Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

ÔN tập môn văn học Việt Nam thế kỉ 18 đến thế kỉ 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.41 KB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
---------NHỮNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
MÔN: VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỈ XVIII - XIX

ÔN TẬP THI VẤN ĐÁP
CUỐI KÌ

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thu Yến
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quốc Quỳnh – K40.606.038

TP. Hồ Chí Minh, 06/2017

1


Đề cương ôn tập Văn học Việt Nam XVII - XIX

MỤC LỤC

2


Đề cương ôn tập Văn học Việt Nam XVII - XIX
1. Trình bày vấn đề đời sống nội tâm nhân vật trong bài Tự tình 2 của Hồ
Xuân Hương.
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hươngs đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn


Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Trả lời:
- Hồ Xuân Hương, nữ sĩ nổi tiếng thế kỉ XVIII, Xuân Diệu tôn vinh là “Bà
chúa thơ Nôm”
-

Là người đa tài, đa tình, tính cách phóng khoáng và giao thiệp rộng, có rất

-

nhiều bạn văn chương.
Thơ của bà vừa thanh là vừa tục
Đường tình duyên lận đận, mấy lần lấy chồng đều không toại nguyện, vì thế

-

mà bà luôn sống trong tam trạng cô đơn. => Cơ sở để hình thành đời sống nội
-

tâm của nhân vật trong thơ Bà, đặc biệt là trong bài tự Tình 2.
tâm trạng buồn thương của con người trong đêm khuya thì lắng đọng và chốc
chốc lại như dồn như thúc, như chồng chất thêm lên khiến cho lòng càng nặng
trĩu => Nỗi đau đời âm ỉ, dai dẳng thiêu đốt tâm can nữ sĩ bấy lâu nay bật thốt

-

thành lời chua chát, đắng cay

Trơ cái hồng nhan với nước non – nâng tầm mình mới vũ trụ - trơ ra đó với
nước non, có nghĩa là đã chai sạn mọi cảm giác, cảm xúc chứ không phải là trơ
trọi trước cảnh nước non dào dạt sức sống, sức yêu. Đó là tình cảnh và tâm

-

trạng bi đát của nữ sĩ ở giờ khắc đặc biệt này.
Ý thức được thân phận của mình, mượn rượu để quên đi
Con người cô độc, bất hạnh trong thời điểm đó, không gian đó dường như chợt
bừng tĩnh, muốn làm theo rêu theo đá, xiên ngang, đâm toạc tất cả những gì
ngăn trở, ràng buộc, giam hãm, huỷ hoại thân phận mình, cuộc đời mình. Khổ
3


Đề cương ôn tập Văn học Việt Nam XVII - XIX
nỗi, thực tế xã hội với bao dối trá, lạnh nhạt, chưa kể áp bức, bất công… vẫn
nhơn nhơn còn đó. Mà trái tim luôn rạo rực cảm xúc của nữ sĩ đâu có chịu im
-

tiếng
Ý thức được sự tuần hoàn của thời gian trong sự chán ngán, ta nghe như nỗi
hờn giận, đau xót thấm đến tận chân tơ kẽ tóc, đến từng tế bào nhưng nữ sĩ vẫn
không

nguôi

hi

vọng.


- Bài thơ Kể nỗi lòng in đậm dấu ấn cá tính và phong cách thơ Xuân Hương.
Đúng là bài thơ trĩu nặng một nỗi buồn nhưng không hể bi lụy. Cốt cách cứng
cỏi, tâm hổn nhạy cảm và mạnh mẽ đã giúp nữ sĩ vượt qua bao bất hạnh của
cuộc đời. Bài thơ vừa là tiếng lòng riêng của nữ sĩ, vừa lồ tiếng lòng chung của
người phụ nữ trong xã hội phong kiến thuở ấy- Dù buồn đến đâu thì nữ sĩ vẫn
đắm say, thiết tha với cuộc sống.
2. Đoạn thơ sau đây thể hiện tâm sự gì ở người chinh phụ ?
…Lá màn lay ngọn gió xuyên
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm
Hoa giải nguyệt nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng
Trên hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau.
(Chinh phụ ngâm)
Trả lời:
Tâm trạng nhớ nhung sầu muộn của người Chinh Phụ
- Bức tranh thiên nhiên bốn bề được dựng lên trong tâm trạng nhớ thương
Bức tranh thiên nhiên ấy có cảnh gần, cảnh xa (Sâu tường kêu vẳng, chuông
-

chùa nện xa), có âm thanh, sắc màu, có khi sớm, khi muộn...
-

Đây

thực

sự




lối

tả

cảnh

ngụ

tình

khéo

láo

- dòng cuối vẽ nên tâm trạng con người (Trước hoa dưới nguyệt trong lòng
xiết đau), nhưng tấm lòng ấy như đã dài dầu với bao tháng bao năm. Nó
khiến cho nỗi nhớ nhung sầu muộn từng nói ở đoạn thơ trên thêm dằng dặc,
không dứt. Hoá ra, cảnh sắc thiên nhiên kia chỉ là những cung bậc trong nỗi
4


Đề cương ôn tập Văn học Việt Nam XVII - XIX
lòng của người chinh phụ. Từng ấy cung bậc, trong một nỗi lòng, người phụ
-

nữ kia làm sao không héo hắt, mỏi mòn?
Những cảnh biệt li đau khổ khi vợ chồng phải biệt li nhau và sự chờ đợi mỏi
mòn về phương trời xa xăm hình bóng của một con người trong chiến trận đã
được văn học Việt Nam khắc ghi qua những ca khúc ngâm đầy cảm động.

