trình dạy học:
1. Ổn định



2.Kiểm tra bài cũ:
- Tính tự chủ biểu hiện như thế nào trong cuộc sống?
- Nêu một số tình huống đòi hỏi tính tự chủ mà em có thể gặp trong cuộc sống hằng ngày?
3.Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động 1: Khai thác, tìm hiểu truyện
-Yêu cầu HS đọc truyện ở SGK
H:Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc phát
huy dân chủ và thiếu dân chủ trong 2 truyện
trên?
H:Qua 2 chuyện trên, em hiểu như thế nào là
dân chủ? Thế nào là kỉ luật? Cho vi dụ?

HS: Dựa vào Sgk trình bày, lấy ví dụ minh
họa. Qua đó GV giáo dục cho HS một số kĩ
năng cơ bản

Hoạt động 2: Phân tích tác dụng, hiểu ý
nghĩa
H:Tác dụng của việc phát huy tính dân chủ,
thực hiện kỉ luật ở lớp 9A
H:Tính dân chủ có tác dụng gì?
Dân chủ- kỉ luật có quan hệ với nhau như thế
nào?
-Lấy ví dụ thể hiện thiếu dân chủ và kỉ luật
trong sinh hoạt Đoàn- Đội?
Hoạt động 3: Luyện tập
-Yêu cầu HS làm bài tập 1+2 ở SGK

Nêu những biểu hiện thiếu dân chủ và kỉ luật
trong học sinh.
GV: Cho HS thảo luận việc xây dựng tính
dân chủ và kỉ luật

Nội dung kiến thức cần đạt
I. Nội dung bài học
1/ Dân chủ: Là mọi người được làm chủ công
việc của tập thể và xã hội; mọi người phải
được biết, được cùng bàn, cùng tham gia vào
công việc chung
2/ Kỉ luật: Là tuân theo những qui định chung
của cộng đồng hoặc của 1 tổ chức xã hội
3/Ý nghĩa:
- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí
và hành động của mọi người

II. Bài tập
-Bài tập 1
-Bài tập 2

4/ Củng cố:
Theo em tình hình thể hiện dân chủ và kỉ luật trong lớp, trường ta hiện nay như thế nào?
5/.Dặn dò:
-Yêu cầu mỗi học sinh: sưu tầm 1 câu chuyện hoặc tìm 1 ví dụ, 1 tình huống thể hiện việc
thực


hiện tốt tính dân chủ và kỉ luật trong cuộc sống. Nêu tác dụng
-Sưu tầm ca dao, tục ngữ phù hợp chủ đề

- Soạn bài 4

Ngày soạn: 24/9/2016
Ngày dạy: 27/9/2016

Tuần 4:
Tiết 4:

BẢO VỆ HÒA BÌNH

I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Hiểu được giá trị của hoà bình và hậu quả tai hại của chiến tranh. Hiểu sự cần
thiết phải bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
2.Kĩ năng: Tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình, chống chiến tranh.
3.Thái độ: Có thái độ yêu hoà bình, ghét chiến tranh.
4. Năng lực được hình thành.
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Rèn luyện một số đức tính trong bài học
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử
lí thông tin.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và
giải quyết vấn đề; phương pháp tổ chức trò chơi; phương pháp đối thoại.
IV. Chuẩn bị:
- Giáo viên: + SGK, SGV, giáo án và tranh ảnh minh họa.
+ Số bài hát về hoà bình; 2 bức tranh SGK 13-14.
- Học sinh: SGK, Đồ dùng học tập.
V.Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:

a/.Em hiểu thế nào là dân chủ? Thế nào là kỉ luật?
Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào?
b/.Yêu cầu 1 HS làm bài tập 1 ở SGK.
2. Giới thiệu bài mới:


Hoà bình là vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại hiện nay. Bảo vệ nền hoà bình là trách
nhiệm của toàn cộng đồng TG. Như vậy hoà bình là gì? Bảo vệ hoà bình là gì? Vấn đề chiến
tranh và hậu quả của nó ra sao? Để bảo vệ hào bình chúng ta phải làm gì? Đó là những vấn
đè chúng ta sẽ đè cập đến trong bài này.
3..Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
-1 HS đọc thông tin ở SGK
-Chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu:
Nhóm 1: Nêu hậu quả của chiến tranh.
Nhóm 2: Vì sao phải bảo vệ hoà bình?
Nhóm 3: Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ hoà
bình, ngăn chặn chiến tranh?
-Sau khi các nhóm thảo luận, mỗi nhóm cử đại diện
trình bày.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận giáo dục cho học sinh một số kĩ năng
sống trong bài học
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
H: Em hiểu thế nào là hoà bình và bảo vệ hòa
bình?
- Cho ví dụ biểu hiện?
- GV: Liên hệ và giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh

H: Vì sao phải bảo vệ hòa bình?
- GV: cho học sinh liên hệ tình hình thế giới hiện
nay
+ HS: Trình bày sự biểu hiện của bản thân qua
thõng tin thời sự...
+ GV: Nhấn mạnh một số nét nổi bật của thế giới
như tình trạng khủng bố, xung đột, nội chiến...
H: Nêu trách nhiệm của công dân - Học sinh?
-Liên hệ thực tế
Hoạt động 3:
Thảo luận cả lớp- Liên hệ thực tế
H: Trong cuộc sống hàng ngày, lòng yêu hoà bình
được thể hiện như thế nào?
-Lấy ví dụ trong thực tế.
Hoạt động 4: Luyện tập củng cố kiến thức
-Hướng dẫn HS làm bài tập

Nội dung kiến thức cần đạt

I. Nội dung bài học:
1.Khái niệm:
- Hoà bình là: Tình trạng không có chiến
tranh, xung đột.vũ trang giữa các dân tộc
hay quốc gia trên thế giới.
- Bảo vệ hòa bình là: Giữ gìn cuộc sống
bình yên; Dùng thương lượng đàm phán
để giải quyết mâu thuẫn...
2. Vì sao phải bảo vệ hòa bình?
- Vì ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ nổ
ra ở nhiều khu vực và các quỏc gia trên

thế giới.

3.Trách nhiệm của cd
- Bảo vệ hoà bình
- Ngăn chặn chiến tranh
4.Trách nhiệm của học sinh:
- Không gây gổ đánh nhau.


-Yêu cầu làm bài tập a- b.
-Em biết 1 bài hát hoặc 1 bài thơ nào có chủ đề về
hoà bình?

- Xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiện
trong lớp, trong trường.
- Sống chan hoà với mọi người.
II. Bài tập:
-Bài tập a: Các hành vi chọn là:
a- b- d- e- h- i
-Bài tập b: a- c

4/ Đánh giá:
Theo em vấn đề hòa bình hiện nay trên thế giới như thế nào?
5/ Dặn dò:
- Xây dựng kế hoạch thực hịên 1 hoạt động về bảo vệ hoà bình.
- Sưu tầm tranh ảnh về tình hữu nghị giữa các dân tộc chuẩn bị cho tiết học sau.

Ngày soạn: 01/10/2016
Ngày dạy: 4/10/2016


Tuần 5:
Tiết 5:

TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI

I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS hiểu được:
-Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc?
-Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới mang lại lợi ích gì?
-Thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc bằng các thái độ, hành vi như thế nào?
2.Kĩ năng: Biết biểu hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước khác
trong cuộc sống hàng ngày.
3.Thái độ: Ủng hộ chính sách hoà bình, hữu nghị của Đảng và Nhà nước ta.
4. Năng lực được hình thành.
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Rèn luyện một số đức tính trong bài học
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử
lý thông tin.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và
giải quyết vấn đề; phương pháp tổ chức trò chơi; phương pháp đối thoại.
IV. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, SGV, giáo án.
Bài báo, câu chuyện về tình đoàn kết hữu nghị VN và các nước trên TG.
- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập; sưu tầm một số bài báo, câu chuyện về tình đoàn kết hữu
nghị VN và các nước trên TG.
V.Tiến trình dạy học:



1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút:
Câu hỏi:
a. Kể một số việc làm nhằm ngăn chặn chiến tranh và bảo vệ hoà bình.
b. Lòng yêu hoà bình của HS được thể hiện như thế nào?
Yêu cầu trả lời:
Câu a: Kể được một số việc làm cụ thể như:
- Mít tinh biểu tình phản đối chiến tranh
- Xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
- Ủng hộ nhân dân các vùng có chiến tranh
- Giải quyết các mâu thuẫn giữa các dân tộc bằng thương lượng hoà bình
- Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác...
Câu b: Nêu được một số ý như sau:
- Không gây gổ đánh nhau
- Xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiện trong lớp, trong trường
- Sống chan hoà với mọi người
- Biết lắng nghe người khác
2.Giới thiệu bài mới:
H: Em biết bài hát nào nói về tình hữu nghị VN với các nước trên TG? Thể hiện bài hát đó?
( Chẳng hạn:Trái Đất này là của chúng em) => bài mới.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
-Yêu cầu 1 HS đọc phần thông tin và trả lời
nội dung thõng tin qua phần gợi ý
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
H:Thế nào là tình hữu nghị? Cho ví dụ?
I. Nội dung bài học:
- HS: Trả lời
- GV: Giáo dục học sinh cần có những kĩ năng 1. Khái niệm: Là quan hệ bạn bè thân thiện

