Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài 13. Công dân với cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.2 KB, 6 trang )

Ngày soạn 26/01/2015
Tiết 25:
CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Nêu được cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
- Nêu được thế nào là nhân nghĩa và các biểu hiện đặc trưng của nhân nghĩa.
- Hiểu được nhân nghĩa là một trong những yêu cầu đạo đứcncủa người công dân hiện
nay trong mối quan hệ với cộng đồng nơi ở và lớp học, trường học.
2. Về kĩ năng
Biết sống nhân nghĩa với mọi người xung quanh.
3. Về thái độ
Yêu quý, gắn bó với lớp, trường và cộng đồng nơi ở.
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
1. Chuẩn bị của thầy.
- SGK, SGV GDCD lớp 10.
- Những câu chuyện, câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ, những tấm gương người tốt việc
tốt.
2. Chuẩn bị của trò: SGK, vở ghi.
C. Phương pháp dạy học.
Thuyết trình, lý giải, nêu vấn đề, thảo luận nhóm...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Tổ chức (2')
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
HS nghỉ
10A
1
10A
2


10A
3
10A
4
2. Kiểm tra bài cũ.(5')
GV? Hôn nhân là gì? Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay có gì tiến bộ hơn so với thời
kỳ trước?
3. Giảng bài mới. (3')
Muốn duy trì cuộc sống của mình, con người phải lao động và liên hệ với những người
khác với cộng đồng. Không ai có thể sống bên ngoài cộng đồng và xã hội. Mỗi người là
một thành viên , một tế bào của cộng đồng. Xong mỗi thành viên cần phải sống và ứng
xử như thế nào trong cộng đồng. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.


Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Thuyết trình, đàm thoại 1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng
giúp HS hiểu về cộng đồng. (11')
đối với cuộc sống của con người.
GV: Giải thích cho HS hiểu về cụm từ
a. Cộng đồng là gì ?
"cộng đồng".
- "Cộng" là sự kết hợp, là gộp vào, thêm
vào.
- "Đồng" là cùng nhau, cùng một lúc, cùng
một nơi, cùng làm, cùng sống với nhau.
Trong đời sống hàng ngày ta thường gặp
những từ đồng nghĩa và gần nghĩa với
cộng đồng như: đồng bào, đồng chí...
GV: yêu cầu học sinh kể tên một số ví dụ

về cộng đồng, từ đó hướng dẫn học sinh
khái quát thành khái niệm cộng đồng.
GV? Em hãy nêu ví dụ về cộng đồng mà
em được biết?
HS: Phát biểu ý kiến
GV: Nhận xét, bổ sung:
Cộng đồng là toàn thể những người cùng
VD về cộng đồng: Cộng đồng gia đình,
chung sống, có những đặc điểm giống
dân cư, làng xã, người Việt Nam ở nước
nhau, gắn bó thành một khối trong sinh
ngoài, quốc gia, dân tộc...
hoạt xã hội.
GV? Vậy em hiểu cộng đồng là gì?
HS: Trả lời
GVKl
HS: Ghi bài
GV?Con người có thể tham gia nhiều cộng
đồng không?
HS: trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung: Con người có thể


tham gia nhiều cộng đồng. Ví dụ: Gia đình
là nền tảng đầu tiên. Con người tiếp nhận
giáo dục xã hôi thông qua cộng đồng
trường học( tổ, nhóm, lớp, trường). Khi
làm việc lao động con người tham gia cộng
đồng mang tính nghề nghiệp. mỗi người có
nhu cầu tham gia cộng đồng văn hóa, tư

tưởng. Nơi cư trú con người tham gia cộng
đồng dân cư.

* Đặc điểm của cộng đồng :
- Giống nhau: nguồn gốc, tiếng nói, chữ
viết, đời sống, phong tục tập quán
- Khác nhau: Về quy mô, loại hình, tổ
chức, hoạt động.

GV?Em hãy nêu những đặc điểm của cộng
đồng?
HS: Trả lời
GVKL:

GV? Điều gì sẽ xảy ra nếu như con người
sống tách biệt với cộng đồng?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung: Muốn duy trì cuộc
sống của mình, con người phải lao động và
liên hệ với những người khác, với cộng
đồng. Không ai có thể sống bên ngoài cộng
đồng và xã hội. Nên C.Mác nói “Trong
tính hiện thức của nó, bản chất con người
là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”
GV? Cộng động có vai trò như thế nào đối
với cuộc sống của con người?
HS: Phát biểu ý kiến
GVKL:
HS: Ghi bài


b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc
sống của con người.
- Chăm lo cuộc sống của cá nhân
- Đảm bảo cho mọi người có điều kiện
phát triển.
- Cộng đồng giải quyết hợp lý mối quan hệ
lợi ích chung và riêng, giữa lợi ích và trách
nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ.
- Cá nhân phát triển trong cộng đồng từ đó
tạo nên sức mạnh của cộng đồng.
2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng
đồng.
a. Nhân nghĩa.


