Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

chu de cau tuc te bao nhan thuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.56 KB, 8 trang )

CHỦ ĐỀ
CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC (2 tiết)
Mục tiêu
- Trình bày được cấu trúc và chức năng các bào quan trong tế bào nhân thực.
- Chỉ ra được sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của các loại bào quan.
- So sánh được cấu trúc siêu hiển vi của tế bào thực vật và tế bào động vật.
- Phân tích được mối quan hệ giữa các bào quan.
- So sánh được cấu trúc siêu hiển vi của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
- Giải thích: nòng nọc mất đuôi như thế nào? Những người ghép các mô, cơ quan
nội tạng từ người này sang người khác phải uống thuốc suốt đời.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát hình tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, các bào
quan; phân tích, so sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế
bào thực vật.
- Thấy rõ tế bào là một thể thống nhất.
- Củng cố niềm tin vào khoa học, xây dựng tư duy biện chứng
1. Hoạt động khởi động
Quan sát hình và trả lời câu hỏi bên dưới:

H1. Trực khuẩn
H2. Tế bào nhân thực
- Nêu điểm giống và khác nhau của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
- Các bào quan có cấu trúc như thế nào và giữ chức năng gì trong tế bào?
2. Hoạt động hình thành kiến thức
2.1. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực
Quan sát H.2, em hãy cho biết tại sao gọi là tế bào nhân thực? So sánh tế bào thực
vật và tế bào động vật.
2.2. Màng sinh chất (MSC)
Đọc thông tin, quan sát hình và trả lời câu hỏi bên dưới:
MSC có cấu tạo gồm 2 thành phần chính là photpholipit và protein. Ngoài ra, ở tế
bào động vật và người MSC còn có nhiều phân tử colesteron làm tăng ổn định của



MSC. Các protein của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất
ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài. Có thể nói,
MSC như bộ mặt của tế bào và các thành phần của MSC như protein, lipoprotein và
glicoprotein làm nhiệm vụ như các giác quan (thụ thể), cửa ngõ (kênh) và những dấu
chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào.

H3. Cấu trúc MSC
- MSC được cấu tạo từ những thành phần nào?
- Tại sao nói MSC có cấu trúc khảm động?
- Cấu trúc khảm động của MSC có ý nghĩa gì đối với tế bào?
- Vì sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người khác thì cơ thể người
nhận lại có thể nhận biết các cơ quan lạ đó?
2.2. Nhân tế bào
Quan sát hình và đọc đoạn thông tin bên dưới em hãy nêu cấu trúc và chức năng
của nhân tế bào.

H4. Nhân tế bào
Nhân tế bào phần lớn có hình cầu với đường kính khoảng 5um, được bao bọc bởi 2
lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc gồm ADN liên kết với
protein và nhân con.


Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân của tế bào trứng ếch thuộc loài A, sau
đó lấy nhân của tế bào sinh dưỡng của loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm,
ông đã nhận được các con ếch con từ các tế bào đã được chuyển nhân. Các con ếch
con này có đặc điểm của loài nào? Giải thích?
2.4. Tế bào chất
Chia nhóm 5-6 HS, đọc thông tin bên dưới hoàn thành PHT.
Tế bào chất của tế bào nhân thực có các hệ thống màng chia tế bào thành các xoang