cần thiết khi giao tiếp...
giữa nước này với nước khác.
H: Tại sao chúng ta cần quan hệ hữu nghị vớ
các nước trên thế giới?
2.Ý nghĩa:
- HS: Dựa vào SGK và hiểu biết bản thân để
-Tạo điều kiện, cơ hội để các nước, các dân
trả lời
tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt.
H:Em hiểu như thế nào về chính sách đối
-Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu
ngoại của Đảng và Nhà nước ta về mối quan
thuẫn, căng thẳng.
hệ của nhân dân ta với các nước trên thế giới?
H:Ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân 3.Chính sách của Đảng và Nhà nước ta :
tộc?
-Thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị
Hoạt động 3: Thảo luận: Tìm hiểu về trách với các dân tộc, các quốc gia trên thế giới.
nhiệm của công dân – học sinh
- HS : Trả lời theo sự hiểu biết của bản thân
4/ Trách nhiệm của công dân ( Học sinh )
- GV : Kết luận , và giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh
Hoạt động 4:
HS trình bày, giới thiệu các tư liệu sưu tầm
-Trình bày theo nhóm
-Lớp nhận xét


Hoạt động 5: Luyện tập

-Yêu cầu HS làm bài tập 1, 2 SGK ( HS làm
việc theo nhóm).
- Các nhóm trình bày kết quả, GV nhận xét
- Nêu khái niệm và ý nghĩa của tình hữu nghị
giữa các dân tộc trên thế giới?
- Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước
ta là gì?

II. Bài tập:
Bài tập 1, 2 SGK
Trả lời các câu hỏi.

4/ Củng cố:
Theo em tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới hiện nay được thể hiện như thế nào?
5/ Dặn dò:
- Sưu tầm các tranh ảnh, băng hình, tư liệu nói về sự hợp tác giữa nước này với nước khác
trên
mọi lĩnh vực.
- Học kĩ nội dung bài học
- Sọan bài 5, trả lời các câu hỏi phần gợi ý.

Ngày soạn: 08/10/2016
Ngày dạy: 11/10/2016
Tuần 6:
Tiết 6:

HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN

I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Hiểu được thế nào là hợp tác, các nguyên tắc hợp tác, sự cần thiết phải hợp tác

- Đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề hợp tác với các nước khác. Trách nhiệm
của học sinh trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác trong học tập, lao động, hoạt động xã hội
2.Kĩ năng:
Biết hợp tác với bạn bè và mọi người trong các hoạt động chung
3.Thái độ: Tuyên truyền, vận động mọi người ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về hợp tác cùng phát triển
4. Năng lực được hình thành.
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Rèn luyện một số đức tính trong bài học
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lý thông tin, KN hợp tác.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:


Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và
giải quyết vấn đề; phương pháp tổ chức trò chơi; phương pháp đối thoại.
IV. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, SGV GDCD lớp 9, giáo án
Tranh ảnh, bài báo, câu chuyện liên quan.
- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
V.Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động 1: Phân tích thông tin
- GV: Giúp HS nắm nội dung thông tin
- GV: Cho HS trả lời các câu hỏi gợi ý ở phần
thông tin.
H: Nhận xét?
-GV: Cho HS Khai thác kênh hình SGK -> GV

trình chiếu một số hình ảnh về sự hợp tác
Hoạt động 2: Trao đổi về thành quả của sự hợp
tác
H: Nêu một số thành quả của sự hợp tác giữa
nước ta và các nước khác.
- HS:Cầu Mĩ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình,
cầu Thăng Long
- GV: Trình chiếu một số hình ảnh
H: Quan hệ hợp tác với các nước khác giúp chúng
ta những gì?
- HS: Vốn, trình độ quản lí, khoa học, công nghệ
- GV: GD HS một số kĩ năng hợp tác
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học
H: Em hiểu thế nào là hợp tác?
- HS: Cho ví dụ
H: Hợp tác dựa trên nguyên tắc nào?
- HS: Cho ví dụ
H: Hợp tác có ý nghĩa gì?
H: Chủ trương của Nhà nước trong đối ngoại?
Hoạt động 4: Thảo luận: Tìm hiểu về trách
nhiệm của công dân – học sinh
H: HS rèn luyện tinh thần hợp tác bằng cách nào?
- HS: Trình bày các ý kiến cá nhân
- GV: GDHS một số kú năng hợp cho HS
Hoạt động 5: Luyện tập
- HS làm bài tập 2;3 ở SGK
- GV: Gọi HS sửa bài, nhận xét, đánh gía
- Nêu khái niệm và ý nghĩa của tình hữu nghị giữa
các dân tộc trên thế giới?
- Chính sách đối ngoại cuủa Đảng và Nhà nước ta


