Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tiet 4- Ton trong nguoi khac.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.98 KB, 5 trang )

Trường THCS PHÚC ĐỒNG - Giáo án GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
=====================================================
Ngày soạn: Ngày dạy:
BÀI 3:
Tiết 4: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC.
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác; sự tôn trọng của người khác đối với bản thân
mình và mình phải tự biết tôn trọng bản thân.
Biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống.
ý nghĩa của sự tôn trọng người khác đối với quan hệ xã hội.
2. Thái độ
Đồng tình ủng hộ và học tập những hành vi biết tôn trọng người khác.
Có thái độ phê phán hành vi thiếu tôn trọng mọi người.
3. Kĩ năng
Biết phân biệt hành vi tôn trọng và không tôn trọng người khác trong cuộc sống.
Có hành vi rèn luyện thói quen tự kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình cho
phù hợp.
Thể hiện hành vi tôn trọng người khác ở mọi nơi mọi lúc.
B. Phương pháp
Kết hợp giảng giải, đàm thoại, Nêu gương tốt, Giải quyết vấn đề. Thảo luận nhóm.
C. Tài liệu và phương tiện
SGK, sách GV lớp 8. Chuyện đọc, dẫn chứng thơ, tục ngữ, ca dao. Giấy Ao + Bút dạ. Đèn
chiếu (nếu có). Phiếu học tập.
D. Hoạt động dạy - học
1. Ôn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: 1. Em hãy kể một câu chuyện về tính liêm khiết.
Yêu cầu: Sự việc diễn ra hàng ngày trong gia đình, nhà trường, xã hội.
2. Đọc một câu tục ngữ, ca da nói về tính liêm khiết.
Yêu cầu: * 1 câu tục ngữ


* 1 câu ca dao
3. Bài mới: (Giới thiệu bài) GV: Kể mẩu chuyện ngắn sau:
"Sau 20 năm lưu lạc (do ngày còn bé vì nghèo mẹ đã bán 2 anh em cho 2 gia đình làm con
nuôi), người em đã tìm được người anh trai của mình. Người em lớn lên trong một gia đình tư
sản (chủ một hãng thuốc lớn của thành phố). Người anh là một nông dân nghèo khổ phải nuôi
5 con và 1 mẹ già. Tìm được mẹ và anh, người em không thể tin được anh mình ngày 2 bữa
cháo loãng, con cái gầy gò đói rách.
Chia tay anh trở về thành phố, người em cho anh một khoản tiền nhưng người anh không nhận
và nói rằng: "20 năm anh đi tìm em là để được gặp em chứ không vì số tiền này của em".
Người em ôm chầm lấy anh mà khóc... Từ trong sâu thẳm trái tim người em càng thương và
kính trọng anh trai của mình.
GV: Các em có suy nghĩ gì về việc làm của người anh trai qua câu chuyện cảm động trên?
HS: Trình bày ý kiến cá nhân.
GV: Để làm rõ hơn đức tính của người anh chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐAT.
HĐ 1: Thảo luận mục đặt vấn đề
GV: Cho HS cả lớp nghe 1 lần 3 tình huống SGK.
GV: Mời 3 HS lần lượt đọc 3 tình huống
GV: Chia lớp thành 4 nhóm.
I. Đặt vấn đề:
Trần Thụy Phương
Trường THCS PHÚC ĐỒNG - Giáo án GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
=====================================================
GV: Ghi câu hỏi dành cho các nhóm lên bảng phụ để
HS cả lớp cùng theo dõi.
Nhóm 1:
?1) Nhận xét về cách cư xử, thái độ và việc làm của
Mai.