Khúc ngâm Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ đã thể hiện tâm
trạng đau buồn khắc khoải với nỗi cô đơn lẻ loi của người chinh phụ có

-

chồng ra trận.
Phải chăng chính sự giao hòa của thiên nhiên, tạo vật đã đánh thức niềm
khao khát hạnh phúc lứa đôi thầm kín trong lòng chinh phụ bấy lâu?
Nhưng phải chăng cũng bởi thế mà nỗi đau về sự lẻ loi lại quay lại với
nàng mà còn như khơi sâu thêm hơn nữa? Đến thiên nhiên vô tri vô giác
còn có cảm giác hạnh phúc lứa đôi, còn nàng, nàng chỉ có một mình với
một tấm lòng thủy chung chờ đợi chồng nơi khuê phòng này, chờ những
hạnh phúc ái ân sẽ trở về. Cùng với hình ảnh, âm điệu của lời thơ cũng trở
nên tha thiết, nồng nàn như những con sóng của niềm khao khát đang dâng
lên trong lòng người chinh phụ. Đến đây, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã đạt
đến mức điêu luyện. Nếu ở đoạn thơ trên tác giả đã gửi tình vào cảnh thì ở
đoạn sau tác giả đã để cho cảnh gợi tình. Những hình ảnh mĩ lệ của hoa lồng
nguyệt và nguyệt lồng hoa hết sức mĩ lệ đã thể hiện hết sức tế nhị những
khao khát thầm kín và mãnh liệt của người chinh phụ – đó cũng là những
khát vọng trần thế và nhân bản của con người.
3. So sánh hình ảnh con người trách nhiệm trong thơ Cao Bá Quát và
Nguyễn Công Trứ ?
* Giống:
- Cả hai đều là hiện thân “con người trách nhiệm” chịu ảnh hưởng của tinh
thần Nho học
- Cả hai đều có chất ngông, tất nhiên sắc thái ngông là có khác nhau, bởi cả
hai đều là người có tài, và thị tà

5



Đề cương ôn tập Văn học Việt Nam XVII - XIX
- Cả hai đều hăm hở trên con đường công danh, qua con đường cử nghiệp,
nhưng đều lận đận. Nguyễn, đến 1819 mới giành được cái Giải nguyên; năm
sau - ở tuổi 42 mới được nhận Hành tẩu bộ Lễ.
+ Cao giành được Cử nhân năm 1831, ở tuổi 23, suýt được Á nguyên, nhưng bị
soi mói nên phải rơi xuống áp chót. Ba lần trẩy kinh thi Hội đều hỏng; nhưng
văn tài thì lẫy lừng sớm, giới trí thức và quan trường không ai không biết - để có
các truyền ngôn và giai thoại: “Thần Siêu - Thánh Quát”. “Thiên hạ có ba bồ
chữ thì ông chiếm một”... Có lẽ vì thế nên vào đầu triều Thiệu Trị, Cao được gọi
vào Kinh, ở tuổi 33, cũng được nhận chức Hành tẩu bộ Lễ.
+ Nguyễn - quan lộ tuy muộn, với rất nhiều trồi sụt, thăng giáng, “lên voi xuống
chó”, nhưng trong ngót 30 năm Nguyễn cũng có nhiều lúc hanh thông; ở đỉnh
cao danh vọng - đó là lúc nhận ấn Binh bộ Thượng thư kiêm Thự Tổng đốc
Quảng An năm 1836, ở tuổi 58...
-

Cả hai giống nhau ở ý thức dấn thân, nhưng một người đến cuối đời vẫn
là trung thần, còn một người là nghịch tử

-

Hai thái độ sống của người trí thức trong tư chất cá nhân của Kẻ Sỹ.

-

Cả Nguyễn và Cao đều vào đường cử nghiệp và lập công danh trong khởi
đầu của triều Nguyễn.

-


Nguyễn và Cao, cả hai đều có một khởi nghiệp là chức Hành tẩu bộ Lễ;
Nguyễn thì ngay sau khi giành được cái Giải nguyên; còn Cao thì phải
chờ 10 năm sau kết quả thi Hương rồi mới được nhậm, sau 3 lần hỏng Hội
thí.



Khác:
6


Đề cương ôn tập Văn học Việt Nam XVII - XIX
-

So với Cao, Nguyễn là một số phận khác. Lọt được vào cửa quan trường,
Nguyễn có điều kiện thi thố chí kinh bang tế thế của mình, qua các chức
trách được đảm nhiệm.

-

Nguyễn - người đã khẳng định chí nam nhi của mình ở một sự nghiệp
không nhỏ, và được lòng triều đình ở cả hai phương diện xem ra là không
cùng chiều: đánh dẹp khởi nghĩa nông dân và khai khẩn đất hoang cho
dân. Ở hai sự trạng đó, cố nhiên Nguyễn không thể thấy là trái ngược, bởi
“nghĩa quân thân”... Bởi cái ý chí đã được nuôi từ rất sớm: “Ba vạn anh
hùng đè xuống dưới. Chín lần thiên tử đội lên trên”. Bởi cái quan niệm
như đinh đóng cột: “Hay tám vạn nghìn tư mặc kệ, không quân thần phụ
tử đếch ra người”


-

Khác với Cao, Nguyễn không có một sự nghiệp thơ chữ Hán với chỉ 1 bài
được lưu lại. Tất cả, gồm vài chục bài thơ Nôm Đường luật, và trên 60 bài
là hát nói, là ca trù. Với thơ Nôm, thỉnh thoảng Nguyễn có giọng bất bình,
bi phẫn: “Đéo mẹ, nhân tình - đã biết rồi. Nhạt như nước ốc, bạc như
vôi”. “Tiền tài hai chữ son khuyên ngược. Nhân nghĩa đôi đường nước
chảy xuôi”. “Nghe như chọc giận tai làm điếc. Giận đã căm gan mỉm
miệng cười”...

-

Nếu Cao Bá Quát - người từng nuôi ý nghĩ: đã là hoa thì phải là sen, đã là
cây thì phải là lan - với cái chết của mình làm một kết thúc bi kịch của cá
nhân và đánh dấu sự tàn ngược của một thể chế chính trị đã hết tư cách
đại diện cho dân tộc, thì Nguyễn Công Trứ với cái sống “ngoài vòng
cương toả” của mình lại là sự khai mở cho một nhân sinh quan mới, cũng
đã có mầm mống khai sinh trong chính thời đại.

7


Đề cương ôn tập Văn học Việt Nam XVII - XIX
-

Vậy là tuổi trẻ của Nguyễn và Cao đều có chí, và đều có tài. Tài trên
nhiều phương diện đã được Nguyễn thi thố, dẫu còn lâu mới hết công
suất. Tài của Cao chưa có cơ hội thực hiện, vì bị bóp chết từ trong ý
nguyện, bởi những va vấp, xung đột do tính cách bất tuân hoàn cảnh và
người trên. Tài của Nguyễn dồn vào chí kinh bang tế thế, có cái là vì

vua, có cái là vì dân, mà sự đối nghịch của nó ông chưa từng phân
biệt; cho đến cuối đời, hoặc những lúc ở “ngoài vòng cương tỏa” mới tìm
đến thơ văn như một giải thoát; và với khối thơ văn đó, ông tạo được cho
mình một gương mặt mới. Còn Cao, thiếu hoàn cảnh dấn thân, Cao dồn
nội lực tâm nguyện vào văn chương; và nhờ thế kho tàng văn học dân
tộc có được một di sản quý giá; còn cuộc đời riêng của ông thì bị ngắt
cụt giữa chừng.