Nội dung bài học

I. Nội dung bài học:
1/ Hợp tác: chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ
trợ nhau vì lợi ích chung
2/ Nguyên tắc: bình đẳng, đôi bên cùng có
lợi, không hại đến lợi ích của người khác
3/Ý nghĩa: ( sgk)
4/ Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta:
---Coi trọng, tăng cường hợp tác với các
nước, các khu vực trên thế giới
- Giữ vững nguyên tắc; bính đẳng cùng có
lợi
5/Trách nhiệm của học sinh: (sgk)


là gì?
II. Bài tập:
1. Bài tập 2 (23): + Bài tập 3
- Em hợp tác với bạn bè và mọi người
trong công việc chung.
- Tìm hiểu và giới.thiệu về tấm gương hợp
tác tốt.
4/ Củng cố:
Theo em tinh hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới hiện nay được thể hiện như thế nào?
5/ Dặn dò:
- Ôn tập lại nội dung các bài vừa học.
- Xây dựng một tiểu phẩm thể hiện sự hợp tác trong lao động của họcc sinh
= > Tiết sau ôn tập.


Ngày soạn: 15/10/2016
Ngày dạy: 17/10/2016
Tuần 7:
Tiết 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-HS hiểu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết được một số truyền thống tiêu
biểu của dân tộc Việt Nam.
-Ý nghĩa của truyền thống dân tộc và sự cần thiết phải kế thừa, phát huy truyền thống dân
tộc.
-Trách nhiệm của công dân- HS trong việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân
tộc.
2.Kĩ năng:
-Phân biệt truyền thống tốt đẹp với phong tục tập quán, thói quen lạc hậu.
-Tích cực hoạt động, tham gia các hoạt động truyền thống, bảo vệ truyền thống của dân tộc.
3.Thái độ:


Có thái độ tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc- có những việc làm cụ
thể để giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
4. Năng lực được hình thành.
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Rèn luyện một số đức tính trong bài học
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Kĩ năng xác định giá trị, KN trình bày suy nghĩ, KN đặt mục tiêu, KN thu thập và xử lí
thông tin.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và giải
quyết vấn đề; phương pháp tổ chức trò chơi; phương pháp đối thoại.

IV. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, SGV GDCD lớp 9, giáo án
Tranh ảnh, câu chuyện liờn quan.
- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
V.Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
-Trong quá trình hợp tác cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
-Kể một số tổ chức của Liên hợp quốc đang hoạt động ở Việt Nam.
2.Giới thiệu bài mới:
3.Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặt vấn đề
Chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu HS đọc phần
Đặt vấn đề ở SGK.
Thảo luận theo nhóm
Nhóm 1:
-Lòng yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế
nào qua lời của Bác?
Nhóm 2: Chu Văn An là người như thế nào? Nhận
xét của em về cách cư xử của HS cũ với thầy giáo
Chu Văn An?
Nhóm 3: Qua 2 câu chuyện trên nhắc nhở chúng
ta điều gì ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học :
H: Đọc thông tin 1.
H: Truyền thống yêu nước của nhân dân ta thể
hiện như thế nào qua lời nói của Bác:
( Thảo luận - > Trình bày).
GV kết luận:
H: Đọc thông tin 2.

H: Em có nhận xét gì về cách cư xử của học trò cụ
Chu Văn An đối với thầy giáo cũ?
H: Cách cư xử đó thể hiện truyền thóng gì của dân

Nội dung kiến thức cần đạt

I. Nội dung bài học( Tiết 1).
1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là
những giá trị tinh thần được hình thành
trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc,
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ví dụ: Lối sống, cách ứng xử tốt đẹp.
2. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống
tốt đẹp đáng tự hào:
-Yêu nươc, bất khuất, đoàn kết, hiếu học,


tộc?
H: Hãy kể những truyền thóng tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam mà em biết?
H: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?
H: Dân tộc VN có những truyền thống tốt đẹp
nào?
H:Trao đổi thảo luận bài tập 1SGK 25.
Trình bày rồi trả lời câu hỏi:
H: Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống
tốt đẹp của dân tộc?
H: Hãy trình bày một làn điệu dân ca.
H: Em có cảm nhận gì khi nghe làn điệu dân ca
đó? ( Tình.yêu quê hương; tự hào.)

Hoạt động 3: Luyện tập:
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số truyền
thống: Tôn sư trọng đạo và thiếu tõn sư trọng đạo
trong học sinh hiện nay

cần cù lao đông.(Nêu ví dụ)
-Truyền thống về văn hoá (tập quán đẹp,
trang phục dân tộc)
-Truyền thống nghệ thuật ( làn điệu dân ca)

II. Bài tập.
1. Bài 1.
Các hành vi đúng:
a, b, e, h, i, l
=> Đó là những thái độ việc làm thể hiện sự
tích cực tìm hiểu tuyên truyền và thực hiện
theo các chuẩn mực giá trị truyền thống.