?2) Hành vi của Mai sẽ được mọi người đối xử như

thế nào?
Nhóm 2:
?1) Nhận xét về cách cư xử của một số bạn đối với
Hải.
?2) Suy nghĩ của Hải như thế nào?
?3) Thái độ của Hải thể hiện đức tính gì?
Nhóm 3:
?1) Nhận xét việc làm của Quân và Hùng.
?2) Việc làm đó thể hiện đức tính gì?
GV: Hướng dẫn, gợi mở vấn đề.
HS: Thảo luận, nhóm trưởng tập hợp ý kiến ghi vào
giấy Ao.
GV: Yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày.
HS: Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
GV: Nhận xét, chốt lại ý chính.
GV:( Kết luận phần thảo luận): Chúng ta phải luôn biết
lắng nghe ý kiến của người khác, kính trọng người
trên, biết nhường nhịn, không chê bai, chế diễu người
khác. Khi họ khác mình về hình thức hoặc sở thích,
phải biết cư xử có văn hoá, đúng mực, tôn trọng người
khác và tôn trọng chính mình. Biết đấu tranh, phê phán
những việc làm sai trái.
HĐ2:Tìm hiểu hành vi tôn trọng
và thiếu tôn trọng người khác
GV: Tổ chức cho HS trò chơi nhanh tay nhanh mắt.
GV: Ghi bài tập lên bảng, hoặc bảng phụ, có thể ghi
vào giấy kính trong chiếu lên máy (nếu có).
Bài 1: Điền vào ô trống (ví dụ như sau):
Hành vi
Địa điểm

Tôn trọng
người khác
Không
tôn trọng
Gia đình - Vâng lời bố
mẹ
- Xấu hổ vì bố
đạp xích lô
Lớp trường - Giúp đỡ bạn

- Chê bạn nhà
nghèo
Công cộng - Nhường chỗ
cho người già
trên xe buýt
- Dẫm lên cỏ,
đùa nghịch
trong công viên
Nhóm 1:
- Mai là HS giỏi 7 năm liền, nhưng
không kiêu căng, coi thường người
khác.
- Lễ phép, chan hoà, cởi mở, giúp đỡ
nhiệt tình, vô tư, gương mẫu chấp
hành nội qui.
- Mai được mọi người tôn trọng, quí
mến.
Nhóm 2:
- Các bạn trong lớp trêu chọc Hải vì
em là da đen.

- Hải không cho da đen là xấu mà
còn tự hào vì được hưởng màu da
của cha.
- Hải biết tôn trọng cha mình.
Nhóm3:
- Quân và Hùng đọc chuyện, cười
trong giờ học văn.
- Quân và Hùng thiếu tôn trọng người
khác.
Trần Thụy Phương
Trường THCS PHÚC ĐỒNG - Giáo án GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
=====================================================
HS: Mỗi tổ chọn 1 HS nhanh nhất lên điền vào bảng.
GV: Hướng dẫn 6 ô là 6 HS. Một HS không được lên
bảng 2 lần, mỗi ô không hạn chế ví dụ.
HS: Nhận xét ý kiến của các bạn.
GV: Nhận xét, bổ sung và hướng dẫn HS làm bài tập
tiếp.
Bài 2: Em cho biết ý kiến đúng.
Tôn trọng người khác là phải:
- Biết đấu tranh cho lẽ phải 
- Bảo vệ danh dự, nhân phẩm người khác 
- Đồng tình, ủng hộ việc làm sai trái
của bạn 
- Biết cách phê bình bạn để bạn hiểu 
- Chỉ trích, miệt thị bạn khi bạn có
khuyết điểm 
- Có ý thức bảo vệ danh dự của bản thân 
GV: (bổ sung) cho HS giải thích vì sao đúng và vì sao
sai?

HS: Hoạt động độc lập.
HS: Trả lời nhanh.
HS: Cả lớp nhận xét ý kiến của bạn.
GV: Bổ sung, chốt lại ý kiến.
(chuyển tiếp)
Qua 2 bài tập trên, chúng ta thấy rằng tôn trọng người
khác là thể hiện hành vi có văn hoá. Đó là thái độ
ứng xử của chúng ta ở mọi nơi, với mọi người, biết
điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng
tích cực, không chấp nhận và làm những việc sai
trái.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học
GV: Từ ý chuyển tiếp trên, đặt câu hỏi.
?1: Qua phần đặt vấn đề trên, em nào cho biết thế
nào là tôn trọng người khác?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, chốt lại ý chính.
HS: Ghi bài.
?2: Qua phần bài học hôm nay theo em: Vì sao
chúng ta phải tôn trọng người khác?
?3: Ý nghĩa của việc tôn trọng người khác đối với
đời sống hàng ngày.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, chốt ý chính.
?4: Các em cho biết chúng ta phải rèn luyện đức tính
tôn trọng người khác như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, chốt lại ý kiến.
HS: Ghi bài vào vở.
GV: Cho HS tự liên hệ bản thân.