-

Tài và tình. Nguyễn đã là người góp phần khơi rộng rồi đóng vai trò chủ
chốt trong việc duy trì và khẳng định một thể văn mới trong sinh hoạt văn
chương và nghệ thuật dân tộc. Nguyễn đã tạo một lối rẽ cho con người
được trở về với chính cá nhân mình, chính cái tôi riêng của mình trong
khát vọng hưởng thụ mà hệ tư tưởng chính thống Nho giáo đã bóp nghẹt
và vắt kiệt trong một xã hội phong kiến kéo quá dài trong lịch sử. Cao hậu sinh, nhưng vẫn là người cùng thời với Nguyễn, lại hướng theo một
con đường khác - đó là cái tình trong khuôn khổ thế giới nhân sinh quen
thuộc: gia đình, đất nước, quê hương, bè bạn, đồng liêu và thế giới những
người nghèo khổ luôn là môi trường sống quen thuộc vây bọc quanh ông.
Còn nữa. Khác và hơn Nguyễn, ông còn có được mấy tháng đi “Dương
trình hiệu lực”, nhờ vậy mà tầm mắt được mở rộng, qua những gì được
thấy trong chuyến viễn dương mà có dịp đối sánh với quê nhà, và nhận ra
cái vô vị của văn chương cử tử. Chính vì chống lại nó mà ông đã không
vào được chốn công môn; rồi còn bị hại vì nó. Nhưng văn chương vẫn cứ
phải là phương tiện cho ông giãi bày con người mình, bởi ông là Kẻ Sĩ.
8


Đề cương ôn tập Văn học Việt Nam XVII - XIX
Và sự bất lực của nó rồi sẽ được ông cho thay bằng gươm khi ông quyết

liệt làm giặc. Tìm nguyên nhân dồn ông vào tình thế ấy đã có vài ba giả
thuyết; nay vẫn cần tiếp tục đi tìm. Nhưng dẫu nguyên nhân là gì thì cuộc
đời Cao Bá Quát cũng đã được khẳng định từ hai phương diện: đứng
cùng nhân dân trong một cuộc khởi nghĩa thất bại với cái chết bi
thảm ba họ của mình. Và một sự nghiệp thơ sáng rõ con người tư
tưởng, con người đạo đức, con người nhân cách của ông trong bi kịch
một kẻ sinh bất phùng thời.
-

Còn Nguyễn Công Trứ là sự dấn thân trong những được - mất của
một đời hành động, có được có mất; và cái được lớn là những bài học
nhân sinh rút ra từ bối cảnh một thời đại đối nghịch và thù địch triệt
để đối với tài năng, phẩm giá và lương tâm con người. Một thời đại
khó sống. Cuối cùng, cả hai - hai gương mặt Kẻ Sỹ, dẫu với tất cả mọi
khác biệt, vẫn cứ là hai khối bi kịch, hai nạn nhân của một thời tối tăm, bế
tắc. Cái thời giả định nếu không có sự xâm lược của phương Tây thì cũng
đã chín muồi cho một nhu cầu khẩn thiết phải thay đổi, đang nung nấu
một giải pháp hẳn chắc không khác mấy với phong trào Tây Sơn mà nó đã
tận diệt. Lịch sử nếu đã có một bất ngờ kì diệu với Quang Trung cuối thế
kỉ XVIII, thì biết đâu lại không có một bất ngờ còn lớn hơn vào cuối thế
kỉ XIX nếu không có cuộc xâm lược chóng vánh của chủ nghĩa thực dân
phương Tây.

4. Trình bày tiếng nói ước mơ khát vọng của người chinh phụ trong
Chinh phụ ngâm ?
Trả lời:
- Chinh phụ ngâm khúc là một trong những tác phẩm tiêu biểu được viết bằng
chữ Hán, do tác giả Đặng Trần Côn sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.
Tác phẩm là thi phẩm chủ yếu viết theo lối tập cổ, dài 476 câu thơ
9



Đề cương ôn tập Văn học Việt Nam XVII - XIX
- Chinh phụ ngâm phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi
nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc
lứa đôi của con người. Đó là điều ít được nhắc đến trong thơ văn trước đây
- “Nỗi niềm khao khát hạnh phúc” ở đây nghĩa là những tâm tư, tình cảm,
những khát khao và mong ước về một ý nguyện tươi đẹp được người Chinh
phụ cất giữ nơi tâm tư sâu kín, nó được người chinh phụ cất lên như tiếng nói
đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của mình - đây
là điều ít được nhắc đến trong thơ văn trước đây, đồng thời nó cũng là mong
muốn tha thiết rằng người chồng, người trượng phu có thể bình an mà trở về
bên mình, phải chăng nó cũng là những lời tố cáo và lên án chiến tranh phi
nghĩa đã làm nên những cuộc chia ly.
- Nỗi niềm khao khát hạnh phúc gắn liền với ý thức và con người cá nhân
+Ý thức con người cá nhân trong văn học là sự phản ánh cái tôi của tác giả,
là sự giãi bày, diễn tả thế giới tư tưởng, tình cảm riêng của tác giả. Nói cách
khác, ý thức con người cá nhân trong văn học chính là sự tự khắc họa tâm tư,
tình cảm, ý chí của tác giả được thể hiện thông qua những tác phẩm mà họ sáng
tác
+ “Thứ nhất, con người cá nhân với ý thức khẳng định vẻ đẹp và tài năng
của mình: thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn
Khuyến,
+ Thứ hai, con người cá nhân với nhu cầu bộc lộ tình cảm riêng tư, tâm sự
u ẩn: Thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, cá nhân vật trong Truyền kỳ mạn
lục (Nguyễn Dữ), ….
+ Thứ ba, con người với khát vọng tự do, bình đẳng, khát vọng tình yêu và
hạnh phúc: thể hiện tiêu biểu trong các ngâm khúc hình thức song thất lục bát
như Chinh phụ ngâm khúc (bản dịch của Đoàn Thị Điểm?); Cung oán ngâm
khúc (Nguyễn Gia Thiều), Ai tư vãn (Lê Ngọc Hân); Tự tình khúc (Cao Bá