4/ Củng cố:
Theo em truyền thống tõn sư trọng đạo của học sinh trường THCS Phan Bội Châu hiện
nay
được thể hiện như thế nào?
5/ Dặn dò:
- Tìm hiểu tiếp nội dung bài học và phân bài tập
Tìm thêm các truyền thống về văn hóa, văn nghệ, tư tưởng, lối sống ...của ông cha ta
- Xây dựng một tiểu phẩm thể hiện sự kế thừa và phát huy một số truyền thống văn hóa, văn
nghệ của dân tộc.
***********************************

Ngày soạn: 22/10/2016

Ngày dạy: 24/10/2016
Tuần 8:
Tiết 8: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC(tt)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-HS hiểu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết được một số truyền thống tiêu
biểu của dân tộc Việt Nam.


-Ý nghĩa của truyền thống dân tộc và sự cần thiết phải kế thừa, phát huy truyền thống dân
tộc.
-Trách nhiệm của công dân- HS trong việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân
tộc.
2.Kĩ năng:
-Phân biệt truyền thống tốt đẹp với phong tục tập quán, thói quen lạc hậu.
-Tích cực hoạt động, tham gia các hoạt động truyền thống, bảo vệ truyền thống của dân tộc.
3.Thái độ: Có thái độ tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc- có những
việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
4. Năng lực được hình thành.
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Rèn luyện một số đức tính trong bài học
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Kĩ năng xác định giá trị, KN trình bày suy nghĩ, KN đặt mục tiêu, KN thu thập và xử lí
thông tin.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và
giải quyết vấn đề; phương pháp tổ chức trò chơi; phương pháp đối thoại, phương pháp đóng
vai.
IV. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, SGV GDCD lớp 9, giáo án

Tranh ảnh, câu chuyện liờn quan.
- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
V.Tiến trình dạy học:
1. Ổn định. 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 5’
Kể tên một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết?
3.Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động 1: 12’ Tìm hiểu nội dung bài học
H: Em hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp?
Hoạt động 2: 6’ Thảo luận cả lớp
H: Hãy kể 1 số truyền thống tốt đẹp của dân
tộc Việt Nam mà em biết?
- GV chốt lại 1 số truyền thống qua bảng phụ
Hoạt động 3: 7’ Học sinh làm việc cá nhân
H: Chúng ta cần phải làm gì để kế thừa và
phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
-Lấy 1 số ví dụ (Lên án)
Hoạt động 4: 5’ Cho HS xây dựng tiểu phẩm

Nội dung kiến thức cần đạt
I. Nội dung bài học:
1.Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những
giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch
sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác
2.Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam.
-Yêu nước
-Đoàn kết

-Hiếu học


“Kế thừa và phát huy nghề truyền thống.. ”
- HS: Thảo luận, phân vai, trình bày-> Rút ra
bài học
Hoạt động 5: Luyện tập 5’
-Yêu cầu HS làm bài tập1, 2, 5
- GV: Nhận xét bài, tổng kết bài học
Củng cố:
Học siinh cần có trách nhiệm như thế nào
trong việc kế thừa và phát huy truyền thống
tốt đẹp của dân tộc?

-Tôn sư trọng đạo
-Cần cù lao động...
3.Trách nhiệm của học sinh
-Bảo vệ, kế thừa, phát huy truyền thống truyền
thống tốt đẹp của dân tộc góp phần giữ gìn bản
sắc dân tộc
-Tự hào truyền thống dân tộc, phê phán, ngăn
chặn tư tưởng, việc làm phá hoại đến truyền
thống dân tộc
II. Bài tập:
1. Bài 1 (T1)
2. Bài 2 ( Về nhà)
3. Bài 5 (26)
( Làm ra phiếu HT).

4/ Củng cố: 3’

Em hãy làm gì trước những hành vi làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
5/ Dặn dò: 1’
- Học kĩ nội dung bài học
- Ôn lại các nội dung đã học, tiết đến kiểm tra 1 tiết.


Ngày soạn: 11/10/2015
Ngày dạy: 13/10/2015
Tuần 9:
Tiết 9:

ÔN TẬP

I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp hs ôn lại 1 số kiến thức cơ bản ở các bài 1,2,3.4,5,6,7, để làm bài kiểm tra
2. Kĩ năng : Biết tỡm ra nội dung chớnh, cơ bản của bài; nắm được phần lí thuyết để liên hệ
đến bản thõn, giải quyết tốt cỏc tỡnh huống trong cuộc sống.
3. Thái độ: Hs tự giỏc học bài, làm bài nghiờm tỳc.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Kĩ năng tư duy phê phán,.kĩ năng so sánh, kĩ năng tt́m kiếm và xử lí thông tin.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Thảo luận nhóm, tư duy, tŕnh bày bài……..
IV.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi túm tắt nội dung chớnh từng bài.
- Học sinh: Xem bài ở nhà.
V. Tiến trỡnh dạy học:
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV - HS

Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Nhóm
I/ Lớ thuyết:
Chia lớp ra làm 5 nhúm. Mỗi nhúm tỡm hiểu và ụn lại lớ Bài 1:Chí công vô tư
thuyết của 1 bài:
Bài 2:Tự chủ
Nhóm 1 Bài 1: Chí công vô tư
Bài 3:Dân chủ và kĩ luật
-Thế nào là chí công vô tư?
Bài 4: Bảo vệ hũa bỡnh
- -Biểu hiện của chí công vô tư?
Bài 5:Tt́nh hưu nghị giữa các dân
- Ư nghĩa?
tộc trên thế giới
Nhóm 2: Tự chủ
Thế nào là tự chủ? Biểu biện? Ưnghĩa?
Bài 6: Hợp tỏc cựng phỏt triển
Nhóm 3: Thế nào là dân chủ và kĩ luật?
-Ư nghĩa? Cách rèn luyện?
Bài 7:Kế thừa và phát huy truyền
Nhóm 4: Thế nào là tt́nh hưu nghị giữa các dân tộc trên
thống tốt đẹp của dân tộc
thế giới?Ư nghĩa? Trách nhiệm của công dân?
Nhóm 5 Bài 6: Hợp tỏc cựng phỏt triển
-Hợp tỏc là gỡ? Nguyờn tắc?
-í nghĩa?
-Chủ trương của Đảng và nhà nước về hợp tác?


-Trỏch nhệim của hs?

Nhóm 6 Bài 7:Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp
của dân tộc
-Thế nào là Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của
dân tộc?
-Dân tộc ta có những truyền thống:
í nghĩa?
-Trách nhiệm của công dân?
 Gv kiểm tra bằng cách đặt bất cứ câu hỏi nào trong
bài cho nhóm trả lời. Có những câu hỏi nâng cao, mở
rộng để hs cùng suy nghĩ. Nếu nhóm trả lời không được
thỡ cỏc nhúm khỏc cú quyền trả lời.
 Tuyên dương nhóm nắm vững kiến thức nhất và hoạt
động tích cực nhất.
-Ôn lại các quy tắt khi tham gia giao thông đối với người
đi bộ, đi xe đạp, đi xe máy.
Chuyển ý
II/ Bài tập:
Hoạt động 2: Tập thể
- Chỳ ý cỏc bài tập tỡnh huống
-Làm tất cả cỏc bài tập trong sgk thuộc cỏc bài
- Bài tập dạng hiểu biết
4,6,8,9,10.
-Đối với các bài dễ, thuộc dạng trắc nghiệm: Hs tự làm.
-Cỏc bài tập khú, tỡnh huống: Gv hướng dẫn, gợi ý cho
hs.
-Đưa thêm 1 vài bài tập tỡnh huống trong sỏch bài tập
GDCD 9 để hs tự giải quyết. Gv nhận xét.
Tổng kết.
4/ Đánh giá:
5/ Dặn ḍò:

Gv nhận xét về quá trình ôn tập của hs. Nhắc lại 1 số yêu cầu khi làm bài.


Ngày Soạn: 06/11/2016
Ngày dạy: 08/11/2016
Tuần 10:
Tiết 10:

NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO

I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS hiểu như thế nào là năng động sáng tạo và vì sao cần phải năng động sáng
tạo.
2.Kĩ năng: HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của
tính năng động sáng tạo.
3.Thái độ: Hình thành ở HS nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động sáng tạo ở bất cứ
điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.
4. Năng lực được hình thành.
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Rèn luyện một số đức tính trong bài học
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
- Kĩ năng tư duy phê phán.
- Kĩ năng tỡm kiếm và xử lý thông tin.
- Kĩ năng đặt mục tiêu.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và giải
quyết vấn đề; phương pháp tổ chức trò chơi; phương pháp đối thoại.
IV. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, SGV GDCD lớp 9, giáo án

Tranh ảnh, câu chuyện liên quan.
- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
V.Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Giới thiệu bài mới:
3.Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc
- Gọi HS đọc truyện
-Chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu:
+Nhóm 1:
H: Tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính
năng động sáng tạo của Êđixơn và Lê Thái
Hoàng?
+Nhóm 2:

Nội dung kiến thức cần đạt


H: Những việc làm đó đã đem lại thành quả gì cho
Êđixơn và Lê Thái Hoàng?
+Nhóm 3:
H: Năng động sáng tạo có ý nghĩa như thế nào
trong cuộc sống ngày nay?
- HS: Các nhóm lần lượt trình bày câu trả lời
- GV: Trình chiếu đáp án của các nhóm và giới
thiệu những nét chính về Êđixon và Lê Thái
Hoàng
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế
- Làm việc theo nhóm học tập.

