Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

giáo án phụ đạo bài quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.22 KB, 7 trang )

Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 7
QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

Bài 4.

TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
I/ Mục tiêu bài học.
Học bài này, học sinh cần:
1/ Về kiến thức.

- Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân

2/ Về kĩ năng.

trong các lĩnh vực: hôn nhân và gia đình.
- Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của
công dân các lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
- Tái tạo kiến thức, phân tích, nhận xét, đánh giá.

3/ Về thái độ.

- Rèn kỹ năng làm bài trắc nghiệm
Tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống.
Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong các
lĩnh vực hôn nhân gia đình.

II/ Phương tiện.
- Sách giáo khoa, tình huống pháp luật.
- Sơ đồ thể hiện quan hệ vợ, chồng trong thời kì hôn nhân.


III/ Tiến trình thực hiện.
1. Ổn định(2’).
2. Kiểm tra bài cũ (5’): Kiểm tra việc làm đề cương của học sinh.( 4 câu hỏi)
(?) Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên nguyên tắc nào?
(?) Quyền bình đẳng giữa vợ - chồng được thể hiện như thế nào trong quan hệ nhân thân?
(?)Quyền bình đẳng giữa vợ - chồng được thể hiện như thế nào trong quan hệ tài sản?
(?) Thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ vợ- chồng có ý nghĩa như thế nào đối
với phụ nữ trong giai đoạn hiện nay?
3. Bài mới.

Hoạt động của thầy - trò.

Kiến thức cơ bản.

Câu 1. Bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình được thể hiện ở những điểm cơ
bản nào? Vai trò của việc thực hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình?
Phương pháp: GV tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận theo cặp đôi. Gv yêu cầu đại


diện nhóm lên trình bày, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung, cuối cùng GV chốt ý.
Trả lời
Nội dung.
- Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong quan hệ nhân thân.
+ Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú.
+ Tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm uy tín của nhau.
+ Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhau.
+ Giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
+ Cùng bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình.
+ Cùng sử dụng thời gian nghỉ để chăm sóc con cái.
- Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung.

- Vợ chồng có thể có tài sản riêng, có quyền chiếm hữu, sử dụng, đinh đoạt tài sản riêng
của mình.
Vai trò.
- Thể hiện tính nhân văn của chế độ hôn nhân của Nhà nước ta.
- Là điều kiện quan trọng trong việc xây dựng gia đình ấm no,hạnh phúc.
- Là nền tảng trong việc xây dựng bầu không khí gia đình thực sự dân chủ, đầm ấm và yêu
thương.
Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng.
- Dân chủ.
- Công bằng.
- Tôn trọng lẫn nhau.
- Không phân biệt đối xử ở phạm vi trong gia đình và ngoại xã hội.
Câu 2. Bình đẳng giữa cha mẹ và con cái có vai trò như thế nào đối với cuộc sống gia
đình? Bình đẳng giữa cha mẹ và con cái có ý nghĩa như thế nào?
GV: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi. Sau đó gv phân tích, chốt ý, yêu cầu hs hoàn thiện đề
cương.
Trả lời
Nội dung:
- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với các con: chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục, bảo vệ quyền và lợi ích của con.


- Không phân biệt đối xử, lạm dụng sức lao động của các con.
- Có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, không được ngược
đãi cha mẹ.
Ý nghĩa:
- Tạo nên bầu không khí thực sự dân chủ trong gia đình.
- Là nền tảng trong mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên.
- Là điều kiện quan trọng để mỗi thành viên phát triển về thể chất và tinh thần.
Câu 3. Xử lý tình huống.

Gia đình ông Nam và bà Mai có 3 người con ( một trai 20 tuổi và hai gái 14 và 10 tuổi)
sinh sống tại TP Lào Cai trong một ngoi nhà cấp 4 trên diện tích 200m2 mà chồng ông đã
mua lúc mới cưới.Khi anh con trai lập gia đình, ông Nam đã quyết định bán nhà, chuyển
về quê sống để lấy tiền cho anh này tổ chức đám cưới và mở quán cà phê. Thấy thế bà Mai
ra sức can ngăn, bà nói:
Tôi còn ít vốn của mẹ tôi để lại, tôi sẽ cho thẳng cả mở quán. Nhà mình ở gần trường , lâu
nay tôi bán hàng tạp hóa cũng kiếm thêm được chút tiền nuôi hai đứa nhỏ, vả lại hai đứa
nhỏ con đang học, quen trường , quen bạn nếu chuyển về quê ảnh hưởng đến các con.
Ông Nam cho rằng mình có toàn quyền quyết định, ông to tiếng:
Tại sao bà có vốn mà không nói với tôi, bà không được pháp làm như vậy? Chuyện bán
nhà, tôi bàn với bà thế thôi chứ tôi quyết định rồi. Tuần trước có người mua, tôi đã đồng ý
bán và nhận tiền đặt cọc rồi. Con gái là con người ta, học hành nhiều làm gì, tôi sẽ cho hai
đứa nghỉ học để bán quán và bế con giúp thằng cả.
(?) Em có nhận xét gì về hành động của ông Nam?
Theo em, ông Nam có được quyền bán ngôi nhà của gia đình không?