Nhạ), Thu dạ lữ hoài ngâm (Đinh Nhật Thận), Bần nữ thán (khuyết danh), +
Thứ tư, cảm hứng hành lạc và khát vọng nhu cầu trần thế của con người cá
10


Đề cương ôn tập Văn học Việt Nam XVII - XIX
nhân cao hơn khát vọng tự do, khát vọng tự khẳng định vẻ đẹp hình thể, trí tuệ
của mình, văn học Việt Nam trung đại những năm cuối thế kỷ XVIII đến hết TK
XIX còn thể hiện cảm hứng hành
Nỗi niềm khao khát hạnh phúc gắn liền với ý thức cá nhân trong Chinh

-

phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm có thế thấy rằng: Người Chinh phụ
luôn có sự ý thức cá nhân về chính bản thân mình, nó là sự ý thức về về
nhan sắc, phẩm hạnh, về vai trò, vị trí của mình đối với chồng và gia
đình, nó được gắn liền với những nỗi niềm khao khát về tuổi trẻ, hạnh
phúc và công danh sự nghiệp.
Ý thưc về cái tôi và con người cá nhân giữ một vai trò đặc biệt quan trọng

-

trong nội dung văn học trung đại đặc biệt là giai đoạn văn học thế kỉ
XVIII – XIX, nó đã phản ánh một cách khách quan và sinh động nhất về
những chuyển biến của thời đại và đặc biệt và những chuyển biến về tâm
tư , tình cảm nơi con người được thể hiện qua các sáng tác văn chương
Gắn liền với ý thức về tuổi trẻ: Nhìn dòng thời gian chảy trôi, nàng “oán
sầu” cho tuổi trẻ của mình. Nàng cảm thấy cô đơn, lẻ bóng, tiếc nuối cũng không
làm được gì. Từ “một – một” lại càng nhấn mạnh, làm tăng cảm giác lẻ loi của
nàng.

Nàng vẫn hy vọng níu kéo tuổi xuân của mình:
“Thiếp xin chàng chớ bạc đầu
Thiếp xin giữ mãi lấy màu trẻ trung”
Tuổi thanh xuân là khoảng thời gian tươi đẹp nhất của một người nữ nhi
nhưng nàng lại phải chịu cảnh xa chồng, chăm sóc mẹ già, nuôi dạy con thơ. Tác
giả dường như rất thấu hiểu, cảm thông cho nàng mới có thể viết nên những vần
thơ chan chứa này, nó góp phần vẽ nên hình ảnh một người phụ nữ Công – dung
– ngôn – hạnh và đầy cao quý trong xã hội loạn lạc thời bấy giờ.
-

Gắn liền với ý thức về tình yêu và hạnh phúc:
Cái nhìn về công danh, sự nghiệp

11


Đề cương ôn tập Văn học Việt Nam XVII - XIX
-

Người chinh phụ chán ghét, oán hận chiến tranh, nhưng vẫn sẵn sàng
tham gia chiến tranh, một khi cần bảo vệ hòa bình. Như thế, Chinh phụ
ngâm khúc biểu lộ những “bất đắc kì bình tắc minh” của nhân vật chinh
phụ đối với chiến tranh, tư tưởng oán ghét chiến tranh, cùng tiếng nói đòi
hỏi giải phóng tình cảm cá nhân, đòi hỏi cho con người được quyền sống
cuộc đời tự do, vui hưởng hạnh phúc lứa đôi trong bối cảnh đất nước an
bình.

5. Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về bài thơ Làm lẽ của Hồ
Xuân Hương?
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười họa chăng hay chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn mướn không công
Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong.
Trả lời:
-

Hồ Xuân Hương, con người có sức sống mãnh liệt, có ý thức cá nhân sâu
sắc, khao khát hạnh phúc lứa đôi lại rơi vào tấn bi kịch đau lòng nhất của

-

người phụ nữ : làm lẽ.
Bà là đứa con của một người vợ lẽ . Rồi chính bà lấy chồng hai lần , cả hai
lần đều làm lẽ. Tất cả những thảm cảnh làm lẽ của mẹ bà, của bà và của
bao người đàn bà bất hạnh khác trong chế độ đa thê đáng nguyền rủa dưới
chế độ phong kiến đã dồn nén lại thành một khối thuốc nổ: bài thơ LÀM
LẼ . Bài thơ có sức công phá ghê gớm vào chế độ đa thê, lớn tiếng đòi
quyền sống , đòi hạnh phúc lứa đôi cho người phụ nữ:
12


Đề cương ôn tập Văn học Việt Nam XVII - XIX
“ Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng.
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không

Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công,
Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong.”
Hồ Xuân Hương bị dồn nén bị ấm ức với kiếp làm lẽ nên thơ mở lời đã
bung nổ:
“ Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”
Câu thơ mở đầu rơi thẳng vào sự bất công trong hôn nhân , trong tình
cảm “ Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng” thì thật là tài tình . Hình tượng thơ gợi
ngay đến chuyện buồng the, chăn gối, hạnh phúc lứa đôi vợ chồng. Và sự bất
công giữa vợ cả, vợ lẽ hiện ra như núi đôi và vực thẳm. Kẻ “ Đắp chăn bông”
ấm áp bao nhiêu thì kẻ “ nằm suông ngoài nhà” lạnh bấy nhiêu. Mà cái lạnh của
thể xác chưa thấm vào đâu với cái lạnh tinh thần , lạnh trong lòng, “ lạnh lùng”.
Hồ Xuân Hương đã chửi thẳng vào cái kiếp lẽ mọn, chung chạ:
“ Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”
Chửi cả bằng lời và bằng nhạc, câu thơ bảy chữ thì có bốn thanh
trắc, (dấu sắc - chán, cái, kiếp, lấy) sắc như gươm. Nhưng chửi rồi vẫn còn
nguyên nỗi đau, ấy là “ cái kiếp lấy chồng chung”. Chung cái không thể nào
chung được , có đáng nguyền rủa không? Ca dao cũng đã cự tuyệt cảnh “ chồng
chung”:
“ Đói lòng nằm gốc cây sung
Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng”
13