Yêu cầu:
-Nhóm 1: Tìm những biểu hiện của tính năng
động sáng tạo trong học tập.
-Nhóm 2:Tìm ví dụ trong lao động.
-Nhóm 3: Tìm ví dụ trong sinh hoạt hàng ngày.
-Các nhóm cử đại diện trình bày.
-Lớp bổ sung, nhận xét.
-GV tổng kết.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học
H : Qua tìm hiểu phần đặt vấn đề và thực tiễn
cuộc sống em hiểu như thế nào là năng động sáng
tạo?
-HS phát biểu
-GV tổng kết, bổ sung
GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần nội dung bài
học ở SGK.
Củng cố:
H: Nêu một số biểu hiện của tính năng động sáng
tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày
H: Qua câu truyện về Êddixxon và Lê Thái
Hoàng, em học tập được gì?

Thảo luận - Liên hệ thực tế
-Năng động sáng tạo biểu hiện ở các góc
độ khác nhau trong cuộc sống, thể hiện ở
mọi nơi, mọi lúc.

I. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
Năng động là tích cực, chủ động, dám

nghĩ, dám làm.
Sáng tao: Say mê nghiên cứu, tìm tòi để
tạo ra giá trị mới về V/C, T/T
2. Biểu hiện:
3. Ý nghĩa tác dụng:
- Vượt qua những ràng buộc của hoàn
cảnh.
- Rút ngắn thời gian để đạt mục đích
=> Tạo nên kì tích vẽ vang, mang niềm
vinh dự cho bản thân và gia đình.
4. Cách rèn luyện:
- Năng động sâng tạo là kết quả của quá
trình rèn luyện của mỗi người;
- Mỗi người HS cần tìm ra cách học tốt
cho mình và vận dụng điều đã biết vào
cuộc sống.

II.Bài tập:
4. Đánh giá:
H: Em thấy bản thân mình đó có tính năng động – sáng tạo chưa?
5. Dặn dò:
- Đọc lại truyện Êđixon và Lê Thái Hoàng
- Soạn nội dung bài học
- Chuẩn bị phần bài tập
-BCS lớp phân công chuẩn bị một tiểu phẩm thể hiện tính năng động – sáng tạo


Ngày soạn: 12/11/2016
Ngày dạy: 15/11/2016
Tuần 11:

Tiết 11:
NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO (Tiếp theo)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS hiểu như thế nào là năng động sáng tạo và vì sao cần phải năng động sáng
tạo.
2.Kĩ năng: HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của
tính năng động sáng tạo.
3.Thái độ: Hình thành ở HS nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động sáng tạo ở bất cứ
điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.
4. Năng lực được hình thành.
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Rèn luyện một số đức tính trong bài học
II.Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
- Kĩ năng tư duy phê phán.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.
- Kĩ năng đặt mục tiêu.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và giải
quyết vấn đề; phương pháp tổ chức trò chơi; phương pháp đối thoại.
IV. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, SGV GDCD lớp 9, giáo án
Tranh ảnh, câu chuyện về: Năng động, sáng tạo.
- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
V.Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu một số biểu hiện của tính năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt
hàng
ngày
- Qua câu truyện về Êđixon và Lê Thái Hoàng, em học tập được gì?

2.Giới thiệu bài mới:
GV: Năng động – sáng tạo thể hiện ở mọi khía cạnh khác nhau của cuộc sống? Vậy năng
động, sáng tạo là gì? Năng động, sáng tạo mang lại ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
Phần tiếp theo của bài học.


3.Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học
H: Qua truyện đọc và qua thực tế, em hiểu
như thế nào là năng động, sáng tạo?
- GV: Đọc câu thành ngữ của Nguyễn
Thái Học: “Đường đi khó...ngại núi, e
sông”

Nội dung kiến thức cần đạt
I. Nội dung bài học:
1/ Khái niệm:
a/ Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám
làm.
b/ Sáng tạo là sự say mê, tìm tòi để tạo ra giá trị mới
về vật chất và tinh thần mà không bao giờ gò bó, phụ
thuộc vào những gì mình đã có.
H: Năng động sáng tạo có ý nghĩa như thế 2/ Ý nghĩa:
nào? Cho ví dụ liên hệ?
- Giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc
- GV: GD học sinh kĩ năng tìm kiếm và xử của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt đến mục đích
lý thông tin
đã đề ra một cách nhanh chóng, tốt đẹp.
- Nhờ năng động sáng tạo mà con người làm nên được