II. Tìm hiểu nội dung bài học:
1) Thế nào là tôn trọng người
khác?
Là đánh giá đúng mức, coi trọng
danh dự, phẩm giá lợi ích người
khác, thể hiện lối sống có văn hoá
của mọi người.
2) Ý nghĩa
- Tôn trọng người khác thì mới nhận
được sự tôn trọng của người khác
đối với mình.
- Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội
trở nên lành mạnh, trong sáng và
tốt đẹp hơn.
3) Cách rèn luyện
- Tôn trọng người khác mọi lúc, mọi
nơi.
- Thể hiện cử chỉ hành động và lời
nói tôn trọng người khác.
Trần Thụy Phương
Trường THCS PHÚC ĐỒNG - Giáo án GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
=====================================================
GV: Kết luận: Là HS trung học cơ sở các em biết rèn
luyện đức tính tôn trọng người khác. Mọi gương
tốt, phê phán cái xấu, biết điều chỉnh hành vi của
mình để góp phần cho gia đinh, nhà trường, xã hội
tốt đẹp hơn.
HĐ 4: Luyện tập bài tập SGK
GV: Cho HS làm bài tập SGK (bài 1 trang 10).
GV: Chép bài tập vào giấy khổ to, hoặc ghi lên bảng

phụ, hoặc chiếu lên máy (nếu có).
?: Những hành vi nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng
người khác? Vì sao?
1) Đi nhẹ nói khẽ khi vào bệnh viện.
2) Chỉ làm theo sở thích của mình không cần biết đến
mọi người xung quanh.
3) Nói chuyện riêng, làm việc riêng và đùa nghịch
trong giờ học.
4) Cười đùa ầm ĩ khi dự đám tang.
5) Châm chọc chế giễu người khuyết tật.
6) Bật nhạc to khi đêm đã khuya.
7) Cảm thông chia sẻ khi người khác gặp điều bất
hạnh.
8) Coi thường miệt thị người nghèo khổ.
9) Lắng nghe ý kiến mọi người.
10) Công kích, chê bai sở thích của người khác.
11) Gây gổ, to tiếng với người xung quanh.
12) Bắt nạt người yếu đuối.
13) Vứt rác nơi công cộng.
14) Đổ lỗi cho người khác.
HS giải thích ý kiến đúng sai. Vì sao?
GV: Nhận xét, cho điểm HS có ý kiến đúng.
4. Củng cố: Giải quyết tình huống
GV: Cho HS cả lớp thảo luận các tình huống sau:
Tình huống 1: Trong cuộc sống, có người biết tôn trọng người khác và không biết tôn trọng
người khác. Nhưng việc An không tôn trọng chú Hoàng vì chú Hoàng lười lao động, lại ăn
chơi nghiện hút thì đúng hay sai? (Việc làm của An là đúng.)
Tình huống 2: Trong giờ học giáo dục công dân, Thắng có ý kiến sai, nhưng không nhận cứ
tranh cãi với cô giáo và cho là mình đúng. Cô giáo yêu cầu Thắng không trao đổi để giờ ra chơi
giải quyết tiếp; ý kiến của em về cô giáo và bạn Thắng.

(- Thắng không biết tôn trọng lớp và cô giáo.
- Cô giáo tôn trọng ý kiến của Thắng và có cách xử lí phù hợp.)
HS: Trả lời tự do.
GV: Nhận xét.
Tình huống 3: Giải thích câu ca dao:
" Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
HS: Trả lời tự do.
GV: Giải thích và kết luận toàn bài.
Trần Thụy Phương
Trường THCS PHÚC ĐỒNG - Giáo án GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
=====================================================
Đúng như những điều chúng ta đã phân tích. Lời khuyên ấy đúng cho chúng ta, cho tất cả mọi
người. Cao hơn thế là lối sống có văn hoá, biết tôn trọng người khác. Mỗi HS chúng ta cần
thấy rõ sự cần thiết phải rèn luyện đạo đức để có được phẩm chất cao đẹp. Biết chăm lo giữ
gìn nhân phẩm, danh dự của mình và của người khác.
5. Dặn dò
Bài tập về nhà: 2, 3, 4 SGK trang 10.
Chuẩn bị bài "Giữ chữ tín": để học tốt bài mới các em đọc trước phần đặt vấn đề.
E. Tư liệu tham khảo
Ca dao: - Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Khó mà biết lẽ, biết lời
Biết ăn biết ở hơn người giàu sang.
- Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
Tục ngữ: - áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có khiến.
- Kính già yêu trẻ.
Danh ngôn: - Yêu mọi người, tin vài người, đừng xúc phạm đến ai.

(Shakespeare)
Trần Thụy Phương

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×