Hoạt động 2: Thảo luận nhóm giúp HS
hiểu được trách nhiệm của công dân đối
với cộng đồng. (8')
GV: Đặt vấn đề: Mỗi cộng đồng đều có
chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử riêng
và mỗi cá nhân sống trong đó phải có
nghĩa vụ tuân thủ. Nhân nghĩa, hòa hợp,
hợp tác là những chuẩn mực đạo đức quan
trọng nhất mà công dân hiện nay phải có.
GV: Yêu cầu HS đọc và giải thích ý nghĩa
hai câu tục ngữ
GV?Em hãy cho biết ý nghĩa của các câu
tục ngữ dưới đây ?
- Thương người như thể thương thân
- Lá lành đùm lá rách

HS: Đọc và phát biểu ý kiến
GV: Nhận xét, bổ sung: hai câu tục ngữ
trên là một chân lý lớn lao về truyền thống
đoàn kết của đồng bào ta. Đó là chúng ta
phải biết yêu thương, chia sẻ, đùm bọc
những người có hoàn cảnh éo le, cuộc sống
đau khổ...
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để
tìm hiểu về nhân nghĩa
GV: Chia lớp thành 4 nhóm
GV: Giao câu hỏi cho từng nhóm và định
thời gian thảo luận
Nhóm 1: Thế nào là nhân nghiã? Cho ví
dụ?
- Nhân là lòng thương người
Nhóm 2: Em hãy cho biết biểu hiện của
- Nghĩa là hợp với lẽ phải
truyền thống nhân nghĩa Việt Nam ?


Nhóm 3: Vì sao nhân nghĩa lại là một yêu
cầu về mặt đạo đức của người công dân
trong quan hệ với cộng đồng ?
Nhóm 4: Học sinh cần làm gì để kế thừa
và phát huy truyền thống nhân nghĩa của
dân tộc ?
HS: Các nhóm cùng thảo luận
HS: Đại diện trình bày câu hỏi thảo luận
của nhóm mình
HS: Các nhóm khác bổ sung

GV: Nhận xét, bổ sung ý kiến cho từng
nhóm
HS: Ghi bài
Nhóm 1: GV lấy thêm một vài ví dụ thể
hiện nhân nghĩa:
- HS dâng hương, hoa lên mộ liệt sĩ
- Chủ tịch nước thăm và tặng quà mẹ
VNAH
- Phong trào "Góp bút cùng bạn đến
trường" do công ty Thiên long tổ chức
Nhóm 2: Biểu hiện của truyền thống nhân
nghĩa.
Ví dụ:
- Lễ phép với thầy cô
- Ủng hộ đồng bào miền trung bị lũ lụt
- Ủng hộ trẻ em chất độc màu da cam
- Cụ bà Huỳnh Thị Diệp ở thành phố Huế
81 tuổi được coi là người mẹ của sinh viên
nghèo bởi suốt 23 năm qua bà luôn cho các
học trò xa nhà ở trọ không lấy tiền

- Như vậy : Nhân nghĩa là lòng thương
người và đối xử với người theo lẽ phải.

- Biểu hiện :
+ Nhân ái, thương yêu, giúp đỡ nhau.
+ Nhường nhịn, đùm bọc lẫn nhau.
+ Vị tha, bao dung, độ lượng.

- Nhân nghĩa là yêu cầu về mặt đạo đức

vì : Làm cho quan hệ giữa các thành viên
trong cộng đồng thêm gần gũi, gắn bó,
cuộc sống trở lên tốt đẹp và ý nghĩa hơn.
- Mỗi học sinh cần phải :
+ Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha
mẹ, ông bà.
+ Quan tâm giúp đõ mọi người.
+ Cảm thông, bao dung, độ lượng, vị tha.
+ Tích cực tham gia các hoạt động: Uống
nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa
+ Kính trọng biết ơn các vị anh hùng dân
tộc.
+ Tôn trọng giữ gìn truyền thống tốt đẹp
của dân tộc.


GV: Cho HS cả lớp sưu tầm một số câu ca
dao, tục ngữ nói về nhân nghĩa
HS: Trả lời ý kiến
GVKL:

4. Củng cố. (5')
- GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài.
5. Dặn dò(1 phút).
Về nhà các em học bài, làm bài tập 1,2,3 SGK trang 94 và chuẩn bị phần 2b,2c bài
13: "Công dân với cộng đồng".
Giáo viên hướng dẫn

Ngày... tháng ... năm 2015
Duyệt giáo án


Hà Thị Anh

Nguyễn Thị Hồng Liên



×