những kì tích vẽ vang.
3/ Cách rèn luyện:
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp
- Rèn luyện tính siêng năng, kiên trì, tích cực, chịu
rèn luyện tính năng động, sáng tạo
khó trong học tập, lao động, trong cuộc sống hàng
H: Theo em để rèn luyện tính năng động
ngày.
sáng tạo chúng ta cần phải làm gì?
-Luôn có ý thức tìm tòi, học hỏi.
- HS thảo luận cả lớp
- GV: GD học sinh ý thức vươn lên trong
học tập, phê bình những bạn lười suy
nghĩ, lười học tập
- Liên hệ cách học tiếng Anh của Bác Hồ
qua câu truyện Bác Hồ tự học ngoại ngữ
Hoạt động 3: Luyện tập.
II. Bài tập :
-Yêu cầu 1 HS làm bài tập 1.
Bài tập 1
Đáp án: b, đ, e, h
Đáp án: b, đ, e, h
- Bài tập 2
Củng cố :
Bài tập 2 sgk
H : Vì sao phải rèn luyện tính năng động
sáng tạo?
H : Để rèn luyện tính năng động sáng tạo
cần phải làm gì?
4. Đánh giá:

- Năng động – sáng tạo sẽ giúp em vấn đề gì trong học tập?
-: Bản thân em dẫ năng động - sáng tạo hay chưa? ( Học sinh tự đánh giá)
5. Dặn dò:
-Làm hết bài tập ở SGK
-Tìm hiểu một số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về năng động, sáng tạo
- Soạn bài 9: Làm việc có năng suất – chất lượng - hiệu quả ( Tìm những câu tục ngữ- ca
dao
nói về nội dung của bài)
VI. RÚT KINH NGHIỆM:


Ngày soạn: 19/11/2016
Ngày dạy: 22/11/2016
Tuần 12:
Tiết 12: LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
HS hiểu thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
Vì sao cần phải làm việc như vậy?
2.Kĩ năng: HS có thể tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về kết quả công việc đã
làm và học tập những tấm gương làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
3.Thái độ:
Hình thành ở HS nhu cầu và ý thức tự rèn luyện để có thể làm việc có năng suất, chất
lượng, hiệu quả.
4. Năng lực được hình thành.
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Rèn luyện một số đức tính trong bài học
II.Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Kĩ năng xác định giá trị, KN trình bày suy nghĩ, KN đặt mục tiêu, KN thu thập và xử lí
thông tin.

III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và giải
quyết vấn đề; phương pháp tổ chức trò chơi; phương pháp đối thoại.
IV. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, SGV GDCD lớp 9, giáo án
+1 có năng suất, chất lượng, hiệu quả
+ Một số câu ca dao, tục ngữ, chuyện kể về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập. Sưu tầm một số câu tục ngữ, ca dao, chuyện kể về làm
việc
có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
V.Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
a. Em hiểu như thế nào là năng động, sáng tạo? Phẩm chất này có ý nghĩa như thế nào?
b.Yêu cầu 1 HS làm bài tập 3 ở SGK
Đáp án đúng: b- c- d
2.Giới thiệu bài mới:
Trong thời đại hiện nay yêu cầu đối với người lao động là phải làm việc có năng suất, chất
lượng và hiệu quả mới nâng cao được chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và
XH. . Vì vậy bài 9 này có ý nghĩa lớn đối với mỗi chúng ta.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyện đọc


-1 HS đọc chuyện ở SGK
-Thảo luận cả lớp 3 câu hỏi gợi ý ở SGK.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế
-Lấy ví dụ trong học tập, lao động, trong
cuộc sống hằng ngày.

-Phân tích mối quan hệ giữa năng suấtchất lượng- hiệu quả.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học
H:Em hiểu thế nào là làm việc có năng
suất, chất lượng và hiệu quả?
H:Phẩm chất này có tác dụng như thế nào?
-Lấy ví dụ.
H:Để làm việc có năng suất, chất lượng,
hiệu qảu chúng ta cần phải rèn luyện như
thế nào?
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố kiến
thức
-Yêu cầu HS làm bài tập 1 ở SGK
Chọn hành vi c- đ- e

I. Nội dung bài học:
1.Khái niệm:
Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo
ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung
và hình thức trong một thời gian nhất định.
2.Ý nghĩa:
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi
gia đình- xã hội.
3.Phương pháp rèn luyện:
-Tích cực nâng cao tay nghề
-Rèn ý thức lao động tự giác, có kỉ luật
-Rèn tính năng động, sáng tạo
II. Bài tập:
-Bài tập 1
-Đọc một số câu ca dao, tục ngữ phù hợp với chủ
đề


4/ Đánh giá:
- Làm việc có năng suất – chất lượng – hiệu quả sẽ giúp gì cho em trong cuộc sống?
- GV: Đánh giá ý thức học tập của HS qua giờ học đã thể hiện: Năng suất - chất lượng –
hiệu
quả hay chưa?
5/. Dặn dò:
- Hoàn thành các bài tập ở SGK.
- Sưu tầm truyện kể, ca dao, tục ngữ phù hợp với chủ đề
- Soạn bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×