Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài 3. Tôn trọng người khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.24 KB, 4 trang )

Tuần 3 – Tiết 3
Ngày dạy: 12/9/2016
Bài 3

TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức (tích hợp nội dung GDBVMT)
- HS biết: Những biểu hiện của sự tôn trọng người khác
- HS hiểu:
+ Thế nào là tôn trọng người khác.
+ Ý nghĩa của việc tôn trọng người khác.
1.2. Kĩ năng
- HS thực hiện được:
+ Biết phân biệt hành vi tôn trọng với hành vi thiếu tôn trọng người khác.
+ Rèn các kĩ năng sống: kĩ năng tư duy phê phán trong việc nhận xét, đánh
giá hành vi thể hiện sự tôn trọng hoặc không tôn trọng người khác; kĩ năng phân
tích, so sánh những biểu hiện tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác; kĩ năng ra
quyết định, kiểm soát cảm xúc, kĩ năng giao tiếp thể hiện sự tôn trọng người khác.
- HS thực hiện thành thạo: Biết tôn trọng bạn bè và mọi người trong cuộc sống
hằng ngày.
1.3. Thái độ
Thói quen:
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi biết tôn trọng người khác.
- Phản đối những hành vi thiếu tôn trọng người khác.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Thế nào là tôn trọng người khác.
- Những biểu hiện của sự tôn trọng người khác.
- Ý nghĩa của việc tôn trọng người khác.
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên
Mẩu chuyện thể hiện sự tôn trọng người khác và thiếu tôn trọng người khác.


3.2. Học sinh
- Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK/ 9.
- Xem nội dung bài học và bài tập SGK/9,10.
Chú ý tình huống sắm vai và trò chơi nhanh tay nhanh mắt.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (2 phút)
8A1: ………………………………………
8A2: ………………………………………
8A3: ………………………………………
8A4: ………………………………………


8A5:……………………………………….
4.2. Kiểm tra miệng (5 phút)
Thế nào là liêm khiết? Ý nghĩa của liêm khiết? Kể 1 câu chuyện về liêm khiết
(10 điểm)
 Liêm khiết là sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về
những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
Liêm khiết giúp con người sống thanh thản, đàng hoàng, tự tin, không bị phụ
thuộc vào người khác và được mọi người xung quanh kính trọng, vị nể.
Bản thân em dù không thuộc bài nhưng em không quay cóp (được điểm cao –
hám danh)
4.3. Tiến trình bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút)
I. Đặt vấn đề
GV có thể đưa tình huống cho HS giải quyết để dẫn HS
vào bài:
Hàng xóm nhà em bật nhạc ầm ĩ vào lúc đêm khuya.

 Hoạt động 2: Tìm hiểu phần Đặt vấn đề (5 phút)
Em có nhận xét gì về cách cư xử, thái độ và việc làm của
các bạn trong các trường hợp trên?
 Mai lễ phép, chan hòa, cởi mở, giúp đỡ nhiệt tình, vô
tư, gương mẫu chấp hành nội quy; các bạn trong lớp
không tôn trọng Hải; Quân và Hùng thiếu tôn trọng người II. Nội dung bài học
1. Khái niệm
khác.
Tôn trọng người khác là sự đánh giá
Theo em trong những hành vi đó, hành vi nào đáng để
đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá
chúng ta học tập, phê phán ? Vì sao?
và lợi ích của người khác.
 hành vi tôn trọng người khác của Mai và Hải đáng để
2. Biểu hiện của tôn trọng người khác
chúng ta học tập; hành vi của các bạn lớp Hải, Quân và
(tích hợp nội dung GDBVMT)
Hùng thật đáng chê trách vì thiếu tôn trọng người khác.
- Biết lắng nghe; biết cư xử lễ phép,
 Hoạt động 3: Liên hệ thực tế (5 phút)
lịch sự với người khác; biết thừa nhận
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi nhanh tay nhanh mắt
và học hỏi các điểm mạnh của người
(rèn kĩ năng phân tích, so sánh những biểu hiện tôn
khác; không xâm phạm tài sản, thư từ,
trọng và thiếu tôn trọng người khác)
nhật kí, sự riêng tư của người khác; tôn
GV chuẩn bị sẵn bảng sau cho HS thi nhau điền vào ô
trọng những sở thích, thói quen, bản
trống:

sắc riêng riêng của người khác;…
Hành vi
Tôn trọng
Không tôn trọng
- Các hành vi, việc làm bảo vệ môi
người khác
trường (không xả rác, đổ nước thải bừa
Địa điểm
bãi; không hút thuốc lá, không làm mất
Gia đình

Vâng lời cha mẹ

Trường lớp

Giúp đỡ bạn bè

Cãi cha mẹ, xấu
hổ vì mình là con
nhà nghèo
Chê bạn nhà

trật tự ở nơi công cộng, không mở ti vi,
bật nhạc quá to trong giờ nghỉ ngơi của
mọi người,...) là coi trọng cuộc sống của
mình và mọi người, là thể hiện sự tôn
trọng người khác.


3. Ý nghĩa của việc tôn trọng người

nghèo, xem
khác
thường các bạn
- Người biết tôn trọng người khác sẽ
học yếu kém,…
được người khác tôn trọng lại.
Nơi công cộng
Nhường chỗ cho Hút thuốc lá nơi
- Mọi người biết tôn trọng lẫn nhau
người già, phụ nữ công cộng, xả rác
sẽ
góp phần làm cho quan hệ xã hội
mang thai, trẻ em bừa bãi, bẻ cành,
trên xe buýt
hái hoa trong công trong sáng, lành mạnh và tốt đẹp.
viên.
 Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung bài học (15 phút)
Qua nội dung đã phân tích, GV yêu cầu HS trả lời những
câu hỏi sau:
Thế nào là tôn trọng người khác?
 Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi
trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác.
Những hành vi, việc làm nào thể hiện tôn trọng người
khác, bảo vệ môi trường?
 không xả rác, đổ nước thải bừa bãi; không hút thuốc
lá, không làm mất trật tự ở nơi công cộng, không mở ti vi,
bật nhạc quá to trong giờ nghỉ trưa, nghỉ tối của người
khác,…
Ý nghĩa của việc tôn trọng người khác?
 Người biết tôn trọng người khác sẽ được người khác

tôn trọng lại; mọi người biết tôn trọng lẫn nhau sẽ góp
phần làm cho quan hệ xã hội trong sáng, lành mạnh và tốt
đẹp.
4.4. Tổng kết (5 phút)
GV tổ chức cho HS sắm vai tình huống (rèn kĩ năng ra quyết định, kiểm
soát cảm xúc, kĩ năng giao tiếp thể hiện sự tôn trọng người khác)
Trong giờ học, Thắng có ý kiến sai, nhưng không nhận cứ tranh cãi với cô
giáo và cho là mình đúng. Cô giáo yêu cầu Thắng không trao đổi để giờ ra chơi
giải quyết tiếp.
4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)
 Đối với bài học ở tiết này
- Học thuộc nội dung bài học.
- Làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK/ 10.
 Đối với bài học ở tiết tiếp theo
Chuẩn bị bài 4: Giữ chữ tín
- Đọc phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK/11, 12.
- Xem nội dung bài học và bài tập SGK/12, 13.
5. PHỤ LỤC
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................


....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
..............................................................................................................




×