riêng biệt. ngoài ra còn có nhiều bào quan có màng bao bọc.
Lưới nội chất là một hệ thống màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống các ống và
xoang dẹp thông với nhau. Lưới nội chất hạt có đính các hạt riboxom, một đầu được
liên kết với màng nhân, đầu kia nối với hệ thống lưới nội chất trơn, có chức năng
tổng hợp protein tiết ra ngoài tế baò, protein cấu tạo màng tế bào. Lưới nội chất trơn
không có đính các hạt riboxom, có rất nhiều loại enzim tham gia vào quá trình tổn
hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể
Riboxom là bào quan không có màng bao bọc. Nó có cấu tạo gồm một số loại rARN
và nhiều protein khác nhau. Riboxom là bào quan chuyên tổng hợp protein của tế
bào.
Bộ máy Golgi là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng cái nọ tách biệt với
cái kia. Bộ máy Golgi có thể ví như một phân xưởng lắp ráp, đóng gói và phân phối
các sản phẩm của tế bào. Protein được tổng hợp từ riboxom trên lưới nội chất được
gửi đến bộ máy Golgi bằng các túi tiết. Tại đây chúng được gắn thêm các chất khác
tạo nên các sản phẩm hoàn chỉnh rồi bao gói vào trong các túi tiết để chuyển dến các
nơi trong tế bào hoặc tiết ra khỏi tế bào.
Ti thể là một bào quan có 2 lớp màng bao bọc. màng ngoài không gấp khúc, màng
trong gấp khúc thành các mào trên đó có rất nhiều loại enzim hô hấp. Bên trong ti
thể có chất nền chứa DNA và riboxom. Ti thể tham gia vào quá trinh chuyển hóa
đường và các chất hữu cơ khác thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động
sống của tế bào.
Lục lạp có 2 lớp màng bao bọc. Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng hệ thống các
túi dẹt được gọi là tilacoit. Các tiacoit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là
grana. Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng. Trên màng
tilacoit chứa nhiều chất diệp lục và các enzim quang hợp, có khả năng chuyển đổi
năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. Trong chất nền của lục lạp còn có
DNA và riboxom.
Không bào là bào quan có một lớp màng bao bọc. Chức năng của không bào khác
nhau tùy từng loài sinh vật và từng loại tế bào. Tế bào thực vật thường có một không
bào lớn hoặc nhiều không bào với chức năng khác nhau. Một số không bào chứa



chất phế thải độc hại. Không bào của tế bào lông hút ở rễ cây chứa muối khoáng
cùng nhiều chất khác nhau và hoạt động như chiếc mái bơm chuyên hút nước từ đất
vào rễ cây. Không baò của tế bào cánh hoa được xem như túi đựng đò mỹ phẩm của
tế bào vì chứa nhiều sắc tố. Một số tế bào động vật có thể có không bào nhỏ. Ở một
số loài động vật đơn bào có thể có các không bào tiêu hóa, không bào co bóp.
Lizoxom là bào quan có một lớp màng bao bọc có chức năng phân hủy các tế bào,
bào quan già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi.
Nội dụng PHT:
Câu 1: Xác định cấu trúc, chức năng của từng bào quan.
Các bào quan
Cấu trúc
Chức năng



Câu 2: Xem đoạn phim, hãy cho biết những bộ phận nào của tế baò tham gia vào
việc vận chuyển một protein ra khỏi tế bào.
tong hop pro.swf
2.5. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất
Quan sát H.2 và H.3 phân biệt cấu trúc bên ngoài MSC ở tế bào thực vật và tế bào
động vật.
* Ghi nhớ:
- Nhân tế bào chứa thông tin di truyền, do đó nó điều khiển mọi hoạt động sống của tế
bào.
- Lưới nội chất là bào quan có màng đơn, gồm:
* Lưới nội chất hạt: trên màng có nhiều hạt ribôxôm, tham gia quá trình tổng hợp
prôtêin.
* Lưới nội chất trơn: trên màng không có đính các hạt ribôxôm, có vai trò tổng hợp