GV: Học sinh thảo luận, trình bày kết quả . Sau đó gv phân tích, chốt ý.
Áp dụng các điều luật có liên quan.
Điều 63, Hiến pháp năm 2013 quy định: “ Công dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi
mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình „.
Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:“ Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ
và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình „.
Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.
Tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được
thừa kế riêng, được tặng, cho riêng trong thời kỳ hôn nhân..........
2. Vợ chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.


Điều 94, Luật giáo dục quy định:

Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều
kiện cho con em hoặc người được giám hộ học tập, rèn luyện tham gia các hoạt động của
nhà trường.
Trả lời
Căn cứ vào những quy định trên của pháp luật, hành vi của ông Nam là sai.
Thứ nhất: Ông Nam trách mắng và không cho phép bà Mai có tài sản riêng ( số tiền mà
mẹ bà Mai để lại cho bà) là trái quy định pháp luật (Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình )
Thứ hai: Con trai và con gái trong gia đình đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. Ông
Nam không được phân biệt đối xử giữa con trai và con gái. Ông Nam bắt 2 con gái nghỉ
học là vi phạm Điều 94, Luật giáo dục.
Thứ ba: Ông Nam tự quyết định bán nhà là sở hữu chung của 2 vợ chồng mà chưa được
cho phép của vợ là vi phạm vào Điều 63, Hiến pháp năm 2013 quy định: “ Công dân nam
nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình „.
Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:“ Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ
và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình „.
3. Sơ kết bài học
a. Củng cố: Bài tập trắc nghiệm (bản đính kèm)
b. Dặn dò: Về nhà làm đề cương ôn tập
(?) Bình đẳng giữa ông bà và các cháu có đồng nhất và xóa nhòa rang giới giữa các thế hệ
trong gai đình không? Trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình thực hiện quyền
bình đẳng giữa ông bà và các cháu?
(?) Vì sao phải thực hiện bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình?

Câu 1: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:
A. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết
định công việc lớn trong gia đình.


B. Công viêc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định
các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình.

C. Vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định
các công việc của gia đình.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 2: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:
A. Chỉ có người vợ mới có nghĩa vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và giáo
dục con cái.
B. Chỉ có người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con
và thời gian sinh con.
C. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi
mặt trong gia đình.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 3: Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là:
A. Các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn
nhau.
B. Tập thể gia đình quan tâm đến lợi ích của từng cá nhân, từng cá nhân phải
quan tâm đến lợi ích chung của gia đình.
C. Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ
nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 4: Vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung là:
A. Những tài sản hai người có được sau khi kết hôn.
B. Những tài sản có trong gia đình.
C. Những tài sản hai người có được sau khi kết hôn và tài sản riêng của vợ
hoặc chồng.


D. Tất cả phương án trên.
Câu 5: Ý nghĩa của bình đẳng trong hôn nhân:
A. Tạo cơ sở củng cố tình yêu, cho sự bền vững của gia đình.
B. Phát huy truyền thống dân tộc về tình nghĩa vợ, chồng.

C. Khắc phục tàn dư phong kiến, tư tưởng lạc hậu “Trọng nam, khinh nữ”.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 6: Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng chỉ phát sinh và được pháp luật bảo vệ
sau khi họ:
A.Được toà án nhân dân ra quyết định.
B. Được UBND phường, xã cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
C.Được gia đình hai bên và bạn bè thừa nhận.
D.Hai người chung sống với nhau.
Câu 7: Mục đích của Hôn nhân là:
A.Xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.
B. Thực hiện chức năng sinh con, nuôi dạy con của gia đình.
C. Thực hiện chức năng tổ chức đời sống, vật chất, tinh thần của gia đình.
D. Cả a, b và c.

Đáp án
Câu 1
C

Câu 2
C

Câu 3
A

Câu 4
D

Câu 5
B


Câu 6
D




×