Đề cương ôn tập Văn học Việt Nam XVII - XIX
Mà sao Xuân Hương là bậc trí giả mà không đủ sáng suốt để hai
lần đều lâm vào cảnh “ chồng chung”? Đó chính là chỗ đáng thương của người
phụ nữ. Vì khao khát hạnh phúc lứa đôi nên biết rằng mình làm lẽ chẳng ra gì

nhưng vẫn không “ đừng” được.
Nữ sĩ Xuân Hương , nạn nhân của chế độ đa thê đã nói huỵch toẹt
những bi thảm trong buồng the của “ kiếp lấy chồng chung”:
“ Năm thì mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không”
Nhà thơ đã dồn hai thành ngữ “ năm thì mười họa” và “ gặp chăng hay
chớ” thành một câu thơ lấp lửng thật hay: “ Năm thì mười họa hay chăng chớ”.
Câu thơ Đường đã trở thành câu thơ thuần Việt diễn tả sự thưa thớt , họa hoằn
của hành vi ái ân giữa chồng với vợ lẽ. Có thể gọi ngôn ngữ Hồ Xuân Hương
trong trường trong trường hợp này là ngôn ngữ mờ, diễn đạt mờ vì là chuyện
khó nói. Vậy mà ai cũng hiểu, tài hoa Xuân Hương chính là ở đấy. Cách đây hơn
trăm năm giữa một xã hội khô cứng, đạo đức giả mà có một phụ nữ đã nói to lên
khát vọng của da thịt , của ái ân, của yêu đương thì phải nói là Hồ Xuân Hương
đã đi trước thời đại rất xa. Có lẽ vì thế mà những thanh niên Pháp ngày nay đọc
Hồ Xuân Hương đã cả quyết rằng nàng thơ đang sống cùng thời với họ!
Hồ Xuân Hương là người đàn bà có ý thức cá nhân sâu sắc, có bản lĩnh,
lịch lãm mà vẫn không thoát khỏi tấn bi kịch này không thuộc về phần ý thức,
bản lĩnh, hay trí tuệ mà thuộc vào điều sâu thẳm trong tâm hồn của người đàn bà
,mà Xuân Hương lại đàn bà hơn bất kì người đàn bà nào trên cõi đời này. Hãy
lắng nghe nhịp tim đau đớn của người đàn bà đáng thương đáng kính này:
“ Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công”
Chỉ có Xuân Hương mới đủ can đảm và đủ tài hoa để vớ một thành
ngữ mà lí giải hành vi dẫn đến bi kịch hôn nhân . “ Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm”,
14


Đề cương ôn tập Văn học Việt Nam XVII - XIX
từ hành vi vật chất, hiện tượng vật chất, tác giả gợi đến hành vi tinh thần , tâm
trạng của một kẻ lẽ mọn. Từ cái mùi “ hẩm” đến “ buồn nôn” của xôi, nhà thơ đã

gợi đến sự hẩm hiu của cảnh “ chồng chung”. Cách cụ thể hóa cái trừu tượng
như vậy rất gần với thi pháp dân gian. Vì khát vọng một chút hạnh phúc lứa đôi
nhỏ nhoi mà người đàn bà phải hạ mình “ cố đấm ăn xôi” , nhưng nhập cuộc
rồi , người vợ lẽ mới nhận ra bản chất xấu xa của chế độ đa thê:
“ Cầm bằng làm mướn, mướn không công”
Vợ lẽ chẳng qua là một người “ làm mướn”, một người ở, mà còn tệ
hơn người làm mướn là “ mướn không công”. Thật là hẩm hiu, tủi nhục. Những
điệp từ “ xôi, xôi”, “ mướn, mướn” tạo ra âm điệu day dứt, đay nghiến , uất hận
của kiếp làm lẽ.
Bài thơ kết thúc bằng lời tự nhủ chua chát:
“ Thân này ví biết dường rày nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong”
Đây là một cách nhận thức lại, không hình ảnh, không bóng bẩy, chỉ
phô diễn trực tiếp ý tưởng của một đời làm lẽ. Người đàn bà thuộc vào hàng trí
giả như Xuân Hương cũng không thể hình dung hết những điều cay nghiệt của “
kiếp lấy chồng chung”. Bà ngậm ngùi mà nghĩ rằng “ Thà trước thôi đành ở vậy
xong”. Người đàn bà với thiên chức làm vợ, làm mẹ mà “ ở vậy” là bi thảm nhất,
vậy mà làm lẽ lại còn bi thảm hơn. Thế mới càng thấy “ kiếp lấy chồng chung”
cay nghiệt đến chừng nào!
Bài thơ “ Làm lẽ” hay ở tình cảm chân thành , nồng nàn, tư tưởng
sâu sắc, tinh thần phản kháng quyết liệt. Nghệ thuật diễn đạt tài tình, những điều
khó nói của “ kiếp lấy chồng chung” nhà thơ đã nói một cách thanh tao, gợi cảm.
Những thành ngữ tiếng Việt đã chắp cánh cho thơ Xuân Hương , thuần hóa thơ
Đường thành một hình thức thơ giàu âm điệu dân tộc.
Với bài thơ “ làm lẽ”, chế độ đa thê của xã hội phong kiến đã bị
một đòn chí mạng. Đã nói lên những bất công trong chế độ đa thê, để đòi quyền
15


Đề cương ôn tập Văn học Việt Nam XVII - XIX

sống, quyền hạnh phúc lứa đôi. Hồ Xuân Hương đã phải trả giá cả cuộc đời
mình. Cho nên càng nghĩ càng cảm thấy yêu mến, kính nể Hồ Xuân Hương,
người đàn bà kì bí - “ bà chúa thơ nôm” ( Xuân Diệu) trong nền văn học của
nước nhà.
6. Trình bày vấn đề tình yêu trong truyện Truyện Kiều của Nguyễn Du ?
Trả lời:
7. Trình bày ý kiến của bạn về Buổi chia tay trong Chinh phụ ngâm ?
Trả lời:
Buổi chia tay trong chinh phụ ngâm vô cùng bị rịn. Ta chỉ cần biết
"chàng" chinh chiến xa xôi lắm. Và chính "thiếp" thì cũng chỉ cần biết có thế
thôi.
Chinh phu ra đi oai hùng:
"Chí làm trai dặm nghìn da ngựa.
Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao.
Giã nhà đeo bức chiến bào.
Thét roi cầu Vị ào ào gió thu".
Rồi đoàn quân đi trong một không gian mênh mông, mây núi chập chùng,
cũng rất hùng! Nhưng người hùng cảnh hùng không làm quên được việc đi mà
không biết ngày về, thực ra không biết có ngày về hay không. Tự nhiên, buổi
tiễn đưa hết sức bịn rịn. Bịn rịn không lâu hóa "ngẩn ngơ":
"Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng.
Hàng cờ bay trông bóng phất phơ.
Dấu chàng theo lớp mây đưa.
Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà".
Chinh phụ ngẩn người một lúc, rồi cũng cất bước:
"Chàng thì đi cõi xa mưa gió.
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn"
16



Đề cương ôn tập Văn học Việt Nam XVII - XIX
Người đi kẻ về, chốc chốc:
"Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy.
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một mầu.
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai!"