lipit, chuyển hoá đường...
- Ribôxôm được cấu tạo từ các phân tử rARN và prôtêin, tham gia vào quá trình tổng
hợp prôtêin cho tế bào.
- Bộ máy Gôngi là bào quan có màng đơn, gồm hệ thống các túi màng dẹp xếp chồng
lên nhau, là nơi thu gom, đóng gói, biến đổi và phân phối sản phẩm của tế bào.
- Ti thể là bào quan có cấu trúc màng kép, màng ngoài không gấp khúc, màng trong
gấp nếp thành các mào trên đó chứa nhiều enzim hô hấp. Bên trong ti thể có chất nền
chứa ADN và ribôxôm.
Ti thể là nơi tổng hợp ATP: cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế
bào.
- Lục lạp là bào quan có cấu trúc màng kép, chất nền chứa ADN và ribôxôm.
Lục lạp là nơi diễn ra quá trình quang hợp (chuyển năng lượng ánh sáng thành
năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ).
- Lizôxôm là bào quan dạng túi, có màng đơn có chứa nhiều enzim thuỷ phân làm
nhiệm vụ tiêu hoá nội bào, phân huỷ các tế bào, các tế bào già các tế bào bị tổn
thương, các bào quan hết thời hạn sử dụng.
- Không bào là bào quan được bao bọc bởi màng đơn, bên trong là dịch không bào
chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu. Chức năng của
không bào phụ thuộc vào từng loại tế bào và tuỳ theo từng loài sinh vật.
- Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là rào chắn lọc của tế bào. Màng sinh chất
được cấu tạo từ lớp kép phôtpholipit, và các phân tử prôtêin (khảm trên màng), ngoài
ra còn có các phân tử côlestêrôn làm tăng độ ổn định của màng sinh chất.
Chức năng: Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc, thu nhận các thông
tin cho tế bào (nhờ thụ thể), nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (nhờ “dấu
chuẩn”).
- Ở tế bào thực vật, bên ngoài màng sinh chất còn có thành tế bào bằng xenllulozơ.
Còn ở tế bào nấm là hemixelulozơ có tác dụng bảo vệ tế bào, cũng như xác định hình
dạng, kích thước tế bào. Ở tế bào động vật chất nền ngoại bào giúp các tế bào liên kết



với nhau tạo nên các mô.
3. Luyện tập
Câu 1: Ghép các từ ở cột A với các chỗ trống ở cột B sao cho phù hợp và chi đáp án
vào cột B.
Cột A
Cột B
Cột C
a. màng nhân
1- Căn cứ vào …..…(1)…….. người ta chia tế bào
thành …..…(2)…….. loại đó là tế bào …..…(3)
b. vật chất di truyền 2…….. và tế bào …..…(4)……… Tế nhân sơ chưa
c. cấu trúc
3có …..…(5)…….., tế bào nhân thực đã có …..…(6)
d. ba
4…….. ngăn cách nhân với té bào chất.
e. hai
5- Cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có …..
f. nhân hoàn chỉnh
6…(7)…….. thành phân cấu trúc cơ bản là màng sinh
g. nhân thực
7chất, …..…(8)…….. và nhân hoặc vùng nhân chứa
h. nhân sơ
8…..…(9)……..
i. tế bào chất
9Câu 2: So sánh lục lạp và ty thể.
Câu 3: Hãy chỉ ra tên của các bào quan thực hiện các chức năng dưới đây của tế bào
thực vật:
Chức năng
Tên bào quan
Diễn ra quá trình quang hợp

Bảo vệ tế bào
Chứa dịch tế bào
Điều khiển sự di chuyển các chất ra và vào tế
bào
Giải phóng năng lượng cho tế bào
Chứa thông tin di truyền quy định đặc điểm
tế bào
Câu 4: Tại sao cấu trúc của màng sinh chất lại gọi là “khảm – động”?
Câu 5: Khi người ta uống rượu thì tế bào nào trong cơ thể phải làm việc để cơ thể
khỏi bị đầu độc?
4. Vận dụng và mở rộng
Câu 1: a. Trước khi trở thành con ếch sống trên cạn, nòng nọc phải cắt chiếc đuôi của
mình. Vậy nó lấy “kéo” ở đâu ra để cắt đuôi?
b. Khi còn trong bụng mẹ, mỗi người cũng có một chiếc đuôi, giống như nòng nọc.
Lúc chào đời, chiếc đuôi đã biến mất. Giải thích.
Câu 2: Bào quan nào được gọi là “nhà máy năng lượng” của tế bào? Giải thích.
Câu 3: Bằng thí nghiệm nào người ta biết được màng tế bào có cấu trúc khảm –
động?


Câu 4: Em hãy tìm hiểu nguồn gốc của tên gọi bộ máy Golgi.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×