8. Buổi chia tay trong “Chinh phụ ngâm” là một buổi chia tay thấm
đượm nỗi buồn.
Trả lời:
- Buồn là bởi khi chia tay chồng ra chiến trận thì người chinh phụ vẫn cảm
thấy tự hào với mọi người về chồng của mình đẹp đẽ, ụy nghi, như một
trang dũng tướng, nổi bật giữa đoàn quân: “Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in”, mà nàng chưa nhận ra được sự uy
nghi, trang dũng tướng đó là đang thực hiện cho một cuộc chiến tranh phi
nghĩa chứ không có tự hào hay vinh quang gì hứa hẹn ở phía trước cả, tất
-

cả đều là hư vô.
Buồn nhất là thân phận người thiếu phụ ở lại khi chồng đã ra chiến trận, ở

-

lại với thân phận nuôi mẹ già và con nhỏ.
Buồn không chỉ là cảnh vợ chồng phải lâm vào hoàn cảnh chia tay tan tác,
mà buồn nhất là buồn cho người chinh phụ, bởi nàng sẽ phải sống trong
cảnh xa chồng nơi chinh chiến. nàng đã phải day dứt khi chia tay chồng,
buồn mà cảnh vật có hiểu cho, có soa dịu được nỗi buồn trong lòng người

chinh phụ.

 Như vậy, theo ý kiến cá nhân, thì cảnh chia tay trong “Chinh phụ ngâm” là
một khung cảnh mang đậm nỗi buồn, từ người cho đến cảnh vật, và nỗi
buồn không đơn thuần là chỉ nói đến nỗi buồn chia tay chồng của người
thiếu phụ (buồn vì phải sống trong cô đơn, nuôi mẹ già và con nhỏ),
nhưng đồng thời còn là nỗi buồn vì người thiếu phụ đang lầm tưởng về
17


Đề cương ôn tập Văn học Việt Nam XVII - XIX
cuộc chia tay này rồi sẽ hứa hẹn một tương lai tươi sáng khi chồng chiến
thắng trở về mà nàng không hay biết đó đang là một cuộc chiến phi nghĩa.
9. Bài thơ Thiếu nữ ngủ ngày của Hồ Xuân Hương nêu lên vấn đề gì ?
Mùa hè hây hẩy gió nồm đông
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng
Lược trúc chải cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Đôi gò bồng đảo hương còn ngậm
Một lạch đào nguyên suối chữa thông
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Đi thì cũng dở ở không xong.
Trả lời:
- Bài thơ tạo dựng được một tình huống trớ trêu, kịch tính song cũng rất thơ.
Một anh chàng nho sinh người xưa định danh chung là "quân tử" vô tình trông
thấy cảnh tượng cô thiếu nữ ngủ ngày. "Nam nữ thụ thụ bất thân", lễ giáo phong
kiến khắt khe không cho phép anh chàng thư sinh tự tiện chiêm ngưỡng cái "toà
thiên nhiên" trong thấp thoáng yếm áo ấy, lễ giáo đẩy anh đi nhưng vẻ đẹp thanh
tân của người thiếu nữ, vẻ đẹp của bức hoạ loã thể nửa vời kéo anh lại. Làm sao
một chàng trai tuổi xuân rũ áo bỏ đi cho được khi trước mắt anh ta lồ lộ "một toà
thiên nhiên" nửa kín nửa phô bầy, phô bầy không phải do người con gái cố ý mà
do sự vô tình, do ngọn gió nồm mơn trớn da thịt, do giấc ngủ ngày chợt đến nên

vẻ đẹp càng tự nhiên, càng khiến người trai mê đắm hơn.
- Hai câu đầu có thể gọi là thơ kể, ngoại trừ hai từ "thiếu nữ" chỉ cô gái và từ
"đông" chỉ phương hướng thuộc từ gốc Hán Việt, song cũng xem như Việt hoá
lâu đời, còn lại là từ thuần Việt.

18


Đề cương ôn tập Văn học Việt Nam XVII - XIX
Mùa hè hây hẩy gió nồm đông
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng
Từ láy "hây hẩy" chỉ ngọn gió sống động, từ thuần Việt "gió nồm", cách nói
"giấc nồng" chỉ giấc ngủ say khiến cho lời thơ - kể vừa dân dã lại vừa hóm hỉnh.
- Giấc ngủ trưa hè chợt đến đã làm xô lệch một cách đáng yêu cái yếm trên thân
hình thiếu nữ. Qua hai câu thơ:
Lược trúc biếng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Người ta có thể tưởng tượng ra sự xô lệch đáng yêu ấy. Hai từ cổ " nương long"
chỉ phần ngực của người con gái, liên tưởng đến câu thành ngữ "Nương long
mỗi ngày một cao - Má đào mỗi ngày một đỏ".
- Vẻ thanh tân của cô gái được hai câu thơ sau nói ra bằng hình ảnh ước lệ:
Ðôi gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch đào nguyên suối chửa thông
Hình ảnh ẩn dụ ấy buộc người thưởng thức thơ Bà Chúa thơ Nôm liên tưởng đến
thực tế trần tục nhưng không dung tục. Mỹ từ "đào nguyên" - suối hoa đào, gợi
nhớ tích xưa Lưu Nguyễn lạc thiên thai và "bồng đảo" - chỉ khuôn ngực thanh
tân, có lẽ nhằm ca ngợi vẻ đẹp trinh nguyên của cô thiếu nữ ngủ ngày.
- Vẻ đẹp ấy đã khiến cho chàng nho sinh xưa lâm vào cảnh huống tiến thoái
lưỡng nan:
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt

Ði thì cũng dở ở không xong

19


Đề cương ôn tập Văn học Việt Nam XVII - XIX
Từ láy thuần Việt "dùng dằng" có lẽ là biến âm của "nhùng nhằng" chỉ tình thế
quanh quẩn, khó quyết định dứt khoát. Còn từ "dở" ở đây có lẽ không nhằm chỉ
tình trạng xấu, kém mà hiểu rộng từ ngữ cảnh thơ là sự tiếc rẻ. Không có sự
phân thân nào lại được biểu trưng sinh động như thế giữa một bên là sự sống
hồn nhiên, đòi hỏi tự nhiên của tuổi trẻ bằng nghịch cảnh: chàng nho sinh đứng
trước cô thiếu nữ ngủ ngày của Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
 Bài thơ “Thiếu nữ ngủ ngày” nói lên vẻ đẹp trinh nguyên của người thiếu
nữ, đó là một vẻ đẹp trần tục nhưng không dung tục. Bởi tất cả những vẻ đẹp
được miêu tả ở người phụ nữ đều miêu tả với những từ ngữ rất sắc sảo. Đồng
thời bên cạnh đó cũng thấy được mặc dù người thiếu nữ ngủ ngày nhưng vẫn
toát lên vẻ đẹp hồn nhiên của một người thiếu nữ.
10.Câu thơ sau đây thể hiện điều gì ?
…Thân này uốn éo vì duyên
Cũng cam một tiếng thuyền quyên với đời
(Cung oán ngâm)
Trả lời:
-

Ở đây là lời than trách của người phụ nữ. Lúc đầu làm cung nữ trong triều
đình, về sau bị vua ruồng bỏ và muốn trở về cảnh nghèo xưa mà sống

-

nhưng vẫn không được.

Và nàng nhận thấy rằng bản thân mình giờ thì phải “uốn éo” vì chữ
“duyên”, mà uốn éo là là một từ thể hiện sự cố ý làm cho mềm mại, duyên

-

dáng nhưng trông quá đáng không tự nhiên.
Và cái “duyên” là nói đến cái “thiên mệnh” mà trời đã định sẵn cho mỗi
người. Người cung nữ cảm thấy sống không được hạnh phúc và bình an
trong cái “duyên” mà trời đã định cho bản thân mình, nên nàng thấy vì
chữ “duyên” mà trời đã định khiến thân nàng phải sống đến “uốn éo”.
Nhưng vì thân phận của người cung nữ đã trong tay vua thì sống chết là
do vua quyết nên không còn cách nào khác là cam chịu. Và đó như là một
20


Đề cương ôn tập Văn học Việt Nam XVII - XIX
số phận đã định sẵn cho những người phụ nữ có “duyên” là “thuyền
quyên” nên người phụ nữ chỉ còn biết chấp nhận.
 Như vậy qua câu thơ thấy dược thân phận buồn tủi của người cung nữ
phải đành chấp nhận sự buồn tẻ và chôn vùi tuổi xuân trong chốn hoàng
cung, và chấp nhận nó như một số phận định sẵn cho người con gái
“thuyền quyên”.
11.Câu thơ sau đây thể hiện điều gì ?
Quản bao miệng thế lời chênh lệch
Không có nhưng mà có mới ngoan
(Cả nể - Hồ Xuân Hương)
Trả lời:
Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ chửa hoang là một tội tày đình. Họ
coi người phụ nữ mà đã thông gian thì đã mất hết cả liêm sỉ. Với Hồ Xuân
Hương, bà quan niệm đó không phải là tội lỗi mà đó chỉ là cô gái không may có

mang với người yêu của mình nhưng không được xã hội chấp nhận. Tác giả
đứng về phía người con gái mà dùng ý một câu ca dao: "Không chồng mà chửa
mới ngoan; Có chồng mà chửa thế gian sự thường"! Phụ nữ luôn giàu đức hi
sinh, người phụ nữ trong thơ Xuân Hương cũng vậy, dám sẵn sàng chấp nhận,
đương đầu với tất cả và tuyên chiến với lễ giáo phong kiến bằng lời lẽ hùng hồn
đanh thép:
Quản bao miệng thế lời chênh lệch
Không có, nhưng mà, có mới ngoan
Trong những vần thơ của mình Hồ Xuân Hương luôn đem đến cho những
người phụ nữ bất hạnh những lời động viên, muốn đem đến cho họ một nụ cười,
giúp họ có nghị lực sống và chống chọi với cuộc sống.
Bà nhìn sự việc với thái độ cảm thông, khoan dung đại lượng với cảnh ngộ
không may của người phụ nữ

21


Đề cương ôn tập Văn học Việt Nam XVII - XIX
Qua đó ta thấy, Xuân Hương không chỉ có cảm thông và bênh vực mà bà
còn hết sức đề cao và ngợi ca họ. Bà tìm thấy vẻ đẹp thật sự chân chính của họ.
Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương không chỉ đẹp về ngoại hình mà họ
còn mang những phẩm chất vô cùng cao quý.
 Phụ nữ không chồng mà chửa từ xưa đến nay vẫn bị người đời nhìn với
ánh mắt nhiều dị nghị, khinh miệt. Thời các cụ, không chồng mà chửa là
chuyện tày trời, không thể chấp nhận, phải chịu bao nhiêu miệng đời gièm
pha, bàn tán vì họ cho rằng con gái không chồng mà chửa là người con gái
hư hỏng, quan niệm không chỉ ở xã hội xưa mà ngay cả thời nay quan
niệm đó vẫn tồn tại mà không hề lay chuyển.
 Nhưng Hồ Xuân Hương rất bạo dạn, cùng là phận đàn bà với nhau, bà đã


lên tiếng đứng về người phụ nữ, nói rất trào phúng, rằng “ không có
nhưng mà có mới ngoan”, ta có thể hiểu rằng người chưa chồng mà chửa
thế mới ngạc nhiên, mới là “ngoan”, là khác chứ người phụ nữ có chồng
mà chửa thì đó là chuyện quá đỗi bình thường, không có gì đặc biệt,
chuyện thế gian ai cũng như vậy.

12.Tình cảm đối với gia đình được thể hiện như thế nào trong thơ Cao Bá
Quát ?
Trả lời:
Là bậc quốc sĩ trọn đời lo lắng về đất nước, ông đồng thời là người của quê
hương, là con, là chồng, là cha trong một gia đình Việt Nam bình thường với
những tình cảm vô cùng thắm thiết. Ông thú nhận ông không thuộc hạng “thánh
nhân vong tình”:
Vong tình riêng những thẹn không hay,
Vui, xót, lòng ta rộn bấy chầy.
Mảnh kính còn phong niềm biệt cũ,
22


Đề cương ôn tập Văn học Việt Nam XVII - XIX
Ngọn đèn không tỏ mối sầu tây.
Hồn quê bên gối ba canh dõi,
Hoa tuyết trong khăn một tối dày…
(Từ biệt người nhà…) – Nguyễn Văn Bách dịch
Đối với gia đình gồm cha mẹ, anh chị, vợ con, CBQ một lòng kính trọng và
thương yêu. Cuộc sống rày đây mai đó khiến cho ông không có dịp kề cận gia
đình, nhưng lúc nào ông cũng nhớ thương lo lắng. Khi bị bắt, ông luôn nghĩ về
cha mẹ:
Ngục tối tấc gang ngóng cửa trời
Cô thần đẫm lệ chịu đòn roi

Cầu nhân chẳng được gây nên hoạ
Đồng bệnh thương nhau luỵ đến người
Mưa gió năm canh gần quỉ chửa
Đao thương bốn vách bạn ma rồi
Mộng quê vời vợi làm sao được
An ủi cao đường biết cậy ai
(Ngày 7 tháng 9 tống giam nhà tù Trấn Phủ vì vụ trường thi) – Trương Việt Linh
dịch
Là “lữ khách xa nhà”, nhà thơ đã bao phen phải “thổn thức gan vàng” mỗi
khi được nghe chuyện quê hương, làng xóm, gia đình của mình:
Lặng lẽ nhìn nhau gạt lệ dồn,
Rì rầm chưa dứt chuyện trong thôn.
Cha già mạnh khoẻ thương con vắng,
Bé dại mừng vui biết bố còn…
(Thấy người ngoài Bắc vào, nhân hỏi chuyện quê) – Hoá Dân dịch
Sau khi bị nếm đủ mùi cay đắng của cuộc đời, thoát cảnh gông cùm, ông lê
gót trở về quê hương và “ngã vào lòng gia đình” như sau:
Mái tóc bơ phờ sự chẳng dè,
23


Đề cương ôn tập Văn học Việt Nam XVII - XIX
Trở về nay lại thấy làng quê.
Điếm Cây gạo đó sương vừa ngớt,
Hồ Ngựa trời đây nắng chửa hoe.
Hàng xóm xôn xao dồn chuyện hỏi,
Mẹ già mừng tủi thấy con về.
Đời gian nan mãi từ nay hối,
Bàn chuyện xa nhà dạ những e.
(Về đến nhà) – Nguyễn Văn Tú dịch

Những vần thơ ông dành cho vợ thật là âu yếm nhưng thường là tràn đầy
nước mắt vì vợ chồng ông phải hứng chịu biết bao nghịch cảnh khe khắt nhất
của cuộc đời:
Cửa cài lất phất đêm mưa,
Ngọn đèn khi tỏ khi mờ, lặng không!
Người viễn tái, kẻ cô phòng,
Tương tư ai chẳng não lòng như ai!
(Mưa dầm suốt đêm cảm tác) – Hoàng Tạo dịch
Không phải chỉ trong lúc xa cách, mà ngay cả trong lúc gần gũi , giữa ông
và vợ con cũng có mối tình âu yếm mặn nồng:
Tựa gối vợ đần tung tóc chải,
Lôi tay con nhỏ ngã đầu nằm.
Cười xòa nào biết nhàn chưa được,
Một ấm chè suông cảnh lão tăng.
(Trong lúc bệnh- Nguyễn Quý Liêm dịch )
Cao Bá Quát cũng có những bài thơ viết về con cái mà ngày nay đọc lại,
chúng ta vẫn thấy cảm động:
Đôi trẻ nhà ai đó
Thỏ thẻ bước khoan thai.
Quên tình nào mấy kẻ?
Ta nhớ con ta hoài,
24


Đề cương ôn tập Văn học Việt Nam XVII - XIX
Khi quấy mẹ, kêu đói,
Lúc học ông, vái người…
(Nỗi nhớ) – Hoá Dân dịch
Qua những phân tích trên, chúng ta thấy: Cao Bá Quát đích thực là một con
người viên mãn và ưu việt trước khi là nhà thơ. Và chính sự viên mãn, ưu việt ấy

đã quyết định tính ưu việt của thơ ông, đã khiến ông được đời suy tôn bằng một
danh hiệu cao quí “Thánh Quát”! Bất luận viết về đề tài nào, thơ Cao Bá Quát
cũng chứa chất cái “hồn” và cái khí lực rất mạnh mẽ của tinh thần ông.. Cao Bá
Quát đã đi trước thời đại mình đến gần một thế kỉ! Thiên tài thơ của ông thật
đáng khâm phục biết bao! Chúng ta chỉ có thể hiểu được thơ Cao Bá Quát trên
cơ sở tìm hiểu bản chất con người ông và lịch sử cuộc đời ông. Con người ông,
đời ông là một với thơ ông và quyết định phẩm chất thơ ông cả về nội dung lẫn
nghệ thuật.
13.Cuộc đời Cao Bá Quát?
Trả lời:
• Thân thế:
-Cao Bá Quát là một nhà thơ lỗi lạc đồng thời là một lãnh tụ của phong trào
nông dân khởi nghĩa ở giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX.
- Tự là Chu Thần (bậc thần tử của nhà họ Chu), hiệu là Cúc Ðường, Mẫn
Hiên. Ông là người làng Phú Thọ, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.
- xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo. Thân sinh của ông sống vào
thời kỳ Lê mạt, xã hội loạn lạc nên ông không đi thi để ra làm quan mà chỉ sống
bằng nghề dạy học.
-Ngay từ nhỏ, ông đã là một người thông minh, học giỏi và bản lĩnh. Tương
truyền năm 14 tuổi ông đã lều chõng đi thi Hương nhưng không đỗ, tám năm
ông mới đỗ thứ hai kỳ thi Sau đó ba lần Cao Bá Quát đi thi hội ở kinh đô nhưng
không đậu, trượt mãi. Mặt khác ông vốn là người tự do, phóng túng nên không
chịu viết văn theo khuôn phép trường thi.
25


×